1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Kinh Tế Vĩ Mô - Đề Tài - Áp Dụng Mô Hình Tăng Trưởng Solow Vào Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam

23 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp dụng mô hình tăng trưởng Solow vào phát triển nông nghiệp Việt Nam
Trường học Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 136,71 KB

Nội dung

Tuy nhiên, trước tác động của cuộc khủng hoảng, trong khi ngành công nghiệp có độ sụt giảm sâu về tốc độ tăng trường thì ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì đượcnhịp độ tăng trưởng ổn địn

Trang 1

ĐẠI HỌC NGỌAI THƯƠNG

Khoa Kinh Tế Quốc Tế

TIỂU LUẬN

Áp dụng mô hình tăng trưởng Solow vào phát triển

Nông nghiệp Việt Nam

Trang 2

MỤC LỤ

LỜI MỞ ĐẦU 3

I) Giới thiệu mô hình tăng trưởng Solow 4

1.1 Ý nghĩa của mô hình tăng trưởng Solow 4

1.2 Ưu điểm và hạn chế của mô hình Solow 5

1.2.1Ưu điểm 5

1.2.2 Hạn chế 5

II Thực trạng phát triển nông nghiệp tại Việt Nam 6

2.1 Điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp tại Việt Nam 6

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 6

2.1.2 Điều kiện xã hội 6

2.1.2.1 Dân cư và lao động……… 6

2.1.2.2 Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp……….7

2.1.2.3 Yếu tố thúc đẩy nông nghiệp………7

2.2 Thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam (2008-2012) 7

2.2.1 Sản xuất nông nghiệp 7

2.2.2 Lâm nghiệp………9

2.2.3 Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản 9

2.3 Sự bất hợp lý trong phát triển nông nghiệp ở Việt Nam 10

2.3.1 Xuất khẩu sản phẩm thô, chất lượng kém, giá rẻ 10

2.3.2 Đầu tư chưa tương xứng 12

1

Trang 3

III) Ứng dụng mô hình Solow vào phát triển nông nghiệp Việt Nam và quan điểm của

nhóm thuyết trình 14

3.1 Ứng dụng mô hình tăng trưởng Solow và mô hình Solow mở rộng…………14

3.1.1 Về nguồn vốn………14

3.1.2 Về công nghệ………15

3.1.3 Về lao động……… 16

3.2 Quan điểm của nhóm thuyết trình……… 16

3.2.1 Xuất khẩu thành phẩm thay vi xuất khẩu nguyên liệu thô……… 16

3.2.2 Cần có sự đầu tư về thương hiệu ……… 17

3.2.3 Nâng cao chất lương sản phẩm……… 18

KẾT LUẬN ………….20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2008, kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, nhiều nước phải chịumức tăng trưởng âm, số nước có chỉ số tăng trưởng dương cũng chỉ đếm trên đầu ngóntay Nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi việc rơi vào khó khăn, tăng trưởngGDP từ 8- 9%/năm giảm xuống 5- 6%/năm, các ngành công nghiệp xuất khẩu giảmmạnh Tuy nhiên, trước tác động của cuộc khủng hoảng, trong khi ngành công nghiệp

có độ sụt giảm sâu về tốc độ tăng trường thì ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì đượcnhịp độ tăng trưởng ổn định, thặng dư xuất khẩu cao Cụ thể, năm 2011, nông nghiệpxuất siêu trên 8 tỷ USD, năm 2012 con số này lên đến 10,6 tỷ USD Thậm chí ở nhiềuthời điểm nó còn thể hiện rõ vai trò trở thành bệ đỡ cho nền kinh tế, giúp cho nền kinh

tế Việt Nam giữ được đà tăng trưởng và có được sự thăng bằng trong cán cân thươngmại

Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều bất cập trong sự phát triển nông nghiệp nông nghiệpnước nhà Vì vậy, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Áp dụng mô hình So-low vào pháttriên nông nghiệp Việt Nam” nhằm điểm lại những kết quả tích cực mà nông nghiệp đãmang lại cho nền kinh tế Việt Nam trong thời kì khủng hoảng và nêu lên một số điểmbất hợp lý trong tiến trình phát triển nông nghiệp nước ta Đề tài cũng đưa ra một sốgiải pháp phù hợp giúp giải quyết những vấn đề bất cập nhằm hướng tới mục đích giúpcho nền nông nghiệp được phát triển bền vững và đạt mức tăng trưởng cao hơn; đồngthời, cũng đưa ra những quan điểm dưới góc nhìn của sinh viên dành cho vấn đề này

Đề tài của chúng em gồm ba phần với kết cấu như sau:

I Giới thiệu về mô hình tăng trưởng Solow

II Thực trạng phát triển nông nghiệp tại Việt Nam

III Ứng dụng mô hình tăng trưởng Solow vào phát triển nông nghiệp Việt

Nam và quan điểm của nhóm thuyết trình.

3

Trang 5

I Giới thiệu về mô hình tăng trưởng Solow

Mô hình tăng trưởng Solow là một mô hình thuyết minh về cơ chế tăng trưởng

kinh tế do Robert Solow và Trevor Swan xây dựng rồi được các học giả kinh tế khác

bổ sung Cống hiến to lớn này đã đem lại giải Nobel về kinh tế năm 1987 cho Solow

Mô hình này còn gọi là Mô hình tăng trưởng tân cổ điển vì một số giả thiết

của mô hình dựa theo lý luận của kinh tế học tân cổ điển Mô hình này còn có cách gọi

khác, đó là Mô hình tăng trưởng ngoại sinh, bởi vì không liên quan đến các nhân tố

bên trong, rốt cục tăng trưởng của một nền kinh tế sẽ hội tụ về một tốc độ nhất định ởtrạng thái bền vững Chỉ các yếu tố bên ngoài, đó là công nghệ và tốc độ tăng trưởnglao động mới thay đổi được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững

1.1 Ý nghĩa của mô hình tăng trưởng Solow

 Các nước nghèo có tiềm năng tăng trưởng nhanh Bởi quy luật hiệu suấtgiảm dần theo quy mô, các nước nghèo có quy mô nhỏ hơn vì vốn nhỏhơn sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn

 Khi thu nhập quốc gia tăng lên, tăng trưởng có xu hướng chậm lại

 Nếu có chung những tính chất quan trọng, các nước nghèo có tiềm năngđuổi kịp các nước giàu

 Tăng tỷ lệ tiết kiệm không dẫn đến tăng trưởng bền vững dài hạn Mộtnước có tỉ lệ cao hơn sẽ đầu tư nhiều hơn duy trì được khối lượng tư bảnlớn và tạo ra sản lượng lớn hơn nhưng chỉ trong ngắn hạn

 Tiếp thu công nghệ mới là yếu tố quyết định để duy trì tăng trưởng bềnvững

Trang 6

1.2 Ưu điểm và hạn chế của mô hình Solow

1.2.1 Ưu điểm

 Linh hoạt hơn về tỉ lệ của các biến yếu tố sản xuất

 Hiệu suất biên giảm dần của vốn có ý nghĩa thực tế và chính xác hơn

 Tập trung vào quá trình di chuyển về trạng thái dừng

1.2.2 Hạn chế

 Không phân tích được các ảnh hưởng khác có tác động đến trạng tháidừng (ổn định kinh tế và chính trị, giáo dục và y tế tốt, chính phủ hiệuquả, mở cửa thương mại, vị trí địa lý thuận lợi…)

 Chỉ có một ngành sản xuất

 Giả định rằng tiết kiệm, tăng trưởng lao động, tiến bộ công nghệ là yếu tố

có sẵn

5

Trang 7

II Thực trạng phát triển nông nghiệp tại Việt Nam

2.1 Điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp tại Việt Nam

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, đây là điều kiện thuận lợi cho ViệtNam trong việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới Bên cạnh đó, nước ta lại có vị trí

ở nơi gặp gỡ nhiều luồng di cư động thực vật vì vậy tài nguyên sinh vật đa dạng, làmphong phú sản phẩm nông nghiệp Đồng thời việc giáp danh với vùng biển rộng lớn đãcung cấp độ ẩm lớn cho cây cối phát triển quanh năm, có đường biên giới với nhiềunước khiến Việt Nam có điều kiện thuận lợi xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ra thịtrường quốc tế, thu ngoại tệ

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tổng lượng bức xạ lớn làm cho cây trồng sinhtrưởng, phát triển quanh năm và năng suất cao Khí hậu nóng ẩm nên cây ngắn ngày cóthể tăng thêm từ 1-2 vụ/ năm; cây dài ngày có thể khai thác được nhiều đợt, nhiều lứa.Riêng miền Bắc có mùa đông lạnh là tiền đề phát triển cây vụ đông

2.1.2 Điều kiện xã hội

2.1.2.1 Dân cư và lao động

Việt Nam là một quốc gia đông dân và `có lịch sử phát triển nông nghiệp lâu đời.Điều này đã cung cấp một nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động bổ sung lớn.Người lao động cần cù, siêng năng và có kinh nghiệm trong việc trồng cây lương thựcthực phẩm Đồng thời, đại bộ phận lao động nước ta sống tập trung ở vùng nông thôn,

là nhân tố hàng đầu thúc đẩy sản xuất cây lương thực thực phẩm theo chiều rộng vàchiều sâu

Trang 8

2.1.2.2 Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp

Nông dân được quyền sử dụng đất trong canh tác với nhiều hình thức khác nhau

và không phải đóng thuế, được sở hữu toàn bộ sản phẩm làm ra, là động lực thúc đẩyngười dân tham gia sản xuất cây lương thực thực phẩm

2.1.2.3 Yếu tố thúc đẩy nông nghiệp

Hệ thống ngân hàng đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp hiện nay ngày càngđược đầu tư, phát triển VD: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thônCác trung tâm tổ chức các lớp đào tạo tay nghề cho người lao động.Ngoài ra còn có các trung tâm cung cấp giống, dịch vụ nông nghiệp như: Hợp tác xãnông nghiệp, trạm khuyến nông,… Các cơ sở lai tạo giống cây trồng, bảo vệ thực vật

2.2 Thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam ( 2008-2012)

Những năm trở lại đây, khi kinh tế rơi vào khó khăn, suy thoái, tăng trưởng GDP

từ 8-9%/năm giảm xuống 5-6%/năm thì nông nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăngtrưởng, thặng dư xuất khẩu cao, tính trên các mặt cụ thể như xuất khẩu, giá cả, laođộng việc làm, ngành nông nghiệp trong nhiều năm qua đã có những đóng góp đáng kểcho nền kinh tế

2.2.1 Sản xuất nông nghiệp

Năm 2008, giá trị sản lượng tăng 5,62%[1] so với năm 2007 Trong sản xuấtnông nghiệp cũng có bước phát triển khá, sản lượng lương thực cây có hạt đạt 43,16[1]

triệu tấn, tăng 3[1] triệu tấn so với năm 2007 Điển hình, diện tích gieo trồng lúa cả nămđạt 7,4[1] triệu ha, sản lượng đạt 38,6[1] triệu tấn Có 6 mặt hàng kim ngạch đạt trên 1 tỷ

1 Tổng cục thống kê, 2011

7

Trang 9

USD trở lên là cà phê 2 tỷ USD[1], cao su 1,6 tỷ USD[1], gạo 2,87 tỷ USD[1], đồ gỗ 2,8 tỷUSD[1], tôm 1,5 tỷ USD[1], cá tra trên 1 tỷ USD.[1]

Năm 2009, sản xuất nông nghiệp phát triển và tăng trưởng khá, giá trị sản

xuất nông nghiệp năm 2009 ước tăng 3,5%[1] so với năm 2008 Trong trồng trọt, sảnlượng lúa cả năm ước đạt 39,3 triệu tấn[1], tăng hơn nửa triệu tấn so với năm 2008, sảnxuất ngô tiếp tục phát triển toàn diện cả diện tích, năng suất nên sản lượng tăng khoảng

400 nghìn tấn[1] so với năm 2008 Chăn nuôi phát triển toàn diện cả về gia súc, gia cầm.Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2009 ước tăng 7,5%[1] và cao hơn tốc độ tăng năm 2008(6%[1]) và các năm trước đó

Năm 2010, tổng kim ngạch XK toàn ngành đạt kỷ lục 19,15[1] tỷ USD, tănggần 22,6%[1] và vượt 77,3%[1] so với kế hoạch, tốc độ tăng trưởng bình quân17%/năm[1] trong giai đoạn 2006-2010 Kim ngạch XK các mặt hàng nông sản chính đạt 9,95 tỷ USD (tăng 24,2%[1]) Cụ thể, sản lượng lúa ước đạt 39,8 triệu tấn[1]

(tăng 2,4%[1] so với năm 2009), ngô ước đạt trên 4,6 triệu tấn[3] (tăng 4,1%[1]), thịthơi các loại 4,02 triệu tấn[1] (tăng 6,3%[1]), trứng gần 6 tỷ quả (tăng 10%[1]), muốiđạt 1,2 triệu tấn (tăng 50%[1]),

Năm 2011, nông nghiệp xuất siêu trên 8 tỷ USD[1], tăng 4,8%[1] Về trồng trọt, sảnlượng lúa cả năm 2011 ước tính đạt 42,3 triệu tấn[1], tăng 2,3 triệu tấn[1] so với năm

2010, là mức tăng lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây Nếu tính thêm 4,6 triệu tấn[1]

ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2011 ước tính đạt gần 47 triệu tấn[1], tăng2,3 triệu tấn[1] so với năm 2010

Năm 2012, có bảy trong tổng số 21 mặt hàng nông sản đạt kim ngạch xuất khẩu

từ một tỷ USD trở lên, trong đó gạo, thủy sản, cà-phê là những mặt hàng xuất khẩuchiếm vị trí hàng đầu thế giới Ngoài ra, chỉ tính mười tháng đầu năm, xuất siêu của

Trang 10

toàn ngành đạt mức 8,74 tỷ USD[2], đóng vai trò quan trọng trong cán cân thương mại,kiềm chế nhập siêu của cả nước.

Hơn nữa, nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung được hình thành, như các vùnglúa ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng; vùng cà phê ở Tây Nguyên,Đông Nam Bộ; vùng chè ở các tỉnh miền núi phía Bắc; vùng cao su Đông Nam Bộ;vùng cây ăn quả ở Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh Miền núiphía Bắc; vùng rau Lâm Đồng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng; các vùng mía ở duyênhải miền Trung, Khu IV cũ, Nam Bộ… tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng khoahọc - kỹ thuật để thâm canh, gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ sảnphẩm làm ra Việc hình thành các vùng chuyên canh với các sản phẩm chất lượng cao

là cơ sở cho việc gia tăng các hoạt động xuất khẩu

2.2.2 Lâm nghiệp

Trong 5 năm (2008 – 2012), lĩnh vực lâm nghiệp cũng đạt được nhiều kết quảlớn Điển hình như năm 2008, trồng rừng tập trung đạt 228.870 ha[1], đạt 116%[1] so với

kế hoạch Năm 2009, diện tích trồng rừng tập trung đạt trên 220 nghìn ha[1], tăng 5%[1]

so với năm 2008, sản lượng gỗ khai thác đạt 3.520 nghìn m3[1] Năm 2010, xuất khẩulâm sản và đồ gỗ đạt 3,63 tỷ USD[1] Năm 2011, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 5,7%[1]

so với năm 2010 Năm 2012, vẫn giữ đà tăng trưởng của năm 2011, lâm nghiệp tăng6,4%[1]

Trang 11

2008, thuỷ sản có tổng sản lượng ước đạt 4,58 triệu tấn[1] (tăng 9,2%[3] so với năm2007) Trong đó sản lượng nuôi trồng 2,45 triệu tấn, sản lượng khai thác ước đạt 2,13triệu tấn Năm 2009, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản vẫn phát triển và tăng trưởng tốt.Sản lượng thủy sản cả năm đạt trên 4,9 triệu tấn, tăng 4,5% so với năm 2008 Sản xuấtthủy sản không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn tăng số lượng xuấtkhẩu Kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả năm ước đạt 4,3 tỉ USD Từ năm 2010 – 2012,sản lượng khai thác vẫn tăng đều xấp xỉ 5% hàng năm (Xem biểu đồ : Tổng sản lượngđánh bắt và nuôi trồng thủy sản Việt Nam (2008-2012)

2.3 Sự bất hợp lý trong phát triển nông nghiệp ở Việt Nam

2.3.1 Xuất khẩu sản phẩm thô, chất lượng kém, giá rẻ

Trang 12

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đang gặpkhủng hoảng, sự vươn lên ngoạn mục để soán ngôi vương về xuất khẩu nông sản trênthị trường thế giới của Việt Nam thực sự là một tín hiệu đáng vui mừng Tuy nhiên,theo nhiều chuyên gia, nền nông nghiệp của Việt Nam hiện nay chỉ tập trung khuyếnkhích sản xuất theo hướng tăng sản lượng, năng suất Sản phẩm sản xuất ra thì có đến

80 - 90% vẫn là xuất khẩu thô Hao hụt sau thu hoạch vẫn ở mức cao, trong khi đầu racho sản phẩm còn hết sức bấp bênh Chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩmchưa được thực hiện một cách hiệu quả trong các ngành hàng.Chất lượng thấp thì đikèm giá rẻ, kim ngạch xuất khẩu thu về ít, mức độ hưởng lợi của doanh nghiệp và nôngdân cũng hạn chế hơn rất nhiều Có chuyên gia kinh tế đã nhận định rằng nếu cứ tiếptục xuất khẩu nông sản theo hướng này thì đồng nghĩa với việc ta đang sản xuất và xuấtkhẩu bao cấp cho nước ngoài Ðó là điều đáng tiếc cho nông sản Việt Nam

Chưa phát triển thị trường trong nước song song với xuất khẩu: như gạo, hiệnnay xuất khẩu với giá khoảng 10.000 đồng/kg, nhưng tiêu dùng trong nước chịu giáhơn 14.000 đồng/kg Điều này làm giảm lợi nhuận, mà lại tăng chỉ số CPI, khiến giatăng lạm phát Ví như cà phê, Việt Nam vượt Brazil về xuất khẩu bởi vì họ dành lượnglớn cho tiêu dùng trong nước Trong khi chúng ta lao đao tìm thị trường xuất khẩu và

lo mất giá thì họ bình chân như vại, ngay cả lúc xuất khẩu rớt giá

Theo dự báo, khả năng tốc độ tăng sản lượng nông sản của Việt Nam đang gặpphải thách thức lớn, khi hầu hết các cây trồng đã phát triển đến ngưỡng cả về diện tích

và năng suất Diện tích canh tác của phần lớn các sản phẩm nông sản xuất khẩu chínhđều đã vượt hoặc đạt ngưỡng quy hoạch đến năm 2020

Nhiều năm liền nông nghiệp liên tục tăng trưởng giảm Giai đoạn 1995 - 2005,nông nghiệp tăng trưởng sản lượng 4%[4], đến 2012 giảm xuống chỉ còn khoảng2,48%[4].Với tiến độ như vậy, dự báo đến năm 2020, nông nghiệp đất nước sẽ rơi vàotình trạng tăng trưởng âm.Vì vậy, cần có một chiến lược đầu tư dài hạn, năm sau caohơn năm trước và phải cân đối giữa các vùng miền Thực tế, trong giai đoạn 2006 -

4 Đặng Kim Sơn, 2008

11

Trang 13

2011, mức đầu tư của Nhà nước cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân mớichỉ đáp ứng khoảng 55% đến 60% yêu cầu vốn cho phát triển Số vốn tín dụng Nhànước đã đầu tư cho tam nông cũng mới đạt gần 25% tổng số vốn tín dụng đầu tư chonền kinh tế Nguồn vốn ít, chính sách để đưa vốn đến với nông nghiệp, nông thôn lạivừa thiếu vừa thừa, khó áp dụng vào thực tế cuộc sống, một lần nữa lại là lực cản chophát triển nông nghiệp.

Mặt hàng cá tra dù có tên trong danh sách được hưởng vốn vay ưu đãi nhưng dochủ trương triển khai chậm và ràng buộc các điều kiện về thế chấp tài sản, cho nêndoanh nghiệp và nông dân không thể tiếp cận được nguồn vốn Mặt hàng lúa gạo cũngkhông phải là ngoại lệ Vụ lúa hè thu năm 2012, khi Chính phủ chưa có chính sách thumua tạm trữ, nông dân đồng bằng sông Cửu Long phải bấm bụng bán giá thấp để lonhiều khoản chi tiêu hằng ngày Khi Chính phủ có chính sách tạm trữ, giá lúa tăng thìgần như nông dân đã bán hết lúa.Chính sách đến chậm, vô tình chỉ làm lợi cho cácdoanh nghiệp mua dự trữ hoặc doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Vì vậy, vấn đề làm thế nào gia tăng giá trị hàng nông sản chính là để giải quyếtbài toán tăng thu nhập cho nông dân và phát triển bền vững nông nghiệp

2.3.2 Đầu tư chưa tương xứng.

Kinh tế nông nghiệp luôn góp phần vào sự phát triển ổn định, giữ vững tốc độtăng trưởng kinh tế, bảo đảm việc làm và thu nhập cho đông đảo lao động nông

thôn Tuy nhiên, đầu tư cho nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng Là ngành

đóng góp cho GDP khoảng 20%, tạo ra nguồn cung lương thực, thực phẩm giá rẻ để hỗtrợ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhưng tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp của Việt Namcòn khá thấp Cách đây 10 năm, tỷ lệ đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp, nông thônkhoảng 13,85%[5] nhưng đến năm 2008 tụt xuống chỉ còn 6,45%[5] vào năm 2010 vànăm 2011 chỉ còn khoảng hơn 6%[5]

Ngày đăng: 16/04/2024, 01:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w