1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tìm hiểu phương pháp thu hoạch và bảo quản lúa ở nước ta hiện nay và Đề xuất các biện pháp giảm tổn thất sau thu hoạch

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Phương Pháp Thu Hoạch Và Bảo Quản Lúa Ở Nước Ta Hiện Nay Và Đề Xuất Các Biện Pháp Giảm Tổn Thất Sau Thu Hoạch
Tác giả Nguyễn Thị Lê, Võ Thị Thúy Muội, Thái Thị Hải Yến, Lê Thị Thùy Trang, Đặng Thị Trúc Huyền
Người hướng dẫn TS. Lê Doãn Dũng
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Tphcm
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 4,13 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TPHCMKHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN LÚA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY V

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TPHCM

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN LÚA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM TỔN THẤT SAU THU HOẠCH

Sinh viên thực hiện: nhóm 1

1 Nguyễn Thị Lê – 2005217952 – Nhóm trưởng

2 Võ Thị Thúy Muội – 2005217969

3 Thái Thị Hải Yến – 2005210847

4 Lê Thị Thùy Trang – 2005211320

5 Đặng Thị Trúc Huyền – 2005211269

GVHD: TS Lê Doãn Dũng

Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TPHCM

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN LÚA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM TỔN THẤT SAU THU HOẠCH

Sinh viên thực hiện: nhóm 1

1 Nguyễn Thị Lê – 2005217952 – Nhóm trưởng

2 Võ Thị Thúy Muội – 2005217969

3 Thái Thị Hải Yến – 2005210847

4 Lê Thị Thùy Trang – 2005211320

5 Đặng Thị Trúc Huyền – 2005211269

GVHD: TS Lê Doãn Dũng

Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1 Giới thiệu tổng quan về hạt lúa 1

1.1 Nguồn gốc lịch sử và phát triển hạt lúa 1

1.2 Đặc điểm và cấu tạo của hạt lúa 1

1.2.1 Mày lúa 2

1.2.2 Vỏ trấu 2

1.2.3 Hạt gạo 2

1.3 Tầm quan trọng của hạt lúa 2

1.3.1 Đối với đời sống 2

1.3.2 Đối với sản xuất kinh doanh 3

Chương 2 Giới thiệu chung về phương pháp thu hoạch, bảo quản lúa tại Việt Nam 4

2.1 Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam 4

2.2 Tầm quan trọng của thu hoạch, bảo quản lúa 5

2.2.1 Thu hoạch lúa 5

2.2.2 Bảo quản 5

Chương 3 Phương pháp thu hoạch lúa ở Việt Nam 7

3.1 Phương pháp thu hoạch thủ công 7

3.2 Phương pháp thu hoạch bằng máy cắt lúa cầm tay 7

3.3 Phương pháp thu hoạch máy đập liên hợp 8

Chương 4 Phương pháp bảo quản lúa sau thu hoạch ở Việt Nam 9

4.1 Bảo quản bằng phương pháp làm khô tự nhiên 9

4.1.1 Phơi nhanh 9

4.1.2 Phơi chậm 9

4.2 Bảo quản bằng phương pháp sấy 9

i

Trang 4

4.2.1 Phương pháp sấy với không khí thường 9

4.2.2 Bảo quản lúa bằng phương pháp sấy với không khí nóng 10

4.3 Kho bảo quản lúa 11

4.3.1 Quy mô hộ gia đình 11

4.3.2 Quy mô lớn 12

Chương 5 Tình hình tổn thất sau thu hoạch 14

5.1 Số liệu thống kê về tổn thất lúa sau thu hoạch 14

5.2 Nguyên nhân gây tổn thất 15

5.2.1 Thiếu kỹ năng thu hoạch 15

5.2.2 Sử dụng hóa chất quá mức 15

5.2.3 Không bảo quản đúng cách 15

5.2.4 Thời tiết không thuận lợi 16

5.2.5 Chọn thời điểm thu hoạch không đúng 16

5.2.6 Chất lượng lúa 16

5.2.7 Công nghệ xử lý kém 16

5.2.8 Vận chuyển và lưu trữ không tốt 16

Chương 6 Các biện pháp giảm tổn thất sau thu hoạch 17

6.1 Tầm quan trọng của biện pháp giảm tổn thất sau thu hoạch 17

6.2 Các biện pháp giảm tổn thất sau thu hoạch 17

6.2.1 Cải thiện phương pháp thu hoạch 17

6.2.2 Cải thiện phương pháp bảo quản 18

ii

Trang 5

MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Cấu tạo hạt lúa 2

Hình 3.1 Thu hoạch lúa thủ công bằng liềm 7

Hình 3.2 Thu hoạch bằng máy cắt lúa cầm tay 7

Hình 3.3 Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp 8

Hình 4.1 Hình ảnh người nông dân bảo quản lúa bằng phương pháp làm khô tự nhiên 10

Hình 5.1 Năng suất thu hoạch lúa ở 2 mùa vụ ở ĐBSCL tháng 9 năm 2020 17

MỤC LỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 2.1 Tình hình sản xuất lúa Tại Việt Nam 5

iii

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Côngnghiệp Thực Phẩm TP Hồ Chí Minh đã đưa môn học “Công nghệ sau thu hoạch” vàochương trình giảng dạy

Đặc biệt chúng em xin chân thành cảm ơn giảng viên bộ môn - Thầy Lê Doãn Dũng đãgiảng dạy tận tình, chi tiết để chúng em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểuluận này Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức,trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được

sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận của chúng em đượchoàn thiện hơn

Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe, thành công và hạnhphúc

i

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Từ xa xưa, cây lúa nước đã gắn bó với con người Việt Nam, trở thành một phần khôngthể thiếu trong đời sống hàng ngày của người Việt Đất nước chúng ta là một quốc gia cónền nông nghiệp chiếm đa số, trong đó cây lúa là cây trồng nông nghiệp vô cùng quantrọng Nền văn minh lúa nước là truyền thống đáng tự hào, cần phải gìn giữ và phát triển

nó Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành sản xuất lương thực vôcùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuấtkhẩu gạo lớn thứ hai thế giới Nước ta không thể đứng đầu thế giới, không phải thiếu diệntích đất trồng mà do không kịp thời nắm bắt khoa học kỹ thuật hiện đại Cùng với việc sảnxuất và bảo quản lúa sau thu hoạch chỉ dựa vào kinh nghiệm của cha ông để lại nên đãgây những tổn thất đáng kể, dẫn đến số lượng và chất lượng không được đảm bảo

Và trong bối cảnh thị trường nông sản phát triển ngày càng sôi động và cạnh tranh gaygắt như hiện nay, việc áp dụng phương pháp thu hoạch, bảo quản lúa hiệu quả và giảmtổn thất sau thu hoạch là vô cùng quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngành nông nghiệp của Việt Nam Tuy nhiên, thực

tế cho thấy việc áp dụng các phương pháp này vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn và tháchthức Vì vậy, trong bài tiểu luận này chúng em sẽ tìm hiểu và trình bày về “PHƯƠNGPHÁP THU HOẠCH, BẢO QUẢN LÚA CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ ĐỀ XUẤTCÁC BIỆN PHÁP GIẢM TỔN THẤT SAU THU HOẠCH “ để cải thiện hiệu quả nôngnghiệp nước ta

ii

Trang 8

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HẠT LÚA 1.1 Nguồn gốc lịch sử và phát triển hạt lúa

Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, cây lúa có nguồn gen xuất phát từ mộtgiống lúa hoang bắt nguồn từ Trung Quốc cách đây từ 8200-13000 năm Sau nhiều quátrình thuần hóa và biến đổi, giống lúa gạo này được lan rộng sang Đông Á rồi phát tán tớiĐông Nam Á Cây lúa hiện nay không còn là nguồn gen ban đầu của cây lúa dại thuở sơkhai mà nó là kết quả của những công trình lại tạo giống trong phòng thí nghiệm Nhữnggiống lúa mới sẽ cho năng suất cao hơn, khả năng chống chịu sâu bệnh và đối phó và thờitiết khắc nghiệt tốt hơn

Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước Cây lúa đã trải qua một

sự phát triển lâu dài từ khi mọc hoang trong thiên nhiên cho đến khi được con người cảitạo Và từ đó cây lúa đã dần trở thành một loại thực phẩm không thể thiếu không chỉ củangười dân Việt Nam mà còn của hầu hết các nước trong khu vực Châu Á, Châu Phi Châu

Á vừa là nơi sản xuất và tiêu thụ hơn 90% lượng gạo của thế giới Tất cả những loại lúađược trồng phổ biến hiện nay, đều thuộc dòng lúa Orya Sativa Có hơn 40.000 loại lúakhác nhau Là một người con của đất nước Việt Nam, mỗi chúng ta luôn cảm nhận đượcgiá trị trân quý từ những lợi ích mà lúa gạo đem lại Cơm gạo đã nuôi sống dân tộc ta baođời qua, gắn liền với lịch sử ngàn năm của dân tộc

1.2 Đặc điểm và cấu tạo của hạt lúa

Hạt lúa gồm có những thành phần chính là: mày lúa, vỏ trấu, hạt gạo (nội nhũ và phôi)

1

Hnh 1.1 Cấu tạo hạt lúa

Trang 9

1.2.3 Hạt gạo

Phần phôi hay mầm: nằm ở gốc nội nhũ Phôi chứa hầu hết các chất quan trọng nhưenzyme,protein,lipid, Phôi chứa tới 66% vitanin B1 trong hạt Phôi thường chiếm 2,2-3%khối lượng toàn hạt

Nội nhũ: chiếm phần lớn hạt gạo chứa chất dự trữ ,chủ yếu là tinh bột (gần tới 90%) Hàmlượng protein trong nội nhũ thấp, hàm lượng khoáng và chất béo không đáng kể, nhưngvới hàm lượng tinh bột cao nên nó có giá trị năng lượng lớn

1.3 Tầm quan trọng của hạt lúa

1.3.1 Đối với đời sống

Lúa gạo là một trong những cây lương thực chính,cung cấp lương thực cho hơn 65%dân

số trên thế giới ,sản lượng gạo tiêu thụ cao nhất Hiện nay hơn 100 nước trên thế giới sảnxuất lúa Châu Á là vùng sản xuất lúa gạo chủ yếu chiếm 90% về sản lượng cũng như vềdiện tích Là nơi có nền nông nghiệp cổ xưa nhất gắn với canh tác lúa nước Cây lúa cókhả năng thích ứng rộng với 11 loại đất canh tác Việt Nam cũng là nước có nghề lúanước từ cổ xưa, với dân số gần 100 triệu dân và sử dụng lúa gạo là lương thực chính Điều

đó cho thấy nghề sản xuất lúa nước đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế nước ta

1.3.2 Đối với sản xuất kinh doanh

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Thái Lan và Ấn Độ Trữlượng hàng năm xuất khẩu lên tới 5 nghìn tấn Không những thế, lúa gạo giữ vai trò chủlực trong phát triển kinh tế nông nghiệp

2

Trang 10

Ngày nay, Việt Nam đã vươn lên thành một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩulúa gạo hàng đầu thế giới Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn sản xuấtnông nghiệp trong nước đã theo đuổi việc xây dựng chuỗi sản xuất lúa gạo theo tiêuchuẩn chất lượng cao và xuất khẩu thành công gạo mang thương hiệu riêng vào những thịtrường “khó tính” hàng đầu thế giới, nâng cao vị thế của hạt gạo Việt Nam trên thị trườngthế giới.

3

Trang 11

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH,

BẢO QUẢN LÚA TẠI VIỆT NAM 2.1 Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam

- Năm 2000 diện tích lúa gieo trồng đạt 7666 nghìn ha ( cả năm) với năng suất46,39(tạ/ha), tổng sản lượng đạt 32,51 triệu tấn

- Năm 2010 diện tích gieo trồng đạt 7513,7 nghìn ha với năng suất đạt 53,2 (tạ/ha),tổng sản lượng đạt gần 40 triệu tấn

- Năm 2020 diện tích gieo trồng ước tính đạt 7,28 triệu ha, năng suất lúa ước tính đạt58,7 tạ/ha, tổng sản lượng lúa ước tính đạt 42,69 triệu tấn

- Năm 2021 diện tích lúa cả năm đạt 7,24 triệu ha, giảm 38,3 nghìn ha so với năm 2020

do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất nhưng năng suất lúa ở mứccao đạt 60,6 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha, sản lượng lúa đạt 43,88 triệu tấn tăng 1,1 triệu tấn

so với năm 2020

- Năm 2022 diện tích lúa cả năm đạt 7,1 triệu ha, giảm 127,7 nghìn ha so với năm 2021

do ngành trồng trọt tiếp tục triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành, chuyển đổi diện tíchđất lúa kém hiệu quả hoặc không cân đối được nguồn nước sang trồng rau, màu, cây

ăn quả hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao hơn.Năng suất lúaước đạt 60,2 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha so với năm trước; sản lượng lúa đạt 42,66 triệu tấn,giảm 1,19 triệu tấn; trong đó, giảm 0,89 triệu tấn do giảm diện tích đất trồng lúa vàgiảm 0,3 triệu tấn do giảm năng suất

Diện tích lúa gieo trồng giảm theo mỗi năm tuy nhiên năng suất và sản lượng lúa đượcnâng cao do áp dụng giống lúa xác nhận và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất lúa

4

Trang 12

Biểu đồ 2.1 Tnh hnh sản xuất lúa Tại Việt Nam

Sản lượng Năng suất Diện tích

2.2 Tầm quan trọng của thu hoạch, bảo quản lúa

2.2.1 Thu hoạch lúa

Tùy theo nhóm giống và mục đích sử dụng khác nhau mà xác định thời điểm thu hoạchlúa khác nhau Hiện nay, phần lớn lúa gạo được thu hoạch để xay xát nên nông dân cầntranh thủ thời tiết và căn cứ vào tỷ lệ hạt chín trên bông để thu hoạch lúa đạt hiệu quả cao

- Nhóm lúa nếp nên thu hoạch khi trên 87% tổng số hạt đã chín Thu xong cần tuốt vàphơi ngay

- Nhóm giống lúa chất lượng cần thu hoạch sớm hơn (bông lúa có khoảng 90% số hạt

đã vàng) Thu hoạch vào lúc này sẽ bảo đảm cho tỷ lệ gạo trong cao hơn, hạt gạo ít bịgãy khi xay xát, chất lượng cơm gạo sẽ ngon hơn

- Nhóm lúa thường: cần thu hoạch muộn hơn khi lúa đã chín hoàn toàn (khoảng 95% sốbông và số hạt đã vàng)

Nếu thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn tùy theo từng giống lúa sẽ ảnh hưởng đến năngsuất và chất lượng của hạt vì thế chúng ta cần quan sát độ chín cúa hạt để đạt được chấtlượng lúa một cách tốt nhất

2.2.2 Bảo quản

5

Trang 13

Thóc thường được sử dụng trong thời gian dài (vài tháng) nên cần được bảo quản cẩnthận Để giữ thóc được lâu mà vẫn bảo đảm chất lượng, cần phơi thóc thật khô, làm sạchhết tạp chất rồi mới đem bảo quản

Nếu bảo quản trong gia đình cần giữ thóc trong chum, thùng phuy, thùng tôn, hòm gỗhoặc trong bao chuyên dùng Nơi cất trữ thóc đòi hỏi phải khô ráo, thóc để cách tường và

kê cao cách mặt đất 40-50 cm để tránh hút ẩm Nếu bảo quản trên 6 tháng thì cần phảiphơi lại sau 5 tháng bảo quản để lấy lại độ ẩm 13%

Nếu bảo quản ở các kho lớn: Kho cần được thiết kế và xây dựng theo quy chuẩn để chống

ẩm, chống sâu mọt, nấm mốc, côn trùng và động vật phá hại, thường xuyên kiểm tra, vệsinh và khử trùng khi cần thiết

Cần đo nhiệt độ, độ ẩm của thiết bị bảo quản nhằm đảm bảo lúa đc bảo quản lâu nhất vàhạn chế sự hao hụt do nảy mầm,…

6

Trang 14

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH LÚA Ở VIỆT NAM

Khi lúa đạt được độ chính nhất định người dân sẽ bắt đầu vụ mùa thu hoạch lúa vào để cấttrữ dùng trong gia đình hoặc đem bán cho danh nghiệp để kiếm thêm thu nhập Chúng ta

có các phương pháp thu hoạch khác nhau như: thu hoạch thủ công, thu hoạch bằng máycắt lúa cầm tay, máy gặt đập liên hợp,…

3.1 Phương pháp thu hoạch thủ công

Hnh 3.2 Thu hoạch lúa thủ công bằng liềm

Cắt lúa bằng liềm( lưỡi hái): Là phương pháp thủ công cổ truyền và thích hợp các hộnông dân, sản xuất nhỏ, không đủ điều kiện đầu tư

Ưu điểm: phù hợp với mọi tình huống lúa đứng, lúa ngã, lúa bị ngập nước quá cao.Nhược điểm: tốn nhân công, năng suất lao động thấp, hao hụt nhiều và bị áp lực lao độngthời vụ, tốn thời gian

3.2 Phương pháp thu hoạch bằng máy cắt lúa cầm tay

Hnh 3.3 Thu hoạch bằng máy cắt lúa cầm tay

7

Trang 15

Máy cắt lúa cầm tay thực chất là máy tự chế bằng máy cắt cỏ, động cơ hai thì giúp Bà connông dân gặt lúa dễ dàng trên các ruộng có diện tích nhỏ, không vuống vắn mà các loạimáy gặt lớn không vào được Máy cắt lúa cầm tay hai thì có động cơ cắt lúa bằng daoquay tốc độ cao từ (3.000 – 5.000 vòng/phút) Để tránh việc lúa bị văng xa và rụng hạt,máy được các nông dân chế tạo thêm phụ kiện bán vành khuyên bằng thép để thu gom lúavào vị trí xác định.

Ưu điểm: ít hao hụt khi thu hoạch, năng suất cao hơn phương pháp thử công, phù hợp vớimọi tình huống lúa đứng, lúa ngã, lúa bị ngập nước quá cao

Nhược điểm: tốn nhiều sức để thao tác, phụ thuộc vào tình trạng cây lúa, bông lúa

3.3 Phương pháp thu hoạch máy đập liên hợp

Hnh 3.4 Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp

Máy gặt đập liên hợp có chức năng chính là gặt và đập lúa:

- Gặt lúa: hay một số nơi vẫn dùng từ “cắt lúa”, là hoạt động chính đầu tiên trong quátrình thu hoạch lúa Trước đây vào những thập niên 70,80 của thế kỷ trước, người tacắt lúa rất thủ công đó là dùng liềm Chiếc liềm được chính bàn tay của con ngườiđiều khiển sử dụng do đó rất vất vả và tốn nhiều thời gian

- Đập lúa: là quá trình tác hạt lúa ra khỏi cây lúa Ngày trước cũng như việc gặt, quátrình này thực hiện bằng sức lao động của con người Sau đó con người đã có nhữngsáng kiến gắn động cơ vào máy tuốt lúa ,để quá trình tuốt lúa được nhanh hơn

Ưu điểm: ít tốn lao động, có thể giảm thiểu sự tổn thất hạt xuống mức thấp nhất có thể,năng suất cao, tiết kiệm thời gian

Nhược điểm: không thể làm việc ở những vùng đất bì lầy, lúa ngã rạp

8

Trang 16

CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN LÚA SAU THU HOẠCH Ở

VIỆT NAM 4.1 Bảo quản bằng phương pháp làm khô tự nhiên ( phơi nắng )

Trong điều kiện trời mưa, nhiệt độ thấp và không có hệ thống sấy hiện đại thì bà con nôngdân phải sấy lúa bằng hệ thống quạt thông gió và ánh điện để làm giảm độ ẩm của hạt,nên rải lúa thành luống trên nền khô, mỗi luống cao khoảng 10-15cm, rộng 40-50cm và

cứ nửa giờ cào đảo một lần để tránh hiện tượng tự bốc nóng của đống hạt Ngoài ra có thểlàm khô lúa bằng phương pháp nhân tạo như: sấy lúa với không khí nóng, sấy đối lưu, sấybức xạ Những phương pháp này có ưu điểm là lúa có thể được làm khô bất cứ lúc nào

và không phụ thuộc và thời tiết nắng hay mưa, độ ẩm của hạt có thể khống chế hợp lýtrong thời gian giới hạn và khi xay xát, hiệu suất thu hồi gạo cao hơn so với sấy tự nhiên.Phương pháp làm khô tự nhiên có một số ưu điểm như đơn giản, dễ thực hiện và khôngđòi hỏi nhiều thiết bị hỗ trợ Tuy nhiên, nó cũng có một số hạn chế như: Thời gian phơikhô lúa có thể lâu hơn so với việc sử dụng các phương pháp bảo quản khác Quá trìnhphơi khô tự nhiên có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, ví dụ như mưa hoặc độ ẩmcao Việc phơi khô lúa trên mặt đất có thể dẫn đến tiếp xúc với các tạp chất và vi khuẩngây hại cho lúa Để đảm bảo chất lượng của lúa sau khi bảo quản, cần kiểm tra định kỳ đểphát hiện sớm các dấu hiệu của sự hư hỏng và ngăn chặn tình trạng lan truyền của nó

Khái niệm: Phơi tự nhiên là phương pháp lợi dụng năng lượng tự nhiên như nhiệt

của mặt trời, năng lượng gió để làm khô nông sản, sản phẩm nông sản Ngoài ra, nănglượng mặt trời, gió còn có khả năng diệt trừ nấm, côn trùng, sâu mọt…nên nông sản, thựcphẩm bảo quản được lâu hơn

Những biến đổi sau khi phơi: Màu sắc nông sản thay đổi do quá trình oxy hóa, đặc biệt

oxy hóa chất màu Trọng lượng giảm nhiều do sự bay hơi của nước Một số chất dinhdưỡng có thể bị mất (hô hấp, thủy phân)

Ưu điểm: Phương pháp này cần ít dụng cụ, thiết bị , chi phí thấp

Nhược điểm:Phương pháp phơi tự nhiên này không đảm bảo VSATTP, Hư hỏng do động

vật gặm nhấm, chim, côn trùng… nhiễm bẩn do bụi, nhiễm bẩn vi sinh vật, khó kiểm soát(thời tiết, nhiệt độ…) nên độ rủi ro cao, tốn nhiều công lao động và thời gian dài

9

Ngày đăng: 03/12/2024, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w