1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày ngắn gọn nội dung và tầm quan trọng của học tập và trí nhớ (learning and memory) nêu lên và giải thích một số vấn Đề thường gặp về học tập và trí nhớ

11 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày ngắn gọn nội dung và tầm quan trọng của học tập và trí nhớ (learning and memory). Nêu lên và giải thích một số vấn đề thường gặp về học tập và trí nhớ, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao học tập và trí nhớ để thúc đẩy hành vi tích cực của cá nhân trong học tập và đời sống xã hội hàng ngày
Tác giả Trương Trấn Lương
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Từ Nhu
Trường học Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nhập môn Tâm lý học
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Trí nhớ vô cùng cần thiết cho quá trình học hỏi, tiếp thu kiến thức để chúng ta luôn ghi nhớ rõ về những gì đã học và có thể áp dụng được kiến thức của mình vào đời sống thực tiễn.. Quá

Trang 1

DAI HOC KINH TE THANH PHO HO CHi MINH

UEH

UNIVERSITY

TIỂU LUẬN

MÔN: NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC

ĐỀ TÀI: Trình bày ngắn gọn nội dung và tầm quan trọng của học tập và trí

nhớ (learning and memory) Nêu lên và giải thích một số vấn đề thường gặp về học tập và trí nhớ, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao học tập và trí nhớ để thúc đẩy hành vi tích cực của cá nhân trong học tập và đời sống xã hội hàng ngày

Giảng viên: Nguyễn Từ Nhu

Mã lớp học phần: 24D1BUS50326476

Sinh viên: Trương Trấn Lương

Mã số sinh viên: 31231020287

Khóa: K49

Lớp: EMP001

Trang 2

1 TONG QUAN

Trong thời đại xã hội ngày càng phát triển mọi mặt về đời sống, kinh tế, công nghệ, như hiện nay, điều này tất nhiên sẽ tạo ra rất nhiều kiến thức cho thế hệ chúng ta ngày ngày học tập và tiếp thu Học tập là con đường khả dĩ nhất để tiếp cận với thế giới xung quanh, tiếp cận với tri thức to lớn

của nhân loại Chính vì vậy đối với thế hệ sinh viên của chúng ta, việc trau

dồi càng nhiều kiến thức thông qua quá trình học tập là vô cùng cần thiết

để sau này chúng ta có thể bắt kịp với thời đại và có nhiều đóng góp cho

gia đình và xã hội Đi đôi với học tập, chúng ta cũng cần rèn luyện trí nhớ,

tư duy để góp phần cho việc tiếp nhận kiến thức Trí nhớ vô cùng cần thiết cho quá trình học hỏi, tiếp thu kiến thức để chúng ta luôn ghi nhớ rõ về những gì đã học và có thể áp dụng được kiến thức của mình vào đời sống thực tiễn Bài tiểu luận này sẽ trình bày nội dung và tầm quan trọng của việc học tập và trí nhớ, song song với đó sẽ nêu lên và giải thích một số vấn đề thường gặp về học tập và trí nhớ, từ đó để xuất giải pháp nâng cao học tập và trí nhớ để thúc đẩy hành vi tích cực của cá nhân trong học tập

và đời sống xã hội hàng ngày

II CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

Để từng bước đi sâu vào chủ đề lý luận, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số lý thuyết để phục vụ cho quá trình phân tích phía sau Trước hết ta sẽ đến với những nền tảng cơ bản nhất của trí nhớ như là khái niệm, cách trí nhớ vận hành và vai trò quan trọng của nó, sau đó ta sẽ tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của trí nhớ đến khả năng học tập và tư duy

1 Khái niệm trí nhớ

Trí nhớ là khả năng của con người lưu trữ, duy trì và tái hiện lại thông tin Trí nhớ là quá trình não bộ của chúng ta nhận thức thế giới bằng cách ghi

lại, giữ lại và làm xuất hiện lại những gì mà chúng ta thu thập được trong cuộc sống hằng ngày Trí nhớ là một quá trình phức tạp, liên quan đến nhiều bộ phận của não bộ

2 Cơ s1 sinh lí của trí nhớ

Trang 3

Cơ sở của trí nhớ là một quá trình phức tạp liên quan đến nhiều phần của não bộ, trong đó bao gồm việc hình thành, lưu giữ, củng cố và khôi phục

lại các đường liên hệ thần kinh tạm thời Những đường liên kết thần kinh

tạm thời đó được củng cố tương đối vững chắc nhờ có sự lặp đi lặp lại nhiều lần và thời gian nhất định để củng cố Sự hình thành và giữ gìn các đường liên kết này và làm thức tknh chúng là cơ sở sinh lí của trí nhớ Cụ thể, khi chúng ta cố gắng nhớ một điều gì đó, não bộ sẽ sử dụng các kết nối thần kinh tạm thời để tạo ra liên kết giữa thông tin mới và thông tin cũ

đã được lưu trữ

3 Các quá trình của trí nhớ

Trí nhớ của con người là một hoạt động cực kì phức tạp, có liên quan đến

nhiều quá trình khác nhau và những quá trình này có quan hệ qua lại với nhau Quá trình cơ bản của trí nhớ thường gồm 3 giai đoạn là giai đoạn ghi nhớ, giai đoạn gìn giữ và giai đoạn tái hiện, song song với những quá trình

đó trí nhớ cũng bao gồm cả quá trình quên

3.1 Quá trình ghi nhớ

Đây được xem là quá trình đầu tiên của con người trong hoạt động trí nhớ Ghi nhớ, hay còn gọi là mã hóa, là quá trình chuyển đổi thông tin mà não

bộ tiếp nhận thành một dạng dễ hiểu và có thể lưu trữ được Khi chúng ta tiếp thu thông tin mới, các thông tin này được chuyển đổi thành các tín hiệu điện và hóa học để các neuron trong não có thể hiểu và xử lý Lấy ví

dụ cụ thể, khi học từ vựng tiếng Anh và chúng ta được tiếp nhận một từ

vựng mới là “apple”, não bộ chúng ta tiếp nhận thông tin về từ “apple” thông qua âm thanh, chữ viết và não bộ tự động kết nối từ “apple” với một

từ tương ứng trong tiếng Việt là “quả táo”

3.2 Quá trình lưu trữ

Lưu trữ là quá trình củng cố vững chắc thông tin được tiếp nhận vào sâu trong não bộ và duy trì thông tin đó trong bộ nhớ Quá trình này phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm sự lặp lại thông tin giúp tăng cường các liên

kết thần kinh và củng cố thông tin trong bộ nhớ của não bộ, thông tin có

liên quan đến những thông tin khác đã được ghi nhớ hoặc là thông tin gắn

Trang 4

liền với cảm xúc mạnh mẽ thường được gìn giữ tốt hơn Quá trình gìn giữ

chia thành hai loại chính: trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn Khi não bộ

chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn thì quá trình này được gọi là lưu trữ Lấy ví dụ về từ vựng “apple” ở trên, quá trình lưu giữ diễn ra khi chúng ta viết nhiều lần từ “apple” vào vở, liên tưởng đến hình ảnh quả táo để củng cố liên kết mạnh mẽ hơn và sử dụng từ “apple” trong câu nói hoặc bài viết của mình để ghi nhớ

3.3 Quá trình tái hiện

Quá trình tái hiện là quá trình trích xuất thông tin từ bộ nhớ Khi chúng ta

cần sử dụng những kiến thức hoặc trải nghiệm đã có trước đây, não bộ sẽ

truy cập và khôi phục lại thông tin đó Quá trình tái hiện có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như tự nhớ lại mà không cần gợi ý, nhớ lại thông tin khi có sự gợi nhắc, hoặc hồi tưởng lại những trải nghiệm trong quá khứ Đôi khi, quá trình này có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác

nhau, dẫn đến việc chúng ta quên hoặc nhớ sai lệch những thông tin đã

từng ghi nhớ Trong ví dụ từ vựng “apple”, quá trình tái hiện diễn ra khi chúng ta cần sử dụng từ vựng “apple” đã học đó hoặc thấy một quả táo, não bộ chúng ta tự động đưa lại thông tin về từ “apple” để chúng ta sử

dụng và nhận diện được

3.ủ Quá trình quên

Quá trình quên đề cập đến việc não bộ của chúng ta không thể truy xuất được thông tin từ bộ nhớ của não Để lí giải cho điều này có thể là do ngay

từ quá trình ban đầu (quá trình ghi nhớ) não bộ đã mã hóa thông tin không đầy đủ hoặc là do quá trình lưu trữ chưa hoàn toàn đưa thông tin từ trí nhớ

ngắn hạn vào trí nhớ dài hạn Trong ví dụ về từ vựng “apple”, nếu chúng ta

chk được thấy từ đó một lần hoặc chk vừa nghe thoáng qua một lần, ta có thể chk nhớ được từ đó vào thời điểm đó nhưng qua thời gian không có sự

lưu trữ lặp lại thì não bộ của ta cũng sẽ quên lãng đi

ủ Tầm quan trọng của trí nhớ

Trí nhớ đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người Nó không chk giúp chúng ta lưu giữ thông tin và

Trang 5

kiến thức mà còn ảnh hưởng đến khả năng học hỏi, ra quyết định, và xây dựng mối quan hệ xã hội Chúng ta phải có những ký ức và trải nghiệm

trước đây để hình thành nên nhân cách con người hiện tại Trí nhớ tạo nên

một sự liền mạch trong cuộc sống của chúng ta, hãy thử tưởng tượng rằng bỗng nhiên chúng ta bị hổng một khoảng thời gian trong ký ức, ta không thể nào nhớ được trải nghiệm trong khoảng thời gian đó, điều đó sẽ tạo ra một sự đút quãng trong trí nhớ, ảnh hưởng đến đời sống xã hội của chúng

ta

Cụ thể hơn, trí nhớ có vai trò không thể thiếu trong mọi khía cạnh của cuộc

sống Trí nhớ là nền tảng cho mọi hoạt động của con người, từ việc học hỏi

và phát triển cá nhân đến việc duy trì các mối quan hệ xã hội và giải quyết các vấn đề phức tạp:

-Trí nhớ giúp chúng ta tiếp nhận và khắc ghi thông tin từ quá trình học tập Điều này giúp chúng ta tích lũy kiến thức theo thời gian, từ những điều cơ bản như nghe, nói, đọc, viết, đến các kỹ năng phức tạp hơn

-Trí nhớ giúp chúng ta áp dụng những gì đã học vào thực tế, từ việc giải quyết vấn đề trong học tập công việc đến các hoạt động hàng ngày

-Irí nhớ giúp chúng ta lưu trữ được những trải nghiệm và kinh nghiệm, hình thành tính cách và đặc trưng riêng của chúng ta vì mỗi người chúng ta đều sẽ có trải nghiệm và phản ứng khác nhau trước những sự kiện của cuộc sống

-Trí nhớ giúp chúng ta lưu giữ và truyền đạt các giá trị văn hóa, truyền thống và lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác Trí nhớ giúp chúng ta

truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm mình có đượcn cho thế hệ tiếp theo, góp phần duy trì và phát triển xã hội con người

-Học tập và trí nhớ là nền tảng cho sự sáng tạo và phát triển của xã hội

loài người Việc ghi nhớ và nắm vững kiến thức hiện có và áp dụng chúng theo cách mới mề giúp tạo ra những ý tưởng, sản phẩm và phương pháp

mới, thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo ra một xã hội loài người

ngày càng văn minh và tiến bộ

Trang 6

lil PHAN TICH VA VAN DUNG

1 Mối liên hệ chặt chẽ giữa học tập và trí nhớ

Học tập là quá trình mà con người tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới thông

qua kinh nghiệm, rèn luyện mà có hoặc thông qua sự giảng dạy, truyền

đạt Học tập có thể diễn ra ở nhiều mức độ, từ việc tiếp thu thông tin cơ bản đến sự phát triển của các kỹ năng phức tạp và khả năng tư duy

Đi đôi với việc học tập đó là trí nhớ Như đã đề cập ở trên, trí nhớ là nền tảng cơ bản của mọi hoạt động sinh hoạt của con người, vì vậy trí nhớ liên quan mật thiết và chặt chẽ đến việc học tập của cá nhân Học tập là một

chuyện nhưng để có thể ghi nhớ và sử dụng kiến thức mình đã học thì không thể bỏ qua sự ảnh hưởng của trí nhớ Ta dễ dàng nhận thấy trong

cuộc sống người nào có trí nhớ tốt thường có khả năng học tập vượt trội

hơn và khả năng tư duy giải quyết vấn đề tốt hơn

Học tập và trí nhớ giúp con người không ngừng phát triển, hoàn thiện bản

thân, từ đó mở ra nhiều cơ hội trong công việc và cuộc sống Việc học hỏi

kỹ năng mới và ghi nhớ kiến thức giúp nâng cao năng lực cá nhân Đôi khi học hỏi kiến thức mới đòi hỏi con người ta ghi nhớ được kiến thức cũ, kiến thức cũ là nền tảng cho kiến thức mới Một ví dụ điển hình đó là để học được những kiến thức của cấp trung học phổ thông, học sinh bắt buộc phải học qua và ghi nhớ kiến thức của trung học cơ sở

Quá trình học tập hiện hữu trong từng quá trình của trí nhớ, làm rõ nét sự liên quan mật thiết giữ học tập và trí nhớ:

ớHọc tập trong quá trình ghi nhận ệmã hóa) của trí nhớ:

Khi chúng ta học, não bộ tiếp nhận và xử lý kiến thức mới Quá trình này liên quan đến việc mã hóa thông tin, biến thông tin đó thành dạng mà não

có thể lưu trữ và truy xuất sau này Kiến thức mới được liên kết với những kiến thức và kinh nghiệm đã có trước đó, giúp tạo ra các mạng lưới thông tin trong não Điều này không chk giúp ghi nhớ kiến thức mới mà còn làm phong phú thêm kiến thức hiện có

ớHọc tập trong quá trình lưu trữ của trí nhớ:

Trang 7

Kiến thức mới ban đầu được lưu trữ trong trí nhớ ngắn hạn Nếu kiến thức này được lặp lại thông qua sự rèn luyện và ôn tập thường xuyên, nó sẽ được chuyển sang trí nhớ dài hạn, nơi nó có thể được giữ lại trong thời gian dài hơn Quá trình củng cố trí nhớ, từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn, diễn ra trong quá trình ôn tập Như vậy có thể thấy, học tập kiến thức mới là chưa đủ, chúng ta còn cần phải thường xuyên ôn tập, nói cách khác chính là tạo ra sự lặp lại để hằn sâu kiến thức vào não bộ của chúng ta

GHoc tap trong quá trình truy xuất của trí nhớ:

Học tập không đơn giản là tiếp nhận được kiến thức đó trong ngắn hạn mà còn phải có khả năng áp dụng được những gì đã học vào đời sống thực tế Điều này liên quan đến khả năng truy xuất của trí nhớ Như đã nói ở trên,

khả năng truy xuất của trí nhớ nhanh chóng và chính xác phụ thuộc vào

hai quá trình trước Nếu kiến thức chúng ta học không được ghi nhận chính xác ở quá trình mã hóa hoặc là kiến thức đó không được củng cố lặp lại để

đi vào trí nhớ dài hạn ở quá trình lưu trữ, quá trình truy xuất sẽ gặp nhiều

khó khăn Do đó, việc chú ý học tập rất quan trọng Nhiều bạn trẻ hiện nay không để ý đến việc tiếp nhận kiến thức, vì vậy kiến thức của các bạn mau chóng mất đi theo thời gian và não bộ không thể truy xuất để sử dụng

2 Một số vấn đề thường gặp phải trong học tập và trí nhớ

2.1 Vấn đề: Thiếu sự tập trung

Trong quá trình học tập, không ít những bạn học sinh, sinh viên bị phần tâm, sao nhãng Đây là một vấn đề rất điển hình của học tập và trí nhớ Thiếu tập trung là sự phân tán tư tưởng, dễ bị xao lãng bởi các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong, có thể làm giảm khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức Một số nguyên nhân gây ra sự mất tập trung khi học tập có thể kể đến như điện thoại di động, thứ dễ dàng nhất làm cho con người bị mất tập

trung khỏi việc đang làm chk bằng một mẩu tin nhắn, một cuộc gọi hoặc

một cái thông báo từ mạng xã hội Ngoài ra một số yếu tố khác như môi trường sinh hoạt ồn ào có thể gây phân tâm ít nhiều đến khả năng tiếp thu kiến thức hay là trong một thời điểm chúng ta phải làm nhiều việc cùng

một lúc thì cũng không mang lại sự tập trung hiệu quả Sự thiếu tập trung

Trang 8

gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ghi nhớ (mã hóa) của trí nhớ, gây cản trở, khó khăn trong quá trình lưu trữ và truy xuất thông tin sau này Khi đang học bài mà bị phân tâm, chúng ta sẽ ghi nhận kiến thức đó không

chính xác và không đây đủ, khiến quá trình học tập không còn đạt hiệu

quả Đây là một vấn đề rất đáng được lưu tâm trong nghiên cứu học tập và trí nhớ

2.2 Vấn đề: Quên nhanh thông tiní kiến thức đã học

Đây cũng được xem là một vấn đề rất nhức nhối của học sinh, sinh viên

Quên kiến thức cũng có nhiều loại, có thể hôm nay học kiến thức này nhưng khoảng vài ba hôm đã quên mất hoặc là khi học kiến thức mới thì lại quên đi kiến thức cũ Cơ sở sinh lí của vấn để này liên quan đến quá trình lưu trữ của trí nhớ Để kiến thức đã học được lưu trữ lâu dài trong bộ nhớ của não, chúng ta phải đưa được kiến thức đó từ trí nhớ ngắn hạn vào trí nhớ dài hạn Để củng cố kiến thức trong quá trình lưu trữ, dễ dàng nhất

đó chính là chúng ta liên tục tạo sự lặp lại, hay nói cách khác chính là

chúng ta phải ôn tập kiến thức đã học thường xuyên Việc không ôn lại và củng cố thông tin sau khi học có thể dẫn đến việc quên nhanh chóng, do não bộ không coi đó là thông tin quan trọng cần ghi nhớ lâu dài

2.3 Vấn đề: Thiếu động lực học tập

Thiếu động lực học tập chính là cảm giác nhàm chán, thiếu hứng thú với môn học hay là không hề có tinh thần quyết tâm hay mục tiêu rõ ràng để học tập Như đã đề cập ở trên, trí nhớ của chúng ta ghi nhận thông tin có chính xác và có hiệu quả hay không cũng phụ thuộc ít nhiều vào cảm xúc Khi thiếu động lực, tức là chúng ta không hề có cảm xúc mạnh mẽ hay kiến thức chúng ta học không làm ấn tượng hay hứng thú thì việc ghi nhớ thông tin, kiến thức đó sẽ vô cùng khó khăn Khi đã không có động lực để ghi nhớ kiến thức, thì quá trình tiếp theo của trí nhớ là quá trình lưu trữ cũng không thể diễn ra vì chúng ta không đủ động lực để thường xuyên

dành thời gian ôn tập Chính vì vậy thiếu động lực là một vấn để ảnh

hưởng rất sâu sắc đến học tập và trí nhớ

2.ủ Vấn đề: Căng thẳng và lo lắng

Trang 9

Quá trình học tập luôn kèm theo những áp lực lên học sinh và sinh viên Ta

có thể kể đến một số áp lực gây căng thẳng phổ biến như là áp lực về thành tích, lo lắng về kỳ thi sắp đến hoặc xa hơn có thể là những áp lực liên quan đến cuộc sống cá nhân và gia đình Cảm xúc có thể được xem là thứ ảnh hưởng đến trí nhớ rất nhiều, do đó khi lo lắng và căng thẳng, quá trình ghi nhớ và lưu trữ kiến thức sẽ diễn ra không mấy suôn sẻ Một tình huống phổ biến đó là một số sinh viên bị áp lực bởi việc phải thuyết trình trước đám đông, cảm xúc căng thẳng đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc ghi nhớ, cho nên dù đã thuộc nội dung để trình bày nhưng họ vẫn bị vấp và bập bẹ hoặc khó khăn trong việc nhớ lại nội dụng để trình bày

3 Một số giải pháp nâng cao học tập va tri nhoi tu đó thúc day hành vi tích cực của cá nhân trong đời sống xã hội

3.1 Tạo môi trường học tập tốt

Một môi trường học tập tốt sẽ giúp giải quyết những vấn đề về thiếu tập trung Một không gian học tập yên tĩnh không bị ảnh hưởng bởi âm thanh

ồn ào sẽ dễ dàng khiến chúng ta nâng cao sự tập trung vào quá trình học

tập Những bạn sinh viên dễ bị phân tâm bởi điện thoại thông minh thì giải pháp tốt nhất và tối ưu nhất chính là tắt nguồn điện thoại đi, như vậy sẽ

không còn bị sao lãng bởi những thông báo từ mạng xã hội hay là tin nhắn

trò chuyện phiếm từ bạn bè Khi đã xác định bản thân sẽ tập trung hoàn toàn vào quá trình học để tiếp nhận kiến thức một cách hiệu quả nhất thì

phải tìm cho mình một nơi yên tĩnh và làm mình thoải mái, có thể kể đến như trong phòng riêng của mình, thư viện hoặc quán cà phê và tốt nhất là

hãy tắt điện thoại vì điện thoại là thứ gây phân tâm rất dễ dàng

3.2 Ôn tập kiến thức đã học thường xuyên

Nhiều bạn sinh viên thường xem nhẹ quá trình ôn tập lại kiến thức, cho

rằng là ghi nhớ kiến thức trong thời gian ở lớp ở trường là đủ Đây là một sai lầm nghiêm trọng bởi vì thời gian học kiến thức trên lớp chk đủ để đưa thông tin vào trí nhớ ngắn hạn Từ trí nhớ ngắn hạn vào trí nhớ dài hạn đòi hỏi sự lặp lại cho nên không thể xem nhẹ quá trình ôn tập Dành thời gian

ôn tập hằng ngày là cách tối ưu nhất để củng cố kiến thức, đưa kiến thức

Trang 10

vào bộ nhớ dài hạn của não Cho nên, để không quên nhanh kiến thức đã học, hay là “học sau quên trước”, các bạn sinh viên hãy nên áp dụng các

kỹ thuật ghi nhớ, ví dụ như kỹ thuật lặp lại cách quãng (ôn lại kiến thức

theo các khoảng thời gian cách nhau để củng cố trí nhớ dài hạn) hoặc là

áp dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức đã học, giúp cho việc ghi

nhớ và lưu trữ được hiệu quả hơn

3.3 Xác định mục tiêu học tập cho bản thân

Học tập là quá trình quan trọng và mang tính dài hạn, học tập là chuyện

cả đời cho nên để đồng hành được với quá trình này chúng ta cần có một quyết tâm vững chắc và một mục tiêu rõ ràng để tăng cường động lực

Việc xác định xem mục đích học tập của chúng ta là gì vô cùng cần thiết Cách đơn giản nhất để tạo động lực cho chính mình là ta phải đặt một mục tiêu ngắn hạn và cố gắng đạt được nó, ví dụ như học kì này mình đặt mục

tiêu là giành lấy điểm A môn kinh tế vĩ mô để chứng minh bản thân Khi chúng ta nỗ lực để đạt được mục tiêu đó và kết quả khiến chúng ta hài

lòng thì tự bản thân mình sẽ có niềm vui và sự hân hoan để tiếp tục đặt ra

mục tiêu khác và hướng đến Cứ như vậy chúng ta sẽ không còn bị mơ hồ

về mục tiêu và càng có nhiều động lực để học tập hơn, từ đó quá trình ghi nhớ lưu trữ kiến thức cũng diễn ra hiệu quả hơn

3.ủ Quản lý căng thẳng và lo âu

Một vấn đề quan trọng cần có nhiều giải pháp đó chính là sức khỏe tinh thần của chúng ta Không có tinh thần tốt ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng của trí nhớ Hiện nay có nhiều cách để chúng ta giảm bớt những căng thẳng và áp lực, trong đó có một số cách rất đơn giản hiệu quả có thể kể đến như là chúng ta nên dành thời gian nghk ngơi thư giãn như làm

các hoạt động giải trí (xem phim, nghe nhạc, đi chơi cùng gia đình bạn bè)

và mặc cho khối lượng công việc đang nhiều đến dau vi khi tinh than

chúng ta đã quá mệt mỏi và căng thẳng thì chúng ta không cách nào để tiếp tục học tập Bên cạnh đó, sắp xếp thời gian biểu thật hợp lí là rất quan trọng, chúng ta nên tránh sự trì hoãn để không dồn ép công việc vào cùng một thời điểm Quản lý được áp lực và lo âu sẽ giúp ích rất nhiều cho quá

Ngày đăng: 14/10/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w