1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Văn học việt nam hiện Đại 1 Đề tài tổng thuật tiểu thuyết giông tố của nhà văn vũ trọng phụng

17 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng Thuật Tiểu Thuyết Giông Tố Của Nhà Văn Vũ Trọng Phụng
Tác giả Vũ Trọng Phụng
Người hướng dẫn ThS. Lê Thụy Tường
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn Học Việt Nam Hiện Đại 1
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 604,53 KB

Nội dung

Văn học theo đó cũng có những diễn tiến mạnh mẽ mang đến nhiều đổi mới táo bạo: sự ra đời của Tự Lực Văn Đoàn cùng các tiểu thuyết luận đề mang khuynh hướng lãng mạn; phong trào Thơ Mới

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC

- -

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Học phần: VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1

Đề tài: TỔNG THUẬT TIỂU THUYẾT GIÔNG TỐ CỦA NHÀ

VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG

Giảng viên hướng dẫn: ThS Lê Thụy Tường Vi

Sinh viên thực hiện: Dương Thị Thanh Tú – 2156010227

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 1 năm 2024

Trang 2

MỞ ĐẦU

Vào những năm 30 của thế kỷ XX, nước ta có những biến động mạnh về mọi mặt đời sống khi thực dân Pháp đã hoàn toàn cai trị Việt Nam Từng tế bào xã hội được thay đổi ở buổi giao thời, đời sống dân Việt có sự cách tân mạnh mẽ khi tiếp xúc mở rộng với văn hóa phương Tây (Pháp) Có thể nói, quá trình “Âu hóa” trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, văn hóa, chính trị, đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết trên mảnh đất thuộc địa đương thời Văn học theo đó cũng có những diễn tiến mạnh mẽ mang đến nhiều đổi mới táo bạo:

sự ra đời của Tự Lực Văn Đoàn cùng các tiểu thuyết luận đề mang khuynh hướng lãng mạn; phong trào Thơ Mới mang đến cái nhìn mới cho thơ ca; song song đó là các tác phẩm theo trào lưu văn học hiện thực phê phán mà đại diện tiêu biểu là Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,

Vũ Trọng Phụng được biết là một trong những cây bút sắc bén thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán trong văn học Việt Nam ở thế kỷ XX Khác với một thế giới như mơ thuộc khuynh hướng lãng mạn, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng rất “đời”, đến nỗi làm bạn đọc phải cảm thấy ghê sợ vì cách ông phác thảo toàn diện xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc và phơi bày hiện thực một cách trần trụi, đào sâu những góc khuất tăm tối nhất và phê phán những cái xấu xa, kệch cỡm, lố bịch của một xã hội hủ bại Cũng vì bóc trần những điều xấu xa đến tận cùng, văn chương của Vũ Trọng Phụng theo sát với hiện thực, sâu sắc trong từng vấn đề của con người, thế nên ông không được chấp nhận ở thời điểm bấy giờ Mãi đến sau này, khi nhìn nhận lại, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng được công nhận có giá trị chứ không phải “dâm thư” như những tuyên bố trước đó

Chủ nghĩa tự nhiên theo thực dân Pháp vào Việt Nam trực tiếp đã để lại một dấu ấn cho văn học Việt Nam Theo đó, nhà văn Vũ Trọng Phụng ít nhiều có ảnh hưởng khuynh hướng này trong các sáng tác của mình Sự tiếp nhận ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng là một vấn đề tiêu biểu mà người nghiên cứu trong

bài viết này muốn tập trung đến, cụ thể qua tác phẩm Giông tố Bên cạnh đó, thông qua

vấn đề này, người nghiên cứu sẽ chỉ ra rằng sự tiếp nhận đó có biến đổi mang tính sáng tạo

Trang 3

để làm nên giá trị riêng cho nhà văn Vũ Trọng Phụng, góp một phần quan trọng trong việc

định vị chính xác vị trí của nhà văn và tác phẩm Giông tố trong tiến trình văn học nước

nhà

1 Tác giả và tác phẩm

1.1 Tác giả

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) quê gốc ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên Cha ông là Vũ Văn Lân làm nghề thợ điện nhưng mất sớm lúc ông chỉ mới 7 tháng tuổi Vũ Trọng Phụng sống cùng mẹ là bà Phạm Thị Khách làm nghề khâu vá thuê tại Hà Nội Sau khi học hết tiểu học, vì gia cảnh khó khăn nên ông phải thôi học để đi làm kiếm sống May mắn thay,

Vũ Trọng Phụng được thụ hưởng chế độ giáo dục do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề

ra miễn phí trong những năm tiểu học và ông là một trong những lứa thanh niên đầu tiên của Việt Nam được dạy tiếng Pháp và học chữ Quốc ngữ

Tuổi thơ của Vũ Trọng Phụng mặc dù lớn lên trong tình yêu thương của mẹ nhưng lại mặc cảm và xa lánh nơi cắp sách đến trường.Vì xuất thân mồ côi, nghèo khó, bị bạn bè

xa lánh nên Vũ Trọng Phụng luôn mang trong mình mặc cảm Chính những bất hạnh trong tuổi thơ, đã làm nhà văn có cái nhìn chân thực với đời, từ lời văn sắc bén của ông sau này đều lột tả được bộ mặt thối nát của một xã hội chỉ trọng đồng tiền

Từ nhỏ, Vũ Trọng Phụng đã có năng khiếu về nghệ thuật, ông thích viết văn, làm thơ, thảo nhạc, giỏi vẽ, vì vậy mà lớn lên ông chuyên tâm vào con đường văn chương Năm

15 tuổi, Vũ Trọng Phụng không thể viết tiếp ước mơ vào trường Sư phạm nên phải lăn lội với đời kiếm sống, ông làm thư ký ở nhà hàng Godard, đánh máy chữ ở nhà in Viễn Đông nhưng không gắn bó được lâu vì ông chỉ say mê, chăm chú vào viết văn, nên buộc phải nghỉ việc Từ đây, ông bước sang con đường văn chương chính thức với hai bút danh thường dùng là Vũ Trọng Phụng và Thiên Hư

Vũ Trọng Phụng viết cho nhiều tờ báo xuất bản từ khoảng 1930 đến 1939 như Nhật Tân, Hải Phòng tuần báo, Công dân, Hà Nội báo, Bên cạnh đó, ông còn viết nhiều phóng

sự nổi tiếng và được mệnh danh là “Ông vua phóng sự đất Bắc” như phóng sự đầu tay năm

1933 mang tên Cạm bẫy người, đây là bài phóng sự đã gây ra một những xôn xao cho dư

Trang 4

luận đương thời Năm 1934, phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây một lần nữa khẳng định tên tuổi

của mình

Trong nghề văn, Vũ Trọng Phụng cũng gây được tiếng vang lớn với những tác phẩm dưới ngòi bút hiện thực đã soi rọi được những ngõ ngách tối tăm, nhơn nhớt của xã hội

đương thời Năm 1930, truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên đường được ra mắt Năm 1931

là vở kịch Không một tiếng vang và bắt đầu gây được sự quan tâm của độc giả Năm 1934, cuốn tiểu thuyết đầu tay Dứt tình của Vũ Trọng Phụng được đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo Đến năm 1936, đến giai đoạn này thì tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng bắt đầu gây tiếng vang và nhận được nhiều sự chú ý Lần lượt các tác phẩm như Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ, ra đời gây ra một làn sóng dư luận đương thời Cách viết của Vũ Trọng Phụng là theo

lối “tả chân”, ngòi bút sắc bén đi sâu vào những vấn đề phức tạp, nhạy cảm của đời sống nhằm phơi bày hiện thực trần trụi, lột trần và lên án những gì xấu xa nhất của xã hội Thế nên, ông thuộc loại nhà văn được chú ý nhưng không được hiểu rõ và nhìn nhận đúng ở thời điểm đó

Do cuộc sống khó khăn, ông phải lao động vất vả và bệnh lao hành hạ nên Vũ Trọng Phụng mất sớm khi chỉ mới 27 tuổi vào ngày 13-10-1939

1.2 Thông tin xuất bản tác phẩm

Tác phẩm gồm 30 chương và một đoạn kết, được đăng lần đầu tiên trên tuần san Hà Nội báo từ số 1 (1-1-1936); sau 10 kỳ, tòa soạn thông báo ngừng đăng khi đó tác phẩm mới hết chương 10 Sau hai tháng, Hà Nội báo lặng lẽ đăng tiếp từ số 18 (6-5-1936) với nhan

đề mới là Thị Mịch và được đăng liên tục đến hết ở số 39 Năm 1937, tác phẩm lần đầu tiên được NXB Văn Thanh in thành sách

Một trong những bản in có giá trị nhất phải kể đến bản in năm 1951 của nhà sách Mai Lĩnh và NXB Văn Nghệ năm 1956

Tiểu thuyết Giông tố được sáng tác trong bối cảnh Việt Nam hoàn toàn nằm dưới ách

thống trị của thực dân Pháp ở những thập niên 30, 40 của thế kỷ XX Nhiều phong trào cách mạng nổi lên nhưng nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp trong biển máu Tình hình kinh tế nước ta xuống dốc khi bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cùng với sự bóc lột nặng nề của chính quyền thực dân Đời sống nhân dân càng thêm cùng cực,

Trang 5

thiếu thốn, nhiều người phải bỏ xứ ra đi tìm miếng cơm manh áo rồi bị dòng đời đẩy đưa trở nên tha hóa Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn thấy nước những góc tối đằng sau cái gọi là “Âu hóa”, “khai sáng văn minh” đến từ thực dân Pháp Chính cái nhìn sâu sắc đó đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho ông viết lên những trang văn trào phúng giàu tính hiện thực của mình

2 Tóm tắt tác phẩm

Truyện bắt đầu vào một đêm trăng tỏ, xe ô tô của lão Nghị Hách đang trên đường đi thủ đô Hà Nội thì bị hỏng ngay đoạn đường làng thanh vắng Trong lúc chờ hai thằng tài

xế của mình sửa xe, lão xuống xe đi dạo, đúng lúc bắt gặp mấy người đi gánh rạ đêm khuya Trong số đó, có một cô gánh rạ đi cuối cùng tên là Thị Mịch, có dung nhan xinh đẹp Thú tính của lão ta trỗi dậy, lừa cô gái qua xe để hắn mua giúp rạ, sau đó, hắn kéo Thị Mịch vào xe rồi cưỡng bức cô trắng trợn Xong xuôi, hắn vứt cho cô 5 đồng rồi đẩy cô ngã khỏi

xe, cứ thế phóng xe vụt đi mất mặc kệ có ông tuần Trương chặn xe và yêu cầu dừng lại Được biết lão Nghị Hách kia là một tư sản giàu có, bạc vàng tiêu không hết, lại nổi tiếng tham lam, gian xảo và độc ác Dù vậy, cả nhà Thị Mịch cùng dân làng quyết kiện lão

ta đến cùng nhằm mong lấy lại danh dự cho người con gái ngây thơ, thiện lương Tuy nhiên, nhờ thế lực của đồng tiền, lão ta dễ dàng mua chuộc quan cấp cao, đổi trắng thay đen rồi được xử trắng án nhanh chóng Vụ kiện bất thành khi quan huyện Cúc Lâm buộc phải từ chức vì có ý đứng về phía người làng Quỳnh Thôn, quan huyện mới lại thuộc phe Nghị Hách Thêm nữa, cha của Thị Mịch lại bất cập khi dạy dư số học trò quy định Từ đó, lão Nghị Hách đã khiến cả làng Quỳnh Thôn lao đao, khốn đốn vì dọa kiện ngược lại làng

Cả nhà Thị Mịch từ thế đáng thương chuyển sang bị dân làng rẻ rúng và xa lánh

Thị Mịch ban đầu là vợ sắp cưới của Long - thư ký của cậu Tú Anh con trai cả lão Nghị Hách Khi biết được sự việc của vợ chưa cưới, lại chứng kiến cảnh tự tử hụt của cô, Long càng thương Thị Mịch, càng căm thù lão Nghị Hách xấu xa Long hứa với Thị Mịch

dù ra sao vẫn sẽ yêu thương cô như trước và giúp cô báo mối thù này Thế nhưng, khi chứng kiến gia thế đồ sộ của Nghị Hách, Long đã từ bỏ ngay ý định tin vào cửa công đường

có thể trừng trị kẻ ác Lại thêm, ông Tú Anh con trai cả lão Nghị Hách là một trí thức, tài đức vẹn toàn, biết được chuyện dơ bẩn cha mình làm có ý bênh vực cô gái nghèo, đáng

Trang 6

thương kia Ông ấy tính đủ đường để Thị Mịch khỏi phải chịu tiếng xấu, cũng nhờ cách đối nhân xử thế quá đỗi đức độ như vậy, Long đã từ bỏ ý định bày mưu lừa gạt chủ nhân mình để rửa hận Long đã viết thư cho Tú Anh, trong thư kể hết sự việc và bày tỏ nỗi lòng của mình với Tú Anh Số phận trớ trêu thay khi Mịch lại có thai với kẻ đã gây bao đau khổ đời cô Long và Mịch bắt đầu có những xáo động trong tâm tư vì sự nghi kỵ, hiểu lầm lẫn nhau Sau cùng, dưới sự thu xếp của Tú Anh thì Mịch trở thành vợ lẽ của lão Nghị Hách, còn Long được Tú Anh tin tưởng hứa hôn với em gái mình là Tuyết, trở thành con rể tương lai của Nghị Hách

Lúc bấy giờ, Nghị Hách nhận được lời mời hợp tác của một công ty tư bản Pháp để cùng nhau nắm độc quyền nước mắm bằng cách ủng hộ Nghị Hách ra tranh cử chiếc ghế nghị trưởng Bỗng có một ông già tên Hải Vân xuất hiện - ông ta là bạn cũ thuở niên thiếu nghèo khó của Nghị Hách Hai người thân nhau như người nhà, cùng nhau cố gắng làm ăn, thế rồi với bản tính xấu xa, Nghị Hách hãm hại bạn, đẩy bạn vào cảnh tù tội còn lão thì đường hoàng cướp vợ bạn Khi gặp lại Hải Vân, Nghị Hách đã run sợ và ra sức thanh minh cho mình về tội “lừa thầy phản bạn” khi xưa Nhưng chuyến trở về lần này của Hải Vân không với mục đích trả thù, mà chỉ muốn lấy một số tiền lớn của Nghị Hách để gây quỹ cho tổ chức cách mạng ông đang theo Ông ta đóng vai trò quân sư, xem tử vi cho Nghị Hách để nhận được sự tin tưởng của lão rồi dàn xếp cho lão chứng kiến vợ ngoại tình và nhân đó nói hết sự thật bi kịch đời lão Nghị Hách

Trong căn phòng vợ cả Nghị Hách ngoại tình với thằng cung văn, có cả Tú Anh và Long ở đó, Hải Vân đã nói ra hết sự thật rằng Long chính là kết quả của cuộc tình vụng trộm giữa Nghị Hách và vợ ông ta Còn Tú Anh mới chính là con ruột của Hải Vân với vợ

cả Nghị Hách Sự thật được phơi bày, không ai có thể chấp nhận được người đau đớn, người ngất xỉu, người oán than,

Mặc dù vậy, lão Nghị Hách vẫn còn tâm trí để lao vào cuộc tranh cử Ông ta giả nhân giả nghĩa bằng cách tổ chức phát chẩn cho dân Trong một buổi tiệc lão phát biểu những lời “đạo đức giả”, thậm chí còn đem cuộc hôn nhân của Long và Tuyết ra để chứng minh ông ta không phân biệt sang hèn cao thấp, chọn Long là một người bình dân làm vị hôn phu cho con gái mình (mặc dù lão biết Long là máu mủ với lão)

Trang 7

Còn về phía Hải Vân, sau khi lấy được một khoản tiền lớn từ Nghị Hách, ông ta cùng

Tú Anh ra bờ biển để chuẩn bị lên đường Trong lúc đợi thuyền đến đón, hai cha con tâm

sự với nhau đôi chút về thế sự Ông khuyên con trai mình ở lại cố gắng làm những việc hữu ích giúp đời, hãy sống thật tốt vì giờ Tú Anh không còn phải cảm thấy xấu hổ khi là con trai Nghị Hách Rồi ông lão giảng giải cho con cái nhìn đúng đắn trước thời cuộc hỗn loạn Nói rồi, hai cha con từ biệt, Tú Anh đăm mắt nhìn theo con thuyền đương đầu bão tố vượt khơi xa của cha mình Ở đoạn kết, Long đau khổ và lao vào những cuộc ăn chơi nghiện ngập không lối thoát bỏ mặc cô vợ Tuyết mới sinh ở nhà Trong một đêm ăn chơi trác táng ở xóm Khâm Thiên, Long quay về thấy tình cảnh nửa sống nửa chết của Tuyết, anh quay lại Khâm Thiên, để lại bức thư tuyệt mệnh rồi cắt mạch máu tự tử Sống trong cảnh loạn luân với Tuyết, bị cha ruột mang lên bàn cờ để thỏa mãn danh vọng Anh bất lực, bị lương tâm dày vò rồi sa ngã vào những cuộc ăn chơi, tự hủy hoại đời mình, sau cùng tìm đến cái chết để giải thoát…

3 Định vị vị trí tác giả, tác phẩm

3.1 Chủ nghĩa tự nhiên

Chủ nghĩa tự nhiên là một trào lưu sáng tác văn học tiêu biểu nửa sau thế kỷ XIX bắt nguồn từ Tây Âu, cụ thể là văn học Pháp Emile Zola (1840-1902) là cái tên tiêu biểu cho quá trình phát triển lý thuyết chủ nghĩa tự nhiên thể hiện qua khối lượng tác phẩm đồ sộ của mình, cụ thể qua tập sách “Tiểu thuyết thực nghiệm” (Le Roman Expérimental) và

“Các tiểu thuyết gia tự nhiên chủ nghĩa” (Les romanciers naturalistes)

Văn học phản ánh cuộc sống vì vậy văn học luôn làm mới mình để phản ánh được sâu sắc, đầy đủ những vấn đề phức tạp, đa dạng của cuộc sống thực tại Cũng vì vậy, mà văn học luôn có những khuynh hướng, trào lưu sáng tác khác nhau được sinh ra theo dòng thời gian lịch sử Chủ nghĩa tự nhiên ra đời cũng nằm trong quy luật đó, nửa sau thế kỷ XIX, vấn đề mâu thuẫn giai cấp được đẩy lên đỉnh điểm, sự căng thẳng cực độ giữa tư sản

và vô sản vì vấn đề bóc lột người với người diễn ra mạnh mẽ Xã hội bề nổi phát triển mạnh

mẽ và giàu có bởi tư sản nổi lên ngày một nhiều Nhưng phần chìm là những người thuộc giai cấp vô sản, bị trị bị đàn áp, bị bóc lột nặng nề Thế nên, ở xã hội nhiễu nhương đòi hỏi phải có một phương thức nghệ thuật mới đủ sức phơi bày những mặt trái của xã hội trên

Trang 8

từng trang văn, tái hiện góc khuất của vấn đề khác với những khuynh hướng nghệ thuật trước đã bóc tách

Chủ nghĩa tự nhiên sáng tác dựa trên nguyên tắc nhìn đời một cách lãnh đảm, phơi bày hiện thực khách quan trần trụi đến mức ghê sợ, vì tập trung vào những phần chìm, mặt tối của xã hội Những người sáng tác theo chủ nghĩa tự nhiên có con mắt nhìn con người

từ thân trở xuống, tức nhìn từ cái xấu đến cái rất xấu của con người và cuộc đời Họ chống lại chủ nghĩa lạc quan, cái đẹp lãng mạn của cuộc đời, truy cầu những góc khuất bị che đậy

từ đó phê phán và tố cáo hiện thực “Tác phẩm văn học của chủ nghĩa tự nhiên đã nhanh chóng chiếm lĩnh đề tài mới, đi vào mọi ngõ ngách của đời sống thực tại, tìm hiểu tác động qua lại của cá nhân và đám đông, vai trò của tiềm thức trong tâm lý con người, chống lại chủ nghĩa lạc quan chính thống giả dối, chống lại tư tưởng và đạo lý tiểu thị dân, biểu lộ tinh thần dân chủ rộng rãi và xu hướng phê phán, tố cáo.”1

Ngòi bút của chủ nghĩa tự nhiên sẽ giải thích những hiện tượng thối nát, tệ nạn của

xã hội bằng các nguyên nhân về tâm sinh lý, những cái thuộc về bản năng của con người Hay nói cách khác, phần con sẽ được chú trọng hơn phần người, đó là lý do gây ra bi kịch cho nhân vật trong sáng tác của chủ nghĩa tự nhiên Ta sẽ thường bắt gặp những vấn đề về tham vọng và dục vọng được lặp đi lặp lại gây ra bi kịch cho nhân vật, sẽ thường thấy nhân vật trong sự giằng xé nội tâm và dần biến chất Từ đó, quá trình tha hóa con người trở thành vấn đề trọng tâm Và quá trình đó được phơi bày dưới con mắt lãnh đạm, thể hiện tận cùng nỗi khổ đau con người và nhân vật thường sẽ không có điểm kết thúc bi kịch, sẽ bị giam cầm trong tuyệt vọng và rơi vào tình trạng không lối thoát

3.2 Dấu ấn của chủ nghĩa tự nhiên trong tiểu thuyết Giông Tố

Nhà văn Vũ Trọng Phụng ít nhiều có tiếp nhận màu sắc của chủ nghĩa tự nhiên trong các tác phẩm của mình để góp phần tăng tính trào phúng nhằm tố cáo hiện thực mạnh mẽ, bày tỏ quan điểm tư tưởng của mình trước thời đại một cách rõ ràng Một trong những tác

phẩm nổi trội về yếu tố của chủ nghĩa tự nhiên có thể đề cập đến Giông tố Quá trình tha

1 Nguyễn Lệ Thu (2014) Chủ nghĩa tự nhiên trong tiểu thuyết Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn đầu thế

kỉ XX (Qua tác phẩm “Làm đĩ” của Vũ Trọng Phụng và “Gamja” của Kim Dong In) Tạp chí Khoa học

ĐHQGHN: Tập 30, Số 1S, 100-108

Trang 9

hóa con người trong Giông tố dưới ngòi bút “tả chân” của Vũ Trọng Phụng trở nên bẩn

thỉu, đáng ghê sợ bởi quá trình đó gắn với tham vọng, dục vọng từ bản năng con người Những cái xấu xa và đen tối nhất của con quỷ ẩn đằng sau một người trỗi dậy từ từ đẩy họ xuống hố sâu vực thẳm của bi kịch

Thị Mịch trong tác phẩm ban đầu là con gái của một nhà bình dân nhưng lại gia giáo

vì cha cô là một cụ đồ dạy chữ Tuy nghèo, nhưng người con gái ấy ngây thơ, trong sáng

và thiện lương Vốn vận mệnh đã định rồi mai nàng cưới Long, tuy là một thanh niên mồ côi nhưng lại rất có chí, là người quân tử và không ham cầu danh lợi Thế nhưng, đáng ra Thị Mịch sẽ được hưởng trọn vẹn hạnh phúc như bao người thì cô lại bị cưỡng hiếp bởi lão Nghị Hách tham lam, xấu xa Từ đây, cuộc đời cô rẽ hướng hoàn toàn và chuẩn bị cho một quá trình tha hóa ở đằng sau Từ một cô gái hoàn toàn ngây thơ, trong sáng chưa biết gì về

“ái tình”, sau cuộc cưỡng bức thô bạo ấy “Không bao giờ Mịch còn có thể ngồi giặt giũ ở

bờ sông khi có đàn ông tắm Ngay đến lội xuống ao vớt bèo cho lợn Mịch cũng cứ phải để ống quần dài… Là vì hình như nếu để lộ đùi ra thì lại sẽ có người thừa cơ hãm hiếp nữa.” (Vũ Trọng Phụng, 2006, tr.100) Cái trải nghiệm “ái tình” của một cô gái ngây thơ lại là sự thô bạo và không chút tình yêu làm cho Mịch cảm thấy ghê sợ và nó để lại trong cô một nỗi ám ảnh to lớn, một nỗi sợ vô hình trong tâm lý Thế giới xác thịt trong mắt của Thị Mịch là những gì kinh tởm nhất mà mà cô phải đề phòng vì sợ nó có thể diễn ra bất cứ lúc nào

Mọi chuyện tồi tệ hơn khi lòng nghi kỵ của Long trỗi dậy, anh đã không tin tưởng vợ sắp cưới của mình và với danh dự của một người đàn ông thì đây cũng là bi kịch của cá nhân anh Rồi Mịch và Long chỉ vì hiểu lầm và không tin tưởng lẫn nhau đã rơi vào sự dàn xếp của Tú Anh, mỗi người mỗi ngả, Mịch thì làm lẻ Nghị Hách, Long thì làm con rể tương lai Nghị Hách Trong nỗi oán hờn, tủi nhục vì nghĩ Long khinh rẻ mình, Mịch đã quyết tâm

về làm lẽ Nghị Hách Có thể nói, sự tha hóa của nhân vật Mịch từ từ được bùng lên mạnh

mẽ dưới tác động của hận thù Cô nghĩ đến viễn cảnh đứa con của mình sẽ được cấp một nền giáo dục như Tú Anh, trở thành một con người trí thức, tài đức thì nó hơn hẳn là con Long, vậy nên cô đã thành công báo thù cho sự vứt bỏ cô của Long Chính lòng hận thù đã

Trang 10

đẩy Mịch đến bước quên mất lão già háo sắc kia là kẻ gây ra đau khổ cho đời mình, là kẻ cưỡng hiếp mình một cách thô bạo mà sẵn sàng lấy lão làm chồng để trả thù Long

Cũng từ đây, những dục vọng trong cô trỗi dậy mạnh mẽ, người con gái ngây thơ ngày xưa dần dần sa ngã Dục vọng làm cô quên đi cái bẩn thỉu trong lần bị cưỡng hiếp đó,

mà chỉ đê mê nhớ lại những khoái lạc được hưởng Nhân vật của Vũ Trọng Phụng được bộc lộ, giải phóng ra những dồn nén tính dục bản năng trước giờ bị kìm hãm bởi những ám ảnh trong tâm lý “Trong lúc này, con vật đã nổi dậy trong lòng cô gái quê mập mạp, trẻ trung, đương thì… Mịch nhớ đến lúc ấy say sưa như người háu đói vậy” (Vũ Trọng Phụng,

2006, tr.159) Rồi khi chính thức về làm lẻ cho Nghị Hách, thì cũng là lúc nhân vật bị tha hóa một cách cùng cực so với bản thân cô hồi trước Nghị Hách không đến thăm cô dù chỉ một lần sau đêm tân hôn, Mịch sống trong bất hạnh của việc thiếu thốn tình cảm, đến nỗi lúc nào cô cũng khát khao “ái tình”, có một nỗi dục vọng không được thỏa mãn, khiến cô càng thêm điên cuồng trong tâm trí, những điều đó dồn nét tạo ra một ẩn ức không hề nhỏ,

và tất cả được cô giãi bày trong trí tưởng tượng của mình “Mịch đã cho mình là phải, là cao thượng, là làm những việc chính đáng những khi có tư tưởng bất chính Cho nên một buổi chiều chỉ có một người khách qua đường nhìn Mịch, là đủ cho đêm ấy Mịch được cái sung sướng, bài trí trong óc mình cảnh hạnh phúc gia đình với khách qua đường ấy, một cảnh trong đó có đủ: những ôm ẵm, mơn trớn… nâng niu.” (Vũ Trọng Phụng, 2006, tr.189-199) Rồi đỉnh điểm cho sự sa ngã của mình mà có lẽ ngay đến chính Mịch cũng không biết đó là trái lẽ phải, là vi phạm đạo đức khi trở thành một đôi “gian phu dâm phụ” với Long Dù là tha hóa, biến cách nhưng cô Mịch vẫn làm cho độc giả thương xót, chính hoàn cảnh khắc nghiệt đã đẩy một cô gái thiện lương đến bước đường không kiểm soát được hành vi, chỉ hành động theo bản năng và những ẩn ức dồn nén quá lớn đến lúc không thể kìm hãm thì nó chi phối luôn cả suy nghĩ của nhân vật, làm Mịch đê mê trong cơn đói dục vọng Cái đáng sợ nhất trong đời cô Mịch không phải là quá trình tha hóa dẫn đến một cô gái bị lệch lạc, điên cuồng trong dục vọng mà chính là sự mất nhận thức cá nhân Mịch bị dồn vào một góc tối, khách quan mà nói cô bị giam cầm trong sự cô đơn và nỗi bất hạnh, lâu dần làm cô đánh mất chính mình rồi tự hủy hoại đạo đức vốn có Bi kịch đời cô mở

Ngày đăng: 24/12/2024, 23:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w