Máy ủi được sử dụng rộng rãi trong công tác xây dựng công nghiệp và dân dụng, trong giao thông, thủy lợi, khai thác mỏ, … do máy có cấu tạo đơn giản, năng suất cao, cơ động, có thể làm đ
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Sơ lược về sự phát triển chung của máy ủi hiện nay ở Việt Nam
Sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đặt ra nhu cầu ngày càng lớn về máy làm đất, trong đó máy ủi đóng vai trò quan trọng trong việc thay thế sức người, giải quyết khối lượng công việc khổng lồ Tại Việt Nam, từ đầu thập niên 90, thị trường máy làm đất đã phát triển mạnh mẽ với sự gia nhập của các hãng máy tư bản quốc tế, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt với các hãng máy truyền thống như Liên Xô, Trung Quốc Các thương hiệu máy làm đất quen thuộc trên thị trường Việt Nam bao gồm Komatsu, Hitachi, Mitsubishi và Volvo.
… đã có sự xuất hiện của các hãng mới như daewoo, Dynapac, Fiat, Caterpillar,… Ngoài các máy nhập về đã qua sử dụng thì hiện nay người ta còn nhập về các máy mới hiện đại có giá trị cao, có nhiều tính năng ưu việt, cho năng suất và hiệu quả sử dụng cao.
Ngày nay, sự ra đời của máy móc trong thi công đã góp phần giảm bớt đáng kể sức lao động của con người Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các công việc sẽ được cơ giới hóa, máy móc dần thay thế sức lao động chân tay, tối đa hóa năng suất làm việc Trong quá trình hiện đại hóa đất nước, phương pháp lao động thủ công không còn phù hợp với nhu cầu xây dựng và khai thác, buộc phải sử dụng máy móc và thiết bị để thay thế nhân công.
Nước ta là một nước có nền công nghiệp chậm phát triển, nói chung cho đến nay thì chưa sản xuất được các loại máy làm đất, đặc biệt là máy đào và máy ủi Do vậy các máy làm đất được sử dụng ở nước ta hiện nay chủ yếu là được nhập từ nước ngoài về nên hiệu quả khai thác và sử dụng nó chưa được cao Ngày nay do đòi hỏi về chất lượng công trình, thời gian và công nghệ xây dựng,… nên các loại máy mới và hiện đại được nhập về khá nhiều Do đó đặt ra một vấn đề là cần có những người kỹ sư giỏi có khả năng nắm bắt được công nghệ của các loại máy đó, hiểu và sử dụng được nó, phát huy được hết hiệu quả của nó.
Hiện nay các loại máy làm đất hiện đại có tính năng kỹ thuật tốt, hiệu quả sử dụng cao được nhập về nước ta từ các hãng nổi tiếng như:Komatsu, Hitachi, Mitsubishi (Nhật), Daewoo (Hàn Quốc), Volvo (Thụy Điển), Fiat (Italy), Caterpillar (Mỹ),…
Công dụng của máy ủi
Máy ủi là một loại máy quan trọng, chiếm số lượng lớn trong các loại máy làm đất Nó là loại máy chủ đạo trong nhóm máy đào và vận chuyển đất Máy ủi được sử dụng rộng rãi trong công tác xây dựng công nghiệp và dân dụng, trong giao thông, thủy lợi, khai thác mỏ, … do máy có cấu tạo đơn giản, năng suất cao, cơ động, có thể làm được nhiều công việc.
Máy ủi có thể thực hiện một số công việc sau:
- Làm công tác chuẩn bị cho các công trình như: nhổ gốc cây, làm sạch hiện trường, bóc bỏ lớp thực vật để khai thác mỏ,…
- Đào đắp các công trình có độ cao, độ sâu của nền là ± 2 m
- Định hình mặt đường, san bằng bề mặt công trình, làm phẳng các mái dốc, tạo độ chênh cao,…
- Ủi hoặc san rải vật liệu như đá dăm, cát, đá, sỏi,…vun đống vật liệu.
- Ngoài ra máy ủi còn thực hiện nhiều các công việc khác như kéo đẩy các phương tiện khác di chuyển (máy cạp), lắp thêm các bộ công tác để thực hiện nhiều chức năng khác,…
Phân loại máy ủi
Hiện nay số lượng và chủng loại máy ủi ở nước ta nhiều nên việc phân loại để quản lý nó cũng quan trọng Máy ủi đang sử dụng ở nước ta hiện nay chủ yếu là của các hãng như:Liên Xô (cũ), Komatsu, Caterpillar,… với chủng loại rất đa dạng.
Máy ủi thường được phân loại theo công suất động cơ, lực kéo, cơ cấu điều
1.3.1 Phân loại theo bộ di chuyển: có hai loại
Máy ủi bánh lốp: được dùng chủ yếu trong các trường hợp đặc biệt như: di chuyển trong thành phố, làm việc ở những nơi có khối lượng công việc không tập trung, hay phải di chuyển, yêu cầu tốc độ di chuyển lớn, trên nền đất bền, chắc,…
Hình 1 1 Máy ủi bánh lốp Máy ủi bánh xích: đây là loại máy được sử dụng rộng rãi trong các công trình giao thông khi thi công trong điều kiện nền đất yếu Bộ di chuyển bánh xích làm cho máy ủi có thể di chuyển dễ dàng trên nền đất ướt, đất cát,… nó làm giảm áp suất phân bố lên nền, thích hợp với các loại nền không bằng phẳng Bộ di chuyển bánh xích này còn cho lực bám lớn và khả năng vượt dốc tốt Do đó nó được sử dụng phổ biến hơn loại bánh lốp.
Hình 1 2 Máy ủi bánh xích
1.3.2 Phân loại theo hệ thống điều khiển
Máy ủi có hệ thống điều khiển cơ học: sử dụng cáp để nâng bộ công tác,khi ấn lưỡi ủi vào đất chủ yếu là nhờ vào trọng lượng bản thân của bộ công tác.Máy ủi có hệ thống điều khiển thủy lực: đây là loại máy ủi được sử dụng phổ biến hiện nay Việc ấn sâu lưỡi ủi vào đất khác với máy ủi có hệ thống điều khiển cơ học, nó sử dụng hệ thống thủy lực nhờ cặp xylanh ấn sâu bộ công tác xuống, do đó trọng lượng của bộ công tác giảm đi đáng kể, và nó cho phép máy ủi có thể đào ở những nơi đất cứng mà loại máy ủi truyền động cơ khí khó có thể làm được.
1.3.3 Phân loại theo khả năng quay của lưỡi ủi
Máy ủi có lưỡi ủi cố định: lưỡi ủi vuông góc với trục dọc của máy, dùng để ủi đất về phía trước, có góc quay φ cố định (φ 0 )
Máy ủi vạn năng: có thể thay đổi được góc quay của lưỡi ủi, nó có thể dùng để ủi đất sang một bên Bàn ủi được liên kết với khung ủi qua khớp cầu nên bàn ủi có thể quay được trong mặt phẳng ngang và đặt nghiêng so với trục dọc của máy một góc φ = 45 0 ÷ 60 0
1.3.4 Phân loại theo công suất và lực kéo của máy
Có thể phân loại máy ủi thành các loại: rất nhỏ, nhỏ ,trung bình, lớn, rất lớn theo bảng sau:
Loại máy ủi Công suất động cơ
Xu hướng phát triển của máy ủi hiện nay: chế tạo những máy ủi có công suất nhỏ và trung bình, điều khiển bằng thủy lực vì các máy điều khiển bằng thủy lực rất hiện đại, thao tác dễ dàng, trọng lượng của máy nhỏ hơn,làm việc hiệu quả, đồng thời các máy ủi nhỏ và trung bình có năng lượng riêng (công suất trên một đơn vị trọng lượng) lớn hơn nhiều so với loại máy ủi có công suất lớn.
Yêu cầu
Áp dụng thiết kế nhân bản Nước ta rất coi trọng hình thức bên ngoài của sản phẩm và sự thoải mái của nội thất cabin Hệ thống điều khiển đang dần tiếp cận với các ngành công nghiệp máy xúc và ô tô để giảm bớt cường độ lao động của người lái xe Thiết bị đo thông qua thiết bị giám sát điện tử với cảnh báo ba cấp độ và thiết bị chẩn đoán lỗi tự động Cabin sử dụng cabin kín, có máy lạnh với thiết bị lọc không khí, và bổ sung các thiết bị điện tử tiên tiến như máy ghi âm và thậm chí là DVD để tối đa hóa tính nhân văn của người lái xe Ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng:
- Hệ thống thủy lực của thiết bị làm việc áp dụng công nghệ tràn vi sai cố định Theo cách này, khi van đảo chiều thiết bị làm việc đang trong quá trình tiết lưu mở nhỏ và điều tốc, lượng dầu thừa do bơm dầu cung cấp có thể được đưa trở lại thùng nhiên liệu mà không cần van an toàn, nhưng trực tiếp tràn ra van chênh áp trở lại thùng nhiên liệu, để áp suất hệ thống trong quá trình điều khiển tốc độ chỉ cao hơn áp suất làm việc Cao một giá trị nhất định của △P để đạt được mục đích giảm tổn thất công suất thủy lực và hạ nhiệt độ dầu
- Hệ thống thủy lực và hệ thống truyền động của động cơ và thiết bị làm việc áp dụng công nghệ kết hợp toàn bộ công suất Động cơ có thể tự động điều chỉnh công suất phát vào hệ thống truyền lực và hệ thống thủy lực của thiết bị làm việc theo điều kiện làm việc thực tế nhằm sử dụng tối đa công suất động cơ nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng
Hệ thống truyền động thủy tĩnh cho phép truyền động thông qua bộ truyền động thủy tĩnh, giúp giảm đáng kể các bộ phận truyền động như hộp số, bộ biến mô và ly hợp lái Điều này làm giảm đáng kể tổn thất công suất cơ học, giúp dễ dàng đạt được công suất tối đa phù hợp với động cơ, mang lại hiệu quả tiết kiệm năng lượng cao Ngoài ra, động cơ trên máy ủi được tuân thủ tiêu chuẩn khí thải Euro, đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng nghiêm ngặt của thị trường trong và ngoài nước.
Các quy tắc an toàn khi sử dụng máy ủi
- Người vận hành máy ủi là người đã qua đào tạo, có chứng chỉ phù hợp. Người đã được huấn luyện An toàn lao động phải sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định Phải thường xuyên theo dõi tình trạng kỹ thuật của máy trong ca làm việc;
- Chỉ được phép làm việc với máy ủi có lý lịch máy, có bảng hướng dẫn bảo quản sử dụng, có sổ theo dõi tình trạng kỹ thuật hàng ngày của máy;
- Chỉ cho phép vận hành máy ủi gần đường dây cao thế khi đảm bảo khoảng cách theo quy định;
- Công nhân lái máy ủi phải tuân theo sự hướng dẫn và giám sát của cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng;
- Trước khi làm việc, công nhân phải kiểm tra lại tất cả các bộ phận của máy như: Trục truyền động, bánh đai, bánh xích, nối trục, khớp nối, các tín hiệu âm thanh, ánh sáng phải đảm bảo ở trạng thái tốt;
- Cấm máy ủi hoạt động ở trên mái dốc 30° ; cấm thò ben ra khỏi mép hố rộng, đường đào khi ủi, không vận hành máy ủi trên đất yếu, sình lầy;
Sau khi hoàn thành công việc, người sử dụng máy bắt buộc phải vệ sinh máy, hạ lưỡi ben xuống đất Song song đó, ghi chép sổ vận hành và lấy chữ ký đầy đủ theo quy định là hành động bắt buộc không thể thiếu đối với người lái xe sau mỗi lần hoàn thành công việc.
Yêu cầu người công nhân máy ủi phải chấp hành nghiêm chỉnh quy phạm pháp luật này Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC TRÊN MÁY ỦI
Giới thiệu chung về hệ thống truyền thủy lực trên máy ủi
Hình 2 1 Hệ thống thủy lực
Máy ủi là một trong các loại máy chủ đạo nằm trong nhóm máy đào và vận chuyển đất Hiện nay số lượng máy ủi chiếm tỉ trọng khá lớn trong các máy làm đất, nó được sử dụng rộng rãi trong công tác xây dựng công nghiệp và dân dụng, trong giao thông, thủy lợi, khai thác mỏ,… Do máy ủi dùng để đào và vận chuyển đất nên bộ công tác của nó chủ yếu gồm lưỡi ủi và khung ủi Để điều khiển hoạt động của bộ công tác hiện nay người ta sử dụng hệ thống truyền động thủy lực với các xylanh nâng hạ lưỡi ủi. Ở các máy ủi thường: có sử dụng hệ thống truyền động thủy lực thì nó chỉ gồm có bơm thủy lực để tạo ra lưu lượng dầu qua các van an toàn, van phân phối, van một chiều,… tới các xylanh thủy lực để nâng hạ lưỡi ủi, với một số máy ủi khác thì còn có xylanh nâng hạ lưỡi xới. Đây chính là hệ thống truyền động thủy lực được sử dụng với các máy ủi được áp dụng đầu tiên như các máy ủi của Liên Xô (cũ) và các máy ủi đời cũ của Komatsu,…
Với các máy ủi hiện đại: ngoài các hệ thống trên nó còn có thêm nhiều các hệ thống tiên tiến, nhiều chi tiết hiện đại khác để phục vụ cho hoạt động của máy ủi như:
- Hệ thống tự điều chỉnh góc nghiêng của bơm theo tải trọng
- Hệ thống lái hiện đại với việc sử dụng mô tơ lái thủy lực điều khiển bằng van phân phối (khác với các máy ủi cũ sử dụng ly hợp để ngắt chuyển động cho một đĩa xích để lái)
- Sử dụng hệ thống thủy lực để điều khiển các cấp (số I,II,III) của hộp số.
- Sử dụng hệ thống thủy lực để điều khiển van phân phối
- Sử dụng biến tốc thủy lực
- Sử dụng các cụm van ưu tiên, van hồi nhanh, van hút, van không tải, van hồi áp suất,…
Các hệ thống cảm biến áp suất, tốc độ quay, nhiệt độ hiện đại trên máy ủi giúp tối ưu hiệu suất, tiết kiệm nhiên liệu và khai thác tối đa công suất Khi xảy ra sự cố bất thường, các tín hiệu cảm biến sẽ được phân tích tại hộp đen và cảnh báo trên màn hình hiển thị cho người lái Nhờ vậy, máy ủi có thể tránh sự cố nguy hiểm, duy trì hoạt động ổn định và đảm bảo hiệu quả công việc về kỹ thuật, tiến độ và kinh tế.
Sơ đồ mạch thủy lực trên máy ủi và nguyên lí hoạt động
2.2.1 Sơ đồ mạch thủy lực
Hình 2 2 Sơ đồ mạch thủy lực
Khi các van ở vị trí đóng, bơm sẽ bơm dầu đi một vòng tuần hoàn qua lọc và trở lại bể chứa (nhằm lộc sạch dầu thủy lực trước khi đưa vào hệ thống)
Khi cần hạ lưỡi ủi, van số 4 sẽ được mở sẽ được mở ra ở vị trí 2 Lúc này xy lanh hạ lưỡi ủi lên thấp xuống mặt đất do có van tiết lưu trên đường hồi (ngoài ra còn có một van xả nhanh trong trường hợp áp suất cao).
Khi đã đẩy đất đến vị trí cần thiết, lưỡi ủi sẽ được nâng lên để xe di chuyển đến vị trí khác Lúc này van số 4 đang ở vị trí số 4 Xy lanh sẽ nâng lưỡi ủi cao lên khỏi mặt đất.
Trong quá trình nâng hạ có thể ngừng ở bất kỳ độ cao cần thiết nào để phù Đối với 2 xy lanh còn lại (gồm xy lanh điều hướng lưỡi ủi đất (xoay trái hoặc xoay phải) và xy lanh nâng hạ lưỡi cày đất ở phía sau máy) cũng tương tự như xy lanh nâng hạ lưỡi ủi đất.
Trước mỗi van đều có một van tràn để đề phòng các trường hợp xylanh hoạt động quá tải trọng làm cho hệ thống thủy lực phải chịu áp sức cao gây nguy hiểm Lúc này van tràn có nhiệm vụ hòi dầu về bình chứa để đưa xylanh về vị trí an toàn, giảm áp suất lên hệ thống.
Cấu tạo và nguyên lí làm việc của một vài phần tử quan trọng trên máy ủi
Trên các máy ủi hiện đại, việc xuất hiện thêm một vài phần tử trong mạch thủy lực đã góp phần giảm tiêu hao công suất cho máy, giúp cho máy hoạt động an toàn và chắc chắn hơn, tăng tuổi thọ cho các chi tiết trong mạch, phát huy tối đa công suất của máy,…Như vậy chúng có một ý nghĩa rất quan trọng trong mạch thủy lực.
Phần dưới đây sẽ được trình bày về: chức năng nhiệm vụ, sơ đồ nguyên lý, cấu tạo, nguyên lý làm việc của một vài hệ thống và phần tử chính như: hệ thống tự điều chỉnh góc nghiêng bơm, hệ thống cân bằng tải trọng cho mô tơ thủy lực,các van bù áp suất, van an toàn, van ưu tiên, van xả nhanh, van hút, van giảm áp,van không tải,…
Dưới đây là chi tiết cấu tạo của máy ủi, xe ủi Máy ủi gồm các bộ phận dưới đây:
Hình 2 3 Cấu tạo máy ủi
4– Xy lanh nâng hạ thiết bị ủi
15 – Đĩa xích bị động cửa cabin
Điểm nổi bật của máy ủi vạn năng nằm ở khớp cầu thứ 5 cho phép bàn ủi xoay linh hoạt trong mặt phẳng nằm ngang với góc thông thường từ 45 đến 60 độ Đặc điểm này tạo nên sự khác biệt rõ nét so với máy ủi thông thường, mở rộng khả năng vận hành và đáp ứng nhiều nhu cầu thi công đa dạng hơn.
2.3.2 Nguyên lý làm việc của một vài phần tử quan trọng trong mạch thủy lực trên máy ủi
2.3.2.1 Hệ thống tự điều chỉnh góc nghiêng bơm
Nhiệm vụ của hệ thống này là nhận giá trị áp suất dầu từ đường điều khiển (nét đứt) từ các van bù áp suất (8) cùng với áp suất dầu từ bơm hiện có để cân đối và từ đó nó sẽ điều khiển góc nghiêng của bơm một cách hợp lý để đảm bảo công suất dành cho bơm là ít nhất nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ lưu lượng dầu cho các xl và mô tơ thủy lực.
Khi bộ công tác chưa làm việc thì nó sẽ điều chỉnh góc nghiêng của bơm là nhỏ nhất, tránh tiêu hao công suất.
Khi bộ công tác bắt đầu làm việc nó sẽ điều khiển tăng dần góc nghiêng của bơm và tăng lưu lượng để cung cấp đủ dầu cho xylanh, mô tơ thủy lực hoạt động, khi đó máy sẽ hoạt động khỏe hơn.
Hình 2 4 Sơ đồ nguyên lý của cơ cấu điều chỉnh góc nghiêng bơm
(trường hợp điều chỉnh bơm cho góc nghiêng nhỏ nhất) Trong đó:
1 Bơm thủy lực điều chỉnh được góc nghiêng
2 Van điều chỉnh tiết lưu
4 Cơ cấu chấp hành điều chỉnh góc nghiêng bơm a: đường dầu ra khỏi bơm c: đường dầu vào bơm b: đường dầu rò về thùng d: đường dầu điều khiển (LS) e: đường dầu về thùng
Khi khởi động động cơ, qua hộp trích công suất sẽ dẫn động cho bơm, trường hợp bình thường: bơm sẽ hút dầu từ thùng qua đường (c) vào bơm và tạo ra lưu lượng dầu ra ngoài qua đường (a), dầu rò từ bơm sẽ quay trở về thùng dầu qua đường (b).
Khi bộ công tác chưa làm việc (máy chạy không tải) thì áp suất dầu trên đường đường d (PLS) nhỏ, khi đó trên van LS (van 3) sẽ được thể hiện ở hình vẽ: Áp suất dầu từ bơm sẽ thắng được áp suất dầu trên đường (d) và áp lực lò xo, và van (3) sẽ ở vị trí như trên hình vẽ Do đó nó sẽ cho đường dầu từ bơm lên qua van (3) lên van (2) điều khiển cơ cấu (4) Khi dầu từ van (3) qua van (2) lên cơ cấu (4) tùy theo áp suất dầu từ bơm mà nó có thể phải qua tiết lưu hoặc không qua Như vậy điều chỉnh tiết lưu (2) có nhiệm vụ tránh sự thay đổi đột ngột góc nghiêng của bơm khi áp suất dầu trong bơm đang lớn.
Khi áp suất bơm tạo ra không đủ lớn để thắng được lực đẩy của lò xo, van (2) sẽ ở vị trí mở Lúc này, dầu không thể đi qua van điều tiết (2) Khi dầu đi qua van (2) và lên đến cơ cấu (4), nó sẽ tác động lên piston trong cơ cấu này Cơ cấu (4) có cấu tạo giống với một xy lanh có tiết diện hai đầu piston khác nhau.
Hai đầu của piston (4) có tiết diện khác nhau Dầu từ van (2) vào khoang (2) và từ bơm sẽ vào khoang (1), tiết diện hai piston ở hai khoang này cũng khác nhau:
- Áp suất dầu từ bơm tác dụng lên piston (4) lực P1
- Áp suất dầu từ van (2) tác dụng lên piston (4) lực P2
- Lò xo tác dụng lên piston (4) lực Plx
Trong trường hợp này áp suất dầu từ (2) cũng bằng áp suất dầu từ bơm, do tiết diện khác nhau nên P2 > P1 + Plx như vậy nó sẽ đẩy piston (4) sang trái và do đó làm thay đổi góc nghiêng của bơm về vị trí có góc nghiêng nhỏ nhất.
Khi bộ công tác làm việc, qua hệ thống van bù áp suất (8) sẽ cho dầu có áp suất cao vào đường dầu điều khiển ( nguyên lý của nó sẽ được trình bày trong phần van bù áp suất (8) ) Như vậy đường dầu (d) sẽ có áp suất cao Nhờ thêm áp lực của lò xo tác dụng lên van nên nó đủ thắng được áp lực dầu từ bơm tác dụng lên van Vị trí van (3) được thể hiện ở hình vẽ:
Trong trường hợp này dầu từ bơm sẽ không lên được van (2), lúc đó dầu từ áp lực của dầu từ bơm ở khoang (1) sẽ đẩy piston (4) sang bên phải và làm tăng góc nghiêng của bơm.
Hình 2 5 Sơ đồ cấu tạo của hệ thống điều khiển góc nghiêng bơm
(Trường hợp điều chỉnh bơm cho góc nghiêng nhỏ nhất) Trong đó:
1 Bơm thủy lực điều chỉnh được góc nghiêng
2 Van điều chỉnh tiết lưu
4 Hệ thống chấp hành thay đổi góc nghiêng bơm
Dầu thủy lực từ bơm
Dầu thủy lực từ đường điều khiển về
2.3.2.2 Hệ thống điều khiển hoạt động của mô tơ thủy lực (cụm van hãm)
Hệ thống điều khiển hoạt động của mô tơ thủy lực có tác dụng đảm bảo cho mô tơ thủy lực và máy ủi hoạt động an toàn, nhịp nhàng, tránh những hoạt động đột ngột có thể làm hỏng mô tơ Hệ thống này đảm bảo:
- Cung cấp dầu tới mô tơ đều đặn.
- Áp suất tăng hoặc giảm từ từ, không gây giật cục làm hỏng mô tơ
- Đảm bảo cho máy làm việc an toàn (nhất là trong trường hợp máy xuống dốc)
Sơ đồ nguyên lý của hệ thống điều khiển hoạt động của mô tơ thủy lực (cụm van hãm) rất phức tạp, tuy nhiên có thể sơ đồ hóa nó đơn giản như hình vẽ sau:
Hình 2 6 Sơ đồ nguyên lý của cụm van hãm Trong đó:
3 Van an toàn hoạt động hai chiều
NHỮNG HƯ HỎNG, CÁCH KHẮC PHỤC VÀ BẢO DƯỠNG XE ỦI
Những hư hỏng của máy ủi và cách khắc phục
3.1.1 Bơm phát ra tiếng ồn hoặc rung động quá mức
Không khí vào đường hút của bơm dẫn đến:
Bụi bẩn đi vào lọc hút => vệ sinh hoặc thay thế
Kết nối giữa ống hút và lọc hút không chặt => Vặn chặt lại
Mức dầu thấp => kiểm tra mức dầu, thêm dầu nếu cần
Bơm hoạt động quá tốc độ => kiểm tra thông số của bơm và motor
Sử dụng dầu thuỷ lực không đúng tiêu chuẩn
Thể tích cơ cấu chấp hành quá lớn dẫn đến mức dầu thấp trong thùng dầu Độ nhớt dầu quá lớn dẫn đến lỗ trống => kiểm tra độ nhớt thay thế dầu phù hợp
Nhiệt độ dầu quá cao => lắp thêm bộ giải nhiệt dầu
Bơm bị mòn =>sửa chữa hoặc thay thế, kiểm tra lọc dầu
Motor và bơm lắp không đồng trục => kiểm tra độ đồng tâm
Khớp nối giữa motor và bơm bị mòn hoặc lắp không chặt => vặn chặt hoặc thay thế khớp nối nếu cần.
Van tràn có tiếng ồn => kiểm tra điều chỉnh lại (có thể chỉnh quá thấp hoặc không đúng size).
Van tràn làm việc liên tục do dầu từ bơm qua van tràn về thùng khi hệ thống ở trạng thái không làm việc gây tổn thất công suất, sinh nhiệt - thay thế sơ đồ open center hoặc unload.
3.1.2 Áp suất đầu ra của bơm thấp hoặc không ổn định
Không khí đi vào hệ thống nguyên nhân do:
Không khí đi vào cơ cấu chấp hành=> thay thế các loại phốt.
Không khí đi vào bơm.
Không khí đi vào lổ thủng đầu nối hoặc lổ thủng trên ống dẫn => kiểm tra lại các đường ống dẫn, sửa chữa hoặc thay thế mới.
Bơm không đúng tốc độ hoặc không đúng size => kiểm tra thông số kỹ thuật, lựa chọn bơm và motor tương thích- tốc độ, lưu lượng, công suất.
Khớp nối giữa motor và bơm bị mòn hoặc lắp không chặt => vặn chặt hoặc thay thế khớp nối nếu cần.
-Van tràn chỉnh quá thấp => điều chỉnh lại.
Áp suất đầu ra của bơm bằng không
Motor không khởi động => Kiểm tra nguồn điện cung cấp motor, kiểm tra cầu chì, kiểm tra hệ thống dây kết nối, reset lại nút dừng khẩn cấp.
Không có dầu hoặc dầu trong thùng thấp => kiểm tra lại mức dầu.
Bơm quay không đúng chiều=> Kiểm tra lại chiều quay qui định của nhà sản xuất.
Nếu xảy ra hiện tượng khớp nối giữa động cơ và bơm bị gãy, biện pháp khắc phục là tiến hành kiểm tra và sửa chữa hoặc thay khớp nối mới Trong trường hợp đường áp suất bị vỡ hoặc không được kết nối, cần kiểm tra đường ống để xác định vị trí rò rỉ lớn.
Xy lanh thuỷ lực không hoạt động
Van phân phối bị hỏng=> kiểm tra dây điện, kiểm tra hệ thống điện, dây kết nối. Áp suất cung cấp không đủ => kiểm tra áp suất hệ thống. Đường ống có sự cố=> kiểm tra đường ống chỗ xoắn, chỗ lõm và kiểm tra đầu nối.
Xy lanh bị hỏng=>kiểm tra tình trạng xy lanh, ty xy lanh có bị cong vênh hoặc ống xy lanh bị trầy xước làm cho phốt pittông bị mòn dẫn đến sự rò rỉ dầu qua pittông.
Tải trọng quá lớn=> kiểm tra áp suất hệ thống, tính toán chọn đường kính pittông phù hợp với tải trọng và áp suất sử dụng.
Hệ thống bị lỗi=> lắp đặt van không đúng, lắp ngược van 1 chiều, đường ống lắp không đúng.
3.1.3 Xylanh thuỷ lực rung động , không ổn định
- Hê thống có không khí đi vào.
- Áp suất cung cấp bị dao động.
- Xy lanh bị hỏng => kiểm tra tình trạng xy lanh, ty xy lanh có bị cong vênh hoặc ống xy lanh bị trầy xước làm cho phốt pittông bị mòn dẫn đến sự rò rỉ dầu qua piston.
- Bơm bị hỏng hoặc bị mòn => sửa chữa hoặc thay thế.
- Đường ống bị xoắn khi xy lanh di chuyển.
- Van điều khiển bị hỏng => van cần vệ sinh hoặc sửa chữa, coil điện có thể bị cháy, kiểm tra lại hệ thống điện cung cấp.
- Tải trọng quá lớn => kiểm tra áp suất hệ thống, tính toán chọn đường kính piston phù hợp với tải trọng và áp suất sử dụng.
3.1.4 Nhiệt độ dầu thuỷ lực quá cao
- Thùng dầu quá nhỏ => kiểm tra lại kích thước thùng chứa đi với lưu lượng bơm, thể tích thùng chứa phù hợp lớn gấp 3 lần lưu lượng bơm.
- Mức dầu quá thấp => kiểm tra và thêm dầu.
- Sử dụng dầu không đúng tiêu chuẩn, hoặc dầu quá bẩn => vệ sinh hoặc thay thế lọc mới nếu cần thiết.
- Bộ giải nhiệt dầu bị hỏng => sửa chữa hoặc thay thế nếu cần thiết.
- Bơm không đúng tốc độ => kiểm tra thông số kỹ thuật của bơm và motor.
3.1.5 Máy bị lịm do thủy lực có những nguyên nhân sau
- Do áp xuất bơm chính lớn không phù hợp với động cơ hạ áp
- Do lắp ống kích bị sai ông “rơ le thủy lực” lắp đặt lại ống
- Do kẹt van phân phối rà lại van phân phối
- Do tắc đường hồi vệ sinh lại van một chiều và van hồi
- Do lắp sai van bi một chiều trong bơm tổng
3.1.6 Máy làm yếu một thao tác gồm những nguyên nhân sau
Nếu máy làm một thao tác bị yếu còn các thao tác khác vẫn khỏe
- Do tắc đường ống điều khiển => thay ông diều khiển
- Do van trượt bị mạt “dính” “kẹt” => súc rửa van trượt
3.1.7 Máy làm yếu hai hay nhiều thao tác
Trường hợp máy làm yếu hai hay nhiều thao tác có những nguyên nhân sau:
Do nhớt thủy lực bị biến chất không còn độ bôi trơn sau khi làm 1 đến 2 giờ => cần thay lại nhớt thủy lực
- Do lò so lá, “lò so đĩa ”, “lò so vòng ” bị yếu => cần thay lại lò so
- Do mặt trà, “mặt xoa ”, ” đĩa phân phối ” bị hở => cần rà lại hay mài lại
- Do đường ống của bơm điều khiển lên tay lái bị tắc => cần thay lại ống.
- Do hệ thống làm mát không tốt làm việc nhớt quá nóng cũng gây ra nguyên nhân trên =>cần kiểm tra lại hệ thống làm mát thủy lực
3.1.8 Máy mất 1/2 thao tác có những nguyên nhân sau.
- Do cổ góp trung tâm bị đứt một xiêu, ozin, xin => cần thay lại
- Do van nhánh bị kê mạt cao su hay mạt sắt, hoặc bị lỏng =>cần xúc rửa lại van, xiêu, xin hoặc mạ lại van
- Do phớt của ty bị hỏng một bên => cần thay lại phớt ty
- Do kẹt, dính van trượt một chiều => cần rà lại van trượt
- Do ống điều khiển bị tắc => cần thay ống điều khiển.
- Do xiêu motor phanh, thắng bị hỏng một cái => cần thay lại.
- Do một trong hai va đầu motor bi hở cũng gây ra mất một chiều => cần kiểm tra xúc rửa.
- Do van chống tụt cần bị dính => cần xúc rửa
- Do van phân phối, lắp sai =>cần kiểm tra lắp lại.
- Do điện điều khiển bị chậm chờn, hoặc mất điện một bên =>cần kiểm tra lại điều khiển đối với máy đời mới có bộ nhớ nâng giới hạn co vào giới hạn thường làm trong kho hoặc hầm tàu Dây điều khiển chỉnh chưa đúng hoặc bị giãn.
3.1.9 Sáng làm khỏe, nóng máy làm yếu một thao tác có những nguyên nhân sau
- Cần kiểm tra điều khiển vì chủ yếu có pan này do ống điều khiển => đổi ống điều khiển và thay ống
- Kẹt van trượt bộ phân phối => cần xúc rửa và rà lại
- Lòn, hở, lọt van trượt điều khiển mất áp không mở hết van => cần mạ lại van trượt điều khiển đo áp ngay đầu ống trên phân phối.
Khi phớt ty bị hỏng hoặc hư hỏng, hiện tượng tụt ty sẽ xảy ra, cụ thể như ty nâng lên tự tụt xuống hoặc ty co vào tự mở ra Do đó, việc thay thế phớt ty khi chúng gặp vấn đề là điều cần thiết.
- Do van áp nhánh bị kê, hở, lòn, mạt của ty kê van – cần xúc rửa lạ van áp nhanh thay xiêu, xin, ozin, lỏng pitong cần mạ lại
- Do mặt trà ,đĩa phân phối ,mặt xoa bị hở -cần rà lai cho kín khít
- Do xiêu , xin , ozin phanh ,thắng motor bị mòn không mở hết phanh , thắng cũng gây ra yếu =>cần thay xiêu motor
- Mặt chà ,mặt xoa ,đĩa phân phối , xi lanh pitong , bị hở =>cần rà lại hoặc thay
- Do van điều khiển xiêu ,xin , ozin ,pitong ,van hình nón bị mòn =>cần thay xiêu ,xin ,ozin pitong mòn cần mạ lại ,van hình nón cần rà lại
- Do bơm điều khiển bị mòn =>rà lại hai mặt bích bơm thay xiêu ,xin ,ozin
- Do tắc ống điều khiển =>kiểm tra thay ống
- Do bơm tổng bị lòn =>kiểm tra độ nhớt và lên phân khối tụt là đúng
- Do van tông bị lòn cũng gây ra nguyên nhân trên cần kiểm tra xúc rửa chỉnh lại nết bittong bị mòn phải mạ lại
- Do hệ thống làm mát nhớt thủy lực kém =>cần kiểm tra làm lại hệ thống làm mát
3.1.10 Quay toa được một bên có những nguyên nhân sau
- Do điều khiển kiểm tra van trượt điều khiển có bị kẹt không nếu kẹt cần lắp lại hoặc rà lại
- Do đường ống bị tắc đối với máy cũ rất hay gặp => cần thay ống khác
- Do van đầu motor có một van bị kê => cần xúc rửa
- Do mặt chà, mặt xoa, đĩa phân phối bị lòn một bên =>cần rà lại mặt chà,mặt xoa ,đĩa phân phối
- Do phanh, thắng một xiêu, xin ,ozin bị đứt hoặc lòn =>cần thay lại
3.1.11 Máy mất qoay toa cả hai bên nhưng nặng máy
- Do điện mở của ống phanh, thắng bị mất =>cần kiểm tra cầu chì dây dẫn thay cầu chì và dây dẫn
- Do solenoid mở nhớt bị hỏng cần kiểm tra thay solenoid, trong trường hợp cấp bách tháo bỏ lò so
- Do xiêu, ozin, thắng bị hỏng =>cần thay lại
3.1.12 Quay toa mất cả hai bên không nặng máy
- Do điều khiển bị mất không điều khiển được =>cần kiểm tra ống điều khiển xem có nhớt có lên bộ phân phốI
- Do hỏng, vỡ nhông 13 răng ăn vào vành quay toa =>thào nắp dưới gầm kiểm tra và thay nhông
- Do gãy đứt cốt motor quay toa => cần thao thay cốt
- Do van tổng nếu do van tổng có các bệnh sau:
- Yếu do dính phanh – thắng
Do bơm điều khiển yếu thì cần kiểm tra, chỉnh sửa lại van bơm điều khiển Nếu điện của solenoid mở nhớt làm mở phanh, thắng bị chập chờn thì cần đấu tắt bỏ điện để tránh tình trạng "rất nóng motor".
- Do đường nhớt điều khiển về đầu phân phối bị tắc quay rất chậm cần thông lại có viên bi như van một chiều vậy.”quay không nóng motor ”
- Do mặt trà , mặt xoa ,đĩa phân phối bị hở , mòn không đều -cần mài lại cho phẳng
- Do hai van ở đầu motor bị lọt nhớt quá mòn – cần chỉnh hoặc mạ lại
3.1.14 Quay toa yếu nhưng nặng máy
- Do điện thủy lực không mở không có nhớt lên để mở phanh ,thắng
- Do xiêu, ozin bị mòn không giữ được áp xuất dẫn đến không mở được phanh
- Do bi bị khô không bôi trơn bi bó dính cũng gây ra nguyên nhân trên
- Do phanh, thắng bị bó, dính không mở.
3.1.15 Máy tiến được lùi không được
- Do điều khiển dây điều khiển chỉnh không đúng
- Do ống điều khiển một bên bị lọt nhớt không đủ áp điều khiển
- Do xiêu, ozin của phanh, thắng bị mòn một cái cũng gây ra nguyên nhân trên.
- Do điện điều khiển một dây bị đứt
- Do solenoid điều khiển bị cháy
- Do van trượt bị kẹt một phía
3.1.16 Máy tiến lùi cả hai bên không được
- Do điều khiển bị mất
- Do bị bó phanh ,thắng
3.1.17 Có nhớt đen lọt lên thùng thủy lực cộng theo mạt mịn trắng Điều này ít người để ý cứ thay bơm lại hỏng do phớt motor bị hỏng nhớt thủy lực lọt sang các bạn biết áp xuất đường hồi 10kg khi tắt máy áp xuất bằng đường hồi bằng 0.Nhớt từ hộp giảm tốc lại lọt qua đường hồi.
3.1.18 Có mạt sắt dài lọt vào thùng thủy lực
- Do phớt bị mòn không chịu thay tiết kiệm 1 thiệt hại 10 đấy là những đồng nghiệp nước ngoài tâm sự như vậy.
- Pitong cà vào xilanh tạo ra các mạt sắt dài như phoi tiên phá xilanh đưa mạt về thùng
- Cần thay phớt khi thấy ty bị tụt
- Thay cả bạc lông nguyên nhân chính gây ra xước ty
3.1.19 Máy có mạt sắt trắng mịn lọt vào thùng thủy lực
- Nhông hành tinh bị mẻ nghiền nát vụn lọt vào thùng thủy lực
3.1.20 Máy nóng làm được nguội làm không được
- Đối với máy điều khiển bằng hệ thống RSS thì việc cài đắt dữ liệu cho máy rất quan trọng
- Tất cả các dữ liệu không tương ứng ,không phù hợp cũng làm cho máy làm việc không hiệu quả nóng làm được con lạnh làm không được
- Các rơ le không đủ ực hút khi thời tiết lạnh
- Khi máy hoạt động một lúc nóng máy lên các chi tiết co giãn lúc này các rơ le điện đủ lực hút máy hoạt động bình thường.
3.1.21 Máy làm bị rung một hay hai ống bơm
– Do pitong bơm bị lỏng
– Hoặc bị đứt đuôi pitong bơm
3.1.22 Có tiếng kêu ở bộ phận phối
- Khi nghe tiếng kêu ở bộ phân phối là do có một hay nhiều van bị hở
- Cần kiểm tra lọc về xem có mạt không.
- Nổ máy xúc một gầu đầy duỗi thẳng ra tắt máy xác định nơi phát ra tiếng kêu
- Cần xúc rửa van áp lực có tiếng kêu và thay xiêu, ozin
- Nếu vẫn còn tiếng kêu đem phân phối đi mạ lại
3 1 2 3 Mất thủy lực đột ngột.
- Khi đang làm bị mất thủy lực đột ngột cần kiểm tra nhớt xem có đủ hay không nhớt thiếu khi làm nghiêng bị hụt gây ra mất thủy lực đột ngột
- Do điện thủy lực mở nhớt điều khiển bị mất do cầu chì, do dây dẫn ,do solenopid bị cháy
- Do mặt xoa ,hay con gọi là mặt chà đĩa hay phân phối bơm bị hở cũng gây ra nguyên nhân trên nhưng pan này tắt máy đi nổ lại máy vẫn hoạt động được
3.1.24 Mất thủy lục đột ngột nhưng di chuyển được
- Do bơm điều khiển bị mất áp do va áp bị kê mạt cần mở ra xúc rửa
- Do gẫy trục bơm ,cốt bơm điều khiển
- Do solenoid mở nhớt điều khiển bị cháy (đấu tắt bỏ solenoid ) là xong.
3.1.25 Ga nhỏ máy làm khỏe, ga lớn máy làm yếu ( yếu do thủy lực)
- Cái này thường gặp khi bơm yếu thường thợ hay chỉnh van vào cho nó khỏe nhưng thực ra chỉ đúng có 30% thôi con là sai hết nhất là van áp điều khiển
- Cần kiểm tra áp của bơm điều khiển khi ga lớn ( to )áp không quá 40kg nếu lớn hơn nhiều quá khi điều khiển van trượt đi quá của dầu dấn đến bịt đường nhớt lại không đi vào đâu cả làm máy lim đi nên ga nhỏ làm khỏe ga lớn làm yếu là thế
3.1.26 Bị nóng nhớt thủy lực
- Do làm mát không tốt =>cần vệ sinh két
- Do đường ống ra két làm mát lắp sai trên xuống dưới =>cần đổi lại
- Do van ở đường về bị hở không giữ được áp xuất để nhớt đi qua kết làm mát => kiểm tra xúc rửa hoặc căn thêm lò so
- Do điện bị chập không cắt được
- Solenoid mở nhớt không đóng
- Cổ góp trung tâm bị lọt nhớt
3.1.28 Chạy chậm không chạy được nhanh.
- Do bị mất điện solenoid
- Do cổ góp trung tâm bị lọt nhớt
- Do gối motor bị dính không nghiêng được
- Ống về van chống tụt cần bị tắc
- Do van trượt bị dính
- Do lắp sai van trượt
3.1.30 Nâng tự di chuyển (pan này tất cả các máy cũ thường gặp )
- Khi máy yếu các van hay bị chỉnh hết cỡ khi nâng quá tải nhớt không về kịp lọt về các đầu van trượt ép lò so tự mở van
- Lò so của van hỗ trợ nâng bị yếu, gãy, hoặc mất
- Đường hồi đầu phân phối bị tắc nhớt không về được tự mở van
3.1.31 Di chuyển tự quay toa
Quy trình bảo dưỡng xe ủi
Máy ủi là thiết bị được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng Nhờ nó mà công việc được hiệu quả, tiến độ hoàn thành nhanh chóng Để máy có thể hoạt động tốt, bền bỉ và tuổi thọ dài lâu thì các bạn phải biết sử dụng và bảo dưỡng đúng cách Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về cách sử dụng và bảo dưỡng máy ủi đúng cách. Đối với các máy móc xây dựng thì việc kiểm tra bảo dưỡng máy theo định kỳ sẽ giúp máy vận hành tốt và không làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc Ở những chu kỳ làm việc khác nhau sẽ có những yêu cầu bảo trì, bảo dưỡng khác nhau Quá trình bảo dưỡng, bảo trì máy ủi về cơ bản được thể hiện như sau:
3.2.1 Trước khi khởi động máy
Việc kiểm tra máy trước khi sử dụng giúp cho công việc của bạn được hoàn thành đúng tiến độ, an toàn cho người sử dụng và máy Tiến độ công việc vì vậy không bị gián đoạn giữa chừng Dưới đây là các công việc cần phải thực hiện trước khi tiến hành khởi động máy.
-Hãy kiểm tra lượng nước làm mát có đủ không Nếu thấy mực nước dưới
-Kiểm tra trên màn hình hiển thị xem tình trạng máy có hoạt động tốt không Nếu thấy thông báo lỗi thì phải xử lý khắc phục luôn.
- Kiểm tra mức dầu trong bình nhiên liệu (ở trên đồng hồ báo) nếu thiếu thì phải cho thêm dầu
- Tiến hành kiểm tra mức dầu bên trong cacte dầu động cơ, vỏ hộp số bằng que thăm dầu nếu thiếu thì phải cho thêm dầu.
- Kiểm tra độ ăn của bàn đạp phanh xem có ăn khi nhấn phanh không.-
- Kiểm tra đèn báo cho bụi của bộ lọc khí, các đèn chiếu sáng khác của máy để có thể làm việc vào buổi tối tốt.
- Tiến hành kiểm tra còi, chuông báo và dây an toàn xem có bị mòn, bị hỏng không.
-Thực hiện kiểm tra nước và độ đóng cặn bên trong bộ tách nước Công việc bảo trì máy ủi sau 50 giờ làm việc
-Khi máy làm việc được 50 giờ đầu thì các bạn ngoài phải thực hiện các công việc bảo dưỡng hằng ngày thì còn phải xả hết nước và cặn bên trong thùng chứa nhiên liệu.
=> Nên bảo dưỡng máy thường xuyên theo định kỳ để máy hoạt động tốt
3.2.2 Công việc bảo dưỡng, bảo trì máy ủi sau 250 giờ làm việc
Để duy trì hiệu suất tối ưu của máy sau 250 giờ sử dụng, việc bảo dưỡng bổ sung là điều cần thiết Bôi trơn bằng mỡ bò các chi tiết máy sau đây:
- Bôi trơn cho ngàm đỡ xi lanh nâng
- Tra mỡ cho trục đỡ xi lanh nâng
- Bôi mỡ bôi trơn cho khớp nối xi lanh nâng
- Tra mỡ cho khớp nối xi lanh nghiêng
- Bôi trơn cho khớp nối thanh giằng nghiêng, khớp nối thanh giằng
- Bôi trơn cho các ren bu lông của thanh giằng nghiêng
3.2.3 Công việc bảo dưỡng máy ủi sau khi làm việc 500 giờ
Các bạn hãy thực hiện các công việc bảo dưỡng giống với 250 giờ làm việc ở trên và thay lõi lọc của bộ lọc nhiên liệu và thay dầu bên trong các te dầu động cơ, ruột lọc của dầu động cơ cũng cần phải thay.
3.2.4 Công việc bảo trì máy ủi sau khi làm việc được 1000 giờ
Ngoài phải thực hiện các công việc bảo trì, bảo dưỡng ở bên trên thì các bạn phải thực hiện thêm các công việc bảo dưỡng sau.
- Tiến hành thay dầu trong vỏ của bộ truyền lực và làm sạch sẽ bộ lọc.
- Thay dầu bên trong vỏ truyền động cuối và vệ sinh sạch sẽ lỗ thông hơi ở bên trong của vỏ bộ truyền lực.
- Thực hiện tra mỡ cho các khớp nối, ốc bulong,… Thực hiện kiểm tra các ốc, bu lông của bơm cao áp nếu thấy lỏng thì vặn chặt lại.
- Hãy kiểm tra độ chờn của các bu lông trong buồng lái
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÁY ỦI
Lực đẩy cao: Máy ủi được thiết kế để đẩy một lượng lớn vật liệu và có thể dễ dàng di chuyển những đống lớn đất, sỏi và các vật liệu khác Tính linh hoạt: Máy ủi có thể được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau như phân loại, san lấp mặt bằng và đào Độ bền: Máy ủi được chế tạo với kết cấu chắc chắn và có thể chịu được các điều kiện làm việc khắc nghiệt Tốc độ: Máy ủi có thể di chuyển nhanh chóng và hiệu quả, khiến chúng trở nên lý tưởng cho các dự án quy mô lớn
Tầm với hạn chế: Máy ủi có tầm với hạn chế, gây khó khăn khi làm việc ở không gian chật hẹp hoặc tiếp cận khu vực cao Bảo trì cao: Máy ủi yêu cầu bảo trì và sửa chữa thường xuyên, điều này có thể tốn kém và mất thời gian Kích thước: Máy ủi lớn và nặng nên khó vận chuyển đến các địa điểm làm việc khác nhau.