1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thuyết Trình Giữa Kì Đề Tài Thành Tựu Của Việt Nam 1996-2015.Pdf

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-BÀI THUYẾT TRÌNH GIỮA KÌĐỀ TÀI

<Thành tựu của Việt Nam 1996-2015>

Học phần: Việt Nam Hiện ĐạiHọ và tên sinh viên:

Nguyễn Thị Phương ThảoĐoàn Nguyễn Trà GiangPhạm Thị Kiều Thương

Trần Huyền TrânNguyễn Phong Thanh

Alang Thị ThôiLê Thị LyLê Trần Thảo Vân

Trang 2

f Công tác đối ngoại 8

II Giai đoạn 2001-2005 9

Trang 4

NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996-2015

I giai đoạn 1996-20001.Tình hình thế giới a Kinh tế

- Vào giữa thập niên 90 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với mức độ ngày càng tăng làm cho nền kinh tế thế giới đang ở giai đoạn quá độ chuyển sang loại hình kinh tế mới- kinh tế tri thức

- Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất của nền kinh tế

- Quá trình toàn cầu hóa kinh tế có bước phát triển mới, trở thành xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều quốc gia tham gia, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh Kinh tế trờ thành nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp quốc gia và ngày càngđóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế

- Sự xuất hiện của loại hình kinh tế mới cùng với quá trình phát triển của toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia thực hiện công cuộc cải cách của mình, đồng thòi cũng là yêu cầu, sức ép đối với các quốc gia trong việc đổi mới và hoàn thiện mình.

- Thế trận giữa hai phe mất đi, các nước đều điều chinh chiến lược M ỹ trở thành siêu cường duynhất và tăng cường sức m ạnh về mọi mặt, dẫn đầu thể giới trên cả ba mặt quân sự, kinh tế, khoa học công nghệ Tuy nhiên Mỹ vẫn bị các nước phản đối chính sách siêu cường và đơn phương của Mỹ.

- Trung Quốc phát triển rất nhanh với tốc độ tăng trường trung bình 8-10% /năm , tăng cường tiềm lực trên tất cả các mặt, Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn là nước đang phát triển và còn phải đối phó với rất nhiều thách thức trong quá trình phát triển, xung đột kinh tế với các nước đang phát triển gia tăng

Trang 5

- Nhật Bản là cường quốc thứ 2 trên thế giới về kinh tế nhưng bị lâm vào suy thoái và trì trệ những năm 90

- Liên bang Nga có tiềm lực rất lớn về khoa học công nghệ và quân sự (đặc biệt là công nghệ vũ trụ và vũ khí chiến lược), nhưng do hạn chế về ngân sách nên ngày càng tụt hậu so với Mỹ

- Đây là thời kỳ vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt về chính trị, kinh tế, quân sự giữa các nướclớn và các trung tâm lớn trên thế giới đan xen phức tạp trong quá trình hình thành một trật tự thế giới m

-Hoạt động thương mại dịch vụ, kinh tế đối ngoại và xuất nhập khẩu tiếp tục có chuyển biến tích cực, thị trường trong và ngoài nước ngày càng được củng cố và mở rộng Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt xấp xỉ cùng kỳ năm trước, trong đó tỷ trọng các dự án đầu tư vào sản xuất công nghiệp tăng đáng kể.

-Đầu tư xây dựng cơ bản đã có những cố gắng nhất định Nhờ tăng cường thực hiện chặt chẽ các thủ tục đầu tư và xúc tiến công tác chuẩn bị đầu tư nên nhìn chung đã nâng cao một bước hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.

Các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội: có những tiến bộ nhất định; quốc phòng - an ninh được giữ vững.

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội năm 1996 tiếp tục có những chuyển biến tích cực, kinh tế vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá nhưng chất lượng, hiệu quả còn thấp, chưa bền vững Sau thành công của Đại hội Đảng lần thứ VIII, niềm tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo càng được củng cố Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân giữ được ổn định, tuy có một bộ phận nhân dân, trước hết là đồng bào vùng dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa và những người lương thấp, nhất là khu vực hành chính - sự nghiệp, các đối tượng chính sách vẫn còn nhiều khó khăn và chưa được cải thiện đáng kể.

Trang 6

a Kinh tế

Giai đoạn 1996 đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới - đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếptục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu được đề ra trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhân dân ta đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, những điểm yếu kém vốn có của nền kinh tế, nước ta duy trì được nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước 7%/năm

Sự chuyển dịch các ngành kinh tế, đặc biệt sự chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp đã có tác động lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, góp phần vào mức tăng trưởng chung và giữ ổn định kinh tế - xã hội Vì có sự chuyển đổi cơ cấu đáng kể ở các gành công nghiệp nên ở nước ta hình thành một số sản phẩm mũi nhọn, một số khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều cơ sở sản xuất có thiết bị công nghệ hiện đại Các ngành dịch vụ vẫn tiếp tục phát triển trong điều kiện khó khăn hơn trước, góp phần tích cực cho tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống, kết cấu hạ tầng, bưu chính - viễn thông, đường sá, cầu cống, sân bay, điện nước được nhà nước chú trọng tăng cường như dịch vụ vận tải về cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao lưu hàng hóa và đi lại của nhân dân, các dịch vụ tài chính, kiểm toán, ngân hàng, bảo hiểm, được mở rộng, thị trường dịch vụ bảo hiểm đã được hình thành với sự tham gia của các thành phần kinh tếtrong và ngoài nước, hệ thống bưu chính viễn thông có bước phát triển khá, được hiện đại hóa vềcơ bản, cơ sở vật chất của các ngành giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa, du lịch, và các ngành khác được tăng cường đáng kể.

Bên cạnh đó kinh tế đối ngoại cũng tăng trưởng nhanh, tuy vẫn còn ở mức thấp những vẫn thuộc loại các nước có nền ngoại thương phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã từng bước mởrộng đầu tư ra nước ngoài ở các ngành xây dựng, chế biến thực phẩm, thương mại, dịch vụ, Tuy quy mô nhỏ nhưng qua hoạt động đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và lao động ra nước ngoài.

c Chính trị - quân sự

Tình hình chính trị giai đoạn này được nhà nước quan tâm, quốc phòng an ninh được củng cố và tăng cường Các lực lượng vũ trang nhân dân làm tốt nhiệm vụ được đề ra là bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nhất là trên các địa bàn chiến lược, biên giới, biển, đảo được phát huy Tổ chức quân đội công an được điều chỉnh theo yêu cầu mới của đất nước ta giai đoạn này Việc kết hợp quốc phòng và an ninh với phát triển kinh tế và công tác đối ngoại có tiến bộ điều này cũng làm cho vị thế của Việt Nam được nâng cao

Trang 7

d Văn hóa - xã hội

Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra những kế hoạch làm cho văn hóa xã hội nước ta có những tiếnbộ nhất định Đời sông của nhân dân tiếp tục được cải thiện Về giáo dục và đào tạo được nhà nước quan tâm, tiếp tục tào điều kiện phát triển về cả quy mô và cơ sở vật chất Quy mô giáo được mở rộng, Việt Nam đã đạt được thành tựu đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản diễn ra sôi nổi đã góp phần tích cực động viên toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao kiến thức và chất lượng cuộc sống Nhờ có những thành tựu về kinh tế nên những nhu cầu thiết yếu của nhân dân cũng đã được đáp ứng một cách tốt hơn Các hoạt động, phong trào thể dục thể thao phát triển, trong số đó có những bộ môn đạt được thành tích cao cả trong nước và ngoài nước như bóng đá,

Mỗi năm hơn 1,2 triệu lao động có việc làm mới Công tác xoá đói giảm nghèo trên phạm vi cả nước đạt kết quả nổi bật, được dư luận thế giới đánh giá cao Tỉ lệ hộ nghèo của nước ta giảm từ 30% còn 10% Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình có nhiều thành tích, được Liên hợp quốc tặng giải thưởng Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm từ 2,3% giảm xuống 1 ,4% 2 các hoạt động uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động nhân đạo, từ thiện được mở rộng, thuhút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đoàn thể và doanh nghiệp

e Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Được chú trọng; hệ thống chính trị được củng cố Toàn Đảng tiến hành cuộc vận động xây dựng,chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII Nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, nền hành chính được cải cách một bước Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực được phát huy một cách tối đa.

f Công tác đối ngoại

Quan hệ quốc tế được nhà nước chú trọng và ngày càng được mở rộng, nước ta chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và đã đạt được nhiều kết quả tốt Nước ta đã tăng cường hữu nghị quốc tế, hợp tác nhiều mặt với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng và các nước bạn truyền thống, ta tích cực tham gia các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), tăng cường quan hệ với các nước phát triển và nhiều nước, nhiều tổ chức khu vực và quốc tế khác Đến năm 2000 nước ta có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ Đảng ta tiếp tục củng cố tình đoàn kết, hữu nghị với các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào độc lập dân tộc và tiến bộ trên thế giới, thiết lập quan hệ với các đảng cầm quyền ở một số nước Những thành tựu trên đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Trang 8

II Giai đoạn 2001-20051 Tình hình thế giới:

tình hình thế giới và khu vực trong năm năm 2001-2005 diễn biến hết sức phức tạp Hoạt động khủng bố xen kẽ chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, diễn ra ở một số nước Cạnh tranh kinh tế thương mại, tranh chấp biên giới, lãnh thổ, biển đảo và tài nguyên thiên nhiên giữa nhiều nước ngày càng gay gắt Nền kinh tế thế giới phục hồi chậm Giá cả trên thị trường quốc tế của nhiều nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa, đặc biệt là giá dầu mỏ, liên tục biến động 2.Tình hình trong nước:

Ở trong nước mới chỉ có mấy năm mà một lần dịch SARC, 2

lần dịch cúm, mấy năm thiên tai lớn , Trong khi đó, điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu, lại thêm có một bộ phận cán bộ hư hỏng song

thực lực nền kinh tế tiếp tục được tăng cường Chính trị - xã hội ổn định Quan hệ đối ngoại được mở rộng Ðộc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia được giữ vững a Kinh tế:

Sự nghiệp đổi mới ở giai đoạn này đi vào chiều sâu, việc triển khai Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001 - 2010 và Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 mà Đại hội IX của Đảng thông qua đã đạt được những kết quả nhất định Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, theo hướng tích cực, năm sau cao hơn năm trước GDP tăng bình quân 7,5%/năm, riêng năm 2005 đạt 8,4% , trong đó, nông nghiệp tăng 3,8% - ngành nông nghiệp tiếp tục đạt được sự thần kỳ khi chỉ sau mươi năm sản lượng lương thực đã tăng gấp đôi, nói một cách hình tượng là đã tạo ra sản lượng tương đương với sản lượng của hai châu thổ lớn nhất nước mà ông cha ta phải mất hàng nghìn năm mớitạo ra được.; công nghiệp và xây dựng tăng 10,2% - Công nghiệp 15 năm liên tục tăng trưởng haichữ số - một tốc độ tăng cao, tăng liên tục, tăng trong thời gian dài mà các thời kỳ trước đó chưa bao giờ đạt được; các ngành dịch vụ tăng 7% - dịch vụ đã chặn lại được sự sút giảm tỷ trọng trong GDP, bắt đầu từ năm 2005 đã tăng lên.

Riêng quy mô tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế năm 2005 đạt 837,8 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 1995 GDP bình quân đầu người khoảng 10 triệu đồng (tương đương 640 USD), vượt mức bình quân của các nước đang phát triển có thu nhập thấp (500 USD) Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu từ 50 vạn đến 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới Năm 2005, Việt Nam đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu hạt tiêu; đứng thứ hai về các mặt hàng gạo, cà phê, hạt điều; thứ 4 về cao su;… cơ cấu ngành kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng thị trường; cơ cấu vùng kinh tế chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng Nguồn lực trong và ngoài nước được huy động tích cực, đưa tỷ lệvốn đầu tư so với GDP lên 38,4%, chỉ thấp thua tỷ lệ trên 40% của CHND Trung Hoa Nguồn vốn ngoài quốc doanh đã chiếm gần một phần ba tổng số vốn đầu tư toàn xã hội Nguồn vốn đầu tư nước ngoài theo số đăng ký mới và bổ sung lên đến trên 60 tỉ USD, thực hiện đạt khoảng 33 tỉUSD; nguồn vốn ODA đạt trên 30 tỉ USD, giải ngân đạt khoảng 16 tỉ USD Cơ sở vật chất kỹ

Trang 9

thuật, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường.Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định Quan hệ giữasản xuất và tiêu dùng được cải thiện, vừa tăng tiêu dùng, vừa tăng tích lũy Thu ngân sách đã 8 năm liền vừa vượt dự toán, vừa tăng cao so với năm trước; tỷ lệ so với GDP đạt trên dưới 22%; bội chi ngân sách vẫn trong vòng kiểm soát dưới 5% GDP Tỷ giá VND/USD tăng thấp Cán cânthanh toán liên tục thặng dư.

Xuất khẩu tăng nhanh, một tháng bây giờ bằng cả năm từ 1993, một quý bây giờ bằng cả năm 1996 Xuất khẩu bình quân đầu người đạt 390 USD, đã vượt Indonesia Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP đã đạt trên 60%, thuộc loại cao trên thế giới Tăng trưởng xuất khẩu cao gấp trên 2 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhập siêu bắt đầu giảm và quý I/ 2006 đã xuất siêu Khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng Lượng kiều hối tăng mạnh.

c Văn hóa - giáo dục - y tế:

Năm năm qua, xã hội ta đã tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động, các thành phần kinh tế ngoài kinhtế nhà nước thu hút gần 91% lực lượng lao động xã hội và tạo 90% số việc làm mới Năm 2005, thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn 5,3%, thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt tới 80% Thu nhập bình quân đầu người ở nước ta tăng từ 5,7 triệu đồng năm 2000 lên trên 10 triệu đồng năm 2005, tương đương khoảng 640 USD Chỉ số phát triển con người (HDI) cũng được nâng lên.

Công tác xóa đói, giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, thu nhiều kết quả tốt, được dư luận thế giới đánh giá cao Ðến cuối năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo còn 7% (theo chuẩn Việt Nam cho giai đoạn 2001-2005), so với kế hoạch là 10% Liên hợp quốc đánh giá Việt Nam đã về đích trước 10 năm so với mục tiêu xóa đói nghèo trong thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ do Liên hợpquốc đề ra Người nghèo được giúp đỡ về điều kiện sản xuất, học nghề, tạo việc làm, cải thiện kết cấu hạ tầng, nhà ở, tiếp cận các dịch vụ công cộng cơ bản, tăng thu nhập, cải thiện đời sống Sự nghiệp giáo dục đào tạo có những mặt tiến bộ Đến cuối năm 2005 đã cơ bản hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường học, lớp học Tỷ lệ trẻ em từ 3-5 tuổi đi học mẫu giáo năm 2005đạt 58,9%, vượt mục tiêu đề ra là đạt 58%; tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học tăng từ 92,7% năm học 2000-2001 lên 93,9% năm học 2004-2005, trung học cơ sở tăng từ 71,2% lên 77,7% và trung học phổ thông tăng từ 33,6% lên 40% Đến nay tất cả 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, trong đó 24 địa phương đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và 26 địa phương đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở Đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và nhất là dạy nghề được củng cố và có bước phát triển nhất định.

Trang 10

Năm học 2004-2005 cả nước có 230 trường đại học và cao đẳng; 285 trường trung học chuyên nghiệp; 236 trường dạy nghề và 1,5 nghìn cơ sở dạy nghề So với năm 2000, số trường dạy nghề tăng 70% với quy mô đào tạo tăng 40% Trong Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu năm 2005, UNESCO đánh giá về tiến độ thực hiện mục tiêu “Giáo dục cho tất cả đến năm 2015” do Liên Hợp quốc đề ra, Chỉ số giáo dục cho tất cả của nước ta được xếp vị trí 64/127, đứng trên một số nước trong khu vực như In-đô-nê-xi-a, Phi-li-pin, Ấn Độ…

Công tác y tế và chăm lo sức khoẻ cộng đồng không ngừng mở rộng mạng lưới phục vụ Đến hếtnăm 2004 cả nước đã có 97,6% số xã, phường và thị trấn có trạm y tế Số bác sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập năm 2004 tăng 27,8% so với năm 2000, bình quân 1 vạn dân 6,1 bác sĩ, tăng 1,1 bác sĩ so với mức bình quân năm 2000 Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo cân nặng đã giảm từ 33,1% năm 2000 xuống 26,6% năm 2004 và 25,2% năm 2005 Đáng chú ý là năm 2003 nước ta đã khống chế được dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS), được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch bệnh này Những năm 2004-2005 cũng đã khống chế được sự lây lan của dịch cúm gia cầm H5N1 Hoạt động của ngành Y tế những năm vừa qua đã góp phần đưa tuổi thọ bình quân của dân số nước ta tăng từ 67,8 tuổi trong năm 2000 lên 69,0 tuổi năm 2002; 70,5 tuổi năm 2003 và 71,5 tuổi năm 2005 Việc chăm sóc người có công với nước, với cách mạng và trợ giúp người có đời sống khó khăn, được mở rộng, với sự tham gia của đông đảo nhân dân Công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội được đẩy mạnh hơn.

Các hoạt động văn hoá thông tin triển khai tương đối rộng khắp, nhất là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở Đến cuối năm 2004 cả nước đã có 38% số thôn, ấp, bản, tổ dân phố và cụm dân cư được công nhận là thôn, ấp, bản, tổ dân phố, cụm dân cư văn hoá và đến cuối năm 2005 đã có 12,5 triệu gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá Việc bảo tồn, tônvinh văn hoá truyền thống, nhất là văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người được chú trọng đặc biệt Trong những năm vừa qua đã giới thiệu và được thế giới công nhận thêm Nhãnhạc cung đình Huế, Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là Di sản Văn hoá Thế giới.Công tác xuất bản, phát thanh truyền hình, hoạt động thể dục thể thao cũng có những kết quả tíchcực Năm 2005 đã xuất bản 17,1 nghìn cuốn sách với 240,2 triệu bản, tăng 79,8% về số đầu sách và tăng 35,2% về số bản in so với năm 2000 Việc phủ sóng phát thanh và truyền hình tiếp tục được triển khai đến vùng sâu, vùng xa nên đã có 95% số hộ gia đình trên phạm vi cả nước được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam và 90% số hộ được xem các chương trình của Truyền hình Trung ương Tỷ lệ dân số luyện tập thể dục thể thao tăng từ 16,4% năm 2002 lên 17,6% năm 2003 và 18,7% năm 2004 Thể thao thành tích cao tiếp tục xác lập được vị thế trên đấu trường quốc tế và khu vực SEA Games 22 (2003) giành được 343 huy chương, gấp trên 5 lần SEA Games 20 (1999) và tại SEA Games 23 (2005) giành vị trí thứ 3 toàn đoàn với 228 huy chương các loại.d Ngoại giao

Năm năm qua, hoạt động đối ngoại của ta được mở rộng đáng kể Ðến cuối năm 2005, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 169 nước, ở tất cả các khu vực, các châu lục, đặc biệt là với các đối tác quan trọng như các nước láng giềng, khu vực, các nước lớn và các nước bạn bè truyền thống

Trang 11

Lãnh đạo cấp cao của ta đã đi thăm chính thức những nước nói trên và nhiều nguyên thủ, quan chức cao cấp từ khắp năm châu đến thăm chính thức nước ta, đưa các quan hệ hợp tác song phương lên tầm cao mới.

Hoạt động đối ngoại đã tích cực phục vụ tốt việc phát triển kinh tế của đất nước Ðây cũng là một thành công lớn Hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận hợp tác, hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư đã được ký kết giữa nước ta với nhiều nước trên thế giới và đang được thực hiện có hiệu quả Trong việc đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), những năm qua chúngta đã kết thúc nhiều phiên đàm phán đa phương và hoàn thành đàm phán song phương với 22 trong số 28 đối tác có yêu cầu đàm phán Với việc thông qua và sửa đổi nhiều luật cần thiết, thì nếu vào được WTO, Việt Nam là một trong số ít nước có hệ thống luật phù hợp các yêu cầu của WTO ngay từ khi gia nhập.

Một số vấn đề về biên giới, lãnh thổ và vùng chồng lấn trên biển giữa nước ta và một số quốc giađã được giải quyết Việt Nam đã là thành viên tích cực của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế nhưLiên hợp quốc, ASEAN, Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đànhợp tác Á - Âu (ASEM), Hội nghị cấp cao Ðông Á, Phong trào Không liên kết, Cộng đồng Các nước có sử dụng tiếng Pháp và đang có kế hoạch để ứng cử làm Thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Hoạt động đối ngoại của Quốc hội và đối ngoại nhân dân của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp hết sức phong phú và

đa dạng, cùng với hoạt động ngoại giao của Chính phủ đã góp phần giữ vững môi trường hòa bình, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

III Giai đoạn 2006-2010

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, Việt Nam đã chứng kiến những thành tựu đáng kểtrong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, giáo dục, y tế cho đến phát triển công nghiệp, ngoại giao và nhiều lĩnh vực khác Những thành tựu này đã chứng minh sự phát triển mạnh mẽ của đất nước vàkhả năng thích ứng của người dân Việt Nam trong một thời kỳ đầy thách thức.

Thời gian đầu sau Đại hội X, đất nước phát triển thuận lợi, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Nhưng từ cuối năm 2007, đầu năm 2008, kinh tế và đời sống gặp nhiều khó khăn Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, kích động bạo loạn, đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hoà bình” Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân ta đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội X đề ra, nhưng cũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm cần được khắc phục.

1 tình hình thế giới

Cùng với xu thế toàn cầu hoá kinh tế, hợp tác và đấu tranh thông qua các tổ chức toàn cầu như LHQ, WTO… thì xu thế nhất thể hoá, liên kết trong từng khu vực, liên kết giữa các khu vực cũng tiếp tục phát triển Năm 2006, hầu hết các tổ chức khu vực, tiểu khu vực, vùng, tiểu vùng

Ngày đăng: 14/05/2024, 15:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w