Nghiên cứu lý luận - Tìm hiểu lịch sử các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về thấu cảm và thấu cảm ở sinh viên; - Hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài: thấu cảm,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THẤU CẢM Ở SINH VIÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC HỒNG PHƯƠNG Lớp: 20CTLC
Người hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
Đà Nẵng, năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 8
1 Lý do chọn đề tài 8
2 Mục đích nghiên cứu 9
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 9
3.1 Đối tượng nghiên cứu 9
3.2 Khách thể nghiên cứu 9
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
4.1 Nghiên cứu lý luận 9
4.2 Nghiên cứu thực tiễn 10
5 Phạm vi nghiên cứu 10
6 Giả thuyết khoa học 10
7 Phương pháp nghiên cứu 11
CHƯƠNG 1 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẤU CẢM Ở SINH VIÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 12
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về thấu cảm ở sinh viên 12
1.1.1 Các công trình nghiện cứu về mức độ thấu cảm ở nước ngoài 12
1.1.2 Các công trình nghiện cứu về thấu cảm ở Việt Nam 14
1.2 Thấu cảm 16
1.2.1 Khái niệm 16
1.2.2 Biểu hiện của thấu cảm 18
1.2.3 Sự hình thành thấu cảm 19
1.2.4 Vai trò của thấu cảm 19
1.2.5 Kỹ năng thấu cảm 21
1.2.6 Phương pháp chẩn đoán 23
Trang 31.2.7 Yếu tố ảnh hưởng đến thấu cảm 25
1.2.8 Biện pháp nâng cao mức độ thấu cảm 26
1.3 Sinh viên 27
1.3.1 Khái niệm 27
1.3.2 Các dạng hoạt động cơ bản của lứa tuổi sinh viên 27
1.3.3 Đặc điểm cơ bản của lứa tuổi sinh viên 28
1.4 Thấu cảm ở sinh viên 31
1.4.1 Khái niệm 31
1.4.2 Thành tố 31
1.4.3 Yếu tố ảnh hưởng đến thấu cảm của sinh viên 33
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 36
CHƯƠNG 2 37
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1 Địa bàn và khách thể nghiên cứu 37
2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 37
2.1.2 Khách thể nghiên cứu 40
2.2 Tổ chức nghiên cứu 41
2.3 Phương pháp nghiên cứu 42
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 42
2.3.2 Phương pháp trắc nghiệm 43
2.3.3 Phương pháp thống kê toán học 51
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 52
CHƯƠNG 3 53
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẤU CẢM Ở SINH VIÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC TRƯỜNG ĐHSP 53
3.1 Đánh giá chung về thực trạng thấu cảm 53
Trang 43.1.1 Mức độ thấu cảm ở sinh viên 53
3.1.2 So sánh mức độ thấu cảm của sinh theo phân loại khách thể 56
3.2 Các thành tố của thấu cảm 65
3.2.1 Tính hợp lí (lí trí) của thấu cảm 65
3.2.2 Tính xúc cảm của thấu cảm 67
3.2.3 Tính trực quan của thấu cảm 68
3.2.4 Thái độ đề cao của thấu cảm 69
3.2.5 Khả năng thâm nhập (xuyên thấu) của thấu cảm 71
3.2.6 Tính đồng nhất trong thấu cảm 72
3.2.7 Biểu hiện hành động của thấu cảm 74
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thấu cảm 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Số trang
1 Phân bố thành tố của thấu cảm của sinh viên 32
2.1 Phân bố thành phần mẫu nghiên cứu biểu hiện thấu cảm 40
2.4 Phân bố mức độ hành động của thấu cảm ở sinh viên trong các tình
3.1 Kết quả mức độ thấu cảm ở sinh viên thông qua trắc nghiệm và tình
3.2 Mức độ hành động của thấu cảm ở sinh viên 55
3.3 Kết quả so sánh thấu cảm của SV trường ĐHSP theo giới tính 56
3.4 Kết quả so sánh mức độ thấu cảm ở sinh viên theo học lực 59
3.5 Kết quả so sánh mức độ hành động của thấu cảm ở SV theo năm
3.6 Mối quan hệ giữa mức độ thấu cảm, mức độ hành động của thấu
3.7 Kết quả của tính hợp lí của thấu cảm ở SV 66
Trang 73.9 Kết quả tính trực quan của thấu cảm ở SV 68
3.10 Kết quả thái độ đề cao của thấu cảm ở SV 70
3.11 Kết quả khả năng thâm nhập của thấu cảm ở SV 71
3.12 Kết quả tính đồng nhất của thấu cảm ở SV 72
3.13 Sự tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến thấu cảm ở SV 75
Trang 8DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
Số trang
3.1.1 So sánh mức độ thấu cảm và mức độ hành động của thấu cảm ở
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cùng với các nhu cầu thiết yếu, con người cũng cần có một tinh thần hứng khởi, thái độ sống tích cực Và nhân lực ngành Tâm lý học chính là khởi nguồn niềm vui, giải tỏa những áp lực trong nhịp sống xã hội bận rộn, căng thẳng Dù vậy thì việc trao dồi và hoàn thành tốt quá trình huấn luyện cần nhiều hơn là kiến thức lý thuyết Cho nên việc rèn luyện các kỹ năng kèm theo cũng là một phần quan trọng trong suốt quá trình học tập Khi đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý - xã hội như: stress, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, vấn đề gia đình, chúng ta thường cần những chuyên gia để định hình cảm xúc, tham vấn tâm lý một cách khoa học và bài bản để cân bằng Đó cũng là lý do thấu cảm đóng vai trò quan trọng trong ngành Tâm lý học
Khả năng lắng nghe và thấu cảm, đây là giá trị cốt lõi của việc đạt được trí tuệ cảm xúc cao, nếu muốn thấu cảm cho một trường hợp của ai đó thì tốt nhất bạn hãy đặt trường hợp của người khác như chính bạn, từ đó biết nguyên nhân để điều trị cho bệnh nhân bảo thủ hoặc thiếu khả năng thấu cảm là những tính cách không nên có của một chuyên gia trong ngành Tâm lý
Theo nghiên cứu của Trường ĐH Michigan (Mỹ), sinh viên (SV) hiện nay có khả năng thấu cảm (empathy) thấp hơn rất nhiều (40%) so với thế hệ SV cách đây hai, ba chục năm Sở dĩ như thế là vì thế hệ trẻ ngày nay chủ yếu được dạy nhiều về các môn khoa học và sự thắng thế của chủ nghĩa cá nhân nên các em có xu hướng vì mình nhiều hơn, ích kỷ nhiều hơn Hiện nay trên thế giới chỉ có duy nhất Đan Mạch là nước đưa thấu cảm vào việc giảng dạy cho các em từ sáu đến 16 tuổi Họ lập luận rằng khả năng thấu cảm cũng quan trọng như khả năng về toán học hay khả năng về ngôn ngữ Nước này bắt đầu đưa việc giáo dục khả năng thấu cảm cho HS từ năm 1993 và mỗi tuần các
em HS được học một giờ về nội dung này
Chính từ những lý do trên, vấn đề thấu cảm được tiếp cận như một trong các mặt biểu hiện của trí tuệ cảm xúc, cùng với một số yếu tố khác, chưa được tiếp cận như một hiện tượng tâm lý riêng biệt Trên quan điểm khả năng thấu cảm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của cá nhân và xã hội, người nghiên cứu thực hiện đề tài nhằm
mô tả cụ thể những biểu hiện của thấu cảm ở độ tuổi thanh niên sinh viên, làm nền tảng cho việc tìm kiếm những giải pháp phát triển khả năng này cho sinh viên trong môi
Trang 10trường đại học, cao đẳng Trên cơ sở đó, đề tài “Mức độ thấu cảm ở sinh viên ngành tâm
lý học trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng ” được hình thành Nghiên cứu này nhằm điểm luận những hướng nghiên cứu chính về sự thấu cảm ở trong và ngoài nước,
từ đó nêu lên sự cần thiết và làm tiền đề cho việc đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển năng lực thấu cảm cho sinh viên góp phần xây dựng môi trường học đường và xã hội an toàn và thân thiện
2 Mục đích nghiên cứu
Khóa luận này sẽ nghiên cứu thấu cảm ở sinh viên ngành tâm lý học trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng, cụ thể qua 06 mặt của thấu cảm: kênh hợp lý (lý trí) của thấu cảm, kênh xúc cảm của thấu cảm, kênh trực giác của thấu cảm, phương hướng ủng hộ hoặc cản trở thấu cảm, khả năng “xuyên thấu” của thấu cảm và tính đồng nhất trong thấu cảm Từ đó, có thể đánh giá được các mức độ, biểu hiện của các thành phần thấu cảm cho sinh viên ngành tâm lý học trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thấu cảm ở sinh viên ngành tâm lý học trường Đại học Sư phạm - Đại học
Đà Nẵng
3.2 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên ngành tâm lý học trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu lý luận
- Tìm hiểu lịch sử các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về thấu cảm và thấu cảm ở sinh viên;
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài: thấu cảm, biểu hiện thấu cảm, mức độ hành động của thấu cảmcủa sinh viên
- Đề xuất các khuyến nghị hỗ trợ phát triễn thấu cảm ở sinh viên ngành tâm lý học trường ĐHSP – ĐHĐN
Trang 114.2 Nghiên cứu thực tiễn
Khảo sát thực trạng mức độ thấu cảm, mức độ hành động của thấu cảm ở sinh viên ngành tâm lý học trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng qua đó xác định các yếu tố gây ảnh hưởng đến thấu cảm ở sinh viên ngành tâm lý học trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
5 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu mức độ và mức độ hành động của thấu cảm ở sinh viên ngành tâm lý học trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng, cụ thể qua 06 mặt của thấu cảm:
1 Kênh hợp lý (lý trí) của thấu cảm
2 Kênh xúc cảm của thấu cảm
3 Kênh trực giác của thấu cảm
4 Phương hướng ủng hộ hoặc cản trở thấu cảm
5 Khả năng “xuyên thấu” của thấu cảm
6 Tính đồng nhất trong thấu cảm
- Phạm vi khách thể: 100 sinh viên ngành tâm lý học
- Phạm vi địa bàn: Sinh viên ngành tâm lý học trường Đại học Sư phạm - Đại học
Đà Nẵng
- Phạm vi thời gian: 18/01/2024 – 18/04/2024
6 Giả thuyết khoa học
- Sinh viên ngành tâm lý học trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng có mức độ thấu cảm trên trung bình;
- Mức độ thấu cảm ở sinh viên ngành tâm lý học trường Đại học Sư phạm - Đại học
Đà Nẵng có sự khác nhau xét theo yếu tố chủ quan (giới tính, học lực) và yếu tố khách quan (năm học)
- Mức độ hành động của thấu cảm ở sinh viên ngành tâm lý học trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng ở mức cao (mức 4)
Trang 12- Yếu tố khách quan là năm học (sinh viên năm) có sự ảnh hưởng đáng kể đến mức độ thấu cảm ở sinh viên ngành tâm lý học trường đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Bao gồm các phương pháp:
Phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá lý luận từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về thấu cảm, mức độ hành động của thấu cảm ở sinh viên, từ đó đưa ra những luận điểm khoa học về vấn đề nghiên cứu 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Bao gồm phương pháp: Trắc
nghiệm nhằm đánh giá thực trạng mức độ và mức độ hành động của thấu cảm ở sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thấu cảm ở sinh viên ngành tâm lý học
7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng các phương
pháp tính thống kê mô tả và thống kê suy luận để đưa ra các nhận định đảm bảo tính chính xác, khoa học
Trang 13CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẤU CẢM Ở SINH VIÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về thấu cảm ở sinh viên
1.1.1 Các công trình nghiện cứu về mức độ thấu cảm ở nước ngoài
Nghiên cứu về thấu cảm
Ngay từ trước khi tròn 1 tuổi, con người đã tự động bộc lộ những mức độ hành động của thấu cảm ở mức độ cơ bản (emotional và cognitive empathy) Sáu tuần sau khi sinh, trẻ bắt đầu biết mỉm cười lại khi người xung quanh cười, hay mếu máo khi bị nhìn chằm chằm với khuôn mặt dữ tợn (Theo scholastic.com)
Sự thấu cảm đã được các tác giả khác nhau định nghĩa theo nhiều cách khác nhau
kể từ khi Titchener đặt ra thuật ngữ này vào năm 1909, đã dịch từ “einfühlung” (“feeling
into”) nguyên bản từ tiếng Đức sang tiếng Anh và gọi là thấu cảm “empathy” Khi đó,
thuật ngữ “thấu cảm” được hiểu là khả năng ai đó nhận ra và chia sẻ cảm xúc với người
khác, trước hết là đặt mình vào tình huống của người khác và sau đó chia sẻ cảm xúc
với bất kì điều gì, trong đó có sự đau buồn mà người đó đang trải nghiệm “Thấu cảm”
mặc dù đã có trong từ điển tiếng Việt song là một từ Hán Việt nên thường không được
sử dụng nhiều trong cuộc sống Theo lí giải của các chuyên gia ngôn ngữ “thấu” là xuyên qua, “cảm” là cảm nhận, cảm thụ, cảm thấy do đó “thấu cảm” được hiểu là thấu
hiểu và cảm thông một cách sâu sắc Eklund và Meranius [21] đã tiến hành xem xét lại khái niệm hóa và tìm thấy 52 tài liệu trong đó các chủ đề chung được nhóm lại thành 13 tiểu thể loại Điểm chung chủ yếu ở tất cả chúng đều tập trung vào bốn điểm chính: thấu hiểu, cảm nhận và chia sẻ cảm xúc; và sự khác biệt về cảm xúc với những người khác Bốn thuộc tính này tạo thành hai thành phần chính của cấu trúc khái niệm của sự thấu cảm: các khía cạnh nhận thức và tình cảm
David Atkins trong nghiên cứu “The role of culture in empathy” khi ông nghiên
cứu về sự thấu cảm trong các nền văn hóa khác nhau Ông nhận thấy những người tham gia là người Anh hiểu từng vấn đề ở mức độ cao hơn so với những người tham gia là người Đông Á [17] Do đó, những người tham gia là người Anh có thể không cần phải phân bổ nhiều nguồn lực nhận thức để theo dõi ngôn ngữ và do đó có nhiều nguồn lực
Trang 14hơn để giải thích bất kỳ thông tin tinh tế nào do họ trình bày Tuy nhiên, vẫn có những khác biệt về văn hóa trong sự thấu cảm về mặt cảm xúc cho thấy rằng khả năng hiểu ngôn ngữ không thể giải thích được sự khác biệt về văn hóa trong sự thấu cảm về mặt cảm xúc
Khi thảo luận về sự khác biệt giữa sự thấu cảm tình cảm và nhận thức, Vossen,
Piotrowski và Valkenburg (2015) đã mô tả rằng “trong khi thành phần tình cảm gắn liền
với trải nghiệm về trạng thái cảm xúc của người khác, thì thành phần nhận thức đề cập đến sự hiểu biết về cảm xúc của người khác” (p 66) [41] Bất kể những sắc thái cụ thể
nào trong định nghĩa của các nhà nghiên cứu về sự thấu cảm, hầu hết đều đồng ý rằng
“phản ứng liên quan đến sự thấu cảm được cho là có ảnh hưởng đến việc cá nhân giúp
đỡ hay làm tổn thương ai hay không” (Eisenberg, Eggum, & Di Giunta, 2010, p 144)
[20] Hơn nữa, sự thấu cảm có thể được coi là yếu tố thúc đẩy hành vi vị tha (Batson & Shaw, 1991) và rất cần thiết cho trải nghiệm chăm sóc của khách hàng (Flasch và cộng
sự, trên báo chí) Như vậy, sự thấu cảm là nền tảng cho các mối quan hệ giữa các cá nhân (Siegel, 2010; Szalavitz & Perry, 2010) [37, 39], bao gồm cả các mối quan hệ được tạo điều kiện thuận lợi trong môi trường tư vấn (Rogers, 1957) [36]
Nghiên cứu về thấu cảm ở sinh viên
Đã có những nghiên cứu liên quan đến sự thấu cảm giữa các ngành và lĩnh vực; trong lĩnh vực giáo dục, hầu hết các tài liệu hiện nay đều tập trung vào cách sinh viên điều dưỡng và y khoa trải nghiệm sự thấu cảm trong chương trình giảng dạy tương ứng của họ (Banerjee, 2020; Bleakley, 2005; Dhurandhar, 2009; Jeffery & Downie, 2016; Ouzouni & Nakakis, 2012; Williams & Stickley, 2010) [9; 12; 19; 25; 30; 42] Tuy nhiên, vẫn còn thiếu nghiên cứu về trải nghiệm ở sinh viên ngành nhân văn liên quan đến ý tưởng trau dồi sự thấu cảm (Leake, 2016; Lucas, 2011) [30; 31] Hơn nữa, phân tích tổng hợp 30 năm của Konrath và cộng sự (2011) [28] với gần 14.000 sinh viên đã ghi nhận sự suy giảm sự thấu cảm giữa các sinh viên đại học Mỹ Văn học hiện tại tranh cãi với lớp học nhân văn ở trường đại học thường bao gồm việc nghiên cứu ngôn ngữ, văn học, triết học, khoa học chính trị, luật, tôn giáo, nhân chủng học, nghệ thuật và những lĩnh vực khác - là môi trường phù hợp để dạy và học các phẩm chất về sự thấu cảm và trải nghiệm thấu cảm (Blankenship, 2019; Junker & Jacquemin, 2017; Leake, 2016; Lucas, 2011.) [11; 30; 31]
Trang 15Ở Thailand, một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2012 đã xác định mức độ thấu cảm của các sinh viên y khoa và minh họa những sinh viên nữ và sinh viên cấp độ tiền lâm sàng có điểm đồng cảm cao hơn so với nam sinh viên và sinh viên ở cấp độ lâm sàng Mặc dù vậy, nghiên cứu đó không xác định được bất kỳ yếu tố nào tương quan với mức độ thấu cảm Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây khảo sát các sinh viên y khoa cấp
độ tiền lâm sàng và lâm sàng vào năm 2021, đã xác định các sinh viên cấp độ tiền lâm sàng có mức độ đồng cảm cao hơn các sinh viên cấp độ lâm sàng Ngoài ra, một nghiên cứu được thực hiện tại ba khoa y ở Thailand trong năm học 2020 cho thấy khoảng 61% sinh viên y khoa năm thứ sáu có mức độ đồng cảm dưới mức trung bình
Trong nghiên cứu “Các yếu tố liên quan đến việc cải thiện mức độ thấu cảm ở
sinh viên y khoa năm lâm sàng ở miền Nam Thái Lan” của Katti Sathaporn và Jarurin
Pitanupong nhận thấy, hơn một nửa số sinh viên y khoa năm lâm sàng cho biết mức độ thấu cảm dưới mức trung bình Giới tính nữ, sức khỏe tâm thần tốt hơn và mức độ cá nhân hóa thấp có liên quan đến việc cải thiện mức độ thấu cảm Vì vậy, các nhà giáo dục y khoa nên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung hỗ trợ sinh viên, thuộc mọi giới tính và liên quan đến tất cả các giai đoạn của giáo dục y khoa, để tăng mức độ thấu cảm, nâng cao sức khỏe cá nhân và ngăn chặn một cách hiệu quả hiện tượng 'kiệt sức' của sinh viên [27]
Như đã đề cập ở trên, các nghiên cứu gần đây ở Thailand đã gợi ý rằng đối với
sinh viên, sự đồng cảm có thể giảm sút do họ được đào tạo sức khỏe và lâm sàng; cũng
có thể gợi ý rằng có một 'chương trình giảng dạy ẩn không thích hợp’, điều này góp phần làm giảm mức độ đồng cảm cũng như thấu cảm Nếu điều này là đúng thì nó đặt
ra câu hỏi tại sao và như thế nào
1.1.2 Các công trình nghiện cứu về thấu cảm ở Việt Nam
Nghiên cứu về thấu cảm
Tại Việt Nam, vấn đề thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với người khác cũng là một
đề tài nghiên cứu được nhiều tác giả quan tâm
Nghiên cứu của tác giả Võ Thị Ngọc Châu tìm hiểu về kiểu quan hệ liên nhân cách ở sinh viên đã có những số liệu đáng báo động Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 1/3 khách thể nghiên cứu có xu hướng chỉ quan tâm đến cái tôi cá nhân trong
Trang 16các mối quan hệ, bỏ qua cảm xúc, suy nghĩ hay sự đánh giá của người khác (Võ Thị Ngọc Châu, 2002, tr.71).[2]
Tuy được nhắc đến rộng rãi, khái niệm thấu cảm vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi trong nước Cụ thể, theo bài báo của Bùi Thị Thu Huyền đã khái quát những nghiên cứu về sự thấu cảm trong và ngoài nước theo năm hướng cơ bản: (1) Hướng nghiên cứu phân tích bản chất và cấu trúc của sự thấu cảm; (2) hướng nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự thấu cảm và hành vi gây hấn; (3) hướng nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự thấu cảm và hành vi hợp chuẩn xã hội; (4) hướng nghiên cứu về vai trò của sự thấu cảm trong hoạt động dạy học của giáo viên; (5) Hướng nghiên cứu về năng lực thấu cảm và các chương trình huấn luyện nâng cao năng lực thấu cảm Có thể thấy nghiên cứu về sự thấu cảm theo cả năm hướng trên còn khá hạn chế ở trong nước, chỉ có một số ít công trình tìm hiểu [5]
Đề tài “Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi ở một số trường
mầm non tại TP.HCM” của tác giả Ngô Thị Thạch Thảo nhấn mạnh vai trò của khả năng
cảm nhận cũng như thể hiện cảm xúc trong đời sống Đồng thời, đề tài cũng tạo dựng nền tảng lý luận vững chắc để khẳng định giá trị của việc giáo dục về cảm xúc, giáo dục
về cảm nhận, thể hiện cảm xúc ngay từ giai đoạn mầm non (Ngô Thị Thạch Thảo, 2013)
[5] Tác giả Kiều Thị Thanh Trà trong đề tài nghiên cứu “Trí tuệ xã hội ở sinh viên
trường Đại học Sư phạm TP.HCM” đã tìm hiểu về mức độ thấu cảm, xét trong cấu trúc
trí tuệ xã hội của sinh viên Kết quả thống kê cho thấy sinh viên trường ĐHSP TP HCM mức độ hành động của thấu cảmở mức khá (ĐTB 53,7) và biểu hiện cao nhất ở việc tôn trọng sở thích, quan điểm của người khác (Kiều Thị Thanh Trà, 2013, tr.89-92) [5]
Nghiên cứu cơ sở lý luận về thấu cảm ở sinh viên
Một trong những vấn đề chính của giáo dục là đào tạo ra những giáo viên có trình
độ cao, trong đó có có ngành tâm lý Nó bao gồm các vấn đề phát triển nhân cách và phát triển nghề, hình thành sự chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp tương lai Nội dung chính của vấn đề trưởng thành nghề nghiệp là sự phát triển các phẩm chất của nhà tâm
lý tương lai, mà phẩm chất ý nghĩa nhất là phẩm chất thấu cảm
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Trâm Anh trong đề tài: “ Định hướng
thấu cảm như một thành phần quan trọng của sự thích ứng nhân cách ở sinh viên chuyên ngành tâm lý” cho rằng nhận thức về tầm quan trọng của phẩm chất thấu cảm là điều
Trang 17kiện tiên quyết, mở đầu cho quá trình hình thành, phát triển phẩm chất đó đối với các nhà tâm lý học tương lai Lối tiếp cận đến việc hình thành phẩm chất nhân cách nghề này hướng đến việc tạo lập cơ sở phát triển tính quan sát (năng lực quan sát) và xác định được ý nghĩa của các dữ kiện thu được Bởi vậy, trong thời gian học tập tại khoa Tâm
lý giáo dục hay tại các cơ sở đào tạo nghề tâm lý hơn bao giờ hết người sinh viên phải lĩnh hội được kinh nghiệm tư duy trạng thái xúc cảm của người khác và hình thành cho sinh viên những phẩm chất nghề, đặc biệt là phẩm chất thấu cảm [1]
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hải Uyên trong đề tài: “Mức độ hành động của
thấu cảm ở sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”, SV trường
ĐHSP TP.HCM có mức độ hành động của thấu cảmnói chung và mức độ hành động của thấu cảmở từng mặt (thấu cảm cảm xúc, thấu cảm nhận thức) đều ở mức cao Kết quả
so sánh cho thấy SV có ĐTB thấu cảm cảm xúc cao bơn ĐTB thấu cảm nhận thức, tuy nhiên sự chênh lệch không đáng kể Hai mặt của mức độ hành động của thấu cảmcó sự ảnh hưởng lẫn nhau nhưng không nhiều SV trường ĐHSP TP.HCM tự đánh giá mức
độ hành động của thấu cảmcủa bản thân thấp hơn so với đánh giá khách quan từ các câu hỏi tình huống Có sự khác biệt về mức độ hành động của thấu cảmcủa SV trường ĐHSP TP.HCM theo giới tính, năm học, khối ngành và hệ đang theo học Số ngày hoạt động tình nguyện của SV có ảnh hưởng tích cực đến mức độ biểu hiện thấu cảm [2]
Nhìn chung tại Việt Nam đã có một số tác giả quan tâm đến các vấn đề về cảm xúc, cảm nhận cảm xúc, thể hiện cảm xúc trong các mối quan hệ Tuy nhiên vẫn chưa
có nhiều đề tài nghiên cứu và tìm hiểu sâu về thấu cảm, ở mặt lý luận lẫn thực tiễn
Mặt khác, sự thiếu phân biệt giữa sự cảm thông và sự đồng cảm trong tình cảm
có thể tạo ra khó khăn trong việc đo lường hoặc can thiệp ở nhóm dân nhất định Điều này có thể khởi nguồn từ việc thấu cảm không phải lúc nào cũng nhất quán với cảm xúc được mô tả, trong khi cảm xúc thứ hai (tức là sự đồng cảm) thì có
1.2 Thấu cảm
1.2.1 Khái niệm
Trong khi thuật ngữ “Đồng cảm” đã có truyền thống lâu đời thì thuật ngữ “thấu
cảm” đáng ngạc nhiên là chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ trước Từ “thấu cảm” xuất
Trang 18hiện trong từ điển tiếng Anh vào cuối thập kỉ 80 với ý nghĩa thiên nhiều về lĩnh vực tâm
lí học, nhất là tâm lí học tích cực (positive psychology) và tham vấn tâm lí (counseling)
Theo các nhà ngôn ngữ học, thuật ngữ “thấu cảm” (empathy) xuất phát từ từ nguyên là “empatheia”, trong tiếng Hy Lạp (em + pathos) có nghĩa là nhập vào - cái gì gợi ra cảm xúc ở người khác; đầu thế kỷ 20 đi vào tiếng Anh thành “empathy”, tiếng Đức: Einfühlung
“Thấu cảm” mặc dù đã có trong từ điển tiếng Việt song là một từ Hán Việt nên
thường không được sử dụng nhiều trong cuộc sống Theo lí giải của các chuyên gia ngôn
ngữ “thấu” là xuyên qua, “cảm” là cảm nhận, cảm thụ, cảm thấy do đó “thấu cảm” được
hiểu là thấu hiểu và cảm thông một cách sâu sắc Thêm vào đó, từ điển tiếng Việt của
tác giả Lưu Văn Hy định nghĩa “thấu cảm là có sự đồng cảm, hiểu nhau” (Lưu Văn Hy,
2009, tr.1012) [5]
Năm 2006, Karl Albrecht đề xuất mô hình trí tuệ xã hội S.P.A.C.E., trong đó
“thấu cảm” chính là một trong năm thành tố của mô hình này, được tác giả định nghĩa
là “khả năng kết nối, cảm thông với những người xung quanh dựa trên sự thấu hiểu và chia sẻ quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc, … của họ” (Karl Albrecht, 2006) Tương tự, Peter
Salovey và John D Mayer cũng xem “thấu cảm” là một trong 5 thành tố của mô hình
trí tuệ cảm xúc, được xác định là khả năng thấu cảm, đánh giá đúng, thúc đẩy và truyền cảm hứng, khuyến khích và an ủi người khác (Phan Trọng Ngọ, 2001, tr.176)
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa thấu cảm là “hình dung hoàn cảnh sống
của người khác mà có khi họ còn xa lạ với ta “ (Ngô Thị Thạch Thảo, 2013, tr.18) [5]
Trong Tâm lý học tham vấn, thấu cảm được mô tả như là một khả năng của nhà tham vấn để bước vào thế giới của thân chủ (Carl Rogers, 1980) Nhà tham vấn không xúc động, mà là hiểu và cảm nhận về sự kiện xảy ra với thân chủ, bằng góc nhìn của thân chủ (Capuzzi & Gross, 1999) [13]
Thấu cảm, theo V.V Boyko, “Thấu cảm là một hình thức phản ánh lý trí-cảm
xúc-trực quan của người khác, cho phép một người vượt qua sự phòng vệ tâm lý của mình và hiểu được nguyên nhân và hậu quả, tính chất, trạng thái, phản ứng - để dự đoán
và xác định đầy đủ ảnh hưởng đến hành vi của người khác”
Trang 19Trên cơ sở các quan điểm nêu trên, cho phép đề tài hiểu khái niệm thấu cảm là thuộc tính tâm lý, vừa là phẩm chất cũng vừa là năng lực phản ánh lý trí, cảm xúc và trực cảm về người khác, đồng thời thể hiện hành động vì người người khác
Định nghĩa tôi sử dụng ở đây cũng là định nghĩa của tác giả Boiko: “Thấu cảm
là một hình thức phản ánh lý trí-cảm xúc-trực quan của người khác, cho phép một người vượt qua sự phòng vệ tâm lý của mình và hiểu được nguyên nhân và hậu quả, tính chất, trạng thái, phản ứng - để dự đoán và xác định đầy đủ ảnh hưởng đến hành vi của người khác” [43] Tôi nhận định rằng đây là định nghĩa mang tính chất toàn diện, phù hợp với
vấn đề lựa chọn và định hướng nghiên cứu của đề tài
1.2.2 Biểu hiện của thấu cảm
Khả năng thấu cảm thể hiện qua việc xác định được vị trí của mình và đối phương trong các tương tác xã hội, đặt mình vào vị trí của đối phương để thấu hiểu quan điểm, cảm xúc và động cơ hành vi của họ (Kiều Thị Thanh Trà, 2013, tr.48, 49)
Sự thấu cảm thể hiện ở việc người đó nhận thức được tình cảm, nhu cầu và các mối quan tâm của người khác Khả năng thấu cảm thể hiện qua việc đọc suy nghĩ qua giao tiếp, nhạy cảm trong giao tiếp, khả năng sẵn sàng cảm nhận cảm xúc của người khác (Huỳnh Văn Sơn, 2011) là một dạng phẩm chất
Trong các phiên tham vấn trị liệu, nhà tham vấn biểu hiện sự thấu cảm của mình với thân chủ bằng cách: không ngắt lời thân chủ, không gạt bỏ niềm tin của thân chủ, không phán xét và không đưa ra quá nhiều lời nhận định chung (Joaquin Selva, 2017)
Trong đề tài này, các mức độ hành động của thấu cảmdựa trên việc phân tích từng yếu tố được nêu ra trong nghiên cứu các đặc điểm năng lực thấu cảm ở sinh viên - nhà tâm lý tương lai chúng tôi dùng phương pháp quan sát và bản trắc nghiệm nghiên cứu các năng lực thấu cảm (Boiko VV) Thang đo đã được tác giả chỉ rõ các biểu hiện
và phân chúng vào 06 mặt biểu hiện cụ thể:
1 Kênh hợp lý (lí trí) của thấu cảm là hướng chú ý, tri giác và tư duy của con người đến sự hiểu biết bản chất của người khác bất kỳ, đến trạng thái, các vấn đề và hành vi của người đó
2 Kênh cảm xúc của thấu cảm phản ánh khả năng của người thấu cảm có thể nhập vào cộng hưởng cảm xúc với những người khác - để cảm thông và thấu cảm Xúc
Trang 20cảm của tính trực quan của thấu cảm trở thành phương tiện xâm nhập vào vùng tiềm năng của đối tác
3 Kênh trực quan của thấu cảm cho phép con người có thể dự đoán hành vi của các đối tác, hoạt động trong các điều kiện thiếu hụt thông tin cơ bản về đối tác, phải dựa trên kinh nghiệm đã được lưu giữ trong tiềm thức
4 Phương hướng ủng hộ hoặc cản trở thấu cảm Hiệu quả của sự thấu cảm sẽ giảm nếu con người cố gắng tránh những tiếp xúc cá nhân, cho rằng sự tò mò về người khác là không thích hợp, tự thuyết phục mình cần bình tĩnh với những kinh nghiệm và mối quan tâm của người khác Với những lập luận như vậy thì đôi khi làm hạn chế phạm
vi tính trực quan của thấu cảm của cảm xúc và tri giác thấu cảm
5 Khả năng “xuyên thấu” của thấu cảm chỉ tính chất giao tiếp quan trọng của con người cho phép tạo ra một không khí cởi mở và tin cậy, sự thân mật
6 Khả năng đồng nhất – là điều kiện quan trọng để thấu cảm thành công Đây là khả năng hiểu được người khác trên cơ sở của sự thấu cảm, đặt mình vào vị trí của người khác
1.2.3 Sự hình thành thấu cảm
Mặc dù người ta hiểu rằng hầu hết con người sinh ra đều có sự thấu cảm và cao hơn là sự thấu cảm, nhưng nó cũng được coi là một kỹ năng có thể học và dạy được (Feshbach & Feshbach, 2009; Jeffery & Downie, 2016) [22] Nếu điều này là đúng thì nuôi dưỡng sự thấu cảm đề cập đến những cách mà một người có thể khám phá và thực hành xây dựng kỹ năng thấu cảm để trở thành một con người thấu cảm hơn về mọi mặt
1.2.4 Vai trò của thấu cảm
o Trong tham vấn
Thấu cảm được xem như một yếu tố vô cùng quan trọng trong tham vấn nói riêng trong công tác xã hội nói chung
Trong tâm lý trị liệu, Traux đã tìm ra mối quan hệ giữa thấu cảm trị liệu - sự nồng
ấm thân thiện, sự chân thành và sự thay đổi nhân cách
Rogers với hàng ngàn nghiên cứu đã chỉ ra rằng Thấu cảm là trung tâm của sự thành công trong trị liệu
Trang 21Flauder cho rằng Thấu cảm là kỹ năng quan trọng đối với một giáo viên trong tương tác và giáo dục học sinh Vì sao?
- Giúp thân chủ cảm thấy được hiểu và được chia sẻ từ đó họ giải toả được tâm
lý nặng nề mặc cảm của bản thân Trong nhiều trường hợp đối tượng tự trừng phạt họ, qui trách nhiệm cho chính bản thân họ về vấn đề mà họ đang mắc phải, họ trở nên mặc cảm và thấy tội lỗi trong tình huống đó
- Tăng cường tính chủ động hợp tác cùng giải quyết vấn đề: chia sẻ thông tin (suy nghĩ, cảm xúc, dự định ) với nhà tham vấn và tìm hướng giải quyết
- Tăng cường sự tự tin ở thân chủ vì họ tin rằng có người đang hiểu mình và cùng mình giải quyết vấn đề Nhiều khi thân chủ có cảm giác chỉ có một mình họ hiểu họ, không ai hiểu họ hết và họ cảm thấy sự cô đơn trống vắng
- Học hỏi được sự tương tác mang tính cùng hiểu biết và cùng cộng tác
o Trong đời sống xã hội Khả năng thấu cảm hay khả năng lắng nghe cảm xúc của chính mình và của người khác như những nguồn cung cấp thông tin thông minh độc đáo, xây dựng môi trường xã hội và cảm xúc lành mạnh được điều tiết tốt tại nơi làm việc – không phải bằng cách phớt lờ hoặc chế ngự cảm xúc mà bằng cách lắng nghe một cách gần gũi, học ngôn ngữ của cảm xúc và tạo ra một tập hợp các kỹ năng xã hội và cảm xúc mà mọi người có thể
áp dụng
Trang 22Một nghiên cứu năm 2017 tại Mỹ trên 17.000 người lao động trong 19 ngành nghề đã phát hiện ra rằng đại đa số người lao động (71%) đang tìm kiếm công việc khác
vì môi trường xã hội và cảm xúc tại nơi làm việc của họ không thoải mái hay thậm chí
là ngược đãi
Cũng trong nghiên cứu này, 81% số người lao động cho rằng sự căng thẳng trong công việc gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống gia đình; hơn 8 trong số 10 người lao động về đến nhà vẫn phải vật lộn với những rắc rối xã hội và cảm xúc từ nơi làm việc 63% người lao động khác thích làm việc một mình do các mối quan hệ công việc mang tính thù địch hoặc không hiệu quả 79% người lao động bị phân tâm bởi rối loạn cảm xúc và khó tập trung vào công việc…
Những ví dụ này cho thấy cảm xúc hiện diện và đóng vai trò quan trọng nơi làm việc, nhưng do các nhà quản lý không coi trọng sự hiểu biết về cảm xúc hoặc được trang
bị các kỹ năng cảm xúc nên hầu hết người lao động đều thấy khốn khổ và không được bảo vệ thích đáng
1.2.5 Kỹ năng thấu cảm
Khái niệm
Theo Carl Roger : Thấu cảm là hiểu biết với sự rung cảm một cách chính xác thế giới bên trong của người kia, như từ bên trong nhìn ra, cảm thấy thế giới riêng của họ như là thế giớí riêng của mình nhưng không bao giờ làm mất đi phẩm chất “như là” (Rogers, 1959) Nói một cách cụ thể hơn:
Thấu cảm là khả năng hiểu được thân chủ đang cảm nghĩ gì, nói gì- hiểu như chính họ hiểu- đặt mình vào vị trí và hoàn cảnh của họ, đi vào thế giới của họ và truyền đạt lại cho họ là mình đang hiểu họ và họ đang được hiểu, quan điểm của họ đang được chú ý và chấp nhận
Hành động của thấu cảm
1.2.5.1 Đạt đến được cảm xúc của đối tượng (thân chủ)
- Giúp thân chủ chia sẻ và làm cho thân chủ thể hiện, nói ra được tâm trạng sâu kín nhất tận đáy lòng họ
Trang 23Vấn đề đôi khi không phải tâm trạng quá cảm kích của thân chủ mà là họ không dám đối mặt với những cảm xúc đó và thậm chí họ có xu hướng chối bỏ
1.2.5.2 Hiểu và thể hiện được sự hiểu biết của nhà tham vấn về tâm trạng, cảm xúc của thân chủ
- Hiểu được thân chủ đang nghĩ gì, cảm xúc gì và muốn nói gì
- Thể hiện được hiểu biết đó của mình qua hành vi, cử chỉ, nét mặt điệu bộ, lời nói
1.2.5.3 Chuyển cảm xúc của thân chủ thành ngôn từ
Mô phỏng những cảm xúc của thân chủ mà nhà tham vấn nghe thấy, quan sát thấy, cảm nhận thấy thành các câu nói diễn đạt các cảm xúc đó, khả năng thấu cảm của nhà tham vấn có thể đạt được ở trình độ khác nhau:
• Mức độ 1: Nhà tham vấn chưa để ý đến cảm xúc tiềm ẩn trong điều trẻ (hoặc
người thân của trẻ) nói và có khuynh hướng đưa ra lời khuyên
Đối tượng: Cháu vừa mới cãi nhau với bố cháu Ông ấy chẳng để ý gì đến cháu
mà chỉ chơi với đứa em cháu
Nhà tham vấn: Cháu có thể làm điều gì đó tốt hơn để bố cháu chú ý tới cháu
• Mức độ 2: Nhà tham vấn đã có chú ý tới với cảm xúc của trẻ (hoặc người thân
của trẻ) nhưng chưa thực sự rung động
Nhà tham vấn: Cháu cho là bố cháu chỉ nghĩ đến em cháu thôi chứ gì?
• Mức độ 3: Nhà tham vấn đã có quan tâm tới nhiều hơn cảm xúc của trẻ (hoặc
người thân của trẻ) và thể hiện được cùng một cảm xúc và ý nghĩa
Nhà tham vấn: cháu cảm thấy bất bình khi mà bố cháu chỉ chơi với em gái cháu đúng không?
Trang 24• Mức độ 4: Nhà tham vấn đã chú ý tới cảm xúc sâu xa của trẻ (hoặc người thân
của trẻ), và đưa ra được những cảm xúc mà đối tượng cảm nhận trong sâu thẳm mà bản thân họ lại chưa nói ra được hay thể hiện ra được
Nhà tham vấn: Dường như cháu rất giận bố vì bố đã không giành thời gian chơi với cháu?
1.2.6 Phương pháp chẩn đoán
Thấu cảm là một phần thiết yếu của hoạt động xã hội bình thường, tuy nhiên có rất ít công cụ quý giá để đo lường chính xác sự khác biệt cá nhân trong lĩnh vực này Chủ yếu các thang đo thường khó tách biệt giữa đồng cảm và thấu cảm Thông qua các nghiên cứu đã đề cấp, dưới đây là 04 thang đo có phần phân biệt được đồng cảm và thấu cảm rõ ràng, cụ thể:
Thang đo sự thấu cảm cơ bản (BES - Basic Empathy Scale) đã được sử dụng trên phạm vi quốc tế để đo lường sự đồng cảm Một hệ thống đánh giá chủ đề bao gồm
74 bài viết triển khai công cụ này kể từ khi phát triển vào năm 2006 đã tiến hành
Bảng câu hỏi Đo lường sự thấu cảm trong cảm xúc (QMEE) được thiết kế với mục đích rõ ràng là đánh giá xu hướng phản ứng mạnh mẽ của một cá nhân trước trải nghiệm của người khác Nó chứa bảy tiểu cảnh Các tác giả gợi ý rằng, vì độ tin cậy phân chia một nửa cao (0,84) nên các mục có khả năng khai thác một cấu trúc duy nhất Các tác giả cũng gợi ý rằng cấu trúc đơn lẻ này có thể là khả năng khơi dậy cảm xúc đối với môi trường nói chung, hơn là đối với cảm xúc của con người nói riêng Do đó, mặc
dù một số mục trong QMEE có thể đo lường sự đồng cảm về tình cảm, nhưng thang đo nói chung có thể bị nhầm lẫn
Một bài kiểm tra được sử dụng rộng rãi hơn là Thang đo đồng cảm (EM) EM có
64 mục và được phát hiện có bốn yếu tố tương đối không tương quan: sự tự tin trong xã hội, sự điềm tĩnh, nhạy cảm và không tuân thủ Có thể thấy chỉ từ những yếu tố này, rõ ràng thang đo này cũng không phải là thước đo thuần túy của sự đồng cảm Trên thực
tế, chỉ một trong những yếu tố này có liên quan trực tiếp đến sự đồng cảm (sự nhạy cảm) Thang đo có thể được coi là thước đo kỹ năng xã hội tốt hơn (Davis) [17]
Mặc dù, về nguyên tắc, yếu tố duy nhất mà các thang đo tập trung đo lường là sự thấu cảm về mặt cảm xúc và nhận thức, nhiều nghiên cứu quốc tế khác nhau đã cố gắng
Trang 25quan sát những tác động thu được khi sự thấu cảm biến được chia thành ba phạm vi nhỏ: lây lan cảm xúc và mất kết nối cảm xúc,kết quả từ sự phân chia yếu tố đồng cảm tình cảm; và sự đồng cảm nhận thức Ba thang đo phụ này xuất phát từ ba yếu tố trong việc xây dựng sự thấu cảm theo mô hình phát triển thần kinh dựa trên các giai đoạn tuổi thơ Điều này bao gồm sự hiểu biết thấu cảm, sẽ tương ứng đến sự thấu cảm về mặt nhận thức; mối quan tâm thấu cảm, liên quan đến sự mất kết nối cảm xúc; và kích hoạt tình cảm, phù hợp với sự lây lan cảm xúc Sự khác biệt này giữa hai hoặc ba thang đo phụ
có thể mang tính quyết định khi tính toán độ tin cậy của thiết bị, do việc phân phối các mặt hàng
Nghiên cứu về đặc điểm thấu cảm và trải nghiệm về sự thấu cảm có ý nghĩa đối với các bệnh lý tâm lý, việc thực hiện các hành vi có lợi cho xã hội và ức chế sự gây hấn Phần lớn, các nghiên cứu về sự thấu cảm chỉ giới hạn ở việc kiểm tra đặc điểm thấu cảm, thấu cảm và/hoặc các hành vi ủng hộ xã hội liên quan đến sự thấu cảm Tuy nhiên,
để hiểu rõ hơn về cách sự thấu cảm trong đặc điểm có thể chuyển thành các hành vi liên quan đến sự thấu cảm, điều quan trọng là phải tìm ra những cách tốt nhất để khơi gợi và
đo lường sự thấu cảm của trạng thái, cũng như mô tả mối quan hệ giữa đặc điểm và sự thấu cảm của trạng thái chứ không dừng ở thấu cảm Cho nên các phương pháp đo lường được chọn lọc dưới đây sẽ pháp đáp ứng được quan điểm này
Qua các bài nghiên cứu về các thang đo thấu cảm, văn hóa thấu cảm và phỏng vấn chuyên gia - Nguyễn Thị Trâm Anh tôi đã chọn lọc thang đo sử dụng trong bài nghiên cứu này sẽ là thang đo phương pháp chẩn đoán cấp độ của các khả năng thấu cảm (Boiko V.V.) với mục đích định lượng và 03 câu hỏi tình huống thấu cảm với mục đích định tính
Theo định nghĩa của thấu cảm: “Thấu cảm là một hình thức phản ánh lý trí-cảm
xúc-trực quan của người khác, cho phép một người vượt qua sự phòng vệ tâm lý của mình và hiểu được nguyên nhân và hậu quả, tính chất, trạng thái, phản ứng - để dự đoán
và xác định đầy đủ ảnh hưởng đến hành vi của người khác” [43] Thang đo thấu cảm
của Boiko không dừng lại ở trạng thái nhận thức của thấu cảm mà thấu cảm còn bao gồm tính lí trí, tính trực quan của thấu cảm, tính trực quan, điều kiện hướng tới sự cản trợ hay cũng cố thấu cảm, khả năng đọc vị và sự đồng nhất trong tư duy và hành động
Trang 261.2.7 Yếu tố ảnh hưởng đến thấu cảm
Mỗi hiện tượng tâm lý người đều chịu sự ảnh hưởng của những yếu tố chủ quan (giới tính, độ tuổi, học lực) và những yếu tố khách quan (giáo dục, gia đình, xã hội) Thấu cảm cũng là một hiện tượng tâm lý ở và sự hình thành phát triển cũng như các mức độ hành động của thấu cảmcũng không nằm ngoài quy luật chung đó Tuy nhiên, trong đề tài này, người nghiên cứu chỉ tập trung đề cập và phân tích, tìm hiểu tương quan giữa các yếu tố chủ quan với mức độ thấu cảm của cá nhân
Yếu tố giới tính có sự ảnh hưởng đến mức độ hành động của thấu cảmcủa con người Kết quả nghiên cứu mức độ thấu cảm của 363 thanh thiếu niên (194 nam và 169 nữ) của hai tác giả Darrick Jolliffe và David P Farrington cho kết quả nữ giới có số điểm thấu cảm chung cao hơn nam giới, đồng thời nữ giới cũng chiếm ưu thế ở cả hai mặt thấu cảm cảm tính lẫn thấu cảm nhận thức (Darrick Jolliffe và David P Farrington, 2006) [] Nghiên cứu của Baron Cohen và Wheelwright sử dụng công cụ đo lường là thang đo chỉ số thấu cảm (Empathy Quotient) cũng cho ra kết quả tương tự, điểm số thấu cảm chung của nữ giới cao hơn nam giới (Baron Cohen, Wheelwright, 2004)
Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố làm cho việc thấu cảm trở nên khả thi và dễ dàng trong đó kinh nghiệm của cá nhân, khả năng kiềm chế cảm xúc và không để chúng làm méo mó cách nhìn của chúng ta về người khác là những yếu tố quan trọng (Đào Thị Duy Duyên, 2007, tr.25) Sinh viên có nhiều trải nghiệm với đời sống thực tế, cọ xát và tiếp xúc với nhiều đối tượng và chứng kiến nhiều sự kiện thăng trầm sẽ dễ dàng hơn trong việc cảm nhận và chia sẻ với cảm xúc của người khác Tuy nhiên, các kết quả không có
độ chênh lệch lớn
Thêm vào đó, một yếu tố mới được thêm vào bài nghiên cứu này là yếu tố khách quan, đến từ chương trình học tập của các bạn sinh viên ngành tâm lý học trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Một cách nói khác, trong chương trình giáo dục và đào tạo của trường Đại học Sư phạm có học phần tham vấn ở năm 3 và thực hành tham vấn ở năm 4 khác với năm 1, năm 2 Điều này có thể là yếu tố quan trọng để chứng minh cho vấn đề nghiên cứu này đặt ra Thứ nhất, Thấu cảm là một phẩm chất của con người Thứ hai, Thấu cảm có thể được trao dồi và phát triển thông qua các chương trình đào tạo
Trang 27Tóm lại, thông qua các tài liệu tham khảo đã tìm thấy được, tôi nhận thấy nhóm
giới tính có sự khác biệt nhiều về mức độ thấu cảm, nhóm lứa tuổi có sự khác biệt và nhóm nghề nghiệp lại có sự khác biệt không đáng kể Chính vì vậy, yếu tố ảnh hưởng được xác lập trong bài nghiên cứu này sẽ yếu tố chủ quan (giới tính, năm học, học lực)
và yếu tố khách quan (chương trình đào tạo) và tôi sẽ sử dụng phương pháp chuẩn đoán bằng phương pháp trắc nghiệm (Boiko) và bảng hỏi (3 tình huống) để xác định mức độ thấu cảm ở sinh viên ngành tâm lý học trường ĐHSP - ĐHĐN
1.2.8 Biện pháp nâng cao mức độ thấu cảm
Nhiều nhà nghiên cứu gần đây hơn (Lam, Kolomitro, & Alamparambil, 2011; Ridley, Kelly, & Mollen, 2011) đã xác định các phương pháp phổ biến nhất trong các chương trình đào tạo sự thấu cảm là đào tạo kinh nghiệm, mô phạm (bài giảng), đào tạo
kỹ năng và các phương pháp hỗn hợp khác như đóng vai và phản ánh.[29; 34] Trong phân tích tổng hợp của họ, Teding van Berkhout và Malouff (2016) đã kiểm tra tác động của các chương trình đào tạo về sự thấu cảm trên nhiều nhóm đối tượng khác nhau (ví dụ: sinh viên đại học, chuyên gia y tế, bệnh nhân, người lớn khác, thanh thiếu niên và trẻ em) bằng các phương pháp đào tạo được xác định ở trên Các nhà nghiên cứu đã điều tra tác động của việc rèn luyện sự thấu cảm về nhận thức, tình cảm và hành vi và tìm thấy mức độ tác động trung bình có ý nghĩa thống kê về tổng thể (dao động từ 0,51 đến 0,73) Mức độ ảnh hưởng lớn hơn ở các chuyên gia y tế và sinh viên đại học so với các nhóm khác như thanh thiếu niên và thành viên cộng đồng người lớn [40] Mặc dù sự thấu cảm tăng lên nhờ các nghiên cứu đào tạo về sự thấu cảm, nhưng các cơ chế cụ thể tạo điều kiện cho kết quả tích cực vẫn chưa được biết rõ
Mặc dù nghiên cứu chỉ ra rằng đào tạo sự thấu cảm có thể có hiệu quả nhưng các
kỹ năng nuôi dưỡng sự thấu cảm cụ thể vẫn chưa được hiểu đầy đủ Theo chương trình,
sự thấu cảm được dạy cho các cố vấn trong các kỹ năng tư vấn cơ bản (Bayne & Jangha, 2016) [10], đặc biệt vì sự thấu cảm được cho là nằm ở sự phản ánh chính xác cảm giác
và ý nghĩa Nhưng các học giả cho rằng có nhiều thứ cần có sự thấu cảm hơn là sự hiểu biết được truyền đạt bằng lời nói (Davis, 1980; Vossen và cộng sự, 2015) [17; 41] Ví
dụ, trong một nghiên cứu gần đây hơn, DePue và Lambie (2014) [18] đã báo cáo rằng điểm số của các học viên cố vấn trong thang đo phụ Mối quan tâm thấu cảm của Chỉ số
Trang 28phản ứng giữa các cá nhân (IRI; Davis, 1980) [17] đã tăng lên do tham gia vào các hoạt động
1.3 Sinh viên
1.3.1 Khái niệm
Thuật ngữ sinh liên có gốc từ tiếng La tinh “Studens”, nghĩa là người làm việc, người tìm kiếm, khai thác tri thức Sinh viên là những người đang chuẩn bị cho một hoạt động mang lại lợi ích vật chất hay tinh thần của xã hội Các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, sản xuất hay hoạt động xã hội của họ đều phục vụ cho việc chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động mang tính nghề nghiệp của mình sau khi kết thúc quá trình học trong các trường nghề
Về tuổi sinh học, đa số sinh viên thuộc lứa tuổi thanh niên từ 17 đến 25 tuổi một
số ít có tuổi đời thấp hoặc cao hơn tuổi thanh niên Vì vậy, sự phát triển và trưởng thành
về giải phẫu và sinh lí của tuổi thanh niên là đặc trưng cho lứa tuổi sinh viên
Về phương diện xã hội, sinh viên cũng giống thanh niên học sinh là nhóm người chưa ổn định, còn phụ thuộc về địa vị xã hội do chưa thực sự tham gia vào guồng máy sản xuất của xã hội Vì vậy, đặc điểm tâm lí của họ có phần khác so với thanh niên cùng lứa tuổi nhưng đã có việc làm ổn định và trưởng thành về nghề nghiệp
1.3.2 Các dạng hoạt động cơ bản của lứa tuổi sinh viên
o Hoạt động học tập
Học của SV không đơn thuần là lĩnh hội các tri thức khoa học phổ thông mà là quá trình học tập nghề nghiệp Đối tượng học của SV là trí thức, kỹ năng và nhân cách nghề
Tính mục đích của việc học rất rõ ràng, đây là quá trình học nghề, học để trở thành người lao động có kỹ năng cao và sáng tạo trong lĩnh vực nghề tương ứng
Đối tượng học tập của SV là hệ thống tri thức, kỹ năng cơ bản có tính hệ thống
và tính khoa học của một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định Học tập của SV mang tính nghiên cứu cao SV chủ yếu làm việc với các tài liệu khoa học, việc học của SV chủ yếu mang tính chất tự nghiên cứu, tìm tòi trong các tài liệu khoa học, các phương tiện thông tin, kỹ thuật,
Trang 29Học tập của SV mang tính tự giác cao SV được toàn quyền quyết định việc học của mình theo yêu cầu của giảng viên Vì vậy, cốt lõi trong việc học của SV là tự ý thức
về học tập Trong điều kiện tính độc lập, tự do cao thì tự ý thức và tính kỷ luật, tự giác
là nhân tố quyết định sự thành công của hoạt động học tập của SV
o Hoạt động nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là một hình thức giáo dục ở đại học, là một khâu trong quá trình học tập Công tác nghiên cứu khoa học đưoợc đưa ra cho SV xuất phát từ việc đào tạo người cán bộ tương lai đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Về bản chất, nghiên cứu khoa học là hoạt động tìm tòi, sáng tạo, phát minh nên nhất thiết phải có hai dấu hiệu cơ bản là mới mẻ và tính có chứng minh Nghiên cứu khoa học là loại hoạt động nhận thức có đặc trưng tạo ra những giá trị nhận thức mới trước đó chưa ai biết và phương pháp để tạo ra giá trị đó là tìm tòi, phát hiện
Như vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học giúp SV tăng tính tích cực trí tuệ, giúp
SV nắm vững tài liệu một cách sáng tạo, phát triển tư duy khoa học, rèn luyện những phẩm chất nghề nghiệp quan trọng của nhân cách
1.3.3 Đặc điểm cơ bản của lứa tuổi sinh viên
o Đặc điểm hoạt động nhận thức, trí tuệ của SV
Ở tuổi SV, các quá trình nhận thức đều phát triển mạnh Độ tinh nhạy của các giác quan tăng lên rõ rệt, tri giác có mục đích đạt tới mức cao, tính chất chọn lọc trong
Trang 30tri giác của SV phát triển mạnh, quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện
Tư duy sâu sắc và mở rộng, tỏ ra chặt chẽ, nhất quán và có căn cứ
Đi kèm các quá trình nhận thức là trạng thái chú ý giúp cho quá trình phản ánh
có hiệu quả hơn Ở lứa tuổi SV, sức tập trung chú ý được nâng cao, khối lượng chú ý lớn và SV có khả năng chú ý tương đối bền vững trong một thời gian tương đối dài
Bên cạnh đó, SV có “tính nhạy bén cao”, khả năng lý giải và gán ý nghĩa cho những ấn tượng cảm tính ban đầu bằng kinh nghiệm đã có và những tri thức khoa học
đã tích luỹ được trong quá trình học SV có năng lực giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khăn hơn, lập luận mang tính logic Đây chính là những biểu hiện của sự phát triển trí tuệ ở lứa tuổi thanh niên SV
Nói cách khác, hoạt động nhận thức của SV gắn liền với học tập chuẩn bị nghề nghiệp trong suốt quá trình học tập và rèn luyện của họ Như vậy, sự phát triển trí tuệ của SV gắn liền và phát triển cùng với hoạt động học tập của họ
o Đặc điểm tự ý thức của SV
Sự phát triển tự ý thức là một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng của thanh niên SV Tự ý thức của SV được hình thành trong quá trình xã hội hoá và liênquan chặt chẽ với tính tích cực nhận thức của SV Những SV có kết quả học tập cao thường chủ động tích cực trong việc tự giáo dục, giao tiếp hướng vào bạn bè được mở rộng, hướng vào các nguyên tắc hoạt động, tìm tòi những thành tựu khoa học mới trong nhận thức,
và có kế hoạch trong hoạt động trí tuệ Ngược lại, những SV có kết quả học tập thấp thường bị động trong việc tự đánh giá, tự giáo dục, nhu cầu giao tiếp mạnh hơn tiếp thu tri thức, giao tiếp hướng vào giữ mối quan hệ tốt với gia đình và cán bộ giảng dạy
Bên cạnh đó, một trong những thành phần có ý nghĩa nhất tạo nên sự phát triển
tự ý thức của SV là năng lực tự đánh giá Tự đánh giá của SV mang tính chất toàn diện
và sâu sắc Biểu hiện cụ thể là SV không chỉ đánh giá hình thức bên ngoài mà còn đi sâu vào đánh giá các phẩm chất, giá trị của nhân cách Những cấp độ đánh giá này đều mang yếu tố phê phán, phản tỉnh rõ rệt Vì vậy, tự đánh giá của SV cũng mang ý nghĩa
tự ý thức, tự giáo dục
o Định hướng giá trị của SV
Trang 31Định hướng giá trị của SV là phương thức SV sử dụng để phân biệt các sự vật theo ý nghĩa của chúng đối với bản thân mình, từ đó hình thành nội dung cơ bản của xu hướng và động cơ hoạt động của thanh niên SV Thực tế cho thấy sự biến đổi định hướng giá trí của thanh niên SV có một số đặc điểm như sau:
- Định hướng giá trị của SV hiện nay bộc lộ những khuynh hướng mới, những nét tính cách mới, thể hiện xu hướng năng động của nhân cách, phù hợp với xu thế biến đổi của xã hội, của thời đại và yêu cầu của xã hội trong tiến trình phát triển
- Xem xét trên phương diện mục đích, thái độ và định hướng xác định giá trị cho thấy, định hướng giá trị khẳng định cái tôi cá nhân: xu hướng cá nhân thể hiện rõ nét hơn xu hướng tập thể trong định hướng giá trị của SV
- Trong cấu trúc định hướng giá trị của SV có sự đan xen những hệ giá trị khác nhau tạo nên tính đa dạng của nhân cách Tuy nhiên, tính phân cấp giữa các loại hình giá trị phản ánh xu thế biến đổi định hướng giá trị của SV hiện nay Có thể nói đây là những nét tính cách xã hội mới đang dần được định hình và phát triển theo xu thế phát triển, có lợi cho sự phát triển xã hội [27],
o Xu hướng phát triển nhân cách SV
Nhân cách SV là nhân cách con người trẻ đang được chuẩn bị để thực hiện chức năng người chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của xã hội Nhìn chung, sự phát triển nhân cách của SV có những đặc điểm cơ bản sau:
- Niềm tin, xu hướng nghề nghiệp và các năng lực cần thiết được củng cố và phát triển
- Các quá trình tâm lý đặc biệt là quá trình nhận thức được “nghề nghiệp hoá”
- Tình cảm nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm, tính độc lập được nâng cao, cá tính
và lập trường sống của SV được bộc lộ rõ rệt Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của SV, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn
- Kỳ vọng đối với nghề nghiệp tương lai của SV được phát triển
Trang 32- Sự trưởng thành về mặt xã hội, tinh thần và đạo đức, việc hình thành những phẩm chất nghề nghiệp và sự ổn định chung về nhân cách của SV được phát triển
- Khả năng tự giáo dục của SV được nâng cao
- Tính độc lập và sẵn sàng đối với hoạt động nghề nghiệp tương lai được củng
cố
- SV đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày
Tóm lại, SV là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người Họ là lớp
người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau, không phải bất cứ SV nào cũng được phát triển tối ưu, đạt đến sự chín muồi trong suy nghĩ và hành động Điều này phụ thuộc chủ yếu vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi SV Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của SV
1.4 Thấu cảm ở sinh viên
1.4.1 Khái niệm
Định nghĩa được xác lập như sau: “Thấu cảm là một hình thức phản ánh lý
trí-cảm xúc-trực quan của người khác, cho phép một người vượt qua sự phòng vệ tâm lý của mình và hiểu được nguyên nhân và hậu quả, tính chất, trạng thái, phản ứng - để dự đoán và xác định đầy đủ ảnh hưởng đến hành vi của người môi trường đại học, cao đẳng.”
1.4.2 Thành tố
Sự hình thành và phát triển phẩm chất thấu cảm còn phụ thuộc chặt chẽ vào các biểu hiện chỉ số của các năng lực thấu cảm, cụ thể qua 06 kênh của thang đo thấu cảm của tác giả Boiko được phân cụ thể trong bảng dưới đây (Bảng 1.):
Trang 33Bảng 1 Phân bố thành tố của thấu cảm của sinh viên
5 Năng lực “xâm nhập” của thấu cảm Câu 5, 11, 17, 23, 29, 35
6 Tính đồng nhất hóa trong thấu cảm Câu 6, 12, 18, 24, 36
1 Kênh hợp lý (lí trí) của thấu cảm là hướng chú ý, tri giác và tư duy của con người đến sự hiểu biết bản chất của người khác bất kỳ, đến trạng thái, các vấn đề và hành vi của người đó Đó là sự quan tâm một cách tự nhiên đến người khác mở ra làn song phản ánh cảm xúc và linh cảm của đối tác
2 Kênh cảm xúc của thấu cảm phản ánh khả năng của người thấu cảm có thể nhập vào cộng hưởng cảm xúc với những người khác - để cảm thông và thấu cảm Xúc cảm của tính trực quan của thấu cảm trở thành phương tiện xâm nhập vào vùng tiềm năng của đối tác Hiểu được thế giới nội tâm của người khác, dự đoán được hành vi và ảnh hưởng hiệu quả có thể chỉ khi có thể điều chỉnh năng lượng của đối tác Thông cảm
và thấu cảm thực hiện chức năng gắn kết giữa con người với nhau
3 Kênh trực quan của thấu cảm cho phép con người có thể dự đoán hành vi của các đối tác, hoạt động trong các điều kiện thiếu hụt thông tin cơ bản về đối tác, phải dựa trên kinh nghiệm đã được lưu giữ trong tiềm thức Ở cấp độ của trực giác các thông tin
về đối tác ở dạng tóm tắt và khép kín
4 Phương hướng ủng hộ hoặc cản trở thấu cảm Hiệu quả của sự thấu cảm sẽ giảm nếu con người cố gắng tránh những tiếp xúc cá nhân, cho rằng sự tò mò về người khác là không thích hợp, tự thuyết phục mình cần bình tĩnh với những kinh nghiệm và
Trang 34mối quan tâm của người khác Với những lập luận như vậy thì đôi khi làm hạn chế phạm
vi tính trực quan của thấu cảm của cảm xúc và tri giác thấu cảm
5 Khả năng “xuyên thấu” của thấu cảm chỉ tính chất giao tiếp quan trọng của con người cho phép tạo ra một không khí cởi mở và tin cậy, sự thân mật Sự yếu đuối của đối tác giãn thúc đẩy sự thấu cảm, và bầu không khí căng thẳng, không tự nhiên, sự nghi ngờ cản trở sự cởi mở và sự thấu hiểu
6 Khả năng đồng nhất – là điều kiện quan trọng để thấu cảm thành công Đây là khả năng hiểu được người khác trên cơ sở của sự thấu cảm, đặt mình vào vị trí của người khác Trên nền tảng của sự đồng nhất các cảm xúc có sự dễ dàng, linh hoạt và mềm dẻo,
có khả năng bắt chước
1.4.3 Yếu tố ảnh hưởng đến thấu cảm của sinh viên
Trong bài nghiên cứu này chỉ ra 02 mặt gây ảnh hưởng đến mức độ thấu cảm ở
SV ngành tâm lý trường ĐHSP - ĐHĐN cụ thể như sau:
Yếu tố giới tính
Theo khuôn mẫu, nữ giới được miêu tả là người biết nuôi dưỡng và đồng cảm, thấu cảm hơn, trong khi nam giới được miêu tả là người ít cảm xúc và nhận thức hơn Một số tác giả cho rằng sự khác biệt giới tính quan sát được có thể phần lớn là do kỳ vọng văn hóa về vai trò giới Tuy nhiên, sự thấu cảm có cả sinh học và phát triển
Bài viết này xem xét bằng chứng từ đạo đức học, tâm lý xã hội, kinh tế và khoa học thần kinh để chỉ ra rằng có những khác biệt cơ bản trong các biện pháp ngầm hiểu
về sự thấu cảm, với những điểm tương đồng trong quá trình phát triển và tiến hóa Tôi xem xét những khác biệt này có thể ảnh hưởng đến mức độ thấu cảm ở nam và nữ trong suốt quá trình sinh sống và học tập Cuối cùng, nghiên cứu về sự khác biệt giới tính trong mức độ thấu cảm có thể chứng minh sự phát triển thấu cảm về giới tính (ví dụ: lối nói chuyện, cách ứng xử, các tương tác xã hội)
Nhìn chung, nghiên cứu này hỗ trợ mạnh mẽ cho ý tưởng rằng sự thấu cảm bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bối cảnh và có thể bị sai lệch một cách có hệ thống bởi vai trò giới và niềm tin khuôn mẫu xã hội ngày nay
Yếu tố năm học và học lực (quá trình học tập)
Trang 35Hầu hết các nghiên cứu hiện tại đều tập trung vào mối quan hệ trực tiếp giữa sự đồng cảm của giáo viên và học sinh Họ bỏ qua sự hòa giải giữa các yếu tố của học sinh (ví dụ: học lực, cảm giác thuộc về trường học của học sinh) Trong số ít nghiên cứu đề cập đến cảm giác thuộc về trường học, hầu hết đều dựa trên quan sát trong lớp học, khiến cho tính khái quát của các phát hiện của họ không chắc chắn
Mục tiêu thứ hai của bài viết này là đưa ra một thách thức hoài nghi đối với ủng
hộ sự thấu cảm trong giảng dạy và việc dạy thấu cảm cho sinh viên ngành tâm lý học
Nghiên cứu này đề ra “Thấu cảm là một hình thức phản ánh lý trí-cảm xúc-trực quan
của người khác, cho phép một người vượt qua sự phòng vệ tâm lý của mình và hiểu được nguyên nhân và hậu quả, tính chất, trạng thái, phản ứng - để dự đoán và xác định đầy
đủ ảnh hưởng đến hành vi của người môi trường đại học, cao đẳng.” Và khi thấu cảm
là bẩm sinh và có thể phát triển thì việc giáo dục sinh viên ngành tâm lý học chiếm vai trò quan trọng trong việc phát triển mức độ thấu cảm ở SV
Cụ thể, sinh viên ngành tâm lý học trường ĐHSP - ĐHĐN vào năm thứ 2 sẽ được
học kỹ năng thấu cảm trong học phần “tham vấn” và SV năm thứ 3 sẽ được thực hành
kỹ năng thấu cảm trong học phần “thực hành tham vấn” Chính vì thế, yếu tố quan trọng
và có ảnh hưởng nhất đến kết quả thấu cảm ở sinh viên ngàng tâm lý trường ĐHSP - ĐHĐN là quá trình mài dũa thấu cảm tại ghế nhà trường sẽ tạo ra sự khác biệt về thấu cảm đơn thuần, mức thấp Một cách nói khác, sự thấu cảm và năng lực học tập trở thành yếu tố song song tại nhà trường, cụ thể giả thuyết đặt ra, sinh viên ngành tâm lý học năm
3 và năm 4 sẽ có mức độ thấu cảm và mức độ hành động của thấu cảmcao hơn sinh viên năm 1 và năm 2, người mà chưa được trải qua quá trình học tập và thực hành
Những học sinh có năng lực học tập và tự học cao tự tin để hiểu kỹ năng thấu cảm, giải quyết các vấn đề giáo dục và các ca tham vấn khó Sự tự tin vào năng lực học tập là niềm tin về khả năng của một nhà tham vấn có thể hoàn thành tốt các trường hợp thấu cảm với thân chủ, chứ không chỉ dừng lại ở việc thấu cảm tốt ở một số tình huống nhất định
Tóm lại, yếu tố học tập và học lực hay cụ thể là chương trình giảng dạy tại trường ĐHSP trong nghiên cứu này được đánh giá là yếu tố có mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển và nâng cao mức độ thấu cảm ở sinh viên ngành tâm lý học trường ĐHSP - ĐHĐN
Trang 36Mức độ thấu cảm ở sinh viên và thành tích học và năm học cụ thể của họ có mối tương quan với nhau trong nghiên cứu này
Trang 37TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Tổng quan, trên thế giới đã có nhiều tác giả tìm hiểu về thấu cảm ở cả lý luận và
thực tiễn với hai hướng tiếp cận chính: Quan điểm xem thấu cảm là một phản ứng cảm xúc và quan điểm xem thấu cảm là năng lực nhận thức cảm xúc Bên cạnh đó có nhiều tác giả đã kế thừa cả hai quan điểm trên để nghiên cứu thấu cảm, vừa là kết quả của sự ảnh hưởng cảm xúc, vừa là năng lực nhận thức cảm xúc Đây cũng chính là hướng tiếp cận khái niệm của đề tài Đồng thời cũng có nhiều thang đo thấu cảm khác nhau đã được thành lập từ bác sĩ đến các nhà tâm lý với mục đích chính là đề cao tầm quan trọng của thấu cảm trong cuộc sống ngày này
Tại Việt Nam, dù thấu cảm đã có sự phát triển trong các nhóm ngành tâm lý học Tuy nhiên các đề tài chỉ tiếp cận thấu cảm như một thành phần trong cấu trúc của nội dung cần nghiên cứu, chưa có đề tài nào trực tiếp nghiên cứu riêng về mức độ hành động của thấu cảmvà phương pháp nâng cao thấu cảm
Trong bài nghiên cứu này, rút kinh nghiêm từ các nghiên cứu đi trước, ngoài việc xác lập một định nghĩa mới về thấu cảm, nhà nghiên cứu cũng đã tích hợp cách phân chia thang đo của nước ngoài với cách phân chia mức độ thấu cảm ở Việt Nam Điều này sẽ giúp giảm sự khác biệt về văn hóa trong thang đo thấu cảm giữa hai nước
Thấu cảm thể hiện đồng thời sự thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với người khác, cũng là đặc điểm cần phải có của một người làm tâm lý sau này (như biết cách nhận diện vấn đề, cảm xúc của thân chủ, hiểu được vấn đề, cảm xúc mà thân chủ đang trải nghiệm, gọi tên được cảm xúc của thân chủ và giải thích được vấn đề của thân chủ trong hoàn cảnh khác nhau) đồng thời có được sự thấu cảm cảm xúc (lắng nghe thân chủ, quan tâm đến nhu cầu của thân chủ và có sự chia sẻ, hỗ trợ phù hợp)
Từ hướng nghiên cứu về bản chất và cấu trúc của sự thấu cảm, tôi nhận thấy cần xác định được mức độ thấu cảm hiện tại của các bạn và bản chất của mức độ hành động của thấu cảmở sinh viên ngành tâm lý học trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng hiên tại
Trang 38Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 4 ở Việt Nam sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội
và Hải Phòng về đô thị hóa và phát triển kinh tế – xã hội Nằm trên bờ Biển Đông có cửa sông Hàn, Đà Nẵng là một trong những thành phố cảng có vị trí chiến lược của miền Trung Việt Nam và là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương
Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi
ba Di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia phong Nha – Kẻ Bàng Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung Nhờ vậy Đà Nẵng được xem là thành phố của du lịch, thành phố của những di tích và của những danh lam thắng cảnh Do nằm trong một địa hình đặc biệt, có núi rừng, trung du, đồng bằng, biển cả…Đà Nẵng mang trong mình một vẻ đẹp đa dạng Có cái hùng vĩ, phóng khoáng của núi cao
và cái mênh mông, trữ tình của biển cả; có cái mềm mại, khỏe khoắn của sông ngòi và cũng có những góc khuất, những đường vòng của đèo cao; có cái mơ mộng, dịu dàng của bờ cát, của bến sông và cũng có cái tráng lệ, mạnh mẽ của phố xá, của những tượng đài, cao ốc Ngày nay, không chỉ đứng đầu gió, người miền Trung đang đứng ở ngã tư của con đường giao lưu quốc tế từ Ấn Độ xuyên qua Thái Bình Dương Thời đại hội nhập cùng với những cơ hội mới mở ra những chân trời cho những con tàu với nhiều tham vọng, Đà Nẵng sẽ phải là đầu tàu cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tiến ra biển lớn Hơn nữa, Đà Nẵng sẽ luôn cải thiện mình sao cho xứng với những mệnh danh được yêu mến và phát triển hơn nữa về mọi mặt, đặc biệt là du lịch
Trang 39Năm 2020, toàn thành phố có 163 trường đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ 39,4%, tăng
36 trường so với năm 2015 Mạng lưới trường lớp được quy hoạch vừa phù hợp với hệ thống giáo dục quốc dân, vừa đáp ứng với phát triển quy mô, yêu cầu phát triển đô thị
và nhu cầu học tập của mọi người dân Đào tạo mũi nhọn cũng được xác định là nhiệm
vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của thành phố Từ năm
2015 đến nay, số lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu quốc gia, quốc tế tiếp tục được duy trì ổn định với 34 giải quốc tế, 754 giải quốc gia Giai đoạn 2020 - 2025, ngành Giáo dục & Đào tạo thành phố xác định cần tiếp tục có những chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của xã hội, đặc biệt là thực hiện tốt lộ trình áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bắt đầu triển khai ở lớp 1 từ năm học 2020-
2021
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Giáo dục Đại học của thành phố Đà Nẵng trong 5 năm qua ghi nhận sự lớn mạnh không ngừng của Đại học Đà Nẵng, với vai trò là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học trọng điểm của khu vực miền Trung - Tây Nguyên Phát biểu tại Đại hội Đảng bộ Đại học Đà Nẵng lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025, Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa đã yêu cầu Đại học Đà Nẵng cần tập trung phát triển theo định hướng nghiên cứu với mô hình quản trị tiên tiến, phấn đấu xếp trong nhóm 3-5 đại học hàng đầu của Việt Nam và đạt đẳng cấp khu vực, quốc tế
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng (tiếng Anh: University of Science and Education, the University of Da Nang – UDN-UEd) là trường thành viên Đại học
Đà Nẵng, chuyên đào tạo các chuyên ngành sư phạm và cử nhân khoa học, được xếp vào nhóm các trường Đại học Sư phạm trọng điểm quốc gia Việt Nam Trường đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và triển khai công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên
Trang 40● Nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội của các tỉnh, thành phố miền Trung và cả nước
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Đà Nẵng đã được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (1985), Huân chương Lao động hạng Nhì (2002), Huân chương Lao động hạng Nhất (2015), Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2021) cùng nhiều Cờ, Bằng khen khác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
Trường là cơ sở giáo dục Đại học đầu tiên của Việt Nam được kiểm định và công nhận đạt chất lượng bởi một tổ chức kiểm định độc lập
Ngành tâm lý
Mục tiêu đào tạo
● Có kiến thức cơ bản về khoa học Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
● Có kiến thức cơ bản về an ninh quốc phòng, rèn luyện thể chất; sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc
● Có trình độ ngoại ngữ và tin học tương đương trình độ B
● Có kiến thức cơ bản, toàn diện và chuyên sâu về khoa học tâm lý:
● Kiến thức cơ bản về tâm lý học đại cương