1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài thảo luận kinh tế vĩ mô đề tài thực trạng về vấn đề lạm phát ở mĩ giai đoạn 2007 đến nay

9 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Về Vấn Đề Lạm Phát Ở Mỹ Giai Đoạn 2007 Đến Nay
Tác giả Vũ Hải Nam, Thỏi Quang Huy, Hồ Đức Phương, Phựng Tuấn Dũng, Bựi Đức Hiếu
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Ngọc Loan, Giảng Viờn
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kinh Tế Vĩ Mễ
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 442,4 KB

Nội dung

Lúc này, nhu cầu về một mặt hàng nào đó tăng lên nhưng không đủ cung, khiến giá cả mặt hàng này tăng lên.· Giá cả của một số mặt hàng khác cũng tăng theo xu hướng và dẫn đến sự tăng giá

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG

BÀI THẢO LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở MĨ GIAI ĐOẠN

2007 ĐẾN NAY Giảng viên: Nguyễn Thị Ngọc Loan

Nhóm thực hiện: Nhóm 10

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 10

TT Họ và Tên Mã Sinh Viên Phân Công Mức Độ

Hoàn Thành

4 Phùng Tuấn Dũng 26A4013131

TÊN ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở MĨ GIAI ĐOẠN 2007 ĐẾN NAY

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Mục tiêu

· Tìm hiểu khái quát về lạm phát

· Phân tích thực trạng và nguyên nhân của lạm phát Mỹ từ 2007 đến nay

· Những giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát

2 Đối tượng nghiên cứu

· Những thông tin chung nhất về lạm phát của Mỹ từ 2007 đến nay

· Những số liệu liên quan đến thực trạng lạm phát của Mỹ từ 2007 đến nay

3 Phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu được tập chung về tình hình lạm phát tại Mĩ trong năm 2007

4 Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện thông qua các kinh nghiệm của nhiều cá nhân, các quan điểm, phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được Tóm tắt dữ liệu, mô tả các mẫu, mối quan hệ và kết nối các biến số đến với nhau, giúp hình thành báo cáo với các thông tin hữu ích, dễ xem giúp đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác

NỘI DUNG CHÍNH

Trang 3

1 Khái niệm: Lạm phát là gì ?

+Lạm phát là hiện tượng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ tăng lên liên tục

và kéo dài trong khoảng thời gian nhất định và làm tiền tệ bị mất giá Khi lạm phát xảy ra, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa/dịch vụ hơn so với trước đây

2 PHÂN LOẠI LẠM PHÁT

+Mức độ lạm phát thường được tính thông qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ

số giá sản xuất (PPI), từ đó phân thành 3 mức độ như sau:

2.1 Lạm phát tự nhiên: Mức độ từ 0 - dưới 10% (được đánh giá là mức độ nhẹ

đến trung bình) Nếu ở mức dưới 5% thì được coi là bình thường và không gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Nhưng nếu ở mức từ 5 - 10% thì cần được kiểm soát để ổn định kinh tế

2.2 Lạm phát phi mã: Mức độ từ 10 - dưới 1000% (mức độ cao) Mức lạm phát

này gây ra nhiều vấn đề cho nền kinh tế, suy giảm giá trị đồng tiền và ảnh hưởng đến đời sống người dân

2.3 Siêu lạm phát: Mức độ trên 1000%, có tác động phá hoại nền kinh tế nghiêm

trọng

3 NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT LÀ GÌ ?

+Nguyên nhân của lạm phát là gì? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lạm phát ở các quốc gia trên thế giới Như do cầu kéo, do chi phí đẩy, do cơ cấu, do xuất khẩu - nhập khẩu, do cầu thay đổi, và nhiều nguyên do khác

3.1 Lạm phát do cầu kéo

· Lạm phát do nhu cầu tiêu dùng thị trường tăng lên được gọi là lạm phát do

“cầu kéo” Lúc này, nhu cầu về một mặt hàng nào đó tăng lên nhưng không

đủ cung, khiến giá cả mặt hàng này tăng lên

· Giá cả của một số mặt hàng khác cũng tăng theo xu hướng và dẫn đến sự tăng giá chung của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường, từ đó gây ra lạm phát

3.2 Lạm phát do chi phí đẩy

Trang 4

· Các chi phí trong doanh nghiệp thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu, nhân công, máy móc, thuế, công nghệ, … Khi một hoặc một vài thành phần chi phí này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất tăng lên

· Khi đó, để bảo toàn lợi nhuận, các doanh nghiệp buộc phải tăng giá thành sản phẩm Mức giá chung của hàng hóa/dịch vụ tăng lên thì gây ra lạm phát,

và trường hợp này là do chi phí đẩy

3.3 Lạm phát do cầu thay đổi

· Lạm phát này xuất phát từ sự bất ổn của nhu cầu trong thị trường tiêu thụ Một số mặt hàng thì giảm nhu cầu, trong khi một số mặt hàng khác thì tăng nhu cầu

· Tuy nhiên, do có nhà cung cấp độc quyền hoặc giá cả cứng nhắc (chỉ có thể tăng giá mà không thể giảm giá), nên các mặt hàng nhu cầu giảm không thể giảm giá Các mặt hàng có nhu cầu tăng thì tất yếu tăng giá Vì vậy, kết quả

là mức giá chung của các mặt hàng tăng lên, gây ra lạm phát

3.4 Lạm phát do xuất khẩu

Khi xuất khẩu tăng thì sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu nhiều hơn thường, dẫn đến sự thiếu hụt hàng hóa cho thị trường trong nước Khi đó, tổng cung thấp hơn tổng cầu, dẫn đến sự tăng giá và gây ra lạm phát

3.5 Lạm phát do nhập khẩu

· Lạm phát có thể xảy ra khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng lên (có thể là do thuế nhập khẩu tăng hoặc giá hàng hóa trên thế giới tăng) Vì giá hàng hóa nhập khẩu tăng nên giá bán mặt hàng đó trong nước cũng phải tăng theo, làm đội mức giá chung

3.6 Lạm phát do cơ cấu

· Sự mất cân bằng trong các ngành kinh doanh dẫn đến hiện tượng lạm phát

do cơ cấu Cụ thể, với các ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng tiền lương cho nhân công

· Trong khi đó, các ngành kinh doanh kém hiệu quả cũng phải tăng lương theo

xu thế Nhưng do hoạt động kém hiệu quả nên chi phí lên cao, buộc doanh nghiệp tăng giá hàng hóa để bảo toàn lợi nhuận

Trang 5

4 TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT

4.1 Tác động đến sản xuất: giảm sức mua, tăng giá thành sản xuất, giảm đầu tư

Lạm phát có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất trong nền kinh tế Dưới đây

là một số tác động chính của lạm phát đến sản xuất:

· Giảm sức mua: Lạm phát làm tăng giá cả của hàng hóa và dịch vụ, làm giảm sức mua của người tiêu dùng Khi người tiêu dùng không thể mua nhiều hàng hóa và dịch vụ như trước đây, nhu cầu tiêu thụ giảm đi Điều này ảnh hưởng đến doanh nghiệp và dẫn đến giảm sản xuất và doanh số bán hàng

· Tăng giá thành sản xuất: Lạm phát làm tăng giá thành sản xuất do tăng giá nguyên liệu, tiền lương và các yếu tố sản xuất khác Khi giá thành tăng lên, doanh nghiệp phải chịu áp lực tăng giá để bù đắp Điều này có thể làm giảm lợi nhuận và khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất

· Giảm đầu tư: Lạm phát làm suy giảm giá trị đầu tư và tạo ra sự không chắc chắn về lợi nhuận Khi lạm phát tăng cao, các nhà đầu tư có thể lo ngại về giá trị tương lai của các dự án đầu tư và có thể trì hoãn hoặc hạn chế đầu tư Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và khả năng tạo ra việc làm mới

· Suy giảm năng suất lao động: Lạm phát có thể gây ra sự không ổn định trong quá trình sản xuất và làm suy giảm năng suất lao động Khi giá cả thay đổi không đáng kể và không thể dự đoán, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch và tối ưu hóa quá trình sản xuất Điều này có thể làm giảm hiệu suất và năng suất lao động

Trang 6

4.2 Tác động đến tiêu dùng: giảm mua sắm, tăng giá cả, giảm chất lượng sản phẩm

Lạm phát có tác động lớn đến hoạt động tiêu dùng và cuộc sống hàng ngày của mọi người Dưới đây là một số tác động chính của lạm phát đến tiêu dùng:

· Giảm khả năng mua sắm: Lạm phát làm tăng giá cả của hàng hóa và dịch vụ, làm giảm sức mua của người tiêu dùng Khi giá cả tăng lên, người dân phải trả nhiều hơn cho các mặt hàng và dịch vụ hàng ngày, làm hạn chế khả năng mua sắm và tiếp cận của họ Điều này có thể làm giảm chất lượng cuộc sống

và thúc đẩy sự suy giảm tiêu dùng

· Tăng áp lực tài chính: Lạm phát làm gia tăng áp lực tài chính đối với người tiêu dùng Khi giá cả tăng nhanh chóng, người dân cần có khả năng tài chính

đủ để đáp ứng chi phí cao hơn Điều này có thể gây ra căng thẳng tài chính

và gây khó khăn cho những người có thu nhập trung bình và thấp

· Giảm chất lượng sản phẩm: Lạm phát có thể gây áp lực lên các doanh

nghiệp khiến nhiều doanh nghiệp phải giảm chi phí sản xuất và cung cấp các sản phẩm có chất lượng kém hơn Doanh nghiệp cần cắt giảm chi phí

nguyên liệu, công nghệ và quản lý chất lượng để tăng lợi nhuận trong bối cảnh giá cả tăng cao Điều này có thể làm giảm chất lượng của sản phẩm, ảnh hưởng đến sự hài lòng và niềm tin của người tiêu dùng

· Gây ra sự không ổn định trong mua sắm: Lạm phát tạo ra không chắc chắn

về giá cả trong tương lai, làm cho người tiêu dùng khó khăn trong kế hoạch mua sắm Người dân có thể trì hoãn việc mua sắm các sản phẩm không thiết yếu hoặc tiết kiệm hơn để đối phó với tình hình tài chính không ổn định Điều này có thể làm giảm sự tiêu thụ và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Trang 7

4.3 Tác động đến tài chính: giảm giá trị đồng tiền, tăng lãi suất

Lạm phát có tác động quan trọng đến lĩnh vực tài chính của một nền kinh tế Dưới đây là một số tác động chính của lạm phát đến tài chính:

· Giảm giá trị đồng tiền: Khi lạm phát gia tăng, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hơn số hàng hóa và dịch vụ so với trước đây Điều này dẫn đến sự mất giá trị của đồng tiền và làm suy giảm sức mua của người dân Giá trị đồng tiền giảm có thể gây ra không ổn định trong hệ thống tài chính

· Tăng lãi suất: Khi lạm phát tăng, ngân hàng trung ương có xu hướng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát và bảo vệ giá trị tiền tệ Tăng lãi suất làm tăng chi phí vay và góp phần giảm sự khuyến khích đầu tư và vay mượn của doanh nghiệp và cá nhân Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động tài chính và đầu tư của các tổ chức và cá nhân

· Tăng rủi ro tài chính: Lạm phát tạo ra sự không chắc chắn trong môi trường tài chính Khi giá cả tăng chóng mặt, người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch tài chính và đầu tư Sự không chắc chắn này làm tăng rủi ro tài chính và có thể gây ra sự suy giảm niềm tin và sự hoảng loạn trong thị trường tài chính

4.4 Tác động đến xã hội: gia tăng bất bình đẳng, tăng giá cả chung, gây khó khăn cho đời sống của người dân.

Lạm phát có tác động mạnh đến xã hội và cuộc sống hàng ngày của người dân Dưới đây là một số tác động chính của lạm phát đến xã hội:

· Gia tăng bất bình đẳng: Lạm phát có thể gây gia tăng bất bình đẳng trong xã hội Người giàu thường có khả năng chống chọi với lạm phát tốt hơn do có nhiều tài sản và nguồn thu nhập đa dạng Trong khi đó, những người thu nhập thấp và những nhóm yếu thế khác có thể gặp khó khăn lớn hơn trong việc đối phó với giá cả tăng cao và khả năng mua sắm bị suy giảm Điều này tạo ra khoảng cách giàu nghèo rõ rệt và tăng bất bình đẳng xã hội

· Tăng giá cả chung: Lạm phát làm tăng giá cả của hàng hóa và dịch vụ chung trong nền kinh tế Điều này gây khó khăn cho người dân khi phải trả nhiều hơn cho các mặt hàng cơ bản như thực phẩm, năng lượng và nhà ở Tăng giá

cả chung cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân và làm giảm khả năng tiếp cận đến các sản phẩm và dịch vụ cần thiết

· Người dân có thể phải tiết kiệm hơn, giới hạn các hoạt động tiêu dùng và thay đổi thói quen mua sắm để đối phó với giá cả tăng cao và khả năng mua sắm bị suy giảm

Trang 8

Thực trạng lạm phát của MĨ từ 2007 đến nay

Tỉ lệ lạm phát

+Cao nhất vào năm 2008 (3,84 %)

+ Thấp nhất vào năm 2009 ( - 0,36%)

·

Nguyên nhân

+ Lạm phát do chi phí đẩy

+ Nhu cầu cao

+Tỉ lệ thất nghiệp cao

Ảnh hưởng của lạm phát

+ Ảnh hưởng tốt

Ø Thúc đẩy mua sắm, chi tiêu

Ø Chi tiêu tăng thì kích thích tăng trưởng các hoạt động kinh tế khác như vay

nợ từ đó các doanh nghiệp phát triển ,người lao động cũng có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm xuống

Ø Nhà nước có thêm khả năng để lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư ở những mảng kém ưu tiên

+Ảnh hưởng xấu

+ Khiến đồng nội tệ mất giá

Trang 9

+ Tăng khoản nợ của quốc gia

+ Hàng hóa trở nên đắt đỏ

+ Chất lượng cuộc sống người dân suy giảm

GIẢI PHÁP

*Đối với chính phủ

-Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ

-Kiểm soát chặt chẽ ,nâng cao hiệu quả chi tiêu công

-Tập trung sức mạnh phát triển công nghiệp,nông nghiệp và dịch vụ đảm bảo cân đối cung cầu về hàng hóa

-Đẩy mạnh xuất khẩu ,kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu ,giảm nhập siêu -Tăng cường công tác quản lí thị trường chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại ,kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá -Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nahan dân ,mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội

- Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền

* Đối với doanh nghiệp ,thị trường

-Thực hành tiết kiệm

-Nâng cao năng lực quản trị

-Xây dựng hệ thống tiêu chí, chấm điểm, xếp hạng khách hàng theo chuẩn quốc tế, lựa chọn danh mục đầu tư, hạn chế cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán, giám sát chặt chẽ tính thanh khoản, tăng sản phẩm dịch vụ và trích lập dự phòng rủi ro

Ngày đăng: 14/08/2024, 18:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w