1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Ppnc Văn Học Việt Nam Hiện Đại (1).Docx

18 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cái Bi Trong Truyện Ngắn “Một Bữa No” Của Nhà Văn Nam Cao
Tác giả Dương Thị Hồng Hạnh, Ngô Thu Phương, Lê Thị Tố Uyên, Phạm Thị Hải Yến, Bùi Như Quỳnh, Bùi Nguyên Vũ
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Và Khoa Học Giáo Dục Chuyên Ngành Văn Học, Ngôn Ngữ
Thể loại bài nghiên cứu khoa học
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 533,1 KB

Nội dung

Cái bi trong truyện ngắn “Một bữa no” của nhà văn Nam Cao

Trang 1

- -BÀI NGHIÊN

CỨU

CHỦ ĐỀ 6: VẤN

ĐỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Đề tài: Cái bi trong truyện ngắn “Một bữa no” của nhà văn

Nam Cao

Tên học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học và khoa học giáo dục

chuyên ngành văn học, ngôn ngữ

Mã học phần: NV306.1

Họ và tên thành viên nhóm 4:

1 Dương Thị Hồng Hạnh

2 Ngô Thu Phương

3 Lê Thị Tố Uyên

4 Phạm Thị Hải Yến

5 Bùi Như Quỳnh

6 Bùi Nguyên Vũ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN”

Trang 2

BÀI NGHIÊN

CỨU

CHỦ ĐỀ 6: VẤN

ĐỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Đề tài: Cái bi trong truyện ngắn “Một bữa no” của nhà văn

Nam Cao

Tên học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học và khoa học giáo dục

chuyên ngành văn học, ngôn ngữ

Mã học phần: NV306.1

Họ và tên thành viên nhóm 4:

1 Dương Thị Hồng Hạnh

2 Ngô Thu Phương

3 Lê Thị Tố Uyên

4 Phạm Thị Hải Yến

5 Bùi Như Quỳnh

6 Bùi Nguyên Vũ

MỤC LỤC

Trang 3

2 Lịch sử nghiên cứu……… 2

3 Mục đích nghiên cứu……… 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu……… 3

5 Đối tượng nghiên cứu………3

6 Phạm vi nghiên cứu……… 4

7 Phương pháp nghiên cứu……… 4

8 Đóng góp của đề tài……… 4

NỘI DUNG 4 Chương 1: Khái quát chung……… 4

1.1 Giới thiệu về cái bi kịch……… 4

1.2 Tác giả Nam Cao……… 5

1.3 Tác phẩm……… 7

Chương 2: Bi kịch của bà lão trong tác phẩm Một bữa no của Nam Cao……….9

2.1 Bi kịch hoàn cảnh gia đình của bà lão……… 9

2.2 Bi kịch về một xã hội bất nhân………10

2.3 Bi kịch về cái chết của bà lão……… 14

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong trào lưu văn học hiện thực phê phán, chủ nghĩa nhân đạo vừa là thái độ đồng cảm, xót thương, trân trọng đối với những kiếp người bé nhỏ bị áp bức, bóc lột, vừa là tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, bạo tàn đang đè nén, áp bức con người Đối với các nhà văn hiện thực, việc nhìn thấu những khổ đau mà người dân phải gánh chịu thực ra không quá khó khăn, bởi rất nhiều người trong số

họ hoặc xuất thân từ tầng lớp nhân dân lao động, hoặc đã từng trải qua cảnh sống

“chạy từng bữa” Điều đó giải thích vì sao ngòi bút của họ lại hướng hẳn về phía

nhân dân với sự đồng cảm sâu sắc đến vậy

Trong bối cảnh xã hội thời bấy giờ Nam Cao với vai trò là một nhà văn hiện thực, nhà nhân đạo chủ nghĩa xuất sắc của văn học Việt Nam đã viết ra rất nhiều chuyện ngắn về đề tài này nhằm lột tả chân thật cuộc sống ngột ngạt đen tối của xã hội phong kiến xưa và những con người nông dân cơ hàn, rẻ mạt Một trong số nhiều tác phẩm phản ánh được khốn khổ bần cùng hoá của người nông dân Việt

Nam giai đoạn 1930-1945 là chuyện ngắn “Một bữa no” Truyện đã cho người đọc

thấy được biết bao dư vị tình cảm, cảm xúc khó nói thành lời Là cái gì đó xót xa cho số phận đáng thương của người nông dân trong xã hội phong kiến xưa, là cái

gì đó tức giận bởi sự bất công của những con người có địa vị, đã đẩy những người dân lương thiện vào con đường bị tha hóa, biến chất

Do đó việc lựa chọn khai thác cái bi trong truyện ngắn “Một bữa no” không

chỉ là để thể hiện sự cảm thông với số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám mà còn là mong muốn giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật và câu chuyện trong tác phẩm Cái bi được thể hiện qua nhân vật, hoàn cảnh sống và bối cảnh thời đại trong truyện Nó đại diện cho những tầng lớp thấp kém trong xã hội xưa và phản ánh lên nỗi khổ cùng cực của người nông dân lúc bấy giờ

Với đề tài này, chúng tôi không có tham vọng tìm tòi, phát hiện ra những điều mới mẻ mà chỉ muốn tìm hiểu và làm sáng rõ hơn về cái bi trong truyện ngắn

“Một bữa no” của Nam Cao.

2 Lịch sử nghiên cứu

Nam Cao là một nhà văn lớn, là một hiện tượng lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại Vì thế có rất nhiều nghiên cứu về tác giả, tác phẩm của Nam Cao Trong điều kiện hạn chế của cá nhân, chúng tôi mới chỉ tiếp xúc được qua một số công trình nghiên cứu về Nam Cao Các nhà nghiên cứu đã tìm tòi và khám phá sâu sắc về nhiều vấn đề trong sáng tác của Nam Cao Tuy nhiên vấn đề về cái bi trong truyện ngắn “Một bữa no” vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập sâu

sắc Có chăng chỉ là mới nhắc đến như Trần Huyền với Cuộc sống của người nông

dân xưa qua truyện Một bữa no của nhà văn Nam Cao, Trần Ngọc Linh về Cái đói

Trang 5

- Đề tài ám ảnh trong tác phẩm “Một bữa no” (Nam Cao) và “Đói” (Thạch Lam)

(Đại học Sư phạm Hà Nội) viết “Cả cuộc đời bà lão chưa bao giờ là thôi suy nghĩ

về miếng ăn,…”, Nguyễn Mạnh Đăng về Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn Nam Cao (Đăng trên Tao Đàn, 9/2019) Hay trong quyển Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc, Hà Minh Đức viết: “Có những cuộc đời phải khéo dài nỗi chịu đựng

từ tấm bé đến đời chồng, đời con, đời cháu - mà nỗi khổ cực vẫn không chịu buông tha như bà cái Tí (Một bữa no)”[44] {1}

Tiếp thu các thành tựu rất đáng trân trọng của các nhà nghiên cứu về Nam

Cao Chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: Cái bi trong truyện ngắn “ Một bữa no”

của nhà văn Nam Cao

3 Mục đích nghiên cứu

Việc chọn đề tài cái bi trong tác phẩm “Một bữa no” có mục đích làm nổi

bật nên yếu tố nhân văn và bi kịch của người nông dân trước cách mạng tháng Tám, cụ thể là nhân vật bà cụ

Cái bi được chọn làm đề tài với mong muốn mang lại ý nghĩa sâu sắc và cho thấy nó cũng là một phần trong cuộc sống Nó có thể được hiểu như là biểu tượng cho những khó khăn và khốn khổ mà người nông dân phải đối mặt trong một xã hội bất nhân Không chỉ thế còn làm rõ hơn trong việc khám phá tâm lý của nhân vật, khi sự đói khát và thiếu thốn đã tác động mạnh mẽ đến hành vi và quyết định của họ

Tóm lại, chúng tôi mong rằng sẽ khiến cho người đọc có thể thấy được những bi kịch của con người và xã hội trong giai đoạn 1930-1945 Đồng thời tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa và thông điệp được truyền tải qua cái bi trong tác phẩm

“Một bữa no”.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Việc lựa chọn nghiên cứu về “cái bi” trong chuyện ‘‘Một bữa no’’ của tác

giả Nam Cao, chúng tôi dự định sẽ làm rõ và sáng tỏ những điều mà tác giả ẩn ý sau câu chuyện của bà cụ - nhân vật chính của câu chuyện Giúp người đọc có thể thấy được số phận đáng thương của người nông dân trong xã hội phong kiến xưa,

sự bất công của những con người có địa vị, đã đẩy những người dân lương thiện vào con đường tha hóa, biến chất Từ đó, người đọc có thể hiểu và đưa ra được những quan điểm, nhận xét về một thời kỳ đen tối của đất nước ta

5 Đối tượng nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu khoa học này, chúng tôi sẽ đề cập, phân tích cuộc đời

và những diễn biến trong cuộc sống bà cụ - nhân vật chính của câu chuyện Khi kết

thúc bài nghiên cứu về tác phẩm ‘‘Một bữa no’’, mong rằng người đọc sẽ nhìn

nhận ra được số phận của những con người khốn khổ ở xã hội xưa, họ bị cái xã hội nửa thực dân nửa phong kiến ấy chèn ép, đè nén, ức hiếp đến cùng cực, họ chẳng

Trang 6

thể tìm ra cho mình được lối đi, lối thoát cho bản thân mình khi chưa có ánh sáng của cách mạng Và hơn nữa là nhìn ra được về ngòi bút của Nam cao, tuy lạnh lạnh nhưng lại đầy tình thương

6 Phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu này được thực hiện từ ngày 2-7/10/2023, tập trung nghiên

cứu và làm sáng tỏ những vấn đề trong tác phẩm ‘‘Một bữa no’’ của Nam Cao, nêu

rõ được “cái bi” trong cuộc đời bà cụ - nhân vật chính.

7 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được kết quả về bài nghiên cứu như mong muốn, chúng tôi đã tổ chức họp nhóm nghiên cứu, phân tích, tóm tắt tác phẩm, cùng thảo luận và lắng

nghe, tiếp thu những bài phân tích, luận văn về tác phẩm ‘‘Một bữa no’’ Từ đó

thống nhất và đưa ra một sản phẩm hoàn chỉnh

8 Đóng góp của đề tài

Sau khi công bố kết quả về vấn đề nghiên cứu “cái bi” trong tác phẩm

‘‘Một bữa no’’ của tác giả Nam Cao, chúng tôi mong muốn và hy vọng được nêu

quan điểm, cách nhìn nhận của mình về tác phẩm, đóng góp thêm cho sự vững mạnh của văn đàn Việt Nam Hơn hết, chúng tôi muốn mang tới một góc nhìn về quá khứ tới người đọc Góc nhìn ấy miêu tả, bóc trần về những số phận khốn khổ, cùng cực, gánh trên vai những vất vả, nhọc nhằn của cuộc đời, sự khốn nạn và bất nhân của xã hội đương thời, đẩy con người ta tới vực thẳm, khiến những con người

vốn lương thiện bỗng trở nên tha hóa, rơi xuống vực thẳm ở nơi ‘‘Đói, khát, dốt’’.

NỘI DUNG Chương 1: Khái quát chung

1.1 Giới thiệu về cái bi kịch

Trang 7

1.1.1 Khái niệm về cái bi kịch

“Bi” là có tính chất đau thương, gây thương cảm cho người khác.

“Kịch” thể loại sân khấu phản ánh xung đột trong đời sống xã hội bằng hành

động và đối thoại của nhân vật

Bi kịch là cảnh éo le bi đát, tang thương Vậy cái bi kịch là gắn liền với quan niệm

về một cuộc đấu tranh căng thẳng và đầy gian nguy về những mục đích chân chính

và dẫn tới kết quả là những con người tiến hành cuộc đấu tranh đó phải chết hoặc thất bại

1.1.2 Bản chất của cái bi kịch

Bi kịch là một hiện tượng quan trọng của xã hội nhưng nó phải thông qua cá nhân, thông qua tính cách, số phận của những con người cụ thể Như vậy nói đến

bi kịch là nói đến nhân vật bi kịch Các đặc trưng, bản chất của cái bi kịch được thể hiện ở mức độ cao qua các bi kịch lịch sử và ở mức độ thấp là các nhân vật đời thường

Bi kịch trong văn học Việt Nam thường nói về xung đột, hành động, nhân vật, thanh lọc vậy bi kịch trong văn học Việt Nam là một thể loại nền độc lập tồn tại

Giống như các loại kịch khác, thể loại bi kịch cũng có những thi pháp đặc trưng về nhân vật, ngôn ngữ, xung đột, hành động Bên cạnh đó bi kịch cũng có những nét riêng mang đậm dấu ấn của thể loại như sự nhận biết, sự trả giá, sự thanh lọc và lỗi lầm bi kịch, Chúng là các yếu tố cơ bản làm nên chỉnh thể cấu trúc của một tác phẩm bi kịch Nếu một vở kịch sử hữu tất cả những yếu tố đó thì

sẽ được gọi là một bi kịch đích thực Ngược lại nếu chỉ đạt được một hoặc một số

ít các yếu tố trên thì không phải bi kịch theo khái niệm này Lúc này ta gọi đó là các vở kịch có yếu tố bi kịch

1.2 Tác giả Nam Cao

1.2.1 Tiểu sử

Nhà văn Nam Cao tên thật là Nguyễn Hữu Tri sinh năm 1917, quê ở Lý Nhân, Hà Nam Ông là một nhà văn hiện thực phê phán (trước Cách mạng tháng Tám) và được coi là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của thế kỉ XX Ông còn được coi là người có đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách viết truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX Ông được sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con nhưng Nam Cao là người duy nhất được học hành tử tế Nam Cao làm rất nhiều công việc mưu sinh khác nhau, dạy học ở một trường tư thục, viết văn, dạy thuê, với vốn sống phong phú Nam Cao đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm có giá trị cho đến ngày nay Ông bén duyên với sự nghiệp viết văn khá sớm, năm 18 tuổi Nam Cao đã bắt đầu viết những truyện ngắn đầu tay

như “Cảnh cuối cùng”, “Hai cái xác” Các tác phẩm của ông nhanh chóng được

Trang 8

in trên báo.{2}

1.2.2 Quan điểm nghệ thuật

Nam Cao là một trong số những nhà văn trước Cách mạng có ý thức tự giác

về sáng táo nghệ thuật Những quan điểm đó ông không phát biểu trực tiếp bằng lý luận mà thường gửi gắm gián tiếp qua sáng tác, qua nhân vật

Đối với Nam Cao – “nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ

những kiếp lầm than” Quan điểm này đã trở thành phương châm cầm bút suốt đời

của nhà văn Sự mở rộng quan điểm ấy đã cho thấy nghệ thuật không phải chỉ phản ánh hiện thực lầm than; nghệ thuật còn có nhiệm vụ làm cho người gần người hơn, thể hiện niềm vui và tạo được niềm tin yêu cuộc sống cho con người Nam Cao có

ý thức nghệ thuật của dòng văn hiện thực phê phán đã trở thành hoàn toàn tự giác Quan điểm nghệ thuật của ông có tính hệ thống và nhất quán, thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về nguyên tắc và đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực Nó trở thành cơ

sở vững chắc để khi cách mạng đến, Nam Cao mạnh dạn và tự tin đi theo kháng chiến với tư cách là nhà văn cách mạng – nhà văn chiến sĩ

1.2.3 Sự nghiệp sáng tác

Trước cách mạng tháng Tám, sáng tác của Nam Cao xoay quanh hai đề tài chính: về xã hội nông thôn, người nông dân và về tầng lớp tiểu tư sản Sau cách mạng tháng Tám, Nam Cam tích cực tham gia vào các hoạt động kháng chiến cũng

vì thế mà cách khai thác cũng như xây dựng hình tượng nhân vật trong câu văn của ông có sự thay đổi rất nhiều, ông đã có hướng đi mới cho các nhân vật của mình

1.3 Tác phẩm

1.3.1 Hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm “Một bữa no” được trích từ “Tuyển tập Nam Cao” của nhà xuất

bản thời đại, được sáng tác năm 1943 Nhớ lại thời điểm này, đây là thời điểm trước cách mạng, đất nước gặp rất nhiều khó khăn, không ngừng chịu sự hoành hành của giặc ngoại xâm ta còn phải chịu nạn giặc đói và giặc dốt

1.3.2 Tóm tắt

Một bữa no kể về một bà lão chồng mất sớm, cả đời cặm cụi nuôi con Tưởng lớn lên nó sẽ là điểm tựa của bà thì nó lại bỏ bà ra đi Vợ con trai bà sau khi chịu tang chồng cũng bỏ bà cùng con gái đi tìm hạnh phúc mới Hai bà cháu nuôi con bảy năm trời, do quá khó khăn bà bán đứa cháu gái duy nhất cho nhà bà Phó làm con nuôi Nhưng sau khi bán cháu gái đi cuộc sống của bà không mấy dễ dàng hơn Có tất cả mười đồng bạc thì cải mả cho con trai hết tám đồng, còn hai đồng dành dụm làm vốn Ấy vậy mà ông trời cũng không thương bà, năm ngoái ông bắt

bà ốm một trận thập tử nhất sinh Giờ đây sức khỏe không cho phép bà đi làm việc

bế em bé Nhưng theo lời bà kể có năm bà đổi năm sáu lần chứ, rồi mỗi lần đổi là

Trang 9

một lần xuống giá, có tháng bà phải ăn bánh đúc chay Hôm ấy bà ra thăm cái đĩ, nhưng bà lại bị bà phó thụ chà đạp lên lòng tự trọng của bà Một bữa no nhất của

bà lại chính là bữa cơm cuối cùng của đời bà.{3}

1.3.3 Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

Nội dung: Một bữa no là đề tài về người nông dân trong trào lưu văn học hiện thực phê phán và chủ nghĩa nhân đạo Đây vừa là thái độ đồng cảm, xót thương, trân trọng đối với những kiếp người bé nhỏ bị áp bức, bóc lột, vừa là tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, bạo tàn đang chèn ép, áp bức con người đề tài này thể hiện nỗi xót xa trước tình cảnh khốn cùng, túng quẫn của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám

Nghệ thuật: nhà văn đã khắc hoạ thành công số phận người nông dân thấp cổ

bé họng Xây dựng thành công hình tượng nhân vật, khắc họa tâm lý, nội tâm nhân vật; xây dựng tình huống truyện độc đáo; ngôn ngữ truyện cô động, hàm súc

Chương 2: Bi kịch của bà lão trong tác phẩm Một bữa no của Nam Cao

2.1 Bi kịch hoàn cảnh gia đình của bà lão

Trong xã hội phong kiến trước năm 1945, những mảnh đời bất hạnh khiến người ta thương xót vô cùng Nhà văn Nam Cao đã dùng ánh văn chương của mình

Trang 10

cùng với tấm lòng trắc ẩn để thể hiện thái độ trân trọng, sự xót thương với các số phận đau khổ bị vùi dập

Truyện ngắn “ Một bữa no” xoay quanh nhân vật người bà – người đàn bà

gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống Mở đầu là sự than vãn, khóc lóc của bà lão

với người con trai đã mất.“Bà lão ấy hờ con suốt một đêm Bao giờ cũng vậy cứ

hết đường đất làm ăn là bà lại hờ con” Sự chán chường, đau khổ ấy chỉ có thể bộc

lộ vào hàng đêm tĩnh lặng với người cô đơn, lẻ loi như bà Bà lão số khổ đã hi sinh

cả đời mình vì gia đình nhưng nhận lại toàn nỗi buồn Khi con trai bà mới lọt lòng thì chồng bà chết để mình bà thắt lưng buộc bụng nuôi con kìm nén nỗi đau ấy

“Tầm tầm, tí tí giở đi” người phụ nữ ấy vẫn cố gắng chăm lo cho đứa con thơ của

mình từng tí một Bà mang trong mình một hy vọng, niềm tin rằng đứa con ấy sau này lớn lên, sẽ báo hiếu, để cho thân già yếu này có nơi nương tựa Vì chồng mất

bà lão không còn ai thân thiết chỉ có đứa con trai để sau này về già không cô quạnh

một mình ấy là điều dễ hiểu “Thế mà chưa cho mẹ nhờ được một li, nó đã lăn cổ

ra nó chết” Vậy mà ông trời cướp đi người chồng, giờ đây lại cướp luôn cả đứa

con trai của bà lão đó cũng chính là cướp đi niềm tin, hy vọng sống mong manh và duy nhất của con người khổ sở đó Ở cái thời điểm xã hội suy thoái, đói nghèo niên miên, con người ta cùng trở lên ích kỷ, tha hóa Người con dâu thấy chồng chết mà túng quẫn bỏ rơi đứa con nhỏ mới lên 5 tuổi và bà mẹ già để đi tìm nơi nương tựa mới cho bản thân mình Mọi gánh nặng đều trồng lên vai người phụ nữ già đã gần

70 tuổi Cái tuổi gần đất xa trời, tuổi được con cháu phụng dưỡng chứ còn sức đâu

mà làm lụng Thế mà giờ đây lại nuôi thêm đứa cháu gái rồi biết đến bao giờ được

nghỉ ngơi “Hết xương, hết thịt vì con, vì cháu, mà nào được trông mong gì?” một

câu văn đã đủ tả hết nỗi bi thương của con người số khổ đó Cắn răng cắn lợi nuôi cháu gái bảy năm đến khi nó mười hai tuổi bà cho đi ở mướn nhà bà Phó để bớt phần cơ cực đổi được mười đồng Vậy mà, cải mổ cho bố nó cũng mất đi hơn phân nửa, còn lại hai đồng làm vốn đi buôn Bà chạy vạy cực khổ lắm mời được ngày

mấy đồng đủ sống Những người tính không bằng trời tính “Sung sướng gì đâu!

Ấy thế mà ông trời ông ấy cũng chưa chịu để yên Năm ngoái đấy, ông ấy còn bắt

bà ốm một trận thập tử nhất sinh Có đồng nào hết sạch” Giờ đây sức khỏe bà

ngày một yếu đi, không còn đủ sức để làm những việc nặng nhọc kiếm tiền nuôi

bản thân mình nữa Cuộc đời người đàn bà ấy “Có con phải khổ vì con, Có chồng

phải ngậm bồ hòn đắng cay”.{4}

Hoàn cảnh gia đình dù vất vả cùng cực nhưng vẫn làm tròn đạo làm vợ, làm

mẹ Nhân vật bà lão giống như Chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố

với bao người phụ nữ trong thời kì xã hội bây giờ Nhà văn Nam Cao đã đi sâu vào khai thác đời sống nội tâm, tinh thần của nhân vật làm hiện lên rõ nét hoàn cảnh sống cực khổ, khiến người đọc cảm nhận được bi kịch mà bà lão phải đổi mặt Hoàn cảnh gia đình bà lão cũng chính là hoàn cảnh gia đình tiêu biểu những phần đời bần cùng của người nông dân trong xã hội Việt Nam trước năm 1945.{5}

2.2 Bi kịch về một xã hội bất nhân

Ngày đăng: 19/03/2024, 23:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w