Mục tiêu nghiên cứu Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nước ta đang trong giai đoạn phát triển kinh tế trong nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, cuộc cải cách cơ bản tài chính nhà nư
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 2Nhóm 6 gồm các thành viên:
1 Trần Hoàng Hà (nhóm trưởng)
MSV: 21051142
Tỷ lệ hoàn thành công việc: 100%
2 Đinh Hải Trang
MSV: 21050102
Tỷ lệ hoàn thành công việc: 100%
3 Nguyễn Thị Mai Sương
Tỷ lệ hoàn thành công việc: 100%
Đánh giá làm việc nhóm: Tất cả thành viên trong nhóm đều tham gia đóng góp trong bài
thuyết trình và tiểu luận Các bạn đều hoàn thành phần việc của mình đúng hạn và có trách nhiệm
Trang 3Lời cảm ơn:
Lời đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Trương Thu Hà Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Kinh tế công cộng, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tâm huyết và tận tình của cô Cô đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành bài tiểu luận giữa kỳ
về đề tài: Tác động của những cải cách quản lý tài chính công đối với nền kinh tế Việt Nam Mặc dù đã dành nhiều thời gian và nỗ lực để hoàn thành bài nhưng trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót Do đó, em kính mong nhận được những lời góp
ý của cô để bài tiểu luận của nhóm 6 càng hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 4Mục lục
I Giới thiệu 5
1 Tính cấp thiết 5
2 Mục tiêu nghiên cứu 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4 Ý nghĩa của nghiên cứu 7
II Tổng quan nghiên cứu 7
1 Tổng quan khái niệm 7
2 Tổng quan tài liệu 8
III Phương pháp thực hiện 10
IV Kết quả nghiên cứu và thảo luận 10
1 Những cải cách trong quản lý tài chính công 11
1.1 Giai đoạn 2011 - 2020 11
1.1.1 Về huy động nguồn lực công 12
1.1.2 Về phân bổ, sử dụng nguồn lực công 12
1.1.3 Về cơ cấu lại nợ công, đảm bảo an ninh, an toàn nền tài chính công 14
1.1.4 Về chính sách tiền lương và chính sách xã hội 14
1.1.5 Về đổi mới cơ chế đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công 15
1.1.6 Về đẩy mạnh xã hội hóa, hoàn thiện thể chế và tăng cường các biện pháp khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công tư 16
1.1.7 Về đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước 17
1.1.8 Công tác xây dựng thể chế cho việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 18
1.2 Giai đoạn 2020 - 2030 19
2 Những tác động cải cách quản lý công đối với nền kinh tế Việt Nam 25
V Kết luận và kiến nghị 27
VI Tài liệu tham khảo 29
Trang 5I Giới thiệu
1 Tính cấp thiết
Tài chính công gắn liền với hoạt động của nhà nước Nó vừa là nguồn lực để nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình, vừa là công cụ để thực hiện các dịch vụ công, chi phối, điều chỉnh các mặt hoạt động khác của đất nước Trong tiến trình đổi mới, thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia, Đảng và nhà nước ta coi đổi mới quản lý tài chính công là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu
Tình hình tài chính công của Việt Nam hiện nay đang gặp phải nhiều thách thức, trong đó
có tình trạng thiếu hụt ngân sách và nợ công tăng cao Điều này đặt ra nhiều thách thức cho quản lý tài chính công, đòi hỏi sự cải cách và tối ưu hóa quản lý ngân sách nhà nước Việc quản lý tài chính công hiệu quả không chỉ giúp tăng cường khả năng thu ngân sách, mà còn giúp đẩy mạnh đầu tư công, cải thiện chất lượng dịch vụ công, tăng cường sự minh bạch và giảm thiểu tham nhũng
Để đạt được mục tiêu này, việc nghiên cứu và cải cách quản lý tài chính công là rất cần thiết Các nghiên cứu về tài chính công có thể đưa ra các giải pháp cụ thể để tối ưu hóa quản lý tài chính công, đồng thời giúp định hướng chiến lược và phát triển ngành tài chính công Các nghiên cứu này cũng có thể đưa ra các giải pháp để giảm thiểu nợ công, tăng cường năng lực vốn và tăng cường quản lý rủi ro trong quản lý tài chính công
Việc cải cách quản lý tài chính công cũng giúp đẩy mạnh đầu tư công, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước Việc đầu tư công đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh cạnh tranh của đất nước, đồng thời giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển các ngành công nghiệp Tuy nhiên, để đầu tư công hiệu quả, việc quản
lý tài chính công cần phải được cải cách và tối ưu hóa
Tóm lại, việc nghiên cứu và cải cách quản lý tài chính công là rất cần thiết trong việc đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của Việt Nam Việc cải cách quản lý tài chính công giúp tăng cường khả năng thu ngân sách, đẩy mạnh đầu tư công, cải thiện chất lượng dịch vụ công, tăng cường sự minh bạch và giảm thiểu tham nhũng Điều này đặc biệt quan trọng trong
Trang 6bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi và hội nhập quốc tế Việc áp dụng các giải pháp nghiên cứu vào thực tiễn quản lý tài chính công sẽ giúp đưa Việt Nam trở thành một nước có nền tài chính công hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xây dựng một xã hội công bằng và minh bạch
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nước ta đang trong giai đoạn phát triển kinh tế trong nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, cuộc cải cách cơ bản tài chính nhà nước được thực hiện theo hướng “phải nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực, tăng tích lũy để tạo vốn cho đầu tư phát triển; đáp ứng những nhu cầu chi tiêu thường xuyên thật sự cần thiết, cấp bách; bảo đảm quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, giảm bội chi ngân sách, góp phần khống chế và kiểm soát lạm phát Xử
lý đúng đắn các mối quan hệ như: tích lũy và tiêu dùng; tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư, ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, chi bảo đảm quốc phòng an ninh, huy động vốn trong nước
và vốn bên ngoài, vay và trả nợ, Vì thế, tài chính công là một lĩnh vực vô cùng quan trọng đối với nhà nước và việc quản lý nó đòi hỏi phải chính xác và khoa học
Việc nghiên cứu về tác động của những cải cách quản lý tài chính công đối với nền kinh tế Việt Nam nhằm tìm hiểu về tình hình thay đổi trong các chính sách quản lý tài chính công của nước ta, từ đó đánh giá được hiệu quả của việc cải cách và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước Qua đó, bài nghiên cứu giúp đưa ra các giải pháp để tiếp tục phát huy ưu điểm, khắc phục những tồn tại trong vấn đề cải cách quản lý tài chính công, góp phần phát triển kinh tế Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu: những cải cách quản lý tài chính công đối với nền kinh tế b) Phạm vi nghiên cứu:
-Không gian: toàn lãnh thổ Việt Nam
Trang 7-Thời gian: từ 2011 đến 2030
-Lĩnh vực nghiên cứu: quản lý tài chính công
4 Ý nghĩa của nghiên cứu
II Tổng quan nghiên cứu
1 Tổng quan khái niệm
a) Khái niệm về tài chính công:
-Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu và chi bằng tiền của Nhà nước, phản ánh hệ thống các mối quan hệ kinh nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước đối với xã hội, là công cụ để Nhà nước chi phối, điều chỉnh các hoạt động của xã hội
b) Khái niệm về quản lý tài chính công:
-Thuật ngữ “Quản lý” thường được hiểu đó là quá trình mà chủ thể quản lý sử dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp nhằm điều khiển đối tượng quản lý hoạt động và phát triển nhằm đạt đến những mục tiêu đã định
-“Quản lý tài chính công” là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động thu và chi của Nhà nước nhằm thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ
Trang 8của Nhà nước Trong quá trình này, các chủ thể quản lý sử dụng có chủ đích các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều hành các hoạt động thu và chi của Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã định Việc quản lý tài chính công hiệu quả sẽ phản ánh năng lực của bộ máy Nhà nước, có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động
bộ máy quản lý Nhà nước
-“ Cải cách quản lý tài chính công” là cải cách các hoạt động thu - chi ngân sách Nhà nước; doanh nghiệp Nhà nước; tín dụng Nhà nước; tín dụng Nhà nước; tài chính các cơ quan hành chính Nhà nước; tài chính các đơn vị sự nghiệp Nhà nước; các quỹ tài chính Nhà nước; trong đó thu - chi ngân sách Nhà nước là bộ phận quan trọng nhất, thông qua đó tác động đến toàn bộ hoạt động quản lý Nhà nước và cung ứng dịch vụ công trên các lĩnh vực
2 Tổng quan tài liệu
Cải cách quản lý tài chính công là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đất nước có liên quan mật thiết với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, một số tài liệu và nghiên cứu về lĩnh vực đó như sau:
1 “Cải cách quản lý tài chính công ở Việt Nam” – Báo cáo của Bộ Tài chính Việt Nam năm 2017 Tài liệu đã cung cấp cái nhìn khái quát, tổng quan về quá trình cải cách quản lý tài chính công ở Việt Nam, các chính sách và biện pháp đã được áp dụng và những thách thức tồn đọng còn đối diện
2 “Cải cách quản lý tài chính công ở Việt Nam: Những thành tựu, thách thức và hướng phát triển” – Bài báo của Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuấn, đăng trên Tạp chí Khoa học Tài chính Bài báo này phân tích và đánh giá các thành tựu, thách thức và đề xuất hướng phát triển chung trong cải cách quản lý tài chính công ở Việt Nam
3 “Cải cách quản lý tài chính công ở Việt Nam: Những vấn đề còn tồn đọng và giải pháp” – Luận án của Tiến sĩ Trần Quốc Toản, đăng trên Tạp chí Khoa học Tài chính Luận án này đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề còn tồn đọng trong quá trình cải cách quản lý tài chính công ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp cải thiện
Trang 94 “Cải cách quản lý tài chính công và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính công ở Việt Nam” – Nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Trang, đăng trên Tạp chí Khoa học Tài chính Nghiên cứu này đã tập trung vào việc đánh giá hiệu quả của cải cách quản lý tài chính công và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính công ở Việt Nam
5 “Cải cách quản lý tài chính công ở Việt Nam: Kinh nghiệm và bài học” – Tài liệu của Ngân hàng Thế giới Tài liệu này trình bày các kinh nghiệm và bài học từ quá trình cải cách quản lý tài chính công ở Việt Nam, nhằm hỗ trợ các quốc gia khác trong việc cải cách quản lý tài chính công của mình
Bên cạnh các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam, cải cách quản lý tài chính công cũng là một chủ đề quan trọng trên toàn cầu, nhiều quốc gia đã tiến hành những biện pháp cải cách để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, tăng cường trách nhiệm và minh bạch trong việc sử dụng nguồn lực công Một số tài liệu về cải cách quản lý tài chính công trên thế giới:
1 “Public Financial Management Reforms in Developing Countries: Lessons of Experience”( Cải cách quản lý tài chính công ở các nước đang phát triển: Bài học từ kinh nghiệm) của Wynne và Andy: Tài liệu này đã cung cấp một cái nhìn khái quát về các biện pháp cải cách quản lý tài chính công trong các nước đang phát triển và rút ra những bài học kinh nghiệm quan trọng từ các biện pháp đó
2 “Public Financial Management and Its Emerging Architecture”(Quản lý tài chính công
và kiến trúc mới nổi) của M Cangiano, Teresa R Curristine và Michel Lazare: Tài liệu này tập trung vào các vấn đề quản lý tài chính công và đề xuất một kiến trúc mới cho quản
lý tài chính công hiệu quả và bền vững
Các tài liệu về cải cách quản lý tài chính công ở Việt Nam và trên thế giới cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích, bên cạnh đó các nghiên cứu cũng có một số hạn chế như
Trang 10hạn chế về mặt thời gian, một số tài liệu không cập nhật với các phát triển mới nhất, chưa phản ánh được những thay đổi mới và xu hướng hiện đại đang diễn ra Các nghiên cứu hầu hết đưa ra cái nhìn tổng quát, đánh giá các thách thức, nêu bật những thành tựu đáng chú ý
và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, chưa có nhiều nghiên cứu tập trung đánh giá vào “Tác động của những cải cách quản lý tài chính công ở Việt Nam” Nhận thức được điểm mạnh và hạn chế trên, chúng tôi sẽ xác định được mục tiêu
và những lỗ hổng cần được hoàn thiện trong bài nghiên cứu này
III Phương pháp thực hiện
1 Phương pháp thu thập thông tin
-Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, thu thập thông tin từ những tài liệu tham khảo có sẵn, có nguồn gốc uy tín để xây dựng cơ sở luận cứ cho bài nghiên cứu như: -Sử dụng những chính sách, điều luật đã ban hành về vấn đề quản lý tài chính công để thấy được chính phủ Việt Nam đang thực thi kế hoạch quản lý tài chính công như thế nào -Sử dụng những báo cáo về số liệu, kết quả của các cuộc họp, chương trình, dự án cải cách quản lý tài chính công để thấy được các thành tựu nên được tiếp tục phát huy và những tồn tại cần khắc phục trong quá trình cải cách này
-Cần thu thập thông tin từ những nguồn sách, báo điện tử uy tín có sự bảo đảm của chính phủ
2 Phương pháp xử lý thông tin : Sử dụng kết hợp phương pháp xử lý thông tin định
Trang 111 Những cải cách trong quản lý tài chính công
1.1 Giai đoạn 2011 - 2020
Trong thời gian qua, thể chế tài chính - Ngân sách nhà nước tiếp tục được hoàn thiện theo nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hỗ trợ có kết quả quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng Quá trình cải cách thể chế trong lĩnh vực tài chính đã bảo đảm đồng bộ với cải cách thể chế trong các lĩnh vực có liên quan, góp phần thúc đẩy các yếu tố thị trường và các loại thị trường phát triển, bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; động viên hợp lý, phân phối và sử dụng tiết kiệm, chặt chẽ, hiệu quả hơn các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đơn giản hóa thủ tục hành chính; nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách; tiếp cận thông lệ quốc tế… Từ năm 2010 đến nay, ngành Tài chính đã chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 25 dự án luật; 14 Nghị quyết của Quốc hội; 10 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng thời, đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành khoảng 250 nghị định, 170 quyết định và ban hành theo thẩm quyền gần 2.000 thông tư, thông tư liên tịch
Trong đó, giai đoạn 2011 - 2015, việc hoàn thiện thể chế tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô; quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước; phát triển đồng bộ các thị trường vốn, thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; tạo môi trường đầu tư thuận lợi, bình đẳng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài; thúc đẩy hội nhập; phát triển an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo; đẩy mạnh hiện đại hóa và cải cách hành chính Giai đoạn 2016 - 2020, tập trung vào việc hoàn thiện thể chế tài chính theo cơ chế thị trường, thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại ngân sách và nợ công, đổi mới khu vực sự nghiệp công, tinh gọn bộ máy hành chính hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh cơ chế khoán, đấu thầu, đặt hàng, triển khai các kế hoạch trung hạn, tăng cường công khai, minh bạch tài chính, hướng tới phát triển bền vững Cụ thể:
Trang 121.1.1 Về huy động nguồn lực công
Chính sách động viên ngân sách nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, nhờ đó, đã động viên hợp lý, kịp thời các nguồn lực từ sản xuất và các nguồn lực từ tài nguyên, đất đai Đến nay,
cơ bản hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung và ban hành các luật về thuế và Luật Hải quan, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành các luật về thuế, Luật Hải quan theo lộ trình đề
ra bao gồm các luật : “ Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Hải quan Đồng thời, đã kịp thời hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả một số chính sách mới như Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Luật Thuế bảo vệ môi trường; Luật Phí và lệ phí
Trong khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, tài nguyên, căn cứ Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật tài nguyên , Bộ Tài chính đã ban hành theo thẩm quyền và trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ sửa đổi, bổ sung các chính sách tài chính từ đất đai: thu tiền
sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước; đấu giá quyền sử dụng đất; góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất; sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; xác định giá trị quyền sử dụng đất để giao vốn, tài sản cho đơn vị sự nghiệp công lập Ngoài ra, đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức thuế suất thuế tài nguyên đối với một
số nhóm tài nguyên, khoáng sản nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, đồng thời động viên thêm nguồn lực cho ngân sách nhà nước
1.1.2 Về phân bổ, sử dụng nguồn lực công
Chính sách phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính tiếp tục được hoàn thiện gắn với quá trình tái cơ cấu nền tài chính quốc gia, đảm bảo thực hiện phân bổ các nguồn lực tài chính nhà nước theo hướng minh bạch, ưu tiên cho những nhiệm vụ quan trọng, các vùng, đối tượng còn nhiều khó khăn, mở rộng hệ thống an sinh xã hội
Đã xây dựng và trình Quốc hội thông qua một số dự án luật quan trọng như Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Dự trữ quốc gia; Luật Ngân sách nhà nước (2015); Luật Quản lý, sử dụng tài sản công Trong đó, Luật Ngân sách nhà nước (2015) đã xác định phạm vi chi ngân sách, chi đầu tư công, cơ cấu lại chi đầu tư công, chi ngân sách;
Trang 13triển khai kế hoạch tài chính trung hạn; đổi mới phương thức quản lý ngân sách nhà nước (đẩy mạnh thực hiện khoán, đấu thầu, đặt hàng; đẩy mạnh yêu cầu đổi mới khu vực sự nghiệp công; đơn giản hóa thủ tục kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước; tăng cường quản lý quỹ ngoài ngân sách nhà nước), siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với công khai, minh bạch; xây dựng các
cơ chế đặc thù cho các thành phố lớn thông qua việc trình Quốc hội ban hành nghị quyết
về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển
Trong thực hiện cơ cấu lại ngân sách nhà nước, trên cơ sở Nghị quyết số 07-NQ/TW và Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016 của Quốc hội, việc phân bổ ngân sách nhà nước đã được cơ cấu lại theo hướng tăng dần tỷ lệ chi đầu tư và giảm tỷ trọng chi thường xuyên Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát các chính sách chi ngân sách nhà nước cho an sinh xã hội, chi ngân sách nhà nước theo các lĩnh vực, tăng cường quản lý quỹ ngoài ngân sách nhà nước
Bộ Tài chính cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong xây dựng Đề án
cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020 và một số định hướng đến năm 2025 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phối hợp tham gia ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công và các nghị định hướng dẫn liên quan nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công; phối hợp thực hiện cơ cấu lại đầu tư công trên cơ sở các ưu tiên chiến lược, xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; tham gia xây dựng văn bản quy định về khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhằm thúc đẩy xã hội hóa hoạt động đầu tư Ngoài
ra, để nâng cao chất lượng phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2016 - 2020; Chỉ thị tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và Chỉ thị về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng
cơ bản nguồn vốn đầu tư công
Trang 141.1.3 Về cơ cấu lại nợ công, đảm bảo an ninh, an toàn nền tài chính công
Trong thời gian qua, các thể chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực quản lý nợ công đã được hoàn thiện và đổi mới, từng bước tiếp cận các thông lệ quốc tế Bộ Tài chính đã tham mưu trình Chính phủ, trình Quốc hội thông qua Luật Quản lý nợ công lần đầu tiên năm
2009 và tiếp tục sửa đổi năm 2017 Trong đó, đã từng bước điều chỉnh công tác quản lý
và giám sát nợ công theo nguyên tắc thị trường, thống nhất, kiểm soát các khoản vay về cho vay lại, cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ; tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý nợ công Theo đó, để triển khai thực hiện Luật Quản lý nợ công năm 2017 có hiệu quả, Bộ Tài chính đã tham mưu trình Chính phủ ban hành 07 nghị định, đồng thời đã ban hành 10 thông tư, 02 quyết định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) Các văn bản này đã góp phần tạo khung khổ pháp lý đầy đủ cho việc tổ chức phát hành công cụ nợ để đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho ngân sách nhà nước với mức chi phí - rủi ro hợp lý, thực hiện các nghiệp vụ tái cơ cấu danh mục nợ công một cách chủ động, hiệu quả trong khi vẫn đảm bảo an toàn nợ công, an ninh tài chính quốc gia
1.1.4 Về chính sách tiền lương và chính sách xã hội
Thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng về cải cách chính sách tiền lương, chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Chính phủ đã thực hiện chế độ phụ cấp công vụ đối với cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước; điều chỉnh mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động hưởng lương từ ngân sách tùy theo điều kiện ngân sách hàng năm; đồng thời điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công; nâng mức trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ