HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN GIỮA KÌ HỌC PHẦN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến thu hút vốn đầu tư FDI: Trường hợp áp dụng tại Việt
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN GIỮA KÌ HỌC PHẦN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến thu hút vốn đầu tư FDI: Trường hợp
áp dụng tại Việt Nam
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6
1 Trương Thị Diệu Linh
(Nhóm trưởng)
KTQT48A10232 Theo dõi tiến độ chung, làm nội
dung, thiết kế slide, thuyết trình
Mức độ hoàn thành: 100%
2 Trần Thục Uyên KTQT48A10348 Xây dựng outline, làm nội
dung, chính sửa bản doc, thuyết trình
Mức độ hoàn thành: 100%
3 Tô Thị Sen KTQT48A10287 Làm nội dung, thiết kế slide,
thuyết trình
Mức độ hoàn thành: 100%
4 Vũ Thị Hồng Nhung KTQT48A10276 Viết nội dung, hỗ trợ tổng hợp
bài nghiên cứu, thiết kế slide, thuyết trình
Trang 3Mục lục
Tóm tắt 1
1 Giới thiệu 2
2 Tổng quan nghiên cứu 2
2.1 Mối quan hệ giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
2.2 Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến dòng vốn FDI của các quốc gia 3
2.3 Tác động của GMT đến thu hút FDI ở Việt Nam 4
2.4 Khoảng trống nghiên cứu 4
3 Phương pháp nghiên cứu 4
4 Cơ sở lí thuyết 5
4.1 Khái quát về thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) 5
4.2 Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (UNCTAD, 2022) 7
4.2.1 Tác động đến quyết định đầu tư của của các doanh nghiệp FDI 7
4.2.2 Tác động đến chính sách thuế của các quốc gia 9
5 Kết quả và thảo luận 9
5.1 Thực trạng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu tại một số quốc gia tương đồng với Việt Nam 9
5.2 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trước khi GMT áp dụng 10
5.3 Phân tích tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến FDI tại Việt Nam theo khung của UNCTAD 12
5.3.1 Quy mô đầu tư 12
5.3.2 Địa điểm đầu tư FDI 14
5.3.3 Hoạt động chuyển dịch lợi nhuận của doanh nghiệp FDI 15
5.3.4 Chiến lược cạnh tranh về thuế của Việt Nam 16
5.4 Đánh giá tác động chung của thuế tối thiểu toàn cầu đến Việt Nam 17
5.4.1 Tác động tích cực 17
5.4.2 Tác động tiêu cực 18
6 Khuyến nghị và giải pháp 19
6.1 Bổ sung các chính sách hỗ trợ đầu tư thay thế các ưu đãi về thuế 19
6.2 Hoàn thiện cơ sở pháp lí về thuế tối thiểu nội địa bổ sung 19
6.3 Đẩy mạnh phát triển các yếu tố phi thuế để nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút FDI bền vững 20
7 Kết luận 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 4Abstract
In recognition of the critical role of FDI for development and the extensive use of tax relief as an FDI determinant, this article examines the potential impacts of introducing a global minimum tax (GMT) on attracting foreign direct investment to Vietnam Based on the analytical framework from the World Investment Report (UNCTAD, 2022) and descriptive statistical method, the research findings indicate that the implementation of GMT in Vietnam will affect some following aspects regarding FDI investment: (i) investment scale in various degrees and directions; (ii) investment location; (iii) tax competitiveness; (iv) profit shifting To conclude, recommendations are proposed for the Vietnamese government to refine policies related to GMT while ensuring the goals of attracting investment and sustainable development
Keywords: FDI, Viet Nam, Global Minimum Tax, tax relief
Tóm tắt
Nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với sự phát triển và việc sử dụng rộng rãi các chính sách ưu đãi thuế như một yếu tố quyết định FDI, bài viết này nhằm mục đích khảo sát các tác động tiềm ẩn của việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Dựa trên khung phân tích của Báo cáo Đầu tư Toàn cầu (UNCTAD, 2022) và phương pháp thống
kê mô tả, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc áp dụng GMT tại Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến đầu tư FDI qua một số khía cạnh sau: (i) quy mô đầu tư ở các mức độ và chiều hướng khác nhau; (ii) địa điểm đầu tư; (iii) cạnh tranh thuế; (iv) hoạt động chuyển dịch lợi nhuận Kết luận, các khuyến nghị được đề xuất cho Chính phủ Việt Nam nhằm hoàn thiện các chính sách liên quan đến GMT trong khi đảm bảo mục tiêu thu hút đầu tư và phát triển bền vững
Từ khóa: FDI, Việt Nam, Thuế Tối thiểu Toàn cầu, ưu đãi thuế
Trang 52
1 Giới thiệu
Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã có tác động mạnh mẽ đến kinh
tế - xã hội của các quốc gia trên toàn cầu, tạo điều kiện cho các tập đoàn đa quốc gia (MNE)
có cơ hội chọn lĩnh vực và môi trường đầu tư, tăng trưởng quy mô, mang lại lợi thế tốt nhất cho công ty của mình Tuy nhiên, điều này cũng dẫn tới việc chính phủ các nước (đặc biệt
là các nước đang phát triển) mong muốn thu hút FDI bằng những ưu đãi về mức thuế thu nhập doanh nghiệp Để ngăn chặn tình trạng xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã xây dựng và áp dụng quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu với mục tiêu ngăn chặn tình trạng "chạy đua xuống đáy" về thuế suất ưu đãi giữa các quốc gia Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng giữa các quốc gia Thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu đã được thỏa thuận là 15% vào ngày 05/06/2021 bởi Bộ trưởng Tài chính của Nhóm các nền kinh tế phát triển (G7), được 142/142 quốc gia tham gia và thống nhất, trong đó có Việt Nam
Tại Việt Nam, ưu đãi thuế là một trong những công cụ quan trọng để thu hút đầu tư
từ các công ty và tập đoàn đa quốc gia, khiến việc áp dụng các quy định về thuế tối thiểu trở thành một thách thức lớn với nước ta trong thời gian tới Do đó, việc tìm hiểu về quy tắc thuế tối thiểu, đồng thời nghiên cứu chiến lược, kế hoạch thực hiện quy tắc này tại Việt Nam trong tương lai và vô cùng tất yếu và cấp thiết để nước ta thích ứng được với những thay đổi và tiếp tục duy trì môi trường đầu tư thuận lợi, bền vững Từ đó, nhóm 6 quyết
định chọn đề tài nghiên cứu "Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến thu hút vốn đầu
tư FDI: Trường hợp áp dụng tại Việt Nam"
2 Tổng quan nghiên cứu
Theo lý thuyết chiết trung của Dunning (1979), quyết định đầu tư ra nước ngoài của một doanh nghiệp phụ thuộc vào sự kết hợp hài hòa của ba yếu tố chính: lợi thế sở hữu (ownership), lợi thế địa điểm (location) và lợi thế nội địa hóa (internalization) Trong đó, lợi thế địa điểm đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích vì sao một số quốc gia lại hấp dẫn hơn các quốc gia còn lại trong mắt các nhà đầu tư dựa trên các yếu tố về điều kiện tự nhiên và những yếu tố phi địa lý như môi trường kinh doanh, thể chế pháp luật, điều kiện
cơ sở hạ tầng và các chính sách ưu đãi đầu tư, đặc biệt là công cụ về thuế Như vậy, lý thuyết OLI của Dunning đã thừa nhận mối quan hệ giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và
Trang 6đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Các chính sách thuế, khi được thiết kế hợp lý, có thể trở thành một công cụ hữu hiệu để thu hút đầu tư, tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
2.1 Mối quan hệ giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy các ưu đãi thuế đã trở thành một công cụ phổ biến mà các quốc gia đang phát triển sử dụng để thu hút đầu tư và tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp Theo Andersen và cộng sự (2017), giai đoạn 2009-2015 cho thấy hơn một nửa trong số 107 quốc gia đang phát triển đã áp dụng các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như một cách để cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư FDI Tuy nhiên, hệ quả của nó là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các quốc gia hay còn được gọi
là "cuộc đua xuống đáy về thuế” (the race to the bottom)
Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài song phương giữa 30 quốc gia OECD trong giai đoạn 1985-2007, Sato (2012) kết luận việc một quốc gia nhận đầu tư giảm 1 điểm phần trăm thuế thu nhập doanh nghiệp có thể khiến dòng vốn đầu tư vào quốc gia này tăng 2,4% Nghiên cứu của Sudsawasd (2008) cũng chỉ ra rằng thuế thu nhập doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài dựa trên khảo sát 5 nước trong khu vực ASEAN Cụ thể, việc tăng thuế sẽ làm giảm sự hấp dẫn của một quốc gia đối với các nhà đầu tư, dẫn đến giảm sút lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Bên cạnh đó, nghiên cứu gần đây của Hanappi (2023) cho thấy độ nhạy cảm của đầu tư đối với thuế thu nhập doanh nghiệp là không đồng đều giữa các doanh nghiệp
có quy mô khác nhau và đầu tư ở các lĩnh vực khác nhau
2.2 Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến dòng vốn FDI của các quốc gia
Bruno Casillas và Baptiste Souillardb (2022) cho rằng bằng việc hạn chế hoạt động dịch chuyển lợi nhuận sang các quốc gia có thuế suất thấp, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu sẽ làm tăng từ 2-3% thuế suất thực tế (ETRs) doanh nghiệp phải nộp dựa trên hoạt động đầu tư ra nước ngoài của họ Điều này có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong quyết định đầu tư của các công ty và cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các quốc gia
Trang 74
2.3 Tác động của GMT đến thu hút FDI ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các tác giả cũng đã có những bài nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) đến dòng vốn FDI Các nghiên cứu của Nguyễn Trung Hiếu (2023); Vũ Sỹ Cường, Lưu Huyền Trang (2023); Nguyễn Thế Đức Tâm, Nguyễn Thái Ngân (2024); Lê Quốc Hội (2024) đã chỉ ra tác động mang tính hai mặt của GMT
Về mặt tích cực, GMT có tiềm năng mang lại doanh thu thuế tăng cao cho các quốc gia, tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch hơn, khuyến khích các hoạt động đầu tư bền vững và gia tăng hiệu quả của các biện pháp chống trốn thuế Tuy nhiên, GMT sẽ đặt ra thách thức không nhỏ trong việc duy trì khả năng cạnh tranh thu hút FDI của Việt Nam và tăng cường các hoạt động đầu tư không hợp pháp Các tác giả cũng đưa
ra một số khuyến nghị để Việt Nam thực hiện GMT một cách hiệu quả để tạo ra môi trường hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, song vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn thuế quốc tế Trong số những nghiên cứu đã tổng hợp, nhóm nhận thấy nghiên cứu của Lê Quốc Hội (2024) là nghiên cứu duy nhất đề xuất được khung phân tích dựa vào báo cáo World Investment của UNCTAD (2022) để đánh giá cơ chế tác động của GMT đến FDI tại Việt Nam
2.4 Khoảng trống nghiên cứu
Kể từ khi quy định về thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) được thông qua, nhiều công trình
đã nghiên cứu về tác động của GMT đến dòng vốn FDI trên phạm vi toàn cầu và FDI tại Việt Nam Tuy nhiên, hiện tại chưa có công trình nào phân tích và đánh giá được toàn diện các kênh tác động của GMT đến thu hút FDI của Việt Nam một cách có hệ thống Do đó, bài viết này sẽ lấp đầy khoảng trống nghiên cứu bằng việc vận dụng khuôn khổ lý thuyết
về các cơ chế tác động của GMT đến FDI của UNCTAD 2022 để phân tích trường hợp của Việt Nam Bên cạnh đó, bài viết của nhóm sẽ so sánh tình hình áp dụng GMT tại các quốc gia đang phát triển có điều kiện tương đồng với Việt Nam nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, từ đó đề xuất khuyến nghị nhằm tiếp tục thu hút có hiệu quả FDI khi GMT có hiệu lực
3 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận về các cơ chế tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến FDI theo báo cáo World Investment của UNCTAD (2022), bài viết này sẽ trình bày các tác động của GMT đến dòng vốn FDI tại Việt Nam thông qua 4 yếu tố: quy mô đầu tư, địa
Trang 8điểm đầu tư, hoạt động chuyển dịch lợi nhuận của doanh nghiệp và chiến lược cạnh tranh
về thuế của quốc gia chủ nhà Bên cạnh đó, nguồn dữ liệu thứ cấp mà bài viết sử dụng được tổng hợp từ các trang báo điện tử chính thống, các trang thông tin của cơ quan chính phủ, báo cáo của các tổ chức quốc tế như UNCTAD, OECD, WorldBank và các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính
để phân tích tác động của thuế tối thiểu toàn cầu tới các doanh nghiệp FDI và so sánh hệ
thống thuế, môi trường đầu tư giữa Việt Nam và các quốc gia đang phát triển có điều kiện tương đồng với Việt Nam, từ đó rút ra lợi thế và bất lợi trong việc thu hút FDI của Việt Nam khi áp dụng GMT
4 Cơ sở lí thuyết
4.1 Khái quát về thuế tối thiểu toàn cầu (GMT)
Để thực hiện Sáng kiến "Chống xói mòn cơ sở thuế", vào ngày 9/7/2021, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G20 đã đạt được sự đồng thuận
về nguyên tắc của Giải pháp 2 Trụ cột nhằm đối phó với các vấn đề về thuế nảy sinh từ quá trình số hóa nền kinh tế (gọi tắt là Thỏa thuận thuế tối thiểu toàn cầu) Trong đó, Trụ cột 1 là phân bổ thuế cho doanh nghiệp dựa trên nền tảng số; Trụ cột 2 đặt ra mức thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiệu dụng (ETR) tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty
đa quốc gia.1
Mục đích của thuế tối thiểu toàn cầu là nhằm ngăn chặn tình trạng "chạy đua xuống đáy" về thuế giữa các quốc gia, nơi mà các nước cạnh tranh nhau bằng cách giảm thuế suất
để thu hút các công ty đa quốc gia Cụ thể, mức thuế tối thiểu toàn cầu đặt ra yêu cầu các tập đoàn phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu 15% bất kể họ đặt trụ sở ở đâu Điều này giúp hạn chế việc các công ty lợi dụng sự chênh lệch về thuế suất giữa các quốc gia để chuyển lợi nhuận sang các nước có thuế suất thấp để tránh thuế, từ đó đảm bảo các quốc gia có nguồn thu thuế ổn định và công bằng hơn, đồng thời góp phần giảm thiểu xói mòn cơ sở thuế.2
1 OECD (n.d.) Global minimum tax OECD, https://www.oecd.org/en/topics/global-minimum-tax.html , truy cập ngày 1/11/2024
2 Le Thi Thao (2023) Global Minimum Tax Implementation: Vietnam's Policy Recommendations Pancasila and Law Review, 4(2), 129–142 https://doi.org/10.25041/plr.v4i2.31, truy cập ngày 8/11/2024
Trang 96
Theo đó, đối tượng áp dụng thuế là các tập đoàn công ty đa quốc gia (MNE) đáp ứng ngưỡng doanh thu hợp nhất đạt tối thiểu 750 triệu EUR căn cứ theo báo cáo tài chính của tập đoàn theo từng quốc gia trong ít nhất 2 năm trong 4 năm liền kề trước năm xem xét (Ngoại trừ một số trường hợp nhất định theo quy định của OECD)
Quy định lợi nhuận chịu thuế dưới mức tối thiểu (Undertaxed Payment Rule - UTPR): Trường hợp quốc gia của các công ty mẹ chưa áp dụng Quy định IIR thì các quốc gia có công ty trung gian thuộc tập đoàn có quyền đánh thuế công ty mẹ trung gian ở quốc gia đó đối với thu nhập của công ty con ở các quốc gia khác đang chịu ETR nhỏ hơn 15%
Thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (Qualified Domestic Minimum Top-up Tax
- QDMTT): Theo quy định mẫu của OECD, các nước có tỷ lệ ETR với thuế TNDN thấp
3 Nguyễn Hoài Nam (2024), Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
https://tapchitaichinh.vn/tac-dong-cua-thue-toi-thieu-toan-cau-den-thu-hut-von-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-viet-nam.html, truy cập ngày 2/11/2024
Trang 10hơn 15% được quyền ban hành quy định pháp luật để thu thuế bổ sung theo Quy định QDMTT Các nước nhận đầu tư được quyền ưu tiên thu thuế QDMTT trước khi nước đầu
tư áp dụng thuế tối thiểu 15%
Do quyền đánh thuế là chủ quyền của quốc gia nên quy tắc chung (Model Rules) không có tính chất bắt buộc Các nước đồng ý tham gia Thỏa thuận của OECD/G20 Inclusive Framework on BEPS (khuôn khổ tổng thể về thuế tối thiểu toàn cầu) như Việt Nam có thể lựa chọn áp dụng hoặc không áp dụng các quy tắc này Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng, việc tham gia Thỏa thuận ràng buộc Việt Nam phải chấp nhận việc các nước tham gia khác (138 nước tham gia tại ngày 16/12/2022) áp dụng nhóm các quy tắc này - nếu họ lựa chọn áp dụng
4.2 Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 4.2.1 Tác động đến quyết định đầu tư của của các doanh nghiệp FDI4
Quy mô đầu tư
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quy
mô vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài Trước khi thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) được áp dụng, các nhà đầu tư thường sẽ đầu tư đến mức mà lợi nhuận bổ sung, sau khi đã khấu trừ thuế, vẫn đủ để đáp ứng mức lợi nhuận mong muốn của họ Điều này tạo ra một
“khoảng cách” giữa lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế, gọi là thuế suất hiệu quả cận biên (METR) Khi METR tăng lên do sự áp dụng của GMT, khoảng cách này trở nên lớn hơn, dẫn đến lợi nhuận ròng sau thuế giảm xuống, từ đó khiến nhà đầu tư giảm quy mô vốn đầu tư của mình để tối đa hóa lợi nhuận ròng sau thuế
GMT, bằng cách thiết lập mức thuế tối thiểu toàn cầu là 15%, làm giảm khả năng các quốc gia sử dụng thuế suất thấp để thu hút đầu tư Trong bối cảnh này, METR càng cao, chi phí để đạt được lợi nhuận mong muốn càng lớn, khiến nhà đầu tư có xu hướng giảm quy mô đầu tư, đặc biệt trong các ngành nhạy cảm với thuế suất cao Hơn nữa, từ quan điểm thiết kế chính sách, mục tiêu là giữ METR ở mức thấp để không làm thay đổi các quyết định đầu tư cận biên của nhà đầu tư, trong khi vẫn duy trì METR đủ cao để đáp ứng yêu cầu thu ngân sách Với GMT, việc cân bằng này trở nên khó khăn hơn khi các nhà đầu
4 United Nations Conference on Trade and Development (2022) World Investment Report 2022: International tax
reforms and sustainable investment, https://unctad.org/system/files/official-document/wir2022_en.pdf , truy cập ngày 1/11/2024
Trang 118
tư phải đóng thuế cao hơn trên các khoản đầu tư bổ sung, dẫn đến tác động tiêu cực đến quy mô vốn đầu tư
Địa điểm đầu tư
Trước khi GMT có hiệu lực, các công ty đa quốc gia thường ưu tiên chọn địa điểm đầu tư dựa trên chi phí thuế thấp nhằm tối đa hóa lợi nhuận Điều này có nghĩa là, trong những điều kiện nhất định, họ sẽ chọn các quốc gia có mức thuế thấp hơn, ngay cả khi lợi nhuận của dự án tại những nơi này không cao, miễn là sự chênh lệch về thuế đủ hấp dẫn
để bù đắp cho mức lợi nhuận thấp hơn
Tuy nhiên, khi GMT được áp dụng, các quốc gia có mức thuế dưới ngưỡng tối thiểu 15% sẽ phải tăng thuế lên để tuân thủ quy định mới Điều này làm giảm đi lợi thế của những quốc gia trước đây sử dụng thuế suất thấp như một công cụ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Kết quả là, thay vì chỉ dựa vào ưu đãi thuế, các nhà đầu tư có thể chuyển
sự quan tâm sang các quốc gia có lợi thế cạnh tranh khác, như tiềm năng sinh lời cao, cơ
sở hạ tầng tốt hơn, hoặc môi trường kinh doanh ổn định
Sự thay đổi này dẫn đến một sự tái phân bổ vốn đầu tư, khi các quốc gia có tỉ lệ thuế thực tế trung bình cao (AETR) nhưng có nhiều lợi thế khác sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế Với những hiểu biết sâu sắc về kinh tế quốc tế, bạn có thể thấy rằng GMT sẽ làm cho các quốc gia phải cạnh tranh không chỉ bằng thuế suất mà còn bằng các yếu tố tăng trưởng bền vững khác, như chất lượng lao động và hiệu quả cơ sở hạ tầng Như vậy, GMT sẽ góp phần thúc đẩy các nước cải thiện tổng thể môi trường đầu tư thay vì chỉ dựa vào ưu đãi thuế thấp để thu hút FDI
Chuyển dịch lợi nhuận
GMT sẽ có tác động đáng kể đến việc chuyển dịch lợi nhuận FDI của các nhà đầu tư,
vì nó làm giảm khả năng các tập đoàn đa quốc gia (MNEs) thực hiện các chiến lược chuyển lợi nhuận để giảm thuế Trước khi GMT được áp dụng, MNEs thường sử dụng các biện pháp chuyển dịch lợi nhuận như giá chuyển nhượng nội bộ cao hoặc thấp một cách giả tạo, vay vốn từ các công ty liên kết ở quốc gia có thuế thấp, và tận dụng các hiệp định thuế song phương để chuyển lợi nhuận đến các khu vực có mức thuế thấp nhằm giảm thiểu chi phí thuế
Trang 12GMT đặt ra một mức thuế tối thiểu chung, khiến việc chuyển lợi nhuận từ quốc gia
có thuế cao sang quốc gia có thuế thấp trở nên kém hiệu quả hơn Điều này làm giảm động lực của các nhà đầu tư khi lựa chọn địa điểm đầu tư chỉ dựa trên mức thuế thấp, bởi vì tổng
số thuế phải nộp sẽ ít phụ thuộc vào quốc gia khai báo lợi nhuận hơn trước đây Cụ thể, các biện pháp chuyển dịch lợi nhuận nhằm giảm METR và AETR sẽ bị hạn chế, vì các khoản lợi nhuận được khai báo tại các trung tâm tài chính nước ngoài (OFCs) sẽ phải chịu mức thuế tối thiểu 15% Điều này làm tăng tổng chi phí thuế và giảm lợi ích của việc đặt lợi nhuận tại các OFCs
Khi GMT được áp dụng, lợi thế thuế của các trung tâm tài chính nước ngoài giảm, khiến các quốc gia có thuế suất thực tế cao nhưng lợi nhuận đầu tư tốt trở nên hấp dẫn hơn cho nhà đầu tư Kết quả là, GMT sẽ có khả năng thúc đẩy sự dịch chuyển dòng vốn FDI từ các quốc gia có thuế thấp sang các quốc gia có nền kinh tế mạnh và các yếu tố cạnh tranh khác ngoài ưu đãi thuế, đồng thời làm giảm việc chuyển dịch lợi nhuận FDI nhằm tối ưu hóa thuế của các MNEs
4.2.2 Tác động đến chính sách thuế của các quốc gia
GMT sẽ tác động mạnh đến chiến lược thuế của các quốc gia bằng cách hạn chế cuộc đua giảm thuế để thu hút đầu tư Với mức thuế sàn được thiết lập, khoảng cách thuế suất giữa các quốc gia sẽ thu hẹp lại, giảm động lực để các doanh nghiệp chuyển lợi nhuận đến các nước có thuế thấp Điều này buộc các quốc gia phải thay đổi chiến lược ưu đãi, tập trung vào các yếu tố phi thuế như trợ cấp tài chính, tín dụng, cải thiện môi trường đầu tư
và nâng cấp cơ sở hạ tầng Các nước có thuế suất thấp sẽ chịu tác động lớn, do mất lợi thế cạnh tranh từ ưu đãi thuế, và phải chuyển sang phát triển các yếu tố cơ bản bền vững hơn GMT không chỉ ổn định nguồn thu mà còn thúc đẩy một môi trường cạnh tranh công bằng
và bền vững hơn trong thu hút đầu tư toàn cầu
5 Kết quả và thảo luận
5.1 Thực trạng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu tại một số quốc gia tương đồng với Việt Nam
Hiện nay, một số quốc gia nhận đầu tư trong khu vực ASEAN có điều kiện tương đồng với Việt Nam như Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã lên kế hoạch triển khai thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu
Trang 1310
Vào tháng 3/2024, Tổng cục Doanh Thu của Thái Lan đã công bố một bản dự thảo luật để áp dụng Các Quy tắc Chống Xói mòn Cơ sở Thuế Toàn cầu (GloBE) và thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) Theo đó, nếu một quốc gia đánh thuế thấp hơn 15% thì quốc gia tại công ty mẹ sẽ đánh bù phần thuế còn thiếu để đạt đủ mức tối thiểu là 15% và chỉ áp dụng với các công ty đa quốc gia có doanh thu lớn hơn 750 triệu euro (27,6 tỷ Bath Thái) mỗi năm Dự thảo được dự kiến có hiệu lực từ 2025.5
Malaysia giới thiệu về thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) trong phần XI của Đạo luật thuế thu nhập, trong đó đề ra các quy tắc chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (Global Anti-Base Erosion – Quy tắc GloBE) và một mức thuế nội địa bổ sung (Domestic Top-Up Tax - DTT)
có hiệu lực từ 1/1/2025 Đạo luật có hiệu lực với các MNEs có ít nhất 2 trong 4 năm trước năm tài chính (2021- 2024) đạt doanh thu hợp nhất toàn cầu trên 750 triệu EUR Tuy nhiên, luật có điểm mới là không áp dụng với các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, các quỹ hưu trí và quỹ đầu tư.6
Indonesia đã thay đổi một số chính sách nhằm tạo đà cho áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu Tháng 12/2022, Chính phủ Indonesia đã ban hành Nghị định Chính phủ số 55 (GR-55) để thực hiện các sửa đổi Luật Thuế thu nhập, tạo tiền đề cho việc áp dụng Trụ cột 2 thuế tối thiểu toàn cầu GR-55 bao gồm hai chủ đề thuế quốc tế: các biện pháp chống trốn thuế và các hiệp định thuế quốc tế GR-55 cũng thừa nhận một khái niệm mới về phân bổ quyền đánh thuế đã được thiết kế để trao quyền đánh thuế rộng hơn cho quốc gia đặt trụ sở của công ty mẹ.7
5.2 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trước khi GMT áp dụng
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã thu hút nguồn vốn FDI từ 142 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu Tính đến 31/12 /2023, vốn FDI thực hiện đạt khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022 Ngoài vốn đầu
tư điều chỉnh giảm, vốn đầu tư mới và vốn góp qua mua cổ phần, phần vốn góp lại tăng
5 Trung tâm WTO (2023), Thuế tối thiểu toàn cầu: Các quốc gia tương đồng Việt Nam áp dụng thế nào?,
nao , truy cập ngày 8/11/2024
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/24602-thue-toi-thieu-toan-cau-cac-quoc-gia-tuong-dong-viet-nam-ap-dung-the-6 Sufian Jusoh (2024), Global Minimum Tax: Policy Impact on Investment Promotion and Incentives in ASEAN Member States, Economic Research Institute for ASEAN and East Asia
AMS.pdf , truy cập ngày 8/11/2024
https://www.eria.org/uploads/Global-Minimum-Tax-Policy-Impact-on-Investment-Promotion-and-Incentive-in-7 Trung tâm WTO (2023), Thuế tối thiểu toàn cầu: Các quốc gia tương đồng Việt Nam áp dụng thế nào?,
nao , truy cập ngày 8/11/2024
Trang 14https://trungtamwto.vn/chuyen-de/24602-thue-toi-thieu-toan-cau-cac-quoc-gia-tuong-dong-viet-nam-ap-dung-the-mạnh so với cùng kỳ Cụ thể, đã có 3.188 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 56,6%, mức cao kỷ lục trong giai đoạn 2018 - 2023.8
Tích lũy đến hết năm 2023, Việt Nam đã thu hút được 39.140 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 468,917 tỷ USD9 Phần lớn DN FDI đang hoạt động
có quy mô nhỏ và vừa xét theo 3 tiêu chí vốn, lao động và doanh thu (gần 83% DN có số vốn dưới 100 tỷ đồng, 57% có dưới 50 lao động và 77,8% có doanh thu năm 2022 đạt dưới
100 tỷ đồng)
Về khu vực đầu tư, vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tập trung chủ yếu vào các tỉnh,
thành phố có nhiều lợi thế trong việc thu hút FDI, như cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn nhân lực ổn định, tích cực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong xúc tiến đầu tư Các địa phương nổi bật bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương và Đồng Nai Riêng 10 tỉnh thành này đã chiếm tới 78,6% tổng số dự án mới và 74,4% tổng vốn FDI của cả nước trong năm
2023
Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia vào 18 trong tổng số 21
ngành kinh tế quốc dân, với sự phân bổ vốn đầu tư tập trung đáng kể vào một số lĩnh vực chủ chốt Dẫn đầu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, thu hút hơn 23,5 tỷ USD, chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư đăng ký, ghi nhận mức tăng trưởng 39,9% so với năm trước Ngành kinh doanh bất động sản giữ vị trí thứ hai với gần 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 4,8% so với cùng kỳ Xếp sau là ngành sản xuất và phân phối điện, cũng như tài chính ngân hàng, với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 2,37 tỷ USD (tăng 4,9%) và gần 1,56 tỷ USD (gấp gần 27 lần so với năm trước) Các ngành còn lại chiếm phần nhỏ hơn trong tổng vốn FDI đăng ký
8 Bộ Công Thương (2024), Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm 2023 và kỳ vọng năm 2024,
vong-nam-2024-5788.4050.html , truy cập ngày 6/11/2024
https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/tinh-hinh-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-nam-2023-va-ky-9 Tạp Chí Ngân Hàng (2024), Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm 2023 và kỳ vọng năm 2024,
https://tapchinganhang.gov.vn/dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-nam-2023-va-trien-vong-nam-2024.htm , truy cập ngày 6/11/2024