1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

bài kiểm tra cuối kỳ đề tài trợ cấp của việt nam khi gia nhập wto

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trợ Cấp Của Việt Nam Khi Gia Nhập WTO
Tác giả Nguyễn Thị Kiều Thanh, Bùi Tấn Quốc, Lê Ngọc Khánh, Nguyễn Bình Thảo Nguyên
Người hướng dẫn TS. Trần Thăng Long
Trường học Trường Đại Học Mở Tp.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thương Mại Quốc Tế
Thể loại bài kiểm tra cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,45 MB

Nội dung

Trợ cấp xuất khẩu được thể hiệntrong các phương diện sau được quy định trong phụ lục 1 của Hiệp định SCM:- Chính phủ trợ cấp trực tiếp cho một công ty hay một ngành sản xuất trong nước t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH

BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ

Môn: Thương Mại Quốc Tế

Lớp: Luật Kinh tế - MLAW021

Đề tài: Trợ cấp của Việt Nam khi gia nhập WTO

Giảng viên: TS TRẦN THĂNG LONG

Nhóm: 5

1 Nguyễn Thị Kiều Thanh - 2183801071042

2 Bùi Tấn Quốc - 2183801071028

3 Lê Ngọc Khánh - 2183801071033

4 Nguyễn Bình Thảo Nguyên - 2183801071003

TP HỒ CHÍ MINH - 2023

Trang 2

MỤC LỤC

Chương I: Khái quát về trợ cấp Thương mại Quốc Tế 4

1.1 Khái niệm về Trợ cấp trong Thương mại Quốc tế (TMQT) 4

1.2 Phân loại trợ cấp trong TMQT: 5

1.3 Các hình thức trợ cấp trong thương mại quốc tế 9

1.4 Tác động của trợ cấp trong thương mại quốc tế: 9

1.4.1 Tác động tích cực của trợ cấp trong thương mại quốc tế 9

1.4.2 Tác động tiêu cực của trợ cấp trong thương mại quốc tế 10

1.5 Ý nghĩa việc trợ cấp trong Thương mại Quốc tế 11

Chương II: Thực tiễn áp dụng Pháp luật về Trợ cấp trong Thương mại Quốc tế đối với Việt Nam hiện nay 12

2.1 Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu và cam kết của Việt Nam về trợ cấp 12

2.2 Cam kết của Việt Nam liên quan đến trợ cấp khi gia nhập WTO 12

2.2.1 Trợ cấp ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO 13

2.2.2 Trợ cấp ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO 15

2.3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về trợ cấp 17

Trang 4

Chương I: Khái quát về trợ cấp Thương mại Quốc Tế

1.1 Khái niệm về Trợ cấp trong Thương mại Quốc tế (TMQT)

Tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa ra khái niệm khá rõ ràng trong Hiệp định

về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM) Theo Điều 1 Hiệp định SCM, trợ

cấp được định nghĩa là một khoản đóng góp tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp do một Chính

phủ hoặc một cơ quan công cộng trên lãnh thổ của một nước thành viên và đem lại lợi ích cho ngành hoặc doanh nghiệp được nhận trợ cấp Trợ cấp phải được bảo đảm bởi ba yếu tố

khi:

(1) Có sự đóng góp về tài chính, gồm các trường hợp:

- Chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví như cấp phất, cho vay, hay góp cổ phần), có khả năng chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (như bảo lãnh tiền vay)

- Các khoản thu phải nộp cho Chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví dụ: ưu đãi tài chính như miễn thuế)

- Chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung, hoặc mua hàng

- Chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một tổ chức tư nhân thực thi một hay nhiều chức năng đã nêu trên, là những chức năng thông thường được trao cho Chính phủ và công việc của tổ chức tư nhân này trong thực tế không khác với những hoạt động thông thường của Chính phủ

- Bất kỳ một hình thức thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội dung Điều XVI của Hiệp định GATT 1994

(2) Do Chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trên lãnh thổ của một thành viên thực hiện.

Hiệp định SCM không chỉ áp dụng với các cơ quan công quyền Trung ương mà cả chính quyền địa phương cũng như các biện pháp do một tổ chức nhà nước công, như công

ty thuộc sở hữu nhà nước tiến hành Trợ cấp có thể do các cơ quan này trực tiếp thực hiện hoặc ủy thác hoặc có thể chỉ đạo cho một đơn vị khác thực hiện Ví dụ: Nếu một tổ chức phi Chính phủ tư hỗ trợ tài chính cho một doanh nghiệp thì đây chỉ là trợ giúp tư nhân, không được coi là trợ cấp, trừ khi có sự chỉ đạo của một Chính phủ hoặc một tổ chức nhà nước công

(3) Đem lại lợi ích cho đối tượng được áp dụng.

Mặc dù Hiệp định SCM không định nghĩa khái niệm lợi ích nhưng theo nội dung của Điều 14, sự tồn tại của lợi ích có thể được đánh giá bằng cách tham chiếu đến các tiêu chí thương mại thông thường trên thị trường Chẳng hạn, việc Chính phủ đóng góp cổ phần trong một doanh nghiệp chỉ bị coi là đem lại lợi ích khi quyết định đầu tư đó của Chính phủ không giống với tập quán đầu tư thông thường của các nhà đầu tư tư nhân Hay một khoản cho vay của Chính phủ chỉ bị coi là đem lại lợi ích nếu như có sự chênh lệch giữa khoản tiền

Trang 5

mà doanh nghiệp được cho vay phải trả cho Chính phủ đó với khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho một khoản vay thương mại tương đương khác Bảo lãnh vay của Chính phủ chỉ

bị coi là đem lại lợi ích nếu như có sự chênh lệch giữa khoản tiền mà doanh nghiệp được bảo lãnh vay phải trả để có được khoản vay với khoản tiền mà doanh nghiệp đó đáng ra phải trả để có được một khoản vay thương mại tương đương không cần có sự bảo lãnh của Chính

phủ

1.2 Phân loại trợ cấp trong TMQT:

Hiệp định SCM chia trợ cấp thành 3 loại dựa trên mức độ ảnh hưởng đến thương mại của chúng

Thứ nhất, là những loại trợ cấp bị cấm sử dụng (trợ cấp đèn đỏ).

Trợ cấp bị cấm áp dụng (trợ cấp đèn đỏ) bao gồm trợ cấp xuất khẩutrợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu Hai dạng trợ cấp này bị

cấm sử dụng vì tác động tiêu cực tới thương mại và ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của các nước thành viên WTO khác

Trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp phụ thuộc hoàn toàn hoặc một phần, dù theo luật hay

trên thực tế dựa vào việc thực hiện hoạt động xuất khẩu Trợ cấp xuất khẩu được thể hiện trong các phương diện sau (được quy định trong phụ lục 1 của Hiệp định SCM):

- Chính phủ trợ cấp trực tiếp cho một công ty hay một ngành sản xuất trong nước tính theo kết quả xuất khẩu

- Các biện pháp giữ lại ngoại tệ hoặc các biện pháp tương tự để thưởng khuyến khích xuất khẩu

- Chính phủ cung cấp những điều kiện ưu đãi hơn trong vận chuyển và cước phí vận chuyển hàng xuất khẩu so với hàng trong nước

- Chính phủ hoặc các cơ quan của chính phủ cung cấp những điều kiện ưu đãi hơn cho hàng hoá hoặc dịch vụ trong nước nhằm phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu so với những điều kiện dành cho những sản phẩm cùng loại hoặc có tính cạnh tranh trực tiếp được tiêu thụ trong nước, nếu những điều kiện đó thuận lợi hơn điều kiện thương mại thông thường sẵn có trên thị trường thế giới dành cho nhà xuất khẩu của Thành viên

- Miễn hay tạm ngừng thu toàn bộ hay một phần các khoản thuế trực thu hay các khoản đóng góp cho phúc lợi xã hội mà các khoản đóng góp này chỉ áp dụng cho xuất khẩu

- Cho phép miễn, giảm trực tiếp liên quan đến xuất khẩu hoặc kết quả xuất khẩu, vượt quá hay cao hơn những miễn giảm dành cho sản xuất để tiêu thụ trong nước, khi tính toán cơ

sở để thu thuế trực tiếp

- Miễn hay hoàn thuế gián thu trong quá trình sản xuất và phân phối hàng xuất khẩu

- Miễn, hoàn hay hoãn nộp những loại thuế gián thu thuộc diện thu gộp (luỹ tiến) cho

cả các công khoản trước đây với hàng hoá hay dịch vụ được sử dụng trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu, vượt quá mức miễn, hoàn hay hoãn cho hàng hoá được tiêu thụ trong nước tương tự , tuy nhiên với điều kiện là các khoản thuế gián thu gộp (luỹ tiến) được miễn, hoàn

Trang 6

hay hoãn có thể áp dụng với hàng xuất khẩu mà không áp dụng đối với sản phẩm tương tư được tiêu thụ trong nước, khi các khoản thuế gián thu gộp được đánh vào vật tư đầu vào sử dụng cho sản xuất hàng xuất khẩu

- Hoàn hoặc giảm thuế nhập khẩu vượt quá số thu đối với hàng nhập khẩu tiêu thụ ở đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tuy nhiên trong những trường hợp riêng biệt một công

ty có thể sử dụng một số lượng vật tư đầu vào trênh thị trường trong nước có chất lượng và tính năng tương đương với hàng nhập khẩu để thay thế đầu vào trong nước đó có thể được hưởng lợi từ quy định này khi các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu tương ứng sđược thực hiện trong một thời kỳ hợp lý nhưng không quá hai năm

- Chính phủ bảo đảm tín dụng xuất khẩu và các chương trình bảo lãnh chống sự tăng giá thành sản phẩm xuất khẩu hay các chương trỉnh về rủi ro ngoại hối, với phí thu thấp không hợp lý khônhg đủ để chi trả cho chi phí hoạt động dài hạn hoặc thâm hụt của các chương trình đó

- Chính phủ cấp các khoản tín dụng xuất khẩu với lãi suất thấp hơn mức mà họ thực

tế phải trả để có được tiền thực hiện việc này (hay lẽ ra phải trả nếu vay trên thị trường vốn quốc tế để có được tiền với cùng thời hạn và các điều kiện tín dụng , và được tính bằng cùng một đồng tiền của tín dụng xuất khẩu), hoặc các cợ sở đó trả cho toàn bộ hay một phần chi phí phát sinh với nhà sản xuất hay với cơ quan tài chính để có được tín dụng, trong chừng mực các khoản tín dụng đó được sử dụng để bảo đảm dành cho nhà xuất khẩu những lợi thế đáng kể trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu

- Bất kỳ khoản thu nào từ ngân sách được coi là sự trợ cấp theo quy định của Điều

16 GATT 1994

Trợ cấp thay thế nhập khẩu là những khoản trợ cấp gắn với điều kiện phải sử dụng

hàng sản xuất trong nước thay cho hàng nhập khẩu - được quy định trong các văn bản pháp luật hoặc tồn tại trên thực tế Điều 3.1(b) của Hiệp định SCM cấm sử dụng các trợ cấp gắn với yêu cầu về hàm lượng nội địa, đúng với tinh thần của Điều III GATT 1994 về nguyên tắc đối xử quốc gia Mặc dù Điều III.8(b) GATT 1994 nêu rõ việc chỉ dành trợ cấp cho các nhà sản xuất trong nước không vi phạm yêu cầu về đối xử quốc gia của Điều III nhưng nếu việc dành trợ cấp lại gắn với yêu cầu sử dụng hàng nội đia thay thế hàng nhập khẩu thì trợ cấp đó lại vi phạm yêu cầu đối xử quốc gia Hiệp định TRIMS của WTO cũng cấm sử dụng một loạt biện pháp gắn với yêu cầu về kết quả hoạt động xuất khẩu cũng như gắn với yêu cầu về hàm lượng nội địa Ví dụ các doanh nghiệp lắp ráp ô tô sử dụng phụ tùng, linh kiện sản xuất trong nước chiếm ít nhất 60% giá trị ô tô thành phẩm được hưởng ưu đãi thuế

Thứ hai, là trợ cấp có thể dẫn tới hành động (trợ cấp đèn vàng)

Đây là những loại trợ cấp được cho phép sử dụng trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, nhưng có khả năng bị khiếu kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO hoặc

có thể bị đánh thuế chống trợ cấp nếu trợ cấp đó gây thiệt hại đối với nước thành viên WTO khác Trong mọi trường hợp, nếu một nước muốn áp dụng hành động khắc phục thương mại chống lại hành vi trợ cấp của nước khác, nước đó phải chứng tỏ được rằng trên thực tế, hành

vi của nước khác đúng là trợ cấp theo định nghĩa tại Điều 1 Hiệp định SCM, là trợ cấp riêng

Trang 7

biệt theo Điều 2 Hiệp định này, và gây tác động thương mại bất lợi cho nước muốn áp dụng hành động khắc phục thương mại

Trợ cấp sản xuất có thể được coi là thuộc nhóm trợ cấp đèn vàng Trong Hiệp định

SCM không sử dụng cụm từ “trợ cấp sản xuất” mà chỉ sử dụng cụm từ “những trợ cấp khác ngoài trợ cấp xuất khẩu” Trên thực tế loại trợ cấp này chính là trợ cấp sản xuất Trợ

cấp sản xuất có thể là: cho phép sử dụng mặt bằng và điện năng trong các khu chế xuất, các

khoản hỗ trợ của chính phủ trong nghiên cứu, khai thác, các khuyến khích về tài chính như miễn hoặc giảm thuế lợi tức…Trợ cấp sản xuất không những có thể mang lại tác dụng hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm trong nước mà còn hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng hoá Hiệp định SCM quy định rõ trợ cấp sản xuất là biện pháp được các nước sử dụng để xúc tiến những mục tiêu, chính sách xã hội và kinh tế vì vậy đã cho phép “sử dụng hạn chế những trợ cấp này”, nhưng yêu cầu các bên ký kết tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực sau khi trợ cấp cho sản xuất: Gây ra những thiệt hại về công nghệ hoặc những đe doạ đối với sản xuất của các bên ký kết khác; Gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích của các bên ký kết khác; Làm mất đi hoặc làm thiệt hại những lợi ích của bên ký kết khác có được từ Hiệp định GATT và Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Đối với các thành viên của WTO là các nước chậm phát triển thì sẽ không áp dụng các quy định nói trên hay nói cách khác là được sử dụng các loại trợ cấp nói trên

Thứ ba, là những biện pháp trợ cấp không bị khởi kiện (trợ cấp đèn xanh)

Đây là những trợ cấp không gây ra thiệt hại kinh tế cho các nước khác, hơn nữa chúng được áp dụng phổ biến, có tính tất yếu đối với sự phát triển kinh tế của một nước Các loại trợ cấp này không thể bị khiếu kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO hay bị đánh thuế chống trợ cấp Trợ cấp dạng này gồm các trợ cấp không riêng biệt theo cách hiểu của Điều 2 và các trợ cấp thỏa mãn một số điều kiện và tiêu chí nhất định

Chương trình hỗ trợ của nhà nước cho hoạt động nghiên cứu và phát triển tiền cạnh tranh Theo quy định tại Điều 8.2 (a) Hiệp đinh SCM, trợ cấp của chính phủ đối với hoạt động nghiên cứu do các doanh nghiệp thực hiện hoặc các cơ sở đào tạo hoặc nghiên cứu căn

cứ vào hợp đồng với các doanh nghiệp là trợ cấp không bị khiếu kiện nếu sự trợ giúp:

- Chiếm không quá 75% tổng chi phí hợp lệ của hoạt động nghiên cứu hoặc không quá 50% chi phí hợp lệ của hoạt động phát triển trong giai đoạn trước cạnh tranh, đối với toàn bộ thời gian của một dự án, hoặc mức trung bình của hai mức trên -62,5%- dành cho các chương trình nghiên cứu liên quan đến hai danh mục đó; và

- Được giới hạn trong phạm vi: (i) chi phí nhân sự được tuyển dụng dành riêng cho mục đích nghiên cứu; (ii) chi phí thiết bị, phương tiện, đất và nhà được sử dụng dành riêng

và thường xuyên (trừ trường hợp được định đoạt trên cơ sở thương mại) cho hoat động nghiên cứu; (iii) chi phí tư vấn được sử dụng dành riêng cho hoạt động nghiên cứu; (iv) chi phí quản lý bổ sung phát sinh trực tiếp từ hoạt động nghiên cứu; và (v) các chi phí hoạt động khác phát sinh từ hoạt động nghiên cứu (như chi phí cho vật liệu, nguyên liệu)

Chỉ những hoạt động hỗ trợ nghiên cứu của Chính phủ mà kết quả là có được sản

Trang 8

phẩm mẫu phi thương mại đầu tiên mới được coi là được phép Chương trình phát triển được Chính phủ tài trợ và hỗ trợ sản xuất có thể bị kiện theo thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO và pháp luật của các nước

Hỗ trợ của nhà nước cho phát triển vùng Theo quy định của Điều 8.2(b) Hiệp định SCM, trợ giúp của Chính phủ đối với các khu vực khó khăn sẽ không thể bị khiếu kiện nếu:

- Là một phần của chính sách phát triển khu vực chung;

- Mỗi khu vực là khu vực địa lý được quy định rõ và lien tục và không được tạo ra chỉ nhằm mục đích thu hút viện trợ;

- Sự hỗ trợ được thực hiện chung và được sử dụng chung bởi tất cả các ngành sản xuất trong khu vực có liên quan (tức là không mang tính chất cụ thể trên thực tế trong phạm

vi ý nghĩa của Điều 2 Hiệp đinh SCM);

- Sự hỗ trợ không phải dành cho những khu vực tạm thời gặp khó khăn;

- Tiêu chuẩn phù hợp được quy định rõ trong Luật và các quy định để có thể kiểm tra, các tiêu chuẩn phù hợp phải là khách quan và vô tư, và bao gồm cả số đo phát triển kinh tế

Hỗ trợ của nhà nước nhằm giúp các doanh nghiệp đáp ứng những yêu cầu mới về môi trường Sự trợ giúp của chính phủ cũng có thể được coi là được phép nếu nó thúc đẩy các cơ

sở đang hoạt động trong thời gian ít nhất là hai năm thích nghi với các quy định mới về môi trường được áp dụng theo quy định của pháp luật Để có thể được cho phép, các điều kiện mới phải đặt ra nhiều hạn chế hơn và trách nhiệm tài chính nặng hơn cho các doanh nghiệp Ngoài ra, trợ cấp phải:

- Là biện pháp được áp dụng một lần và không lặp lại sau đó;

- Được giới hạn ở mức 20% của chi phí thích nghi;

- Không bao gồm chi phí thay thế và vận hành hoạt động đầu tư hỗ trợ, chi phí này phải do doanh nghiệp trả toàn bộ;

- Liên quan trực tiếp đến và phù hợp với kế hoạch giảm ô nhiễm và chất thải của doanh nghiệp;

- Không bao gồm các chi phí tiết kiệm sản xuất có thể thu được; và

- Phải được dành cho tất cả các doanh nghiệp có khả năng thích nghi với các thiết bị mới hoặc quy trình sản xuất mới

Lý do để các dạng trợ cấp này được duy trì là vì người ta cho rằng chúng hầu như không thể gây tác động bất lợi đến lợi ích của các nước thành viên khác, hoặc việc áp dụng chúng có ích lợi nhất định và không nên bị ngăn chặn Để được công nhận là trợ cấp đèn xanh, các nước thành viên muốn áp dụng trợ cấp này phải thông báo về biện pháp trợ cấp cho Uỷ ban về Trợ cấp trước khi áp dụng để Uỷ ban này kiểm tra và kết luận

Thủ tục xem xét lại trợ cấp đèn xanh: Trợ cấp đèn xanh sẽ được Uỷ ban về trợ cấp rà soát lại theo quy định của các Điều 8.4, 8.5 Hiệp định SCM Khi được yêu cầu, Ban thư ký của WTO sẽ chuẩn bị một báo cáo cho Uỷ ban về trợ cấp phân tích liệu một chương trình trợ

Trang 9

cấp có phù hợp với các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 2.2 SCM hay không.

1.3 Các hình thức trợ cấp trong thương mại quốc tế

Trong thương mại quốc tế, để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, Chính phủ các nước sử dụng rất nhiều các biện pháp trợ cấp khác nhau Dưới đây là một số hình thức trợ cấp thường gặp:

Thưởng xuất khẩu là việc thưởng cho phần kim ngạch xuất khẩu của một năm

vượt hơn so với kim ngạch xuất khẩu của năm trước đó

Trợ cấp thay thế nhập khẩu là trợ cấp phụ thuộc hoàn toàn hoặc một phần vào

việc sử dụng hàng sản xuất trong nước thay cho hàng nhập khẩu, được quy định trong các văn bản luật hoặc trên thực tế Ví dụ: các doanh nghiệp lắp ráp ô tô sử dụng phụ tùng, linh kiện sản xuất trong nước chiếm ít nhất 60% giá trị ô tô thành phẩm được hưởng ưu đãi thuế

Bù lỗ xuất khẩu là việc Chính phủ chi một số tiền đủ để đảm bảo khỏi lỗ và một

khoản lãi thích đáng cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng bị lỗ

Ưu đãi tín dụng là sự hỗ trợ về mặt tài chính để các nhà xuất khẩu nước sở tại đẩy

mạnh sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, đồng thời giúp đỡ các nhà nhập khẩu nước ngoài

có đủ điều kiện về tài chính để mua hàng hóa của nước đó Các hình thức này có thể là: vay phát triển trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; bảo lãnh tín dụng đầu tư; vay lại các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA; tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu

Ưu đãi thuế là việc Chính phủ miễn hoặc giảm thuế cho các doanh nghiệp, như

thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất…

Trợ cấp sản xuất là việc Chính phủ trợ cấp cho doanh nghiệp sản xuất hàng hóa,

có thể là: cho phép sử dụng mặt bằng và điện năng trong các khu chế xuất, hỗ trợ trong nghiên cứu, khai thác, các khuyến khích về tài chính như miễn hoặc giảm thuế lợi tức… Trợ cấp sản xuất có tác dụng hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm trong nước và còn hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng hoá

Ưu đãi đầu tư gồm các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu,

thuế đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước khi doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn được Chính phủ ưu đãi đầu tư

Các hình thức trợ cấp khác

Trong thương mại quốc tế, các hình thức trợ cấp được các Chính phủ sử dụng rất

đa dạng: cấp lại tiền sử dụng vồn để tái đầu tư, hỗ trợ kinh phí để xúc tiến thương mại, nghiên cứu khoa học

1.4 Tác động của trợ cấp trong thương mại quốc tế:

1.4.1 Tác động tích cực của trợ cấp trong thương mại quốc tế

Thứ nhất, trợ cấp có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế và phân bổ nguồn lực Trợ

Trang 10

cấp cũng có thể được sử dụng nhằm khuyến khích những ngành sản xuất kém sức cạnh tranh giảm công suất dư thừa hoặc rút khỏi những lĩnh vực hoạt động không hiệu quả hoặc không sinh lợi

Thứ hai, tác dụng an sinh xã hội Trợ cấp góp phần duy trì ổn định công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp, bảo đảm trật tự và ổn định xã hội, đặc biệt là những khoản trợ cấp dành cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đứng trước nguy cơ bị đóng cửa, phá sản

Thứ ba, trợ cấp xuất khẩu giúp nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp Với mọi hình thức trợ cấp, lợi thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong những ngành được trợ cấp luôn được cải thiện và nâng cao

1.4.2 Tác động tiêu cực của trợ cấp trong thương mại quốc tế

- Xét trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, trợ cấp ngăn cản sự phân bổ tối ưu hiệu quả các nguồn lực quốc gia.

Trợ cấp cho một hoặc một số ngành nhất định sẽ hạn chế khả năng được hỗ trợ của các ngành, đối tượng khác vì ngân sách nhà nước có giới hạn

Việc Chính phủ quyết định hỗ trợ cho một ngành sản xuất trong nước có thể dẫn đến xu hướng vốn đầu tư và nguồn lực trong xã hội đổ xô vào ngành đó Hậu quả là hàng loạt doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh bị thua lỗ và đào thải Như vậy, ưu đãi dành cho một hoặc một nhóm nhà sản xuất này lại có ảnh hưởng giống như một khoản thuế đánh lên những nhà sản xuất khác Lợi ích thu được nhờ việc hỗ trợ một ngành nhất định không chắc sẽ đủ bù đắp cho tổn thất mà những ngành khác phải gánh chịu

- Trợ cấp có ảnh hưởng bất lợi cho ngân sách nhà nước.

Trong mọi trường hợp, trợ cấp đều ảnh hưởng bất lợi cho ngân sách nhà nước, cho dù ảnh hưởng bất lợi đó thể hiện trực tiếp hay gián tiếp, có thể kê khai được hay không kê khai được thành một khoản chi ngân sách cụ thể Nhiều trường hợp, lợi ích do tăng xuất khẩu khi tiến hành trợ cấp xuất khẩu thậm chí còn không đủ để bù đắp cho những tổn phí liên quan đến trợ cấp của nhà nước Về khía cạnh kinh tế, trong những trường hợp như vậy, rõ ràng trợ cấp là một chính sách phi kinh tế của nước xuất khẩu, vừa thiệt hại cho ngân sách lại vừa không đạt được mục tiêu mong muốn

-Trợ cấp trong nước của nước này có thể gây tổn hại đến lợi ích xuất khẩu của nước

khác.

Nếu trợ cấp của một nước giúp bảo hộ hoặc nâng cao sức cạnh tranh của ngành sản xuất trong nước thì hiển nhiên gây bất lợi cho nước khác như ngăn cản nhập khẩu sản phẩm tương tự

từ các nước khác vào thị trường nước áp dụng trợ cấp, làm vô hiệu hoá hoặc làm giảm tác dụng các cam kết ràng buộc thuế quan của nước trợ cấp

- Đối với nước nhập khẩu hàng được nước khác trợ cấp:

Ngành sản xuất sản phẩm tương tự với sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp sẽ gặp khó khăn do bị tăng áp lực cạnh tranh, thậm chí có thể bị thiệt hại vật chất hoặc có nguy cơ bị thiệt hại vật chất Đối với những ngành tuy chưa thực sự đi vào sản xuất hàng hóa tương tự với hàng

Ngày đăng: 24/05/2024, 15:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w