Thu hoạch tham quan bảo tàngbài thu hoạch tham quan thực tế bảo tàng lịch sử quốc gia

13 471 1
Thu hoạch tham quan bảo tàngbài thu hoạch tham quan thực tế bảo tàng lịch sử quốc gia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bảo tàng Lịch sử quốc gia ra đời được kế thừa toàn bộ tài sản và kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ hoạt động của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, đó là những kinh nghiệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÀI THU HOẠCH THAM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA

Sinh viên thực hiện: NGHI THỊ HOA

Trang 2

MỞ ĐẦU

Khi hỏi bất kì người dân Việt Nam nào về lịch sử dân tộc, người ta cũng thấy rùng mình khi nhớ về một thời khói lửa, đạn bom hoang tàn nhưng sáng ngời ý chí quật cường và tinh thần yêu nước của những người con dân nơi dải đất hình chữ S.

Mỗi người dân Việt Nam chắc hẳn đều không thể nào quên được quá khứ đau thương và cuộc chiến tranh đẫm nước mắt của dân tộc Bảo tàng Lịch sử quốc gia ra đời được kế thừa toàn bộ tài sản và kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ hoạt động của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, đó là những kinh nghiệm thực tiễn; những bài học, thành công trong xây dựng và quản lý bảo tàng, trong tất cả các hoạt động của bảo tàng từ đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp có trình độ cao, mở rộng và phát triển mối liên kết giữa các bảo tàng trong nước và quốc tế…

Đặc biệt khối di sản mà Bảo tàng hiện lưu giữ đó là trên hai mươi vạn tài liệu, hiện vật là những di vật trải dài suốt toàn bộ dòng chảy lịch sử của dân tộc từ thời tiền sơ sử đến ngày nay Trong đó, có nhiều bảo vật quốc gia, nhiều bộ sưu tập cổ vật quý hiếm vào bậc nhất so với các bảo tàng cùng loại hình ở trong nước và khu vực như: sưu tập kim sách, ấn, kiếm vàng, sưu tập văn hóa Đông Sơn, văn hóa Champa, sưu tập gốm men Việt Nam, sưu tập cổ vật của các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Mianma… sưu tập đồ dùng sinh hoạt, công cụ lao động của nhân dân Việt Nam trong thế kỷ XX, sưu tập hiện vật về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Chủ tịch Hồ Chí Minh…

Trang 3

NỘI DUNG

I.TỔNG QUAN VỀ BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA1 Giới thiệu khái quát về bảo tàng lịch sử quốc gia

Bảo tàng Lịch sử quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đứng đầu hệ thống các bảo tàng lịch sử- xã hội Việt Nam; có chức năng nghiên cứu khoa học, khai quật khảo cổ học, sưu tầm, lưu giữ, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, giới thiệu, phát huy giá trị tài liệu, hiện vật về tiến trình lịch sử Việt Nam; tổ chức đào tạo, tư vấn, giám định, thẩm định, quản lý, khai thác dịch vụ thuộc phạm vi hoạt động của bảo tàng Bảo tàng Lịch sử quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, hạch toán độc lập Tên giao dịch quốc tế: Vietnam National Museum of History (viết tắt là VNMH)

Được thành lập theo Quyết định số 1674/QĐ-TTg ngày 26/09/2011 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam; Bảo tàng Lịch sử quốc gia là công trình văn hóa tọa lạc ở khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội, gần với nhiều di tích linh thiêng của Thủ đô như Tháp Rùa - Hồ Gươm; Cầu Thê Húc - Đền Ngọc Sơn - Bút tháp… Bảo tàng lưu giữ, trưng bày, giới thiệu lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến ngày nay thông qua hệ thống tài liệu, hiện vật vô cùng đồ sộ, quý giá, trong đó có nhiều hiện vật là Bảo vật quốc gia.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện đang lưu giữ và bảo quản khoảng 200.000 hiện vật, tư liệu lịch sử văn hóa Việt Nam, trong đó giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến năm 1945 có gần 110.000 tài liệu, hiện vật là di vật, cổ vật và 20 Bảo vật quốc gia; trong đó có nhiều sưu tập quý hiếm vào bậc nhất so với các bảo tàng cùng loại hình ở trong nước và khu vực như: sưu tập hiện vật thuộc các nền văn hóa khảo cổ từ sơ kỳ thời đại đồ đá cũ đến thời đại đồng thau và sắt sớm; Văn hóa Đông Sơn; Gốm men cổ Việt Nam; Đồ đồng thời Lê Nguyễn; Điêu khắc đá Chăm

Trang 4

pa; Nghệ thuật trang trí nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước trong khu vực Đông Nam Á Giai đoạn lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến ngày nay có khoảng hơn 80.000 tài liệu, hiện vật về lịch sử cách mạng Việt Nam, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang duy trì 2 hệ thống trưng bày cố định tại 2 cơ sở: số 1 Tràng Tiền - Hà Nội, trưng bày lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến hết triều Nguyễn (năm 1945); tại cơ sở số 216 Trần Quang Khải - Hà Nội, trưng bày về lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ 20 đến nay Với sự quan tâm của Đảng và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, trong tương lai không xa, Bảo tàng Lịch sử quốc gia được xây dựng là công trình hiện đại, tiên tiến, đáp ứng công năng của bảo tàng hiện đại tầm cỡ khu vực và quốc tế tại khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội Dự án đã khởi động từ nhiều năm nay và hiện đang tiếp tục triển khai.

Trang 5

2 Tìm hiểu chi tiết Bảo tàng lịch sử quốc gia

2.1. Hệ thống trưng bày về lịch sử Việt từ thời Tiền sử đến triều Nguyễn năm 1945 ( Số 1 Tràng Tiền )

Tòa nhà tại số 1 Tràng Tiền do người Pháp xây dựng từ năm 1926, khánh thành năm 1932, mang tên Bảo tàng Louis Finot và được kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébrard thiết kế như một tác phẩm nghệ thuật, một công trình kiến trúc đặc sắc với sự kết hợp hài hòa phong cách kiến trúc phương Đông với những nét đẹp kiến trúc phương Tây Sau khi khánh thành, Bảo tàng trưng bày về nghệ thuật Phương Đông gồm các sưu tập hiện vật khảo cổ học, dân tộc học, mỹ thuật của Việt Nam và một số nước khu vực Châu Á Năm 1958, Chính phủ chính thức tiếp quản công trình văn hoá này Sau 5 tháng tiến hành chỉnh lý, chuyển đổi nội dung trưng bày từ bảo tàng nghệ thuật thành bảo tàng thuộc loại hình lịch sử xã hội Ngày 03/9/1958, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan với nội dung trưng bày giới thiệu về tiến trình lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến triều Nguyễn năm 1945 Hiện nay nội dung hệ thống trưng bày gồm:

2.1.1.Việt Nam thời Tiền sử ( Khoảng 400.000 – 300.000 năm đến khoảng 4.000 năm cách ngày nay ).

Giới thiệu những dấu tích phản ánh sự xuất hiện sớm của con người trên đất nước Việt Nam và những di tích, di vật, văn hóa phản ánh hoạt động của con người từ Sơ kỳ thời đại đồ Đá cũ đến Hậu kỳ thời đại đồ Đá mới trên đất nước ta từ miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển, hải đảo; sự giao lưu với những văn hóa trong khu vực để phát triển từng bước tạo tiền đề cơ sở vật chất quan trọng đưa Việt Nam

Trang 6

bước sang thời đại mới thời kỳ dựng nước đầu tiên với những bản sắc riêng của mình.

- Thời đại đồ Đá cũ: những dấu tích đầu tiên của con người như: răng người vượn (Homo erectus, Homo sapiens, Home sapiens) và các di cốt hóa thạch động vật được phát hiện trong các hang động ở Lạng Sơn, Yên Bái, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An… và công cụ lao động được phát hiện ở Núi Đọ (Thanh Hóa) với đặc trưng là công cụ rìu tay; Đồi Thông (Hà Giang) và Sơn Vi (Phú Thọ) với đặc trưng là công cụ cuội; Mái đá Ngườm (Thái Nguyên) với đặc trưng là công cụ mảnh tước… đã phản ánh Việt Nam là một trong những cái nôi loài người xuất hiện và những hoạt động sinh sống đầu tiên của con người từ rất sớm.

- Thời đại đồ Đá mới: được đánh giá là một cuộc “cách mạng” với nhiều biến đổi sâu sắc về kinh tế, văn hoá, xã hội như: kỹ thuật chế tác đá phát triển đến đỉnh cao, đặc biệt là sự phát triển của kỹ thuật mài công cụ; đồ gốm phong phú về số lượng, kiểu dáng và loại hình; nghề thủ công xuất hiện; giao lưu trao đổi được mở rộng; nền nông nghiệp sơ khai kết hợp với săn bắt, đánh cá, và hái lượm; các tập tục mai táng, tín ngưỡng phong phú và đa dạng…đã phản ánh một bước tiến lớn trong cuộc sống của cư dân thời kỳ này.

2.1.2.Việt Nam thời dựng nước đầu tiên

Việt Nam là một trong những quốc gia ở Đông Nam Á sớm nắm được kỹ thuật luyện và đúc đồng, sắt Vào khoảng giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên, trên đất nước Việt Nam đã hình thành 3 trung tâm văn hoá, văn minh lớn làm cơ sở vật chất, nền tảng cho 3 quốc gia cổ hình thành và phát triển rực rỡ vào những thế kỷ trước và sau công nguyên: văn hóa Đông Sơn - nhà nước Văn Lang, Âu Lạc; văn

Trang 7

hóa Sa Huỳnh - Vương quốc Champa; văn hóa Đồng Nai, Óc Eo - Vương quốc Phù Nam.

- Văn hóa Tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun): khoảng 4.000 - 2.500 năm cách ngày nay, phân bố chủ yếu vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

- Văn hóa Phùng Nguyên được gọi theo tên di chỉ đầu tiên được phát hiện năm 1959, ở xã Kinh Kệ (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) Đây là nền văn hóa thuộc sơ kỳ thời đại Đồ đồng Điểm độc đáo trong văn hóa Phùng Nguyên đó là hiện vật bằng đá rất phong phú về loại hình như: công cụ lao động, vũ khí, đồ trang sức cho thấy kỹ thuật chế tác đá đã đạt đến đỉnh cao Đặc biệt, đồ trang sức được chế tác bằng đá, đá Nephirite, đá ngọc được sử dụng phổ biến

- Văn hóa Gò Mun được gọi theo tên di chỉ đầu tiên được phát hiện năm 1961, ở xã Tú Xã (huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ) Văn hóa Gò Mun được hình thành trên nền tảng văn hóa Đồng Đậu trước đó Công cụ đá giảm dần về số lượng và kỹ thuật chế tác Thay vào đó, số lượng công cụ đồng dần tăng cao như: lưỡi câu, mũi lao, giáo cho thấy đồ đồng đã dần trở thành công cụ thiết yếu, quan trọng trong lao động sản xuất Đồ gốm có tiến bộ vượt bậc, hoa văn trang trí phong phú như: hoa văn chấm cuống rạ, in chấm tròn

Trang 8

Hiện vật đươc nhiều người chú ý đến, quan tâm dành thời gian để ngắm nhìn vẻ đẹp của nó chính là Trống đồng Ngọc Lũ Trống đồng này có niên đại cách ngày nay 2.500 năm, được xếp vào loại H1 - Heger (theo sự phân loại dựa trên 165 chiếc trống đồng được biết đến thời điểm ấy của học giả F.Héger - người Áo - vào năm 1902), H1 là “loại cổ nhất, cơ bản nhất và từ loại này mà các loại khác ra đời” Chính vì lẽ đó, mà Trống đồng Ngọc Lũ được đặt chung không gian với các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh như “Ngục trung nhật kí”, “Đường kách mệnh” hay Ấn đồng “Môn Hạ sảnh ấn” để nói lên phần nào tầm quan trọng của nó đối với lịch sử dân tộc ta Bên cạnh đó, khoảng trống giữa các gian trưng bày là hiện vật cổ quý gồm Thống gốm hoa nâu thời Trần, Chuông chùa Vân Bản (Nam Định), Bình gốm hoa lam vẽ Thiên Nga thời Lê Sơ, cùng với các màn hình lớn để khách tham quan có thể thấy rõ các nét hoa văn được in trên cổ vật.

2.1.3.Việt Nam 10 thế kỷ đầu sau Công nguyên ( Thế kỷ I – X )

Năm 111 TCN, nhà Hán khởi binh tiến đánh Nam Việt, nhà Triệu sụp đổ, nước ta bị đặt dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc Chính sách xuyên suốt của thời kỳ này là chính sách đồng hóa văn hóa Song sự hiện diện của sưu tập hiện vật mang nhiều yếu tố văn hóa Đông Sơn thời kỳ này như: trống đồng, đồ gốm, chuông Thanh Mai đã thể hiện sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt cũng như sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để phát triển văn hóa dân tộc Bên cạnh đó, sự nghiệp chống giặc ngoại xâm cũng được thể hiện ở các tư liệu hiện vật với các cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,

- Triều Ngô - Đinh - Tiền Lê (938 - 1009): Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra kỷ nguyên độc lập trên đất nước ta Triều Ngô, Đinh, Tiền Lê là thời kỳ mở đầu của chế độ phong kiến Việt Nam

Trang 9

- Triều Lý - Trần (1009 - 1400): Triều Lý được bắt đầu từ khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi tháng 10 âm lịch năm 1009 kết thúc năm 1225, trải qua 9 đời vua Sau khi Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, triều Trần được lập nên bắt đầu năm 1225 kéo dài đến năm 1400, trải qua 13 đời vua - Triều Hồ (1400 - 1407): Triều Hồ là một triều đại tồn tại ngắn ngủi trong lịch

sử phong kiến Việt Nam Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ, lấy niên hiệu Thánh Nguyên, đặt quốc hiệu Đại Ngu, đóng đô ở thành Tây Đô (Thanh Hóa).

- Triều Lê - Mạc - Lê Trung hưng (1428 - 1788) (thời Hậu Lê): Đây là thời kỳ lịch sử dài phát triển, trải qua các triều đại: Lê sơ (1428 1527), Mạc (1527 -1592), Lê Trung hưng (1533 - 1788)

- Triều Tây Sơn (1778 - 1802): Đây là một triều đại tồn tại ngắn ngủi với 3 đời vua: Nguyễn Nhạc (1778 - 1793), Nguyễn Huệ (1789 - 1792), Nguyễn Quang Toản (1792 - 1802)

- Triều Nguyễn (1802 - 1945): Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu từ năm 1802 và kết thúc năm 1945, gồm hai thời kỳ: thời kỳ độc lập (1802 - 1883) và thời kỳ thuộc Pháp (1883 - 1945).

2.2 Hệ thống trưng bày về lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến ngày nay ( Số 216 Trần Quang Khải )

Vào tháng 12 năm 1954, Chính phủ quyết định xây dựng bảo tàng Nhà nước thực hiện chương trình thu thập các hiện vật ban đầu là trên khắp miền Bắc, sau đó lan ra cả nước Và ngày 6 tháng 1 năm 1959 bảo tàng chính thức khánh thành Ngôi nhà của Bảo tàng trước năm 1954 là Sở Thương chính Đông Dương do người Pháp

Trang 10

xây dựng năm 1917 Tòa nhà được xây dựng theo kiến trúc của Pháp, gồm 29 phòng dùng để trưng bày các hiện vật lịch sử

Khi mới ra đời, tổng kho của Bảo tàng có trên một vạn hiện vật, hình ảnh, tài liệu văn bản Giờ đây, con số đó đã tăng lên trên tám vạn, gồm nhiều sưu tập và bộ sưu tập có giá trị cho việc nghiên cứu khoa học xã hội- nhân văn, cho việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống, bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ công dân Việt Nam Các sưu tập hiện vật đó là nền tảng để bảo tàng tổ chức trưng bày về tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam thời kỳ cận-hiện đại (từ 1858 đến nay)

Hệ thống trưng bày thường trực của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam sử dụng trên 2.500 hiện vật, hình ảnh, tư liệu bày trong 29 phòng với tổng diện tích trên 2.000 m2 Nội dung trưng bày của 29 phòng được chia theo dòng thời gian và chủ đề lịch sử riêng của mỗi thời kì

Trong ảnh là bức tranh “Ba tầng áp bức” do

họa sĩ Duy Nhất - tức Lê Năng Hiển vẽ lại năm 1966 từ bức tranh gốc vẽ bằng thuốc nước, có kích thước 67cm x 109cm do chính họa sĩ sáng tác năm 1958 Thuộc thể loại biếm họa, bức tranh đã tái hiện đời sống của người dân Việt Nam dưới 3 tầng áp bức, bóc lột, thực dân, vua quan triều đình nhà Nguyễn và cường hào địa chủ ở nông thôn thời thuộc Pháp.

Trang 11

Báo Le Travail (Lao động), tuần báo

chính trị và kinh tế xuất bản thứ 4 hàng tuần bằng tiếng Pháp tại Hà Nội, số 6, ngày 21/10/1936

Huy hiệu "Sơn La quyết thắng" làm từ

mảnh xác máy bay Mỹ bị bắn rơi tại Sơn La, ngày 14-6-1965.

Trống của đoàn Phật giáo Nhật Bản dùng

đấu tranh ủng hộ nhân dân Việt Nam, thời kỳ 1965-1967

Tem phiếu mua hàng thời kỳbao cấp

Trang 12

Bảo tàng trưng bày những hiện vật về thời kỳ Việt Nam trên con đường xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh từ 1975 đến nay Bảo tàng sử dụng hai phòng cuối cùng (phòng số 28 và 29) trưng bày Bộ sưu tập Tặng phẩm của nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam với gần 300 hiện vật nguyên gốc

TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA

Chiến tranh thật sự chưa bao giờ là có nghĩa, nó chỉ mang đến những mất mát, những sự hy sinh cao cả mà đau đớn cho những người ở lại Những gì mà chiến tranh để lại chỉ toàn là máu và nước mắt của đồng bào, của nhân loại hết sức đau thương Chiến tranh cũng chưa bao giờ là sự lựa chọn của những con người vô tội và yêu chuộng hoà bình, mong muốn được sống và phát triển một cách bình thường Nhưng có lẽ chiến tranh lại chọn Việt Nam ta, chọn cho đất nước ta một sự phát triển trên những mất mát, đau thương.

Qua sự trải nhiệm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia em mới cảm nhận được một cách sâu sắc, sống động cuốn phim lịch sử chiến tranh của dân tộc ta Những gì mà em được nghe, được học trong sách vở thật sự là chưa đủ để so với một buổi tham quan những hiện vật, hình ảnh chân thật trong bảo tàng Qua đó em cảm thấy khâm phục và tự hào về những người chiến sĩ Việt Nam đã hết lòng vì dân, vì Tổ quốc, thà chịu nhục, chịu khổ chứ nhất quyết không bán nước

Hoà bình, tự do và hạnh phúc mà chúng ta đang có đều là sự đánh đổi của biết bao nhiêu sinh mạng vô tội Cái giá của nó thật sự quá đắt đỏ, thật sự quá bi thương Em biết ơn, trân trọng hơn bao giờ hết hoà bình mà mình hiện đang có được Sẽ luôn ghi nhớ nững công lao của người lính Việt Nam, luôn nhớ về hình

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan