1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận kinh tế vĩ mô Đề tài thực trạng lạm phát Ở việt nam hiện nay và giải pháp kiểm soát tình hình này

28 45 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Lạm Phát Ở Việt Nam Hiện Nay Và Giải Pháp Kiểm Soát Tình Hình Này
Tác giả Nguyễn Bình An, Phạm Trần Khánh Ly, Nguyễn Song Minh Thư, Lê Nguyễn Hương Trà, Lê Đặng Quốc Sang
Người hướng dẫn Nguyễn Thanh Triều
Trường học Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Vĩ Mô
Thể loại tiểu luận
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay bối cảnh nền kinh tế thị trường đang diễn biến rất phức tạp và cạnhtranh ngày càng gay gắt, trong đó lạm phát luôn là vấn đề được quan tâm đặcbiệt nếu muốn phát t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-🙞🙞🙞🙞🙞 -TIỂU LUẬN

KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

VÀ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT TÌNH HÌNH NÀY

Trang 2

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

ST

Bài tiểu luận nhóm em thực hiện sau đây với mong muốn làm sáng tỏ đề tài mànhóm chúng em đã chọn là “lạm phát” Tuy nhiên vì trình độ của chúng em cònhạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót về bài làm Chúng em kính mongđược sự góp ý và bổ sung từ thầy để tiểu luận này hoàn thiện nhất Một lần nữa,chúng em xin chân thành cảm ơn thầy

LỜI GIỚI THIỆU

Hiện nay bối cảnh nền kinh tế thị trường đang diễn biến rất phức tạp và cạnhtranh ngày càng gay gắt, trong đó lạm phát luôn là vấn đề được quan tâm đặcbiệt nếu muốn phát triển một nền kinh tế bền vững - mục tiêu hàng đầu của điềutiết vĩ mô ở tất cả các nước trên thế giới

Một nền kinh tế có lạm phát ở mức cao, bên cạnh việc giá cả bị bóp méo sẽ dẫnđến sự sụt giảm đầu tư, giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế, gây rối loạn thị

Trang 3

trường và tạo nên sự căng thẳng về chính trị xã hội Chính vì những tác hại to lớn do lạm phát gây ra cho nền kinh tế mà việc nghiên cứu lạm phát là một vấn

đề cần thiết và cấp bách, đặc biệt ở bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế

Bài viết này sẽ điểm lại một cách có hệ thống các lý thuyết, các bằng chứng thực nghiệm về lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế cũng như đưa ra một số gợi ý về hướng điều tiết vĩ mô của Việt Nam trong thời gian tới

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI GIỚI THIỆU 1

PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Xác định vấn đề cần nghiên cứu 4

2 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 4

3 Mục tiêu nghiên cứu 4

B PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LẠM PHÁT 5

I Khái niệm lạm phát và các khái niệm liên quan: 5

1 Khái niệm lạm phát: 5

1.1 Khái niệm: 5

1.2 Phân loại: 5

1.2.1 Theo mức độ: 5

1.2.2 Theo nguyên nhân: 6

1.2.3 Theo khả năng dự đoán: 6

2 Các khái niệm liên quan: 6

2.1 Giảm phát: 6

2.2 Thiểu phát (hay cắt giảm lạm phát): 6

II Nguyên nhân gây ra lạm phát: 7

1 Lạm phát do cầu kéo: 7

1.1 Nhu cầu tiêu dùng: 7

1.2 Nhu cầu đầu tư: 7

Trang 4

1.3 Chi tiêu ngân sách nhà nước: 7

2 Lạm phát do chi phí đẩy: 8

2.1 Giá nguyên liệu đầu vào: 8

2.2 Giá lương: 8

2.3 Tỷ giá hối đoái: 8

3 Lạm phát tiền tệ: 8

4 Một số nguyên nhân khác: 9

4.1 Lạm phát do xuất khẩu: 9

4.2 Lạm phát do nhập khẩu: 9

4.3 Lạm phát do cầu thay đổi: 9

III Chi phí cơ hội của lạm phát: 9

1 Chi phí mòn giày: 9

2 Chi phí thực đơn: 9

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10

I Tình trạng lạm phát ở thế giới: 10

II Tình trạng lạm phát ở Việt Nam: 11

1 Lược sử lạm phát Việt Nam: 11

2.Tình hình hiện nay ở Việt Nam (từ 2023 đến nay) 12

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 15

I.Những thuận lợi và khó khăn trong việc kiềm chế lạm phát. 15

1.Thuận lợi 15

2 Khó khăn 17

II Các giải pháp chính sách của chính phủ 18

1.Các giải pháp tình thế (ngắn hạn) 19

2 Các giải pháp chiến lược (dài hạn) 20

3 Các chính sách tiền tệ 22

4 Cân bằng cung cầu trong kinh tế. 22

III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 23

CHƯƠNG 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 25

C PHẦN KẾT LUẬN 26

PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 5

1 Xác định vấn đề cần nghiên cứu

Lạm phát được coi là căn bệnh thế kỷ đối với thế giới nói chung và ViệtNam nói riêng Việc nghiên cứu những nguyên nhân và giải pháp đối phóvới lạm phát thật sự cần thiết và cấp thiết nhằm đem lại cuộc sống ổn địnhcho người dân cũng như ổn định kinh tế xã hội

Là sinh viên, chúng em thông qua các phương tiện truyền thông để tìm hiểu,phân tích đề tài và đưa ra những giải pháp hợp lý để giảm tỉ lệ lạm phát Vìvậy nhóm đã chọn đề tài “Vấn đề lạm phát ở Việt Nam hiện nay và giảipháp kiểm soát tình hình này”

2 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Lạm phát vẫn luôn là vấn đề đặc biệt quan tâm nếu mà muốn phát triển kinh

tế của 1 nước một cách bền vững Bởi vì lạm phát ảnh hưởng không nhỏ đếnnền kinh tế theo hai mặt Nếu tốc độ tăng trưởng của lạm phát phù hợp vớitốc độ tăng trưởng kinh tế thì nó sẽ kích thích nền kinh tế phát triển đi lên.Còn ngược lại, nếu mà tốc độ lạm phát tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng gây ranhững biến động không ngừng nghiêm trọng cho nền kinh tế như cơ cấu sảnxuất, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, thu nhập không ổn định,…

Trong những năm gần đây tình hình lạm phát đang diễn ra và khó kiểm soát,

và đề tài lạm phát trở thành đề tài nóng trên khắp các diễn đàn Vậy tại saocần bình luận về lạm phát khi đã có nhiều người nói về nó Có ba lý do chínhsau :

Lý do thứ nhất, cực kỳ quan trọng là ảnh hưởng của lạm phát tới sự ổn định,công bằng xã hội, giảm khả năng kiểm soát kinh tế, bất ổn chính trị

Lý do thứ hai là cần làm sáng tỏ thêm nguyên nhân gây ra lạm phát Từnhững nguyên nhận gây nên lạm phát làm mắt cân bằng xã hội chúng ta cóthể tìm hiểu và hiểu rõ hơn những ảnh hưởng của lạm phát gây ra cho xã hộicho nền kinh tế nước ta

Cuối cùng, vì đây thực sự là một vấn đề rất cần thiết cho các doanh nghiệphiện nay, nắm bắt kịp thời những thông tin về lạm phát giúp doanh nghiệp cóthể điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình phù hợp, hạn chế đượcnhững rủi ro về lãi suất, tỷ giá…

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kinh tế vĩ mô nói chung và lạmphát nói riêng

- Phân tích tình hình và nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam hiện nay

- Căn cứ vào cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạmphát, đề xuất giải pháp khắc phục

Trang 6

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LẠM PHÁT

I Khái niệm lạm phát và các khái niệm liên quan:

1 Khái niệm lạm phát:

1.1 Khái niệm:

_ Lạm phát là hiện tượng mức giá chung của hàng hoá và dịch vụ trong một nềnkinh tế tăng liên tục trong một khoảng thời gian nhất định Lạm phát phản ánh

sự mất giá trị của đồng tiền so với giá trị của hàng hoá và dịch vụ

_ Có nhiều cách định nghĩa lạm phát, nhưng phổ biến nhất là:

Lạm phát theo nghĩa hẹp: là sự tăng mức giá chung của hàng hoá và dịch vụ tiêudùng trong một khoảng thời gian nhất định

Lạm phát theo nghĩa rộng: là sự tăng mức giá chung của tất cả hàng hoá và dịch

vụ được sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định

1.2 Phân loại:

1.2.1 Theo mức độ:

_ Lạm phát tự nhiên (dưới 10%/năm)

Trong thời kỳ lạm phát vừa phải, giá cả biến động tương đối, lãi suất tiền gửikhông cao, không xảy ra hiện tượng mua bán tích trữ hàng hoá với số lượnglớn Do vậy, giá trị tiền tệ thời kỳ này tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợicho sự phát triển kinh tế xã hội Lạm phát vừa phải không gây tác hại lớn đếnnền kinh tế mà còn có thể giúp kích thích nền kinh tế tăng trưởng và phát triển._ Lạm phát phi mã (từ 2 đến 3 con số):

Khi lạm phát phi mã bùng nổ, giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng vọt với tốc độchóng mặt Người dân lo lắng cho tương lai, họ bắt đầu tích trữ hàng hóa thiếtyếu, vàng bạc, bất động sản như một cách bảo vệ tài sản Các giao dịch lớn cũng

có xu hướng chuyển sang sử dụng ngoại tệ mạnh thay vì đồng nội tệ để giảmthiểu rủi ro mất giá Nếu tình trạng lạm phát phi mã kéo dài dai dẳng, nó sẽ gây

ra những biến dạng nghiêm trọng cho nền kinh tế

_ Siêu lạm phát (từ 4 con số trở lên):

Khi siêu lạm phát ập đến, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng vọt, tạo ra vòng xoáy giá

cả leo thang không ngừng nghỉ Giá cả tăng phi mã và biến động liên tục khiếnngười dân hoang mang, mất niềm tin vào đồng tiền Thu nhập thực tế của ngườilao động bị bào mòn, đời sống gặp nhiều khó khăn Giá trị đồng tiền sụt giảmnhanh chóng, dẫn đến tình trạng mất giá nghiêm trọng Thị trường bị bóp méo,hoạt động sản xuất kinh doanh rơi vào trạng thái hỗn loạn Siêu lạm phát như

Trang 7

một cơn bão tàn phá, có sức mạnh huỷ diệt toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia

và thường đi kèm với suy thoái kinh tế nghiêm trọng

1.2.2 Theo nguyên nhân:

_ Lạm phát do cầu kéo: Khi tổng cầu tăng lên vượt quá mức cung ứng của xãhội dẫn đến áp lực tăng giá cả

_ Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí sản xuất tăng lên vượt quá mức tăng củanăng suất lao động và làm giảm mức cung ứng hàng hóa của xã hội

_ Lạm phát ỳ: Là lạm phát có mức giá cả chung tăng lên theo tỷ lệ khá ổn định

và tương đối thấp trong một thời gian dài /

1.2.3 Theo khả năng dự đoán:

Lạm phát dự đoán được: là loại lạm phát có thể dự đoán được trước bởi ngườidân và doanh nghiệp

Lạm phát không dự đoán được: là loại lạm phát không thể dự đoán được trướcbởi người dân và doanh nghiệp

2 Các khái niệm liên quan:

2.1 Giảm phát:

Là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một khoảng thờigian nhất định Giảm phát có thể do nhiều nguyên nhân, như:

- Dòng tiền sụt giảm

- Nhu cầu tổng hợp giảm sút

- Năng suất tăng

- Khả năng cung ứng tăng cao

- Chính sách tiền tệ thắt chặt

2.2 Thiểu phát (hay cắt giảm lạm phát):

Là trường hợp tỉ lệ lạm phát giảm dần trong một khoảng thời gian nhất định Nóthường được sử dụng để mô tả các trường hợp khi tỉ lệ lạm phát giảm nhẹ trongmột thời gian ngắn

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): thước đo chi phí tổng quát của các hàng hoá và dịch

vụ được mua bởi người tiêu dùng CPI được tính bằng cách so sánh giá của một

rổ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cố định trong hai thời điểm khác nhau

Chỉ số giảm phát GDP: đo lường sự thay đổi giá cả của tất cả hàng hoá và dịch

vụ được sản xuất trong một nền kinh tế GDP deflator được tính bằng cách lấyGDP danh nghĩa chia cho GDP thực tế, sau đó nhân với 100

Lạm phát kỳ vọng: là dự đoán của người dân về mức độ lạm phát trong tươnglai Lạm phát kỳ vọng có thể ảnh hưởng đến lạm phát thực tế

Trang 8

Lạm phát nhập khẩu: là lạm phát do giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng cao Lạmphát nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến các nền kinh tế mở.

II Nguyên nhân gây ra lạm phát:

1 Lạm phát do cầu kéo:

1.1

Nhu cầu tiêu dùng :

Thu nhập của người dân tăng cao:

- Nền kinh tế Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong những năm qua

- Mức lương của người lao động tăng

- Nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng đa dạng và phong phú

- Nhu cầu tiêu dùng tăng cao cho các mặt hàng:

- Bất động sản: Nhu cầu mua nhà để ở và đầu tư tăng cao do dân số tăng, thunhập tăng và nguồn cung nhà ở chưa đáp ứng đủ nhu cầu

- Vàng: Vàng được coi là kênh trú ẩn an toàn trong bối cảnh lạm phát và biếnđộng kinh tế

- Du lịch: Nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế tăng cao do thu nhập tăng vàđời sống người dân được cải thiện

1.2 Nhu cầu đầu tư:

Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp tăng cao:

- Nguồn vốn dồi dào từ các kênh đầu tư như ngân hàng, chứng khoán, tráiphiếu

- Chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ lãi suất, của chính phủ có thể thúc đẩy doanhnghiệp đầu tư, tăng tổng cầu trong nền kinh tế

- Kỳ vọng lợi nhuận cao từ các dự án đầu tư

Nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực:

- Bất động sản: Do tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản và kỳ vọnglợi nhuận cao

- Chứng khoán: Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều tiềm năng pháttriển

- Sản xuất kinh doanh: Các doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh

để đáp ứng nhu cầu thị trường

1.3 Chi tiêu ngân sách nhà nước:

Chi tiêu ngân sách nhà nước tăng cao:

- Chính sách tài khóa mở rộng: Nhu cầu đầu tư công cho các dự án phát triển hạtầng, giáo dục, y tế,

- Khi chi tiêu của chính phủ tăng lên, tổng cầu có thể trực tiếp tăng lên thôngqua các khoản đầu tư vào cáo lĩnh vực thuộc phạm vi chính phủ quản lý hoặc có

Trang 9

thể gián tiếp tăng lên thông qua các khoản chi phúc lợi xã hội, trợ cấp thấtnghiệp tăng dẫn đến giá cả hàng hóa tăng lên Trong trường hợp chính phủ chitiêu quá mức thu ngân sách, phải huy động thêm từ các khoản vay ngân hàngTrung ương hoặc các ngân hàng nước ngoài thì rất dễ dẫn đến trường hợp lạmphát cao và kéo dài.

2 Lạm phát do chi phí đẩy:

2.1 Giá nguyên liệu đầu vào:

Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao:

- Giá xăng dầu thế giới tăng cao do biến động chính trị, kinh tế và xung độtquốc tế

- Giá nguyên liệu, vật liệu xây dựng tăng do giá xăng dầu tăng và nhu cầu đầu

tư cao

- Giá lương thực, thực phẩm tăng do biến đổi khí hậu, dịch bệnh và chi phí sảnxuất tăng

Ảnh hưởng của giá nguyên liệu đầu vào:

- Chi phí sản xuất tăng cao

- Giá thành sản phẩm tăng

2.2 Giá lương:

- Mức lương tăng cao:

- Nhu cầu lao động tăng cao do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và sự phát triểncủa các ngành công nghiệp, dịch vụ

- Chính sách tiền lương tối thiểu tăng

-Năng suất lao động chưa cao

Ảnh hưởng của giá lương:

- Chi phí sản xuất tăng cao

- Giá thành sản phẩm tăng

2.3 Tỷ giá hối đoái:

- Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái:

- Giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng

- Lạm phát nhập khẩu

3 Lạm phát tiền tệ:

Lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế tăng cao:

- Tăng trưởng tín dụng ngân hàng cao do nhu cầu vay vốn đầu tư và tiêu dùngtăng

- Phát hành tiền mới để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước

- Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư

Trang 10

- Tốc độ tăng trưởng lượng tiền cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP dẫn đến lạmphát tiền tệ.

- Giá cả hàng hoá nhập khẩu tăng cao do giá nguyên liệu đầu vào thế giới tăng,

tỷ giá hối đoái biến động

- Nhu cầu nhập khẩu cao hơn khả năng sản xuất trong nước, dẫn đến phụ thuộcvào nhập khẩu, khiến giá cả chịu ảnh hưởng bởi biến động của thị trường quốctế

4.3 Lạm phát do cầu thay đổi:

Trong trường hợp lượng cầu về một mặt hàng giảm đi trong khi lượng cầu vềmột mặt hàng khác tăng lên, nếu thị trường có nhà cung cấp độc quyền và giá cảtrên thị trường mang tính chất cứng nhắc (chỉ tăng mà không giảm), thì mặthàng mà lượng cầu giảm sẽ vẫn giữ nguyên giá Trong khi đó, mặt hàng màlượng cầu tăng sẽ tăng giá, dẫn đến mức giá chung trên thị trường tăng lên, gâynên lạm phát

Tâm lý đám đông, găm hàng, đầu cơ cũng góp phần làm giá cả tăng cao

III Chi phí cơ hội của lạm phát:

1 Chi phí mòn giày:

Do lo ngại về mất giá, người dân có thể chuyển sang sử dụng các phương thứcthanh toán thay thế như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, dẫn đến chi phí giao dịch tănglên Khi giá cả tăng cao, người dân có xu hướng rút tiền mặt thường xuyên hơn

để mua sắm, dẫn đến chi phí đi lại tăng lên

Các nguồn tài nguyên bị lãng phí khi lạm phát khuyến khích người dân giảmviệc nắm giữ tiền của họ

2 Chi phí thực đơn:

Bao gồm chi phí thay đổi giá, chi phí in ấn, chi phí thiết kế, chi phí quảng cáo,

in và phân phối lại thực đơn mới, gửi thư danh mục và sản phẩm mới

Mức độ ảnh hưởng của chi phí thực đơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như mức

độ lạm phát, ngành nghề kinh doanh, và hành vi của người tiêu dùng

Trang 11

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Số liệu do Liên minh châu Âu (EU) công bố ngày 5/1/2024 cho thấy lạm pháttháng 12/2023 tại khu vực đồng Euro là 2,9%, tăng 0,5% so với một tháng trước

đó Sau 8 tháng từ tháng 4/2023, lạm phát tại 20 nước eurozone tăng tốc

- Một số nước có tỉ lệ lạm phát cao ảnh hưởng suy thoái kinh tế trầm trọng như:Lạm phát tại Venezuela vào năm 2018 đạt đến mức kỷ lục và đến năm 2024được dự báo ghi nhận lạm phát lên tới 230%- mức cao nhất thế giới

Năm 2019, siêu lạm phát của tại Zimbabwe, người dân nước này sở hữu lượnglớn tiền nhưng đồng tiền ở đây lại mất giá trị khi mà 1 ổ bánh mì giá 30.000 tỷdollar Zimbabwe, 1 gói khoai tây 2 triệu dollar Zimbabwe,… Tiền nhiều về sốlượng nhưng lại giảm về chất lượng

Argentina, lạm phát năm 2023 tới gần 100%

- Hãng Reuters thống kê đến tháng 12/2023, các ngân hàng trung ương thế giới

đã phải tăng lãi suất 37 lần với hơn 1.175 điểm cơ bản để chống lạm phát Nhờvậy mà lạm phát toàn cầu có xu hướng giảm dần sau thời gian các nước đồngloạt tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát cùng với giá năng lượng giảm TheoIMF, lạm phát cơ bản đang trên đà giảm từ mức 9,2% năm 2022 xuống còn5,9% năm 2023 và xu thế này sẽ tiếp tục xuống còn khoảng 4,8% năm 2024

- Lạm phát trong năm 2024 dự báo sẽ tiếp tục được kiểm soát, tuy nhiên vẫn cónhiều rủi ro tiềm ẩn như giá cả nguyên liệu đầu vào, biến động tỷ giá hối đoái,

Trang 12

II Tình trạng lạm phát ở Việt Nam:

1 Lược sử lạm phát Việt Nam:

Những năm 1986-1993 Việt Nam đã phải chịu lạm phát phi mã ở mức 700% Chủ yếu là do mất cân đối lớn về quan hệ tiền - hàng (thiếu hàng) vớinền kinh tế trì trệ, hạ tầng yếu, quản lý kém lại diễn ra trong điều kiện bị baovây cấm vận và cũng là thời điểm Liên Xô (trước đây) Ðông Âu tan vỡ, lúc đó

600-ta bắt đầu đổi mới, mở cửa Nền kinh tế chuyển từ quản lý theo kế hoạch tậptrung sang quản lý theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường Trình độ và kinhnghiệm thiếu, mô hình chưa có

Trang 13

Nhưng với sự kiên trì, bền bỉ, sáng tạo, với cách làm riêng chúng ta đã thànhcông kiềm chế được lạm phát (1995-2007) ở mức một con số Nhưng từ tháng

12 năm 2007, do tác động của tình hình phát triển kinh tế chung của hội nhậpkhu vực và thế giới, lạm phát của nước ta đã tăng cao và rơi vào tình trạng khókiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng vọt lên mức 2 con số Cụ thể là lạmphát đã đạt ngưỡng 2 con số lần lượt là 12,2% và 19,89% vào các năm 2007 và2008

Ở giai đoạn 2010-2013 (thời điểm diễn ra khủng hoảng nợ công ở châu Âu năm2010-2012), kinh tế Việt Nam không mấy thuận lợi dù tăng trưởng tuy có dấuhiệu phục hồi trong năm 2010 nhưng không bền vững, lạm phát đã tăng cao trởlại lên mức 11,8% cuối năm và tiếp tục neo cao trong các năm sau đó

Trong giai đoạn 2016 đến 2020, tình trạng kinh tế ổn định nên tỷ lệ lạm phátcủa Việt Nam luôn ở mức 4%

Năm 2020 là năm đại dịch Covid - 19 có những chuyển biến phức tạp, ảnhhưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau Tỷ

lệ lạm phát ở Việt Nam về cơ bản bình quân năm 2020 có tăng nhẹ 2.31% sovới bình quân năm 2019

Năm 2021, trong bối cảnh Covid-19 đồng thời chịu ảnh hưởng của xung độtNga-Ukraine, áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên nhiênvật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ sốgiá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so vớinăm trước, thấp nhất so với 6 năm trước đó , đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, là 1năm kiểm soát lạm phát thành công

Trang 14

Phân tích kỹ hơn diễn biến lạm phát năm 2023, ông Nguyễn Đức Độ, Phó Việntrưởng Viện Kinh tế - Tài chính đã chia ra hai giai đoạn của diễn biến lạm pháttại Việt Nam trong năm 2023.

- Giai đoạn 1: nửa đầu năm 2023, lạm phát so với cùng kỳ có xu hướnggiảm từ mức 4,9% vào tháng 1/2023 xuống còn 2% vào tháng 6/2023

Nguyên nhân chính khiến lạm phát giai đoạn này giảm mạnh so với cùng kỳđược ông Nguyễn Đức Độ chỉ ra: tổng cầu trong nửa đầu năm 2023 thấp (GDPtăng trưởng thấp, quý I/2023 tăng 3,41%, quý II/2023 tăng 4,25%.)

- Giai đoạn 2: nửa cuối năm 2023, lạm phát bắt đầu tăng nhẹ do nền kinh tếphục hồi vào quý III, IV/2023

Phân tích nguyên nhân, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho biết, đầutiên do giá dầu tăng trở lại dù tốc độ tăng không quá lớn Đáng chú ý, nhiều mặthàng do Nhà nước quản lý điều chỉnh giá, nếu không điều chỉnh nhiều khả nănglạm phát còn dưới 3%

Theo đó, Nhà nước điều chỉnh tăng học phí, khiến chỉ số giá nhóm giáo dụctăng 8,06% trong tháng 9/2023 và giá dịch vụ y tế khiến chỉ số giá nhóm nàytăng 2,9% trong tháng 11/2023 và 2,15% trong tháng 12/2023

Điểm đáng chú ý là CPI đã tăng đột biến trong các tháng 8-9/2023, với mứctăng 0,88% trong tháng 8/2023 và 1,08% trong tháng 9/2023 Kết quả, lạm phát

so với cùng kỳ tăng từ mức 2% vào tháng 6/2023 lên mức 3,58% vào tháng12/2023

Tuy nhiên, do lạm phát giảm trong nửa đầu năm nên lạm phát trung bình năm

2023 cũng chỉ ở mức 3,25%, đạt mục tiêu do Quốc hội đề ra là kiểm soát lạmphát ở mức 4,5% Đây là năm thứ 12 liên tiếp Việt Nam duy trì được mức lạmphát một con số kể từ sau khi lạm phát tăng cao năm 2011, góp phần đảm bảo

ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế bền vững,củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài vàođồng nội tệ và môi trường kinh doanh tại Việt Nam

Ngày đăng: 02/11/2024, 17:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w