LỜI GIỚI THIỆU VÀ TRI ÂNGiới thiệu nội dung Nhập môn tâm lý học là môn học giúp học viên có những kiến thức cơ bản để hiểu tâm lý con người: các quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý và tí
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ
VIỆN ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH
Môn học: Nhập Môn Tâm Lý Học
ĐỀ TÀI:
Đề 2: Trình bày ngắn gọn nội dung và tầm quan trọng của học tập và trí nhớ (learning and memory) Giải thích sự ảnh hưởng của học tập và trí nhớ lên hành vi cá nhân Đề xuất một số giải pháp để nâng cao sự ảnh hưởng tích cực
và giảm bớt sự ảnh hưởng tiêu cực của học tập và trí nhớ lên hành vi cá nhân trong học tập và đời sống xã hội
thường ngày.
LỚP - KHÓA : TI0001 – K49
TÊN SINH VIÊN : Võ Thế Hạ Tiên
TP Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2024
Trang 2LỜI GIỚI THIỆU VÀ TRI ÂN
Giới thiệu nội dung
Nhập môn tâm lý học là môn học giúp học viên có những kiến thức cơ bản để hiểu tâm lý con người: các quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý và tính chất tâm lý với đặc điểm, quy tắc và cơ chế của chúng, giúp sinh viên áp dụng vào nghiên cứu các vấn đề cơ bản cho việc tổ chức sản xuất kinh doanh; quản trị nguồn nhân lực; quản trị tài chính; đào tạo nhân viên giỏi cho doanh nghiệp
Giới thiệu về sinh viên thực hiện
Em là sinh viên học nghành Công nghệ và đổi mới sáng tạo thuộc viện Công nghệ đổi mới sáng tạo của trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Với mong muốn sau khi học Nhập môn tâm lý học nói chung và hoàn thành bài tiểu luận nói riêng sẽ có thể hiểu và áp dụng những kiến thức bổ ích vào quá trình học tập và làm việc sau này
Lời tri ân
Sau quá trình học tập môn học Nhập môn tâm lý học vào học kỳ đầu năm 2024 tại trường Đại học Kinh tế TP HCM, em đã học hỏi được rất nhiều điều quý báu từ thầy và bạn
bè Để có được thành quả như ngày hôm nay, chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Hữu Nghĩa đã truyền đạt những bài học rất ý nghĩa và không kém phần thực tế
Em xin cảm ơn thầy và các bạn sinh viên đã dốc lòng hướng dẫn, truyền đạt và giúp
đỡ cho em kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế ứng dụng tâm lý trong đời sống và kinh doanh, quan trọng hơn hết là truyền cho chúng em niềm say mê học tập và thêm yêu mái trường này
Trang 3MỤC LỤC
Table of Contents
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ 4
1 Định nghĩa và tầm quan trọng của học tập 4
a) Học tập là gì? 4
b) Ý nghĩa của học tập 5
2 Định nghĩa và tầm quan trọng của trí nhớ 5
a) Trí nhớ là gì? 5
a) Ý nghĩa của trí nhớ 6
CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ CỦA HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ LÊN HÀNH VI CÁ NHÂN 6
1 Mối quan hệ giữa học tập và trí nhớ 6
2 Mối quan hệ giữa học tập và trí nhớ lên hành vi cá nhân 7
a) Mối quan hệ giữa học tập lên hành vi cá nhân 7
Trang 4NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ
1 Định nghĩa và tầm quan trọng của học tập
a) Học tập là gì?
Học tập là quá trình thu thập, tiếp thu và sử dụng kiến thức, kỹ năng và thông tin từ các nguồn học tập khác nhau để nâng cao bản thân và nâng cao kỹ năng của một người Học tập không chỉ xảy ra ở trường học mà còn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta
Học tập không chỉ đơn thuần là thu thập dữ liệu hoặc ghi nhớ kiến thức một cách rập khuôn Nó còn liên quan đến việc tiếp cận, xử lý và áp dụng thông tin đó vào các tình huống thực tế Ngoài ra, học tập bao gồm cả phát triển các kỹ năng xã hội như giao tiếp, tư duy phản biện, sáng tạo và khả năng linh hoạt giải quyết vấn đề
Điển hình chính là bạn vừa học được trên Youtube câu nói “mọi thứ đều có hai mặt”
và bạn cảm thấy rất thấm thía, một cách vô tư bạn áp dụng câu nói đó vào việc phê bình người khác mà không xem xét đầy đủ các mặt của vấn đề Bạn hoàn toàn có thể gây hại đến mối quan hệ của bạn và đối phương hoặc lòng tự trọng của đối tượng mà bạn vừa phê bình
Tóm lại, học tập là một hành trình dài hạn và vô hạn Hãy để học tập trở thành nguồn cảm hứng vĩnh cửu và chiếc chìa khóa mở ra mọi khía cạnh của cuộc sống bởi "trên con đường học tập, mỗi sai lầm là một bài học, mỗi thành công là một bước tiến mới"
b) Ý nghĩa của học tập
Nhà lãnh tụ vĩ đại Lê-nin đã khẳng định “học, học nữa, học mãi” như một phương tiện
để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập Học tập cung cấp cho chúng ta cơ hội mở rộng tri thức, khám phá những ý tưởng mới và trang bị những kỹ năng cần thiết để không bị tụt lùi trong thế giới ngày nay Học tập còn đóng vai trò là một công cụ có giá trị cho phép chúng ta tiếp cận đến các chủ đề phức tạp hơn từ lịch sử, khoa học đến văn hóa và nghệ thuật,
Trang 5từ đó làm phong phú thêm sự hiểu biết của chúng ta làm hành trang đối mặt với những thách thức và cơ hội trong cuộc sống
Hơn nữa, học tập thúc đẩy trí tưởng tượng và tư duy logic, tạo điều kiện cho sự đổi mới và tiến bộ không ngừng Thông qua những kiến thức này, chúng ta có thể xây dựng nhiều giá trị và đóng góp vào việc thiết lập một cộng đồng mạnh mẽ hơn, nơi mỗi cá nhân không chỉ phát triển bản thân mà còn góp phần vào sự nghiệp chung của xã hội
2 Định nghĩa và tầm quan trọng của trí nhớ
a) Trí nhớ là gì?
Trong tâm lý học, trí nhớ được coi là quá trình ghi lại, lưu giữ và nhớ lại những trải nghiệm trong cuộc sống của mỗi cá nhân từ đó ảnh hưởng đến hành vi và quyết định hiện tại Còn theo góc nhìn của khoa học, trí nhớ là một quá trình phức tạp trong não bộ liên quan đến nhiều phần tử và cơ chế, bao gồm các mạng nơron, khớp thần kinh (con đường truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh), chất dẫn truyền thần kinh (chất trung gian trong giao tiếp thần kinh) và các quá trình hóa học như thay đổi hóa học lâu dài
Theo Thuyết liên tưởng về trí nhớ- một quan điểm trong tâm lý học đã giải thích rằng những ý tưởng, suy nghĩ và cảm xúc hiện tại thường bắt nguồn từ việc kích hoạt ký ức và kết nối những mẩu thông tin đó lại với nhau Quá trình này cũng làm sáng tỏ về sự sáng tạo, vì những ý tưởng mới thường xuất hiện từ việc kết hợp hoặc biến đổi, tái cấu trúc những ký ức
đã tồn tại
Trí nhớ là điều kiện để con người phát triển các chức năng tâm lý bậc cao, là nhân tố không thể thiếu cho đời sống tâm lý bình thường và là công cụ để con người tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức từ đó ngày càng nâng cao chất lượng đời sống cá nhân và xã hội Như một câu triết lý, "Trí nhớ là kho báu của cuộc sống, nơi mà chúng ta lưu giữ những ký ức quan trọng và học hỏi từ những trải nghiệm đã trải qua."
b) Ý nghĩa của trí nhớ
Trí nhớ đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm lý và nhận thức của con người bởi
nó là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai Nhờ vào khả năng lưu giữ và tái hiện lại các
ký ức, trí nhớ giúp chúng ta duy trì sự nhất quán và ổn định trong cuộc sống
Trang 6Các ký ức về những sự kiện quan trọng, những trải nghiệm cá nhân và cảm xúc từ quá khứ giúp ta hình thành nhận thức về bản thân và những người xung quanh Nó cũng giúp ta xây dựng các giá trị, định hướng cuộc sống và làm giàu trải nghiệm tinh thần Vậy nên không
tự nhiên mà M Xêchênôp- nhà sinh lí học ở Nga mới chỉ ra: “nếu không có trí nhớ thì con người sẽ mãi mãi ở trong tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh!”
3 Định nghĩa về hành vi cá nhân
Hành vi về cơ bản là cách con người phản ứng với một loạt các kích thích, cho dù bắt nguồn từ bên trong chính họ hay từ môi trường xung quanh, ngoại trừ những thay đổi xảy ra khi con người tiến bộ qua các giai đoạn phát triển khác nhau và trải nghiệm sự trưởng thành
về thể chất
CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ CỦA HỌC TẬP
VÀ TRÍ NHỚ LÊN HÀNH VI CÁ NHÂN
1 Mối quan hệ giữa học tập và trí nhớ
Học tập và trí nhớ thể hiện một mối liên hệ gắn kết và chặt chẽ. Một số luận điểm sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu kỹ hơn về mối quan hệ này:
Trí nhớ là nền tảng cho quá trình học tập hiệu quả: khi có một trí nhớ tốt bạn có thể tiếp thu kiến thức mới như công thức toán học hay kĩ năng sinh tồn một cách dễ dàng, từ đó
áp dụng chúng vào trả lời các câu hỏi hay giải quyết vấn đề thực tế, điều này giúp bạn trở nên ngày càng phát triển trên con đường chinh phục tri thức của mình
Học tập là cơ hội cải thiện và phát triển trí nhớ: học tập không chỉ đơn thuần là việc thu thập kiến thức mà còn là quá trình để phát triển và cải thiện trí nhớ Các kỹ năng như ghi chú, tổ chức thông tin, và ôn tập định kỳ đều giúp bạn nâng cao khả năng ghi nhớ Những người có khả năng học tập tốt thường là những người đã phát triển các kỹ năng này, giúp họ hiểu sâu và nhớ lâu hơn bởi sự lặp lại và tái diễn chính là chìa khoá của ghi nhớ
Sự kết hợp giữa học tập và ghi nhớ dựa trên trải nghiệm: khi bạn tham gia vào các hoạt động học tập dựa trên trải nghiệm, như thực hành thực tế hay phỏng vấn, trí nhớ sẽ hoạt động để lưu giữ và phát triển thông tin từ những kinh nghiệm này Điều này làm cho việc học
Trang 7tập của bạn trở thành một quá trình sâu sắc hơn, khi các thông tin được gắn kết với những cảm xúc và kinh nghiệm thực tế
Tất cả đã minh chứng rõ ràng cho mối quan hệ đa chiều của học tập hiệu quả và khả năng ghi nhớ của con người Cuối cùng, điều tiên quyết quyết định chất lượng của cả học tập
và trí nhớ phụ thuộc vào chính ý thức tô luyện và sự siêng năng của bản thân mỗi người
2 Sự ảnh hưởng của học tập và trí nhớ lên hành vi cá nhân
a) Trong môi trường học tập
Khả năng học tập và thành tích: những người có khả năng học tập tốt thường sở hữu
trí nhớ mạnh mẽ, cho phép họ dễ dàng nắm bắt và ghi nhớ kiến thức thu được Điều này khuyến khích họ phấn đấu để đạt được thành tích học tập xuất sắc, chẳng hạn như đạt điểm cao trong các kỳ thi và thể hiện thành tích học tập xuất sắc
Thái độ học tập: thái độ học tập của các cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi các kinh nghiệm học tập trong quá khứ được lưu trữ trong bộ nhớ của họ Những thành tựu tích cực trong quá khứ có thể thúc đẩy sự tự tin và động lực trong nỗ lực học tập Ngược lại, những trải nghiệm tiêu cực có thể dẫn đến sự tự ti và sự thiếu kiên nhẫn trong học tập
Nhu cầu muốn chứng tỏ bản thân: đây là cấp độ cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow Ngày nay khi các nhu cầu cơ bản của con người đang dần được đáp ứng thì mong muốn thể hiện bản thân của người trẻ càng tăng Tương tự trong học tập, thành tích tích cực dẫn tới những hành động tích cực và ngược lại
Ví dụ điển hình về hành vi của người có kết quả học tập kém Hành vi thể hiện bởi
những cá nhân gán mác “yếu kém” thường đặc trưng bởi sự thiếu tập trung vào việc học, lười suy nghĩ và ghi nhớ, dẫn đến sự quấy rối những người khác như bạn bè, phụ huynh và thầy
cô Trong khi thực tế họ chỉ đơn giản là cố gắng tỏ ra vượt trội trong một lĩnh vực cụ thể Sau khi từ bỏ hy vọng trở thành người giỏi trong học tập, giờ đây họ tìm kiếm sự công nhận bằng cách thể hiện năng lực ở khoản trở thành người xấu
b) Trong đời sống thường ngày
Ký ức về những trải nghiệm: ký ức về những khoảng thời gian tốt đẹp có thể truyền cảm hứng cho chúng ta để làm những điều tương tự một lần nữa.Ngược lại, ký ức về những trải nghiệm tồi tệ có thể khiến chúng ta tránh những hành vi tương tự trong tương lai
Trang 8Ví dụ: nếu bạn có ký ức đẹp về việc chơi thể thao khi còn nhỏ, bạn có nhiều khả năng tham gia vào các hoạt động thể thao hơn khi trưởng thành; Nếu bạn từng bị chó cắn, bạn có khả năng sẽ sợ chó và tránh tiếp xúc với chúng về sau này
Học tập và trí nhớ góp phần hình thành niềm tin và giá trị: kiến thức tiếp thu qua giáo dục và trải nghiệm cá nhân giúp hình thành niềm tin về bản thân, xã hội và thế giới Trí nhớ lưu giữ những giá trị đạo đức, văn hóa được truyền thụ qua các thế hệ Sự thay đổi trong niềm tin và giá trị có thể dẫn đến thay đổi hành vi và lựa chọn của cá nhân
Ví dụ: Một người được giáo dục về bình đẳng giới sẽ có niềm tin ủng hộ nữ quyền, đặc biệt là giới tính thứ ba và hành động chống lại các phân biệt đối xử không đáng có
Học tập và trí nhớ ảnh hưởng đến khả năng tự kiểm soát và ra quyết định: kiến thức về hậu quả của hành vi giúp ta lựa chọn hành động phù hợp Trí nhớ cho phép ta học hỏi từ những sai lầm quá khứ và tránh lặp lại chúng Kỹ năng tự kiểm soát và ra quyết định hiệu quả được rèn luyện qua quá trình học tập và trải nghiệm
Ví dụ: Một người học được về tác hại của thuốc lá sẽ có ý thức điều chỉnh hành vi, tránh hút thuốc để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người xung quanh
Kết luận: Dù trong bất kể ngữ cảnh nào thì học tập, trí nhớ và điều chỉnh hành vi đều
là ba yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lẫn nhau giúp con người hoà nhập và tương tác hiệu quả Việc kết hợp ba yếu tố này sẽ giúp con người điều chỉnh hành vi tích cực, đúng đắn, góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh và văn minh
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ GIẢM BỚT SỰ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ
LÊN HÀNH VI CÁ NHÂN
Đặt mục tiêu cụ thể và có thể đạt được: Khi bạn có mục tiêu cụ thể, bạn sẽ có động lực hơn để học tập, từ đó sẽ dẫn tới một chuỗi hành vi rèn luyện để bạn dần đạt được tới thành công
Trang 9Lập kế hoạch học tập hợp lý: chia nhỏ mục tiêu thành các nhiệm vụ nhỏ hơn và sắp xếp thời gian học tập phù hợp với khả năng của bản thân Sử dụng các công cụ hỗ trợ như viết ghi chú hay các ứng dụng lên kế hoạch để theo dõi tiến độ học tập
Tạo môi trường học tập hiệu quả: môi trường học tập nên yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng và hạn chế tối đa các yếu tố gây xao nhãng Giữ cho không gian học tập gọn gàng, ngăn nắp để tạo cảm giác thoải mái và tập trung
Áp dụng phương pháp học tập phù hợp: Lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với bản thân và nội dung bài học Một số phương pháp học tập hiệu quả bao gồm: học nhóm, sử dụng thẻ ghi nhớ, sơ đồ tư duy,…
Luyện tập thường xuyên: Ôn tập kiến thức đã học thường xuyên để củng cố trí nhớ và tăng cường khả năng ghi nhớ Việc luyện tập cũng giúp bạn phát hiện ra những điểm yếu và khắc phục kịp thời
Liên hệ kiến thức mới với kiến thức cũ: Khi học một điều gì đó mới, hãy cố gắng liên
hệ nó với những gì bạn đã biết Điều này sẽ giúp bạn hiểu và ghi nhớ thông tin mới tốt hơn
Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố trí nhớ và giúp bạn học tập hiệu quả hơn Hãy đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất: Chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp cho cơ thể bạn những dưỡng chất cần thiết để hoạt động tốt nhất, bao gồm cả trí nhớ và khả năng tập trung
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu đến não bộ, giúp bạn học tập và ghi nhớ tốt hơn