1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò của triết học mac lenin trong các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội việt nam hiện đại từ chính trị kinh tế đến văn hóa và giáo dục

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chúng giúp con người không phải bắt đầu từ con số khôngmà luôn xuất phát từ một lập trường nhất định, nhìn thấy được phương hướng vậnđộng chung của đối tượng, xác định được các mốc cơ bả

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

1 Nguyễn Văn Lâm Khang 2 Nguyễn Quang Nhơn 3 Lê Tuấn Anh

4 Nguyễn Thành Hiếu5 Bùi Tuấn Anh

Mã lớp học:

Trang 3

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU

Triết học Mac-Lenin, một hệ thống tư tưởng phong phú và sâu sắc, đã và đang có một tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam Đây không chỉ là một lý thuyết học thuật mà còn là một nguyên tắc hướng dẫn cho hànhđộng, một công cụ để hiểu rõ và cải thiện thế giới xung quanh chúng ta Bài tiểu luận này sẽ khám phá vai trò của triết học Mac-Lenin trong các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội Việt Nam hiện đại, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa và giáo dục, cũng như trong quá trình đổi mới mà đất nước đang trải qua.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN 1 Sự ra đời và phát triến của triết học Mác – Lênin

1.1 Sự ra đời triết học Mác – Lênin

1.2 Sự phát triển của triết học Mác – Lênin

2 Đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lênin

2.1 Đối tượng của triết học Mác – Lênin 2.2 Chức năng của triết học Mác – Lênin

CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG ĐỜI SỐNG XÃHỘI VÀ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Triết học Mác – Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn

Triết học Mác-Lênin, với những nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứngduy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phản ánh những mặt, thuộc tính, và mối liênhệ phổ biến nhất của hiện thực khách quan Chúng không chỉ có giá trị định hướngtrong nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người mà còn tương đồng với giátrị định hướng của các nguyên lý và quy luật khoa học chuyên ngành khác, nhưđịnh luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, định luật vạn vật hấp dẫn, quy luật

Trang 4

giá trị, v.v Điểm khác biệt chính là do các nguyên lý và quy luật của phép biệnchứng duy vật phản ánh những mặt phổ biến nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy,chúng có tác dụng định hướng không chỉ trong một phạm vi cụ thể nào đó mà còntrong mọi trường hợp Chúng giúp con người không phải bắt đầu từ con số khôngmà luôn xuất phát từ một lập trường nhất định, nhìn thấy được phương hướng vậnđộng chung của đối tượng, xác định được các mốc cơ bản trong nghiên cứu hayhoạt động cải biến sự vật, từ đó định hình được con đường cần đi, phương hướngđặt vấn đề và giải quyết vấn đề, tránh được những sai lầm hay mò mẫm giữa mộtkhối mối liên hệ phức tạp mà không có tư tưởng dẫn đường.Chẳng hạn, một trongnhững vấn đề bức xúc mà hầu như bất cứ giai đoạn nào xã hội cũng phải đối mặt -vấn đề thái độ đối với tôn giáo.Ở Việt Nam, vấn đề tôn giáo đôi khi đã được giảiquyết bằng những cách giản đơn, hành chính, thiếu cơ sở khoa học mà không thấyhết tính phức tạp của vấn đề.Trong bức tranh xã hội đa dạng, những sức mạnh xãhội thường đối lập và xa lạ với con người, chi phối cuộc sống của họ một cáchhuyền bí và khó hiểu, giống như những lực lượng thiên nhiên Trong các xã hộiphân chia giai cấp, chính sách áp bức xã hội thường là nguồn gốc chủ yếu của tôngiáo Để khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, cần phải đấu tranh chống lạinhững nguyên nhân vật chất đã sản sinh ra tôn giáo, không chỉ dừng lại ở việc cấmđoán Chúng ta chủ trương tự do tín ngưỡng, coi đó là quyền cơ bản của mỗi cánhân, nhưng đồng thời, chúng ta cũng tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩađể xây dựng một xã hội không có sự bóc lột, qua đó loại bỏ nguồn gốc sâu xa củatôn giáo, dẫn đến sự tiêu vong tự nhiên của nó Đây là một đường lối khoa học, chỉcó thể đạt được trên cơ sở lập trường duy vật Xuất phát từ những cái lập trườngtriết học khác nhau, chúng ta đã đi đến những cách giải quyết vấn đề khác nhau.Mỗi lập trường triết học không chỉ mang lại một góc nhìn riêng biệt về thế giới vàcon người mà còn hướng dẫn chúng ta đến những phương pháp tiếp cận và giảiquyết các vấn đề cụ thể trong thực tiễn Chẳng hạn, từ lập trường duy vật, chúng tanhìn nhận rằng vật chất là cơ sở của mọi hiện tượng và ý thức, và từ đó, chúng tatìm kiếm giải pháp cho các vấn đề xã hội bằng cách can thiệp vào thế giới vật chất.Ngược lại, từ lập trường duy tâm, người ta có xu hướng giải quyết vấn đề bằngcách thay đổi ý thức, niềm tin, và tư duy của con người Nhận thức về sự khác biệtnày không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các quan điểm triết học mà còn giúpchúng ta lựa chọn cách tiếp cận phù hợp khi đối mặt với các thách thức cụ thể trongcuộc sống Điều quan trọng là phải nhận diện được lập trường triết học của bảnthân và cách nó ảnh hưởng đến quá trình nhận thức và hành động của chúng ta

Trang 5

trong mọi tình huống Việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập trường triếthọc nhất định không chỉ là sự chấp nhận một thế giới quan hay một cách lý giải vềthế giới, mà còn là sự chấp nhận một cơ sở phương pháp luận chỉ đạo cho hànhđộng Từ lập trường duy vật, chúng ta tìm kiếm nguyên nhân vật chất của tôn giáovà loại trừ chúng để loại bỏ tôn giáo khỏi đời sống xã hội Ngược lại, từ lập trườngduy tâm, người ta cố gắng loại trừ tôn giáo chỉ bằng sức mạnh ý chí và cấm đoán,nhưng phương pháp này thường không mang lại kết quả mong muốn Những lựachọn triết học này không chỉ phản ánh quan điểm cá nhân, mà còn ảnh hưởng đếncách chúng ta tiếp cận và giải quyết các vấn đề xã hội Chúng ta cần nhận thức rõràng về tầm quan trọng của việc lựa chọn một lập trường triết học, bởi nó không chỉlà nền tảng lý thuyết mà còn là kim chỉ nam cho hành động, giúp chúng ta hướngtới một xã hội công bằng và tiến bộ hơn.

Triết học với vai trò là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất, nhưng nó không phải là một cái gì quá xa xôi, viển vông, ngược lại, nó gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sống, với thực tiễn, là cái định hướng, cái chỉ đạo cho chúng ta trong hành động Xuất phát từ một lập trường triết học đúng , cụ thể là xuất phát từ

những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng ta có thể có được nhữngcách giải quyết đúng các vấn đề do cuộc sống đặt ra Còn ngược lại, xuất phát từ một lập trường triết học sai lệch, chúng ta không thể tránh khỏi hành động sai lệch Chính ở đây thể hiện giá trị định hướng - một trong những biểu hiện cụ thể chức năng phương pháp luận của triết học.

Sự đánh giá chưa thỏa đáng đó thể hiện đầu tiên trước hết ở thái độ coi thường vai trò của triết học, cho rằng vì triết học nghiên cứu và giải quyết những vấn đề quá chung chung nên những kết quả nghiên cứu của nó hầu như ít có có tác dụng thiết thực Vấn đề là trong nhiều trường hợp, khi giải quyết những vấn đề một cách cụ thể, những người làm công tác thực tiễn khó thể tìm thấy ở triết học một câu trả lời đúng đắn Trong khi đó, trong hoạt động thực tiễn, con người lại gặp và buộc phải giải quyết trước hết chính những vấn đề thuộc tri thức triết học.Những vấn đề cấp bách do cuộc sống, do những hoạt động thực tiễn đặt ra bao giờ cũng là một trong những vấn đề hết sức cụ thể, nhưng để giải quyết những vấn đề cụ thể ấy của cuộc sống một cách đúng đắn , không một ai có thể tránh việc giải quyết những vấn đề chung có liên quan V.I.Lênin đã từng nói và nhận xét rằng : “Người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải quyết các vấn đề chung, thì kẻ đó, trên mỗi bước đi, sẽ không bao giờ tránh khỏi “vấp phải” những vấn đề chung đó một cách

Trang 6

không tự giác Mà mù quáng vấp phải những vấn đề đó trong từng trường hợp riêng, thì có nghĩa là đưa chính sách của mình đến chỗ có những sự dao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc”.

Có thể thấy, những vấn đề vướng mắc trong việc giải quyết hàng loạt vấn đề cụ thể là một điều bức bách trong những năm đầu thời kỳ đổi mới ở Việt Nam không phải nằm ở những vấn đề cụ thể, mà thực ra, tất cả bắt nguồn từ những quan điểm lớn đểlàm cơ sở cho việc giải quyết những vấn đề cụ thể lúc bấy giờ chưa hoàn toàn rõ ràng, nhất quán.

Đây chính là những vấn đề của triết học về việc nghiên cứu, giải quyết những vấn đề về quan điểm sẽ cung cấp cơ sở lý luận đúng đắn định hướng đúng đắn cho việc giải quyết một cách có hiệu quả tất cả những vấn đề cụ thể Thiếu cơ sở lý luận , người ta sẽ luôn phải hành động trong tình trạng mò mẫm và các kế hoạch sẽ khôngtránh khỏi rơi vào tình trạng tùy tiện Vì vậy, việc nghiên cứu và giải quyết các vấn đề triết học do thực tiễn cuộc sống đặt ra không phải là một việc làm vô ích, mà chính là sự đóng góp thiết thực vào việc giải quyết những vấn đề thiết thực, cụ thể, bức bách của cuộc sống.Tuy nhiên, hiệu quả của việc nghiên cứu triết học không đơn giản như hiệu quả nghiên cứu của các bộ môn khoa học - kỹ thuật, càng không giống hiệu quả của các hoạt động sản xuất trực tiếp Kết luận mà nghiên cứu triết học đạt tới không phải là lời giải đáp trực tiếp, và cụ thể cho từng vấn đề cụ thể vô cùng đa dạng và phong phú của cuộc sống, mà là cơ sở cho việc xác định những lờigiải đáp trực tiếp, cụ thể ấy Chẳng hạn, kết luận mới của Đại hội VI: “Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” chính là sơ sở cho việc xác định hàng loạt chính sách mới, đúng đắn hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thực tế cho thấy rằng hiệu quả của những nghiên cứu triết học chính là ở giá trị định hướng cho những hoạt động thực tiễn vô cùng đa dạng và phong phú của những kết luận chung, có tính khái quát cao mà nó khó có thể đạt tới chứ không phải và không thể là những lời giải đáp cụ thể cho từng trường hợp Điều đó cho thấy rằng triết học đóng vai trò hết sức to lớn trong việc giải quyết những vấn đề khó rất cụ thể của cuộc sống Tuy nhiên, sẽ là những sai lầm nếu từ đó lại đi đến chỗ tuyệt đối hóa vai trò của triết học, cho rằng chỉ cần nắm được triết học thì lập tức sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề một cách cụ thể của thực tiễn Quan điểm tuyệt đối hoá vai trò của triết học nên đã gây ra ở một số những người ảo tưởng cho

Trang 7

rằng, triết học là cái chìa khóa vạn năng, chỉ cần nắm được nó là tự khắc sẽ giải quyết được mọi vấn đề cụ thể Thiên hướng đó không thể không tránh khỏi dẫn đến những sai lầm giáo điều do áp dụng một cách máy móc về những nguyên lý, những quy luật chung vào những trường hợp cụ thể rất khác biệt Những nguyên lý, những quy luật chung đó , nói như V.I.Lênin, đều đã được lịch sử hoàn toàn công nhận về đại thể, nhưng trong thực tế cụ thể, sự việc đã diễn ra một cách khác mà chúng ta đã không thể (và bất cứ ai cũng không có thể) đoán được, nó đã diễn ra một cách phức tạp và độ đáo hơn nhiều Vì vậy, có thể nói rằng mỗi nguyên lý chung, theo tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin, đều phải được xem xét các trườnghợp : a) theo quan điểm lịch sử; b) gắn liền với những nguyên lý khác; c) gắn liền với “kinh nghiệm cụ thể của lịch sử” Thiếu “kinh nghiệm cụ thể của lịch sử” này, thiếu sự hiểu biết tình hình thực tế sôi động diễn ra ở từng địa điểm và thời gian nhất định - thì việc vận dụng những nguyên lý chung không những không mang lại hiệu quả mà trong nhiều trường hợp còn có thể dẫn đến những sai lầm nghiên trọng.Như vậy, để có thể giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề cụ thể hết sức đa dạng và vô cùng phức tạp của cuộc sống, chúng ta cần tránh hai thái cực sai lầm: Một là xem thường triết học và do đó sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, tùy tiện, dễ bằng lòng với những biện pháp cụ thể nhất thời, đi đến chỗ mất phương hướng, thiếu nhìn xa trông rộng, thiếu chủ động và sáng tạo trong công tác; Hai là tuyệt đốihóa vai trò của triết học và do đó sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụng theo cách máy móc những nguyên lý, những quy luật chung của triết học mà không tính đến tình hình cụ thể do không nắm được tình hình cụ thể đó trong những trường hợp cụ thể.Kết hợp cả hai loại tri thức trên đây - tri thức chung (trong đó có tri thức triết học và tri thức khoa học chuyên ngành) và tri thức thực tiễn ( có sự hiểu biết tình hình thực tiễn và trình độ tay nghề được biểu hiện qua sự nhạy cảm thực tiễn) - đó là tiền đề cần thiết để đảm bảo thành công của chúng ta trong hoạt động cụ thể của mình.

2.2 Triết học Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan phương pháp luận khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ

Trong thời đại ngày nay, vai trò của triết học Mác - Lênin ngày càng gia tăng.Điều này chủ yếu được quyết định bởi đặc điểm của thời đại và xu hướng pháttriển Bản chất của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là sự thay đổi

Trang 8

về chất của năng suất dựa trên tri thức khoa học, ngày càng trở thành năng suất trựctiếp Đặc điểm nổi bật của nó là quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càngmạnh mẽ trong các lĩnh vực sản xuất vật chất và đời sống xã hội đã mang đếnnhững cơ hội và thách thức cho các nước và người dân châu Âu Là kết quả củacuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nhân loại đã bước vào thế kỷ 21và phải đối mặt với những vấn đề nhận thức mới, căn bản và sâu sắc Trong bốicảnh đó, triết học Mác - Lênin có vai trò rất quan trọng Nó là cơ sở lý luận,phương pháp luận của khám phá khoa học và là cơ sở để tổng hợp, phổ biến trithức khoa học hiện đại Dù cố ý hay tự phát, sự phát triển của khoa học hiện đạiđều phải dựa trên thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng Đồngthời, những vấn đề mới trong hệ thống tri thức khoa học hiện đại cũng mang lạinhững bước phát triển mới cho triết học Mác - Lênin Ngày nay, xu hướng toàn cầuhóa tiếp tục phát triển Bản chất của toàn cầu hóa là quá trình tăng cường kết nối,ảnh hưởng, ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau giữa các khu vực, quốc gia và các dântộc trên thế giới Song song với quá trình toàn cầu hóa, một xu hướng bổ sung vàphản tác dụng là xu hướng khu vực hóa Toàn cầu hóa kéo theo sự ra đời của hàngloạt tổ chức quốc tế và khu vực Toàn cầu hóa là một quá trình xã hội phức tạp, đầymâu thuẫn, chứa đựng cả mặt tích cực và tiêu cực, những cơ hội và thách thức đốivới các quốc gia và con người, đặc biệt đối với các nước kém phát triển Chủ nghĩađế quốc và các thế lực tư bản lợi dụng toàn cầu hóa để âm mưu tiến hành toàn cầuhóa tư bản Vì vậy, toàn cầu hóa là cuộc đấu tranh gay gắt giữa chủ nghĩa tư bản vàchủ nghĩa đế quốc, giữa các nước đang phát triển và các dân tộc kém phát triển.Trong bối cảnh đó, triết học Mác - Lênin là cơ sở của thế giới quan và phương phápluận khoa học, cách mạng để phân tích sự vận động, xu thế phát triển của xã hộihiện đại.

Trang 9

Chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và triết học Mác - Lênin nói riêng là nhữnghọc thuyết khoa học, cách mạng mở đường cho giai cấp công nhân và người laođộng trong cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc đang diễn ra trong điều kiện và hìnhthức mới Nó là Hiện nay, chủ nghĩa xã hội đang khủng hoảng và suy tàn, các lựclượng so sánh không có lợi cho các lực lượng cách mạng và tiến bộ Chủ nghĩa đếquốc tạm thời thắng thế Tuy nhiên, phong trào công nhân, phong trào xã hội chủnghĩa, phong trào độc lập dân tộc vẫn tồn tại và đang từng bước khôi phục, huyđộng, phát triển lực lượng, tìm kiếm đường lối, phương tiện đấu tranh mới Docuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóavà các vấn đề toàn cầu, tính toàn vẹn lãnh thổ của thế giới ngày càng cao, trong xuhướng đó, hợp tác và đấu tranh cùng tồn tại hòa bình Những mâu thuẫn cơ bảncủa thời đại chúng ta vẫn tồn tại nhưng chúng đã mang những đặc điểm và hìnhthức mới Đồng thời, nhiều xung đột toàn cầu khác cũng đang nổ ra Thế giới thếkỷ 21 vẫn tồn tại và phát triển trong hệ thống mâu thuẫn này, mâu thuẫn chủ yếu làmâu thuẫn giữa lợi ích của giai cấp tư sản với lợi ích của đại đa số nhân loại cùngphấn đấu vì một mục tiêu chung Mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ vàtiến bộ xã hội Để đạt được mục tiêu cao cả này, nhân loại phải có những lý luậnkhoa học và cách mạng để mở đường Học thuyết này là chủ nghĩa Mác-Lênin nóichung và triết học Mác-Lênin nói riêng.

2.3 Triết học Mác – Lênin là cơ sở lý luận trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

2.3.1 Triết học Mác – Lênin là cơ sở lý luận trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa trên thế giới

Kể từ lúc cách mạng tháng mười Nga thành công, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã cho mọi người thấy rõ được rõ tính ưu việt của mình so với chủ nghĩa tư bản Đó làmột mô hình chế độ xã hội mới: Do con người và vì hạnh phúc con người mà tạo

Trang 10

thành Như tất cả chúng ta có thể thấy rằng, mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực do nhiều nguyên nhân cả về khách quan lẫn chủ quan đều tồn tại những vấn đề bất cậpmà hạn chế nổi bật nhất của nó có thể nhắc đến ngay chính là cơ chế quản lý kinh tế - xã hội mang tính tập trung, quan liêu, bao cấp mà mọi sự việc hiện tượng đều cho chúng ta thấy nó là một sự yếu kém không thể chấp nhận của nó Bởi vì thế màchính từ trong tình trạng hiên nay thì phải cần có một cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng để lý giải, phân tích sự khủng hoảng, xu thế phát triển của chủ nghĩa xã hội ở trên thế giới,từ đó mà có thể tìm cách và phương hướng khắc phục để tồn tại và phát triển đi lên trên con đường xã hội chủ nghĩa.Vai trò của triết học Mác - Lênin rất quan trọng vì nó còn do chính yêu cầu đổi mớinhận thức triết học hiện nay Bên cạnh mặt tích cực thì không thể phủ nhận, việc nhận thức và vận dụng lý luận Mác - Lênin, trong đó có triết học Mác - Lênin, sau một thời gian dài mắc phải giáo điều, xơ cứng, lạc hậu, bất cập, là một trong những nguyên nhân của sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội thế giới Nhiều vấn đề lý luận và do những hạn, vướng mắc của điều kiện lịch sử mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin chưa luận giải và đưa ra một cách đầy đủ hoặc vẫn chưa thể dự báo hết được Do đó, việc tiếp tục bổ sung, sửa đổi, đổi mới là nhu cầu tự thân và bức thiết của triết học Mác - Lênin trong giai đoạn phát triển hiện tại.

”Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về sự

nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người; học thuyết này được sáng lập bởi C Mác, Ph Ăngghen và được V.I Lênin vận dụng và phát triển trong thực tiễn Chủ nghĩa Mác – Lênin được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản, đó là: Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị học Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học”

Như vậy, bước vào thời gian thế giới đang tiến vào xu thế hiện đại hóa, những điều kiện lịch sử mới đã quy định vai trò của triết học Mác - Lênin ngày càng tăng Điềuđó đòi hỏi phải bảo vệ, phát triển triết học Mác - Lênin để phát huy tác dụng và sứcsống của nó đối với thời đại và đất nước Bên cạnh đó, nó cũng là sự điều phối kết hợp giữa các mặt tích cực và chủ quan để phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện lịch sử của từng đất nước sao cho từ đó tất cả các điểm tốt của mỗi quốc gia xã hội chủ nghĩa phải được phát huy một cách triệt để.

Ngày đăng: 28/05/2024, 13:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w