1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn kinh tế vĩ mô Đề tài thực trạng tăng trưởng kinh tế việt nam trong những năm gần Đây

34 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây
Tác giả Đặng Hoàng Anh
Người hướng dẫn Hoàng Minh Đức
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Chuyên ngành Kinh tế vĩ mô
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,2 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU (5)
    • 1.1. Tình hình kinh tế thế giới có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam không? (5)
    • 1.2. Doanh nghiệp Việt "gồng mình" trong tình cảnh đầy khắc nghiệt (5)
  • PHẦN II: NỘI DUNG (8)
    • 2.1. Những thành tựu về kinh tế của Việt Nam (8)
      • 2.1.1. Quá trình chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam (8)
      • 2.1.2. Kinh tế Việt Nam trong nước (9)
      • 2.1.3. Đầu tư ra nước ngoài (10)
    • 2.2. Hiệu quả đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam (12)
    • 2.3. Các rủi ro của doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài và chính sách khắc phục (14)
    • 2.5. Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài (21)
    • 2.6. Điểm sáng kinh tế Việt Nam (26)
    • 2.7. Giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam (30)
      • 2.7.1. Phát triển thị trường vốn, bất động sản (30)
      • 2.7.2. Đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, đa dạng hoá chuỗi cung ứng (31)
  • PHẦN III: KẾT LUẬN (32)

Nội dung

Căn cứ theo Tổng cục thống kê Việt Nam về thông cáo báo chí về tình hìnhkinh tế – xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2023 được đăng tải trên Cổng thông tinđiện tử có đề cập về tình hình ki

NỘI DUNG

Những thành tựu về kinh tế của Việt Nam

2.1.1 Quá trình chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam

Trong suốt quá trình chuyển mình từ một nền kinh tế lạc hậu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể

Cụ thể: Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao Sau giai đoạn đầu đổi mới (1986 -

1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% Giai đoạn 1996 -

2000, tốc độ tăng GDP đạt 7% Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, với sự điều hành quyết liệt và quyết tâm cao của Chính phủ, Việt Nam đã từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, biểu hiện ở việc tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức 6,8%, đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5% đến 7% của kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng gần 3%, là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương trong khu vực và trên thế giới Quy mô nền kinh tế được mở rộng đáng kể, GDP đạt khoảng 262 tỷ USD vào năm 2019, tăng 18 lần so với năm đầu đổi mới, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2.800 USD/người và thuộc các nước có mức thu nhập trung bình trên thế giới Chất lượng tăng trưởng được nâng cao, năng suất lao động tăng từ 4,3%/năm giai đoạn 2011 -

2015 lên 5,8%/năm giai đoạn 2016 - 2020, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt khoảng 45,2% (mục tiêu đề ra là 30 đến 35%).

Kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ ổn định, các thị trường vận hành thông suốt tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tập trung sản xuất, kinh doanh Tỷ lệ lạm phát dần được kiểm soát từ mức ba chữ số những năm đầu của thời kỳ đổi mới xuống mức mục tiêu 4% trong suốt giai đoạn 2016 - 2020 Các thị trường vốn và tiền tệ có bước phát triển mạnh mẽ, hoạt động thông suốt và dần ổn định hơn Tín dụng tăng trưởng tốt, là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh Thị trường ngoại tệ được quản lý linh hoạt, tình trạng đô-la hóa giảm dần qua các năm, quỹ dự trữ ngoại hối tăng cao, niềm tin của người dân vào đồng nội tệ được củng cố vững chắc

Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực và phù hợp hơn với mô hình tăng trưởng kinh tế Nền kinh tế dịch chuyển theo hướng hiện đại, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, trở thành động lực tăng trưởng chính, trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống Không chỉ cơ cấu kinh tế thay đổi mà cơ cấu nội ngành cũng dịch chuyển phù hợp trình độ phát triển của nền kinh tế

Nhiều động lực tăng trưởng mới được xây dựng bên cạnh khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, số doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh cả về số lượng và vốn đăng ký, làn sóng khởi nghiệp sáng tạo lan tỏa rộng với nhiều mô hình kinh doanh độc đáo, có hiệu quả Nguồn nhân lực có kỹ năng, được đào tạo bài bản, có khả năng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh được chú trọng phát triển, tạo tiềm lực phát triển kinh tế hiện đại trên nền tảng khoa học - công nghệ Hệ thống hạ tầng quốc gia được tập trung nguồn lực xây dựng một cách đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị lớn Bộ máy Chính phủ thực hiện tốt vai trò Chính phủ kiến tạo, nỗ lực xóa bỏ nhiều thủ tục hành chính rườm rà, tạo ra môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi để tập trung, chuyển hóa nguồn lực từ tất cả các thành phần kinh tế vào phát triển kinh tế - xã hội

2.1.2 Kinh tế Việt Nam trong nước

Tiêu dùng nội địa và đầu tư tiếp tục trở thành hai trụ cột quan trọng của nền kinh tế Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong nước tăng liên tục, riêng giai đoạn 2011 - 2019 tăng trung bình khoảng 12,8% Với sự phát triển của khoa học - công nghệ, thị trường bán lẻ thay đổi dần từ kênh bán hàng truyền thống sang kênh bán hàng hiện đại, các doanh nghiệp linh hoạt thích ứng sự thay đổi về hành vi mua sắm và thị hiếu của người tiêu dùng, trong đó hình thức mua sắm trực tuyến ngày càng được ưa chuộng Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh, đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh và chất lượng, hiệu quả được cải thiện. Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011 - 2020 đạt gần 15 triệu tỷ đồng, tăng bình quân 10,6%/năm Vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ đạt 20,8% tổng đầu tư xã hội, tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh từ 36% năm 2010 lên 46% năm 2020. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân đã tham gia đầu tư, hoàn thành nhiều công trình có ý nghĩa to lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh với nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao, đem lại nhiều cơ hội hợp tác sản xuất, kinh doanh và chuyển giao công nghệ cho khu vực kinh tế trong nước

Môi trường kinh doanh trong nước được cải thiện, năng lực cạnh tranh quốc gia được nâng cao Quyền tự do, bình đẳng trong kinh doanh, tiếp cận cơ hội kinh doanh được cải thiện Chính phủ tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh và danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện Vị trí xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu của Việt Nam tăng từ hạng 88 năm 2010 lên hạng 70 năm 2019 Môi trường cạnh tranh trong nước từng bước được cải thiện, pháp luật về tố tụng cạnh tranh cũng có những bước tiến, tạo tiền đề giải quyết cho nhiều vụ việc Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 (The Global Competitiveness Report 2019), thì năm 2019, Việt Nam đứng vị trí thứ 67 trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng, tăng 10 bậc so với năm trước, ở vị trí 77 trong số 135 với hầu hết các chỉ số được cải thiện

2.1.3 Đầu tư ra nước ngoài

Trong tiến trình phát triển, vươn ra thị trường nước ngoài để cạnh tranh, chinh phục, tìm kiếm doanh thu là chiến lược phát triển mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần hướng tới Thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt “hướng ngoại”, khi mà dòng vốn đầu tư ra nước ngoài liên tục tăng trưởng.

Thống kê mới nhất cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 17 dự án mới và không thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư đối với các dự án hiện hữu Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt hơn 25 triệu USD, bằng 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái Hiện, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 8 ngành, lĩnh vực ở 11 quốc gia, vùng lãnh thổ Trong đó, vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào các ngành bán buôn, bán lẻ (chiếm 39,4%); hoạt động kinh doanh bất động sản (chiếm 21,5%); xây dựng (chiếm 20%) Các nước thu hút đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Mỹ chiếm 26,6% tổng vốn đầu tư; New Zealand chiếm 23,5%; Đức chiếm 21,5%; tiếp đến là Lào, Trung Quốc… Đánh giá về tình hình đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, TS Phan Hữu Thắng - nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Công thương) cho biết, đầu tư làm ăn ở nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp Việt nhanh chóng mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, khai thác tài sản chiến lược, tăng hội nhập sâu rộng Đồng thời qua đó, các doanh nghiệp cũng trực tiếp tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quản lý, công nghệ tiên tiến của nước ngoài… nhằm giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong một thế giới hội nhập.

Trước đây đầu tư ra nước ngoài chủ yếu là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước với các dự án có quy mô vốn lớn Tuy nhiên, đến nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đặt chân đầu tư và thành công tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, đơn cử như: Tập đoàn Viettel, FPT, Vinamilk, NutiFood… Điều đáng tự hào là, viễn thông và công nghệ số là một trong những lĩnh vực Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đem lại thành công vang dội Trong đó không thể không nhắc đến cái tên Viettel và FPT vươn ra biển lớn, đưa trí tuệ Việt Nam quảng bá ra thế giới; mang sản phẩm dịch vụ Make in Vietnam ra nước ngoài và thu ngoại tệ về cho đất nước, góp phần vào cán cân thanh toán quốc gia, ổn định tiền tệ quốc gia.

Trong thời gian tới, nước ta xác định, khu vực Đông Nam Á, Mỹ và châu Âu là những thị trường mà các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam ưu tiên lựa chọn Chia sẻ về câu chuyện này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng từng nhấn mạnh, tiến ra thị trường nước ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhưng đầy vinh quang để doanh nghiệp thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Nhận diện khó khăn, rủi ro để vượt qua

Vươn mình ra nước ngoài, doanh nghiệp Việt đón nhận nhiều cơ hội lớn, song cũng không ít thách thức và rủi ro, bởi mỗi nước đều có những thể chế chính trị, chính sách kinh tế, phong tục tập quán, văn hóa, ngôn ngữ khác nhau Đó là còn chưa kể đến những rủi ro đến từ vận tải, tỷ giá… và đặc biệt, năng lực đầu tư của đa số doanh nghiệp Việt chưa cao Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần có sự chuẩn bị tốt, cùng với sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi từ phía Nhà nước.

Theo các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững ở nước ngoài thì bản thân họ cần có định hướng hoạt động kinh doanh lâu dài, tạo dựng được thương hiệu và uy tín Bên cạnh đó, các bộ ngành chức năng cần hướng đến một tầm nhìn dài hạn về đầu tư quốc tế, từ đó tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích cụ thể về quốc gia nhận đầu tư, từ hệ thống pháp luật, chính sách đến thông lệ đầu tư quốc tế… để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.

“Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều bất ổn và suy giảm,

“sức khỏe” nền kinh tế có hạn và kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài đang dần được tích lũy, nên chúng ta phải đi từng bước phù hợp với trình độ và điều kiện phát triển của nền kinh tế Việt Nam, cũng như mối quan hệ quốc tế và vị thế của Việt Nam trên thế giới ở từng giai đoạn” - TS Phan Hữu Thắng nhấn mạnh. Ở một khía cạnh khác, nhiều chuyên gia kinh tế cũng đánh giá, một trong những điểm hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam là sự liên kết với nhau trên địa bàn đầu tư ở thị trường nước ngoài còn khá lỏng lẻo, chưa có mối liên kết chặt chẽ Vì vậy, doanh nghiệp và cơ quan chức năng cần phải tạo dựng một mối liên kết chặt chẽ hơn để có thể chia sẻ với nhau về tình hình mới, các biến cố mới, để cùng nhau bàn bạc và cùng nhau vượt qua các khó khăn, thách thức để hái được quả ngọt trong quá trinh đầu tư ra nước ngoài.

Hiệu quả đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã có hơn 1.660 dự án đầu tư ra nước ngoài tại 79 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực mà ViệtNam có thế mạnh như: viễn thông, khai khoáng, nông lâm nghiệp và thủy sản,… với tổng số vốn đạt 22,1 tỷ USD Lào, Campuchia và Myanmar là những quốc gia đứng đầu với tổng vốn đầu tư chiếm gần 40% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.

Theo đánh giá của Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc các doanh nghiệp Việt tăng cường đầu tư ra nước ngoài đã giúp khẳng định được uy tín, vị trí, vai trò của Việt Nam là khu vực kinh tế năng động, có đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng, phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, thúc đẩy chuyển đổi cơ bản nền kinh tế. Điều này cũng khẳng định khả năng kinh doanh, quản trị, tầm nhìn và chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam trong đầu tư các dự án ở nước ngoài Sự khởi sắc của hoạt động đầu tư ra nước ngoài thời gian qua là nhờ chuẩn hóa thủ tục đầu tư và hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp bối cảnh mới của cơ quan quản lý, tạo sự thông thoáng, tăng cường hiệu lực quản lý với các dự án ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Trong 11 tháng năm 2023, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt hơn 395 triệu USD, bằng 83,3% so với cùng kỳ năm 2022.

- Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài 11 tháng giảm hơn so với 10 tháng (424,34 triệuUSD) do trong tháng 11 có dự án đầu tư của Việtnam Airlines điều chỉnh giảm vốn đầu tư 35 triệu USD Trong đó, có 117 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 257,28 triệu USD (bằng 65% so với cùng kỳ); có 24 lượt dự án điều chỉnh với tổng vốn đầu tư tăng thêm gần 137,75 triệu USD (tăng 75,9 so với cùng kỳ).

- Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 15 ngành Trong đó, bán buôn, bán lẻ dẫn đầu với 40 dự án đầu tư mới và 07 lượt điều chỉnh vốn, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 153,65 triệu USD, chiếm 38,9% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài Ngành thông tin truyền thông đứng thứ hai với hơn 120,4 triệu USD, chiếm 30,5%; tiếp theo là các ngành sản xuất, phân phối điện, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp chế biến chế tạo;…

- Có 26 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 11 tháng năm 2023. Dẫn đầu là Ca-na-đa với 01 dự án đầu tư mới và 02 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 150,3 triệu USD, chiếm 38% tổng vốn đầu tư Tiếp theo lần lượt là Xinh-ga-po, Lào, Cu-ba,…

- Lũy kế đến ngày 20/11/2023 Việt Nam đã có 1.694 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam gần 22,1 tỷ USD Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,6%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,5%) Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,8%); Cam-pu-chia (13,2%); Vê-nê-xuê-la (8,3%).

Các rủi ro của doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài và chính sách khắc phục

Bên cạnh những doanh nghiệp thành công trong hành trình “vươn ra biển lớn” như Viettel, TH, FPT hay Vinamilk… vẫn còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ quốc tế, thậm chí vì nhiều lý do, có doanh nghiệp phải giải thể hoặc tạm dừng hoạt động…

Mytel, một trong những dự án thành công của doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài

Nhìn lại chặng đường gần một phần tư thế kỷ “vươn ra biển lớn” của các doanh nghiệp Việt Nam tại buổi ra mắt cuốn sách “Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar” ngày 31/5, TS.Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Chủ tịch HĐTV Viện Nghiên cứu đầu tư quốc tế ISC đồng thời cũng là Chủ tịch Hội đồng biên soạn cuốn sách cho rằng đến lúc phải nghiên cứu sâu hơn về đầu tư ra nước ngoài (OFDI) của Việt Nam với mục tiêu cùng đạt hiệu quả trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và đẩy mạnh đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

“Đây là nhiệm vụ kép mà Việt Nam cần đạt được khi tiến hành hoạt động đầu tư quốc tế, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều bất ổn, phức tạp”, ông Thắng nhận định.

VỐN ĐẦU TƯ BÙNG NỔ RỒI CHỮNG LẠI

Nhiều năm qua, cùng với việc đẩy mạnh thu hút FDI, Việt Nam cũng đã cho phép các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, khai thác tài sản chiến lược, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến của nước ngoài, mở rộng quan hệ cộng đồng, ngoại giao nhân dân…,góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và sự phát triển của doanh nghiệp Viêt Nam nói riêng; đồng thời, giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng,hiệu quả vào nền kinh tế thế giới, chung tay với bạn bè quốc tế xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vượng.

Trong giai đoạn 1999-2004, hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài bắt đầu khởi động Nghị định số 22/1999/NĐ-CP được ban hành đã tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp triển khai dự án OFDI Có 42 dự án OFDI được cấp giấy phép trong giai đoạn này đang còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký (kể cả điều chỉnh tăng vốn) đạt 1,34 tỷ USD, chiếm gần 6,2% tổng vốn OFDI của Việt Nam (lũy kế đến hết năm 2022).

Giai đoạn 2005-2010 là giai đoạn bùng nổ đầu tư ra nước ngoài, sau khi Luật Đầu tư 2005 được thông qua và Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam được ban hành Trong giai đoạn này có 341 dự án đang còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký gần 10,1 tỷ USD, chiếm 46,5% tổng vốn OFDI của Việt Nam

Tiếp đó, trong giai đoạn 2010-2016, OFDI tiếp tục duy trì ở mức cao, với 512 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đăng ký tính tới hết năm 2022 đạt hơn 7,5 tỷ USD, chiếm 34,7% tổng vốn OFDI của Việt Nam.

Còn trong giai đoạn từ 2017-2022, đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam có xu hướng suy giảm, mặc dù số dự án OFDI tăng cao so với giai đoạn trước nhưng số vốn đăng ký chỉ đạt 2,73 tỷ USD, chiếm 12,6% tổng vốn OFDI của Việt Nam.

Tính đến hết năm 2022, Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 21,7 tỷ USD, với 1604 dự án, thấp hơn đáng kể so với 438,7 tỷ USD vốn FDI qua 36.278 dự án. Đánh giá về chặng đường 24 năm kể từ khi Nghị định 22/1999/NĐ-CP quy định về đầu ra ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, Đại sứ Chu Công Phùng, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Myanmar cho rằng, vốn OFDI của Việt Nam còn nhỏ bé so với các nước trong khu vực và chưa tương xứng với quy mô và trình độ phát triển của nền kinh tế.

Còn theo TS.Phan Hữu Thắng cho rằng có thể nhận thấy sự cẩn trọng của một quốc gia đang phát triển, cố gắng hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới, nhưng vẫn còn e ngại về quy mô nền kinh tế và trình độ phát triển của mình.

Sự quá thận trọng trong việc điều chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách và những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã làm giảm đi khát vọng “vươn ra biển lớn” của các doanh nghiệp Việt để phát triển thành doanh nghiệp toàn cầu, làm chậm lại quá trình phát triển và làm giảm hiệu quả của đầu tư ra nước ngoài. ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH THEO HƯỚNG THÍCH HỢP

Tuy đã đạt được những thành công bước đầu khi một số các tập đoàn, doanh nghiệp của Việt Nam tạo được ấn tượng trên thị trường quốc tế, mang được lợi nhuận về nước, gây dựng được thương hiệu ở nước ngoài (như Viettel, TH, FPT, KN, Vinamilk, NutiFood…) song theo ông Phan Hữu Thắng, vẫn còn nhiều doanh nghiệp, vì nhiều lý do, đã phải giải thể hoặc tạm dừng hoạt động.

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức với những hạn chế cần sớm khắc phục Trong đó, hầu hết doanh nghiệp đều gặp phải vấn đề pháp lý khi đầu tư tại nước sở tại, dẫn đến các tranh chấp ngoài mong muốn; thời gian hoàn thiện thủ tục để có được giấy phép đầu tư ra nước ngoài còn kéo dài; chênh lệch về trình độ, kỹ năng của lao động tại nước sở tại tạo ra sự phức tạp nhất định, gây vướng mắc và khó khăn trong quá trình sản xuất, triển khai công việc kinh doanh.

Bên cạnh đó, một nhược điểm cố hữu của doanh nghiệp Việt Nam là hoạt động còn mang tính tự phát, thiếu sự liên kết, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động đầu tư, kinh doanh trên cùng một địa bàn.

Chính vì vậy, để phát huy hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, hạn chế rủi ro, trước hết, doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở pháp lý, phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại. Đồng thời, doanh nghiệp phải có nguồn thông tin tốt, chủ động phòng ngừa những tranh chấp, tăng cường liên kết, chia sẻ thông tin với nhau Các bên liên quan cần đẩy nhanh tiến độ thẩm định cấp phép cho các dự án đầu tư ra nước ngoài, giảm thủ tục hành chính, điều chỉnh lại thủ tục xin phép đầu tư, nhất là nâng cao vai trò của các đại sứ và tham tán thương mại tại nước ngoài, xác định đây là cầu nối giữa doanh nghiệp Việt Nam với nước sở tại.

Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài

Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tính tới 20/12/2023, ước tính đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước, tăng nhẹ 0,6 điểm phần trăm so với 11 tháng năm

2023 Xuất khẩu (kể cả dầu thô) của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt gần 258,8 tỷ USD, giảm 6,2% so với năm trước, chiếm 73,1% kim ngạch xuất khẩu Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt hơn 256,9 tỷ USD, giảm 6,1%, chiếm 72,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt hơn 210 tỷ USD, giảm 9,9% so với năm trước và chiếm 64,2% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm trong năm 2023, khu vực đầu tư nước ngoài vẫn xuất siêu gần 48,8 tỷ USD kể cả dầu thô và gần 46,9 tỷ USD không kể dầu thô Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 21,9 tỷ USD.

Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài hơn 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm trước.

Ngoài vốn đầu tư điều chỉnh giảm thì vốn đầu tư mới và góp vốn mua cổ phần tăng mạnh hơn so với năm trước Cụ thể: Đầu tư mới : Có 3.188 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng

56,6% so với năm trước), tổng vốn đăng ký đạt gần 20,19 tỷ USD (tăng 62,2% so với năm trước). Điều chỉnh vốn: Có 1.262 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 14% so với năm trước), tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 7,88 tỷ USD (giảm 22,1% so với năm trước).

Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp: Có 3.451 giao dịch GVMCP của nhà đầu tư nước ngoài (giảm 3,2% so với năm trước), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 8,5 tỷ USD (tăng 65,7% so với năm trước).

Vốn đầu tư nước ngoài 2019 - 2023

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 23,5 tỷ USD, chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 39,9% so với năm trước Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với năm trước Các ngành sản xuất, phân phối điện; tài chính ngân hàng xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 2,37 tỷ USD (tăng 4,9%) và gần 1,56 tỷ USD (gấp gần 27 lần). Còn lại là các ngành khác.

Xét về số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến chế tạo cũng là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 33,7%) và điều chỉnh vốn (chiếm 54,8%) Bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số giao dịch góp vốn mua cổ phần (chiếm 41,5%). Đầu tư nước ngoài năm 2023 theo ngành kinh tế

Trong năm 2023, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Xin-ga-po dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,8 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 5,4% so với năm trước; Nhật Bản đứng thứ hai với gần 6,57 tỷ USD, chiếm hơn 17,9% tổng vốn đầu tư, tăng 37,3% so với năm trước. Đặc khu hành chính Hồng Kông đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,68 tỷ USD, chiếm gần 12,8% tổng vốn đầu tư, gấp 2,1 lần so với năm trước Tiếp theo là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,…

Xét về số dự án, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 22,2%) HànQuốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 25,9%) và góp vốn mua cổ phần(chiếm 27,8%). Đầu tư nước ngoài năm 2023 theo đối tác

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 56 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2023 TP Hồ Chí Minh dẫn đầu về vốn đầu tư thu hút được với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 5,85 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 48,5% so với năm trước năm 2022 Hải Phòng xếp thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,26 tỷ USD, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng 66,2% so với năm trước. Tiếp theo lần lượt là Quảng Ninh đạt 3,11 tỷ USD, chiếm 8,5% và tăng 31,3% Bắc Giang đạt 3,01 tỷ USD, chiếm 8,2%, tăng 148,3%…

Nếu xét về số dự án, TP Hồ Chí Minh là địa bàn dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (37,7%), số lượt dự án điều chỉnh (23,5%) và góp vốn mua cổ phần (67,1%). Đầu tư nước ngoài năm 2023 phân theo địa phương

– Vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài tăng 3,5 % so với năm trước là kết quả của sự đồng hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong việc chủ động tiếp cận, nắm bắt, tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản pháp lý đang cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp đã giúp doanh nghiệp ổn định và cải thiện sản xuất kinh doanh.

– Tổng vốn đầu tư đăng ký tăng mạnh và đạt mức tăng cao nhất kể từ đầu năm, tăng 32,1% so với năm trước và tăng 17,3 điểm phần trăm so với 11 tháng Vốn đầu tư mới tăng mạnh cả về vốn đầu tư (tăng 62,2%) cũng như số dự án đầu tư mới (tăng 56,6%), tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài(cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư,…) như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai Riêng 10 địa phương này đã chiếm tới 78,6% số dự án mới và 74,4% số vốn của cả nước trong năm 2023.

– Vốn đầu tư điều chỉnh dù vẫn giảm so với năm trước song mức giảm đã được cải thiện hơn Dù giảm về vốn, song số dự án điều chỉnh vốn vẫn duy trì mức tăng so với năm trước (tăng 14%) khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của Việt Nam và tiếp tục đưa ra các quyết định mở rộng dự án hiện hữu.

– Các nhà đầu tư đến từ Châu Á, các đối tác đầu tư truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn về tổng vốn đầu tư (Xin-ga-po, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan) Riêng 6 đối tác này đã chiếm hơn 81,4% tổng vốn đầu tư của cả nước trong năm 2023.

Điểm sáng kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế vẫn duy trì được động lực tăng trưởng và Việt Nam luôn được nhiều tổ chức kinh tế, tài chính-tiền tệ và xếp hạng quốc tế đưa vào nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và toàn cầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định: Việt Nam là một điểm sáng "trong bức tranh xám màu" của kinh tế toàn cầu Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt 2,56%, trong khi nhiều nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng âm; tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 8,02%, cao hơn nhiều so với kế hoạch 6-6,5%, và là mức tăng cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới Tăng trưởng GDP trong quý I năm 2023 tuy chỉ đạt 3,2% so với cùng kỳ, nhưng theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, cả năm Việt Nam vẫn có thể đạt từ

Hệ số tín nhiệm quốc gia và vị thế quốc tế luôn được cải thiện Các cân đối và chỉ số tài chính -tiền tệ vĩ mô vẫn cơ bản ổn định; nợ công, nợ xấu được kiểm soát và lạm phát hằng năm được duy trì theo mục tiêu đề ra là dưới 4%

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2022 tăng 11,2% so với năm trước, phản ánh đà phục hồi mạnh mẽ của hoạt động sản xuất kinh doanh. Cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục được mở rộng và nỗ lực thích ứng linh hoạt, phản ứng nhanh nhạy với các biến động và đòi hỏi của thị trường (bình quân một tháng năm 2021, cả nước có 13.300 doanh nghiệp tham gia vào thị trường và gần 10.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường Con số tương ứng của năm 2022 là 17.400 và 11.900 doanh nghiệp, còn của nửa đầu năm 2023 là 19.000 doanh nghiệp và 16.700 doanh nghiệp) Đồng thời, quá trình chuyển đổi số và bùng nổ kinh tế số ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ cả về tốc độ và phạm vi, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tìm những hướng đi mới và hoạt động hiệu quả hơn…

Xuất khẩu của Việt Nam năm 2022 nổi lên như điểm sáng cả về kim ngạch, mức xuất siêu, cơ cấu hàng xuất và sự phục hồi thị trường so với năm 2021: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt trên 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 10,6%; nhập khẩu tăng 8,4% Xuất siêu hàng hoá 11,2 tỷ USD; lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể đạt mức 11 tỷ USD, về đích trước hẹn so với mục tiêu Chính phủ đặt ra là đạt 10 tỷ USD vào năm 2025.

Lượng khách quốc tế và nội địa liên tục tăng tạo động lực mạnh mẽ cho sự phục hồi du lịch như điểm sáng hàng đầu trong các ngành kinh tế Việt Nam suốt hành trình nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng (khách quốc tế năm 2022 vào Việt Nam đạt 3.661.200 lượt người, gấp 23,3 lần so với năm 2021)

Tỉ lệ nghèo tiếp cận đa chiều ước khoảng 3,6%, giảm 0,8 điểm phần trăm so với năm 2021.

Cả nước có 5.869/8.225 xã (chiếm 71,4%) đạt chuẩn nông thôn mới; 937 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 110 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; bình quân cả nước đạt 17,1 tiêu chí/xã; 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 39,6% số huyện cả nước) và 18 tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới Cả nước đã có gần 7.500 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên được thị trường đón nhận tích cực, giúp mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân Đặc biệt, không chỉ trở thành điểm sáng khu vực và thế giới về kiểm soát dịch bệnh và tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo đói, Việt Nam còn ghi nhận nhiều điểm sáng khác trong xếp hạng quốc tế:

Năm 2021, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm gồm Moody's, Standard & Poor's và Fitch đồng loạt nâng cấp độ triển vọng từ "Ổn định" lên "Tích cực" kể từ khi đại dịch bùng phát Việt Nam tiếp tục được World Travel Awards (Giải thưởng du lịch thế giới) vinh danh là Điểm đến hàng đầu châu Á, giống như năm 2018 và 2019; đồng thời, được vinh danh là Điểm đến du lịch bền vững hàng đầu châu Á; Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) được vinh danh là Điểm tham quan hàng đầu châu Á; TP Hội An (Quảng Nam) là Điểm đến đô thị văn hóa hàng đầu châu Á và Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) được vinh danh Công viên quốc gia hàng đầu châu Á.

Năm 2022, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư của ASEAN và thứ 40 của thế giới, quy mô thương mại quốc tế nằm trong TOP 20 của thế giới, là một trong những nền kinh tế được đánh giá là năng động và có độ mở cao nhất thế giới

Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Việt Nam thuộc nhóm quốc gia đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua (tăng 20 bậc), xếp vị trí 48/132 quốc gia về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) dù giảm 4 bậc so với năm 2021 và xếp vị trí thứ 3 khu vực Đông Nam Á Việt Nam dẫn đầu thế giới về nhập khẩu công nghệ cao; xếp hạng về đầu ra thứ 35 so với thứ 38 năm 2021), thuộc nhóm các kinh tế thu nhập trung bình có tốc độ tăng trưởng hiệu suất đổi mới nhanh nhất

Chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) của Việt Nam xếp hạng 55 toàn cầu và xếp thứ 6/10 trong ASEAN, tăng 7 bậc so với với năm 2021 theo xếp hạng trên thế giới là 62/160 theo báo cáo "Chỉ số sẵn sàng AI của Chính phủ (Government AI Readiness Index) năm 2022" do Oxford Insights (Vương quốc Anh) thực hiện; xếp hạng này dựa theo 39 chỉ số trên ba trụ cột (chính phủ, trình độ công nghệ, hạ tầng và dữ liệu) với 10 khía cạnh thuộc nhóm cơ sở hạ tầng, tính sẵn sàng của dữ liệu, tính đại diện của dữ liệu, nguồn nhân lực, năng lực đổi mới, quy mô, khả năng thích ứng, năng lực kỹ thuật số, quản trị và đạo đức, tầm nhìn

Việt Nam còn được xếp thứ 30 trong bảng xếp hạng các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới 2022 của tạp chí Mỹ US News & World Report (US News), với GDP được ước tính là 363 tỷ USD, GDP bình quân đầu người 11.553 USD; Bảng xếp hạng dựa trên điểm trung bình được tính từ 5 yếu tố liên quan đến quyền lực của một quốc gia: Sự lãnh đạo, có ảnh hưởng kinh tế, có ảnh hưởng chính trị, liên minh quốc tế mạnh và quân đội mạnh

Năm 2023, "Chỉ số hạnh phúc toàn cầu" của Việt Nam tăng 12 bậc trong xếp hạng của Liên Hợp Quốc

Những thành quả trên là hội tụ sự nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, sự đoàn kết và ủng hộ của người dân, đặc biệt là từ việc chuyển hướng chiến lược từ "zero COVID" sang mở cửa, phục hồi kinh tế hiệu quả và bám sát các nguyên tắc nền tảng xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, nổi bật là xây dựng nền dân chủ, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, đối tác tin cậy, trách nhiệm vì mục tiêu hòa bình, hợp tác, phát triển; hướng đến con người, lấy con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực và mục tiêu của phát triển…

Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất thế giới giai đoạn 2019-2022 (tăng 74%),năm 2022 đạt 431 tỷ USD, xếp thứ 32 trong nhóm 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới Cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín là Moody's, S&P và Fitch đều duy trì, nâng bậc xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam (Moody's nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, triển vọng "ổn định"; S&P nâng từ mức BB lên BB+, triển vọng "ổn định"; Fitch duy trì ở mức BB với triển vọng "tích cực") IMF nhận định Việt Nam là một điểm sáng trong "bức tranh xám màu" của kinh tế toàn cầu

Những kết quả phát triển kinh tế-xã hội đạt được trong nửa nhiệm kỳ vừa qua là rất đáng trân trọng Cần nhấn mạnh rằng, đằng sau sự thành công của ngoại giao vaccine nói riêng và chiến lược vaccine nói chung là thông điệp và bài học về sự nỗ lực vì mục tiêu bảo vệ tính mạng và sức khỏe nhân dân cần dựa trên sự đoàn kết,thống nhất, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, nhân dân và doanh nghiệp; sự bình tĩnh, sáng suốt, kiên trì, kiên định chủ trương, đường lối, phương pháp, cách làm phải linh hoạt và xuất phát từ tình hình thực tiễn; sự kết hợp hài hoà giữa vận động cấp cao với công tác tham mưu, tư vấn, vận động, tạo điều kiện và sự đeo bám, thúc đẩy quan hệ của các cơ quan và cán bộ đại diện ngoại giao các cấp trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn hiện nay.

Giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam

2.7.1 Phát triển thị trường vốn, bất động sản Đối với thị trường vốn

Một là, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho thị trường vốn bao gồm cả thị trường ngân hàng, theo hướng tăng cường minh bạch, phát triển ổn định và bền vững tạo điều kiện đẩy mạnh xu hướng chuyển đổi số trên thị trường vốn và ngân hàng; nâng cao sức canh tranh và chất lượng của các định chế trung gian thị trường;

Hai là, đẩy mạnh vai trò nhà nước trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công để hướng đầu tư tư nhân vào các mục tiêu phát triển phục hồi kinh tế, phát triển xanh đáp ứng các cam kết về giảm phát thải;

Ba là, tích cực triển khai các giải pháp để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán

Việt Nam trong đó chú trọng các giải pháp đa dạng hóa sản phẩm thông qua thúc đẩy cổ phần hóa và tăng cường tính minh bạch trong quản lý, quản trị doanh nghiệp;

Bốn là, tích cực triển khai lộ trình xây dựng và phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế, hình thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế;

Năm là, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng nhằm tăng cường kênh dẫn vốn từ hệ thống ngân hàng thương mại trong đó xây dựng cơ chế quản lý thử nghiệm cho ngân hàng, tạo môi trường thử nghiệm có điều kiện Sanbox; Xây dựng Trung tâm Quản lý và khai thác dữ liệu tập trung của hệ thống Ngân hàng; Đầu tư phát triển nguồn nhân lực số phục vụ quá trình chuyển đổi số. Đối với thị trường bất động sản

Một là, cần đẩy mạnh các chính sách thúc đẩy tính minh bạch trên thị trường bất động sản Loại bỏ những quy định mâu thuẫn chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bất động sản như đất đai, xây dựng, nhà ở…; Tạo điều kiện và đảm bảo quyền tiếp cận nguồn lực đất đai công bằng giữa các nhà phát triển bất động sản; Phát huy vai trò của “Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh”, nhất là ở các thành phố lớn, tập trung đông dân cư thành một công cụ điều tiết hữu hiệu theo cơ chế thị trường.

Hai là, nguồn vốn cho thị trường bất động sản cần đa dạng hóa thông qua các kênh như phát hành trái phiếu doanh nghiệp, hợp đồng góp vốn, cân nhắc mở rộng các hình thức mới như phát triển quỹ đầu tư bất động sản, quỹ tín thác, quỹ hưu trí, hoạt động M&A…

Ba là, có cơ chế chính sách điều tiết đảm bảo đáp ứng nhu cầu cơ bản về nhà ở của người dân như chương trình phát triển nhà ở xã hội; Hỗ trợ xây dựng nhà ở giá rẻ; Có chính sách hỗ trợ người có thu nhập trung bình có thể tiếp cận cơ hội sở hữu nhà ở.

Bốn là, đẩy mạnh quá trình hình thành và từng bước hiện đại hóa, số hóa hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đến từng thửa đất; Xây dựng hệ thống thông tin đăng ký đất đai đầy đủ, khoa học, đảm bảo công khai, minh bạch và dễ dàng tiếp cận đối với mọi đối tượng.

2.7.2 Đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, đa dạng hoá chuỗi cung ứng

Một là, thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa các thành phần kinh tế;

Hai là, có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các dự án đầu tư có công nghệ cao, khuyến khích chuyển giao công nghệ và thúc đẩy lan toả rộng rãi công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại;

Ba là, các chính sách nhà nước về khuyến khích và hỗ trợ chuyển đổi số, phát triển công nghệ số cần trung tính không phân biệt thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều tiếp cận như nhau với các chính sách của nhà nước; phát triển ưu tiên hạ tầng số, dữ liệu chủ trong các cơ sở dữ liệu có độ chính xác cao làm dữ liệu gốc.

Bốn là, phân bổ hợp lý nguồn lực cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh; Nâng cao năng lực và tính chủ động của các địa phương, tăng cường liên kết giữa các địa phương, các vùng; Hỗ trợ nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong doanh nghiệp công nghiệp hướng đến mô hình nhà máy thông minh; tăng cường liên kết khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa doanh nghiệp trong nước với khu vực FDI và thị trường toàn cầu.

Ngày đăng: 24/10/2024, 17:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w