1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận kinh tế lượng 2 Đề tài tác Động của Đổi mới sáng tạo Đến hoạt Động logistics

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Đổi Mới Sáng Tạo Đến Hoạt Động Logistics
Tác giả Vũ Thị Thương, Hoàng Diễm Quyên, Phạm Thị Kim Doanh, Nguyễn Thị Thu Huyền, Hoàng Khánh Ly
Người hướng dẫn TS. Chu Thị Mai Phương
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh tế lượng 2
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 457,12 KB

Nội dung

Qua việc sử dụng phương pháp hồi quy đa biến, nghiên cứu kiểm tra tác động của đổi mới sáng tạo GII đến hoạt động logistics toàn cầu LSCI giai đoạn 2011-2021, sử dụng mô hình Driscoll-Kr

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

-*** -

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG 2

ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐẾN

HOẠT ĐỘNG LOGISTICS Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 01

Trang 2

Nhóm 01

Môn Kinh tế lượng 2 - KTE318(2324-2)2.3

TÁC ĐỘNG CỦA ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐẾN HOẠT ĐỘNG LOGISTIC

Vũ Thị Thương 1 , Hoàng Diễm Quyên, Phạm Thị Kim Doanh,

Nguyễn Thị Thu Huyền, Hoàng Khánh Ly

Sinh viên K61 Kinh tế quốc tế - Khoa Kinh tế quốc tế

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

TS Chu Thị Mai Phương

Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Dưới tác động của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, các quốc gia đã và đang không ngừng đẩy mạnh công nghệ, phục vụ lĩnh vực vận tải hàng hoá để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thương mại quốc tế Việc tích hợp các hệ thống thông minh và công nghệ số trong logistics không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình mà còn tăng cường hiệu suất kinh tế và tính cạnh tranh toàn cầu Qua việc sử dụng phương pháp hồi quy đa biến, nghiên cứu kiểm tra tác động của đổi mới sáng tạo (GII) đến hoạt động logistics toàn cầu (LSCI) giai đoạn 2011-2021, sử dụng mô hình Driscoll-Kraay trên

dữ liệu từ 45 quốc gia Kết quả cho thấy chỉ số đổi mới có tác động cùng chiều đến Chỉ số kết nối vận tải đường biển (LSCI) Từ đó, nhấn mạnh vai trò quan trọng của đổi mới sáng tạo trong việc nâng cao hiệu suất logistics, đồng thời gợi ý các chính sách tăng cường năng lực vận tải container thông qua cải tiến công nghệ và phát triển kinh tế

1 Tác giả liên hệ, Email: vuthithuong25042004@gmail.com

Trang 3

Từ khóa: đổi mới sáng tạo, logistics, mô hình Driscoll-Kraay

THE IMPACT OF INNOVATION ON LOGISTICS

Abstract

Driven by globalization and international integration, nations are continuously enhancing transportation technology to meet the growing demands of international trade Integrating intelligent systems and digital technologies into logistics not only optimizes processes but also enhances economic performance and global competitiveness Employing a multivariate regression method, this study examines the impact of innovation (GII) on global logistics performance (LSCI) from 2011 to 2021, utilizing the Driscoll-Kraay model on data from 45 countries The findings reveal a positive correlation between the innovation index and the Linear Shipping Connectivity Index (LSCI) This underscores the crucial role of innovation in improving logistics efficiency and suggests policies to enhance container transport capabilities through technological advancements and economic development

Key words: innovation, logistics, Driscoll-Kraay model

1 Giới thiệu chung

Sự toàn cầu hóa và tiến bộ trong công nghệ thông tin đã mang lại cả thách thức và

cơ hội cho các doanh nghiệp trong thế kỷ 21 Theo một báo cáo của McKinsey & Company, Logistics 4.0 có tiềm năng giảm chi phí vận chuyển hàng hóa lên đến 30%, đồng thời tăng cường khả năng theo dõi và quản lý hàng hóa trong thời gian thực Do đó, logistics 4.0 nhấn mạnh vào tối ưu hóa logistics vào và ra, được hỗ trợ bởi các hệ thống thông minh và công nghệ số Trong bối cảnh này, việc sẵn sàng về công nghệ và khả năng đổi mới trở thành yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển của logistics 4.0

Logistics và đổi mới công nghệ có mối quan hệ mật thiết và tương hỗ lẫn nhau Các quốc gia có chỉ số đổi mới (Global Innovation Index - GII) cao thường sở hữu hệ thống logistics tiên tiến và hiệu quả, nhờ vào việc áp dụng các công nghệ và quy trình đổi mới sáng tạo Theo nghiên cứu của World Economic Forum, các quốc gia có sự phát triển vượt bậc trong đổi mới sáng tạo thường có Chỉ số Kết nối Vận tải Đường biển (Liner Shipping Connectivity Index - LSCI) cao, phản ánh khả năng quản lý và vận hành logistics hiệu quả

Trang 4

Đặc biệt, các công nghệ như AI và IoT không chỉ giúp tối ưu hóa các tuyến đường vận chuyển và quản lý kho bãi, mà còn cung cấp các giải pháp thông minh cho việc dự đoán nhu cầu và quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng Điều này tạo ra sự linh hoạt và khả năng đáp ứng nhanh chóng với các biến động của thị trường, từ đó nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế

Bài viết tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) và Chỉ

số kết nối vận tải đường biển (LSCI) tại 45 quốc gia trên thế giới giai đoạn 2011-2021, từ

đó đưa ra các giải pháp để hướng đến đẩy mạnh hoạt động logistics trong tương lai đối với các nước đang phát triển nói chung và với Việt Nam nói riêng Bố cục bài viết gồm 5 phần, phần đầu giới thiệu chung về bài viết, phần thứ hai trình bày cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu, phần thứ ba trình bày phương pháp nghiên cứu, phần thứ tư trình bày kết quả và khuyến nghị, phần thứ năm trình bày kết luận

2 Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý thuyết về đổi mới

2.1.1.1 Khái niệm về đổi mới

Hiện nay, các học giả trên thế giới đã đưa ra nhiều khái niệm về đổi mới, các hình thức đổi mới trong doanh nghiệp Tuy nhiên, tất cả các quá trình đổi mới trong doanh nghiệp đều xuất phát từ những ý tưởng sáng tạo của người lao động (Schumpeter, 1934) Đổi mới (innovation) xuất hiện lần đầu tiên trong tiếng La-tinh, với từ “nova” có nghĩa là mới Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng, đổi mới liên quan tới sáng tạo Ví dụ, Amablile và cộng

sự (1996) định nghĩa đổi mới là việc thực hiện thành công các ý tưởng sáng tạo của người lao động trong doanh nghiệp Bên cạnh đó, có nghiên cứu còn cho rằng đổi mới chính là sáng tạo (Lu và cộng sự, 2015) Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu trên thế giới

đã phát triển “đổi mới” từ việc chỉ nghĩ về khái niệm đến thực hiện thành công, từ khái niệm tĩnh trở thành tiến trình động Quá trình nhận thức và tạo ý tưởng mới được xem là giai đoạn khởi đầu của đổi mới (Kanter, 1996) Bước quan trọng để hoàn thành đổi mới là làm thế nào để có được sự hỗ trợ của người phê duyệt, thúc đẩy khái niệm và đưa đổi mới

Trang 5

vào thực tế Điều này làm cho đổi mới và khái niệm đổi mới phù hợp với nhau (Lu và cộng

sự, 2015)

2.1.1.2 Lý thuyết đổi mới của Joshep Schumpeter

Schumpeter (1939) cho rằng lý thuyết kinh tế truyền thống, có thể là cổ điển hoặc tân

cổ điển, chủ yếu là lý thuyết về quá trình đứng yên, quá trình mà chỉ đơn thuần tái tạo ở tốc

độ không đổi và trạng thái cân bằng tại mọi thời điểm Điều này không có nghĩa là lý thuyết kinh tế truyền thống không thể đối phó với biến động và tăng trưởng, nó có thể mô tả các biến động của hoạt động doanh nghiệp như các thay đổi để thích nghi, đáp ứng các thay đổi

từ môi trường bên ngoài và Schumpeter lập luận rằng, đổi mới có tầm quan trọng đối với

sự thay đổi của môi trường, bao gồm một loạt các các sự kiện như giới thiệu loại hàng hóa mới, thay đổi công nghệ trong sản xuất hàng hóa đã được sử dụng, mở ra thị trường mới hoặc tìm nhà cung cấp mới, cải thiện tiến trình xử lý, thay đổi tổ chức mới Schumpeter (1939) cho rằng chức năng của đổi mới là để phá hủy sự bế tắc của trạng thái cân bằng bằng cách trao cho nhà lãnh đạo một khả năng tăng lợi nhuận hay nói cách khác là tăng hiệu quả Tuy nhiên, lợi thế có được từ quá trình cải tiến không kéo dài mãi vì khi một sự đổi mới được đưa vào thành công thì mọi người sẽ làm điều tương tự dễ dàng hơn nhiều từ đó tạo

ra một làn sóng bắt chước nhiều hơn làm cho sự đổi mới ban đầu trở nên lỗi thời và dần làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp (Schumpeter, 1939)

2.1.2 Lý thuyết về logistics

Trong thời đại hiện nay, người ta đã định nghĩa logistics theo nhiều cách khác nhau,

và bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số khái niệm điển hình về lĩnh vực này Logistics là quá trình quản lý chiến lược của việc mua sắm, vận chuyển và lưu trữ nguyên liệu, các bộ phận và hàng tồn kho thành phẩm cùng với luồng thông tin liên quan thông qua việc tổ chức và thực hiện các kênh tiếp thị (Christopher, 1998) Logistics không chỉ dừng lại ở việc

xử lý hoặc vận chuyển, mà còn bao gồm sự kết hợp của các hoạt động như truyền thông, dịch vụ khách hàng, nội địa hóa và hậu cần, cùng với việc lập kế hoạch liên quan mật thiết đến thương mại và sản xuất" (Stock & Lambert, 2001; Grant & cộng sự, 2006)

Một định nghĩa khác cho logistics là một phần của chuỗi cung ứng, bao gồm toàn

bộ các công việc liên quan đến hàng hóa như đóng gói, vận chuyển, lưu trữ, bảo quản cho

Trang 6

đến khi hàng được giao đến người tiêu dùng cuối cùng Một cách cụ thể hơn, logistics là một trong những lĩnh vực của "dịch vụ hậu cần", hiểu đơn giản là quá trình chuẩn bị hàng hóa, sắp xếp, đóng gói, đánh dấu và bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng ra cảng và thực hiện thủ tục thông quan cho hàng (Tào Thị Hải, 2020)

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2.1 Các nghiên cứu trong nước về tác động của đổi mới sáng tạo đến hoạt động logistics

Luận án Tiến sĩ của Vũ Thế Bình (2000) tập trung vào việc cải thiện phương pháp lựa chọn container trong vận tải đa phương thức ở Việt Nam nhằm phát triển đội tàu container hiệu quả cho các tuyến vận tải quốc tế, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, và nâng cao hiệu quả vận tải đa phương thức tại Việt Nam Bài nghiên cứu đã phân tích chi tiết về phương pháp lựa chọn container trong vận tải đa phương thức ở Việt Nam, đồng thời khẳng định rằng đổi mới trong việc lựa chọn container giúp tối ưu hóa hiệu suất và giảm chi phí, qua đó tác động tích cực đến logistics Tuy nhiên bài nghiên cứu chưa đề cập đến yếu tố đổi mới công nghệ trong logistics đồng thời chỉ tập trung chủ yếu vào vận tải container mà chưa mở rộng sang các phương thức vận tải khác

Nghiên cứu của Ths Trần Hương Giang năm 2019 chỉ ra rằng logistics ở Việt Nam

đã chỉ ra rằng: Một trong những thách thức hiện nay của ngành logistics Việt Nam đó chính

là công nghệ thông tin còn yếu kém, gây cản trở trong mặt kết nối với các nước trong khu vực Tuy nhiên, danh mục giải pháp lại không để cập đến phương án cụ thể cho việc nâng cao hiệu quả của công nghệ thông tin

Năm 2021, Vương Thị Bích Ngà đã thực hiện một nghiên cứu định tính nhằm tổng hợp các yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành Logistics Trong đó, yếu tố công nghệ thông tin, chuyển đối số được nghiên cứu là một trong năm nhân tố tác động chính bên cạnh chính sách pháp luật, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và thương mại hoá Tuy nhiên, giống như nghiên cứu của Ths Trần Hương Giang, nghiên cứu này cũng chưa

đề ra phương án cụ thể cho nhân tố này

Các nghiên cứu trên nặc dù đã phân tích các đặc điểm của sự chuyển đổi trong các khâu vận hành container, tổ chức quản lý, vai trò của đổi mới sáng tạo trong hoạt động logistics, song có rất ít nghiên cứu phân tích một cách cụ thể tác động của đổi mới đến sự

Trang 7

phát triển bền vững của hoạt động logistics Yếu tố đổi mới trong các bài nghiên cứu được đưa vào như một yếu tố tất yếu đi kèm tuy nhiên lại không được định dạng cụ thể bằng bất

cứ chỉ số nào Vì vậy, để bù đắp khoảng trống này, nhóm quyết định thực hiện nghiên cứu

“Tác động của đổi mới sáng tạo đến hoạt động logistics”

2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài về tác động của đổi mới sáng tạo đến hoạt động logistics

Trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến logistics thì yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng để các công ty logistics đạt được sự tăng trưởng bền vững, lợi thế cạnh tranh không chỉ là nguyên tắc chung của công ty, của tất cả nhân viên mà còn phải là giải pháp, cải tiến

và đổi mới hướng Công nghiệp 4.0 (Istanbul, 2019) Kế thừa quan điểm này, “Jaafar và các cộng sự (2011)” cũng đã nhận định rằng: các tổ chức kinh doanh cần phải liên tục vì sự đổi mới có thể hứa hẹn sự tăng trưởng và phát triển tiềm năng để đạt được lợi thế cạnh tranh

để dẫn đầu trên thị trường Cụ thể, logistics được coi là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất cần được đổi mới vì đây sẽ là phương tiện cần thiết để đạt được hiệu quả và loại

bỏ áp lực cạnh tranh tích lũy, từ đó tăng cường đổi mới Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đánh giá toàn diện tác động của đổi mới tới logistics và còn nhiều hạn chế trong xây dựng mô hình

Mặc dù các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chuyển đổi số trong khía cạnh đổi mới không chỉ mang lại lợi ích xã hội mà còn có tác động tích cực đối với môi trường bằng cách tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng và khí thải Sự chuyển đổi này không chỉ tạo ra cơ hội mới

mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường quốc tế ngày càng hội nhập sâu rộng và thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ (Mathauer & Hofmann, 2019) Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, việc ứng dụng chuyển đổi số chưa được đề cập một cách rõ ràng trong lĩnh vực logistics Để duy trì sự cạnh tranh và khích lệ phát triển, các nhà cung cấp dịch vụ logistics cần liên tục cải thiện giá trị mà họ mang lại cho khách hàng và hoạt động vận chuyển của mình (Prockl và cộng

sự, 2012; Marchet và cộng sự, 2017)

Công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự khác biệt trong hoạt động logistics Nó kích thích sự đổi mới và cho phép sự phát triển của các phương pháp hiệu quả hơn trong vận chuyển và quản lý chuỗi cung ứng (Gunasekaran và cộng sự, 2017)

Trang 8

Từ đó, nghiên cứu của Christopher và cộng sự (2016) đã mở rộng ra rằng dựa trên các đổi mới này, các thành viên trong chuỗi cung ứng có thể dễ dàng thích nghi với sự biến động của thị trường, cải thiện hiệu suất và tăng tốc độ phản hồi

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa vào các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm đi trước, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu sau:

𝑳𝑺𝑪𝑰𝒋𝒕 = 𝜷𝟎 + 𝜷𝟏.𝒍𝒏𝑮𝑫𝑷_𝒄𝒐𝒏𝒋𝒕 + 𝜷𝟐 𝑪𝒐𝒏𝒕𝒂𝒊𝒏𝒆𝒓𝒋𝒕 + 𝜷𝟑 𝑶𝑷𝒋𝒕 + 𝜷𝟒 𝑮𝑰𝑰𝒋𝒕

+ 𝜷𝟓 𝒅𝒆𝒗𝒋 + 𝒆𝒊𝒋𝒕

Trong đó nhằm đo lường tác động của đổi mới đến hoạt động logistics trên thế giới, nhóm thực hiện nghiên cứu chỉ số LSCI chịu sự tác động của các yếu tố: chỉ số đổi mới toàn cầu (GII), độ mở thương mại (OP), tổng thu nhập quốc dân (GDP) và lưu lượng container tại cảng (Container) và trình độ phát triển (dev) Trong đó:

j là quốc gia nghiên cứu

t là năm nghiên cứu

0 là hệ số chặn

i là hệ số góc (i = (1;5))

eijt là Sai số ngẫu nhiên tổng thể tương ứng với quan sát thứ i, thể hiện các yếu tố khác ảnh hưởng đến LSCI nhưng không được đưa vào mô hình

dev là biến giả với:

devj = 0, nếu quốc gia đó đang phát triển

devj = 1, nếu quốc gia đó phát triển

3.2 Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn 2011 - 2021 (thời gian tương ứng là 11 năm) của 45 quốc gia Nhóm tác giả sử dụng 45 quốc gia này dựa vào tính

Trang 9

sẵn có của dữ liệu từ các quốc gia trên thế giới Dữ liệu cho các biến số đều được nhóm tác giả thu thập từ World Development Indicators - World Bank Bộ số liệu của mẫu nêu trên gồm 495 (chưa kể missing) quan sát Thông tin cụ thể về dữ liệu của các biến số sử dụng trong mô hình được tổng hợp trong bảng sau đây:

Vai trò Mã hóa Viết tắt Đơn vị Kỳ vọng

dấu

Nguồn

Biến phụ thuộc Chỉ số Liner

Shipping Container

Biến độc lập

Độ mở thương mại

Tổng thu nhập quốc nội được điều chỉnh để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát

Lưu lượng container tại cảng

Container TEU

(đơn vị tương đương

20 feet)

Chỉ số đổi mới toàn cầu

Trình độ phát triển

Trang 10

Bảng 1: Mô tả dữ liệu nghiên cứu

● Biến phụ thuộc

Chỉ số Liner Shipping Container (LSCI) là một chỉ số được sử dụng để đánh giá

hiệu suất và sự kết nối của các dịch vụ container hàng hải trên phạm vi toàn cầu các quốc gia j trong khoảng thời gian t

● Biến độc lập

Độ mở thương mại (OP) là một chỉ số để đo lường mức độ tham gia của một quốc

gia vào nền kinh tế toàn cầu Nó được tính bằng tỷ lệ giữa tổng giá trị xuất nhập khẩu (tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu và xuất khẩu) so với GDP của quốc gia đó (Abate và Gashaw Tadesse, 2021)

Tổng thu nhập quốc dân (lnGDP_con) là một chỉ số kinh tế quan trọng đo lường

tổng giá trị các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là một năm (Lahiri và Masjedi, 2019)

Lưu lượng container tại cảng (Container) là một chỉ số quan trọng phản ánh hoạt

động và quy mô của các cảng biển trên toàn cầu, là tổng số lượng các container TEU được xếp dỡ qua các cảng biển trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm Chỉ số này phản ánh hoạt động vận chuyển và giao thương quốc tế thông qua các cảng biển (UNCTAD (2020)

Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII) là một công cụ đo lường quan trọng về năng lực đổi

mới sáng tạo của các quốc gia, giúp định hướng chính sách phát triển dựa trên khoảng 80 chỉ số thành phần, bao gồm các yếu tố đầu vào (input) và đầu ra (output) của quá trình đổi mới sáng tạo(Zhang và cộng sự, 2021)

Trang 11

● Biến tương tác

Trình độ phát triển (dev) là một biến giả được nhóm tác giả đưa ra để phân loại hai

nhóm nước phát triển và đang phát triển trong số 45 nước mà nhóm đã lựa chọn

3.3 Giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm đi trước, một số giả thuyết nghiên cứu được đưa

ra như sau:

Về độ mở thương mại

Theo Vu và cộng sự (2021), nghiên cứu tác động của độ mở thương mại đến chỉ số kết nối vận tải biển tập trung vào 34 quốc gia châu Á trong giai đoạn 2006-2018 đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa độ mở thương mại và LSCI Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra lập luận rằng thương mại quốc tế và kết nối vận tải biển là hai yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển của hệ thống vận chuyển container Vì vậy, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H1: Độ mở thương mại (OP) có tác động tích cực đến hoạt động logistics của các quốc gia

Về tổng thu nhập quốc dân

Ding và cộng sự (2022) đã cung cấp bằng chứng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, đại diện bởi GDP, và Chỉ số Kết nối Vận tải Container Liner (LSCI) của các quốc gia tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường Các tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng về LSCI và GDP của 60 quốc gia tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường trong giai đoạn 2006-2019 Kết quả phân tích hồi quy cho thấy GDP có tác động tích cực và đáng kể đến LSCI của các quốc gia này Vì vậy nhóm nghiên cứu đưa ra:

Giả thuyết H2: Tổng thu nhập quốc dân (GDP_con) có tác động tích cực đến hoạt động logistics của các quốc gia

Trang 12

Về lưu lượng container

Dựa theo nghiên cứu của Wang (2018), lưu lượng container tại cảng có tác động tích cực và đáng kể đến LSCI của các cảng ở khu vực Đông Nam Á Các cảng có lưu lượng container cao thường có vị trí quan trọng hơn trong mạng lưới vận tải container liner khu vực Do đó, nhóm nghiên cứu đưa ra:

Giả thuyết H3: Lưu lượng container tại cảng (Container) tác động tích cực đến hoạt động logistics của các quốc gia

Về đổi mới sáng tạo

Nghiên cứu Nguyen và cộng sự (2020) chỉ ra rằng: Năng lực đổi mới và sáng tạo của một quốc gia (được phản ánh qua GII) ảnh hưởng tích cực đến chất lượng và hiệu quả của

hệ thống vận tải container biển quốc tế (được đo lường bằng LSCI) Dựa vào đó, nhóm nghiên cứu đưa ra :

Giả thuyết H4: Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII) tác động tích cực đến hoạt động logistics của các quốc gia

3.4 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng cho dữ liệu bảng bao gồm: phương pháp bình phương nhỏ nhất gộp Pooled OLS, mô hình tác động ngẫu nhiên REM và mô hình tác động cố định FEM Các kiểm định lựa chọn mô hình như kiểm định nhân tử Lagrange, kiểm định Hausman được nhóm nghiên cứu sử dụng cho bộ dữ liệu Cuối cùng, phương pháp ước lượng theo sai số chuẩn Driscoll-Kraay được sử dụng để khắc phục các khuyết tật như tương quan chéo, tự tương quan và phương sai sai số thay đổi bằng việc sử dụng phần mềm Stata

4 Kết quả nghiên cứu

4.1 Mô tả thống kê các biến

Tên biến Số quan sát Giá trị

trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Ngày đăng: 04/12/2024, 18:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w