1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài một số giải pháp hoàn thiện quy trình lựa chọn và Đánh giá nhà cung cấp tại công ty tnhh rawlplug việt nam

32 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 239,26 KB

Nội dung

Quản lý ngành hàng,quản lý quan hệ nhà cung cấp & quản lý rủi ro nhà cung cấp là những lĩnh vực chiến lượcquan trọng có thể đem lại giá trị gia tăng đáng kể, giúp hiện thực hóa các khoản

Trang 1

ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRƯỜNG KINH TẾ TÀI CHÍNH

THỰC HÀNH QUẢN TRỊ MUA HÀNG

TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH LỰA CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG CẤP TẠI

CÔNG TY TNHH RAWLPLUG VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: Lê Thị Tâm Như

Mã số sinh viên: 2225106050950

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Huỳnh Tấn Tài

Bình Dương, tháng 11 năm 2024

Trang 2

Tại Việt Nam, kinh tế cũng ghi nhận những tín hiệu khả quan với GDP tăng trưởng

ổn định Dù vậy, biến động kinh tế vĩ mô, đặc biệt là sự biến động mạnh của giá cả nguyênvật liệu và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do các yếu tố địa chính trị, đã gây ra nhiều khókhăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Để thích ứng với tình hình mới, các doanh nghiệpsản xuất buộc phải xem xét lại toàn bộ quy trình sản xuất, từ khâu lựa chọn nhà cung ứng đếnphân phối sản phẩm

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp đó làviệc lựa chọn nhà cung cấp Khách hàng ngày nay đòi hỏi sản phẩm và dịch vụ có chất lượngcao, đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt Điều này đặt ra áp lực lớn lên các doanh nghiệptrong việc đảm bảo chất lượng từ nguồn cung Thêm vào đó họ cũng ngày càng quan tâmđến các vấn đề môi trường và xã hội vì thế doanh nghiệp cần lựa chọn các nhà cung cấp cócam kết về phát triển bền vững để đáp ứng nhu cầu của thị trường

Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn đến từ khả năng đáp ứngthiếu ổn định của nhà cung cấp, không có nhiều sự lựa chọn nhà cung cấp chất lượng để thaythế khi cần thiết, dẫn đến tình trạng gián đoạn trong hoạt động sản xuất và phân phối Mộttrong những nguyên nhân gốc rễ quan trọng nhất của các vấn đề này là doanh nghiệp đang

Trang 3

dành nhiều nỗ lực cho việc giải quyết vấn đề phát sinh hàng ngày với nhà cung cấp, nhưngthiếu đầu tư nguồn lực đúng mức cho hoạt động mua sắm chiến lược Quản lý ngành hàng,quản lý quan hệ nhà cung cấp & quản lý rủi ro nhà cung cấp là những lĩnh vực chiến lượcquan trọng có thể đem lại giá trị gia tăng đáng kể, giúp hiện thực hóa các khoản tiết kiệm chiphí và củng cố tính ổn định của nguồn cung; nhưng hiện vẫn chưa được nhận định đúngmức.

Quy trình lựa chọn nhà cung cấp đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng và duytrì chuỗi cung ứng hiệu quả Một nhà cung cấp uy tín sẽ đảm bảo nguồn nguyên vật liệu ổnđịnh, chất lượng, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về tiến độ và giá cả Ngược lại, việclựa chọn nhà cung cấp không phù hợp có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như: chậm trễ giao hàng,chất lượng sản phẩm kém, tăng chi phí sản xuất, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanhnghiệp Mặc dù việc lựa chọn nhà cung cấp đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm, tuy nhiênvẫn còn tồn tại một số hạn chế Tại nhiều công ty, quy trình này thường mang tính chủ quan,thiếu sự đánh giá khách quan và toàn diện Các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp chưa đượcxác định rõ ràng, dẫn đến việc khó so sánh và lựa chọn Bên cạnh đó, việc cập nhật thông tin

về nhà cung cấp cũng chưa được thực hiện thường xuyên, gây khó khăn trong việc theo dõi

và đánh giá hiệu quả hợp tác

“Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy trình lựa chọn và tiêu chí đánh giá nhà cung cấp tại Công ty Rawlplug Việt Nam” là một đề tài nghiên cứu mang tính thực tiễn cao.

Nghiên cứu này sẽ giúp xác định những điểm mạnh, điểm yếu trong quy trình hiện tại, từ đóđưa ra các giải pháp cải tiến phù hợp Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng cường khả năng cạnh tranhtrên thị trường

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu tại công tyTNHH Rawlplug Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 4

3.1 Đối tượng: Hoạt động đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu tại công tyTNHH Rawlplug Việt Nam

3.2 Phạm vi: Các thông tin, số liệu của công ty giai đoạn 2021-2023

4 Bố cục bài báo cáo

Chương I: Cơ sở lý thuyết về lựa chọn và đánh giá NCC

Chương II: Thực trạng quy trình lựa chọn và đánh giá NCC tại Công ty Rawlplug Việt Nam

Chương III: Giải pháp và kiến nghị

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP

1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng

Khái niệm chuỗi cung ứng (Supply Chain) đã trở nên phổ biến trong hoạt động kinhdoanh hiện đại Vượt qua định nghĩa đơn thuần về một chuỗi các hoạt động sản xuất và phânphối, chuỗi cung ứng thực chất là một hệ thống phức tạp, liên kết chặt chẽ các tổ chức, cánhân, hoạt động, thông tin và nguồn lực Để hiểu rõ hơn về hệ thống này, chúng ta cần phântích sâu vào các định nghĩa khác nhau:

Theo Madefine: “Quản lý chuỗi cung ứng là quản lý dòng hàng hóa và dịch vụ và

bao gồm tất cả các quá trình biến đổi nguyên liệu thô nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng Nó liên quan đến việc hợp lý hóa tích cực phía cung của doanh nghiệp nhằm tối đa hóa giá trị khách hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.”

Theo Sonil Chopra (2012): “Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp, bộ

phận liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.”

Techopedia định nghĩa SCM là “Việc quản lý và giám sát một sản phẩm từ nguồn

gốc cho đến khi nó được tiêu thụ SCM liên quan đến dòng nguyên vật liệu, tài chính và thông tin Điều này bao gồm thiết kế sản phẩm, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kiểm soát.”

Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và

cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và phân phối đến khách hàng cuối cùng.

Theo TS Hau Lee và đồng tác giả Corey Billington trong bài báo nghiên cứu thì

quản trị chuỗi cung ứng như là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó đến

Trang 6

sản phẩm hoàn thành cuối cùng, và phân phối sản phẩm đến khách hàng thông qua hệ thống phân phối.

Tóm lại, Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức để tích hợp và sửdụng hiệu quả nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ/bán lẻ nhằm phân phốihàng hóa đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về chất lượng, số lượng, với mụctiêu giảm thiểu chi phí trên toàn chuỗi trong khi tối đa sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng

Trong một chuỗi cung ứng điển hình, doanh nghiệp mua nguyên vật liệu từ một hoặcnhiều nhà cung cấp; các bộ phận, chi tiết hoặc thậm chí sản phẩm sau đó được sản xuất ởmột nhà máy hoặc nhiều hơn, và được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trunggian và cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiếnmức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở cáccấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng bao gồm các nhà cung cấp, cáctrung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, và các cửa hàng bán lẻ, cũng nhưnguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữacác cơ sở

Chúng ta mua sản phẩm trên cơ sở giá, chất lượng, tính sẵn sàng, sự bảo quản và danhtiếng với hy vọng rằng chúng thỏa mãn yêu cầu mà chúng ta mong đợi Đôi khi vì những lý

do cụ thể, chúng ta cần trả sản phẩm hoặc các chi tiết do không đáp ứng yêu cầu hoặc đôi khicần sửa chữa hoặc tái chế chúng

1.1.2 Mua hàng

Nếu trước đây, mua sắm đơn thuần là một hoạt động giao dịch để đáp ứng nhu cầuvật chất, thì ngày nay, nó đã trở thành một công cụ chiến lược quan trọng trong cạnh tranhkinh doanh Mua sắm không chỉ là việc mua hàng, mà còn là quá trình tối ưu hóa nguồn lực,xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp và tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm Mua sắm làmột mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng Quyết định mua hàng không chỉ ảnh hưởngđến chi phí sản xuất mà còn tác động đến chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng và sự hàilòng của khách hàng

Trang 7

Tiến sĩ D.Walters đã định nghĩa hoạt động mua sắm như sau: “việc mua sắm vật liệu,

máy móc, thiết bị và vật tư hoặc kho dự trữ thích hợp được sử dụng trong quá trình sản xuất một sản phẩm, được đưa vào tiếp thị với số lượng và chất lượng phù hợp vào thời điểm thích hợp và ở mức giá thấp nhất phù hợp với chất lượng mong muốn.” Hay Alford và Beaty cho

biết: “Mua hàng là việc mua sắm vật liệu, vật tư, máy móc, công cụ và dịch vụ cần thiết cho

thiết bị, bảo trì và vận hành một nhà máy sản xuất”

Mua hàng là hoạt động đầu tiên trong doanh nghiệp nhằm tạo ra yếu tố đầu vào mộtcách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng quy cách, chủng loại, chất lượng, phù hợp với nhu cầucủa khách hàng và kế hoạch bán ra của doanh nghiệp

Mua hàng là chức năng quản lý kinh doanh nhằm đảm bảo việc xác định, tìm nguồncung ứng, tiếp cận và quản lý các nguồn lực bên ngoài mà tổ chức cần hoặc có thể cần đểthực hiện các mục tiêu chiến lược Trước đây, hoạt động thu mua thường được xem như mộttrong các chức năng tạo ra rất ít giá trị gia tăng cho doanh nghiệp Ngoài ra, hoạt động muahàng tồn tại để khám ra các cơ hội cung ứng trên thị trường và để thực hiện các chiến lượccung ứng nguồn lực nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất có thể cho tổ chức, các bên liên quan vàkhách hàng của tổ chức Mua hàng áp dụng khoa học và nghệ thuật về quản lý nguồn cung

và nguồn lực bên ngoài thông qua khối lượng kiến thức được diễn giải bởi những người thựchành và chuyên gia có năng lực Đồng thời nó cũng là một hoạt động mang tính chủ động vàchiến lược của doanh nghiệp nhằm đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa liên tục và dịch vụ đểmang lại hiệu suất đẳng cấp thế giới cho doanh nghiệp Bộ phận mua hàng quản lý rủi rochuỗi cung ứng thông qua việc đàm phán hiệu quả các hợp đồng, chi phí và mô hình giá cả,chất lượng và các đặc điểm chung thiết yếu khác

Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể đi đến những mục tiêu sau của việc muahàng: (1) Mua sắm hàng hóa và dịch vụ cần thiết; (2) Đảm bảo số lượng và chất lượng theoyêu cầu với mức giá thấp nhất có thể; (3) Mua sắm vật tư theo đúng kế hoạch sản xuất, sảnphẩm cần sản xuất và mục đích mua sắm; (4) Đảm bảo hàng hóa đến đúng thời điểm cầnthiết theo lịch trình sản xuất Sự chậm trễ do thiếu vật liệu dẫn đến mất nhân công và lãngphí giờ máy; (5) Không cần tránh tình trạng ứ đọng vốn trong hàng tồn kho Nhìn chung, nên

Trang 8

tránh mua hàng loạt nếu có thể; (6) Tìm kiếm sản phẩm thay thế nhằm nâng cao chất lượng,giảm giá thành sản phẩm và tiết kiệm nguyên liệu thô khan hiếm.

Ngày nay, chức năng mua sắm đã có một chiều hướng mới và có thể được định nghĩa

là chức năng thu mua: (i) Cung cấp dòng vật liệu liên tục và đảm bảo sản xuất liên tục; (ii)Mua hàng một cách khôn ngoan và góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cuốicùng; (iii) Duy trì hàng tồn kho ở mức tối ưu để giúp đạt được các hoạt động có chi phí thấp;(iv) Tạo sự phối hợp tốt hơn với các phòng ban khác trong tổ chức, tức là với các phòng sảnxuất, hiệu suất, kỹ thuật,…; (v) Lựa chọn nguồn cung ứng phù hợp; (vi) Phát triển và duy trìmối quan hệ tốt với các nhà cung cấp Các nhà cung cấp cung cấp dịch vụ tốt hơn cho kháchhàng thường xuyên của họ và cũng cung cấp cho họ thông tin hữu ích về tính khả dụng củacác sản phẩm thay thế và xu hướng giá; (vii) Xây dựng chính sách mua sắm phù hợp và quytrình hợp lý; (vii) Đào tạo và phát triển nhân viên mua sắm làm việc dưới quyền điều hànhmua sắm

1.1.2.2 Hành vi mua hàng của doanh nghiệp B2B

Hành vi mua hàng của khách hàng công nghiệp là toàn bộ hành động mà doanhnghiệp bộc lộ ra trong quá trình mua một sản phẩm hay dịch vụ Quá trình bao gồm: điều tra,mua sắm, sử dụng, đánh giá và mức độ chi tiêu cho mặt hàng đó B2B là tên gọi viết tắt củacụm từ “Business to Business”, đề cập đến quá trình giao dịch, buôn bán, kinh doanh thươngmại giữa các doanh nghiệp Trong mô hình này, các sản phẩm/ dịch vụ được bán cho cáccông ty, tổ chức khác thay vì bán cho người tiêu dùng cuối cùng

Là tiến trình ra quyết định theo đó các tổ chức xác định nhu cầu đối với SP và dịch vụ

sẽ mua, xác định, đánh giá và lựa chọn trong số các thương hiệu và nhà cung ứng khác nhau.Trong đó người mua hàng hóa là tổ chức tức những người mua hàng hóa và dịch vụ cho mụcđích cụ thể của ngành công nghiệp hoặc nông nghiệp dẫn điện hoặc để sử dụng trong hoạtđộng hoặc tiến hành của một nhà máy, doanh nghiệp, tổ chức, nghề nghiệp, dịch vụ Ngườimua tổ chức là những người mua thay mặt tổ chức chứ không phải để sử dụng hoặc tiêudùng cá nhân, gia đình

Trang 9

1.2 Các khái niệm về nhà cung cấp

1.2.1 Khái niệm nhà cung cấp

1.2.2 Quy trình lựa chọn nhà cung cấp

Vấn đề lựa chọn nhà cung cấp là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà bộphận mua hàng của một tổ chức kinh doanh cần thực hiện Quá trình đánh giá nhà cung cấp

và mua hàng hiệu quả rất quan trọng vì các tổ chức kinh doanh ngày càng phụ thuộc vào nhàcung cấp của họ Với sự toàn cầu hóa thị trường, số lượng nhà cung cấp tiềm năng và sốlượng yếu tố cần xem xét khi lựa chọn nhà cung cấp ngày càng tăng Do đó, một quá trìnhlựa chọn nhà cung cấp hiệu quả và hiệu quả trở nên rất quan trọng đối với sự thành công củabất kỳ tổ chức sản xuất hoặc dịch vụ nào

Lựa chọn nhà cung cấp (SS) là quá trình mà các công ty xác định, sàng lọc, đánh giá,phân tích và ký hợp đồng với các nhà cung cấp Quá trình này đòi hỏi nguồn tài chính vànhân lực đáng kể cho bất kỳ công ty nào Đồng thời, các công ty mong đợi các nhà cung cấpphù hợp và dịch vụ chất lượng cao

Lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp là quá trình tìm kiếm các nhà cung cấp cho các tổchức sản xuất, mà các nhà cung cấp này có thể cung cấp cho người mua những sản phẩmđúng chất lượng, dịch vụ với giá hợp lý, tại mức sản lượng phù hợp và vào đúng thời điểm(Anukul Mandal và Deshmukh, 1994)

Tóm lại, Quy trình lựa chọn nhà cung cấp là một phần quan trọng trong công việc của

bộ phận mua sắm Hợp lý hóa quá trình mua sắm sẽ cho phép doanh nghiệp dành nhiều thờigian hơn để tìm đúng nhà cung cấp và đàm phán các giao dịch tốt nhất có thể

Lựa chọn nhà cung cấp "đơn giản" có xu hướng là bất cứ điều gì, nhưng hiếm khi cóhướng dẫn toàn diện nào bao gồm tất cả các cơ sở hoặc tình huống bất trắc mà bạn có thể gặpphải Tuy nhiên, việc phát triển một khuôn khổ cơ bản để lựa chọn nhà cung cấp sẽ giúp điềuchỉnh quy trình cho phù hợp với công ty của bạn và tạo ra sự hiểu biết chung và cách thứctiến về phía trước trên toàn doanh nghiệp

Trang 10

- Phân tích nhu cầu kinh doanh của bạn: Phân tích những nhu cầu đó cũng giúp làm rõ

các yêu cầu của nhà cung cấp và cho phép truyền đạt chúng một cách hiệu quả, tiết kiệm thờigian bằng cách đảm bảo sự hiểu biết chung giữa bạn và các nhà cung cấp tiềm năng Quytrình này bao gồm việc xác định các nhiệm vụ và sản phẩm quan trọng cần có từ các nhàcung cấp tiềm năng, tổ chức hội thảo trên toàn doanh nghiệp để bao gồm các trưởng phòng,quản lý và giám đốc điều hành cấp cao khi cần, sau đó mã hóa các yêu cầu trong một tài liệu

toàn diện và dễ hiểu Việc thẩm định cẩn thận ở giai đoạn đầu này sẽ giúp đảm bảo quá trình

lựa chọn nhà cung cấp diễn ra suôn sẻ

- Tạo danh sách ứng viên: Nhân viên mua hàng có thể sẽ nhận được một loạt các ứng viên

nhà cung cấp không đủ tiêu chuẩn hoặc không phù hợp ngay từ đầu Điều đó là không thểtránh khỏi Tuy nhiên, điều có thể tránh được là lãng phí thời gian xoay vòng bằng cách xemxét kỹ lưỡng từng ứng viên Thay vào đó, hãy tạo danh sách rút gọn dựa trên các tiêu chí cầnthiết để thu hẹp phạm vi và để những người ra quyết định tập trung vào một số ít ứng viên cótiềm năng đáng kể nhất

Những cân nhắc khi lập danh sách rút gọn bao gồm phạm vi dịch vụ hoặc sản phẩm, chi phí

và thời gian thực hiện dự án Nhân viên mua hàng cũng sẽ muốn tìm nhà cung cấp tại nơi họđang ở thay vì chờ đợi các nhà cung cấp "tốt nhất trong lớp" tìm đến trước Mặc dù có thể cómột số phương pháp tiếp cận hiệu quả, không khả dụng, bao gồm email, gặp mặt trực tiếphoặc gọi điện thoại, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tìm ra những ứng viên tốt nhất

- Gặp gỡ các nhà cung cấp tiềm năng: Chúng ta ngày càng phân tán và xa cách, nhưng

điều đó không có nghĩa là bạn nên bỏ qua các cuộc phỏng vấn và thảo luận trực tiếp với nhàcung cấp Nhà cung cấp "trên giấy tờ" tốt nhất có thể sụp đổ nếu không được giám sát trựctiếp, vì vậy, việc đưa họ vào danh sách sớm có thể giúp xác định sự phù hợp nhất một cách

nhanh chóng Chúng ta thường sẽ lên lịch thảo luận trực tiếp hoặc trực tuyến với các ứng

viên được chọn để tập trung vào các chi tiết cụ thể của dự án, cấu trúc giá và thời hạn

- Xem lại RFP và làm rõ chi tiết: Đánh giá Yêu cầu Đề xuất (RFP) là bước chính thức tiếp

theo để xác thực việc tuân thủ các yêu cầu và tính phù hợp cuối cùng với nhu cầu riêng củabạn Đây là bước mà các ứng viên được chọn sẽ được thu hẹp hơn nữa thông qua nghiên cứu

Trang 11

chuyên sâu về lịch sử công việc, độ tin cậy và cam kết hoàn thành dự án của nhà cung cấp.Bước này thường diễn ra khi các nhà quản lý hoặc giám đốc điều hành cấp cao hơn tham gia,

vì các nhà cung cấp có trình độ kém nhất đã bị loại khỏi quy trình

Bây giờ, doanh nghiệp sẵn sàng chốt hợp đồng nhưng cũng nên lập kế hoạch dự phòng hoặcdanh sách các phương án dự phòng nếu nhà cung cấp chính không đáp ứng được các yêu cầu

cụ thể của hợp đồng, đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh

- Phát triển một hợp đồng: Một hợp đồng toàn diện và được phát triển tốt là bước cuối

cùng trong việc lựa chọn nhà cung cấp nhưng không phải là quyết định cuối cùng trong việcquản lý nhà cung cấp Đây cũng có xu hướng là giai đoạn hợp tác nhất trên toàn doanhnghiệp vì các bên liên quan xác thực các yêu cầu và bao gồm các thông số duy nhất cho các

phần cụ thể, chẳng hạn như đầu vào điều khoản thanh toán từ phần AP Hợp đồng thường

bao gồm các yếu tố thiết yếu như chế độ bồi thường cho nhà cung cấp, lịch trình thanh toáncho nhà cung cấp minh bạch , mục tiêu dự án được xác định rõ ràng và các điều khoản chấm

dứt hợp đồng được xây dựng chặt chẽ Sau đó, cả bên bán và bên mua sẽ xem xét cẩn thận

các tài liệu dự thảo để thống nhất các điều khoản và đảm bảo tính rõ ràng trước khi bắt đầumối quan hệ làm việc

1.2.3 Quản lý nhà cung cấp

Quản lý nhà cung cấp có thể được định nghĩa là: Khía cạnh mua sắm đó liên quan đến việchợp lý hóa cơ sở nhà cung cấp và lựa chọn, điều phối, đánh giá hiệu quả hoạt động và pháttriển tiềm năng của nhà cung cấp và, trong đó phù hợp, xây dựng mối quan hệ hợp tác lâudài

Quản lý nhà cung cấp là một hoạt động mang tính chiến lược và đa chức năng hơn là “muahàng’’, đó là thiên vị về mặt giao dịch và thương mại

1.2.4 Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp

Trang 12

Một lỗi thường gặp khi thực hiện quy trình đánh giá nhà cung cấp mới là không đề ra hoặcxây dựng các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp không đủ phù hợp và toàn diện Dưới đây là 7tiêu chí quan trọng để đánh giá nhà cung cấp mà bạn có thể áp dụng:

1 Sự uy tín của nhà cung cấp: Xem xét lịch sử và danh tiếng của nhà cung cấp trongngành và thị trường, để đảm bảo bạn làm việc với một đối tác đáng tin cậy

2 Chất lượng của sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Đánh giá chất lượng của sản phẩm hoặcdịch vụ mà nhà cung cấp cung cấp, đặc biệt là so với các tiêu chuẩn và yêu cầu củabạn

3 Hiệu suất cung cấp sản phẩm/dịch vụ: Xem xét khả năng của nhà cung cấp trong việccung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ theo đúng thời gian và số lượng cần thiết

4 Giá cả sản phẩm/dịch vụ và phương thức thanh toán: So sánh giá cả của nhà cung cấpvới thị trường và xem xét phương thức thanh toán mà họ đề xuất

5 Dịch vụ khách hàng của nhà cung cấp: Đánh giá khả năng hỗ trợ và tương tác với nhàcung cấp trong quá trình giao dịch

6 Tính lâu dài và bền vững của nhà cung cấp: Xem xét sự ổn định và khả năng tồn tạicủa nhà cung cấp trong tương lai

7 Rủi ro tài chính của nhà cung cấp: Đánh giá tình hình tài chính của nhà cung cấp đểđảm bảo họ có khả năng duy trì mối quan hệ kinh doanh lâu dài

8 Giới thiệu sơ lược về CSR - trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSR là từ viết tắtcủa cụm từ tiếng Anh Corporate Social Responsibility, có nghĩa là "trách nhiệm xãhội của doanh nghiệp" Trách nhiệm xã hội đơn giản bao gồm hai mức độ, đó là mức

độ cơ bản và mức độ cao cấp Mức độ cơ bản đề cập đến trách nhiệm kinh tế và tráchnhiệm pháp lí, có nghĩa là doanh nghiệp phải kiếm tiền hợp pháp khi muốn "làmgiàu" Mức độ cao cấp đề cập đến trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từthiện, cónghĩa là sau khi "làm giàu" thì cần có "lòng nhân ái" Thông thường, "trách nhiệm xãhội" đề cập đến "trách nhiệm cao cấp" nhiều hơn, nó chủ yếu bao gồm ba nội dung:bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống nhân viên và sự hài hòa của cộng đồng

1.2.5 Chỉ tiêu đo lường đánh giá NCC

Trang 13

Năng lực (Competency): Năng lực của nhà cung cấp bao gồm kỹ năng chuyên môn vàkinh nghiệm Nhà cung cấp có năng lực sẽ luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ Đểđánh giá năng lực nhà cung cấp, doanh nghiệp cần kiểm tra các chứng chỉ, thành tựu và đánhgiá từ khách hàng hiện tại Các công cụ như hồ sơ năng lực, phỏng vấn và đánh giá dựa trênkết quả thực tế sẽ hữu ích trong việc đánh giá nhà cung cấp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần khai thác thông tin về năng lực thích nghi, năng lực giảiquyết vấn đề của nhà cung cấp Những biến động trong mua bán là điều khó tránh khỏi.Doanh nghiệp cần khéo léo đề cập đến các phương án dự phòng của đối tác khi có những rủi

ro hay sự thay đổi xảy ra Một nhà cung cấp có năng lực tốt sẽ luôn có những kế hoạch dựphòng để linh hoạt thích nghi trong thị trường

Năng suất (Capacity): Năng suất là tiêu chí đánh giá nhà cung cấp quan trọng để đảm bảo

họ có khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp bạn Để đánh giá cụ thể năng suất, doanhnghiệp cần khảo sát thực tế tại nhà máy, kiểm tra báo cáo sản xuất và thời gian giao hàng.Điều này giúp xác định công suất tối đa và khả năng đáp ứng giao hàng đúng hạn của nhàcung cấp Việc đánh giá năng suất cũng có thể bao gồm phân tích lịch sử sản xuất của nhàcung cấp, kiểm tra các thiết bị sản xuất và tham khảo phương án sản xuất trong các thời điểmkhó khăn trong quá khứ Những yếu tố này giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về khảnăng sản xuất và hiệu suất của nhà cung cấp trong các tình huống khác nhau Từ đó, cónhững quyết định đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp hợp lý, hiệu quả

Cam kết (Commitment): Cam kết của nhà cung cấp đối với chất lượng và hợp tác lâu dài

là yếu tố quan trọng Để đo lường cam kết, doanh nghiệp có thể xem xét các hợp đồng, thỏathuận dịch vụ (SLA) và phản hồi từ khách hàng cũ Điều này giúp đảm bảo rằng nhà cungcấp sẽ duy trì chất lượng và sẵn sàng cải tiến khi cần thiết Mức độ cam kết còn thể hiện ở sựthiện chí trong đàm phán giá cả và các chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp cần dành thời giantrao đổi nhiều hơn về mức độ hỗ trợ dịch vụ của nhà cung cấp trong dự án Một đối tác cómức độ cam kết tốt sẽ luôn sẵn sàng tìm kiếm và đề xuất những phương án hỗ trợ phù hợpcho khách hàng

Kiểm soát (Control): Khả năng kiểm soát quy trình sản xuất, chất lượng và rủi ro là tiêuchí đánh giá nhà cung cấp cực kỳ quan trọng Để đo lường khả năng kiểm soát, doanhnghiệp có thể yêu cầu được tham khảo hệ thống quản lý chất lượng, xem xét các chứng nhậnISO 9001 và đánh giá báo cáo kiểm soát nội bộ Điều này giúp đảm bảo nhà cung cấp có thểquản lý tốt các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Một nhà cung cấp có hệ thống

Trang 14

kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt sẽ có khả năng phát hiện và khắc phục lỗi sản xuất kịpthời, giảm thiểu rủi ro trong mua bán Các doanh nghiệp nên yêu cầu nhà cung cấp cung cấpcác báo cáo chi tiết về kiểm soát chất lượng và thảo luận về quy trình kiểm soát nội bộ củahọ.

Tài chính (Cash): Khả năng tài chính là một trong những tiêu chí đánh giá nhà cung cấpquan trọng để đảm bảo họ có đủ nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động và đáp ứng đơnhàng của doanh nghiệp Đối với các nhà cung cấp đã niêm yết, việc phân tích tài chính có thểthực hiện dễ dàng hơn thông qua các báo cáo công khai và xếp hạng tín dụng. Trong khi đó,với nhà cung cấp chưa niêm yết, doanh nghiệp cần thực hiện các bước thẩm định chi tiết hơn

để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin tài chính Việc đánh giá chính xác khảnăng tài chính giúp doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp phù hợp và giảm thiểu rủi ro trongquá trình hợp tác

Chi phí (Cost): Chi phí là một trong những chỉ tiêu đánh giá nhà cung cấp cực kỳ quantrọng Để đảm bảo hiệu quả kinh tế và tối ưu hóa chi phí, doanh nghiệp cần thực hiện việcđánh giá chi phí một cách chi tiết và toàn diện

Doanh nghiệp cần xem xét các thành phần chi phí của nhà cung cấp, bao gồm chi phí nguyênvật liệu, chi phí lao động, chi phí sản xuất, chi phí quản lý và các chi phí khác Việc phân tíchchi phí trực tiếp và gián tiếp giúp xác định chính xác các yếu tố chi phí ảnh hưởng đến giáthành sản phẩm So sánh giá cả thị trường cũng là một bước quan trọng Bộ phận thu muacần thu thập báo giá từ nhiều nhà cung cấp khác nhau để so sánh và đánh giá, từ đó có cáinhìn toàn diện về mức giá thị trường và chọn được nhà cung cấp có giá cả cạnh tranh nhất

Sử dụng các báo cáo phân tích thị trường hoặc dữ liệu từ các cơ quan thống kê cũng là cáchhiệu quả để đảm bảo rằng giá của nhà cung cấp phù hợp với giá thị trường

Nhất quán (Consistency): Sự ổn định và nhất quán trong chất lượng và dịch vụ của nhàcung cấp là yếu tố then chốt Để đo lường nhất quán, doanh nghiệp cần thực hiện các đánhgiá định kỳ, thu thập thống kê về lỗi sản phẩm và xem xét báo cáo dịch vụ khách hàng Điềunày giúp đảm bảo rằng nhà cung cấp luôn duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ ở mức cao.Nhà cung cấp cần trả lời được các câu hỏi của doanh nghiệp bạn về chính sách đảm bảo tínhnhất quán trong chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp Cụ thể hơn là nhà cung cấp có thểchứng minh được phương án hoặc quy trình thực hiện để duy trì tính nhất quán trên haykhông

Trang 15

Văn hóa (Culture): Văn hóa doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bộphận bên trong nhà cung cấp và cách họ tương tác với đối tác bên ngoài Một văn hóa hợptác và tôn trọng thường duy trì được sự hài hòa trong quan hệ công việc Do đó, việc đánhgiá văn hóa doanh nghiệp của nhà cung cấp là bước quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảorằng doanh nghiệp bạn đang hợp tác với đối tác có hệ giá trị phù hợp với tiêu chuẩn củamình Một nhà cung ứng có tôn chỉ chú trọng chất lượng hơn giá cả sẽ phần nào thể hiệnđược những cam kết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Để đánh giá văn hóa của nhà cung cấp, các công ty thường bắt đầu bằng việc nghiên cứu sâusắc về sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi mà nhà cung cấp theo đuổi Điều này giúp xácđịnh xem triết lý kinh doanh của họ có phù hợp với các mục tiêu và giá trị của doanh nghiệphay không Những giá trị văn hóa doanh nghiệp giao thoa và có sự tương đồng là dấu hiệudoanh nghiệp đang lựa chọn nhà cung cấp đúng và phù hợp

Minh bạch (Clean): Khi lựa chọn nhà cung cấp, tính Minh bạch là một trong những tiêuchí đánh giá nhà cung cấp cực kỳ quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý Tiêu chí này đượchiểu đơn giản là sự minh bạch và rõ ràng trong các hoạt động kinh doanh của nhà cung cấp.Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính công bằng, chính xác và xác lập độtin cậy trong mối quan hệ thương mại Đây là cơ sở để xây dựng mối quan hệ đối tác bềnvững và lâu dài giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp Việc khảo sát trực tiếp tại văn phònghoặc nhà máy của nhà cung cấp cũng là một phương pháp quan trọng Điều này giúp xácminh các hoạt động kinh doanh thực tế và đảm bảo rằng chúng tuân thủ các tiêu chuẩn vàquy định liên quan

Giao tiếp (Communication): Giao tiếp hiệu quả đảm bảo rằng thông tin được trao đổigiữa các bên là rõ ràng và chính xác, từ đó đưa đến sự hiểu biết chính xác về các yêu cầu,cam kết và kỳ vọng Điều này đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo tính chuyên nghiệp vàtin cậy trong mối quan hệ đối tác. Khả năng phản hồi nhanh chóng của nhà cung cấp cũng làmột yếu tố quan trọng, giúp đảm bảo rằng các yêu cầu và thay đổi từ phía khách hàng được

xử lý một cách hiệu quả và kịp thời Ngoài ra, giao tiếp hiệu quả còn bao gồm khả năng thấuhiểu sâu sắc các yêu cầu cụ thể từ khách hàng và khả năng giải quyết các xung đột một cách

có xác đáng và xây dựng lại mối quan hệ đối tác một cách tích cực

Trang 16

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU DN – THỰC TRẠNG 2.1 Tổng quan thông tin chung về doanh nghiệp

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Logo công ty RAWLPLUG

Tên đầy đủ: Công ty TNHH RAWLPLUG VIETNAM

Địa chỉ: Nhà xưởng A_18_4_A,B,C,D,E, Lô A_18_CN, KCN Bàu Bàng, Thị Trấn Lai Uyên, Huyện Bàu Bàng, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam

MST: 3702919505

Ngày thành lập: 09/10/2020

Đại diện: Lam Kok Wai

Loại hình doanh nghiệp : Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài NN

Số lượng nhân sự: 180

Diện tích: 7,700 m2

2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

- Tầm nhìn doanh nghiệp: Trở thành công ty lựa chọn hàng đầu trên toàn cầu

Công ty cho rằng việc mở rộng cẩn thận vào các thị trường mới sẽ giúp công ty phát triển thành công hơn nữa Thông qua các mối quan hệ hợp tác quốc tế chặt chẽ, Rawlplug tiếp

Ngày đăng: 04/12/2024, 15:08

w