NHÓM 1 RECORD SHEET POSITION: RETAILER nhà bán lẻ Week Incoming Available Customer order Beer receipt to ship Beer delivery Backlog Inventory Your order Cost Tuần Nhận bia Sẵn có của khá
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ
BÀI THU HOẠCH TRÒ CHƠI BEER – GAME NHÓM 1: NHÀ BÁN LẺ Học phần: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
THÀNH VIÊN NHÓM:
Nhóm trưởng: Nguyễn Văn Thái – 62134215 Trần Thị Tường Vi – 62132678 Đặng Thị Thanh Hường – 62130725 Nguyễn Khang Hy – 62130805 Trần Nguyễn Hoài Nam – 62133132 Bùi Lê Thị Hồng Nga – 62131184 Phan Thị Thanh Ngân – 62133985
Võ Thị Hồng Nhung – 62134074 Dương Tất Thắng – 62131874 Trần Thanh Vân – 62134483 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Trâm Anh
Trang 2Nha trang, tháng 03 năm 2023
MỤC LỤC Câu 1: Hãy mô tả các tính toán suy luận nhóm đã thực hiên để tối ưu hóa
quy mô đặt hàng? 3
Tuần 0: Tồn kho ban đầu là 20 thùng bia và không có đơn đặt hàng nào sẵn có 3
Tuần 1: Đơn đặt hàng của khách là 35 thùng bia 3
Tuần 2: Đơn đặt hàng của khách là 20 thùng bia 4
Tuần 3: Đơn đặt hàng của khách là 35 thùng bia 4
Tuần 4: Đơn đặt hàng của khách là 45 thùng bia 4
Tuần 5: Đơn đặt hàng của khách là 45 thùng bia 5
Tuần 6: Đơn đặt hàng của khách là 20 thùng bia 5
Tuần 7: Đơn đặt hàng của khách là 40 thùng bia 5
Tuần 8: Đơn đặt hàng của khách là 50 thùng bia 5
Tuần 9: Đơn đặt hàng của khách là 30 thùng bia 6
Tuần 10: Đơn đặt hàng của khách là 35 thùng bia 6
Câu 2: Thông qua trò chơi hãy nhận diện những khó khăn/ rủi ro và nguyên nhân gây ra khó khăn/rủi ro mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt khi kinh doanh (dựa vào trải nghiệm khi chơi)? Hãy mô tả giáp pháp phòng ngừa những khó khăn/ rủi ro đó mà nhóm đã thực hiện? 6
2.1 Khó khăn trong việc dự đoán nhu cầu của khách hàng: 6
2.2 Khó khăn trong việc nhận và truyền thông tin: 7
2.3 Khó khăn trong việc duy trì lòng trung thành của khách hàng: 7
2.4 Khó khăn trong việc cung cấp một lượng hàng phù hợp với nhu cầu: 7
2.5 Khó khăn trong việc quản lý các thành viên và sự thổi phồng đơn hàng: 8
2.6 Khó khăn về cân bằng giữa cung-cầu: 8
Trang 3Câu 3: Hãy đánh giá về năng lực các thành viên trong chuỗi cung ứng bên ngoài của nhóm? Em có hài lòng về chuỗi cung ứng bên ngoài của mình
hay không? Vì sao (dựa trên những trải nghiệm trong trò chơi)? 9
3.1 Nhà bán buôn: 9
3.2 Nhà phân phối: 9
3.3 Nhà sản xuất: 9
Câu 4: Có quan điểm cho rằng, sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp lệ thuộc rất lớn vào chuỗi cung ứng doanh nghiệp xây dựng Thông qua trò chơi, em bình luận quan điểm nói trên dựa trên các trải nghiệm trong trò chơi Beer game? 10
4.1 Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp lệ thuộc rất lớn vào chuỗi cung ứng doanh nghiệp xây dựng 10
4.2 Đánh giá về cách thức chia sẻ thông tin: 11
4.3 Đánh giá về sự hợp tác chia sẻ thông tin giữa các thành viên chuỗi cung ứng:.11 4.4 Đánh giá về việc sử dụng hợp đồng trong chuỗi cung ứng: 12
Câu 5: Nhìn vào biểu đồ, hãy nhận diện những điểm bất ổn trong vận hành chuỗi cung ứng (sự biến động đơn hàng của các thành viên trong chuỗi qua 10 tuần)? 13
5.1 Nhà bán lẻ: 13
5.2 Nhà bán buôn: 13
5.3 Nhà phân phối: 14
5.4 Nhà sản xuất: 14
Trang 4Câu 1: Hãy mô tả các tính toán suy luận nhóm đã thực hiên để tối
ưu hóa quy mô đặt hàng?
NHÓM 1 RECORD SHEET POSITION: RETAILER (nhà bán lẻ)
Week Incoming Available Customer order Beer receipt (to ship) Beer
delivery Backlog Inventory
Your order Cost Tuần Nhận bia Sẵn có của khách Đơn đặt
Hóa đơn bia (để vận chuyển)
Giao bia
Hàng thiếu Tồn Kho
Đơn đặt hàng của bạn
Chi phí
Tuần 0: Tồn kho ban đầu là 20 thùng bia và không có đơn đặt hàng nào sẵn có.
Vì thế nên trong 2 tuần 1 và 2, nhà bán lẻ chỉ có thể cung cấp tối đa 20 thùng bia cho khách hàng
Tuần 1: Đơn đặt hàng của khách là 35 thùng bia.
Trong kho chỉ có 20 nên đã giao hết cho khách và nợ khách 15 thùng bia và sẽ bù vào các tuần tiếp theo
Bắt đầu đặt hàng trong tuần này, vì đến tuần thứ 3 mới nhận được hàng nên trước tiên nhóm đã tiến hành dự báo nhu cầu của khách cho đến tuần thứ 3 khi hàng về
Sử dụng phương pháp dự báo đơn giản vì hiện tại không có thông tin gì về sự biến động trong nhu cầu của khách hàng, với nhu cầu tuần 1 là 35 nên nhóm đã dự báo nhu cầu tuần 2 và 3 cũng là 35 thùng Khi đó tổng nhu cầu trong 3 tuần (1; 2; 3) là 35 x 3
= 105 thùng bia
Và khi quyết định đặt hàng, với số lượng tồn kho ban đầu là 20 thùng bia nên lượng đặt hàng sẽ là 105 – 20 = 85 thùng bia Với dự đoán rằng khi tuần thứ 3 hàng về
sẽ đủ để đáp ứng nhu cầu tuần 3 đã dự báo và vừa đủ để trả nợ cho tuần 1 và 2
Trang 5Tuần 2: Đơn đặt hàng của khách là 20 thùng bia.
Kho hiện tại đã hết bia và cũng không có hàng được giao về nên nhà bán lẻ tiếp tục
nợ khách hàng Khi đó số lượng thùng bia nợ là 20 + 15 (tuần 1) = 35 thùng bia Hơn nữa, so với dự đoán nhu cầu tuần 2 là 35 thùng bia nhưng thực tế chỉ 20 thùng, tức là trong dự đoán Nhà bán lẻ hiện tại sẽ dư 15 thùng vào tuần thứ 3 khi hàng về
Để dự báo cho tuần 4, với nhu cầu tuần 1 và 2 lần lượt là 35 và 20, nhóm cho rằng nhu cầu có thể giảm thêm nữa nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để chắc chắn, vì thế mà nhóm vẫn giữ dự báo ở mức trung bình ban đầu là 35 thùng bia
Và theo dự báo với 15 thùng bia dư ở tuần 3 thì nếu nhu cầu tuần 4 là 35 thùng, nhóm chỉ cần đặt 20 thùng bia ở tuần 2, nhưng để đảm bảo an toàn nhóm đã quyết định tăng số lượng đặt hàng lên 30 thùng bia để phòng hờ cho trường hợp nhu cầu tăng cao, nhóm muốn tránh trường hợp bị thiếu hàng vì chi phí sẽ cao hơn so với dư hàng
Tuần 3: Đơn đặt hàng của khách là 35 thùng bia.
Hàng đặt đã được giao về với 85 thùng bia Giao cho khách 35 thùng bia cho đơn hàng tuần này và thanh toán nợ cho tuần 1 và 2 thì trong kho còn 15 thùng bia Tiếp tục dự báo cho tuần 4, hàng được đặt sẽ về và tổng sẽ có 45 thùng bia để đáp ứng khách hàng trong tuần 4
Dự báo cho tuần 5:
+ Ý kiến thứ 1: nhóm nghĩ rằng sẽ an toàn với mức tồn kho 45 vì nếu như đơn đặt hàng tăng lên thì cũng sẽ không vượt quá mức 45 vì hiện tại nhu cầu trung bình đang ở mức 20 – 35 thùng bia Nên sẽ tiếp tục đặt hàng với số lượng 45 thùng bia
+ Ý kiến thứ 2: nếu đơn hàng bị giảm thì tồn kho sẽ ở mức 25 thùng (dự báo nhu cầu khi giảm là 20 thùng), khi đó chi phí tồn kho sẽ khá cao Và nếu tiếp tục đặt 45 thùng cho tuần 5 như ý kiến thứ 1 thì tồn kho lại càng nhiều hơn nữa Sau khi so sánh 2 ý kiến, với chỉ tiêu ban đầu của nhóm là chấp nhận dư hơn là thiếu hàng, nên đã chọn ý kiến thứ 1 là đặt 45 thùng cho tuần 5, về trường hợp nhu cầu giảm thì lượng tồn kho sẽ được giải quyết bằng cách giảm số lượng đặt hàng ở các tuần kế tiếp
Tuần 4: Đơn đặt hàng của khách là 45 thùng bia.
Với lượng hàng giao về là 30 và tồn kho tuần trước là 15, nhà bán lẻ có đủ 45 thùng bia và giao cho khách hàng
Đơn hàng tăng đột ngột lên mức 45, tồn kho đã hết và với đơn hàng 45 thùng giao
ở tuần sau thì nhóm cho rằng sẽ không đủ để đáp ứng vì dự báo như cầu sẽ tiếp tục
Trang 6tăng lên mức 50 – 55 thùng bia, do đó mà nhóm có nguy cơ sẽ nợ khách hàng 10 – 15 thùng ở tuần tiếp theo
Để đặt hàng cho tuần thứ 6, với dự báo nhu cầu tiếp tục tăng thì sẽ ở mức 55 – 60 thùng bia, và để trả nợ cho tuần 5 ở mức 10 – 15 thùng thì nhóm đã quyết định đặt hàng 85 thùng bia để đáp ứng nhu cầu tuần 6 và trả nợ cho tuần 5
Tuần 5: Đơn đặt hàng của khách là 45 thùng bia.
Không như dự đoán của nhóm là nhu cầu sẽ tăng mà tiếp tục là 45 thùng Khi đó hàng được đặt đã về là 45 thùng cũng vừa đủ để giao hàng cho khách mà không bị thiếu như dự đoán
Với đơn đặt hàng cho tuần thứ 6 là 85 thùng thì tổng nhóm sẽ có 85 thùng bia để đáp ứng cho khách trong 2 tuần 6 và 7, nhưng với dự báo nhu cầu tăng biến động tầm
5 – 10 thùng mỗi tuần (sau khi xem xét nhu cầu của 5 tuần) thì nhóm cho rằng 85 thùng vẫn chưa phải là con số an toàn vì nhu cầu có thể lên 50 thùng cho mỗi tuần Do
đó mà nhóm sẽ tăng con số 85 lên thành 105 thùng bia để đáp ứng cho 2 tuần 6 và 7 bằng cách đặt thêm 20 thùng ở tuần này
Tuần 6: Đơn đặt hàng của khách là 20 thùng bia.
Nhu cầu giảm đột ngột, sai lệch với dự báo hoàn toàn, với 85 thùng bia được giao
về trong tuần này, sau khi giao đi 20 thùng bia cho khách thì lượng bia tồn kho là 65 thùng
Cộng thêm 20 thùng bia được giao vào tuần sau thì tổng nhóm có 85 thùng bia để đáp ứng khách hàng trong 2 tuần 7 và 8
Nhóm cho rằng với số lượng tồn kho 85 là quá đủ để đấp ứng nhu cầu nên quyết định tạm ngừng đặt hàng trong tuần này
Tuần 7: Đơn đặt hàng của khách là 40 thùng bia.
Nhu cầu lại tăng trở lại, sau khi giao bia cho khách thì trong kho còn 45 thùng
Vì sẽ không có hàng về trong tuần sau nên sẽ chỉ có thể đáp ứng cho khách tối đa
45 thùng trong tuần thứ 8
Sau nhiều lần dự báo, với xu hướng đơn hàng dao động từ 35 – 50 và dự báo vẫn
sẽ tiếp tục tăng thì nhóm đưa ra lượng hàng dự trữ an toàn cho 2 tuần tiếp theo (tuần 8; 9) sẽ ở mức 100 thùng bia Do đó với lượng tồn kho 45 thùng, nhóm quyết định đặt hàng thêm 55 thùng bia
Tuần 8: Đơn đặt hàng của khách là 50 thùng bia.
Đúng như dự đoán, với hàng tồn kho hiện tại là 45 thùng, nhóm đã phải nợ lại khách hàng 5 thùng bia
Xu hướng nhu cầu tăng, lượng hàng dự trữ an toàn cho tuần 9 và 10 sẽ được nâng lên thành 120 thùng vì còn phải trả nợ cho hàng thiếu ở tuần này
Trang 7Khi đó với 55 thùng bia được giao ở tuần 9 thì nhóm sẽ đặt thêm 65 thùng bia cho tuần 10
Tuần 9: Đơn đặt hàng của khách là 30 thùng bia.
Nhu cầu lại đột ngột giảm, với 55 thùng bia được giao về, sao khi giao 30 thùng bia cho khách và trả nợ 5 thùng tuần trước thì kho còn tồn lại 20 thùng
Sau 2 lần nhu cầu giảm đột ngột sau đó lại tăng cao, thì nhóm đã rút kinh nghiệm
sẽ không nhanh chóng hạ thấp mức dự trữ an toàn Do đó với 65 thùng bia sẽ được giao ở tuần sau, cộng với tồn kho 20 là sẽ có 85 thùng bia để đáp ứng trong 2 tuần 9
và 10
Nhóm quyết định sẽ duy trì mức dự trữ an toàn cho 2 tuần kế tiếp là 100 nên sẽ đặt thêm 15 thùng ở tuần này
Tuần 10: Đơn đặt hàng của khách là 35 thùng bia.
Nhu cầu lại tăng nhưng không cao như dự đoán, sau khi giao 35 thùng bia cho khách và nhận 65 thùng bia được giao thì tổng tồn kho của nhóm hiện tại là 50 Nhóm nhận thấy có vẻ hiện tại nhu cầu vẫn tăng nhưng sẽ không cao như trước, do
đó mà mức tồn kho an toàn cho 2 tuần kế tiếp (11 và 12) nhóm sẽ giảm xuống còn 80 thùng bia
Với mức tồn kho hiện tại 50, tuần sau sẽ giao thêm 15, thì nhóm quyết định đặt thêm 15 thùng cho tuần 12
Câu 2: Thông qua trò chơi hãy nhận diện những khó khăn/ rủi ro
và nguyên nhân gây ra khó khăn/rủi ro mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt khi kinh doanh (dựa vào trải nghiệm khi chơi)? Hãy
mô tả giáp pháp phòng ngừa những khó khăn/ rủi ro đó mà nhóm
đã thực hiện?
Những khó khăn/rủi ro và nguyên nhân gây nên:
2.1 Khó khăn trong việc dự đoán nhu cầu của khách hàng:
Nguyên nhân:
Nhu cầu của khách hàng là liên tục biến động, tăng giảm bất ngờ trong khi đó cũng
sẽ có lúc nhu cầu của khách hàng lại bình ổn do đó để dự đoán được số lượng sản phẩm mà khách hàng sẽ mua là một điều hết sức khó khăn đối với doanh nghiệp Giải pháp:
Để phần nào dự đoán được nhu cầu của khách hàng trong tương lai, nhóm em đã căn cứ vào những đơn hàng trước của khách đang có xu hướng tăng lên hay giảm xuống để đưa ra một mức hàng an toàn khi đặt hàng Mức hàng đặt bao gồm luôn mức
Trang 8hàng dự trữ an toàn để hạn chế tối đa sự thiếu hụt hàng hóa do chi phí thiếu hụt cao hơn chi phí tồn trữ
Hầu như mọi tuần nhóm em đều đặt hàng dù trong kho đang dư thừa một lượng hàng nhất định Tuy nhiên, để duy trì quan hệ với thành viên có liên quan thì việc đặt hàng đều đặn hàng tuần là điều hết sức cần thiết bên cạnh đó đây cũng là cách phòng ngừa tình trạng tăng nhu cầu đột ngột của khách hàng (vì số lượng hàng đặt không lớn nên chi phí tồn trữ cũng thấp nằm trong mức cho phép)
2.2 Khó khăn trong việc nhận và truyền thông tin:
Nguyên nhân:
Trong quá trình chơi game, nhóm em nhận thấy rằng việc lựa chọn phương thức liên lạc với nhau giữa các thành viên là tự do nhưng sự bất đồng về phương thức trao đổi thông tin cũng dễ gây ra tình trạng nhận thông tin nhanh hoặc chậm như thông tin
mà Nhà bán buôn nhận từ Nhà bán lẻ bị trục trặc do wifi ở Trường khá yếu làm tốn thời gian dẫn đến thời gian đưa thông tin đến NSX có phần chậm đi Trong khi đó, các nhóm có thể đẩy nhanh hơn tốc độ truyền thông tin đơn hàng hơn nữa để góp phần đưa ra quyết định kinh doanh nhanh hơn và quan trọng là trong kinh doanh chậm một giây cũng có thể gây ra nhiều thiệt hại
Giải pháp:
Ban đầu việc truyền thông tin có phần chậm và kém hiệu quả do wifi yếu vì vậy nhóm em đã chuyển sang bật dữ liệu di động Từ việc nhỏ này có thể nhận thấy rằng thông tin phải luôn xuyên suốt trong chuỗi, không ngắt quãng Thông tin phải nhanh
và chất lượng, do đó các thành viên phải có một phương thức trao đổi thông tin chung
có thể thông qua các ứng dụng để đảm bảo được tính bảo mật và phục vụ cho quá trình ra quyết định nhanh chóng
2.3 Khó khăn trong việc duy trì lòng trung thành của khách hàng:
Nguyên nhân:
Khi kinh doanh đôi khi sản phẩm của doanh nghiệp trong tình trạng thiếu hàng và trên thị trường lại có nhiều sản phẩm thay thế nên khách hàng sẽ dễ tìm đến một doanh nghiệp khác khi doanh nghiệp mình không đáp ứng được nhu cầu đó Giải pháp:
Để tăng sự hài lòng của khách hàng, nhóm em luôn duy trì một lượng tồn kho an toàn nhất định để đáp ứng nhu cầu trong việc mua hay đổi trả Quan trọng hơn là chi phí cho việc thiếu hàng hóa là rất lớn so với việc thừa hàng hóa Chi phí ở đây không chỉ tính ở dạng vật chất mà còn là sự đánh giá, nhìn nhận ở hướng tinh thần của khách hàng do vậy mà để giữ chân khách trước khi nghĩ đến phục vụ tốt thì cơ bản phải có
đủ sản phẩm trong kho
Trang 92.4 Khó khăn trong việc cung cấp một lượng hàng phù hợp với nhu cầu:
Nguyên nhân:
Do thiếu sự chia sẻ thông tin ngay từ đầu từ thành viên Nhà bán lẻ (không chia sẻ thông tin đặt hàng của khách đến Nhà bán buôn) và Nhà bán buôn (không chia sẻ số hàng mà Nhà bán lẻ đặt cho mình đến với NSX) làm cho số hàng cần thực tế thấp hơn rất nhiều so với số hàng mà NSX sản xuất ra
Giải pháp:
Mặc dù nhóm em đóng vai là Nhà bán lẻ và với yêu cầu không chia sẻ thông tin đơn hàng ban đầu của khách hàng cho Nhà bán buôn Tuy nhiên, để khắc phục khó khăn này nhóm em nghĩ rằng các thành viên nên chia sẻ đầy đủ thông tin cho nhau đặt biệt là đơn hàng của khách hàng với Nhà bán lẻ để tránh tình trạng thổi phồng đơn hàng Bởi lẽ mỗi thành viên của chuỗi là một phần quan trọng của nhau do vậy mà khi NSX gặp khó khăn thì cả Nhà bán lẻ như chúng em cũng sẽ bị ảnh hưởng
2.5 Khó khăn trong việc quản lý các thành viên và sự thổi phồng đơn hàng:
Nguyên nhân:
Khi số thành viên càng nhiều có nghĩa là Nhà sản xuất sẽ càng xa khách hàng do
đó NSX sẽ khó nắm được nhu cầu thực của khách hàng Bên cạnh đó, các thành viên liên kết với nhau nhưng họ vẫn sẽ có những mục tiêu lợi nhuận riêng Điều này dễ làm cho việc đầu cơ tích trữ hàng hóa nếu thấy có lợi (NSX sản xuất số lượng lớn rồi khi nhu cầu đột ngột giảm và suy thoái thì lượng hàng tồn là cực kì nhiều nếu các thành viên không có sự hợp tác chặt chẽ và có trách nhiệm)
Giải pháp:
Các thành viên của chuỗi nên phải ký kết với nhau các hợp đồng quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi bên nhưng trước tiên các thành viên phải xây dựng một mối quan hệ tốt, hợp tác đôi bên cũng có lợi và nghĩ cho lợi ích của nhau thông qua sự tìm hiểu, quan tâm, chia sẻ các thông tin quan trọng với nhau
Đối với doanh nghiệp có tài chính ổn định thì nên quản lý thành viên dựa trên một phần mềm, ứng dụng…tiên tiến để nắm được các thông tin quan trọng từ các thành viên với đầu vào đầu tiên là thông tin nhu cầu, đơn hàng của khách hàng điều này giúp NSX sản xuất ra đúng số lượng hàng hóa phù hợp với nhu cầu của khách hàng
2.6 Khó khăn về cân bằng giữa cung-cầu:
Nguyên nhân:
Mặc dù trong trò chơi không có dòng thông tin ngược lại từ phía NSX Tuy nhiên, thực tế thì không phải lúc nào NSX cũng có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thông qua các đơn đặt hàng của Nhà bán buôn hay Nhà bán lẻ Tùy vào nguồn lực của doanh nghiệp mà nó sẽ quy định mức sản xuất lớn nhất có thể đáp ứng của doanh
Trang 10nghiệp, đặc biệt phải nói đến là nguồn nguyên liệu từ Nhà cung cấp có đủ lớn không, nhân lực của mình đến đâu, trang thiết bị ra sao…
Giải pháp:
Cũng như đã đề cập ở trên cách giúp giải quyết tình trạng trên đó là đảm bảo thông tin xuyên suốt làm sao để Nhà bán lẻ như chúng em có thể nắm được khả năng sản xuất của NSX, số lượng cung cấp NVL của Nhà cung cấp…thì sẽ có thể hiểu được khả năng của chuỗi và nhu cầu đặt hàng của khách có nằm trong mức sản xuất tối đa của bản thân hay không
Từ việc nắm rõ các khó khăn cũng như nguyên nhân của nó thì có thể kết luận rằng: Thông tin và mối quan hệ giữa các thành viên của chuỗi cung ứng là hết sức quan trọng ảnh hưởng đến sự sống còn của chính doanh nghiệp nên phải tạo ra dòng thông tin xuyên suốt và tạo dựng một mối quan hệ, hợp tác vững chắc giữa các thành viên thì mọi khó khăn sẽ phần nào được giải quyết
Câu 3: Hãy đánh giá về năng lực các thành viên trong chuỗi cung ứng bên ngoài của nhóm? Em có hài lòng về chuỗi cung ứng bên ngoài của mình hay không? Vì sao (dựa trên những trải nghiệm trong trò chơi)?
3.1 Nhà bán buôn:
Đơn đặt hàng của nhà bán buôn chêch lệch không ít giữa các tuần, trong những tuần đầu tiên hàng thiếu khá nhiều và về sau thì hàng tồn kho lại tăng lên => khả năng
dự đoán về nhu cầu khách hàng của nhà bán buôn còn hạn chế
3.2 Nhà phân phối:
Chi phí bỏ ra đứng thứ 2 trong chuỗi cung ứng, đơn đặt hàng giữa các tuần không
ổn định, chưa kiểm soát được số lượng hàng thiếu và hàng tồn kho, hàng thiếu được giảm dần tới tuần thứ 4 nhưng sau đó hàng tồn kho tăng lên một cách chóng mặt do không nắm được nhu cầu của khách hàng
3.3 Nhà sản xuất:
Chi phí bỏ ra cao nhất trong chuỗi cung ứng, hiện trạng tương tự như nhà phân phối nhưng nặng hơn, hàng đặt lúc đầu quá nhiều dẫn đến những tuần sau xuất hiện số lượng lớn hàng tồn kho nên tổng chi phí nhà sản xuất phải bỏ ra là quá lớn
Nhóm chưa hài lòng về chuỗi cung ứng bên ngoài của mình vì thực tế khả năng nắm bắt nhu cầu của từng thành viên trong chuỗi cung ứng còn hạn chế.
Do không được chia sẻ thông tin với nhau và một phần khả năng dự báo của thành viên trước ảnh hưởng đến thành viên sau nên chuỗi cung ứng không được tốt.