1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại trường tiểu học Tuệ Đức Thành phố Hồ Chí Minh

142 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 5,64 MB

Nội dung

Với ý thức về tầm quan trọng của việc giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội đối với học sinh lớp 1, nghiên cứu về đề tài " Dạy học giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CẢM XÚC VÀ

KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 1 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TUỆ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TP Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024

Trang 3

5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 17

1 Lý do chọn đề tài 17

2 Mục tiêu nghiên cứu 19

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 19

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 19

5 Giả thuyết khoa học 19

6 Phạm vi nghiên cứu 20

6.1 Nội dung nghiên cứu 20

6.2 Khách thể khảo sát 20

6.3 Phạm vi khảo sát 20

6.4 Giới hạn thời gian: Thời gian thu thập dữ liệu từ học kì 1 năm học 2023 - 2024 20 7 Phương pháp nghiên cứu 20

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 20

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 20

7.3 Phương pháp xử lý dữ liệu 21

8 Ý nghĩa của đề tài 22

8.1 Ý nghĩa về mặt lý luận 22

8.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn 22

9 Cấu trúc của đề án 22

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC CẢM XÚC VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 1 23

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 trên thế giới và tại Việt Nam 23

1.1.1 Đặc điểm tâm lý học sinh lớp 1……….23

1.1.2 Trên thế giới 23

1.1.3 Tại Việt Nam 25

1.2 Các khái niệm sử dụng trong đề án 28

1.2.1 Giáo dục 28

1.2.2 Kỹ năng xã hội 29

Trang 4

6

1.2.3 Giáo dục cảm xúc 30

1.3 Hoạt động giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh 32

1.3.1 Tầm quan trọng của việc giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh 32 1.3.2 Mục tiêu của giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh 33

1.3.3 Nội dung giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội dành cho học sinh lớp 1 33

1.3.4 Hình thức giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh 36

1.3.4.1 Hoạt động trải nghiệm 37

1.3.4.2 Sân khấu hóa trò chơi đóng vai theo chủ đề 38

1.3.4.3 Hoạt động tham quan, dã ngoại 40

1.3.4.4 Hình thức phối hợp cùng gia đình 41

1.3.5 Phương pháp giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh 42

1.3.5.1 Phương pháp trò chơi 43

1.3.5.2 Phương pháp luyện tập 44

1.3.5.3 Phương pháp kể chuyện 44

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC CẢM XÚC VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 1 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TUỆ ĐỨC – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 47

2.1 Khái quát về Trường Tiểu học Tuệ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh 47

2.1.1 Tầm nhìn – Sứ mệnh – Triết lý 47

2.1.2 Chương trình giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội tại trường 48

2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Tuệ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh 49

2.2.1 Tầm quan trọng giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Tuệ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh 49

2.2.2 Mục tiêu giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội tại Trường Tiểu học Tuệ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh 54

2.2.3 Nội dung giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Tuệ Đức – Thành phố Hồ Chí Mình 58

2.2.4 Hình thức giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Tuệ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh 64

2.2.5 Phương pháp giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Tuệ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh 66

Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CẢM XÚC VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO HỌC

Trang 5

7

SINH LỚP 1 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TUỆ ĐỨC - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

71

3 1 Nguyên tắc thực hiện các biện pháp giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Tuệ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh 71

3.1.1 Đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học 71

3.1.2 Đảm bảo phù hợp với năng lực và tâm lý của lứa tuổi 71

3.1 3.Đảm bảo trang bị các kỹ năng để học sinh lớp 1 thích nghi với trường tiểu học71 3.1.4 Đảm bảo sự phù hợp giữa giáo dục với các hoạt động thực tiễn 72

3.1.5 Đảm bảo sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội 72

3.1.6 Đảm bảo sự phối hợp thực hiện trong tập thể 72

3.2 Biện pháp giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Tuệ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh 73

3.2.1 Sử dụng đa dạng các phương pháp giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 73 3.2.2 Tổ chức các hoạt động trải nghiệm 80

3.2.3 Trao đổi, phối hợp với cha mẹ học sinh về mức độ thực hiện các cảm xúc xã hội của học sinh ở trường cũng như ở nhà 85

3.3 Kiểm nghiệm biện pháp 90

3.3.1 Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Tuệ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh 91 3.1.2 Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại các Trường Tiểu học Tuệ Đức Thành phố Hồ Chí Minh 93 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 100

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101

1 Kết luận 101

2 Kiến nghị 102

2.1 Đối với các cơ quan quản lý và cán bộ quản lý tại đơn vị 102

2.2 Đối với giáo viên 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC 107

Trang 7

9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng Bảng 1 Năm lĩnh vực năng lực chủ chốt được chi tiết hóa

Bảng 2.1 Tầm quan trọng giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1

tại Trường Tiểu học Tuệ Đức – TP.HCM

Bảng 2.2 Mục tiêu giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại

Trường Tiểu học Tuệ Đức – TP.HCM

Bảng 2.3 Nội dung giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại

Trường Tiểu học Tuệ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 2.4 Hình thức giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại

Trường Tiểu học Tuệ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 2.5 Phương pháp giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại

Trường Tiểu học Tuệ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 3.1 Tiêu chí đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp GDCX

& KNXH cho học sinh lớp 1 Bảng 3.2 Tính cần thiết của các biện pháp GDCX & KNXH cho học sinh lớp 1 Bảng 3.3 Tính khả thi của các biện pháp GDCX & KNXH cho học sinh lớp 1

Bảng 3.4 Mối tương quan giữa mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp

GDCX & KNXH cho học sinh lớp 1

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình

ảnh

Hình 1 Mô hình 05 lĩnh vực năng lực cốt lõi SEL của Anh

Hình 2 Mô tả phát triển nội dung (nhận ra, gọi tên và hiểu cảm xúc) của mô

hình SEL qua các nhóm lớp Hình 3.1 Thư mẫu kết nối nhà – trường môn học GDCX & KNXH

Trang 11

TÓM TẮT

Đề án gồm các nội dung sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1

Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, chương

1 đã khái quát cơ sở lý luận của đề tài bao gồm khái niệm cảm xúc xã hội, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho học sinh lớp 1

Chương 2: Thực trạng giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Tuệ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 2 sử dụng các phương pháp quan sát, phỏng vấn và phiếu hỏi để khảo sát thực trạng giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Tuệ Đức – Thành phố Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng trong quá trình tổ chức công tác giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 vẫn tuy đang được chú trọng nhưng chưa tạo cơ hội

để học sinh được rèn luyện trong thực tiễn; chưa có cách để phối hợp của phụ huynh trong quá trình giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho học sinh

Chương 3: Biện pháp giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Tuệ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh

Trên cơ sở xây dựng các nguyên tắc giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 nhằm mang lại kết quả giáo dục tốt nhất, chương 3 đề xuất 3 biện pháp giáo dục cảm xúc

và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1: Sử dụng đa dạng các phương pháp giáo dục cảm xúc và

kỹ năng xã hội (biện pháp 1), giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm (biện pháp 2), công tác trao đổi và phối hợp với cha mẹ của học sinh về mức độ thực hiện các kỹ năng của học sinh trẻ ở nhà (biện pháp 3)

Các kết quả đạt được sau khảo sát tính cần thiết và khả thi đã minh chứng cho tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu đã đề ra “Nếu áp dụng đa dạng các phương pháp giáo dục

Trang 12

cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 thì kỹ năng cảm xúc - xã hội của học sinh sẽ được cải thiện”

Trang 13

ABSTRACT The project consists of the following contents:

Chapter 1: Theoretical Foundations of Emotional Education and Social Skills for First Grade

Students

Based on synthesizing various documents and research works both domestically and internationally, Chapter 1 provides an overview of the theoretical foundation of the topic, including the concept of social emotions, content, methods, and forms of education in social emotional skills for first grade students

Chapter 2: Status Quo of Emotional Education and Social Skills for First Grade Students at Tue Duc Elementary School - Ho Chi Minh City

Chapter 2 utilizes observation methods, interviews, and questionnaires to survey the current status of emotional education and social skills for first grade students at Tue Duc Elementary School in Ho Chi Minh City The survey results indicate that while the attention to organizing emotional education and social skills for first grade students is emphasized, opportunities for students to practice in reality have not been created; there is also a lack of coordination with parents in the process of educating social emotional skills for students

Chapter 3: Measures for Emotional Education and Social Skills for First Grade Students at Tue Duc Elementary School - Ho Chi Minh City

Based on establishing principles of emotional education and social skills for first grade students to achieve the best educational outcomes, Chapter 3 proposes three measures for emotional education and social skills for first grade students: Utilizing diverse methods of emotional education and social skills (Measure 1), educating emotional and social skills for students through experiential activities (Measure 2), and exchanging and coordinating with parents regarding the extent to which students' skills are practiced at home (Measure 3)

The results obtained from the necessary and feasible survey have demonstrated the validity of the research hypothesis put forward: "If diverse methods of emotional education and social skills are applied to first grade students, then the emotional-social skills of students will be improved."

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội, gọi tắt là giáo dục cảm xúc - xã hội cho học sinh

là nhiệm vụ cần thiết, phù hợp với chính sách pháp luật và Nghị quyết của Đảng Năm 1996 UNESCO đã công bố bốn trụ cột chính của giáo dục, bao gồm "Học để biết; Học để làm; Học

để chung sống với mọi người; Học để tự khẳng định mình" Trải qua gần 2 thập kỷ nhưng đây vẫn là những nguyên tắc quan trọng được các quốc gia tuân theo để phát triển hệ thống giáo dục Cùng với xu hướng giáo dục toàn cầu, Nghị quyết số 29-NQ/TW cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc phát triển năng lực, phẩm chất của người học cũng như giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống và ý thức công dân Luật Giáo dục Điều 27 quy định: "Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh phát triển đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để chuẩn bị cho việc học tiếp trung học phổ thông." Theo

đó, tất cả học sinh đều có quyền được tiếp cận giáo dục và đào tạo thông qua các hoạt động trong và ngoài lớp học Học sinh được trang bị các kỹ năng cần thiết để học tập, giao tiếp và tương tác với người khác, đồng thời được khuyến khích yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng Vì vậy, việc giáo dục về cảm xúc xã hội cho học sinh lớp 1 đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển thuận lợi của học sinh trong giai đoạn tiểu học

Giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh có nhiều con đường để đảm bảo thực hiện phát triển những năng lực và phẩm chất người học theo chương trình phổ thông 2018 Từ khi còn ở tuổi thơ, học sinh thường trải qua nhiều biến đổi cảm xúc trong những tình huống xã hội và thậm chí trong giao tiếp không lời như khóc, cười, ôm, hôn, tức giận và nhiều biểu hiện khác Trong quá trình phát triển nhận thức và sự trưởng thành của bộ não về cảm xúc, học sinh

có khả năng nhận biết cảm xúc của chính mình và của những người xung quanh Sự nhận thức

về cảm xúc này cho phép học sinh nhận thức, kiểm soát và thậm chí điều chỉnh cảm xúc của mình để ứng phó với các tình huống phức tạp (Ngô Phạm Minh Thúy, 2021)

Học sinh có kỹ năng cảm xúc - xã hội phát triển hơn có khả năng đồng cảm và chia sẻ với người khác, biểu hiện cảm xúc phù hợp, được khuyến khích trong học tập và hòa nhập để đối mặt với cảm xúc tiêu cực Những kỹ năng này hỗ trợ hiệu quả trong học tập và quan hệ xã hội trong những năm đầu ở trường và quan hệ tích cực giữa các cá nhân Sự nhận thức cảm xúc này cho phép học sinh nhận biết, kiểm soát, thậm chí có thể điều chỉnh cảm xúc của mình để đối phó với nhiều tình huống xung đột phức tạp So với học sinh gặp khó khăn trong

Trang 15

việc phát triển cảm xúc, những học sinh phát triển cảm xúc xã hội thường có khả năng đồng cảm và quan tâm đến người khác hơn Họ thể hiện cảm xúc một cách phù hợp và được khuyến khích trong quá trình học tập và thích nghi với việc xử lý cảm xúc tiêu cực Các kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc thành công trong học tập ở giai đoạn đầu tiên tại trường là lớp 1 và trong việc xây dựng mối quan hệ tích cực với bạn bè đồng trang lứa cũng như người lớn (Ngô Phạm Thúy Trinh, 2021)

Các nội dung thuộc giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội dành cho học sinh tiểu học luôn được coi trọng thông qua nhiệm vụ hàng năm và được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở giáo dục Tuy nhiên, tình hình thực tế cho thấy học sinh đang trở nên thiếu kỹ năng quản lý cảm xúc, dẫn đến các vấn đề gia tăng như sự ù lì, thụ động, giao tiếp kém, phụ thuộc vào công nghệ và thường xuyên thể hiện sự cáu gắt, buồn bã Tại các trường tiểu học, vẫn còn những thách thức như học sinh lớp 1 không biết chào hỏi, tương tác với cha mẹ, thầy cô và bạn bè Học sinh có thể thể hiện hành vi ăn vạ, nổi giận vô cớ, thậm chí ném đồ đạc Ngoài ra, học sinh có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường học tập, có thể thể hiện sự chậm chạp, mệt mỏi và mất hứng thú đối với việc học (Vũ Ngọc Hà, 2005)

Mặc dù có ý thức về tầm quan trọng của giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội, tình hình thực tế cho thấy hoạt động này tại các trường tiểu học vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần thiết Trọng tâm của các kế hoạch giảng dạy thường tập trung vào việc truyền đạt kiến thức về thể chất, trí tuệ và ngôn ngữ, trong khi nội dung về cảm xúc xã hội thường bị hạn chế trong chương trình giáo dục Hơn nữa, một số phương pháp giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội còn chưa đủ hấp dẫn cho học sinh và áp lực về thời gian đôi khi khiến giáo viên bỏ qua việc quan tâm đến cảm xúc của học sinh Ngoài ra, một số giáo viên cảm thấy khó khăn với việc giữ cân bằng giữa việc nuôi dưỡng cảm xúc của học sinh và lo ngại về sự chưa quan tâm đúng cách từ phía phụ huynh

Trong bối cảnh này, Trường Tiểu học Tuệ Đức đã và đang áp dụng chương trình giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho cả học sinh mầm non và học sinh tiểu học Trường có nhiều

cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh có tiềm năng mở rộng việc áp dụng chương trình giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội Điều này có thể được chứng minh thông qua việc thực hiện khảo sát tại Trường Tiểu học Tuệ Đức để nghiên cứu quá trình giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội Nghiên cứu cũng sẽ thu thập ý kiến từ các chuyên gia giáo dục có kinh nghiệm để đảm bảo tính khách quan và thúc đẩy tính hiệu quả của đề tài

Trang 16

Tóm lại, việc giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, nhất là dành cho học sinh giai đoạn đầu tiểu học như lớp 1 và chất lượng sống của học sinh cũng như toàn xã hội Với ý thức về tầm quan trọng của việc giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội đối với học sinh lớp 1, nghiên cứu về đề tài " Dạy học giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Tuệ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh" mang ý nghĩa sâu sắc về mặt lý thuyết và thực tiễn

2 Mục tiêu nghiên cứu

Dựa trên việc nghiên cứu lý thuyết và thực trạng của giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Tuệ Đức, đề tài đề ra mục tiêu đề xuất các biện pháp giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại cơ sở trường nghiên cứu

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài này đặt ra các nhiệm vụ sau:

- Tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội dành cho học sinh ở trường tiểu học

- Tiến hành khảo sát thực trạng việc giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Tuệ Đức

- Đề xuất biện pháp giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại

Trường Tiểu học Tuệ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

- Khảo nghiệm tính khả thi, cần thiết của các biện pháp giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Tuệ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giáo dục cho học sinh lớp 1

5 Giả thuyết khoa học

Việc phối hợp nhiều phương pháp và hình thức trong dạy học môn giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 sẽ đảm bảo tính cấp thiết và khả thi khi triển khai tại địa bàn nghiên cứu

6.1 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho

Trang 17

học sinh lớp 1, từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả cho cơ sở trường nghiên cứu

6.4 Giới hạn thời gian: Thời gian thu thập dữ liệu từ học kì 1 năm học 2023 - 2024

7 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Tổng hợp, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến việc giáo dục cảm xúc và

kỹ năng xã hội cũng như các bài báo khoa học và các đề tài nghiên cứu về giáo dục cảm xúc và

kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tạo nên cơ sở khoa học để xây dựng khung cơ sở lý luận về việc giảng dạy giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp khảo sát qua bảng hỏi

Phương pháp được thực hiện trên nhóm giáo viên tham gia khảo sát Bằng cách sử dụng bảng hỏi, thu thập thông tin về tình hình giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp

1 tại Trường Tiểu học Tuệ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn được thực hiện trên giáo viên đang dạy lớp 1 Phương pháp này thu thập ý kiến về thực trạng giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Tuệ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 18

Phần câu hỏi dành cho giáo viên sẽ liên quan đến những khía cạnh sau: tầm quan trọng của giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội đối với học sinh lớp 1 tại trường, nội dung, các phương pháp, hình thức giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội thường sử dụng, tính cần thiết và khả thi của việc áp dụng các biện pháp giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1

7.2.3 Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát được thực hiện trên hai nhóm tham gia quan sát là giáo viên và học sinh lớp 1 để thu thập thông tin về việc giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Tuệ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh

Phần quan sát về giáo viên sẽ tập trung vào nội dung giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội và cách triển khai các hoạt động giáo dục Trên cơ sở xác định mục tiêu quan sát, đề tài sẽ lập kế hoạch quan sát cách giáo viên tổ chức các hoạt động giảng dạy giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1, bao gồm cả việc chọn thời gian và địa điểm

Nội dung của quan sát đối với học sinh lớp 1 sẽ tập trung vào việc theo dõi cảm xúc và

kỹ năng xã hội của học sinh trong các giờ sinh hoạt, từ đó tìm hiểu sự thay đổi và phát triển của học sinh để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu

7.3 Phương pháp xử lý dữ liệu

Trong việc xử lý số liệu, phương pháp định lượng được áp dụng Phần mềm thống kê toán học trong SPSS được sử dụng để xử lý số liệu thu thập được từ việc khảo sát thực trạng giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Tuệ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh

Đồng thời, phương pháp định tính cũng được sử dụng để phân tích, so sánh và tổng hợp các kết quả thu được từ các phương pháp nghiên cứu phỏng vấn, quan sát và nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục, nhằm làm rõ và minh họa thêm các kết quả thống kê từ phương pháp định lượng

8 Ý nghĩa của đề tài

8.1 Ý nghĩa về mặt lý luận:

Đối với mặt lý luận, đề tài giúp làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến khái niệm, các thành

tố (như nội dung, mục tiêu, phương pháp) và những yếu tố tác động đến giáo dục cảm xúc và

kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 Điều này có ý nghĩa trong việc bổ sung kiến thức lý luận cho các đề tài nghiên cứu tương lai

Trang 19

8.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn:

Đối với mặt thực tiễn, đề tài đóng góp cải thiện nguồn tài liệu liên quan đến giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1, đưa ra các đề xuất về biện pháp, hướng dẫn và

kế hoạch cải tiến phương pháp giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 Ngoài

ra, đề tài còn cung cấp nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và giáo viên quan tâm đến lĩnh vực này

9 Cấu trúc của đề án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề án này được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1

Chương 2: Thực trạng giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Tuệ Đức - TP.HCM

Chương 3: Biện pháp giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1

Trang 20

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC CẢM XÚC VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI

CHO HỌC SINH LỚP 1

lớp 1 trên thế giới và tại Việt Nam

Theo Sigmund Freud, một trong những nhà tâm lý hàng đầu của thế kỷ 20 cho rằng con người trải qua năm giai đoạn phát triển tâm lý từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành Những giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong công việc hình thành tính cách và cách tiếp cận thế giới xung quanh Trong phạm vi của đề tài, tác giả nghiên cứu giai đoạn ẩn tàng (giai đoạn tiềm ẩn) kéo dài từ 6 tuổi cho đến khi trẻ trưởng thành Trong thời kỳ này, các cảm xúc giáo dục không hoạt động, và tâm

lý siêu tôi (Siêu ngã) tiếp tục phát triển trong khi xung quanh năng lực của tâm thức tiểu ông (Id) bị kìm nén Trẻ em phát triển các kỹ năng xã hội, giá trị và mối quan

hệ với bạn đồng trang kiến và những người lớn bên ngoài gia đình Sự phát triển của tâm thức tôi (Ego) và siêu tôi đóng góp vào giai đoạn bình tĩnh này Trong thời

kỳ này, trẻ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các mối quan hệ bạn bè, sở hữu và quan tâm khác nhau Giai đoạn ẩn bảo tàng là thời kỳ khám phá, khi xung quanh năng tính giáo dục vẫn tồn tại nhưng được chuyển hướng sang các lĩnh vực khác như học vấn và tương tác xã hội Giai đoạn này rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng

xã hội, giao tiếp và tự tin

Tương tự như Freud, Erikson cho rằng mỗi giai đoạn phát triển sẽ gặp các cuộc khủng hoảng đặc biệt Theo ông (1963), những khủng hoảng này là mặt tâm lý xã hội, bao gồm nhu cầu tâm lý cá nhân trong sự ổn định với những yêu cầu từ xã hội Học thuyết phát triển tâm lý của Erik Erikson (1959) phân chia quá trình phát triển thành 8 giai đoạn: năm giai đoạn đầu tiên kéo dài đến 18 tuổi và ba giai đoạn còn lại kéo dài đến tuổi trưởng thành Erikson cho rằng quá trình trưởng thành và phát triển kéo dài tuổi thọ Ông đặc biệt nhấn mạnh giai đoạn thiếu niên vì đây là thời điểm quan trọng nhất để hình thành thành cơ bản của một con người Theo học thuyết, hoàn thành từng giai đoạn một cách thành công sẽ dẫn đến một nhân cách lành mạnh và đạt được các đức tính cơ bản Đó là những điểm mạnh mà tâm thức tôi có thể sử dụng để giải quyết các tình huống khởi phát sau này Thất bại trong công việc hoàn thành một giai đoạn có thể dẫn đến khả năng giảm tốc trong công

Trang 21

việc hoàn thành các giai đoạn tiếp theo Do đó, việc làm hình thành một nhân cách

và cảm nhận về bản thân gần gũi hơn Tuy nhiên, những giai đoạn này có thể được cải thiện về sau

Giai đoạn đề tài nghiên cứu được gọi là giai đoạn trẻ có sự mâu thuẫn giữa năng lực hoặc tự ti là giai đoạn thứ tư trong thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erikson, diễn ra từ 5 đến 12 tuổi Trẻ em trong giai đoạn này học cách đọc, viết, tính toán và

tự làm mọi thứ Giáo viên trở thành người quan trọng trong cuộc sống của trẻ vì họ giúp trẻ phát triển những kỹ năng này Đây là giai đoạn mà bạn bè trở nên quan trọng hơn và là nguồn chính cho sự tự tin của trẻ Chúng tôi cảm thấy cần phải đạt được sự công nhận bằng cách hiện thực hóa những kỹ năng được xã hội quan trọng

và bắt đầu phát triển cảm giác tự hào về những thành chất của mình

Khi trẻ bắt đầu bước vào lớp 1, việc chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học là một rào cản lớn đối với học sinh Các em thường khó tập trung trong thời gian dài, học theo cảm hứng nên kết quả học tập của các em chưa cao Về đặc điểm tâm lí của học sinh ở lứa tuổi này là thích chơi hơn là học một cách gò bó Bên cạnh đó, đặc điểm sinh lí của HS phát triển chưa hoàn thiện đặc biệt là các khớp, các xương bàn tay, xương ngón tay còn yếu nên các em không thể ngồi học quá lâu và liên tục mà phải có các hình thức giúp trẻ thư giãn và vận động nhẹ nhàng vào giữa tiết học (Bùi Ngọc Huệ, 2004)

Dựa vào tầm quan trọng của giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có môi trường sống, học tập đầy hạnh phúc, Công ước về Quyền Trẻ em của Liên Hiệp Quốc (2010) nhấn mạnh việc bảo vệ và chăm sóc hạnh phúc cho trẻ em thông qua thỏa thuận sau: "Các quốc gia thành viên cam kết đảm bảo trẻ em được bảo vệ và chăm sóc cần thiết trong hạnh phúc, dựa trên những quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, người giám hộ pháp lý hoặc những người khác có trách nhiệm pháp lý đối với trẻ em.” (Liên Hiệp Quốc, 2010) Chia sẻ cùng quan điểm với Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Châu Âu WHO cũng đặc biệt nhấn mạnh việc thúc đẩy các hoạt động phòng ngừa tại môi trường học đường, trong đó có việc giáo dục

về cảm xúc xã hội (WHO, 2021) Cảm xúc xã hội đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của học sinh, chúng là "bước đệm" để học sinh tiến tới lòng yêu thương và sự hoà nhã với mọi người; cung cấp khả năng làm việc nhóm và đưa ra

Trang 22

những quyết định có trách nhiệm

Theo Howard Gardner, trí thông minh được định nghĩa là "khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa" Ông cho rằng trí thông minh không thể chỉ được đo lường qua chỉ số IQ Tại Việt Nam, Giáo sư Sử học Dương Trung Quốc và nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã công nhận tính đúng đắn của lý thuyết này Điều này đặc biệt quan trọng đối với nhiều bậc cha mẹ, những người lâu nay có quan niệm sai lệch về trí thông minh của trẻ và cần có sự thay đổi Năm 1983, tiến sĩ Howard Gardner, một nhà tâm lý học nổi tiếng của Đại học Harvard, đã xuất bản cuốn sách "Frames of Mind" (tạm dịch "Cơ cấu của trí tuệ"), trong đó ông công bố các nghiên cứu và lý thuyết của mình

về sự đa dạng của trí thông minh (Theory of Multiple Intelligences) Trong phạm vi đề tài, tác giả nghiên cứu 3 trong 8 loại hình trí thông minh sau:

- Trí thông minh ngôn ngữ: Khả năng sử dụng ngôn từ, nói hoặc viết Người có trí thông

minh này thường giỏi đọc, viết, kể chuyện và ghi nhớ từ ngữ, ngày tháng Họ học tốt nhất qua việc đọc, ghi chú, lắng nghe bài giảng, thảo luận và tranh luận Họ cũng giỏi trong việc giảng dạy và thuyết phục, học ngoại ngữ dễ dàng nhờ trí nhớ tốt và khả năng hiểu cú pháp và cấu trúc ngôn ngữ

- Trí thông minh tương tác giao tiếp: Khả năng làm việc với người khác, nhạy cảm với

cảm xúc, tâm trạng, tính khí, động cơ của người khác Họ giao tiếp tốt, dễ dàng đồng cảm và hợp tác, thường là lãnh đạo hoặc thành viên tích cực trong nhóm Họ học tốt nhất qua làm việc nhóm, thảo luận và tranh luận

- Trí thông minh nội tâm: Khả năng hiểu và làm việc với chính mình Người có trí thông

minh này thường hướng nội, thích làm việc một mình, có ý thức tự giác cao và khả năng hiểu rõ cảm xúc, mục tiêu, động cơ của bản thân Họ thường thích theo đuổi những tư tưởng triết học và học tốt nhất khi được tập trung vào chủ đề của mình

Lý thuyết của Gardner nhấn mạnh rằng mỗi người đều có một vài loại trí thông minh trên, nhưng sẽ có một hoặc vài loại nổi trội hơn Ông cũng chỉ ra rằng hệ thống giáo dục truyền thống chỉ đánh giá học sinh qua trí thông minh ngôn ngữ và logic/toán học, bỏ qua các loại trí thông minh khác như âm nhạc, vận động, thị giác, giao tiếp Điều này dẫn đến việc nhiều học sinh không phát huy được hết tiềm năng của mình Nếu học sinh được học theo cách phù hợp với thế mạnh của họ, việc học tập sẽ hiệu

Trang 23

quả hơn (Howard Gardner, 1983)

Năm 1990, Mayer và Salovey, hai nhà tâm lý học người Mỹ, lần đầu tiên xây dựng khái niệm “trí tuệ cảm xúc” dưới góc nhìn là một dạng năng lực nhận thức, được trình bày trong bài báo “Trí tuệ cảm xúc” (Emotional Intelligence) đăng trên tạp chí Trí tưởng tượng, Nhận thức và Nhân cách (Imagination, Cognition and Personality) Đến năm

1997, họ định nghĩa rằng: “Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận biết và bày tỏ cảm xúc, hòa cảm xúc vào suy nghĩ, để hiểu, suy luận về cảm xúc và để điều khiển, kiểm soát cảm xúc của mình và của người khác.” Năm 1999, Mayer, Caruso và Salovey định nghĩa chi tiết hơn: “Trí tuệ cảm xúc đề cập đến năng lực nhận biết ý nghĩa của cảm xúc và quan

hệ của chúng, từ đó tìm nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề Trí tuệ cảm xúc liên quan đến năng lực nhận thức, đánh giá các cảm nhận liên quan đến cảm xúc, hiểu rõ thông tin của các cảm xúc đó và kiểm soát, điều khiển chúng.”

Một số nhà nghiên cứu khác cũng đồng ý với quan điểm của Mayer và Salovey rằng trí tuệ cảm xúc là một dạng năng lực Chẳng hạn, Boyatzis và cộng sự (2000) cho rằng: “Trí tuệ cảm xúc của một người thể hiện ở năng lực tự nhận thức, tự quản lý, nhận thức xã hội và các kỹ năng tương tác xã hội vào những thời điểm thích hợp với tần suất

đủ để đạt hiệu quả trong những tình huống khác nhau.” Mathew và cộng sự (2002) cho rằng: “Trí tuệ cảm xúc đề cập đến năng lực nhận biết và bày tỏ cảm xúc, hiểu các cảm xúc, chuyển hóa cảm xúc vào trong suy nghĩ, điều khiển cả cảm xúc tích cực và tiêu cực của bản thân cũng như của người khác.”

Khác với quan điểm xem trí tuệ cảm xúc như một năng lực thuần túy, một số tác giả cho rằng trí tuệ cảm xúc là sự kết hợp giữa các năng lực trí tuệ và các năng lực phi trí tuệ Tiêu biểu cho quan điểm này là R Bar-On (1997), người cho rằng: “Trí tuệ cảm xúc là một tổ hợp các năng lực phi nhận thức và những kỹ năng chi phối năng lực của

cá nhân nhằm đương đầu có hiệu quả với những đòi hỏi và áp lực từ môi trường.” Theo cách tiếp cận này, D Goleman (2007) cho rằng: “Trí tuệ cảm xúc bao gồm sự tự kiềm chế, kiểm soát, nhiệt tình, kiên trì và khả năng tự động viên.”

Như vậy, mặc dù có những cách tiếp cận khác nhau, nhưng về cơ bản, các nhà nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này đều nhất trí rằng trí tuệ cảm xúc liên quan đến khả năng nhận biết và điều khiển cảm xúc của mình và của người khác Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa họ là việc xem trí tuệ cảm xúc là một năng lực thuần túy trí tuệ hay

Trang 24

là sự kết hợp giữa các năng lực trí tuệ và phi trí tuệ Hiện nay, đa phần các nhà tâm lý học đồng ý với quan điểm tiếp cận của Mayer và Salovey, sử dụng định nghĩa trí tuệ cảm xúc theo cách định nghĩa của họ vào năm 1997: “Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận biết và bày tỏ cảm xúc, hòa cảm xúc vào suy nghĩ, để hiểu, suy luận về cảm xúc và để điều khiển, kiểm soát cảm xúc của mình và của người khác.”

Theo nghiên cứu của Gumora và Arsenio (2002), yếu tố cảm xúc xã hội đã được xác định có vai trò quan trọng trong việc ủng hộ thành tích học tập của học sinh (Gumora, G., & Arsenio, W F., 2002) Cùng góc nhìn này, trong nghiên cứu về tầm quan trọng của chức năng cảm xúc xã hội từ giai đoạn sớm đến sức khỏe cộng đồng, Curby và đồng nghiệp (2015) đã áp dụng phương pháp Fast Track đối với những cư dân đang đối diện với tình hình kinh tế xã hội khó khăn tại ba thành phố và một vùng nông thôn Nghiên cứu này đã đánh giá mối quan hệ giữa kết quả đo được tại cấp mẫu giáo - tiểu học và kết quả thu được từ 13 đến 19 năm sau trong giai đoạn từ 1991 đến 2000 Dựa trên kết quả thống kê, các tác giả đã đưa ra đánh giá về việc thực hiện biện pháp tập trung vào phát triển kỹ năng cảm xúc xã hội ở giai đoạn mẫu giáo, tiểu học, vốn có thể giúp xác định rủi ro của việc thiếu kỹ năng nhận thức ở học sinh, từ đó góp phần vào việc ngăn ngừa và can thiệp kịp thời (Curby, 2015)

Vào năm 1997 Rose-Krasnor tập trung đặc biệt vào khía cạnh hoạt động của cảm xúc xã hội trong các tương tác liên quan đến mối quan hệ, vị trí trong mối quan hệ, thành công trong các mối quan hệ và đánh giá mục tiêu - kết quả trên đối tượng học sinh tiểu học Đồng thời, Rose-Krasnor đã trình bày mô hình khả năng xã hội bao gồm 5 thành tố: nhận diện cảm xúc bản thân, quản lý cảm xúc bản thân, nhận thức xã hội, xây dựng mối quan hệ lành mạnh và ra quyết định có trách nhiệm (Rose-Krasnor, 1997) Denham và cộng sự (2012) cũng đã kết hợp mô hình cảm xúc xã hội của Rose- Krasnor (1997) và mô hình học tập cảm xúc xã hội của Payton và cộng sự (2000) để chỉ ra cách các kỹ năng xã hội và cảm xúc cụ thể liên quan tương ứng để hình thành Social Emotional Learning (SEL), giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội tổng thể Họ cho rằng, thành công trong việc tự quản lý, tương tác xã hội và tham gia vào nhóm dựa trên ba năng lực cảm xúc: Nhận thức cá nhân (nhận biết cảm xúc, chấp nhận trách nhiệm xã hội), tự quản lý (điều chỉnh cảm xúc, nhận biết và hành vi) và nhận thức xã hội (quan điểm, thấu hiểu cảm xúc và quan tâm đến người khác); hai khả năng xã hội / tương tác gồm: ra quyết định có trách nhiệm (phân tích tình huống, xác định mục tiêu, giải quyết

Trang 25

vấn đề) và khả năng tương tác (hợp tác, lắng nghe, chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ) Dựa trên các lý thuyết về S.E.L của Denham, Tổ chức Hợp tác Học thuật, Xã hội và Cảm xúc năm 2019 nhận định: “Giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội là một quá trình mà thông qua đó học sinh và người lớn hiểu và quản lý cảm xúc, xác định và đạt được các mục tiêu tích cực, cảm nhận và thể hiện sự đồng cảm với người khác, xây dựng, duy trì mối quan hệ tích cực và thực hiện trách nhiệm quyết định” Có 5 lĩnh vực của học tập cảm xúc xã hội: tự nhận thức, quản lý bản thân, nhận thức xã hội, kỹ năng xã hội và ra quyết định có trách nhiệm Giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội thường diễn ra chủ yếu thông qua các tương tác xã hội giữa giáo viên và học sinh Vì vậy giáo dục cảm xúc và

kỹ năng xã hội tiếp cận sâu rộng vào sự hợp tác trong lớp học và được coi trọng để tạo

ra sự hỗ trợ, môi trường học tập bình đẳng và thân thiện

Nghiên cứu về giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội trên toàn cầu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ thống giáo dục và xây dựng một xã hội thúc đẩy

sự phát triển toàn diện của con người Những nghiên cứu này đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển cảm xúc xã hội cho học sinh Một điểm đáng chú ý trong nghiên cứu về giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội là khẳng định rõ ràng về tác động tích cực của việc giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội đối với học sinh Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc phát triển những

kỹ năng này giúp học sinh cải thiện khả năng quản lý cảm xúc, tạo ra môi trường học tập tích cực, và giảm các

vấn đề như căng thẳng và hành vi xấu Hơn nữa, giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội còn giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác và giải quyết xung đột, những

kỹ năng quan trọng cho cuộc sống sau này Nghiên cứu về giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội đã thúc đẩy sự hiểu biết về vai trò của giáo viên trong việc hỗ trợ sự phát triển của học sinh trong khía cạnh cảm xúc xã hội Các nghiên cứu này đã đưa ra những hướng dẫn và phương pháp giảng dạy cụ thể để giáo viên có thể thúc đẩy phát triển kỹ năng này ở học sinh Hơn nữa, việc nghiên cứu này đã định hình các khung lý thuyết về giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội, giúp định hướng cho việc thiết kế chương trình giảng dạy và đào tạo giáo viên Tuy nhiên, còn nhiều thách thức cần phải vượt qua trong lĩnh vực này Một trong những thách thức lớn là đảm bảo rằng giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội được tích hợp một cách hiệu quả vào hệ thống giáo dục chung Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ từ các cơ quan, ban ngành và đầu tư trong đào tạo giáo viên

Trang 26

Hơn nữa, việc đo lường và đánh giá kết quả của giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cũng cần được nghiên cứu và phát triển để đảm bảo tính khoa học và hiệu quả của chương trình

Tóm lại, nghiên cứu về giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội trên thế giới đã đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ thống giáo dục và tạo ra một môi trường học tập tốt cho học sinh Các nghiên cứu đã cung cấp kiến thức cơ sở và hướng dẫn cụ thể cho giáo viên và các nhà quản lý giáo dục, đồng thời đề xuất những cách tiếp cận mới

mẻ và hiệu quả trong việc phát triển cảm xúc xã hội cho học sinh Tuy nhiên việc thực hiện và tích hợp giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội vào hệ thống giáo dục vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức

Từ ngàn xưa, cảm xúc xã hội đã hiện diện trong nếp sống, nếp nghĩ của mỗi con người Việt Nam: “Một con ngựa đau – Cả tàu bỏ cỏ”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng – Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Ngày nay, giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội đang dần được quan tâm nhiều hơn, các nhà khoa học trong nước đã có các công trình nghiên cứu theo nhiều phương diện của GDCX & KNXH

Với mục đích nâng cao năng lực nhận thức và trách nhiệm giáo dục đối với những người giám hộ và những người làm công tác giáo dục, Luật trẻ em (2016) đề cập

về các khía cạnh của giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội được chú trọng như sau: “Bảo

vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.” và “Phát triển toàn diện của trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em.” (Luật Trẻ em, 2016) Như vậy có thể đánh giá rằng ngay chính từ việc ban hành các quyền và trách nhiệm của học sinh, hoạt động giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cũng được xem

là một nội dung quan trọng cần triển khai nhằm giúp học sinh có cuộc sống an toàn, lành mạnh

Nghiên cứu về giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội tại Việt Nam có sự phong phú, đa dạng của các công trình nghiên cứu khoa học và các ấn phẩm giáo dục Trong nghiên cứu "Tác động của chương trình học tập về cảm xúc và kỹ năng xã hội (SEL) đối với khả năng điều tiết cảm xúc của học sinh trong môi trường học tập" (2021), Lê

Trang 27

Ngọc Bảo Trâm đã chỉ ra vai trò quan trọng của khả năng điều tiết cảm xúc đối với học sinh trong ngữ cảnh học đường Đối với hiệu suất học tập, khả năng điều tiết cảm xúc

đã được chứng minh có mối liên hệ tích cực với động lực học tập, mức độ tham gia và thành tích học tập Các kết quả nghiên cứu trong bài báo đã khẳng định tác động tích cực của các chương trình SEL đối với khả năng điều tiết cảm xúc của học sinh trong môi trường học tập Dựa trên cơ sở này, việc áp dụng chương trình SEL cho học sinh là một hoạt động cần thiết được thực hiện trong cảnh quan học đường Với phương pháp tiếp cận dựa trên các nhóm kỹ năng bao gồm nhận thức, tình cảm và hành vi, các yếu tố này có tác động tương tác lẫn nhau, chương trình đóng góp vào việc phát triển năng lực cảm xúc và kỹ năng xã hội của học sinh, bao gồm cả khả năng điều tiết cảm xúc (Lê Ngọc Bảo Trâm, 2021)

Trong bài viết "Nghiên cứu về kỹ năng cảm xúc - xã hội trong giáo dục toàn cầu

và đề xuất cho Việt Nam," tác giả Hoàng Thu Huyền tập trung vào việc nâng cao nghiên cứu về SEL của học sinh tiểu học Từ kết quả tổng quan đã đề cập, có thể nhận thấy rằng việc phát triển khả năng nhận biết cảm xúc và tình cảm của học sinh là một khía cạnh quan trọng mà giáo viên cần tập trung phát triển Tác giả cho rằng đây là hướng nghiên cứu có thể được khai thác và mở rộng trong thời gian sắp tới (Hoàng Thu Huyền, 2023)

Bằng cách nghiên cứu về các hình thức tổ chức hoạt động, Bùi Diệu Quỳnh (2020) khẳng định việc quản lý cảm xúc và giao tiếp xã hội hiệu quả đòi hỏi sự phối hợp phức tạp của các kỹ năng tư duy như tập trung và giải quyết vấn đề, tự tin cùng

với sự nhận thức xã hội, bao gồm khả năng cảm thông với người khác và giải quyết xung đột (Bùi Diệu Quỳnh, 2020) Tương tự, theo Mai Ngọc Liên (2008), cần phải giáo dục cho học sinh các đức tính về giao tiếp xã hội bằng cách khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động và cung cấp môi trường phong phú các hoạt động vui chơi để học sinh có cơ hội thể hiện bản thân Bên cạnh đó, dựa trên nghiên cứu của Bùi Thị Lâm và Trần Thị Kim Liên, để đảm bảo rằng học sinh 5-6 tuổi có thể thích ứng nhanh chóng với môi trường tiểu học, giáo viên cần phối hợp với phụ huynh trong việc thúc đẩy các thói quen hàng ngày liên quan đến giao tiếp xã hội như nhận biết cảm xúc, chia sẻ cảm xúc, quản lý bản thân, làm việc nhóm

Ngoài ra, có một số nghiên cứu cũng đã đóng góp vào việc hoàn thiện nhiệm vụ của giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh cấp 1 bằng cách đề xuất các biện

Trang 28

pháp cải tiến dựa trên thực tế hoạt động tại trường tiểu học Trong nghiên cứu về giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội thông qua trải nghiệm, Nguyễn Thị Thu Hạnh (2017) đã liệt kê một loạt phương pháp GDCX & KNXH như tổ chức thảo luận nhóm, tạo tình huống gặp vấn đề, sử dụng trò chơi, tổ chức trải nghiệm, quan sát, trò chuyện, thảo luận, làm mẫu, thực hành thực tế Tuy nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh rằng việc áp dụng phương pháp giáo dục qua trải nghiệm được coi là hiệu quả nhất trong việc phát triển GDCX & KNXH cho học sinh tiểu học Phương pháp giáo dục qua trải nghiệm tập trung vào việc tham gia trực tiếp, khám phá, khai thác, kiểm nghiệm, điều chỉnh nhận thức, cảm xúc và hành vi xã hội dựa trên kinh nghiệm thực tế của học sinh (Nguyễn Thị Thu Hạnh, 2017)

Song song với những nghiên cứu sâu rộng, các tư liệu giáo dục cũng được công

bố nhằm hỗ trợ giáo viên và phụ huynh trong việc rèn luyện kỹ năng cảm xúc xã hội cho học sinh Bộ sách "8 tuần đánh thức trí thông minh cảm xúc," biên soạn bởi Phan

Hồ Điệp (chủ biên) cùng với Nguyễn Phương Thảo và Nguyễn Phương Dung, mang đến các bài học giúp phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh, phụ huynh và giáo viên Bộ sách này giúp học sinh thể hiện sự tự tin, thích nghi với môi trường xã hội, vượt qua nỗi sợ, học cách biết ơn và thể hiện lòng tốt (Phan Hồ Điệp, 2022) Cũng trong hướng nghiên cứu tương tự, Phong Thủy đã biên dịch bộ 6 quyển sách "Phát triển trí tuệ cảm xúc cho học sinh," tác giả Jaynee Sanders, nhằm hướng dẫn quy trình giáo dục cảm xúc cho học sinh cả ở trường lẫn ở nhà qua các tập truyện tranh như "Cảm xúc của con màu gì?," "Con được là chính mình," "Sự tử tế đẹp như một bông

hoa," "Con kiên trì con không bỏ cuộc," và "Chúng mình tôn trọng cơ thể và cảm xúc của nhau." (Jaynee Sanders, 2022)

Với mục tiêu hỗ trợ phụ huynh thấu hiểu và áp dụng những kỹ năng cảm xúc xã hội đơn giản, nhà xuất bản Kim Đồng đã ấn hành nhiều tác phẩm truyện tranh có giá trị giáo dục Sách "Từ điển cảm xúc cho bé," biên soạn bởi Chuyện (2019), đề cập đến việc hướng dẫn học sinh nhận biết các cảm xúc Tác phẩm "Giúp học sinh xử lý cơn cáu giận

- 57 bài luyện tập để điều khiển cơn giận của học sinh," biên dịch từ tác phẩm cùng tên của Soko Kano, bởi Dạ Hương, cung cấp các bài tập luyện tập để học sinh điều khiển cảm xúc giận dữ Bộ truyện tranh "Bước vào thế giới cảm xúc bé nhỏ của học sinh," viết bởi Minh Long (2021), bằng các hình ảnh đơn giản, hướng dẫn học sinh và phụ huynh cùng thực hành các kỹ năng cảm xúc xã hội trong sinh hoạt hàng ngày như kiểm

Trang 29

soát cơn giận, gọi tên cảm xúc, học cách chia sẻ niềm vui và nỗi buồn

Như vậy, các nghiên cứu về giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội tại Việt Nam cho thấy sự tập trung vào hai hướng chính: đầu tiên, coi giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội

là mục tiêu quan trọng đối với học sinh từ 5-6 tuổi; thứ hai, xem xét giáo dục cảm xúc

và kỹ năng xã hội như một phương tiện hỗ trợ phát triển các tố chất và khả năng của học sinh như khả năng giải quyết vấn đề, yêu thương, tự tin trong việc thể hiện bản thân

và nhiều khía cạnh khác

Tóm lại các nghiên cứu tổng quan về giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 trên toàn thế giới và tại Việt Nam có sự chú ý đối với các nội dung, đặc điểm

và yếu tố của giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa

đi sâu vào việc nghiên cứu các hình thức và phương pháp cụ thể trong việc tổ chức và thực hiện giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội Điều này đặt ra khả năng nghiên cứu thêm về việc giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1, để không chỉ đa dạng hóa lĩnh vực nghiên cứu mà còn bổ sung và phát triển hình thức và phương pháp giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1

1.2 Các khái niệm sử dụng trong đề án

Theo Nguyễn Ánh Tuyết, giáo dục trong nghĩa hẹp được định nghĩa như một phần của hoạt động giáo dục tổng thể Nó là quá trình hình thành tư duy khoa học, tư tưởng chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, sự phát triển thể lực, và các hành vi cũng như thói quen xử sự đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội Nó bao gồm đức dục, mỹ dục, thể dục, và giáo dục lao động

Trong nghĩa rộng, giáo dục là một quá trình toàn diện để hình thành nhân cách, được

tổ chức có mục đích và kế hoạch, thông qua các hoạt động và mối quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục để truyền đạt và tiếp nhận những kinh nghiệm xã hội của con người Giáo dục ở mức tổng quan nhất là việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ để họ có thể tham gia vào cuộc sống xã hội Nó là quá trình mà thế hệ trước đã truyền đạt kinh nghiệm lịch

sử và xã hội cho thế hệ mới để chuẩn bị họ tham gia vào cuộc sống và lao động, để đảm bảo sự phát triển của xã hội và của cá nhân Do đó, giáo dục trong nghĩa rộng ảnh hưởng đến con người bằng cách tác động đến toàn bộ xã hội và môi trường xung quanh (Nguyễn Ánh Tuyết, 2006) Đối với học sinh tiểu học, giáo dục là để nâng cao nhận thức cho trẻ em,

mở ra các cơ hội cùng phát triển bản thân và giảm cách biệt giữa các thế hệ Đây là bước

Trang 30

đầu tiên trong việc xây dựng phúc lợi xã hội và là điều kiện tiên quyết để phát triển liên tục (Bộ giáo dục và đào tạo, 2016)

Như vậy, giáo dục được hiểu là quá trình truyền đạt kiến thức, kỹ năng, giá trị và phẩm chất đến cá nhân thông qua các phương tiện như trường học, gia đình, cộng đồng và xã hội Giáo dục không chỉ giúp con người hiểu biết về thế giới xung quanh mình mà còn phát triển nhân cách, năng lực và khả năng giao tiếp, giúp họ trở thành thành viên tích cực và đóng góp cho xã hội

Từ việc phân tích S.E.L (Social Emotion Learning) giáo dục cảm xúc và kỹ năng

xã hội, vào năm 1999, Saarni đã giới thiệu khái niệm về kỹ năng xã hội là sự gắn kết giữa khía cạnh cảm xúc và khả năng xã hội thông qua một mô hình bao gồm tám khả năng tương ứng với sự phát triển cảm xúc xã hội như nhận thức về cảm xúc cá nhân, khả năng nhận biết và hiểu cảm xúc của người khác, khả năng sử dụng từ vựng liên quan đến cảm xúc và cách thể hiện chúng, khả năng đồng cảm, khả năng phân biệt trạng thái cảm xúc cá nhân với biểu hiện cảm xúc bên ngoài, khả năng ứng phó với cảm xúc tiêu cực, nhận thức về giao tiếp cảm xúc trong các mối quan hệ và khả năng tự hiệu quả về mặt cảm xúc (Saarni, 1999)

Kỹ năng xã hội bao gồm tập hợp các khả năng giúp cá nhân nhận thức, tương tác, giao tiếp và thích nghi một cách hiệu quả trong môi trường xã hội Điều này dựa trên việc nắm vững phương pháp thực hiện, áp dụng tri thức và kinh nghiệm xã hội phù hợp với các hoàn cảnh khác nhau, để cá nhân có thể tương tác với con người hoặc với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức

Trong những năm gần đây, sự quan tâm đối với KNXH đã ngày càng tăng cao Tuy nhiên, việc hiểu rõ về bản chất của kỹ năng này vẫn còn mơ hồ và thường bị coi như là các kỹ năng sống Để giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội, người giáo dục cần phải định rõ bản chất thực sự của KNXH, dựa trên điều này, xây dựng các nội dung, phương pháp và biện pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học Tóm lại kỹ năng

xã hội là những trạng thái tinh thần hoặc cảm xúc mà con người trải qua trong quá trình tương tác với xã hội và những người xung quanh Đây là những kỹ năng được hình thành

và ảnh hưởng bởi các mối quan hệ xã hội và môi trường xã hội nói chung

Trang 31

Giáo dục cảm xúc cho học sinh là một quá trình có mục tiêu và kế hoạch, mà người giáo dục tác động nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng giúp học sinh nhận thức, tương tác, giao tiếp và thích nghi thành công trong các mối quan hệ xã hội (Nguyễn Thị Thu Hạnh, 2017)

Giáo dục cảm xúc là một trong mười mô hình tiếp cận tích cực trong quá trình học tập Đây là quá trình giúp cả học sinh và người lớn hiểu và quản lý cảm xúc của họ, thiết lập và đạt được những mục tiêu tích cực, thể hiện sự đồng cảm với người khác, xây dựng và duy trì các mối quan hệ, và đưa ra những quyết định có trách nhiệm Qua quá trình này, học sinh học cách sử dụng hiệu quả kiến thức, thái độ và kỹ năng để hiểu và quản lý cảm xúc, thiết lập và đạt được những mục tiêu tích cực, thể hiện sự đồng cảm với người khác, xây dựng và duy trì các mối quan hệ tích cực và ra những quyết định có trách nhiệm (Margaret L Kern, Michael L Wehmeyer, 2021)

Theo Tổ chức Hợp tác về Học thuật Xã hội và Cảm xúc (CASEL), giáo dục cảm xúc là một chương trình được xây dựng dựa trên quá trình học sinh tiếp thu và áp dụng hiệu quả kiến thức, thái độ và kỹ năng cần thiết để hiểu và quản lý cảm xúc, thiết lập

và đạt được những mục tiêu tích cực, thể hiện sự đồng cảm với người khác, xây dựng

và duy trì mối quan hệ tích cực, và đưa ra những quyết định có trách nhiệm (CASEL, SEL assessment, tools, needs and outcome assessments Chicago, Illinois: Collaborative for Academic, Social, and Emotional Learning., 2008)

S.E.L ảnh hưởng đến sự phát triển các kỹ năng cảm xúc xã hội của học sinh thông qua năm khía cạnh tương tác, bao gồm:

- Tự nhận thức: Khả năng nhận biết đúng cảm xúc, suy nghĩ và cách chúng ảnh hưởng đến hành vi của mình Điều này bao gồm nhận thức về điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu, giá trị và khả năng cá nhân

- Tự quản lý: Khả năng quản lý cảm xúc, suy nghĩ và cảm xúc trong nhiều tình huống khác nhau Bao gồm việc quản lý xung lực, căng thẳng, duy trì động lực và kỷ luật bản thân, đặt ra mục tiêu và tổ chức để đạt được chúng

- Nhận thức xã hội: Khả năng nhận ra và đồng cảm với người khác từ các nền văn hóa và nguồn gốc khác nhau Hiểu các tiêu chuẩn về hành vi xã hội và đạo đức, nhận biết nguồn lực và hỗ trợ từ gia đình, nhà trường và cộng đồng

- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ: Khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với

Trang 32

cá nhân và nhóm đa dạng bao gồm giao tiếp rõ ràng, lắng nghe tích cực, hợp tác, đàm phán, từ chối và quản lý xung đột, đồng thời tìm kiếm và cung cấp trợ giúp khi cần

- Ra quyết định có trách nhiệm: Khả năng đưa ra những quyết định tích cực và có trách nhiệm về hành vi cá nhân và tương tác xã hội Điều này dựa trên chuẩn mực đạo đức,

an toàn xã hội và đánh giá thực tế về hậu quả của hành động và hạnh phúc của bản thân cũng như người khác

Như vậy giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội là quá trình giáo dục nhằm phát triển và rèn luyện các kỹ năng và phẩm chất cảm xúc cần thiết để tương tác một cách tích cực lành mạnh trong xã hội Đây là một phần quan trọng của giáo dục toàn diện, không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức mà còn chú trọng đến việc phát triển các khả năng giao tiếp, quản lý cảm xúc, giải quyết xung đột và xây dựng mối quan hệ

xã hội Trong giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội, người học được dạy cách nhận biết

và hiểu biết về cảm xúc của chính mình và của người khác, cũng như cách phản ứng một cách lành mạnh trong các tình huống xã hội khác nhau Bằng cách này, giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội giúp người học trở thành những cá nhân tự tin, có khả năng hòa nhập và tương tác tích cực trong cộng đồng và xã hội

1.3 Hoạt động giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh

Kỹ năng cảm xúc xã hội được xem như một trong những năng lực quan trọng đối với sự phát triển cá nhân của học sinh nói chung và đặc biệt là học sinh lớp 1 Kỹ năng cảm xúc xã hội không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe về cả thể chất và tinh thần của học sinh, mà còn tạo nền tảng cho thành công trong cuộc sống học tập tại cấp trung học (Alzahrani, 2019) Một nghiên cứu gần đây của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Trinh (2021) cũng đã chỉ ra rằng giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội đang trở thành một hướng phát triển quan trọng trong lĩnh vực giáo dục tiên tiến Chương trình giáo dục Tiểu học của các quốc gia trên thế giới đang dần hướng đến việc xây dựng chương trình dựa trên các giá trị cốt lõi và năng lực của học sinh (Nguyễn Thị Mỹ Trinh, 2021)

Kỹ năng cảm xúc xã hội là quá trình ứng dụng kiến thức và kinh nghiệm để nhận thức và quản lý cảm xúc, thể hiện nhận thức về môi trường xã hội, xây dựng và duy trì các mối quan hệ tích cực, cùng với việc đưa ra các quyết định có trách nhiệm Kỹ năng cảm xúc xã hội là sự giao thoa và kết hợp giữa khả năng quản lý cảm xúc và khả năng tương tác xã hội Trong quá trình kiểm tra kỹ năng cảm xúc xã hội ở thời kỳ thiếu thơ

Trang 33

của học sinh, Rose-Krasnor và Denham (2009) đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tương tác giữa học sinh với môi trường, sự giao tiếp giữa học sinh với những đồng trang lứa và xử lý các tình huống xã hội khi có xung đột với người lớn Điều này đặt nền móng cho việc tập trung vào việc giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho học sinh lớp 1, mở ra

cơ hội cho họ khám phá bản thân, quản lý cảm xúc, nhận thức và thực hành trong môi trường xã hội, từ việc xây dựng quan hệ đến việc ra quyết định có trách nhiệm (Curby, 2015)

Một nghiên cứu về kỹ năng cảm xúc xã hội ở giai đoạn tuổi thơ của học sinh đã được Rose-Krasnor và Denham (2009) tiến hành và họ đã nhấn mạnh đến sự tương tác giữa học sinh với môi trường, sự giao tiếp giữa học sinh và các bạn đồng trang lứa, cũng như tương tác với người lớn, những yếu tố này cùng nhau tạo nên cơ hội cho việc phát triển kỹ năng cảm xúc xã hội (Rose-Krasnor L &., 2009)

Việc giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 đề xuất những mục tiêu quan trọng sau đây:

Từ những đặc điểm trên, khát vọng của việc giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội trong môi trường học là giúp học sinh tiến xa hơn trong việc hiểu và tăng cường tư duy, cảm xúc, hành vi, dẫn đến những kết quả tích cực cả trong học tập lẫn trong cuộc sống (Jones, 2017) Bằng cách tạo ra một môi trường học an toàn, kết hợp sự tham gia của gia đình và bạn bè, cải thiện và quản lý lớp học, thực hiện phương pháp dạy học cùng xây dựng cộng đồng trong trường, S.E.L đã tạo ra cơ hội cho sự phát triển của học sinh thông qua việc phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc (Cook, 1999), (Hawkins, 2004)

Cụ thể hơn, S.E.L đã giúp học sinh học cách nhận biết và quản lý cảm xúc, tôn trọng ý kiến của người khác, đặt mục tiêu tích cực, đưa ra quyết định có trách nhiệm và quản lý tình huống giữa các cá nhân (Gresham F.M & Elliott, 1990) Điều này đã thúc đẩy nguồn lực cá nhân và môi trường, tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm động lực nội tại, phát triển mối quan hệ xã hội và tình cảm, cải thiện kết quả học tập cùng sức khỏe, đồng thời nâng cao nhận thức về quyền công dân

Kết quả của nghiên cứu thực nghiệm từ Taylor và đồng nghiệp (2017) với tổng

số 97.406 học sinh từ 44 trường học ở Hoa Kỳ và 38 trường học ở các quốc gia khác đã chỉ ra rằng việc tham gia vào chương trình can thiệp SEL đã giúp học sinh phát triển

Trang 34

các kỹ năng xã hội, cảm xúc và hành vi, đạt được những kết quả tích cực và thành tích học tập cao hơn, đồng thời giảm đi các vấn đề liên quan đến hành vi, rối loạn cảm xúc

và việc sử dụng ma túy (Taylor, 2017)

Tóm lại, việc giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 nhằm hướng dẫn học sinh phát triển các kỹ năng sống, tạo nền tảng cho sự phát triển cá nhân, chuẩn

bị cho học sinh bước vào giai đoạn tiếp theo của hành trình học tập

1.3.3.1 Mô hình 5 lĩnh vực cốt lõi SEL

Trong hướng dẫn tích hợp để thúc đẩy S.E.L trong chương trình giảng dạy tiểu học

ở Anh, tài liệu lấy khung S.E.L từ CASEL (2013) làm mối quan tâm chính và điều chỉnh chương trình cho các trường tiểu học như trong hình 1 (CASEL, CASEL guide:

effective social and emotional learning programs: preschool and elementary school edition., 2013)

Trong đó, năm lĩnh vực năng lực chủ chốt được chi tiết hóa thành những năng lực thành phần như ở Bảng 1:

Bảng 1: Năm lĩnh vực năng lực cảm xúc xã hội

Tự tin vào NL bản thân

Quản lý căng thẳng

Tự giác

Tự tạo động lực Thiết lập mục tiêu

Kỹ năng tổ chức

Trang 35

NL nhận thức xã hội Hiểu cảm xúc

Đồng cảm Đánh giá cao sự đa dạng Tôn trọng người khác

Tham gia vào hoạt động xã hội Xây dựng mối quan hệ

Làm việc nhóm

Phân tích giải pháp Giải quyết vấn đề Đánh giá

Phản biện Thực hiện trách nhiệm một cách có đạo đức

Hình 1: Mô hình 05 lĩnh vực nangw lực cốt lõi SEL

Cần đảm bảo tính liên tục trong việc xây dựng nội dung chương trình trong từng

Trang 36

năm học và giữa các nhóm lớp Sơ đồ dưới đây (Hình 2) thể hiện cách phát triển nội dung chương trình SEL đồng tâm qua các nhóm lớp, từ nội dung cơ bản ở lớp mẫu giáo đến nội dung phức tạp gia tăng ở các lớp tiếp theo

Hình 2: Mô tả phát triển nội dung (nhận ra, gọi tên và hiểu cảm xúc) của mô hình SEL

- Lớp 3,4: Học sinh ở các lớp này có khả năng nhận biết, biểu đạt và dự đoán sự gia tăng phức tạp của các cảm xúc như thất vọng, hy vọng, tuyệt vọng, thất vọng, buồn bã

- Lớp 5,6: Học sinh ở các cấp học này đã phát triển khả năng xác định, biểu đạt và dự đoán nhiều cảm xúc phong phú hơn, ví dụ như xấu hổ, bối rối, ngây ngất, xúc động, tuyệt vọng, được che chở, và lo lắng Họ có thể hiểu và thể hiện sự phức tạp của cảm xúc một cách tương đối tự nhiên

Tóm lại, nội dung giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 tập trung vào việc phát triển các kỹ năng quan trọng như nhận biết và quản lý cảm xúc, giao tiếp,

kỹ năng xã hội và lòng thông cảm, từ đó xây dựng một cơ sở vững chắc cho sự phát triển

Trang 37

cá nhân và xã hội của học sinh

Dựa trên quan niệm lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện kết nối giữa gia đình và trường học, việc tổ chức các hoạt động vui chơi, thông qua các tình huống để thúc đẩy sự khám phá, tận dụng cơ hội tăng cường giao tiếp và tạo ra tình huống thực tế là vô cùng quan trọng (Nguyễn Thị Hòa, 2014) Nghiên cứu chi tiết về hình thức giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh, Đỗ Thị Bắc (2015) còn đặc biệt nhấn mạnh các hoạt động giao tiếp giữa giáo viên và phụ huynh, cũng như việc tổ chức các chuyến tham quan và dã ngoại (Đỗ Thị Bắc, 2015)

Các nghiên cứu về hình thức học tập theo chủ đề có nhiều quan điểm đồng thuận Theo

Lê Thu Hương (2010), cách tiếp cận theo chủ đề "mở ra một khung cảnh mang tính gợi mở,

để giáo viên có thể tương tác trực tiếp để đáp ứng nhu cầu hứng thú của học sinh" (Lê Thu Hương, 2010); Nguyễn Thị Hòa (2013) đã giải thích rằng việc tổ chức hoạt động học tập theo chủ đề là một quá trình gắn kết, tương hỗ Các hoạt động giáo dục theo chủ đề được kết hợp, tương tác một cách hài hòa, đáp ứng nhu cầu và hứng thú của học sinh để đạt được mục tiêu giáo dục (Nguyễn Thị Hòa, 2014)

Đề án đã tóm lược các hình thức tổ chức dạy học GDCX & KNXH được áp dụng thông qua việc tổ chức hoạt động học theo chủ đề, bao gồm việc tích hợp các nội dung GDXH trong từng bài học để phát triển cả tính cách và thể chất, trí tuệ và kỹ năng xã hội cá nhân của học sinh, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của cá nhân trong tương lai

1.3.4.1 Hoạt động trải nghiệm

Việc áp dụng phương pháp dạy học GDCX & KNXH qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm đa dạng để tạo cơ hội học tập và khám phá độc lập đang phát triển như một hướng tiếp cận mới, phù hợp với xu hướng giáo dục đại học hiện nay

Nghiên cứu về bản chất của hoạt động trải nghiệm trong giáo dục tiểu học do Hoàng Thị Phương (chủ biên), Lã Thị Bắc, Bùi Thị Lâm, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Vũ Thanh Vân (2018) thực hiện đã rõ ràng lập luận việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giáo dục tiểu học là quá trình nhà giáo tác động có hệ thống vào việc cấu trúc hoạt động thực hành để học sinh tự lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, thái độ và

Trang 38

phát triển năng lực thực hành (Hoàng Thị Phương, 2018) Cũng trong cùng tinh thần, Trần Thị Huyền (2018) trong nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm cho học sinh 5 - 6 tuổi đã nhận thức rằng hoạt động trải nghiệm của học sinh là quá trình học sinh tham gia vào các hoạt động thực tế với đồ vật, hiện tượng và con người trong môi trường xã hội, nhằm hình thành và phát triển kinh nghiệm sống (Trần Thị Thu Huyền, 2018)

Phản ánh đến các quan điểm về hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, nghiên cứu đã nêu rõ những góc nhìn đa dạng Theo Nguyễn Thị Hoa (2013), việc

tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học nhằm đáp ứng nhu cầu chơi để học

và học thông qua chơi trong các hoạt động cá nhân, nhóm và tập thể (Nguyễn Thị Hòa, 2014) Cao Thị Hồng Nhung (2017) chỉ ra các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh bao gồm hoạt động trong và ngoài lớp, tham quan, dã ngoại, lao động (Cao Thị Hồng Nhung, 2017)

Giáo dục trải nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, rèn luyện và làm phong phú các biểu tượng về kỹ năng cảm xúc xã hội cho học sinh GDTN đóng góp vào việc nâng cao năng lực tự nhận thức của học sinh về bản thân, một khía cạnh quan trọng của CXXH Khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, học sinh có nhiều

cơ hội để nhận thức về cảm xúc của bản thân và của người khác Những tương tác với môi trường xung quanh và các hiện tượng cung cấp cho học sinh những dịp để thể hiện cảm xúc phù hợp với tình huống và người tham gia

Cũng thông qua việc tương tác với môi trường, học sinh bắt đầu nhận ra khả năng, tính cách, sở thích cá nhân của họ Ví dụ, thông qua việc tham gia vào hoạt động vui chơi, học sinh có thể nhận ra mình thích chơi trò chơi nào, thích màu sắc nào và có những khả năng gì

Thêm vào đó, GDTN tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kỹ năng quản lí

cá nhân ở học sinh Các hoạt động trải nghiệm là cơ hội để học sinh thể hiện, điều chỉnh cảm xúc và hành vi của mình Kết nối kinh nghiệm quản lí bản thân từ quá khứ, học sinh bắt đầu suy nghĩ, đánh giá, nhận xét và kiềm chế cảm xúc, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau Việc này giúp học sinh phát triển khả năng biết kiềm chế cảm xúc, hành vi trong các tình huống thực tế

Trang 39

1.3.4.2 Sân khấu hóa trò chơi đóng vai theo chủ đề

Các nghiên cứu liên quan đến tính chủ đạo của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với học sinh cấp 1 đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau Mã Thanh Thủy và Nguyễn Thị Triều Tiên (2016) đã đề xuất rằng trò chơi đóng vai theo chủ đề có thể giúp giáo dục

kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh 5 - 6 tuổi (Mã Thanh Thủy, Nguyễn Thị Triều Tiên, 2016) Trong khi đó, Nguyễn Thị Huệ (2016) tập trung vào việc nghiên cứu hành

vi giao tiếp của học sinh thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Nguyễn Thị Huệ, 2016) Lê Thị Thùy Dương (2017) đã nghiên cứu về kỹ năng hợp tác thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề cho học sinh (Lê Thị Thùy Dương, 2017) Tất cả những quan điểm này đồng tình rằng trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động quan trọng giúp hình thành

và phát triển nhân cách của học sinh, bởi khi tham gia vào trò chơi, học sinh có cơ hội thể hiện và trải nghiệm các vai trò khác nhau, qua đó rèn luyện kỹ năng và hành vi thói quen trong cuộc sống

Nghiên cứu về nội dung dạy học thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề cho học sinh, Vũ Thị Huyền (2018) đã đánh giá rằng trò chơi đóng vai theo chủ đề có ý nghĩa đối với cuộc sống của học sinh, giúp học sinh thỏa mãn mong muốn được hóa thân vào cuộc sống xã hội của người lớn, qua đó học cách làm người (Hoàng Thu Huyền, 2023) Các trò chơi đóng vai không chỉ làm cuộc sống của học sinh trở nên đa dạng và độc đáo, mà còn mang lại những đặc điểm của tuổi thơ như "ăn chưa no, lo chưa tới",

"học bằng chơi, chơi bằng học", "làm gì phải có vui, có vui mới làm"

Tổng hợp các quan điểm của các nhà nghiên cứu trên, có thể khẳng định rằng việc tổ chức hoạt động GDCX & KNXH thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề là một cách hợp lý và hiệu quả Hoạt động này không chỉ đáp ứng đúng nhu cầu của học sinh theo độ tuổi mà còn tạo sự kết nối mạch lạc giữa kiến thức và thực hành Trong quá trình tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề, học sinh được trải nghiệm các kỹ năng và hành vi thông qua việc mô phỏng các tình huống hàng ngày Qua việc tương tác với các

đồ chơi mang tính mô phỏng thực tế, học sinh học cách quản lý bản thân, thực hiện các hành động cụ thể Đồng thời, thông qua các tương tác này, học sinh cũng học cách thể hiện cảm xúc, phản ánh thái độ đúng đắn trong cuộc sống Trò chơi đóng vai giúp hiện thực hóa cuộc sống và tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm những kinh nghiệm về giao tiếp, chia sẻ, đồng cảm trong môi trường hàng ngày Trong quá trình tự tổ chức hoạt

Trang 40

động đóng vai, học sinh không chỉ tương tác với các đồ chơi mô phỏng, mà còn tiếp xúc với các vật thật, từ đó học sinh được "sống thực" với tình huống chơi và được tự do thể hiện bản thân theo cách mà học sinh mong muốn

Trò chơi đóng vai theo chủ đề cung cấp môi trường giáo dục tương thích để học sinh phát triển cảm xúc xã hội và hành vi cá nhân thông qua các trải nghiệm mô phỏng hoạt động hàng ngày Trong suốt quá trình tham gia vào trò chơi, học sinh có thể rèn luyện nhiều kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp trong hoạt động, kỹ năng lắng nghe, hiểu biết và chia sẻ với người khác, kỹ năng tự quản lý cảm xúc trong tình huống tức giận hay buồn bã Để đạt được hiệu quả tốt trong việc thúc đẩy những kỹ năng này thông qua việc đóng vai, giáo viên cần lựa chọn và sắp xếp cẩn thận các đồ dùng, đồ chơi cũng như nguyên vật liệu, đồng thời đảm bảo rằng có đủ đề tài hấp dẫn để kích thích sự tham gia của học sinh

Trò chơi đóng vai theo chủ đề có vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách và cảm xúc xã hội cho học sinh lớp 1 Hình thức này giúp học sinh học được cách giải quyết vấn đề, thể hiện cảm xúc, xây dựng những thái độ và hành vi đúng đắn trong cuộc sống hàng ngày Qua việc tương tác với đa dạng các đồ chơi và tình huống mô phỏng, học sinh có cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng xã hội một cách tự nhiên và thú vị

1.3.4.3 Hoạt động tham quan, dã ngoại

Các tác giả, bao gồm Trần Thị Hương (Chủ biên), Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hồ Văn Liên và Ngô Đình Qua (2008), đã nêu rõ rằng hoạt động tham quan và dã ngoại mang đến sự thoải mái, dễ chịu và khôi phục sức khỏe cho học sinh sau những giờ học

và lao động căng thẳng Từ đó giúp học sinh phát triển các cảm xúc xã hội như quản lý bản thân, xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giải quyết vấn đề trong hòa bình

Theo nghiên cứu của Vũ Thuý Hoàn (2019), về nội dung "Một số đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động tham quan, dã ngoại đối với sự phát triển tâm lý học sinh" hoạt động tham quan và dã ngoại là những trải nghiệm ngoại trời, tạo điều kiện cho các nhóm học sinh tiếp xúc với lịch sử, văn hóa cộng đồng, thiên nhiên và thế giới đa dạng xung quanh Nó cũng liên quan đến việc tham gia vào các hoạt động vui chơi tập thể, giúp học sinh nâng cao kỹ năng sống, khám phá và đối mặt với thách thức Trong bản chất,

Ngày đăng: 05/12/2024, 10:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w