1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài tác Động của thu nhập Đến tỷ lệ bỏ học của trẻ em tại nông thôn Ở việt nam

13 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của thu nhập đến tỷ lệ bỏ học của trẻ em tại nông thôn ở Việt Nam
Tác giả Thái Thùy Mỵ Duyên
Người hướng dẫn Võ Quang Trí
Trường học Trường Đại học Kinh tế-Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Thương mại điện tử
Thể loại Bài báo cáo cá nhân học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 276,5 KB

Nội dung

Theo UNESCO, “Bỏ học không chỉ là vấn đề của hệ thống giáo dục ở các quốc gia phát triển mà còn chịu tác động từ các yếu tố chính sách, quan điểm của chính phủ và thái độ của cộng đồng t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ



BÀI BÁO CÁO CÁ NHÂN HỌC PHẦN TƯ DUY PHÂN TÍCH

Tên đề tài:

TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP ĐẾN TỶ LỆ BỎ HỌC CỦA TRẺ EM

TẠI NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : Võ Quang Trí Lớp tín chỉ : ELC3024_49K29.2 Sinh viên thực hiện : Thái Thùy Mỵ Duyên

Mã số sinh viên : 231124029205

Đà Nẵng, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1

1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1

1.2 Lý do chọn đề tài 1

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 2

PHẦN 2: NỘI DUNG 2

2.1 Vấn đề bỏ học và những hệ lụy của tình trạng bỏ học 2

2.1.1 Vấn đề bỏ học của trẻ em ở nông thôn Việt Nam 2

2.1.2 Khái niệm bỏ học 2

2.1.3 Hệ lụy của tình trạng bỏ học 3

2.2 Phân tích các nan đề và giả định 3

2.2.1 Nan đề 3

2.2.2 Giả định 4

2.3 Thu thập dữ liệu và phân tích giả định 4

2.3.1 Thu thập dữ liệu 4

2.3.2 Phân tích các giả định 5

2.4 Kết luận các giả định 8

2.5 Kiểm tra lại các giả định 8

2.6 Giải pháp 9

PHẦN 3 KẾT LUẬN 10

3.1 Kết luận 10

3.2 Hướng phát triển 10

Trang 3

PHẦN 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.1 Bối cảnh nghiên cứu

Giáo dục đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của mỗi quốc gia, không chỉ giúp nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ thất nghiệp mà còn là nền tảng cho sự phát triển nguồn nhân lực, động lực thúc đẩy nền kinh tế bền vững Ở Việt Nam, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong việc phổ cập giáo dục tiểu học, vấn đề học sinh bỏ học ở các cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông vẫn là một thách thức lớn Theo UNESCO, “Bỏ học không chỉ là vấn đề của hệ thống giáo dục ở các quốc gia phát triển mà còn chịu tác động từ các yếu tố chính sách, quan điểm của chính phủ và thái độ của cộng đồng trong bối cảnh kinh tế, xã hội và chính trị cụ thể.” Học sinh bỏ học không chỉ là sự lãng phí nguồn lực quốc gia mà còn tác động tiêu cực đến tương lai của các em, ảnh hưởng đến cơ hội tìm kiếm việc làm và chất lượng cuộc sống sau này

Mặc dù Việt Nam đã có những bước tiến trong việc cải thiện cơ hội giáo dục, đặc biệt là

ở các khu vực thành thị, tình hình tại các vùng nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn Các chính sách giáo dục tuy đã được triển khai, nhưng việc tiếp cận giáo dục của trẻ em ở nông thôn, nhất là các em từ gia đình có thu nhập thấp, vẫn gặp phải nhiều trở ngại Nhiều gia đình tại các khu vực này đang phải đối mặt với nghèo đói, thiếu thốn cơ sở vật chất và không đủ khả năng chi trả các chi phí học tập Điều này dẫn đến tỷ lệ bỏ học cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, làm giảm đi cơ hội học tập và phát triển của trẻ em Mức thu nhập thấp trong các gia đình nông thôn khiến nhiều học sinh không thể trang trải cho các chi phí học tập cơ bản như sách vở, đồ dùng học tập, hay phương tiện đi lại đến trường Hơn nữa, các yếu tố như khoảng cách đến trường, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, và sự thiếu hỗ trợ từ chính sách giáo dục của nhà nước càng làm gia tăng tỷ lệ bỏ học, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội học tập và tương lai của các em học sinh ở khu vực nông thôn

1.2 Lý do chọn đề tài

Lý do chọn nghiên cứu tác động của thu nhập gia đình đến tỷ lệ bỏ học của học sinh ở khu vực nông thôn xuất phát từ sự quan tâm về việc giảm thiểu tình trạng bỏ học và nâng cao cơ hội học tập cho trẻ em nghèo Đây là một vấn đề cấp bách vì giáo dục là yếu tố quan trọng giúp trẻ em có cơ hội thoát nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống trong tương lai Tuy nhiên, khi thu nhập gia đình thấp, cha mẹ không đủ khả năng chi trả cho các chi phí học tập, điều này có thể dẫn đến việc học sinh phải bỏ học hoặc học trong những điều kiện kém chất lượng, không đủ khả năng phát triển tiềm năng

Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa thu nhập gia đình và tỷ lệ bỏ học giúp hiểu rõ hơn về những khó khăn mà trẻ em nông thôn gặp phải và đưa ra các giải pháp hỗ trợ hợp lý Các

Trang 4

kết quả của nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc cải thiện chính sách giáo dục, giúp giảm

tỷ lệ bỏ học, và cung cấp cơ hội giáo dục bình đẳng cho tất cả học sinh, không phân biệt hoàn cảnh kinh tế của gia đình

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tác động của thu nhập gia đình đến tỷ lệ bỏ học của học sinh tại các khu vực nông thôn ở Việt Nam Cụ thể, nghiên cứu sẽ phân tích mối quan hệ giữa thu nhập và tỷ lệ bỏ học, đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập khác nhau, đồng thời xem xét các yếu tố ngoài thu nhập như cơ sở vật chất, khoảng cách đến trường

và chính sách giáo dục ảnh hưởng đến quyết định học tập của học sinh Từ đó, đề xuất các giải pháp chính sách nhằm giảm tỷ lệ bỏ học và nâng cao cơ hội giáo dục cho học sinh nghèo ở nông thôn

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Mức thu nhập của hộ gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ bỏ học của học sinh tại các khu vực nông thôn Việt Nam?

Tỷ lệ bỏ học giữa các nhóm sống khác nhau ở vùng nông thôn có sự khác biệt hay không?

Các yếu tố ngoài thu nhập (như khoảng cách đến trường, cơ sở vật chất, chính sách giáo dục) có tác động như thế nào đến quyết định bỏ học của trẻ em?

Những giải pháp chính sách nào có thể giúp giảm tỷ lệ bỏ học và cải thiện cơ hội giáo dục cho trẻ em ở khu vực nông thôn?

PHẦN 2: NỘI DUNG

2.1 Vấn đề bỏ học và những hệ lụy của tình trạng bỏ học

2.1.1 Vấn đề bỏ học của trẻ em ở nông thôn Việt Nam

Các gia đình ở khu vực nông thôn thường xuyên phải đối mặt với chi phí học tập cao, từ học phí, sách vở, đồng phục đến các chi phí khác Khi thu nhập gia đình thấp, họ phải quyết định có cho con tiếp tục đi học hay không, và trong nhiều trường hợp, việc bỏ học

là lựa chọn duy nhất

2.1.2 Khái niệm bỏ học

Bỏ học là những học sinh đang trong tuổi đi học nhưng đã không đến học ở bất cứ ở loại trường học nào Học sinh có trong danh sách của trường, nhưng tự ý nghỉ học quá 45 buổi (cộng dồn) tính đến thời điểm báo cáo Không tính học sinh chuyển trường

Trang 5

Học sinh bỏ học có ở bất kì cấp học nào, trong khi đó nền giáo dục của chúng ta đảm bảo cho tất cả mọi học sinh đang trong tuổi học đều được đến trường học tập

Giáo sư Đặng Vũ Hoạt cho rằng: Khác với lưu ban, bỏ học trong mọi trường hợp là

“Hiện tượng không bình thường”

2.1.3 Hệ lụy của tình trạng bỏ học

Thực tế cho thấy, việc học sinh bỏ học có thể kéo theo nhiều hệ lụy cả trước mắt lẫn lâu dài, không chỉ đối với cá nhân, gia đình học sinh mà cả với nhà trường và xã hội Khi bỏ học, tâm trạng chán chường, mặc cảm luôn đè nặng khiến những học sinh này thường dễ

bị kích động, lôi kéo Từ đó có thể hình thành nên một lượng thanh thiếu niên thất học, lêu lổng, dễ sa vào các thói hư tật xấu như bỏ nhà đi lang thang, gây gỗ, trộm cắp, kết bè phái Thậm chí một số trường hợp có thể sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật Vấn đề học sinh bỏ học, bỏ nhà qua đêm, quan hệ tình dục sớm, xâm hại và bị xâm hại tình dục đã và đang là nỗi nhức nhối của không ít bậc phụ huynh, nhà trường và xã hội Những hệ lụy đáng tiếc thường nữ giới phải chịu nhiều hơn và sự quan tâm của gia đình luôn là điều quan trọng nhất Quan hệ tình dục sớm sẽ dẫn đến mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc gia đình về sau

2.2 Phân tích các nan đề và giả định

2.2.1 Nan đề

Nan đề 1 : Sự khác biệt giữa khu vực nông thôn và thành thị

Sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ bỏ học Thành thị có cơ

sở vật chất tốt, giao thông thuận tiện, trong khi nông thôn thiếu thốn về cơ sở vật chất, giao thông khó khăn và thu nhập thấp Những yếu tố này khiến trẻ em nông thôn khó tiếp cận giáo dục, dẫn đến tỷ lệ bỏ học cao hơn

Nan đề 2: Sự khác biệt giữa các khu vực nông thôn

Không phải tất cả các khu vực nông thôn đều có mức độ phát triển giống nhau về cơ sở

hạ tầng giáo dục, các chính sách hỗ trợ, và các chương trình giúp đỡ học sinh nghèo Nan đề 3: Các yếu tố ngoài thu nhập

Chất lượng giáo dục, sự quan tâm của gia đình, môi trường học tập, và các yếu tố xã hội khác cũng có thể tác động mạnh đến quyết định bỏ học nhưng không thể đo lường đầy đủ

Nan đề 4: Sự thiếu hỗ trợ tâm lý học sinh

Trang 6

Trong nhiều trường hợp, học sinh ở khu vực nông thôn không có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tư vấn tâm lý, điều này có thể làm cho các em gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề cá nhân và gia đình, dẫn đến quyết định bỏ học Sự thiếu hỗ trợ tâm lý cũng là một yếu tố gây stress, lo âu cho học sinh, đặc biệt là trong các gia đình nghèo khó

2.2.2 Giả định

Giả định 1: Thu nhập gia đình là yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định bỏ học

Giả định 2: Các yếu tố ngoài thu nhập (chất lượng giáo dục, sự quan tâm của gia đình, ) không có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ bỏ học nếu chỉ xét đến thu nhập gia đình

Giả định 3: Tỷ lệ bỏ học của trẻ em nam cao hơn trẻ em nữ

Giả định 4: Chính sách hỗ trợ học sinh nghèo có thể giảm tỷ lệ bỏ học, nhưng mức độ tác động phụ thuộc vào cách thức triển khai chính sách

2.3 Thu thập dữ liệu và phân tích giả định

2.3.1 Thu thập dữ liệu

 Theo Báo cáo Tóm tắt Giáo dục Việt Nam năm 2022 từ trang web UNICEF:

Trang 7

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy tỷ lệ trẻ em không hoàn thành cấp học ở khu vực nông thôn cao hơn đáng kể so với khu vực thành thị Điều này cho thấy tồn tại nhiều thách thức trong việc đảm bảo quyền được học hành của trẻ em ở nông thôn

Tỷ lệ không hoàn thành cao ở cấp THPT: Tỷ lệ trẻ em không hoàn thành cấp học phổ thông ở nông thôn cao hơn hẳn so với các cấp học khác Điều này cho thấy nhiều em sau khi hoàn thành cấp 3 đã không tiếp tục con đường học vấn

Tỷ lệ chênh lệch lớn giữa các nhóm mức sống: Trẻ em thuộc nhóm mức sống thấp ở nông thôn có tỷ lệ không hoàn thành cấp học cao hơn nhiều so với các nhóm có mức sống cao hơn Điều này cho thấy yếu tố kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong quyết định việc cho con em đi học của các hộ gia đình ở nông thôn

Tỷ lệ không hoàn thành cao ở các dân tộc thiểu số: Các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng

xa thường có tỷ lệ trẻ em không hoàn thành cấp học cao hơn so với dân tộc Kinh Điều này liên quan đến nhiều yếu tố như khó khăn về địa lý, kinh tế, văn hóa và nhận thức Vùng miền: Các vùng miền núi và trung du có tỷ lệ trẻ em không hoàn thành cấp học cao hơn so với đồng bằng Điều này có thể giải thích bởi điều kiện cơ sở vật chất, giao thông,

và chất lượng giáo dục ở các vùng này còn hạn chế

Trang 8

 Theo trang web Chính sách đảm bảo công bằng giáo dục tại Việt Nam: thành tựu

và phương hướng

2.3.2 Phân tích các giả định

Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy được tỷ lệ phần trăm trẻ em không hoàn thành cấp học theo khu vực nông thôn chiếm khác cao so với thành thị Trong đó tỷ lệ trẻ em không hoàn thành cấp học ở nông thôn theo cấp Tiểu học, THCS, THPT lần lượt chiếm 71%, 74% và 75%.Điều này có thể phản ánh được những khó khăn mà trẻ em ở khu vực nông thôn phải đối mặt trong quá trình học tập và hoàn thành các cấp học

Dựa trên biểu đồ, tỷ lệ trẻ em không hoàn thành cấp học cao nhất thuộc về nhóm nghèo nhất, chiếm 63% ở Tiểu học, 48% ở Trung học cơ sở, và 36% ở Trung học phổ thông Trong khi đó, nhóm giàu nhất chỉ có tỷ lệ bỏ học rất thấp, lần lượt là 2% ở Tiểu học và 3% ở hai cấp học còn lại

Trang 9

Phân tích giả định 1:

Biểu đồ Tỷ lệ trẻ em không hoàn thành cấp học theo khu vực thấy được điều kiện về kinh

tế gia đình khó khăn mà một số trẻ em ở tuổi học Tiểu học phải bỏ học sớm để giúp đỡ gia đình trong công việc nông nghiệp hoặc các công việc khác và khi lên cấp THCS thì vấn đề này càng nghiêm trọng hơn khi trẻ em phải đối mặt với các yếu tố như sức ép gia đình, cộng đồng, và điều kiện sống Đỉnh điểm là khi trẻ em ở cấp THPT thì tình trạng bỏ học càng tăng do khó khăn tài chính, hoặc do thiếu cơ hội học tập

Biểu đồ Tỷ lệ trẻ em không hoàn thành cấp học theo nhóm sống cho thấy áp lực kinh tế

từ thu nhập thấp buộc nhiều gia đình ưu tiên lao động để kiếm sống hơn là cho con cái tiếp tục học tập Ngoài ra, trẻ em trong các hộ nghèo thường thiếu điều kiện học tập tốt, như không gian học, thiết bị học tập, và tiếp cận giáo dục do trường học xa và giao thông khó khăn

Từ đây thấy được giả định thu nhập gia đình là yếu tố chính quyết định bỏ học của trẻ em

là hoàn toàn chính xác

Phân tích giả định 2:

Từ biểu đồ thể hiện Tỷ lệ trẻ em không hoàn thành cấp học ở khu vực có thể khẳng định thu nhập gia đình là yếu tố quyết định chính tuy nhiên giả định các yếu tố ngoài thu nhập không ảnh hưởng không đáng kể đến tỷ lệ bỏ học này không hoàn toàn chính xác bởi vì chất lượng giáo dục và sự quan tâm gia đình vẫn có thể làm tăng động lực học tập của học sinh Điều này thể hiện ở khu vực nông thôn thường thiếu cơ sở vật chất và chưa được đầu tư đầy đủ về chương trình học cũng như giáo viên có chuyên môn cao khiến cho động lực và cơ hội học tập giảm xuống Sự quan tâm từ gia đình, đặc biệt là trong những gia đình nghèo khó có thể làm tăng tỷ lệ bỏ học nhưng nếu gia đình có sự quan tâm, động viên, hỗ trợ tích cực thì trẻ em vẫn có thể có động lực và cơ hội tiếp tục học

Trang 10

Phân tích giả định 3:

Ở mỗi cấp học, trẻ em trai cao có tỷ lệ không hoàn thành cấp học cao hơn trẻ em gái, chủ yếu do áp lực lao động, kỳ vọng xã hội và các yếu tố liên quan đến môi trường học tập Mặc dù tỷ lệ này giảm dần từ cấp TH đến THPT, nhưng vẫn phản ánh sự bất cân đối về

cơ hội giáo dục giữa nam và nữ ở nông thôn Việc cải thiện điều kiện học tập và giảm áp lực lao động cho trẻ em nam là cần thiết để giảm thiểu chênh lệch này

Phân tích giả định 4:

Theo trang web Chính sách đảm bảo công bằng giáo dục tại Việt Nam: thành tựu và phương hướng

Chính sách hỗ trợ học sinh nghèo, như miễn giảm học phí, cung cấp học bổng, trợ cấp chi phí sinh hoạt, hoặc hỗ trợ sách vở, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ bỏ học, đặc biệt ở khu vực nông thôn Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách phụ thuộc lớn vào cách thức triển khai Nếu các chính sách không được truyền thông đầy đủ, tiếp cận đúng đối tượng, hoặc thủ tục xét duyệt quá phức tạp, học sinh nghèo có thể không nhận được sự hỗ trợ kịp thời, dẫn đến việc bỏ học vẫn tiếp diễn Ngoài ra, các chính sách tài chính chỉ giải quyết được một phần khó khăn Những yếu tố khác như chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất trường học, và hỗ trợ tâm lý cho học sinh cần được triển khai đồng bộ để tăng hiệu quả chính sách Ví dụ, một số gia đình nghèo dù được hỗ trợ học phí vẫn không đủ khả năng trang trải chi phí sinh hoạt hoặc mất đi lao động trẻ em trong gia đình, khiến trẻ buộc phải bỏ học Do đó, sự thành công của các chính sách này không chỉ phụ thuộc vào ngân sách mà còn vào cách thiết kế và thực hiện, nhằm đảm bảo mọi trẻ em đều được tiếp cận và hỗ trợ một cách hiệu quả nhất

2.4 Kết luận các giả định

Giả định 1 Thu nhập gia đình là yếu tố quyết định bỏ học: Thu nhập gia đình ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ bỏ học, đặc biệt ở nông thôn Khi thu nhập thấp, gia đình phải ưu tiên lao động thay vì học hành, làm tăng tỷ lệ bỏ học Cải thiện thu nhập sẽ giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học

Giả định 2 Các yếu tố ngoài thu nhập không ảnh hưởng đáng kể: Không đúng hoàn toàn Các yếu tố như chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất và sự quan tâm gia đình có ảnh hưởng lớn đến việc học Cải thiện các yếu tố này giúp giảm bỏ học, dù thu nhập gia đình thấp Giả định 3 Trẻ em nam bỏ học nhiều hơn trẻ em nữ: Đúng, trẻ em nam ở nông thôn thường bỏ học nhiều hơn vì áp lực lao động và kỳ vọng xã hội Điều này cho thấy sự bất bình đẳng giới trong cơ hội giáo dục, cần giải pháp tạo cơ hội học tập công bằng

Ngày đăng: 18/11/2024, 15:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w