1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận kinh tế vĩ mô Đề tài sự tăng trưởng kinh tế trung quốc giai Đoạn (2008 2010)

25 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Tăng Trưởng Kinh Tế Trung Quốc Giai Đoạn (2008-2010)
Tác giả Nhóm Lớp 21
Người hướng dẫn Thầy Vũ Trọng Phong
Trường học Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Chuyên ngành Kinh Tế Vĩ Mô
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 142,42 KB

Nội dung

Trong bối cảnh này, sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không chỉ là kết quả của những chiến lược phát triển kinh tế nội địa, mà còn phản ánh cách Trung Quốc đối phó với những tác động

Trang 1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ 1

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI: SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRUNG QUỐC

GIAI ĐOẠN (2008-2010)

Giảng viên hướng dẫn : Thầy Vũ Trọng Phong.

Nhóm thảo luận : 21

Nhóm lớp : 01

Hà Nội, tháng 10 năm 2024.

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

I BỐI CẢNH KINH TẾ NGAY TRƯỚC GIAI ĐOẠN 2008-2010 4

II Mục tiêu kinh tế của giai đoạn 2008-2010 5

III.Chính sách vĩ mô của quốc gia trong thời điểm đó 5

1 Chính sách tài khoá 5

2 Chính sách tiền tệ 6

3 Chính sách thu nhập 6

4 Chính sách kinh tế đối ngoại 7

IV Đánh giá kết quả sau khi thực hiện các chính sách 7

C KẾT LUẬN 10

Trang 3

Lời nói đầu.

Giai đoạn 2008-2010 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc Sau nhiều thập kỷ cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh

tế lớn nhất và năng động nhất thế giới Tuy nhiên, những năm

2008-2010 là thời kỳ mà nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặt ra những thách thức

nghiêm trọng cho nhiều quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc

Trong bối cảnh này, sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không chỉ là kết quả của những chiến lược phát triển kinh tế nội địa, mà còn phản ánh cách Trung Quốc đối phó với những tác động tiêu cực

từ nền kinh tế thế giới Nước này đã áp dụng hàng loạt biện pháp tài khóa và tiền tệ mạnh mẽ, chẳng hạn như các gói kích thích kinh tế lớn và chính sách tiền tệ nới lỏng, nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng

và tránh suy thoái

Trang 4

Nghiên cứu về sự tăng trưởng của Trung Quốc trong giai đoạn này mang ý nghĩa quan trọng, không chỉ để hiểu rõ hơn về sự phát triển kinh tế của một cường quốc thế giới mà còn để rút ra các bài học trong việc đối phó với khủng hoảng và thúc đẩy tăng trưởng bền vững Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng trở nên kết nối và phức tạp.

Trang 5

I Bối cảnh kinh tế ngay trước giai đoạn 2008-2010.

Trước năm 2008, Trung Quốc đã trải qua giai đoạn phát triển mạnh

mẽ kéo dài suốt hơn 30 năm nhờ chính sách cải cách và mở cửa từ năm 1978 Kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, trung bình trên 10% mỗi năm Dưới đây là minh chứng về sự tăng trưởng của Trung Quốc giai đoạn đó

Trang 6

Bên cạnh đó, sự gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (2001) đã thúc đẩy Trung Quốc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, làm tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài Cụ thể có thể nhắc tới như xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc đã tăng mạnh từ năm 2001, với mức tăng đặc biệt lớn từ năm 2002 trở đi, 2001:

266,4 tỷ USD đến 2007: 1217 tỷ USD Ngoài ra vốn đầu tư trực tiếp

từ nước ngoài (FDI): tăng đều, trung bình tăng 7 tỷ USD mỗi năm.Tuy nhiên, vào năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ, xuất phát từ Mỹ, đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng lên toàn thế giới

Đối với Trung Quốc, khủng hoảng tài chính làm tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 giảm: quý I đạt 10,6%, quý II giảm còn 10,1%, quý IIIxuống 9%, và quý IV còn 6,8% Khủng hoảng tài chính dẫn đến suy giảm xuất khẩu và giảm đầu tư vốn ngoại Điều này khiến nhiều nhàmáy và xí nghiệp phải đóng cửa hoặc giảm sản xuất, gây ra khoảng 200.000 người mất việc làm và tăng tỷ lệ thất nghiệp

Trang 7

II Mục tiêu kinh tế của giai đoạn 2010.

2008-Để đối phó với những khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Chính phủ Trung Quốc đã đặt ra một loạt các mục tiêu kinh tế quan trọng nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững Các mục tiêu này không chỉ tập trung vào tăng trưởng mà còn hướng tới cải thiện các yếu tố cấu trúc của nền kinh tế

1 Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm ở mức khoảng 8%, bất chấp những biến động từ nền kinh tế toàn cầu.Mức tăng trưởng này được xem là cần thiết để đảm bảo sự ổn định về việc làm, an sinh xã hội Đồng thời, chính phủ cũng đặt

ra mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4,8%

2 Một trong những trọng tâm hàng đầu của chính phủ là tạo ra việc làm cho người dân, đặc biệt tại các khu vực thành thị Trung Quốc đặt mục tiêu tạo hơn 9 triệu việc làm mới mỗi năm

Trang 8

trong khu vực thành phố, đồng thời giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mứckhông quá 4,6%

3 Một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc là tăng thu nhập ổn định cho cư dân cả ở thành phố và nông thôn Chính phủ chú trọng đến việc giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo, nâng cao mức sống của người dân nông thôn và đảm bảo rằng lợi ích từ sự phát triển kinh tế đượcphân bổ công bằng

4 Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu giữ mức tăng giá tiêu dùngkhoảng 4%, nhằm kiểm soát lạm phát và đảm bảo rằng đời sống của người dân không bị ảnh hưởng bởi giá cả hàng hóa tăng quá cao

5 Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Trung Quốc cũng đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện cán cân thu chi quốc tế, đảm bảo rằng quốc gia duy trì được dòng tiền vào và ra một cách cân đối, ổn định

6 Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh chính sách đối ngoại, tạo môi trường bên ngoài thuận lợi cho sự phát triển kinh tế

Trang 9

III Chính sách vĩ mô của quốc gia trong thời điểm đó.

khoảng 231,7 tỷ NDT được dùng để xây dựng đường sắt, đườngquốc lộ, sân bay và cảng; 208,1 tỷ NDT được đầu tư cho các công trình dân sinh và cơ sở hạ tầng nông nghiệp; 130 tỷ NDT đầu tư tái thiết khu vực bị động đất; 71,3 tỷ NDT chi cho giáo dục, y tế; 68 tỷ NDT chi cho xây dựng môi trường sinh thái và giảm thiểu chất thải; 49,3 tỷ NDT chi cho xây dựng nhà ở mangtính bảo trợ; 45,2 tỷ NDT chi cho khuyến khích doanh nghiệp tựchủ, sáng tạo, cải tạo khoa học kỹ thuật và phát triển dịch vụ Trong năm 2009, Trung Quốc đã chi cho tam nông 716,14 tỷ

Trang 10

NDT, tăng 120,59 tỷ NDT (20,2%) Về tổng thể, chi tài khóa đã tăng 24% trong 9 tháng đầu năm 2009.

Bộ Tài chính Trung Quốc đã thực hiện miễn giảm thuế, tăng mức hoàn thuế xuất khẩu một cách hợp lý nhằm thúc đẩykinh tế phát triển Từ ngày 1/1/2009, Trung Quốc đã thực thi cải cách chuyển đổi mô hình thuế GTGT Trung Quốc cũng tiếp tục thực hiện tăng tiêu chuẩn giảm trừ thuế thu nhập cá nhân, xoá bỏ và giảm thuế nhập khẩu đối với một số hàng hoá, giảm thuế tem và chuyển sang thu đơn phương, tạm miễn thuế thu nhập cá nhân cho thu nhập từ giao dịch chứng khoán và tiền gửi tiết kiệm, giảm thuế giao dịch nhà…Trong năm qua, Bộ tài chính Trung Quốc cũng thúc đẩy cải cách thuế đối với các sản phẩm xăng dầu, xoá bỏ và dừng thu hơn 100 loại phí hành chính, điều chỉnh tăng mức hoàn thuế xuất khẩu nhiều lần…

Dự tính, những chính sách này sẽ giảm được 550 tỷ NDT cho doanh nghiệp và dân chúng

2 Chính sách tiền tệ.

Trang 11

Kèm theo chính sách tài chính mở rộng là chính sách tiền tệ nới lỏng Trung Quốc đã thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp.

Để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh,ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã mở rộng giới hạn sàn của lãisuất cho vay mua nhà ở cá nhân mang tính thương mại bằng 0,7 lầnlãi suất cho vay cơ bản; điều chỉnh mức tiền trả lần đầu thành 20%.Đồng thời, Ngân hàng Nhân dân còn tiến hành giảm dự trữ bắt buộc

4 lần

Cùng với việc điều chỉnh lãi suất và tỷ lệ dự trữ, ngân hàngNhân dân Trung Quốc còn ban hành một loạt các chính sách tiền tệnới lỏng thích hợp Ngày 10/11/2008, Ngân hàng Nhân Dân tuyên bốxoá bỏ hạn mức quy mô cho vay tín dụng đối với các ngân hàngthương mại, mở rộng hợp lý quy mô cho vay tín dụng, nỗ lực tối ưuhoá cơ cấu cho vay, khuyến khích và chỉ đạo các tổ chức tài chính

mở rộng quy mô cho vay xuất khẩu

Trên thị trường mở, Ngân hàng Nhân dân đã thực thi nhiềuthao tác phù hợp như duy trì mức độ hợp lý của tính thanh khoản;cuối năm 2008 từng bước giảm phát hành trái phiếu, tạm dừng phát

Trang 12

hành trái phiếu ngân hàng trung ương có kỳ hạn 3 năm, đồng thờigiảm tần suất phát hành trái phiếu ngân hàng trung ương có kỳ hạn

1 năm và 3 tháng

Cùng với việc thực thi một loạt các chính sách, vốn cho vaytrong nước tiếp tục được tăng cường, mức độ khuyến khích đối vớinền kinh tế đã từng bước được đẩy mạnh, vì vậy về tổng thể chínhsách tiền tệ nới lỏng phát huy tác dụng truyền dẫn hiệu quả TheoNgân hàng Nhân dân, 9 tháng đầu năm 2009, các khoản cho vaymới bằng đồng NDT là 8670 tỷ NDT, tăng 5190 tỷ NDT so với cùng

kỳ Trong đó, các khoản vay mới của cư dân tăng 1840 tỷ NDT, củaDNVVN tăng 3080 tỷ NDT

Trang 13

ở thành phố bị mất việc, lao động mất việc làm tại các vùng bị thiên tai.

Đồng thời, mở rộng diện bảo hiểm xã hội, tăng mức lương hưu, nâng mức bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm sự cố lao động Năm

2009, ngân sách nhà nước chi 293 tỉ NDT cho bảo hiểm xã hội (tăng 17,6% so với năm 2008) Chính phủ Trung Quốc cũng áp dụng nhiềubiện pháp, chi nhiều ngân sách nhằm cải thiện tình hình giáo dục, y

tế và các sự nghiệp xã hội khác

4 Chính sách kinh tế đối ngoại.

Trong bối cảnh nhu cầu thị trường thế giới giảm mạnh và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch quốc tế quay trở lại, Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc

tế Nước này tăng cường hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu thôngqua các chính sách trợ cấp và giảm thuế, đồng thời điều chỉnh chính sách ngoại thương nhằm cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng khuyến khích đầu tư nước ngoài bằngcách cải cách và đơn giản hóa các quy định liên quan Để giảm sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống ở phương Tây, Trung

Trang 14

Quốc đã nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tích cực tìm kiếm các thị trường mới như châu Phi, Đông Nam Á và Mỹ Latinh Ngoài

ra, Trung Quốc cũng tích cực đưa vốn ra đầu tư ở nước ngoài và tăngcường hợp tác kinh tế quốc tế thông qua các tổ chức như G20, APEC

và ASEAN

các chính sách.

Sau khi thực hiện các chính sách vĩ mô từ 2008 đến 2010, nền kinh

tế Trung Quốc đã có những kết quả đáng chú ý:

Theo Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Ôn Gia Bảo trình bày vào năm 2010, GDP của Trung Quốc năm 2009 đạt 33.500 tỉ NDT, tăng 8,7% so với năm 2008 (sau đó được xác định lại là 9,1%) Thu nhập ngân sách đạt 6.850 tỉ NDT, tăng 11,7%, và sản lượng lương thực đạt 531 triệu tấn, giữ vững đà tăng trưởng trong 6 năm

Trang 15

liên tiếp Trung Quốc tạo thêm được 11,02 triệu việc làm mới tại các thành phố và thu nhập bình quân đầu người của cư dân thành thị và nông thôn lần lượt đạt 11.175 NDT và 5.153 NDT, tăng 9,8% và 8,5%

so với năm trước Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 2009vẫn đạt 2.200 tỉ USD, và nước này thu hút 90 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Đồng thời, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng mở rộng đầu tư ra nước ngoài, với 43,3 tỉ USD đầu tư vào Hồng Kông, MaCao, Đài Loan và các nước khác, cùng nhiều dự án nhận thầu trị giá 77,7 tỉ USD

Trong 6 tháng đầu năm 2010, kinh tế Trung Quốc ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ với GDP tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước,mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm dần trong nửa cuối năm Nguyên nhân chính là do các gói kích thích kinh tế trước đây đã được sử dụng hết và quá trình hồi phục chậm chạp ở các đối tác thương mại lớn như Mỹ và EU Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu năm 2010 đạt 1.354,9 tỉ USD, với xuất khẩu đạt 705,1 tỉ USD và nhập khẩu đạt 649,8 tỉ USD Tuy nhiên, xuất siêu

Trang 16

của Trung Quốc đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2009, phản ánh

sự điều chỉnh trong cơ cấu kinh tế, với sự gia tăng nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh

Tính cả năm 2010, GDP của Nhật Bản tăng trưởng 3,9%, đạt 5.474 tỉ USD kém tăng trưởng của Trung Quốc với GDP đạt 5.8799 tỉ USD Với đà phát triển tăng vọt, Trung Quốc đã chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, và Nhật Bản sau hơn 40 năm giữ ngôi vị "á quân" đã lùi xuống hàng thứ ba

Năm 2009, Trung Quốc đã giành vị trí nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới từ Đức Tờ Wall Street Journal dẫn số liệu thống

kê hải quan từ công ty nghiên cứu Global Trade Information Services

có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ, cho biết, Trung Quốc đã xuất khẩu một lượng hàng hóa trị giá 975 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm

2009, so với kim ngạch 917 tỷ USD của Đức

V Bài học kinh nghiệm.

Trang 17

Từ việc đánh giá kết quả của các chính sách vĩ mô của Trung Quốc trong giai đoạn 2008-2010, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệmquan trọng cho việc quản lý nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảngtoàn cầu và các thách thức kinh tế khác.

Sự phụ thuộc vào đầu tư công: Gói kích thích kinh tế của

Trung Quốc, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, đã chủ yếu dựa vào đầu tư công, đặc biệt là trong các dự án phát triển cơ sở

hạ tầng lớn như xây dựng đường sá, cầu cống, và các công trình công nghiệp quy mô Điều này giúp Trung Quốc nhanh chóng tạo ra việc làm, thúc đẩy tiêu dùng trong nước và ổn định kinh tế ngắn hạn Tuy nhiên, việc tiếp tục dựa vào mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư lại dẫn đến những lo ngại dài hạn Việc bơm vốn vào các dự

án bất động sản và hạ tầng đã gây ra nguy cơ tạo ra bong bóng bất động sản, trong khi nợ công của Trung Quốc cũng không ngừng gia tăng Những vấn đề này có thể tạo ra rủi ro lớn đối với sự ổn định kinh tế của đất nước trong tương lai nếu không có các biện pháp quản lý và kiểm soát hợp lý

Trang 18

Sự linh hoạt trong chính sách tiền tệ và tài chính: Một

trong những yếu tố quan trọng giúp Trung Quốc đối phó thành công với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là sự linh hoạt trong điều chỉnh chính sách tiền tệ và tài chính Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã nhanh chóng áp dụng các biện pháp nới lỏng tiền tệ, như cắt giảm lãi suất và tăng cường cung ứng tiền, nhằm kích thích tiêu dùng và đầu tư trong nước Đồng thời, chính phủ đã áp dụng chính sách tài chính tích cực, bao gồm các gói kích thích lớn để hỗ trợ các ngành công nghiệp chiến lược và tạo đà cho sự phục hồi kinh tế Những biện pháp này không chỉ giúp Trung Quốc đối phó hiệu quả với tình trạng suy thoái toàn cầu mà còn duy trì được ổn định tài chính, tránh được các cú sốc lớn từ bên ngoài

Chuyển đổi mô hình kinh tế: Cuộc khủng hoảng tài chính

toàn cầu cũng đã làm lộ rõ điểm yếu của nền kinh tế Trung Quốc khiquá phụ thuộc vào xuất khẩu Với sự suy giảm mạnh trong nhu cầu tiêu dùng từ các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu, Trung Quốc đã phải đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng trong lĩnh vực xuất khẩu, buộc nước này phải tái cơ cấu nền kinh tế Bài học từ cuộc khủng

Trang 19

hoảng đã khẳng định rằng Trung Quốc cần nhanh chóng chuyển đổi

mô hình tăng trưởng, tập trung nhiều hơn vào phát triển tiêu dùng nội địa và thúc đẩy sự phát triển bền vững, thay vì chỉ dựa vào xuất khẩu và đầu tư công Chính phủ đã nỗ lực triển khai các chiến lược dài hạn nhằm kích thích tiêu dùng, cải thiện đời sống người dân và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường để giảm thiểu sự phụ thuộc vào thị trường quốc tế

Chính sách bảo đảm an sinh xã hội: Trong bối cảnh khủng

hoảng kinh tế, chính sách bảo đảm an sinh xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì ổn định xã hội và giảm bớt gánh nặng cho người dân Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư vào các

chương trình xã hội, bao gồm bảo hiểm xã hội, y tế, giáo dục và hỗ trợ việc làm, nhằm đảm bảo rằng các tầng lớp yếu thế trong xã hội không bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi suy thoái kinh tế Những khoảnchi tiêu cho an sinh xã hội không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân mà còn giúp thúc đẩy sự phục hồi kinh tế thông qua tăng trưởng tiêu dùng nội địa Các chính sách này đã chứng tỏ vai

Ngày đăng: 09/11/2024, 12:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w