1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giảng dạy thanh nhạc cho sinh viên ngành Âm nhạc trường Đại học thủ dầu một

143 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giảng dạy thanh nhạc cho sinh viên ngành Âm nhạc
Tác giả Lê Thụy Khanh
Người hướng dẫn Phạm Ngọc Trâm, PTS
Trường học Trường Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Âm nhạc
Thể loại Báo cáo Tổng Kết
Năm xuất bản 2022
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 9,83 MB

Cấu trúc

  • A. MỞ ĐẦU (9)
    • 1. Tính cấp thiết của đề tài (9)
    • 2. Lịch sử đề tài (10)
    • 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (11)
    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
      • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (11)
      • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (11)
    • 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu (11)
      • 5.1. Cách tiếp cận (11)
      • 5.2. Phương pháp nghiên cứu (12)
    • 6. Những đóng góp của đề tài (0)
    • 7. Bố cục của đề tài (13)
  • B. NỘI DUNG (14)
  • Chương 1: THỰC TIỄN GIẢNG DẠY MÔN THANH NHẠC TẠI CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC TRƯỜNG THỦ DẦU MỘT (14)
    • 1.1. Giới thiệu về trường Đại học Thủ Dầu Một, khoa Công nghiệp văn hóa và chương trình âm nhạc (14)
      • 1.1.1. Khái quát đôi nét về nhà trường (14)
      • 1.1.2. Giới thiệu Khoa Công nghiệp Văn hóa (15)
      • 1.1.3. Chương trình âm nhạc trường Đại học Thủ Dầu Một (17)
    • 1.2. Tình hình giảng dạy môn Thanh nhạc cho sinh viên ngành âm nhạc (20)
    • 1.3. Thực trạng của chương trình giảng dạy thanh nhạc (22)
      • 1.3.1. Giáo trình giảng dạy (23)
      • 1.3.2. Đội ngũ giảng viên (0)
      • 1.3.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá (26)
      • 1.3.5. Kết quả học tập của sinh viên (0)
    • 1.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong đào tạo thanh nhạc (28)
      • 1.4.1. Nguyên nhân khách quan (28)
      • 1.4.2. Nguyên nhân chủ quan (29)
  • Chương 2: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THANH NHẠC CHO SINH VIÊN NGÀNH ÂM NHẠC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT (31)
    • 2.1. Cải tiến nội dung chương trình - Giáo trình (31)
      • 2.1.1. Kết cấu các nội dung phù hợp với chuẩn đầu ra từng học phần (31)
      • 2.1.2. Giới thiệu các bài thực hành phù hợp với sinh viên (31)
    • 2.2. Điều kiện tiên quyết để đổi mới phương pháp dạy học (33)
      • 2.2.1. Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của giảng viên (33)
      • 2.2.2. Cơ sở vật chất phục vụ dạy - học (35)
      • 2.2.3. Phối hợp cộng đồng (36)
    • 2.3. Đổi mới phương pháp dạy học ở từng đối tượng sinh viên (37)
      • 2.3.1. Thay đổi quan điểm dạy học phát huy tính tích cực của sinh viên (37)
      • 2.3.2. Đa dạng hình thức tổ chức lớp học (39)
      • 2.3.3. Cải thiện môi trường học tập (42)
      • 2.3.4. Sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học (43)
    • 2.4. Các biện pháp khác (44)
      • 2.4.1. Biên soạn tài liệu giảng dạy (44)
      • 2.4.2. Kết hợp kỹ thuật và nghệ thuật (45)
      • 2.4.3. Xử lý ngôn ngữ trong ca hát (50)
      • 2.4.4. Phối hợp các hoạt động trải nghiệm (54)
    • 2.5. Thực nghiệm (59)
      • 2.5.1. Mục đích thực nghiệm (59)
      • 2.5.2. Kế hoạch thực nghiệm (59)
      • 2.5.3. Tổ chức thực nghiệm (59)
      • 2.5.4 Kết quả thực nghiệm (60)
    • C. KẾT LUẬN (64)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (67)

Nội dung

Mục tiêu Đề tài hướng đến mục tiêu đề xuất các biện pháp dạy học phù hợp nhất môn Thanh nhạc cho sinh viên ngành Âm nhạc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học Thủ Dầu

NỘI DUNG

1.1 Giới thiệu về trường Đại học Thủ Dầu Một, khoa Công nghiệp văn hóa và chương trình âm nhạc

1.1.1 Khái quát đôi nét về nhà trường

Tiền thân của Trường Đại học Thủ Dầu Một là Cao đẳng Sư phạm Bình Dương

- một cơ sở đào tạo sư phạm uy tín của tỉnh Bình Dương, cung cấp đội ngũ giáo viên có chuyên môn, am tường nghiệp vụ giảng dạy và có tâm huyết với thế hệ trẻ

Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Đại học Thủ Dầu Một được thành lập theo Quyết định số 900/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Sứ mệnh của Trường là đào tạo nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ - vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trở thành trung tâm tư vấn nghiên cứu trong khu vực

Trường Đại học Thủ Dầu Một vinh dự là thành viên của tổ chức CDIO thế giới (từ năm 2015); Là thành viên liên kết của Hiệp hội các trường đại học Đông Nam Á – AUN (từ năm 2017) Tháng 11/2017, trường đạt Chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia Tháng 10/2019, trường tiến hành đánh giá ngoài chương trình đào tạo theo chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả đến tháng 4 năm 2021 trường có

11 ngành đạt chuẩn Tháng 12/2019, trường đánh giá ngoài 4 chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-QA, kết quả đạt chuẩn 4 ngành Tháng 8/2020, trường đạt chuẩn 4 sao UPM (University Performance Metrics)

Trường hiện có đội ngũ 775 cán bộ - viên chức, trong đó có 22 GS-PGS, 135

TS, 557 ThS (106 NCS),… Bộ máy trường gồm Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, Hội đồng Khoa học và Đào tạo, 07 khoa đa ngành, 03 viện đa chức năng, 2 viện nghiên cứu,

14 phòng ban chức năng, 11 trung tâm Song song với việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học cơ hữu, nhà trường được sự cộng tác hỗ trợ của nhiều nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia

Hà Nội và các trường đại học uy tín trong và ngoài nước…

Hiện nay, trường đang đào tạo 50 chương trình đại học, 11 chương trình thạc sĩ,

1 chương trình tiến sĩ, thuộc các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, ngoại ngữ, sư phạm Quy mô của trường là 20.000 sinh viên,

THỰC TIỄN GIẢNG DẠY MÔN THANH NHẠC TẠI CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC TRƯỜNG THỦ DẦU MỘT

Giới thiệu về trường Đại học Thủ Dầu Một, khoa Công nghiệp văn hóa và chương trình âm nhạc

1.1.1 Khái quát đôi nét về nhà trường

Tiền thân của Trường Đại học Thủ Dầu Một là Cao đẳng Sư phạm Bình Dương

- một cơ sở đào tạo sư phạm uy tín của tỉnh Bình Dương, cung cấp đội ngũ giáo viên có chuyên môn, am tường nghiệp vụ giảng dạy và có tâm huyết với thế hệ trẻ

Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Đại học Thủ Dầu Một được thành lập theo Quyết định số 900/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Sứ mệnh của Trường là đào tạo nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ - vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trở thành trung tâm tư vấn nghiên cứu trong khu vực

Trường Đại học Thủ Dầu Một vinh dự là thành viên của tổ chức CDIO thế giới (từ năm 2015); Là thành viên liên kết của Hiệp hội các trường đại học Đông Nam Á – AUN (từ năm 2017) Tháng 11/2017, trường đạt Chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia Tháng 10/2019, trường tiến hành đánh giá ngoài chương trình đào tạo theo chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả đến tháng 4 năm 2021 trường có

11 ngành đạt chuẩn Tháng 12/2019, trường đánh giá ngoài 4 chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-QA, kết quả đạt chuẩn 4 ngành Tháng 8/2020, trường đạt chuẩn 4 sao UPM (University Performance Metrics)

Trường hiện có đội ngũ 775 cán bộ - viên chức, trong đó có 22 GS-PGS, 135

TS, 557 ThS (106 NCS),… Bộ máy trường gồm Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, Hội đồng Khoa học và Đào tạo, 07 khoa đa ngành, 03 viện đa chức năng, 2 viện nghiên cứu,

14 phòng ban chức năng, 11 trung tâm Song song với việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học cơ hữu, nhà trường được sự cộng tác hỗ trợ của nhiều nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia

Hà Nội và các trường đại học uy tín trong và ngoài nước…

Hiện nay, trường đang đào tạo 50 chương trình đại học, 11 chương trình thạc sĩ,

1 chương trình tiến sĩ, thuộc các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, ngoại ngữ, sư phạm Quy mô của trường là 20.000 sinh viên,

7 học viên sau đại học Trường đã từng bước hoàn thiện lộ trình xây dựng chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy theo triết lý giáo dục hoà hợp tích cực, dựa trên sáng kiến CDIO, đáp ứng chuẩn AUN-QA

Về nghiên cứu khoa học, thực hiện chiến lược xây dựng trường thành trung tâm nghiên cứu, tư vấn có uy tín, trường đang triển khai 4 đề án nghiên cứu trọng điểm là Đề án nghiên cứu về Đông Nam Bộ, Đề án nghiên cứu Nông nghiệp chất lượng cao, Đề án nghiên cứu Thành phố thông mình Bình Dương, Đề án nghiên cứu Chất lượng giáo dục Các đề án, công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu với ứng dụng, giữa đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hai năm liên tục, trường đều nằm trong top 50 cơ sở giáo dục có công bố quốc tế tốt nhất Việt Nam (vị trí thứ 42 năm 2018 và vị trí thứ 27 năm 2019) Năm 2021, trường xếp hạng 24/179 cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam theo bảng xếp hạng của Webometrics

Mối quan hệ hợp tác quốc tế, trường đã thiết lập quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo với hơn 60 đơn vị giáo dục trên thế giới; đồng thời ký kết hợp tác cung ứng lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp nước ngoài đang đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương Bên cạnh đó, từ năm 2010, trường hỗ trợ đào tạo cho các sinh viên nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào theo thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Champasak, cụ thể là đào tạo nguồn nhân lực ở hai lĩnh vực kinh tế và công nghệ thông tin

Là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực tiềm năng cho Bình Dương và các tỉnh lân cận, trường có cơ sở chính tại số 6 Trần Văn Ơn, Phường Phú Hòa, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Khuôn viên trường rộng 6,74 ha Đây là nơi học tập, nghiên cứu của gần 19.000 CB- GV, SV của trường

Cơ sở thứ hai tọa lạc tại Khu công nghiệp Mỹ Phước, Bến Cát với diện tích 57,6 ha được đầu tư xây dựng hiện đại, tích hợp nhiều công năng phục vụ hiệu quả công tác đào tạo, nghiên cứu của trường trong tương lai

1.1.2 Giới thiệu Khoa Công nghiệp Văn hóa

Khoa Công nghiệp Văn hóa được thành lập theo Quyết định số 124/QĐ-ĐHTDM ngày 31/12/2020 của Trường Đại học Thủ Dầu Một Khoa được giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân cho 7 ngành: Âm nhạc; Du lịch; Mỹ thuật; Thiết kế đồ họa; Truyền thông đa

8 phương tiện; Quản lý văn hóa và chương trình Giáo dục thể chất - Quốc phòng an ninh Hiện nay Khoa có khoảng 1700 sinh viên

Khoa Công nghiệp Văn hóa hiện có 62 giảng viên, trong đó có 1 PGS.TS, 10 nghiên cứu sinh, 7 tiến sĩ, 44 thạc sĩ, 01 cố vấn cao cấp Với nguồn nhân lực trẻ trung, giàu năng lượng, tâm huyết với nghề và đặc biệt là những nhà huấn luyện giỏi; nhiều

GV hiện đang cộng tác nghiên cứu, sáng tạo với các công ty hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, mỹ thuật, thiết kế đồ họa, tổ chức sự kiện, sân khấu biểu diễn, du lịch

Tình hình giảng dạy môn Thanh nhạc cho sinh viên ngành âm nhạc

Sinh viên ngành Âm nhạc Trường Đại học Thủ Dầu Một được xét tuyển theo các tổ hợp môn: Ngữ văn - Sử; Toán - Anh văn, Ngữ văn - Anh văn và tuyển chọn qua kì thi năng khiếu của trường gồm các môn: Thẩm Âm, Tiết tấu, Thanh nhạc, Nhạc cụ Một số ít em cũng đã từng được đào tạo âm nhạc qua các trường trung cấp văn hóa nghệ thuật ở các địa phương Điều đó rất thuận lợi, tạo tiền đề để các em tiếp tục học những chương trình đào tạo âm nhạc chuyên sâu hơn trong nhà trường Tuy nhiên đó chỉ là một số ít SV, còn lại phần lớn là các em vừa tốt nghiệp trung học phổ thông nên chưa từng được học thanh nhạc một cách bài bản Các em chỉ được làm quen với âm nhạc thông qua các buổi mít tinh, biểu diễn tại trường học hoặc địa phương hay các buổi sinh hoạt văn nghệ tập thể tại nhà trường hoặc địa phương nơi sinh sống Chính vì vậy khả năng tiếp cận thanh nhạc của các em còn nhiều hạn chế Đa số SV chưa từng hoặc rất ít tiếp cận với phương pháp giảng dạy thanh nhạc một cách căn bản, mang tính chuyên nghiệp, chuyên sâu Vì vậy hầu hết các em còn mơ hồ chưa tiếp cận được phương pháp lên lớp cũng như cách thức học tập một cách triệt để trong một buổi học hát mang tính chuyên nghiệp SV ngành Âm nhạc của trường đến từ nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước, giọng hát của các em tương đối ổn định bởi đã qua giai đoạn vỡ giọng nên không gặp trở ngại lớn trong học tập, đó là điều kiện cần thiết đối với một người học thanh nhạc Tuy nhiên, thực tế học tập của SV trong học phần thanh nhạc chưa đạt được hiệu quả như mong đợi bởi hầu hết chưa được học âm nhạc từ nhỏ, khi vào học trong môi trường chuyên nghiệp, những kiến thức về âm nhạc nói chung và thanh nhạc mới ở mức độ tự nhiên, các em chưa hiểu được những

13 vấn đề kỹ thuật chuyên sâu như vị trí âm thanh, cách nhấc hàm ếch, cách lấy hơi cũng như cách điều tiết hơi thở trong mỗi câu hát sao cho uyển chuyển, mềm mại do đó trong quá trình học tập, thể hiện trên lớp thường bộc lộ một số hạn chế như:

Vấn đề lấy hơi, đẩy hơi: Theo cơ chế hít thở sinh học của con người, các em thường lấy hơi theo bản năng đó là hít hơi và lấy hơi vào phần ngực chứ không vào phần bụng Qua giảng dạy chúng tôi thấy rằng: Một số em lấy hơi xuống được phần bụng nhưng lại không biết cách khống chế hơi ở vùng thắt lưng Đa số các em đều tưởng rằng đẩy hơi thở lên thì bụng sẽ xẹp lại nhưng thực ra là cần phải giữ, khống chế phần bụng và thắt lưng luôn ở trạng thái căng, rắn, chắc Nếu đẩy hơi không đúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới âm thanh

Vấn đề mở khẩu hình: Trong khi dạy, GV yêu cầu khi hát là miệng phải mở thoải mái, rộng rãi, các nét mặt không được xấu, không bị méo miệng, mà phải tự nhiên, tươi tắn, hấp dẫn người nghe Tuy nhiên, các em năm thứ nhất khi mới học hát thường mở khẩu hình chưa hết (không mở rộng miệng) khiến âm thanh bị tối, chưa thoát ra ngoài, hàm dưới cứng đưa về phía trước để ghì âm thanh làm cho âm thanh thoát ra không được tự nhiên, không mềm mại và không đáp ứng được yêu cầu “vang, sáng, tròn” của âm thanh khi hát

Vấn đề vị trí âm thanh: Trong thanh nhạc, vị trí âm thanh là một trong những yếu tố kỹ thuật quan trọng bậc nhất; việc xác định và hiểu cũng như phân biệt được vị trí âm thanh đúng hay sai quả thật là rất khó so với những sinh viên mới học thanh nhạc Tiêu chí của một âm thanh đẹp là âm thanh phát ra phải có vị trí cao, vang, sáng, tròn Vì vậy người hát phải biết kết hợp linh hoạt các thao tác nhấc hàm ếch mềm, buông lỏng hàm dưới, lưỡi gà nhấc cao, đồng thời hơi thở phải được đẩy lên từ phần bụng sau đó mới phát ra thanh âm Nhưng trong quá trình dạy chúng tôi thấy phần lớn SV thường khó có thể nắm bắt cũng như kết hợp được hết các thao tác cùng một lúc trong những buổi học đầu Có em giữ được hơi thở thì vị trí âm thanh lại chưa cao, có em đưa âm thanh vào vị trí tốt thì lại không giữ được hơi thở dẫn đến âm thanh bị gằn và tì vào cổ làm cho tiếng hát bị chói, không hay, thậm chí người hát có thể còn bị khàn cổ họng và cảm thấy mệt mỏi khi hát xong bài hát

Vấn đề hát không chính xác cao độ: Yêu cầu căn bản của âm nhạc nói chung và thanh nhạc nói riêng đó chính là sự chuẩn xác về cao độ của âm thanh, thế nhưng đây lại là một lỗi điển hình mà hầu hết sinh viên không được đào tạo chuyên sâu về

14 thanh nhạc đều mắc phải, đặc biệt các em người khu vực miền Nam Do ít được tiếp xúc với âm nhạc nên nhiều SV không điều chỉnh được giọng của mình theo đúng cao độ của nốt nhạc đặc biệt là các nốt cao, hát sai lỗi chính tả Ngoài ra, khả năng vận dụng các kĩ thuật staccato, legato, non-legato… còn yếu Khi hát, SV phải vừa hát vừa nhẩm lời nên dễ bị chi phối, không tập trung trong việc thể hiện các kĩ thuật hát

Trong quá trình giảng dạy thanh nhạc tại trường và qua khảo sát, trao đổi với

SV các khóa, chúng tôi nhận thấy có khoảng 50% SV thường xuyên dành thời gian tập luyện thanh nhạc tại nhà, các SV còn lại ít đầu tư thời gian tập luyện thêm ngoài giờ hoặc chưa có ý thức đầy đủ về việc tự luyện tập thanh nhạc dẫn tới kết quả học tập có sự phân hóa, chênh lệch trình độ khá nhiều Khi lên lớp tập bài với GV thì những

SV thường xuyên luyện tập tại nhà đã cơ bản thực hiện được các kỹ thuật thanh nhạc theo giáo án và yêu cầu của GV, còn những SV không tập luyện ngoài giờ phần lớn chưa hoàn thành tốt các yêu cầu về chuyên môn, chủ yếu mới chỉ dừng ở mức độ học thuộc các bài hát nhưng thể hiện chưa có kỹ thuật, phần lớn các em chỉ tập trung vào hát đúng giai điệu, tiết tấu và lời ca mà quên đi cách biểu cảm của cảm xúc âm nhạc đã được các nhạc sĩ ghi ký hiệu trong từng câu, đoạn nhạc Hơn nữa khi luyện tập ở nhà, hầu như các em chưa đầu tư nghiên cứu sâu về nội dung, tính chất của tác phẩm, đặc biệt đối với những chỗ có tiết tấu và lời ca khó sự kiên trì luyện kỹ lưỡng không có nên dẫn tới chưa đáp ứng được yêu cầu của GV và hiệu quả khi thể hiện chưa cao

Một vấn đề nữa là chất lượng tuyển sinh đầu vào Trong những năm học gần đây, do tình hình chung về công tác tuyển sinh trong giáo dục đào tạo nói chung và các trường đại học khối văn hóa nghệ thuật nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, số lượng thí sinh ít nên hạn chế về năng khiếu, chất lượng không đồng đều, năng lực về giọng hát chưa đạt được như chuẩn yêu cầu Chính vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập Trong quá trình giảng dạy, chất lượng SV chưa đạt được như mong muốn Khi so sánh với chuẩn đầu ra có thể nhận thấy, phần lớn SV đã đạt được mức cơ bản trong chuẩn, có kiến thức cơ bản về trình độ âm nhạc, kỹ năng chuyên ngành thanh nhạc; hát đúng kỹ thuật các tác phẩm thanh nhạc cơ bản Tuy nhiên, do số lượng giờ học chính khóa còn hạn chế, thực hành nghề nghiệp chưa được chú trọng nên kết quả chưa được như kỳ vọng, đặc biệt trong xử lý và biểu diễn các tác phẩm âm nhạc phức tạp hoặc dàn dựng những chương trình quy mô.

Thực trạng của chương trình giảng dạy thanh nhạc

Trong quá trình giáo dục và đào tạo, giáo trình đúng đắn giúp hoàn thiện người ca sỹ về khả năng nhận thức, tri thức, về tình yêu với nghề nghiệp, giúp họ tin tưởng vào khả năng của mình, đồng thời thúc đẩy họ khát khao vượt qua khó khăn trên con đường học tập, đạt được những kết qủa mong ước Vì vậy, giáo trình giảng dạy chứa đựng những cơ sở khoa học để thực hiện được những yêu cầu cần thiết của từng đối tượng SV Lựa chọn được giáo trình đúng đắn là một thành công bước đầu GV lựa chọn tác phẩm cho SV trong giáo trình, từ đó sẽ loại trừ những tác phẩm nghệ thuật thấp kém, thẩm mỹ không lành mạnh, chẳng hạn các ca khúc uỷ mỵ, nội dung sáo rỗng,… Những tác phẩm như vậy sẽ không có tác dụng trong giáo dục, đào tạo ca sĩ, những cán bộ văn hoá toàn diện có trình độ nghệ thuật cao, có quan điểm đúng đắn, trong sáng, lành mạnh So sánh với các trường chuyên nghiệp đào tạo thanh nhạc, họ đào tạo ca sỹ hát các tác phẩm cổ điển, thính phòng, opera Những năm gần đây có đào tạo thanh nhạc tại Khoa jazz-Pop-

Rock không theo dòng thanh nhạc cổ điển Các trường thường chia làm ba dòng khác nhau, đó là dòng Opera - Thính phòng, dòng dân gian (ca khúc có âm hưởng dân gian) và dòng nhạc nhẹ như Pop, Rock, Ballade Nhìn chung, trong các cơ sở đào tạo Thanh nhạc tại Việt Nam, các giảng viên đều chú ý tới nghệ thuật hát có xuất xứ từ châu Âu và nghệ thuật hát dân gian truyền thống Vì vậy thường mỗi giờ lên lớp là nhóm nhỏ khoảng 1-2 học viên/1 tiết học Đối với một số trường ngoài công lập như trường Đại học Văn Hiến, Đại học Văn Lang, Nguyễn Tất Thành là các đơn vị ngoài công lập mở đào tạo chuyên ngành thanh nhạc, các trường không đào tạo theo hướng âm nhạc ứng dụng như Đại học Thủ Dầu Một Vì vậy, thiết kế giảng dạy trong một tiết học của các trường so với Đại học Thủ Dầu Một có nhiều điểm khác nhau giáo án thể hiện 3 tiết nhưng chỉ tương tác với GV 1 tiết, còn 2 tiết SV tự học, tự nghiên cứu cùng nhóm hoặc cá nhân Với thiết kế mở và đào tạo theo tín chỉ nên ngoài việc thiết kế các tiết dạy, GV sẽ có Phương pháp dạy học hướng đến việc cho SV tự phát triển năng khiếu bản thân và bắt buộc phải làm việc nhiều hơn, tư duy nhiều hơn sáng tạo trong học tập Với một buổi học 5 SV cùng nhau học tập, để ngoài việc học cá nhân 1 thầy/ 1 trò thì SV khác có cơ hội học hỏi lẫn nhau trong nhóm

Hiện nay ngành âm nhạc tại trường Đại học Thủ Dầu Một vẫn chưa biên soạn tài liệu giảng dạy riêng mà vẫn sử dụng một số giáo trình chuẩn của ngành thanh nhạc

Việt Nam được sử dụng đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Cụ thể chúng tôi sử dụng các tài liệu sau:

Phương pháp sư phạm thanh nhạc, chương trình đại học (2001) của Nguyễn Trung Kiên gồm 14 chương tập trung trình bày các nội dung cơ bản trong lĩnh vực thanh, nhạc, phương pháp dạy cách lấy hơi, luyện hơi, tư thế, kỹ thuật thanh nhạc, mẫu luyện thanh cơ bản Đây là công trình có giá trị thực tiễn cao, dành cho những người đang giảng dạy thanh nhạc chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp tại nhiều cơ sở đào tạo ở Việt Nam Tác giả đã xây dựng phương pháp dạy và học cho các giọng: Tenor (nam cao), Soprano (nữ cao), Bariton (nam trung trầm), Bass (nam trầm) Giáo trình chọn nhiều tác phẩm thanh nhạc ca khúc nước ngoài, ca khúc Việt Nam dạy học chuyên ngành thanh nhạc bậc đại học được trình bày một cách hệ thống phương pháp học hát, bao gồm phần lý thuyết và thực hành trên cơ sở giải thích một cách khoa học và tương đối toàn diện nhiều vấn đề về kỹ thuật thanh nhạc của các trường phái thanh nhạc thế giới để vận dụng một cách phù hợp, có kết quả vào việc giảng dạy, học tập thanh nhạc ở nước ta

Phương pháp dạy thanh nhạc của Hồ Mộ La viết năm 2008, do Nxb Từ điển

Bách khoa phát hành Nội dung đề cập tới phương pháp kỹ thuật Bel canto trong dạy và học thanh nhạc tại các trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp Đây là các tài liệu được các GV của ngành âm nhạc trường Đại học Thủ Dầu Một sử dụng trong quá trình dạy thanh nhạc, Ngoài ra, GV lựa chọn một vài nguồn tài liệu khác như cuốn Thanh nhạc (của Hoàng Cư do Nxb Đại học Huế, hoặc tài liệu giảng dạy của các trường nhạc nước ngoài rồi biên soạn, điều chỉnh lại cho phù hợp với khả năng và trình độ của SV Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy Thanh nhạc giữa các GV chưa có sự thống nhất về chương trình, tiến độ và phương pháp giảng dạy do tình trạng trình độ SV trong cùng một lớp hoặc giữa lớp này với lớp khác không tương đồng, năng khiếu chênh lệch Đơn cử như cũng dạy về kỹ thuật hát Staccato, mỗi GV sử dụng giáo trình và phương pháp giảng dạy khác nhau đã tạo nên những khó khăn cho SV trong quá trình tiếp nhận và nắm vững các kỹ năng phục vụ học tập môn học

Chương trình đào tạo ngành Âm nhạc Đại học Thủ Dầu Một có đội ngũ GV năng lực chuyên môn cao, tích cực tham gia vào các loại hình nghiên cứu khoa học khác nhau và xã hội hóa kết quả nghiên cứu Hiện nay chương trình Âm nhạc có 2 GV dạy thanh nhạc đều có trình độ thạc sĩ, 01 người được đào tạo chính quy và đã có thâm niên giảng

17 dạy thanh nhạc chuyên nghiệp ở Học viện Âm nhạc Huế, 01 người bán chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn cao về âm nhạc, có năng lực thanh nhạc và phương pháp giảng dạy thanh nhạc tốt có nhiều nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, theo lịch phân công mỗi năm là 300 tiết dạy môn thanh nhạc Năng lực chuyên môn tốt, các GV luôn luôn tìm tòi và có những phương pháp giảng dạy khác nhau, đổi mới về phương pháp lấy SV làm trung tâm Cùng với việc giảng dạy, công tác nghiên cứu khoa học ngày càng được chú trọng Những đề tài cấp khoa, cấp trường luôn gắn liền với công tác đào tạo như phương pháp giảng dạy và biên soạn tài liệu Bên cạnh đó, các GV có năng lực sử dụng phương tiện dạy học như đệm đàn piano và sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

Trong quá trình giảng dạy Thanh nhạc giữa các GV chưa có sự thống nhất về chương trình, tiến độ và phương pháp giảng dạy do tình trạng trình độ SV trong cùng một lớp hoặc giữa lớp này với lớp khác không tương đồng, năng khiếu chênh lệch Một số bài trong giáo trình quá khó dành chỉ phù hợp với những SV chuyên sâu những dòng nhạc như thính phòng, Opera… vì vậy GV đã chọn lựa bài hát cho SV chương trình Âm nhạc trường Đại học Thủ Dầu Một những bài phù hợp với trình độ và giọng hát của các em Một giáo trình quá sức đối với SV gây những tác hại như làm hỏng những phẩm chất tự nhiên của giọng hát, chẳng hạn giáo trình đòi hỏi âm lượng lớn, kịch tính mà chất giọng lại nhẹ bay thì sẽ ảnh hưởng tới giọng hát, gây ra sự chán nản cho SV dẫn tới tình trạng bỏ học, hoặc yêu cầu quá khó khiến SV sợ học, tự ti và mất dần sự tự tin trong hoạt động biểu diễn Nên GV đã thống nhất lựa chọn kỹ lưỡng cho phù hợp với năng lực của các em

Qua đó xác định các GV đều có năng lực chuyên môn; năng lực dạy học; năng lực tổ chức; năng lực thực hiện; năng lực giao tiếp; năng lực kiểm tra, đánh giá; năng lực giáo dục Trong những năm qua, nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường và các đơn vị, đội ngũ GV thanh nhạc đã có những bước tiến đáng kể cả về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp lẫn số lượng, trình độ và năng lực chuyên môn

Hiện chương trình Âm nhạc được nhà trường phân bố cho 4 phòng học liền nhau Các phòng học được ngăn bởi tấm chắn bằng nhôm kính nên chất lượng cách âm rất thấp Trong đó được bố trí 1 phòng học thanh nhạc, 2 phòng học piano và 1 phòng học các môn khác của ngành; 2 hội trường có sân khấu, có dàn âm thanh cho các em thực

18 hành biểu diễn thanh nhạc, dàn dựng chương trình âm nhạc tổng hợp, 1 phòng múa và tập hát khi SV có nhu cầu riêng cần học cá nhân hoặc nhóm

Tuy nhiên, môn thanh nhạc do chỉ có 1 phòng học nên các tiết học cùa các nhóm được rải đề trong tuần, không trùng giờ Trong phòng được trang bị dầy đủ các thiết bị phục vụ môn học thanh nhạc như đàn piano, ti vi, âm thanh, gương, giá nhạc, bàn ghế ngồi học, điện thắp sáng Không khí mát mẻ vì có quạt và máy điều hòa, đảm bảo điều kiện tối thiểu để học nhóm nhỏ

1.3.4 Phương pháp kiểm tra đánh giá

Về Phương pháp kiểm tra đánh giá thì môn Thanh nhạc được quy định trong đề cương chi tiết như sau:

- Hình thức KT: Sinh viên đi học đầy đủ và tham gia vào các hoạt động trên lớp: 25%

- Tìm hiểu tác giả tác phẩm

- Giá trị thẩm mỹ của tác phẩm

- Thảo luận nhóm, bài tập nhóm

- Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

- Phân tích nội dung bài hát gửi lên Elearning

- Cách thể hiện bài hát

- Kiểm tra giữa kỳ: Thi hát: Sinh viên thực hiện một trong các bài sau: 25%

- Đánh giá kết thúc học phần: 50%

Thi hát: Sinh viên hát 3 bài gồm:

Sinh viên thực hiện một trong các bài sau:

- 1 bài Vocalise của tác giả Concone: từ bài số 1 đến 5

Sử dụng các bài luyện thanh không có lời của tác giả Concone và các tài liệu luyện thanh phù hợp của các tác giả khác

Ngoài ra GV còn kiểm ra hàng ngày, và kiểm tra giữa kỳ như phân tích bài hát đã được học, quay lại video những bài hát đã được học, có nhiều cột điểm để đánh giá năng lực SV

1.3.5 Kết quả học tập của sinh viên

Khả năng về giọng hát là yếu tố quan trọng trong quá trình rèn luyện, phát triển tài năng nghệ thuật nói chung và SV ngành Âm nhạc nói riêng Đối tượng SV của Trường Đại học Thủ Dầu Một đại bộ phận là những em vừa tốt nghiệp trung học phổ thông ở mọi miền tổ quốc, cá biệt có những em đến từ vùng sâu vùng xa, chưa nói rõ tiếng phổ thông cũng như chưa được tiếp xúc nhiều với âm nhạc, tuy nhiên hầu hết các em đều có năng khiếu ca hát ở mức độ nhất định Độ tuổi của các em phần lớn trong khoảng từ 18 đến 21 tuổi Ở lứa tuổi này các em đã có sự phát triển đầy đủ về mặt thể chất, giọng hát đã có sự ổn định, một số em có giọng hát bẩm sinh tốt nên khi học thanh nhạc có điều kiện thuận lợi về nhiều mặt Đối với những SV có giọng hát bẩm sinh yếu thì việc học môn thanh nhạc là khá khó khăn, nhất là để phát triển giọng hát và luyện tập các kỹ thuật thanh nhạc như nén hơi, lấy hơi, nhả chữ, hát các tác phẩm nước ngoài

Về cơ bản, giọng hát của SV có những ưu điểm và hạn chế sau: Ưu điểm: Đây là những SV có điều kiện thuận lợi trong học tập, so với môi trường chuyên nghiệp, khả năng vượt trội về giọng hát không cao nhưng có năng khiếu âm nhạc cũng như nhạc cảm tốt, tư chất tốt

Nguyên nhân của những hạn chế trong đào tạo thanh nhạc

Sinh viên từ nhiều vùng miền nên chất giọng sử dụng nhiều từ địa phương khi hát Quá trình giảng dạy và nghiên cứu chúng tôi thấy rằng đặc điểm phát âm theo tiếng địa phương mỗi vùng miền là một vấn đề khó khăn, ảnh hưởng tới quá trình dạy và học Thanh nhạc Việc hướng dẫn, điều chỉnh về phát âm nhả chữ trong dạy học Thanh nhạc chiếm phần lớn thời gian và đầu tư khá công phu, đòi hỏi người dạy, người học phải kiên trì và chịu khó để khắc phục Những lỗi về phát âm nhả chữ của SV nói giọng địa phương vẫn luôn là điều cản trở trong quá trình ca hát cũng như trong quá trình tiếp thu kỹ thuật Thanh nhạc Từ đó chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu những đặc điểm phát âm có nhiều khác biệt của giọng nói ở miền Trung và miền Nam trên cơ sở của phát âm Tiếng việt phổ thông, so sánh đối chiếu để tìm ra những nguyên nhân và giải pháp khắc

21 phục, nhằm ứng dụng vào quá trình giảng dạy là một vấn đề quan trọng và cần thiết trong công tác giảng dạy Thanh nhạc ở trường

Thông qua việc nghiên cứu đặc điểm phát âm, nhả chữ trong gịọng nói người miền Trung và miền Nam với những thuận lợi, những khó khăn làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc học Thanh nhạc, trên cơ sở những vấn đề lý luận trong Thanh nhạc về phát âm do các bộ phận hoạt động của mồm tạo nên, để đưa ra những cách khắc phục, những phương án sửa sai, từng bước điều chỉnh phát âm, nhả chữ theo hướng ca hát cơ bản nhằm phát triển giọng hát đúng với yêu cầu về kỹ thuật Thanh nhạc, đảm bảo tính thẩm mỹ ở các trình độ cao hơn cho SV học thanh nhạc ở trường Đại học Thủ Dầu Một

Với số lượng giờ học hiện tại trong chương trình chuyên ngành thanh nhạc là 60 tiết/một học kỳ (8 SV/5 tiết ) là hạn chế cho một môn học chuyên ngành Mỗi tuần SV chỉ được học tập với GV một buổi, đối với SV khá giỏi việc tự học và trau dồi kiến thức cũng phải cố gắng rất nhiều, với SV có kiến thức trung bình về chuyên môn việc tự học và hoàn thiện kỹ năng nghề cho môn học thực sự gặp rất nhiều khó khăn Chính vì vậy, việc tăng số lượng giờ học cho môn học là hết sức cần thiết Với số lượng thời gian như trên không đủ để hoàn thiện được một kỹ năng nghề nghiệp như kỳ vọng

Các phòng học âm nhạc đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng dạy và học chuyên ngành âm nhạc: phòng học các môn kiến thưc chung, phòng học Piano, phòng học thanh nhạc, phòng học múa, phòng đàn phím điện tử, phòng thu âm Tuy nhiên, các phòng này được bố trí kế nhau và không cách âm nên rất ồn Khi học Thanh nhạc bị ảnh hưởng âm thanh từ phòng bên nên GV không nghe được để sửa lỗi cho SV

Ca hát là một nghệ thuật gần gũi trong cuộc sống xã hội, nó xuất phát từ sự đòi hỏi của con người cần biểu lộ tình cảm và phục vụ chính cho nhu cầu thưởng thức của con người Trong ca hát dân gian và ca hát chuyên nghiệp, giọng hát được chia thành hai loại chính là giọng nam và giọng nữ Với giọng nào cũng vậy, muốn hát tốt phải hiểu và nắm được các vấn đề có liên quan về: hơi thở, tiêu chuẩn âm thanh, cộng minh và đặc điểm của từng âm khu… Trường Đại học Thủ Dầu đào tạo ngành âm nhạc sang năm thứ ba, và thanh nhạc là môn học cần thiết trong chuẩn đầu ra của ngành Cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay, tuy đã có phòng thanh nhạc với những trang thiệt bị cơ bản đáp ứng được phần nào cho vấn đề dạy học thanh nhạc tuy nhiên việc cách âm chưa tốt SV là các em từ các địa bàn khác nhau trong cả nước Nhìn chung, các em đa phần có năng khiếu, giọng (nam, nữ) cao chiếm số lượng nhiều hơn các giọng khác Tuy nhiên, do tiếng nói từ các vùng miền khác nhau nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến trong quá trình học tập mang tính chuyên nghiệp của các em Đội ngũ GV thanh nhạc đều tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành thanh nhạc ở các cơ sở đào tạo âm nhạc có uy tín trong nước Mỗi GV đều có cách dạy riêng dựa trên thực tế của từng SV, tuy nhiên có một điểm giống nhau là dạy học thanh nhạc còn mang tính đại trà Khi bắt đầu vào dạy không kiểm tra kỹ để xác định cho chính xác xem SV đó có đúng giọng hay không Các GV vẫn luyện thanh theo một số mẫu sẵn có và luyện từ âm khu thấp đến âm khu cao, mà chưa chú ý nhiều tới khẩu hình, vị trí âm thanh, cách nhả chữ, sắc thái cũng như hơi thở và tư thế hát Giáo trình dạy thanh nhạc chủ yếu vẫn dựa theo giáo trình của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, học viện âm nhạc Huế nên đôi khi chưa phù hợp tối đa với SV của trường Từ lý luận và thực tiễn cũng như những thực trạng đã nêu trong nội dung của chương 1, để đảm bảo tính logic trong bố cục, chúng tôi coi đó là cơ sở để tiếp tục giải quyết vấn đề ở chương 2 của đề tài

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THANH NHẠC CHO SINH VIÊN NGÀNH ÂM NHẠC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Cải tiến nội dung chương trình - Giáo trình

2.1.1 Kết cấu các nội dung phù hợp với chuẩn đầu ra từng học phần Để đảm bảo mục tiêu đào tạo và khắc phục thực trạng trong dạy học thanh nhạc tại trường Đại học Thủ Dầu Một Chương trình âm nhạc đã tổ chức các buổi tọa đàm, dự giờ thao giảng rút kinh nghiệm Như vậy các học phần thanh nhạc cho SV ngành âm nhạc đã được thiết kế, điều chỉnh phù hợp với mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội hiện nay

Chương trình xây dựng gồm có 6 học phần thanh nhạc từ cơ bản đến nâng cao, mỗi học phần được cấu trúc 180 tiết trong đó có 60 tiết tương tác trực tiếp với GV và

120 tiết tự học, được tiến hành học tập từ học kỳ 2 của năm thứ nhất Do mỗi năm học trường thiết kế có 3 học kỳ với việc đáp ứng cho những SV có nhu cầu tích lũy tín chỉ ra trường sớm thời gian quy định nên khi thiết kế phải đảm bảo mỗi năm học ít nhất SV phải được học tập 2 học phần thanh nhạc Các học phần được rải đều và kết thúc trước học kỳ 3 của năm thứ tư Trong từng học phần thiết kế đề cương chi tiết cụ thể từng nội dung phù hợp cho sự phát triển từng loại giọng của SV [phụ lục 1]

2.1.2 Giới thiệu các bài thực hành phù hợp với sinh viên

Hiện nay các bài hát thực hiện trong giảng dạy thanh nhạc tương đối đa dạng Tuy nhiên để có những bài hát ứng dụng phù hợp với đối tượng sinh viên tại ngành âm nhạc trường Đại học Thủ Dầu Một, chúng tôi xin đề xuất bổ sung thêm các bài thực hành như sau:

Về các bài tập luyện thanh (Vocalise) Trong giáo trình có 50 bài G.CONCONE đa dạng cho việc phát triển các loại giọng; GV sẽ căn cứ và nội lực giọng của từng cá nhân để lựa chọn cho SV các bài phù hợp để tập luyện các kỹ thuật ca hát theo từng phần trong bài giảng [phụ lục 6]

Về phần hát dân ca:

Trong giáo trình đã có những bài phổ biến như Dân ca quan họ Bắc Ninh có các bài Bèo dạt mây trôi, Còn duyên, Hoa thơm bướm lượn, Người ở đừng về, Qua cầu gió bay, Xe chỉ luồn kim; Dân ca Xê Đăng: Ru em; Dân ca Xá: Chiếc khăn Piêu; Tuy nhiên để đảm bảo việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao hiệu quả giáo dục

24 âm nhạc trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tại Bình Dương, việc lựa chọn các bài dân ca để đưa vào giảng dạy cần theo các tiêu chí:

Dân ca là những bài hát tinh hoa văn hóa đặc sắc, là linh hồn của dân tộc, là dòng sữa nuôi dưỡng tâm hồn Hoàn cảnh thiên nhiên và môi trường sống đã tạo cho dân ca ở mỗi vùng miền có một ngôn ngữ riêng, tạo nên sắc tố mỹ cảm riêng về ngôn ngữ âm nhạc nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của họ Mỗi bài dân ca có liên quan chặt chẽ đến truyền thống và phong tục tập quán của từng địa phương, biểu hiện tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người Nội dung phải có giá trị giáo dục thẩm mỹ, đáp ứng được yêu cầu giáo dục của môn học cũng như giáo dục đạo đức lối sống lành mạnh cho SV Cần lựa chọn những bài ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình đoàn kết, vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, đạo lý uống nước nhớ nguồn với giai điệu phải hay phù hợp với chất giọng nhằm truyền bá được văn hóa dân tộc thông qua âm nhạc, thu hút được sự yêu thích của giới trẻ Cần bổ sung tập những bài Dân ca mang tính vùng miện địa phương Bình Dương: Hát đưa em, Lý ngựa ô, Hò cấy, Nói thơ Vân Tiên [phụ lục 7]

Về phần các bài hát nước ngoài như: Số lượng bài khá nhiều nhưng những bài hát đang đào tạo kể cả các học viện âm nhạc phải nói là rất cũ tuy nhiên những bài này có giá trị đi cùng năm tháng như Nhạc Nga có các bài Anh hãy đến mau, Cây liễu, Chiều ngoại thành Maxcova, Dưới bóng cây thùy dương, Đôi bờ, Những cây liễu buồn, Giờ này anh ở đâu, Trăng ơi đừng sáng… Việc sử dụng những bài hát này trong đào tạo thanh nhạc vẫn là cần thiết Tập các bài thể loại Romance tập các bài như:

W Mozart - Nhớ mùa xuân (Sehnsucht nach dem Fruhling)

- Đến với Âm nhạc (An die Musik) Giuseppe Giordani - Caromioben

Những bài này chứa đựng các kỹ thuật hát lergatto, Staccao, hát nhanh rất tốt cho việc phát triển giọng thì tất cả các loại giọng cần phải học

Phần tác phẩm việt nam: GV cần xây dựng danh mục các bài hát theo 3 dòng nhạc chính: Thính phòng, Dân gian và nhạc trẻ nhằm giúp các em dễ tìm bài phù hợp cho sự

25 phát triển giọng của mình, GV cũng cần cập nhật thêm các bài hát có giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ được các hội đồng thẩm định qua các cuộc thi sáng tác “Bài hát Việt”

Bổ sung vào chương trình giảng dạy Chẳng hạn có thể thêm các bài hát sau: Dòng sông hát (Nguyễn Nam); Mẹ yêu con (Nguyễn Văn Tý); Mẹ tôi (Trần Tiến); Áo mùa đông (Đỗ Nhuận); Bài ca Trường Sơn (Lời thơ Gia Dũng, Trần Chung); Rừng chiều (Vũ Thanh); Về miền Trung (An Thuyên); Mãi mãi tuổi 20 (Nguyễn Văn Thạc); Bài ca bên cánh võng (Nguyên Nhung), Tổ quốc gọi tên mình (Nguyễn Trung Cẩn); Cùng anh tiến quân trên đường dài (Huy Du); Điều không thể mất (Ngọc Châu); Chiều trên bến cảng (Nguyễn Đức Toàn); Áo mùa đông (Đỗ Nhuận); Mùa xuân làng lúa làng hoa (Ngọc Khuê); Làng quan họ quê tôi (Lời thơ Nguyễn Phan Hách, Nguyễn Trọng Tạo); Hà Nội mùa thu (Vũ Thanh); Hà Nội 12 mùa hoa (Giáng son); Tiếng hát giữa rừng Pắc Pó (Nguyễn Tài Tuệ); Đâu phải bởi mùa thu (Phú Quang); Em vẫn như ngày xưa (Trần Tiến)

Ngoài ra có thể bổ sung một số bài hát về Bình Dương để các em có cơ hội phục vụ cho nhân dân tại địa phương như:

Ngô Phạm Toán - Tân Uyên những ước mơ xanh

- Mùa xuân cây đời xanh tươi

- Rất xanh màu xanh Dầu Tiếng

- Suối đàn khúc nhạc quê (Thơ: Phú Xuân) Phạm Đắc Hiến - Bình Dương vào xuân

Võ Đông Điền - Về thăm lại Bình Dương

- Bình Dương một khúc tình quê

- Quê hương một khúc dân ca [phụ lục 7]

Điều kiện tiên quyết để đổi mới phương pháp dạy học

2.2.1 Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của giảng viên

Phương pháp luyện tập là quá trình người thầy truyền tải kiến thức tới đối tượng người học theo một trình tự cụ thể Đối với GV dạy nghệ thuật nói chung và thanh nhạc nói riêng thì việc truyền đạt tới SV cần phải có sự chắt lọc ngôn từ sao cho dễ nhớ và dễ hiểu nhất Ngay từ những buổi học đầu tiên người thầy phải có động thái tìm hiểu về

26 giọng hát của người học, đồng thời xác định chất giọng và hướng được phương pháp dạy phù hợp tới đối tượng người học Đối với SV năm đầu tiên, GV cần xác định ngay SV của mình thuộc loại giọng hát nào để có hướng phát triển giọng hát cho SV như việc tập luyện các kỹ thuật Năm thứ nhất, GV chỉ luyện các mẫu luyện thanh đơn giản và chọn các ca khúc có ít chuyển giọng, hoà thanh ổn định, một câu hát không quá dài, nốt cao nhất là Mi hoặc Fa quãng tám thứ hai, tiết tấu cũng đơn giản như nhịp (2/4, 3/4, 4/4 nốt đơn, ít móc kép, giật) Sang đến năm thứ hai và năm thứ ba, khi kỹ thuật đã ổn định hơn, GV tìm những bài hát có tiết tấu chạy hai hoặc ba nốt hoặc năm nốt, có một chút staccato Tuy nhiên, năm thứ nhất rất quan trọng cho việc tập luyện kỹ thuật, chúng ta có thể chọn các bài vocalise romance Cũng giống các bài aria, các tác phẩm romance cũng có yêu cầu về cách hát rất nhỏ (pp), hát nhỏ (piano), hát vừa phải (mf), hát to (f), hát rất to (ff), hát luyến láy, hát nhanh, staccato (nẩy), legato (hát liền), non legato, allegro (hát nhanh), allegretto, cressando (phóng to hoặc thu nhỏ dần), hát liền rồi nẩy staccato, hát to rồi thu nhỏ ngay lập tức (ff - pp), hát nốt cao giữ nguyên âm sắc

Do là trường đại học đa ngành được xây dựng chương trình đào tạo theo hai giai đoạn, có các môn chung học toàn trường, các môn liên ngành trong khối ngành và môn chuyên ngành nên tất cả SV trong trường phải thực hiện học tập theo quy chế chung của trường và thực hiện theo thời khóa biểu do phòng đào tạo sắp xếp Vì vậy, có khi trong những năm học SV phải học cả ngày thứ 2 cho đến ngày thứ 7, đôi khi còn học cả chủ nhật Với tình hình lịch học dày đặc như vậy thì việc xây dựng cho mình một thời khoá biểu học môn thanh nhạc tại nhà mà không ảnh hưởng tới các môn học khác thì có khó khăn nhất định, nhưng không phải là không thể thực hiện được Để thành công đòi hỏi

SV phải có sự nỗ lực rất cao Vì vậy, GV cần hướng dẫn các em xây dựng chương trình học ở nhà cho tất cả các môn sao cho hợp lý Các em nên phải tạo cho mình thời khoá biểu học và làm bài tập ở nhà chia đều cho các môn học nói chung và môn thanh nhạc nói riêng để đạt được mỗi ngày tập luyện thanh nhạc tại nhà 45 phút

Muốn nâng cao được chất lượng, hiệu quả giảng dạy thì “người dạy phải biết cách dạy” và “người học phải biết cách học”, cả thầy và trò luôn phải nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra cách dạy - học sao cho đạt kết quả tốt nhất, hiệu quả nhất Đặc biệt đối với giảng dạy thanh nhạc, tố chất “bẩm sinh”, cái mà người ta gọi là năng khiếu “trời cho”

27 không phải ở người nào cũng có những năng khiếu đặc biệt này Bởi vậy, việc dạy - học Thanh nhạc mang màu sắc đặc thù riêng GV dạy thanh nhạc luôn luôn phải suy nghĩ, trăn trở, tìm ra những phương pháp tối ưu, hiệu quả nhất để dạy - học đạt được những yêu cầu và mục tiêu đề ra đối với học phần Thanh nhạc

Trong các phương pháp dạy học đang áp dụng, GV cần đẩy mạnh hơn nữa phương pháp dạy tương tác theo nhóm nhỏ, đây là phương pháp phát huy được tính tích cực, tự giác cao, kiểm tra được nhận thức của SV cao nhất và phát huy tính sáng tạo tối đa của người học GV có thể nhận được thông tin đa chiều từ phía SV

Nội dung dạy hát vẫn thường theo quy trình: giới thiệu bài hát, cho SV nghe bài hát, chia đoạn chia câu để hát, luyện thanh khởi động giọng, tập hát từng câu, tập hát cả bài nhưng khi áp dụng vào một số bài hát mà SV đã thuộc, đã từng được nghe và đã có thể thâm nhập được bài hát Thì việc dạy học theo nhóm nhỏ sẽ giúp cho GV không quá lệ thuộc máy móc vào quy trình dạy hát kể trên mà GV chỉ cần chia nhóm nhỏ cho

SV tập hát, sau đó GV sửa sai, củng cố Thời gian còn lại GV tiếp tục cho SV mở mang những kiến thức xung quanh bài học và phát triển thêm những vấn đề có liên quan đến tiết học Thanh nhạc Phương pháp này sẽ giúp cho tiết dạy thêm sôi nổi và các nhóm được trình bày tác phẩm, tập biểu diễn nhiều hơn

2.2.2 Cơ sở vật chất phục vụ dạy - học Đối với môn Thanh nhạc phải có phòng riêng, cách âm hiệu quả, diện tích phòng không cần quá lớn khoảng 25m 2 , trong phòng có các thiết bị sau:

- Piano (hiệu Yamaha, U3H) SX Nhật dùng cho GV đàn luyện thanh và tập hát cho SV Hiện nhà trường đã trang bị tốt

- Bảng có kẻ sẵn khuông nhạc ghi chép những vấn đề cần thiết trao đổi với SV: Trường cũng đã trang bị

- Bàn học cho SV ngồi học trong 5 tiết: Nên bổ sung thêm cho lớp phòng chờ 6 bộ bàn ghế

- Gương soi 1m2x0,5m: Phòng học hát cần có gương soi để các em sửa khẩu hình, nét mặt, kể cả tư thế Hiện nay, trong phòng đã có một gương nhưng cần bổ sung thêm số lượng Lý do: Tiết học không phải một thầy một trò nên phải có thêm gương cho các em chờ được GV sửa lỗi có thể ở bên dưới lớp hoặc bên phòng chờ tập luyện

- Giá nhạc: Trang bị đảm bảo cho số lượng SV trong 1 tiết học mỗi em có 1 cái để kê đỡ tài liệu

Ngành Âm nhạc phối hợp với Đoàn trường và Trung tâm văn hóa của Thành phố Thủ Dầu Một tổ chức các chương trình nghệ thuật biểu diễn trên đường phố theo định kỳ mỗi tháng một lần tại các địa điểm như: Phố đi bộ - Công viên bờ sông Bạch Đằng; Cổng trường ĐH TDM; Công viên ngã 6 trước Ủy ban Nhân dân Thành phố Thủ Dầu Một,… Hoạt động này được nhà trường và các ban ngành trong tỉnh ủng hộ để phục vụ nhân dân

Khi xây dựng các tiết mục ca hát cho SV, GV luôn bám sát, định hướng cho các em có giọng phù hợp để tập luyện kỹ càng trước khi biểu diễn, mục đích này giúp các em có cơ hội trải nghiệm, chủ động rèn luyện giọng nâng cao năng lực biểu diễn Bên cạnh đó, khi tham gia ca hát, chương trình sẽ góp phần nâng cao khả năng sáng tạo, đổi mới, phát huy sự tự tin với kỹ năng biểu diễn, trình diễn nghệ thuật, cải thiện kết quả học tập tốt hơn đối với SV trường Đại học Thủ Dầu Một, đồng thời đưa những thông tin thiết thực về mục tiêu đào tạo của nhà trường cũng như chia sẻ, lan tỏa những thành tựu, giá trị, mà nhà trường đã đạt được, đã cống hiến cho xã hội trong thời gian qua Đặc biệt, tạo ra sân chơi bổ ích cho SV, phát triển ngành âm nhạc và lan tỏa nghệ thuật âm nhạc cho SV toàn trường; nâng cao đời sống văn hóa tinh thần góp phần hiểu biết giá trị thẩm mỹ âm nhạc mang lại cho cuộc sống cùng với việc giao lưu văn hóa - nghệ thuật với đông đảo quần chúng nhân dân thành phố Thủ Dầu Một nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung Giúp cho SV có cơ hội học tập thông qua thực tế Cần phối hợp với các đơn vị chức năng trong địa bàn tỉnh cho các em thực hiện nhằm nâng cao kết quả học tập thông qua thực tế Hiện nay, chương trình này ở Bình Dương chưa có nên việc phối hợp với các cơ quan chức năng cho SV được hoạt động phục vụ cộng đồng sẽ có hướng tích cực đa chiều Như vậy,cần biểu diễn là các bài hát có nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, mùa Xuân, Quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa, khát vọng tuổi trẻ của

SV, các bài hát dân ca vùng miền, ca khúc cách mạng, dân ca đương đại, ca khúc trữ tình và bolero…

Hình thức biểu diễn: đơn ca, song ca, tam ca có ban nhạc đệm… Độc tấu; hòa tấu ban nhạc (guitar - saxophone) các bản nhạc Việt và nước ngoài Múa - nhảy hiện đại bao gồm: múa tự do; nhảy tự do, múa bụng (Belly dance), khiêu vũ quốc tế…

Thực hiện nghiêm túc các quy định của tỉnh, của địa phương nơi tham gia biểu diễn; biểu diễn đúng chủ đề, đúng thuần phong mỹ tục, mang tính nhân văn, tính thẩm

29 mỹ cao, biểu diễn những bài hát nằm trong sự cho phép lưu hành của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Đổi mới phương pháp dạy học ở từng đối tượng sinh viên

2.3.1 Thay đổi quan điểm dạy học phát huy tính tích cực của sinh viên

Giảng viên phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy thanh nhạc sẽ cho hiệu quả tốt hơn Để sử dụng phối hợp các phương pháp hiệu quả, đòi hỏi

GV phải nắm vững từng phương pháp vận dụng sáng tạo vào quá trình giảng dạy Vấn đề bồi dưỡng năng lực giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp và kỹ năng dạy học cho GV thanh nhạc hiện nay là cần thiết Cách đào tạo truyền nghề theo kiểu “cầm tay chỉ việc” trong giảng dạy thanh nhạc chuyên nghiệp không còn phù hợp với quan điểm đổi mới “phát huy tính tích cực của người học” trong dạy học hiện nay Lối dạy học dựa trên kinh nghiệm cá nhân đơn thuần, cần được thay thế dần bằng việc gợi mở, tạo cơ hội cho SV được tự học, tự sáng tạo trên cơ sở hệ thống phương pháp luận về kiến thức chuyên môn Vì vậy, quá trình dạy học, GV cần có sự định hướng để SV tự học, tự nghiên cứu để phát triển

Khi giao bài mới, GV hướng dẫn cho SV tìm hiểu về tác giả, tìm hiểu về sự ra đời của bái hát để biết được cảm xúc và ý đồ của tác giả Hướng dẫn các em phân tích

30 bài hát trông qua các kiến thức đã học ở môn phân tích tác phẩm, mỹ học âm nhạc và các môn học liên quan để tư duy thẩm mỹ Việc cho SV tìm hiểu, phân tích bài hát rất cần thiết Âm nhạc chính là nghệ thuật kiến trúc âm thanh, nó phản ánh hiện thực cái đẹp thông qua đời sống nội tâm phong phú và hình tượng nghệ thuật âm nhạc bằng âm thanh trong mỗi bài hát, nhạc chấp cánh cho lời, lời bổ sung cho nhạc làm cho giá trị của mỗi bài hát được nhân lên Thông qua giai điệu, ngôn từ và ngữ cảnh để nhận thức giá trị thẩm mỹ trong từng tác phẩm, tác động vào tình cảm thẩm mỹ, từ đó tạo ra động lực thúc đẩy những năng lực sáng tạo nội dung: Ca ngợi thiên nhiên - đất nước - con người, truyền thống - văn hóa của dân tộc, các bài dân ca vùng miền của các dân tộc Việt Nam để hướng các em đến tình yêu giống nòi, đoàn kết dân tộc; hay các bài hát tập thể; các bài hát cổ vũ lao động; những tác phẩm nước ngoài nổi tiếng thế giới,… có tác động hết sức mạnh mẽ đến HS Khi các em hiểu rõ tác phâm mới có thẩ hát truyền cảm

GV cũng lưu ý: Tùy vào năng lực của từng em để giao bài và có những hướng dẫn cụ thể

Bên cạnh đó, bồi dưỡng cho GV khả năng phối hợp uyển chuyển, linh hoạt giữa phương pháp thị phạm và phương pháp gợi mở; sự phối hợp trong việc sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học, phương tiện hỗ trợ dạy học cũng là việc cấp thiết GV cần có kinh nghiệm biểu diễn, cần quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm giảng dạy khi sử dụng các phương pháp sư phạm thanh nhạc, trong đó có sự phối hợp phương pháp thị phạm và gợi mở Bên cạnh đó, GV cũng nên quan tâm tới các yếu tố cản trở và thúc đẩy tính sáng tạo củaSV, điều này sẽ giúp GV có phương pháp tác động phù hợp với từng đối tượng SV, trong từng giai đoạn học tập GV cũng cần tìm hiểu và nắm được một số yếu tố được xác định làm cản trở quá trình sáng tạo của SV như: sự phê bình tiêu cực, sự cạnh tranh quá nặng nề với bạn bè, áp lực thời gian quá nhiều trong mỗi kỳ thi, GV yêu cầu quá cao, bản thân SV lo sợ bị thất bại, hoặc sự thiếu tin tưởng của GV đối với

SV … GV cần quan tâm đến sáng tạo của SV như: công nhận những giá trị mà SV có được (dù rất nhỏ); thừa nhận khả năng thực hiện trong từng vấn đề mà GV yêu cầu; hướng dẫn SV có sự tương tác tốt với GV, với SV khác trong quá trình học tập; tạo áp lực vừa đủ về thời gian các em phải hoàn thành bài tập; yêu cầu cao đối với những SV có năng lực tốt, chăm chỉ, chuyên cần; giúp SV xây dựng niềm tin vào bản thân để tạo sự tự tin cần thiết trong quá trình học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao

Hiện tại SV năm nhất và năm hai vẫn còn chưa nắm vững được yêu cầu trong bộ môn thanh nhạc Đa số các em chỉ chú trọng tới làm sao để hát được các âm vực cao mà không biết rằng mình đang có chất giọng nữ trung hay nữ cao, âm vực giọng hát của mình đang hát được tới đâu và với giọng hát của mình cần phải phát triển cái gì

Chúng tôi đã tiến hành một cuộc điều tra (phiếu khảo sát đối với các sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai) gồm có 40 SV với nội dung câu hỏi và kết quả thu được như sau:

Câu hỏi 1: Theo em việc tự xây dựng chương trình rèn luyện môn thanh nhạc tại nhà có cần thiết không? Kết quả thu được có 37 SV đều cho rằng việc tự xây dựng chương trình rèn luyện thanh nhạc tại nhà là rất cần thiết và cần thiết 3 SV chưa nhận thức được vai trò của môn thanh nhạc đối với công việc sau này nên cho rằng nó không cần thiết

Câu hỏi 2: Thời gian em tự luyện tập thanh nhạc mỗi ngày tại nhà là bao nhiêu?

54 phút- 30 phút- 15 phút- 0 phút Kết quả thu được có 20 SV tự luyện tập thanh nhạc tại nhà mỗi ngày 45 phút, 10 SV tự luyện tập thanh nhạc tại nhà 30 phút mỗi ngày, 5 SV luyện tập thanh nhạc tại nhà mỗi ngày 15 phút, 3 SV không luyện tâp thanh nhạc tại nhà Theo kết quả điều tra một số SV luyện tập ít và không luyện tập thanh nhạc tại nhà với lý do là không có thời gian để luyện tập do kín lịch học, không biết cách tự học tại nhà và một số ít em cho rằng việc đó không cần thiết

Câu hỏi 3: Theo em, việc nhận biết giọng hát của mình là giọng hát nào có quan trọng không? Kết quả cho thấy có 20 SV đã cho rằng việc nhận biết giọng hát của mình thuộc giọng hát nào là rất quan trọng, 10 SV cho rằng quan trọng, 10 SV cho rằng việc nhận biết giọng hát của mình thuộc giọng hát nào là không quan trọng

Từ những khảo sát trên, chúng tôi đưa ra một số biện pháp như sau:

GV hướng dẫn SV xây dựng thời khoá biểu học thanh nhạc tại nhà, hướng dẫn SV cách tự luyện tập thanh nhạc tại nhà, giải thích cho các em biết tầm quan trọng của môn học đối với công việc sau này, giải thích cho các em hiểu thế nào là giọng nữ trung, nữ trầm, nữ cao, nam cao, nam trung, nam trầm SV cần tìm tòi học hỏi trên sách báo mạng về cách học tự học thanh nhạc tại nhà, tự tìm hiểu giọng hát của mình xem giọng hát của mình có ưu điểm gì để thay đổi cách học

2.3.2 Đa dạng hình thức tổ chức lớp học

Học cá nhân là phương pháp dạy học được sử dụng giảng dạy thanh nhạc theo từng loại đối tượng, phù hợp với tâm sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú của người học nhằm phát triển tối đa tiềm năng riêng vốn có của mỗi người học Thanh nhạc là môn học đặc thù, hình thức truyền thống trong giảng dạy thanh nhạc chủ yếu là một GV làm việc trực tiếp với từng SV ở nội dung luyện kỹ thuật, sửa bài hát…

Bên cạnh đó còn có những hình thức khác như: hai GV làm việc với một SV khi thực hiện nội dung dựng bài và ghép đàn hoặc có lúc nhiều GV làm việc với 01 SV trong buổi học; có GV hướng dẫn, chuyên gia, người phiên dịch, người đệm đàn… Phương pháp giảng dạy cơ bản là gợi mở trên cơ sở yêu cầu SV đã có sự chuẩn bị bài trước Giảng dạy thanh nhạc, phương thức tổ chức học cá nhân là quan trọng, bởi có yếu tố không thể tách rời: Trước khi dạy kỹ năng, GV phải hướng dẫn SV nghiên cứu để có những hiểu biết cơ bản về tác phẩm Ở những học phần cơ bản và nâng cao, mỗi SV được hướng dẫn theo một giáo án riêng, vì vậy mà cách xử lý tác phẩm khác nhau, khả năng xử lý tác phẩm cũng khác nhau, và cảm nhận về tác phẩm cũng không giống nhau

Hướng dẫn SV xử lý kỹ thuật gắn liền với nghệ thuật: trình độ tiếp thu tác phẩm khác nhau, khắc phục nhược điểm được thực hiện trên con người cụ thể và hiệu quả cũng khác nhau Vì vậy, việc thiết kế và tổ chức tiết dạy với các nội dung phong phú, đa dạng như: đối thoại, vận động thư giãn trước và sau khi luyện tập, luyện thanh khởi động giọng, luyện kỹ thuật, bài luyện thanh, bài hát, hát với phần nhạc mẫu, hát với phần nhạc đệm sẽ tạo môi trường thuận loại cho việc tiếp thu bài của SV Nội dung và quy trình thực hiện trong các tiết học, buổi học có thể linh hoạt, GV có thể kết hợp các phương pháp tổ chức tiết học sinh động như xen kẽ hoạt động của các cá nhân, sử dụng phương tiện trực quan như CD nhạc mẫu, hát mẫu, nhạc đệm… GV có thể kết hợp truyền kỹ năng bằng phương pháp thị phạm (thị phạm tổng thể hoặc từng phần tác phẩm, hoặc những chỗ khó cần giải quyết) và đối thoại nhằm tạo hứng thú và bồi dưỡng nhận thức cho SV GV có thể động viên hoặc phê phán SV kịp thời và phù hợp trên cơ sở hiểu biết về hoàn cảnh, đặc điểm cá nhân Ngoài ra, có thể kết hợp các hoạt động bổ trợ như ngoại khóa, seminar nhỏ… dưới hình thức nhóm

Các biện pháp khác

2.4.1 Biên soạn tài liệu giảng dạy

Giáo trình là hệ thống chương trình giảng dạy của một môn học Nó là tài liệu học tập hoặc giảng dạy được thiết kế và biên soạn dựa trên cơ sở chương trình môn học Mục

37 đích để làm tài liệu giảng dạy chính thức cho GV và làm tài liệu học tập chính thức cho

SV Tính chất của giáo trình phải bám sát chương trình đào tạo, đảm bảo tính hệ thống, tính ứng dụng, tính cơ bản, tính chính xác và tính cập nhật về nội dung khoa học của môn học

Trong quá trình giáo dục và đào tạo, giáo trình đúng đắn giúp hoàn thiện người ca sỹ về khả năng nhận thức, tri thức, về tình yêu với nghề nghiệp, giúp họ tin tưởng vào khả năng của mình, đồng thời thúc đẩy họ khát khao vượt qua khó khăn trên con đường học tập, đạt được những kết quả mong ước Vì vậy, giáo trình cho SV chứa đựng những cơ sở khoa học để thực hiện được những yêu cầu cần thiết của từng đối tượng SV Lựa chọn được giáo trình đúng đắn là một thành công bước đầu GV lựa chọn tác phẩm cho SV trong giáo trình, từ đó sẽ loại trừ những tác phẩm nghệ thuật thấp kém, thẩm mỹ không lành mạnh Những tác phẩm như vậy sẽ không có tác dụng trong giáo dục, đào tạo ca sĩ, những cán bộ văn hoá toàn diện có trình độ nghệ thuật cao, có quan điểm đúng đắn, trong sáng, lành mạnh Bởi vậy, giáo trình giảng dạy tốt bao gồm những tác phẩm có chất lượng cao về nghệ thuật và sâu sắc về nội dung của các tác giả trong nước, quốc tế ở mọi thời đại, phù hợp trình độ tiếp nhận, phù hợp với đặc điểm của từng học sinh trong mỗi giai đoạn của quá trình đào tạo Bên cạnh đó, với đặc điểm riêng về mục tiêu đào tạo của ngành là bán chuyên nghiệp phục vụ cộng đồng mọi lúc mọi nơi theo nhu cầu thưởng thức nghệ thuật âm nhạc hiện nay của xã hội, Với chuẩn đầu vào thấp hơn so với các trường chuyên nghiệp Vì vậy, cần phải xây dựng biên soạn lại một giáo trình phù hợp với SV ngành âm nhạc tại đại học Thủ Dầu Một để đáp ứng mục tiêu đào tạo là điều cần thiết, trong đó cần chú trọng phát triển âm nhạc địa phương để góp phần bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc trong thời đại mới Có thể căn cứ vào những giáo trình thanh nhạc chuyên ngành đang phổ biến tại các trường chuyên nghiệp để điều chỉnh nội dung cho phù hợp đối tượng SV, bổ sung âm nhạc địa phương Bình Dương để phát triển giọng cho một số em có thế mạnh về dòng nhạc dân tộc vào tài liệu, giúp các em sau này phục vụ được thể loại âm nhạc này

2.4.2 Kết hợp kỹ thuật và nghệ thuật

Kỹ thuật hát bao gồm: hơi thở, khẩu hình, kỹ thuật cơ bản như hát liền giọng, hát nảy, ngắt, luyến, hát sắc thái to dần, nhỏ dần, hát rung, láy Đây là những kiến thức cơ bản mà bất kỳ SV nào cũng phải học và rèn luyện Yếu tố nghệ thuật liên quan đến phương pháp biểu hiện âm nhạc, tạo cảm xúc thẩm mỹ

Kỹ thuật và nghệ thuật có mối quan hệ với nhau Kỹ thuật giúp cho người học có thể làm đúng, làm tốt và hướng đến chất lượng nghệ thuật cao Ngược lại nghệ thuật sẽ giúp cho người học nhuần nhuyễn hơn kỹ thuật Muốn đào tạo ra những người làm nghề âm nhạc chất lượng cao thì cần phải phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo kỹ thuật và nghệ thuật Đó là nguyên tắc chung song do dạy theo lối tập thể nên không thể chú trọng kỹ thuật cho từng cá nhân, đặc biệt không thể đạt đến trình độ tốt của kỹ thuật mà chỉ ở mức độ nào đó rất khiêm tốn so với hát chuyên nghiệp Tuy vậy, cũng cần lưu ý quan tâm đến yếu tố kỹ thuật và hướng SV thể hiện sao cho nhạc cảm, có hồn nhất

2.4.2.1 Nâng cao phương pháp luyện tập các kỹ thuật cơ bản

Cần hướng dẫn SV tập luyện cho môi mềm mại linh hoạt bằng những bài tập rung môi, rung lưỡi Ví dụ: đọc nhanh, liên tục các âm như mi mi mi mi, ma ma ma ma, mô mô mô mô, pi pi pi pi, pa pa pô pô, ka pê tê, ka pê tê…các âm rung lưỡi như ri , ra

Luyện tập hơi thở: Giống với luyện tập khẩu hình, luyện tập hơi thở cũng là vấn đề chung của luyện tập thanh nhạc Hơi thở trong thanh nhạc không chỉ để thể hiện kỹ thuật mà còn có ý nghĩa quyết định tới việc thể hiện cảm xúc trong mỗi tác phẩm

Trước khi vào các mẫu luyện thanh, yêu cầu SV phải thường xuyên tập xì hơi, làm âm ngậm, tập hít hơi, đẩy hơi

Khi hát mẫu luyện thanh trên, GV cần nhắc nhở SV lấy hơi sâu, nén chắc hơi thở, hàm trên nhấc lên cao, mở họng trong to, hai môi chụm lại và bật âm “i” dứt khoát, vị trí bám chắc ở chân răng cửa trên, hát legato với tốc độ chậm, nhẹ nhàng và điều tiết hơi thở đều đặn tránh để mờ các nốt luyến sau Khi hát hết âm “i” không được lấy hơi mà phải hát legato sang âm “ô”, lúc này SV cần khéo léo chuyển khẩu hình dọc, cằm dưới thả xuống nhiều hơn chút nữa và bật âm “ô” dứt khoát Khi hát hết nốt f1 của câu nhạc đầu tiên, cần lấy hơi và hát nhẹ nhàng ở những nốt thấp, nén chắc hơi để tránh bị dềnh hơi làm mờ âm thanh và sai vị trí âm thanh Tiếp tục giữ hơi và hát với âm lượng to ở nốt cao nhất, nhưng lưu ý khi hát xuống nốt thấp thì cần phải hát với âm lượng nhỏ

Ví dụ 2: Ở ví dụ 2 là mẫu luyện thanh để tập luyện hơi thở rất tốt Vẫn bắt đầu bằng âm

“i” và nốt đầu tiên là c1, GV cần hướng dẫn SV lấy hơi dưới ngực vừa đủ, không được lấy hơi nhiều và sâu dưới bụng, bởi ở câu hát này chỉ hát ở những nốt thấp nên việc lấy hơi nhiều sẽ dẫn tới bị dềnh hơi khi hát và khó bật âm thanh GV hướng dẫn các em hát legato, mượt mà, nhẹ nhàng từ nốt c1 cho tới lúc lấy hơi để hát tiếp câu nhạc tiếp theo Ở câu nhạc này xuất hiện những nốt có âm vực cao nên GV cần nhắc SV lấy hơi sâu, hát legato chậm từ nốt thấp tới nốt cao nhất, dồn hơi thở nhiều vào nốt cao nhất để có âm lượng to và vang

Nhìn vào ví dụ 3 chúng ta thấy đây là một trong những mẫu luyện thanh để luyện hơi thở và luyện cách hát nhảy quãng rất hiệu quả Khi hát mẫu luyện thanh này GV cần hướng dẫn SV hát như sau: Lấy hơi nhiều dưới ngực, bật âm thanh nhẹ vào c1, hát legato từ c1 lên c1 làm sao cho âm thanh mượt, đưa hơi thở lên nhiều vào nốt c2 để có âm thanh vang sáng và ngân dài ở nốt c2 cho tới khi hơi thở còn ít đủ để hát những nốt còn lại và tiếp tục hát xuống những nốt thấp với âm lượng nhỏ

Tất cả những ví dụ trên có thể tập thêm cách như sau để có được hiệu quả tốt hơn: Ban đầu nên tập hát với âm ngậm, sau dần là các mẫu luyện thanh có âm thanh, từ ngữ, từng bước một

2.4.2.2 Luyện tập kĩ thuật hát legato - hát liền tiếng

Legato nghĩa là hát liền tiếng Kỹ thuật này không chỉ ở trong các bài hát mang giai điệu trữ tình, êm ái, uyển chuyển mà còn có trong thể loại từ âm nhạc trữ tình, vui nhộn cho đến kịch tính hay hành khúc Đối với các tác phẩm, ca khúc Việt Nam từ những bài dân ca đến những ca khúc nghệ thuật mới đều mang tính giai điệu rất phong phú và đa dạng, cần đặc biệt quan tâm đến kỹ thuật hát liền tiếng để áp dụng và biểu hiện tốt các tác phẩm Việt Nam, làm tăng tính uyển chuyển, êm ái, nhẹ nhàng, bay bổng của các tác phẩm Kỹ thuật này giúp người hát thực hiện được liên tục, đều đặn từ âm nọ sang âm kia, không tạo cảm giác khô cứng, ngắt mạch hoặc đứt hơi

Phương pháp hát và xử lý: Hơi thở sâu, nhẹ nhàng, liên tục đưa âm thanh ra một cách chắc chắn, đều đặn không bị đứt quãng

Cơ miệng, vòm miệng, dây thanh quản, lưỡi gà, bụng, cơ bụng cùng các xoang cộng minh phải kết hợp nhịp nhàng, khéo léo

Chú ý lắng nghe và điều tiết âm thanh sao cho tròn, vang, sáng, không thay đổi màu sắc

Ngân dài âm thanh bằng các nguyên âm i, ê, a, ô, u

Kết thúc câu hát, hơi thở vẫn được giữ, tiếp tục khống chế cho đến lúc lấy tiếp hơi thở mới để hát câu tiếp theo

2.4.2.3 Luyện tập kĩ thuật hát Staccato - hát nẩy

Kỹ thuật staccato là cách hát nảy âm, cũng là kỹ thuật quan trọng và được sử dụng khá nhiều trong các tác phẩm romance Khác hẳnvới hát liền tiếng (legato), staccato không những là những âm tách rời nhau mà còn nảy, ngắt ra rõ nét, sau mỗi âm tựa như có dấu lặng Kỹ thuật staccato làm cho thanh đới và bộ phận truyền âm dần hoạt động linh hoạt, âm thanh bật nhẹ nhàng, gọn tiếng sẽ tạo ra thói quen bật âm thanh đúng khi hát liền giọng Để thực hiện tốt kỹ thuật hát staccato hơi thở phải linh hoạt, phần bụng dưới được nhấn tựa như bật bụng dưới vào trong có cảm giác nhảy cò cò hoặc cầu thang Kỹ thuật

41 staccato thường được vận dụng cho những bài ca rộn ràng, vui tươi, hoặc cảm xúc mãnh liệt Cũng như legato, staccato là một kỹ thuật thanh nhạc cơ bản nhằm phát triển giọng hát như: mở rộng âm vực, luyện khẩu hình…

Lưu ý: Trước khi hát SV phải hít hơi thở thật sâu và bật bụng dưới nhanh vào trong đồng thời âm thanh phát ra ngoài Khẩu hình mở vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ, tránh rung âm thanh và hát hơi thở ngực Trong quá trình hát GV có thể thay đổi các nguyên âm khác nhau sao cho phù hợp với đối tượng người học

2.4.2.4 Luyện tập kĩ thuật hát Non legato - hát rời

Thực nghiệm

Chúng tôi tổ chức thực nghiệm với mục đích đánh giá khách quan kết quả đạt được sau khi áp dụng một số biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo thanh nhạ c, khẳng định tính khả thi của một số biện pháp đã được trình bày trong đề tài

Chúng tôi thực nghiệm sư phạm về năm vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy thanh nhạc chuyên nghiệp, cụ thể: đổi mới quy trình dạy học thanh nhạc, phối hợp các hình thức tổ chức lớp học, sử dụng tài liệu hỗ trợ GV thanh nhạc, sử dụng phối hợp

PP thị phạm và gợi mở, ứng dụng kỹ thuật của trường phái Bel canto vào giảng dạy Đối tượng được lựa chọn thực nghiệm là SV ngành âm nhạc D20, D21 Trong suốt quá trình tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo sát sao, sự giúp đỡ tận tình GĐCT Công tác chuẩn bị thực nghiệm bao gồm: xây dựng kế hoạch, soạn kế hoạch dạy học và đề cương bài giảng [PL9], chuẩn bị phòng học chuyên dụng có đàn Piano, đầu đĩa, CD nhạc mẫu, CD hát mẫu, CD nhạc đệm

Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm 06 tiết thanh nhạc cho 10 SV [phụ lục 4] tại phòng Thực hành âm nhạc 1- K23 vào các ngày 10 và 16 tháng 11 năm 2022 Buổi thứ nhất: 04 tiết, thứ tư ngày 10/11/2022 (04SV) Buổi thứ hai: 02 tiết, thứ sáu ngày 16/11/2022 (06SV)

Các hoạt động chủ yếu diễn ra trong buổi học: Luyện thanh khởi động giọng, luyện tập kỹ thuật giọng; tập vocalise luyện tập kỹ thuật tác phẩm; tập tác phẩm để nắm vững giai điệu, lời ca, kỹ thuật thể hiện; nghe; tập hát cùng CD nhạc mẫu/hát mẫu để hiểu tổng thể và chi tiết tác phẩm, nuôi dưỡng cảm xúc; tập hát cùng CD nhạc đệm để thuộc tác phẩm cùng phần nhạc đệm, tập biểu diễn tác phẩm

Phương pháp tổ chức dạy thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành lên tiết dạy, dự giờ, phỏng vấn, khảo sát để rút ra được kết quả giảng dạy thực nghiệm Nghiên cứu các bài hát, vocalise, mẫu câu luyện thanh Luyện thanh khởi động đầu giờ giúp SV chuẩn bị về mọi mặt trước khi vào bài luyện tập chính thức Tiến hành sửa sai thông qua thị phạm và gợi mở Sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học như đài đĩa, piano trong quá trình luyện thanh, vocalise, hát và đệm hát cho SV

Trong quá trình hướng dẫn SV sửa sai, chúng tôi sử dụng phối hợp PP thị phạm và gợi mở, chỉ tiến hành thị phạm những kỹ thuật khó, những đoạn khó trong tác phẩm

PP gợi mở được sử dụng theo 2 hướng: gợi mở cách thực hiện mà không giải thích nhiều đối với SV năm thứ nhất và năm thứ hai; gợi mở trên cơ sở kiểm tra và cung cấp kiến thức về PPSP thanh nhạc cho SV năm thứ ba Chúng tôi sử dụng kỹ thuật của trường phái Bel canto vận dụng vào từng đối tượng cụ thể: dòng hát opera, hát thính phòng; các loại giọng: soprano, soprano coloratura, soprano lyric, alto, barytone Trên cơ sở hệ thống kỹ thuật, biên soạn mẫu câu luyện thanh cho từng SV trong các tiết học mang tính linh hoạt Chú trọng chuyển giọng nữ và âm thanh đóng tiếng giọng nam, giọng giả thanh nam Vận dụng có liều lượng các kỹ thuật vào hát các tác phẩm aria, romance và ca khúc VN Đối với 04 tiết dạy ngày 10/112022: Đối tượng học là SV đại học năm thứ ba D20,

SV năm thứ hai D21 gồm Đỗ Hữu Hiền, Phạm Lê Mỹ Uyên, Nguyễn Thu Trang, TrầnThanh Hà, Trần Thu Anh, Bùi Văn Quân [phụ lục 4] Việc luyện tập bài hát của các

SV đang ở vào giai đoạn hoàn thiện bài hát Thông qua phần trả bài, phần SV hát cùng

CD hát mẫu và tập biểu diễn với CD nhạc đệm, GV kiểm tra việc SV thể hiện được nội dung tình cảm bài hát có chính xác hay chưa, có làm cho người nghe hiểu, cảm động hay không, khả năng diễn xuất tác phẩm đã phù hợp chưa, từ đó đặt ra những yêu cầu tiếp theo cho phần luyện tập của SV Đối với 02 tiết dạy ngày 16/11/2022: Đối tượng học là SV đại học năm thứ hai D21 và SV năm thứ ba D20 Việc luyện tập bài hát của SV Lê Lê Vi, SV Phục Hưng, Nguyễn Thị Thùy Linh, Trần Văn Đức đang ở vào giai đoạn tìm hiểu sâu về bài hát Giảng viên hướng dẫn SV kết hợp lời ca với giai điệu bài hát, có sự biểu hiện âm nhạc cơ bản; giúp SV lựa chọn PP thể hiện - vận dụng kỹ thuật thanh nhạc vào việc xử lý tác phẩm SV được nghe toàn bộ tác phẩm để có cái nhìn tổng thể và chi tiết, cách xử lý tác phẩm Cuối cùng, SV được nghe và tập hát cùng nhạc đệm [phụ lục 9]

2.5.4 Kết quả thực nghiệm Đánh giá của giảng viên: Qua phiếu nhận xét của tiết dạy, ý kiến nhận xét của

GV dự giờ như sau: Đa số GV cho rằng đây là cách dạy có tính mới như cách luyện thanh không giống với cách dạy của các giảng viên thanh nhạc khác, mà ở đây đều bắt đầu từ âm khu trung về phía trầm rồi mới mở và phát triển giọng về âm khu cao Các bài tập luyện thanh đều bám sát vào giai điệu của ca khúc, điều đó đã tạo được sự liền

53 mạch trong tư duy của SV, giúp các em không bị lạc sang giọng khác Giờ dạy có chất lượng tốt về mặt chuyên môn, GV đã chú ý nhiều trong việc sửa lỗi phát âm sai cho từng cá nhân SV từng vùng miền Tuy nhiên, GV cần chú ý điều chỉnh lại hàm lượng nội dung cho hợp lý với thời gian một tiết học Không nên đưa quá nhiều nội dung vào trong một giờ dạy tạo sự quá tải cho SV Giờ dạy thực nghiệm của giảng viên Lê Thụy Khanh đã tạo được sức cuốn hút cho người học Sửa lỗi phát âm cũng như kỹ thuật xử lý hơi thở thông qua các bài hát, các kỹ thuật dạy cho SV được kéo dài cả năm học, và được lặp đi lặp lại Nhưng qua tiết dạy thực nghiệm cũng đánh giá được tính sáng tạo trong dạy thanh nhạc cho đặc thù đối tượng SV tại Đại học Thủ Dầu Một, 100% GV tham gia dự giờ đồng thuận ý kiến nên đưa mô hình dạy thanh nhạc của nhóm nghiên cứu vào thực hiện trong các lớp và giúp đồng nghiệp tham khảo nâng cao chất lượng dạy thanh nhạc tại trường Một điển hình như em Nguyễn Thị Thùy Linh đã tham gia nhiều cuộc thi bolero của tỉnh đạt giải rất cao, em hát các bài dân ca Bình Dương và các ca khúc âm hưởng dân ca được khán giả tại tỉnh đón nhận nồng nhiệt

Kết quả đánh giá về hiệu quả dạy học: Thông qua thái độ của SV sau khi tham gia tiết học, thông qua nội dung trả lời phỏng vấn sau thực nghiệm, thông qua nhận thức của SV về các vấn đề đặt ra trong quá trình thực nghiệm được tiến hành qua phiếu khảo sát [phụ lục8] Chúng tôi đánh giá chất lượng kết quả thực nghiệm như sau:

Với việc áp dụng các giáo án thực nghiệm, chất lượng SV được nâng lên rõ rệt về thái độ, nhận thức, SV hứng thú hơn trong học tập, năng động, sôi nổi và tự tin hơn

Thông qua kết quả phiếu khảo sát cho thấy: 100% SV tham gia thực nghiệm cho rằng bổ sung các bước trong quy trình dạy học thanh nhạc là rất cần thiết; 100% SV rất thích tổ chức lớp học đa dạng với các hình thức khác nhau; 100% cho rằng: Thực hành tốt hơn khi GV sử dụng phối hợp PP thị phạm và gợi mở Họ cũng cho rằng nên sử dụng tài liệu hỗ trợ giáo trình thanh nhạc thường xuyên trong các buổi học, và khẳng định việc

GV hướng dẫn SV vận dụng kỹ thuật thanh nhạc của trường phái Bel canto trong thể hiện aria, romance và ca khúc là cần thiết và hiệu quả

KẾT LUẬN

Trong ngành âm nhạc, các học phần thanh nhạc là một phần rất quan trọng Học thanh nhạc có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển âm nhạc của SV Nó đơn thuần không chỉ giúp SV có thể hát, mà còn dạy cho các em những kiến thức hữu ích liên quan đến phát triển giọng trong ca hát

Giảng dạy thanh nhạc là một quá trình trao truyền, lĩnh hội kiến thức giữa thầy và trò về lĩnh vực chuyên môn Đặc biệt, người thầy phải nắm thật chắc về chất giọng, tầm âm, âm khu giọng hát của người học Người có giọng hát không thể trở thành ca sĩ theo đúng nghĩa, nếu không được học kỹ thuật thanh nhạc một cách bài bản Điều đó cho thấy, dạy học thanh nhạc có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo ra một ca sĩ chuyên nghiệp

Giảng dạy thanh nhạc tại Trường Đại học Thủ Dầu Một kế thừa và học hỏi những thành tựu của các cơ sở đào tạo thanh nhạc ở Việt Nam và đội ngũ GV đầu ngành tâm huyết

Giảng viên là thành tố không thể thiếu của quá trình dạy học; họ là người đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng phương pháp dạy học mới, là người triển khai kế hoạch đào tạo, thực hiện chương trình, sử dụng giáo trình, là người đánh giá kết quả đào tạo, và chịu trách nhiệm chính về kết quả học tập của SV Để nâng cao hiệu quả đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp trong giai đoạn mới, ngoài việc chuẩn hóa đội ngũ GV, vấn đề đổi mới PPDH cũng mang tính cấp thiết Đề tài đã khẳng định đổi mới PPDH thanh nhạc chuyên nghiệp theo hướng phát huy tính tích cực của SV phải trên cơ sở đổi mới PP giảng dạy của GV và PP tự học của

SV tại trường Đại học Thủ Dầu Một Đề tài đã chỉ rõ, tiến hành đổi mới PP giảng dạy của GV với các biện pháp như đổi mới quan điểm dạy học phát huy tính tích cực của

SV trong việc đổi mới quy trình dạy học, đa dạng hình thức tổ chức lớp học, cải thiện môi trường học tập, sử dụng tốt đàn piano để thể hiện các mẫu câu luyện thanh một cách chuẩn xác về trường độ, tốc độ, sắc thái theo đúng yêu cầu của từng loại kỹ thuật Bên cạnh đó GV cũng cần nghiên cứu sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ dạy học như nhạc mẫu, nhạc đệm… cũng như kỹ thuật thanh nhạc của trường phái Bel canto Đổi mới PP giảng dạy của GV phù hợp với đối tượng SV tại địa phương Bình Dương và luôn gắn liền với yêu cầu nâng cao năng lực tự học

Sinh viên phải có ý thức và phương pháp tự học hiệu quả, ứng dụng những biện pháp GV đã hướng dẫn để sửa chữa những lỗi bản thân hay mắc phải Nâng cao năng lực tự học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo đối với SV được coi là một trong những giải pháp có ý nghĩa thiết thực trong công tác đào tạo thanh nhạc GV cần hướng dẫn SV cách học trên lớp với sự đa dạng hình thức tổ chức lớp học, hướng dẫn SV tự học ở nhà với nhiệm vụ và quy trình thực hiện cụ thể, khoa học Cần tạo môi trường học tập thân thiện, lý tưởng cho SV phát huy khả năng tư duy và thực hành sáng tạo Vấn đề đổi mới phương pháp đánh giá kết quả đào tạo thanh nhạc và đa dạng các hình thức hoạt động sinh hoạt chuyên môn cho GV cũng góp phần đổi mới PPDH của GV và SV Ngoài ra, GV phải có khả năng sử dụng máy tính và ứng dụng CNTT vào trong chuyên môn, giảng dạy và truy cập các nguồn tư liệu mới nhất về chuyên ngành thanh nhạc trên thế giới

Cùng với việc chuẩn hóa đội ngũ GV, đổi mới PPDH, giải pháp đa dạng hóa chương trình, giáo trình đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp tạo nên sự đồng bộ trong quá trình đổi mới đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Các giải pháp cụ thể như: đa dạng mô hình, mục tiêu, nội dung chương trình môn học thanh nhạc, xây dựng và bổ sung các dạng giáo trình thanh nhạc chuyên nghiệp, bổ sung giáo trình một số tuyển tập tác phẩm thanh nhạc Một trong những vấn đề mới được đặt ra chính là giải pháp phân chia và soạn thảo các giáo trình đặc trưng cho từng loại giọng, sửa được lỗi phát âm cho từng giọng có ngữ điệu dịa phương khi thể hiện ca hát Biên soạn lại tài liệu giảng dạy theo hướng đa dạng hóa, có thêm phần dân ca địa phương và các nội dung khác phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường Đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp không thể tách rời các nhiệm vụ chung của cơ sở đào tạo Nâng cao hiệu quả giảng dạy thanh nhạc cho sinh viên ngành Âm nhạc trường đại học Thủ Dầu Một là hướng đi đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo, bắt nhịp với yêu cầu “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” Đảm bảo mục tiêu của chương trình đào tạo bậc đại học ngành Âm nhạc trường Đại học Thủ Dầu Một là đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, có kiến thức và kỹ năng căn bản cũng như chuyên sâu về âm nhạc SV tốt nghiệp ngành Âm nhạc có thể tham gia xây dựng các hoạt động nghệ thuật theo nhu cầu của xã hội, làm công tác nghiên cứu quản lý trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật cho các trung tâm văn hóa, đài truyền hình và sở, ban, ngành quản lý văn hóa Đào tạo ngành học mới mẻ và hiện đại này, Trường

58 Đại học Thủ Dầu Một hướng đến cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ quá trình hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương và cả nước

Ngày đăng: 19/10/2024, 12:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Bảng phân loại ELOs - Giảng dạy thanh nhạc cho sinh viên ngành Âm nhạc trường Đại học thủ dầu một
Bảng 2 Bảng phân loại ELOs (Trang 73)
6  Hình  thức - Giảng dạy thanh nhạc cho sinh viên ngành Âm nhạc trường Đại học thủ dầu một
6 Hình thức (Trang 77)
3  Hình  thức  âm - Giảng dạy thanh nhạc cho sinh viên ngành Âm nhạc trường Đại học thủ dầu một
3 Hình thức âm (Trang 85)
42  Hình thức âm nhạc  3.2  N  N  H  S  S  N  N  N  N  S - Giảng dạy thanh nhạc cho sinh viên ngành Âm nhạc trường Đại học thủ dầu một
42 Hình thức âm nhạc 3.2 N N H S S N N N N S (Trang 92)
Hình  thức - Giảng dạy thanh nhạc cho sinh viên ngành Âm nhạc trường Đại học thủ dầu một
nh thức (Trang 94)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w