1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận kinh tế vi mô vận dụng việc phát huy nhân tố chủ quan trong hoạt động tự học của sinh viên ngày nay

24 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tuy nhiên theo quan điểm của tác giả tống hợp được thì nguồn gốc của ý thức xuất phát từ hai nguồn gốc trên:Thứ nhất, nguồn gốc tự nhiên Cụm từ “tự nhiên” đã dần khái quát cho nội dung c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

BÀI THẢO LUẬNKINH TẾ VI MÔ

ĐỀ TÀI: Vận dụng việc phát huy nhân tố chủ quan trong hoạt động tự họccủa sinh viên ngày nay

Hà Nội, 2022

Trang 2

STTHọ và tênMã SVNhiệm vụĐiểmKýtên1 Bùi Hải An 22D210001 Word, thuyết trình,

phản biện

2 Bùi Thị Việt Anh 22D210004 Chương 1

3 Hà Minh Anh 22D210007 Chương 1, phản biện

4 Lại Đức Anh 22D210009 Chương 2, word, powerpoint

5 Nguyễn Kim Anh 22D210012 Chương 2

6 Nguyễn Ngọc Anh 22D210013 Thuyết trình, phản

15 Trần Thị Vân Anh 22D210026 Chương 1, làm bảng phân công công việc

16 Trần Thị Vân Anh 22D210027 Chương 1

Trang 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1 Thời gian, Địa điểm, Thành phần tham gia

Thời gian: 22h00 ngày 30, tháng 10, năm 2022 Địa điểm: Online

Thành phần tham dự: nhóm 1

Tham gia: 16 người/ Tổng số: 16 người Vắng: 0

2 Nội dung

Thông báo về thời gian thuyết trình Phổ biến nội dung buổi thảo luận Phân công nhiệm vụ cá nhân.

Trang 4

2 Quan điểm trước Mác về nguồn gốc của ý thức 7

2.1, Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm 7

2.2, Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình 9

3 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của ý thức 11

4 Bản chất của ý thức 12

4.1, Quan điểm trước Mác về bản chất của ý thức 14

4.2, Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của ý thức 15

5 Các lớp cấu trúc của ý thức 16

6 Các cấp độ của ý thức 17

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG VIỆC NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 20

1 Mở đầu 20

2 Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên hiện nay 20

2.1, Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc tự học 20

2.2, Các phương pháp tự học của sinh viên 21

3 Nguyên nhân 22

3.1, Sinh viên không phân bố thời gian biểu một cách hợp lý 22

3.2, Sinh viên lười, quen với cách học thụ động 23

3.3, Chương trình học, phương pháp dạy học còn nhiều bất cập 23

4, Một số giải pháp nhằm phát huy nhân tố chủ quan trong hoạt động tự học của sinh viên hiện nay 23

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ một nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ, ruộng đất canh tác bình quân đầu người thấp,tài nguyên khoáng sản tuy đa dạng phong phú, song trữ lượng không lớn như nhiều nước khác, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn nghèo, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế, khoa học, kỹ thuật so với các nước phát triển Vì vậy, nền kinh tế muốn phát triển nhanh, mạnh và bền vững, thì phải phát huy tốt mọi nguồn lực, nhưng quan trọng nhất là phải biết phát huy nguồn lực con người.

Ngày nay, nhiều nước đang tiến vào làn sóng văn minh mới, với nền sản xuất hiện đại, khoa học, kỹ thuật công nghệ tiên tiến Nhiều nước cách đây mấy chục năm có điểm xuất phát thấp hơn Việt Nam, nhưng họ đã phát triển nhanh chóng nhờ có chiến lược phù hợp, có những chính sách khôn ngoan, năng động Nhiều quốc gia vốn cùng nghèo về tài nguyên khoáng sản, nhưng nhờ biết phát huy yếu tố con người, đặt con người ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, nên đã vươn lên đuổi kịp và vượt các nước khác Hơn hết trong thời đại công nghệ số phát triển thì tinh thần chủ động học hỏi là thứ không thể thiếu của mỗi chủ nhân tương lai Chúng ta có thể học tập làm việc online, offline, các hình thức đào tạo cũng rất phổ biến Vì vậy để phát huy tối tối đa tinh thần tự giác trong học tập thì mỗi sinh viên cần nâng cao ý thức chủ động tìm hiểu của mình.

Do lần đầu làm thảo luận mang tính chất khoa học nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự giúp đỡ đóng góp của cô.

Trang 6

CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ NGUỒNGỐC, BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC

1 Nguồn gốc của ý thức

Chúng ta được nghe đến rất nhiều về “ý thức”, vậy nguồn gốc của ý thức là xuất phát từ đâu Hiện nay có rất nhiều quan điểm cho giải thích cho nguồn gốc của ý thức Tuy nhiên theo quan điểm của tác giả tống hợp được thì nguồn gốc của ý thức xuất phát từ hai nguồn gốc trên:

Thứ nhất, nguồn gốc tự nhiên

Cụm từ “tự nhiên” đã dần khái quát cho nội dung của ý thức sẽ xuất phát từ sự hình thành của bộ óc con người, do con người tự hình thành trong bộ não dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như hoàn cảnh, giáo dục,…Hoạt động của bộ óc con người sẽ dân dần giúp cho con người hình thành các mối quan hệ giữa con người thế giới khách quan, từ đó chính những sự vật, sự việc xuất phát từ thực tiễn sẽ tạo ra cho con người sự sáng tạo, năng động Trên bộ phận của con người thì não bộ chính là bộ phận điều chỉnh, hành vi của con người Và ý thức chính là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả sau quá trình liên kết, hoạt động của não bộ để tạo ra kết quả là hành vi con người Chính vì vậy mà một bộ não hoàn thiện và phát triển đầy đủ sẽ tác động đến ý thức của con người cũng sẽ trở nên phong phú và sâu sắc hơn.

Đồng thời những mối quan hệ xoay quanh giữa con người với nhau trong thế giới khách quan cũng sẽ tạo nên và tác động sâu sắc đến việc suy nghĩ của con người Trong mối quan hệ này thế giới khách quan sẽ thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc con người, hình thành nên quá trình phản ánh Một hành vi được thực hiện chính là sự phản ánh rõ rệt nhất đối với ý thức Thứ hai, nguồn gốc xã hội

Xã hội ở đây được hiểu là những hành vi lao động, hành vi ứng xử và ngôn ngữ của con người được sử dụng để thể hiện những nội dung của ý thức một cách chi tiết và chân thực nhất.

Lao động chính là những hoạt động của con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp cới nhu cầu của con người Lao động sẽ tác động đến ý thức của con người cần phải làm gì và làm như thế nào để có thể thực hiện công việc một cách có hiệu quả

Trang 7

nhất, vừa tiết kiệm được thời gian và công sức Do đó, lao động có một tác động rất lơn đến việc hình thành suy nghĩ của con người.

Hành vi ứng xử giữa người với người cũng chính là yếu tố tác động sâu sắc đến việc hình thành, thay đổi ý thức của mỗi người Khi một đứa trẻ được giáo dục và sinh sống tại một môi trường sống lành mạnh, văn minh sẽ vô tình giúp đứa trẻ nhận thức được bản thân cũng phải có những hành vi ứng xử như thế thì mới đúng và giống với mọi người xung quanh Như vậy, việc con người đối xử với nhau chân thật hay lừa dối lẫn nhau cũng sẽ khiến cho người rơi vào hoàn cảnh đó nhận thức được việc làm như thế là sai hay đúng, có lợi cho bản thân hay không và dần dần hình thành nên suy nghĩ của bản thân.

Ngôn ngữ cũng tương tự như hành vi con người Con người sử dụng chung một loại ngôn ngữ trong một quốc gia sẽ nhận thức được đây là một dân tộc và cần có những hành vi ứng xử phù hợp hơn Đồng thời khi con người sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ ra quan điểm của bản thân cũng sẽ khiến cho đối phương nhận thức được những hàm ý trong lời nói và hình thành nên ý thức của bản thân về một vụ việc nào đó Do đó, ngôn ngữ chính là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức, không có ngôn ngữ thì thì ý thức không thể tồn tại được.

Như vậy, chúng ta có thể thấy ý thức được hình thành dựa trên hai nguồn gốc trên Những yếu tố trên sẽ tác động mạnh mẽ đến việc hình thành ý thức của con người Nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai chất kích thích chủ yếu làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển hóa thành bộ óc người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức.

2 Quan điểm trước Mác về nguồn gốc của ý thức2.1, Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm

Khi lí giải nguồn gốc ra đời của ý thức, các nhà triết học duy tâm cho rằng, ý thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất.

A, Chủ nghĩa duy tâm khách quan

- Nội dung: tuyệt đối hóa vai trò của lý tính, khẳng định thế giới “ý niệm”, hay “ý niệm tuyệt đối” là bản thể, sinh ra toàn bộ thế giới hiện thực Ý thức con người chỉ là sự “hồi tưởng” về “ý niệm”, hay “tự ý thức” lại “ý niệm tuyệt đối” - Đại biểu : Plato, Hegel

Trang 8

B Chủ nghĩa duy tâm chủ quan

Trang 9

- Nội dung: tuyệt đối hóa vai trò của cảm giác, coi cảm giác là tồn tại duy nhất, “tiên thiên”, sản sinh ra thế giới vật chất Ý thức của con người là do cảm giác sinh ra, nhưng cảm giác theo quan niệm của họ không phải là sự phản ánh thế giới khách quan mà chỉ là cái vốn có của mỗi cá nhân tồn tại tách rời, biệt lập với thế giới bên ngoài.

- Đại biểu: G Berkeley, E Mach

Đó là những quan niệm hết sức phiến diện, sai lầm của chủ nghĩa duy tâm, cơ sở lý luận tôn giáo

2.2, Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình

Đối lập với các quan niệm của chủ nghĩa duy tâm, các nhà duy vật siêu hình phủ nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, tinh thần Họ xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn gốc của ý thức Tuy nhiên, do trình độ phát triển khoa học của thời đại đó còn nhiều hạn chế và bị phương pháp siêu hình chi phối nên những quan niệm về ý thức còn mắc nhiều sai lầm.

Các nhà duy vật siêu hình đã đồng nhất ý thức với vật chất Họ coi ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra.

- Từ thời cổ đại, Democritos quan niệm: ý thức là do những nguyên tử đặc biệt (hình cầu, nhẹ, linh động) liên kết với nhau tạo thành

Trang 10

- Các nhà duy vật tầm thường thế kỷ XVIII Can Vogt (Phôgtơ), Jacob Moleschott (Môlétsốt), Ludwing Buchne (Buykhơne)… lại cho rằng: “Óc tiết ra ý thức như gan tiết ra mật” .

Trang 11

- Một số nhà duy vật khác thuộc phái “Vật hoạt luận” (J.B Robinet, E Hechken, Diderot) lại quan niệm ý thức là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất – từ giới vô sinh đến giới hữu sinh, mà cao nhất là con người Theo họ, có chăng sự khác nhau giữa các giống, loài chỉ là ở cấp độ biểu hiện ra bề ngoài bằng ngôn ngữ hay không mà thôi Nhà triết học Pháp Diderot cho rằng: cảm giác là đặc tính chung của vật chất, hay là sản phẩm của tính tổ chức của vật chất.

Trang 12

Những sai lầm, hạn chế của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình trong quan niệm về ý thức đã được các giai cấp bóc lột, thống trị triệt để lợi dụng, lấy đó làm cơ sở lý luận, công cụ để nô dịch tinh thần quần chúng lao động.

3 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của ý thức

Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn, nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.

Ý thức là “hình ảnh” chủ quan của thế giới khách quan

- Điều đó có nghĩa là nội dung của ý thức là khách quan, còn hình thức phản ánh là chủ quan

- Ý thức không có tính vật chất, nó chỉ là hình ảnh tinh thần, gắn liền với hoạt động khái quát hóa, trừu tượng hóa, có định hướng, có lựa chọn chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa duy vật tầm thường quan niệm.

- ý thức là cái vật chất ở bên ngòai “di chuyển” vào trong đầu óc của con người và được cải biến đi ở trong đó

Trang 13

Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cũng có nghĩa là ý thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan - Đây là một đặc tính căn bản để phân biệt trình độ phản ánh ý thức người

với trình độ phản ánh tâm lý động vật

- Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn quy định Nhu cầu đó đòi hỏi chủ thể phản ánh phải hiểu được cái được phản ánh Trên cơ sở đó hình thành nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh đó ngày càng phản ánh đúng đắn hơn hiện thực khách quan Song, sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở phản ánh, trong khuôn khổ và theo tính chất, quy luật của phản ánh.

- Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì ý thức không phải là kết quả của sự phản ánh ngẫu nhiên, đơn lẻ, thụ động thế giới khách quan, trái lại đó là kết quả của quá trình phản ánh đó bao giờ cũng dựa trên hoạt động thực tiễn và là sản phẩm của các quan hệ xã hội Là sản phẩm của các quan hệ xã hội, bản chất của ý thức có tính xã hội.

- Sự sáng tạo của ý thức không đối lập, loại trừ, tách rời sự phản ánh mà ngược lại thống nhất với phản ánh, trên cơ sở của phản ánh Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của ý thức Ý thức – trong bất kỳ trường hợp nào cũng là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội của con người tạo ra sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo của bộ óc.

Ý thức là sự phản ánh thế giới bởi bộ não con người Đây là sự phản ánh đặc biệt – phản ánh trong quá trình con người cải tạo thế giới Quá trình ý thức là quá trình thống nhất của 3 mặt là: trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh Tiếp đến là mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần và cuối cùng là chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan.

→Quan điểm trên của triết học Mác về nguồn gốc và bản chất của ý thức hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa duy tâm coi ý thức, tư duy là cái có trước, sinh ra vật chất và chủ nghĩa duy vật tầm thường coi ý thức là một dạng vật chất hoặc coi ý thức là sự phản ánh giản đơn, thụ động thế giới vật chất.

4 Bản chất của ý thức

Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

+ Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm-sinh lí của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lí thông tin, lưu giữ thông tin và trên cở sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của

Trang 14

thông tin được tiếp nhận Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết, huyền thoại, trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người.

+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: Ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định về cả

Trang 15

nội dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn ý nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người Theo Mác: Ý thức ‘’chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó’’

+ Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh học mà chủ yếu là của các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thức theo nhu cầu thực tiễn của xã hội

4.1, Quan điểm trước Mác về bản chất của ý thức

+ Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Ý thức là toàn bộ sản phẩm những hoạt động tinh thần của con người, bao gồm những tri thức, kinh nghiệm, những trạng thái tình cảm, ước muốn, hy vọng, ý chí niềm tin, của con người trong cuộc sống Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử- xã hội, là kết quả của quá trình phản ánh thế giới quan vào trong đầu óc của con người

+ Theo Phân tâm học, tâm của con người chia làm hai là ý thức và vô thức Duy thức học thì phân làm tám và ý thức là một trong tám phần đó Như vậy, nhìn

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w