Trước những khó khăn nêu trên, qua quá trình công tác tại Chi cục thuế Khu vực Lê Chân - Dương Kinh, với kiến thức thu nhận được cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo chi cục cùng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐAI HỌC HẢI PHÒNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐAI HỌC HẢI PHÒNG
HÀ THỊ ÁNH
BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN,
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn, công trình nghiên cứu của riêng tôi trong quán trình thực tập tại Chi cục Thuế khu vực Lê Chân – Dương Kinh Những kết quả, số liệu đượcc đưa ra trong luậnm văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong những tài liệu luận văn nào khác Các số liệu trong các bảng biểu đã được tôi thu thập từ các nguồnn khác nhau để phục vụ cho công tác phân tích, nhận xétt và đánh giá, và đã ghi rõ nguồn gốc Tôi xin cam đoan rằng nếu có sự phát hiện về sự gian lận, tôi hoàn toàn chịuu trách nhiệm về nội dung của bản thân luận văn
Hải Phòng, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận văn
Hà Thị Ánh
Trang 4Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN, TP.HẢI PHÒNG 4
1.1 Những vấn đề cơ bản về quản lý thuế GTGT 4
1.1.1 Những vấn đề cơ bảnn về thuế GTGT 4
1.1.2 Phương pháp tính thuế GTGT 6
1.1.3 Nội dung quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng 9
1.1.4 Nội dung quản lý thuế giá trị gia tăng 10
1.2 Doanh nghiệp NQD và đặc điểm quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp NQD 12
1.2.1 Doanh nghiệp NQD và đặc điểm của doanh nghiệp NQD 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN, TP.HẢI PHÒNG 20
2.1 Vài nét sơ lược về quận Lê Chân 20
2.1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của quận Lê Chân 20
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý của Chi cục thuế khu vực Lê Chân - Dương Kinh 21
2.1.3 Tổng quan về công tác quản lý thu thuế trên đại bàn quận Lê Chân TP Hải Phòng 24
2.2 Thực hiện các khâu trong quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Lê Chân 27
Trang 62.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế GTGT 27
2.2.2 Quản lý kê khai giá trị gia tăng 30
2.2.3 Quản lý căn cứ tính thuế 31
2.2.4 Quản lý thu nộp thuế GTGT 37
2.2.5 Công tác kiểm tra thuế 39
2.3 Những đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn quận Lê Chân 45
2.3.1 Những kết quả đạt được trong thời gian qua 45
2.3.2 Những mặt hạn chế, khó khăn 46
2.3.3 Những nguyên nhân 47
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN, TP.HẢI PHÒNG 49
3.1 Mục tiêu, yêu cầu quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng tại Chi cục Thuế khu vực Lê Chân - Dương Kinh trong thời gian tới 49
3.2 Biện pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng 50
3.2.1 Tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế 50
3.2.2 Tăng cường công tác kê khai nộp thuế giá trị gia tăng 51
3.2.3 Quản lý căn cứ tính thuế 53
3.2.4 Tăng cường công tác quản lý thuế và công tác QL nợ thuế 56
3.2.5 Tăng cường công tác hoàn thuế 57
3.2.6 Một số biện pháp khác 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 74 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
7 GTGT Giá trị gia tăng
Trang 833
2.8 Tổng hợp doanh thu bán hàng của một số DNNQD được
kiểm tra trên địa bàn Quận Lê Chân
36
2.9 Doanh thu bán hàng của DNNQD trên địa bàn quận Lê Chân 36 2.10 Chênh lệch giữa Doanh thu kê khai và doanh thu kiểm tra 36 2.11 Doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào của DNNQD được
kiểm tra trên địa bàn Quận Lê Chân
38
2.12 Doanh số mua vào của DNNQD trên địa bàng quận Lê
Chân
39
2.13 Doanh số mua vào kê khai và doanh số mua vào kiểm tra 39
2.16 Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế 44 2.17 Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế 44 2.18 Kết quả chống thất thu thuế đối với DNNQD 48
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Khi nền kinh tế thế giới vẫn đang có những diễn biến bất thường, giá cả thị trường liên tục thay đổi đã ảnh hưởng một phần nào đó đến kinh tế trong nước nói chung và địa bàng Hải Phòng, quận Lê Chân nói riêng nên việc thực hiện nhiệm
vụ thu thuế trên địa bàn quậnn Lê Chân trong những năm vừa qua gặp khá nhiều khó khăn Mặc dù vậy tập thể cán bộ công chức Chi cục thuế Khu vực Lê Chân - Dương Kinh luôn nỗ lực phấnn đấu triển khai đồngg bộ nhiều biện pháp nên trong nămn vừa qua chi cục đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Bên cạnh một
số mặt tích cực đã được khẳngg định thì cũng có một vài mặt hạn chế trong công tác quản lý thu thuế nóii chung và thuế GTGT nói riêng Còn nhiều bất cập đối với công tác quảnm lý thuế GTGT như: Hiện tượng trốn lậu thuế, tạo kẽ hở cho phép các hộ cá thể trục lợi tại khâu quyết toán thuế GTGT, công tác quản lý nợ đọng thuế còn nhiều bất cập Trước những khó khăn nêu trên, qua quá trình công tác tại Chi cục thuế Khu vực Lê Chân - Dương Kinh, với kiến thức thu nhận được cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo chi cục cùng các thầy cô, em đã nghiên cứu
và thực hiện luận văn với đề tài: “Biện pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng”
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Thuế giá trị gia tăng đã được phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, bắt nguồn từ Pháp vào năm 1945 Hiện nay, những nước trong khu vực Liên minh Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinhh cùng một vài nước tại Châu á trong đấyi có Việt Nam đã chínhh thức sử dụng thuế giáa trị gia tăng
Những năm qua thuế GTGT đã phát huy tốt trong việc tạo nguồn thu lớn cho NSNN bằng cáchh khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư Đã có rất nhiều quy địnhh được điều chỉnh trong suốt quá trình thực hiện thi hành luật thuế GTGT như: Điều chỉnhh về thuế suất, về phạm vi áp dụng, về điều kiệnn được khấu trừ thuế, hoàn thuế…Việc sửa đổii này đã làm cho sắc thuế GTGT hoàn thiện hơn, nâng cao tính khả thi, giúp tháo gỡ những khó
Trang 10khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Tuy nhiên vẫn còn một số điều chưa thực sự cơ bản và chưa phụ hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam
Qua các nghiên cứu người ta đã chỉ ra rằng thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu vào khoản giá trị hàng hoá, dịch vụ tăng phát sinh trong suốt giai đoạn từ khâu sản xuất đến khâu tiêu Ðây là một loại thuế mà người tiêu dùng phải chịu khi mua hàng hoá dịch vụ vì nó đã được tính vào giá bán hàng hoá, dịch
vụ đó
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của đề tài là qua quá trình thực tập, nghiên cứu các chính sách thuế, nguồn thu, tình hình quản lý thu trên địa bàn quận Lê Chân, đặc biệt là sắc thuế GTGT đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh để từ đó đề xuất được một vài giải pháp nhằm tăng cường trong công tác quản lý thu thuế GTGT và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn quần Lê Chân, TP Hải Phòng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài phân tích thực trạng quản lý thu thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế Khu vực Lê Chân - Dương Kinh, TP Hải Phòng từ năm 2018 đến năm 2022
5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp định lượng, trong đĩ phần lớn là phương pháp điều tra, đối chiếu, so sánh và tổng hợp, sử dụng phương pháp thống kê xác suất trên cơ sở các số liệu thống kê tại Chi cục thuế Khu vực Lê Chân - Dương Kinh, TP Hải Phòng trong các năm
6 Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn của em gồmn có phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận
và danh mục tài liệu tham khảo, luậnn văn của em sẽ được trìnhh bày thành 3 chương như sau:
Trang 11Chương 1: Cơ sở lý luận chung về thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn quận Lê Chân, TP.Hải Phòng
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Lê Chân, TP.Hải Phòng
Chương 3: Các biện pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối
với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Lê Chân, TP.Hải Phòng
Trang 12CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
LÊ CHÂN, TP.HẢI PHÒNG 1.1 Những vấn đề cơ bản về quản lý thuế giá trị gia tăng
1.1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng
1.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm n và vai trò của thuế giá trị gia tăng
a/ Khái niệm:
Thuế giá trị GTGT là một dạng thuế suất áp dụng dựa trên trị giá hàng hoá, dịch vụ mua bổ sung nảy sinh xuyên suốt quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng do người tiêu dùng là người trực tiếp mua trả
b/ Đặc điểm:
- Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, đặc tính gián thu của sắc thuế GTGT được thể hiện qua việc NNT và cơ quan thu thuế không đồng nhất với nhau Người phải trả thuế GTGT là người mua hàng hoá, dịch vụ [3]
- Thuế GTGT đánh trên giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ phát sinh qua từng thời kỳ từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dung hàng hoá, dịch vụ đó Tổng toàn
bộ tiền thuế GTGT đã thu được qua từng tháng, quý năm sẽ là tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn bán hàng hoá dịch vụ cho bên mua cuối cùng [3]
- Thuế GTGT chỉ đánh trên hành vi tiêu thụ phát sinh tại mỗi khu vực địa
lý, không đánh trên hành vi tiêu thụ xuyên lãnh thổ [3]
c/ Vai trò
- Thuế giá trị gia tăng là công cụ quan trọng giúp Nhà nước thực hiện nhiệm
vụ điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế thị trường, có vai trò điều tiết thu nhập của
tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT
- Đối với khoản thu Của Nhà nước thuế GTGT là một nguồn thu quan trọng, tại Việt Nam, thuế có tỉ trọng 26% - 30% trong tổng số thu Của Nhà nước mỗi năm (ngoại trừ dầu khí) [12]
- Khuyến khích các doanh nghiệp, cá thể đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, chuyên môn hoá, hợp tác để nâng cao giá trị gia tăng, gắn với phát triển kinh tế thị trường
Trang 13- Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hoá dịch vụ được hưởng thuế suất 0% Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ không phái nộp thuế GTGT tại khâu xuất khẩu và sẽ được hoàn trả lại thuế GTGT đầu vào đã thu từ khâu nhập khẩu nên có tác động cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất, tạo sức hấp dẫn đối với giá cả hàng hoá dịch vụ xuất khẩu trên thương trường quốc
tế [12]
1.1.1.2 Đối tượng chịu thuế và nộp thuế
a/ Đối tượng chịu thuế GTGT
Thường, hàng hóa và dịch vụ được sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT (bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ mua từ tổ chức và cá nhân ở nước ngoài), trừ những đối tượng không phải chịu thuế GTGT theo quy định hiện hành [8]
b/ Đối tượng nộp thuế GTGT
- Các cơ sở kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo pháo luật quy định
- Các tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam nhưng không có tư cách pháp nhân ở Việt Nam
- Các đơn vị, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ có đi kèm với hàng hóa) của những tổ chức nước ngoài không có địa điểm thường trú tại Việt Nam, cá nhân đang ở nước ngoài là đối tượng không có cư trú tại Việt Nam thì các đơn vị, cá nhân mua dịch
vụ là người phải nộp thuế, trừ những trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT chi tiết theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 219/2013 [9]
1.1.1.3 Căn cứ tính thuế
a/ Giá tính thuế
Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định giá tính thuế là giá bán chưa
có thuế GTGT được ghi trên hóa đơn của người bán hàng, người cung ứng hàng hoá, dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi trên hồ sơ hàng hóa nhập khẩu
Trang 14bao gồm cả các khoản phụ thu và chi phí thu thêm ngoài giá của hàng hóa, dịch
vụ mà người bán được hưởng [9]
b/ Thuế suất thuế GTGT
Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp ráp hoàn thành tại nước ngoài và nằm trong khu vực phi thuế quan và vận chuyển quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không nộp thuế GTGT khi xuất khẩu [9]
Thuế suất 5%: thường áp dụng cho các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế
có liên quan với việc cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ thiết yếu xem chi tiết tại Điều 10, Thông tư 219/2013/TT-BTC [9]
Thuế suất 10%: “áp dụng cho các đối tượng không thuộc đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 0% và đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 5%” [9]
Thuế suất 8%: Giảm thuế giá trị gia tăng về 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP [11]
1.1.2 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
1.1.2.1 Phương pháp khấu trừ thuế
- Đối tượngg áp dụng là những doanh nghiệp, công ty, đơn vị thựcc hiện đầy
đủ chếe độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theoo quy định, bao gồm:
+ Công ty có tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, loại trừ các hộ cá nhân kinh doanh;
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhằm thực hiện việc nghiên cứu, thăm dò, phát triển và chế biến khoáng sản nộp thuế thu nhập theo phương thức khấu trừ thì bên Việt Nam được khấu trừ nộp thuế [3]
- Xác định thuế GTGT đầu ra:
Số thuế GTGT đầu ra =
Tổng số thuế GTGT của HHDV bán hàng ghi trên hóa đơn GTGT
Trong đó:
Trang 15x
Thuế suất thuế GTGT của HHDV
- Xác định thuế GTGT đầu vào:
Số thuế GTGT đầu vào được khẩu trừ =
Số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa
Trong đó:
Số thuế GTGT ghi trên
hóa đơn GTGT mua
của HHDV
1.1.2.2 Phương pháp tính h thuế trực tiếp trên phần giá trị gia tăng
- Phương pháp tính thẳng trên GTGT nhân với thuế suất thuế GTGT
+ Đối tượng áp dụng đối với các cơ sở hoạt động kinh doanh, vàng, bạc, kim cương là những doanh nghiệp NQD áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế trực tiếp theo quy định như trên: Những doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu mỗi năm dưới mức ngưỡng doanh thu 1 tỷ đồng, kể cả doanh nghiệp đăng ký không áp dụng phương pháp tính thuế theo quy định tại khoản 2 điều 10 của Luật
-
Giá thanh toán của vàng bạc đá quý mua vào Giá trị thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thanh toán ghi trên hoá đơn bán vàng, bạc, đá quý, tính luôn chi phí nhân công chế tác (nếu có), thuế GTGT cùng các loại thuế, lệ phí thu khác do người bán được hưởng
Trang 16Giá bán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định theo khối lượng vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc bán, đã có thuế giá trị GTGT dùng khi mua bán, chế biến vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng
- Phương pháp tính trực tiếp trên thuế GTGT bằng tỷ lệ % x doanh thu Đối tượng áp dụng:
+ Cá nhân, hộ kinh doanh
+ Đơn vị kinh doanh thành lập mới
+ Doanh nghiệp, HTX đang hoạt động có doanh thu hằng năm dưới mức tổng doanh thu một tỷ đồng, kể cả trường hợp đăng kí không sử dụng biện pháp tính thuế
+ Các đơn vị, các cá nhân nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam nhưng không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng không đầy đủ hoá đơn, chế độ kế toán, chứng từ theo quy định của pháp luật như các trường học công lập… ngoại trừ trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn
vị khác nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ để thực hiện nghiên cứu, thăm dò, phát triển
Tỷ lệ phần trăm để tính thuế GTGT trên doanh thu như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyễn vật liệu: 5%
- Vận tải và dịch vụ có gắn với hàng hóa; ngành nghề sản xuất; xây dựng
có gồm cả nguyên vật liệu: 3%
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%
Trang 17- Phương pháp khấu trừ thuế GTGT đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ; cá nhân kinh doanh nộp thuế theo nhiều lần kê khai đối với cá nhân nộp thuế hộ khoán
- Xác định số thuế phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp =
Doanh thu tính thuế GTGT x
Tỷ lệ thuế GTGT
1.1.3 Nội dung quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng
1.1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của quản lý thuế
a/ Khái niệm:
Quản lý thuế là toàn bộ hoạt động của Quản lý Nhà nước có liên quan về thuế như hoạt động quản lý, theo dõi tình hình thu nộp thuế đối với NSNN; hoạch định chính sách phát triển ngành thuế; thi hành pháp luật thuế và thanh tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật thuế [1]
b/ Đặc điểm:
- Quản lý thuế là việc thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công tác nộp thuế Việc quản lí thu thuế của ngành thuế đối với việc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của mỗi hộ, cá nhân luôn đảm bảo tuân thủ theo các qui định của pháp luật thuế, có tính chất bắt buộc cao phải được thực hiện dưới quyền chỉ đạo của Chính Phủ Sự bảo đảm tính thống nhất, minh bạch và công khai trong hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước được thực hiện thông qua việc quản lý thuế bằng pháp luật Qua đó, nguồn thu từ các loại thuế sẽ được tập trung một cách đầy đủ
và kịp thời để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước; đồng thời, việc điều tiết qua thuế đối với các tổ chức, cá nhân sẽ được thực hiện một cách công bằng
và bình đẳng [1]
- Quản lý thuế được thực hiện bằng phương pháp hành chính là chủ yếu Những tác động của biện pháp hành chính đối với lĩnh vực thuế nói chung là việc tác động có tổ chức và điều tiết, sự xác lập các quan hệ giữa nhà nước, giữa cơ quan thuế với tổ chức, công dân trong xã hội và giữa cơ quan thuế mỗi cấp với nhân dân và với các cơ quan Quản lý Nhà nước khác Trong mối quan hệ ấy, mọi
cơ quan Nhà nước cấp dưới phải tuân theo mệnh lệnh của cấp trên theo trình tự
Trang 18hành chính Đối tượng chịu quản lý phải tuân theo mệnh lệnh của từng cơ quan Nhà nước nhằm bảo đảm nguồn thu của Ngân sách Nhà nước
- Hoạt động quản lý thuế là một công việc mang tính kỹ thuật cao, yêu cầu
sự chặt chẽ trong nghiệp vụ Điều này được thể hiện ở việc các thủ tục hành chính
và các tài liệu kèm theo phục vụ cho việc quản lý thuế có mối liên hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau do những yêu cầu kỹ thuật trong việc xác định số thuế phải nộp [1]
1.1.3.2 Vai trò của quản lý thuế
- Nhiệm vụ quản lý thuế là một trong những nhiệm vụ của cơ quan Quản lý Nhà nước có quyền hạn, trong đĩ có toàn bộ các cơ quan quản lý thuế Việc làm tốt nhiệm vụ quản lý thuế không những bảo đảm việc hoạt động bình thường của
bộ máy cơ quan Nhà nước, mà còn có tác dụng quan trọng trong việc thu, chi thuế
và NSNN
- Vai trò của việc quản lí thuế là việc bảo đảm cho số thu từ thuế đã nộp vào Kho bạc Nhà nước (NSNN) đầy đủ, kịp thời, liên tục và ổn định Bằng cách
áp dụng các biện pháp quản lý thuế hiệu quả và xây dựng các quy trình, thủ tục
về thuế hợp lý, việc đảm bảo việc thu thuế diễn ra theo đúng luật, đầy đủ và kịp thời vào NSNN sẽ được cơ quan thuế chọn lựa áp dụng
- Hoạt động của việc quản lý thuế góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật và các điều luật liên quan tới việc quản lý thuế Các điểm yếu trong chính sách và những khiếu khuyết trong luật Thuế được phát hiện thông qua việc áp dụng luật vào thực tiễn và qua hoạt động của việc Quản Lý Thuế Dựa trên những thông tin này, các cơ quan điều hành có thể tiến hành bổ sung hoặc sửa đổi các luật Thuế
- Thông qua Quản Lý Thuế, Nhà nước tiến hành kiểm soát và điều tiết hoạt động kinh tê của tổ chức và cá nhân trong xã hội [1]
1.1.4 Nội dung quản lý thuế giá trị gia tăng
a/ Quản lý người nộp thuế
Khâu quan trọng đầu tiên chính là quản lỳ người nộp thuế Đó là việc đưa các đơn vị sản xuất kinh doanh vào diện phải quản lý của cơ quan thuế Việc quản
Trang 19lý chặt chẽ khâu này sẽ góp phần hạn chế được thất thoát thuế vì không thống kê được chính xác đối tượng nộp thuế, đồng thời bảo đảm tính bình đẳng trong từng
cơ sở kinh doanh Trong bối cảnh hiện nay, thị trường kinh doanh đang được mở rộng và có vô số cơ sở kinh doanh mới được ra đời Lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng hơn nữa, do đó việc quản lý đối tượng nộp thuế phải được chú trọng và đẩy mạnh trên toàn bộ các khía cạnh từ quản lý chặt chẽ danh sách các
cơ sở hoạt động kinh doanh, lĩnh vực, quy mô, hình thức, phương pháp nộp thuế GTGT… Để quản lý tốt cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT, đầu tiên cần có sự nỗ lực của cơ quan quản lý thu thuế các cấp Bên cạnh đó, việc phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế là rất thiết yếu để có thể theo dõi kịp thời hoạt động của các công ty từ đó có biện pháp xử lí thích hợp và xử lí kịp thời việc vi phạm luật của những công ty [3]
b/ Quản lý hóa đơn chứng từ
Hoá đơn chứng từ được xem là cơ sở trọng yếu có liên quan trong việc xác định số thuế GTGT Đặc điểm của loại hình thuế này là việc khấu trừ thuế và hoàn thuế, mà hiệu quả của việc áp dụng thuế tuỳ thuộc rất nhiều ở việc sử dụng hoá đơn chứng từ, là căn cứ để xác định số thuế GTGT đầu vào sẽ được khấu trừ, số thuế GTGT đã khấu trừ và số thuế GTGT sẽ được hoàn Nếu công tác quản lý hóa đơn, chứng từ không tốt, sẽ gây ra hậu quả không nhỏ, trong đó vấn đề trốn lậu thuế gây thất thoát lớn cho Ngân sách Nhà nước nổi bật Để quản lý tốt hóa đơn chứng từ, cần thiết phải có các quy định chặt chẽ rõ ràng từ khâu in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn; cũng như việc ban hành các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm Hơn nữa, cần áp dụng biện pháp thích hợp để khuyến khích các người tiêu dùng, nhất là người dân khi mua hàng phải yêu cầu xuất hoáđơn [3]
c/ Quản lý công tác hoàn thuế GTGT
Việc hoàn thuế GTGT là một trong những nội dung quan trọng của Luật thuế GTGT, đóng góp vào việc phát huy tác dụng tích cực của sắc thuế này trong việc khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh xuất khẩu, đầu tư, và vốn ngoại Việc hoàn thuế cũng góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn lưu động đối
Trang 20với các đơn vị sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, quá trình hoàn thuế GTGT có thể
dễ dàng bị lạm dụng để chiếm đoạt Do đó, công tác hoàn thuế cần được thực hiện một cách chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác và kịp thời cho các đối tượng được hoàn thuế, đồng thời kiểm tra và ngăn chặn sự lạm dụng tiền thuế của Nhà nước
Để thực hiện công tác hoàn thuế GTGT một cách hiệu quả, cần thiết phải thiết lập quy trình rõ ràng và cụ thể; nâng cao tính trách nhiệm của cán bộ làm công tác hoàn thuế thông qua việc tăng cường kiểm tra thanh tra trong ngành thuế Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ hiện đại và tin học trong quản lý thuế cũng phải được chủ động triển khai để mang lại tính hiệu quả cao nhất [3]
1.2 Doanh nghiệp NQD và đặc điểm quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp NQD
1.2.1 Doanh nghiệp NQD và đặc điểm của doanh nghiệp NQD
1.2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Các DN hoạt động ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay chính là những
DN được hoạt động theo quy định của Luật Doanh Nghiệp Đây là những tổ chức kinh tế tồn tại dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, được sở hữu và điều hành bởi một hoặc nhiều người và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình (hạn chế hoặc không hạn chế) đối với mọi hoạt động của DN [1]
Ngoài ra, không thể không nhắc đến các hộ kinh doanh cá thể với mức vốn điều lệ thấp hơn so với doanh nghiệp tư nhân Loại hình này thường xuất hiện trong các ngành nghề như nông nghiệp, thủ công, dịch vụ và buôn bán nhỏ Phần lớn các tổ chức quan trọng trong lĩnh vực kinh tế ở khía cạnh quốc gia là các công
ty gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh ngiệp tự nân [1]
1.2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Mục tiêu lợi nhuận được coi là thước đo hiệu quả của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, tại đất nước ta, nền sản xuất hàng hoá theo kinh tế thị trường định hướng XHCN đã đặt ra yêu cầu thay đổi căn bản địa vị và vai trò của các chủ thể kinh tế Các đơn vị xuất kinh doanh thuộc thành phần kinh tế ngoài
Trang 21Quốc doanh luôn có mục tiêu chính là lợi nhuận Điều này đã ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế, khi gây ra những thách thức đáng kể
Đặc điểm về sở hữu là khác biệt căn bản giữa các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh và các tổ chức Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư bản Nhà nước Tất cả vốn
và tài sản của các doanh nghiệp không thuộc quyền sở hữu của Nhà Nước, mà thuộc sở hữu của cá nhân hoặc tổ chức tư nhân Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về việc phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các yêu cầu về thuế mà không bị ràng buộc bởi luật pháp hoặc
cơ quan quản lý Nhà Nước Do đó, họ luôn cố gắng để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất thông qua việc tránh thuế bằng các biện pháp tinh vi như gian lận trong việc xử lí dấu hiệu doanh thu, không kê khai Hóa Đơn VAT hoặc mua bán Hóa Đơn VAT giả mạo [1]
- Về đặc điểm về trình độ văn hóa, quản lý và chuyên môn nghiệp vụ: So sánh với những doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài, thì phần lớn các DNNQD đều bị xác định là có trình độ văn hóa không cao, chưa nhận được sự huấn luyện chính thức trong các lĩnh vực quản
lý Trình độ chuyên môn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hoặc tự phát triển Do đó, hiệu quả hoạt động kinh tế của DNNQD rất thấp, các tổ chức kinh tế hoạt động trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ chiếm tỷ lệ đông Mục tiêu chính của họ là mua bán để hướng chênh lệch giá Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất còn dùng các máy móc lạc hậu, trình độ kỹ thuật thấp Trình độ tay nghề không cao dẫn đến hiệu suất sản xuất thấp và giá trị hàng hoá sản xuất không cao [1]
- Về đặc điểm về ý thức tuân thủ pháp luật: việc tiến hành sản xuất kinh doanh cần được tự nghiên cứu và tìm hiểu các quy định của pháp luật về kinh doanh, nghĩa vụ thuế bởi cơ sở sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, trong trường hợp của một số cơ sở sản xuất kinh doanh không quốc doanh, họ lại không tuân theo nguyên tắc này Nhiều cơ sở kinh doanh khi bị kiểm tra và xử lý lại lợi dụng
để tránh trách nhiệm thuế và gán cho cơ quan thuế việc không hướng dẫn Cũng
có một số hộ kinh doanh am hiểu chính sách luật pháp nhưng không chấp hành
Trang 22nghiêm chỉnh các chính sách pháp luật mà thường tận dụng những mặt yếu kém nhằm né tránh trách nhiệm đóng thuế
Với Ưu điểm về số lượng đối tượng: Số lượng loại hình công ty không nhà nước rất nhiều, tham gia sản xuất, kinh doanh trong mọi lãnh vực của nền kinh tế thị trường như sản xuất, gia công, chế biến, lắp ráp hàng hoá tới các hoạt động thương mại và dịch vụ Chúng được triển khai rải rác trên toàn quốc
Bên cạnh các cơ sở kinh doanh nhiều năm, thu nhập chủ yếu từ việc kinh doanh của ông chủ các công ty vừa và nhỏ, cũng có một số lượng không nhỏ các cán bộ nhân viên nghỉ hưu, nghỉ ốm và các gia đình chính sách xã hội như bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng họ đã tranh thủ kinh doanh
để cải thiện thêm cuộc sống Với đặc điểm nhỏ gọn, năng động và nhạy bén, họ
dễ dàng thay đổi các hình thức hoạt động, di chuyển đến các địa điểm khác nhau Điều này tạo ra khó khăn và phức tạp trong việc quản lý họ [1]
1.2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Thứ nhất, việc huy động các nguồn lực trong xã hội để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp nhằm hỗ trợ cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế được coi là một phần quan trọng Từ đó, việc củng
cố công tác giữ gìn ổn định trật tự xã hội được thực hiện và dẫn đến sự giảm bớt đáng kể về tệ nạn xã hội
- Thứ hai, trong bối cảnh hiện nay, DNNQD đã trở thành một thực thể tồn tại có khả năng cạnh tranh và hợp tác Trong mối quan hệ hợp tác, việc hoạt động của DNNQD được xem như là việc của một đơn vị dịch vụ trung gian, một đại lý tiêu thụ sản phẩm hoặc tham gia vào việc sản xuất gia công một phần, một công đoạn trong quá trình kinh tế Điều này đã tạo ra sự tác động tích cực cho sự phát triển cân đối của các doanh nghiệp, từ dó gia tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Điều này đã giúp giải quyết những nhu cầu tiêu dùng hàng hóa
và dịch vụ ngày càng cao trong xã hội, từ dó góp phần vào việc nâng cao mức sống vật chất của dân cư và gia tăng lượng hàng hoá xuẩt khẩu một cách rõ rệt
- Thứ ba, DNNQD là khu vực tạo ra một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước Nguồn thu ngân sách tăng trưởng cao trong những năm vừa qua là tiền đề
Trang 23thúc đẩy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ trong đời sống công cộng gồm: văn hoá, giáo dục [1]
1.2.2 Đặc điểm quản lý thuế giá trị gia tăng tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.2.2.1 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế thị trường, đó là thành phần chính tạo ra tổng sản lượng cả nước (GDP) Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của DNNQD nói riêng đã được thực hiện một cách phát triển đột phá, góp phần vào việc giải phóng và phát triển sức lao động, huy động và phát triển nội lực nhằm thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế xã hội, gia tăng kinh tế Khu vực DNNQD có thể được khẳng định là một thành phần không thể thiếu của cơ cấu kinh tế toàn quốc Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã áp dụng một số chính sách mới và điều chỉnh bổ sung các chính sách
cũ để XD môi trường thuận lợi cho hoạt đông kinh doanh của các DNNQD [1]
Để vai trò của thuế GTGT được phát huy đầy đủ và tác dụng của nó được thực hiện, việc tăng cường quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp, đặc biệt
là doanh nghiệp không quốc doanh là rất cần thiết Sự cần thiết này bắt nguồn từ những lý do sau:
- Thứ nhất, do bản chất và vai trò của các doanh nghiệp NQD
Các doanh nghiệp không quốc doanh ngày càng trở thành nhân tố chính trong việc sản xuất ra sản phẩm cho xã hội, góp phần không nhỏ vào quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Sức khỏe và sự phát triển của các doanh nghiệp không quốc doanh ảnh hưởng không nhỏ tới sự tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng của đất nước [1]
- Thứ hai, yêu cầu đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước đã được xuất phát Vấn đề Ngân sách nhà nước là điều mà tất cả các quốc gia đều quan tâm, không những góp phần bảo đảm mà còn tạo động lực thúc đẩy KTXH Nhiệm
vụ của ngành thuế trở nên hết sức quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách được ổn định, với số thu từ thuế chiếm 90% tổng thu ngân sách nhà nước
Trang 24hàng năm Sắc thuế GTGT có vai trò quan trọng trong việc mang lại số thu lớn và
ổn định cho NSNN, với tỷ lệ chiếm khoảng 20% tổng thu từ thuế hàng năm [1]
Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo công bằng xã hội: Với chủ trương đổi mới kinh tế thị trường của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ theo hướng kinh tế thị trường, sự thúc đẩy đa dạng ngành nghề kinh tế và hình thức doanh nghiệp là một điều kiện không thể nào thiếu Đồng thời, quá trình chuyển đổi cũng
đã bắt đầu thích nghi được với những biến động vĩ mô
Công bằng xã hội không chỉ đơn thuần là sự chia sẻ công bằng vật chất cho mọi người, mà còn phải tuân theo pháp luật Mọi vi phạm luật lệ sẽ được xử lý một cách nghiêm minh
Điều này gây ra tình trạng thiếu công bằng giữa người ta tuân theo luật thuế
và những người trốn thuế Ngoài ra, cũng gây ra sự không công bằnh trong các giao dịch kinh doanh và trong việc sử dụn thuế để kiểm soát thu nhập giữa những người có thu nhập cao và nhóm người có hoàn cảnh khó khăn Do đó, vai trò của Nhà nước trong đời sốn xã hội giảm sút do không thể đảm bảo được công bằg xã hội
Vì lí do này, quản lý thuế GTGT đối với DNNQD là điều quan trọng cần được thực hiện để đảm bảo rõ ràng cho việc duy trì công bằg trong xã hội [1]
1.2.2.2 Quy trình quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD
Quy trình quản lý thu thuế được ban hành góp phần đổi mới công tác thu thuế theo hướng phân công, trách nhiệm rạch ròi hơn cho từng đơn vị thuộc cơ quan quản lý thu thuế, đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra thu thuế, ngăn chặn hiệu quả các hành vi trốn lậu thuế, hạn chế tình trạng tiêu cực trong công tác quản lý thu thuế Thực hiện bình ổn mức thuế, tạo môi trường ổn định cho đối tượng chịu thuế yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời bảo đảm tính công bằng xã hội thông qua kết quả thực hiện chính sách thuế
a/ Quy trình đăng ký thuế
Sau khi kinh doanh mới, doanh nghiệp cần phải liên hệ với cơ quan thuế để nhận và kê khai đăng ký thuế Sau khi các chỉ tiêu trên tờ khai đã được kê khai đầy đủ, tờ khai sẽ được gửi tới cơ quan thuế để mã số thuế được cấp
Trang 25- Đăng ký thuế: Tờ khai đăng ký thuế của doanh nghiệp sẽ được tiếp nhận bởi Chi cục, sau đó sẽ được phân loại và kiểm tra Nếu phát hiện sai sót, Chi cục
sẽ liên hệ với doanh nghiệp để điều chỉnh Sau đó, thông tin từ tờ khai sẽ được nhập vào máy tính và mã số thuế sẽ được gắn cho doanh nghiệp Cuối cùng, mã
số thuế sẽ được in và gửi cho các đối tượng nộp thuế [7]
b/ Quy trình xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế
- Hướng dẫn và đôn đốc việc lập tờ khai thuế theo mẫu và gửi cơ quan thuế theo hạn quy định được thực hiện bởi Đội kê khai – kế toán thuế
- Lỗi được phát hiện và xử lý thông qua Bộ phận kê khai – kế toán thuế, sau đó thực hiện lập tờ kê khai trên máy vi tính, in thông báo thuế còn nợ đọng kỳ trước chuyển qua, thông báo thuế đã đóng kỳ này, căn cứ theo tờ kê khai để ấn định thuế Thông báo thuế in ra sẽ được chuyển lên giám đốc Chi cục thuế kí sau
đó chuyển về bộ phận Kế toán in làm hai bản và chuyển cho NNT một bản, một bản lưu giữ vào hồ sơ của doanh nghiệp
- Thuế được nộp dựa trên tờ khai thuế của mỗi cá nhân để nhận giấy nộp tiền và sau đó nộp thuế tại Kho bạc Kho bạc sẽ thu tiền thuế và xác nhận trên giấy nộp tiền, sau đó chuyển một bản sao cho cơ quan thuế để nhập số liệu từ giấy nộp tiền vào hệ thống máy tính để theo dõi tình hình nộp thuế của người nộp thuế
- Sổ sách về thuế, báo cáo kế toán và thống kê về thuế: Đội kê khai – kế toán thuế sẽ lập sổ sách về thuế, báo cáo kế toán và thống kê về các loại thuế theo quy định Họ cũng phải kiểm tra số tiền đã nộp với Kho bạc, theo dõi quá trình thực hiện của các đơn vị trong ngành và báo cáo cho lãnh đạo chi cục để hỗ trợ trong việc chỉ đạo công tác thu [7]
c/ Quy trình xử lý hoàn thuế
Quy trình hoàn thuế GTGT đối với DNNQD được ban hành theo quyết định
số 679/QĐ–TCT ngày 31/5/2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, Sau đây là
mô tả tóm tắt quy trình trên:
- Tiếp nhận hồ sơ:
+ Tiếp nhận hồ sơ của người nộp thuế về việc đề nghị hoàn thuế bằng phương thức điện tử qua hệ thống thuế
Trang 26Phân hệ QHS tự động cập nhật bộ phận phân loại hồ sơ hoàn thuế và chuyển
hồ sơ đã nhận bằng phương thức điện tử vào Phân hệ hoàn thuế ngay sau khi ghi
sổ nhận hồ sơ [5]
+ Tiếp nhận hồ sơ của NNT nộp qua dịch vụ bưu điện hoặc nộp trực tiếp
Hồ sơ nộp bản giấy sẽ được gửi đến công chức được phân công giải quyết
hồ sơ hoàn thuế ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc kế tiếp [5]
- Kiểm tra hồ sơ đề nghị hoàn thuế nếu đạt điều kiện chấp thuận và sẽ phân loại hồ sơ hoàn thuế:
+ Kiểm tra điều kiện để được chấp thuận hồ sơ đề nghị hoàn thuế
+ Phân loại hồ sơ hoàn thuế
Bước 1: Phân loại hồ sơ lần đầu theo quy định của Luật Quản lý thuế để biết hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế hay không
Bước 2, Phân loại hồ sơ hoàn thuế lần 2 theo kết quả đánh giá rủi ro
Phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro dựa trên ứng dụng để phân loại hồ sơ hoàn thuế đã được thực hiện
- Kết quả phân loại hồ sơ hoàn thuế lần 1 thuộc diện phải hoàn thuế trước thì thông tin sẽ được tự động truyền sang ứng dụng TPR để thực hiện việc đánh giá rủi ro và phân loại hồ sơ hoàn thuế lần 2
Ứng dụng TPR sẽ tự động tiến hành kiểm tra và so sánh thông tin của hồ
sơ đề nghị hoàn thuế với cơ sở dữ liệu và tiêu chí đánh giá rủi ro hoàn thuế để tiến hành phân loại theo yêu cầu quản lý thuế của từng thời kỳ
Trong ngày làm việc, kết quả phân loại hồ sơ hoàn thuế theo diện "Hoàn thuế trước" hoặc "Kiểm tra trước hoàn thuế" sẽ được tự động ghi vào Phiếu phân loại hồ sơ hoàn thuế (mẫu số 02/QTr-HT) theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 31/2021/TT-BTC
Trong thời gian ứng dụng TPR đang thực hiện việc phân loại hồ sơ hoàn thuế, chức năng liên quan tới các hồ sơ được phân loại trong phần mềm TMS tạm thời bị khóa cho đến khi kết quả của việc phân loại được thông báo [5]
Trang 27+ Trường hợp ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro chưa được áp dụng trong trường hợp phân loại hồ sơ hoàn thuế Việc rà soát và đánh giá rủi ro đối với các hồ sơ hoàn thuế đã được phân loại trước đó nhằm xác định mức độ rủi
ro theo quy định về quản lý rủi ro trong lĩnh vực thuế Kết quả của việc phân loại được cập nhật vào Phiếu phân loại hồ sơ hoàn thuế (mẫu số 02/QTr-HT theo Quy trình này) tại phần mềm quản lý hồ sơ hoàn thuế Trong trường hợp cần thiết, bộ phận có thẩm quyền có thể chỉ định bộ phận khác để tham gia vào việc đánh giá rủi ro của hồ sơ hoàn thuế, sau đó bộ phận chủ trì tổng hợp kết quả và trình Thủ trưởng CQT duyệt
Trang 28CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN LÊ CHÂN, TP.HẢI PHÒNG 2.1 Vài nét sơ lược về quận Lê Chân
2.1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của quận Lê Chân
- Về vị trí địa lý: Lê Chân là một trong những quận trung tâm của thành phố Hải Phòng, nằm trong khu vực kinh tế - thương mại sầm uất, dân cư đông đúc Nó tạo cho Lê Chân những điều kiện vô cùng thuận lợi về phát triển kinh tế Diện tích tự nhiên: 11,9 Km2, đơn vị hành chính gồm có 15 phường
- Về dân số và mật độ dân số: Dân số quận Lê Chân là 223.462 người, mật
độ dân số bình quân là 18.467 người/km²
- Về kinh tế:
Tốc độ phát triển kinh tế quận Lê Chân những năm gần đây, đã trở thành một điểm sáng của Hải Phòng Mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 25-31%/năm Sự thành công đó có lẽ đã được xuất phát từ việc nhận thức đúng đắn
về vai trò của sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đối với sự phát triển kinh
tế, được thấy rõ bởi chính quyền địa phương nơi này Do đó, trong những năm qua, mọi điều kiện thuận lợi đã luôn được tạo ra và việc khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh trong hai lĩnh vực quan trọng này đã luôn được UBND quận Lê Chân chú trọng Hiện tại, ngành kinh tế này đã chiếm 35% GDP toàn quận
Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trong thời gian qua được thể hiện như sau:
- Năm 2018 kết quả thu NSNN đạt 1.611 tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch pháp lệnh Đáng chú ý là khoản thu thuế ngoài quốc doanh (NQD), vốn là khoản khó nhất, đáng lo nhất nhưng chi cục đã đạt 301.3 tỷ, bằng 91% dự toán pháp lệnh, đạt 125% so với cùng kỳ năm 2017
- Năm 2019, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.289 tỷ đồng, đạt 139%
kế hoạch pháp lệnh, trong đó thuế ngoài quốc doanh đạt 387,72 tỷ đồng, bằng 111% kế hoạch
Trang 29- Năm 2020, tổng số thu NSNN trên địa bàn thu được 1.356 tỷ đồng, đạt 102% dự toán pháp lệnh
- Năm 2021, tổng số thu NSNN trên địa bàn thu được 1.846 tỷ đồng, đạt 158% dự toán pháp lệnh
- Năm 2022, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.186 tỷ đồng, bằng 116% kế hoạch pháp lệnh, 100% kế hoạch quận phấn đấu,
Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn được đẩy mạnh hình thành một
số trung tâm buôn bán sôi động như: Siêu thị AEON, Nguyễn Đức Cảnh, Mê Linh, Hồ Sen…
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý của Chi cục thuế khu vực Lê Chân - Dương Kinh
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Giới thiệu Chi cục Thuế khu vực Lê Chân - Dương Kinh:
Địa chỉ trụ sở chính: Số 200 Tô Hiệu, P.Trại Cau, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
Chi cục Thuế Khu vực Lê Chân - Dương Kinh có tất cá 120 cán bộ công chức Mô hình tổ chức của chi cục bao gồm:
- Ban lãnh đạo chi cục gồm 5 đồng chí, trong đó có:
01 đồng chí Chi cục trưởng;
04 đồng chí Phó Chi cục trưởng;
- Các đội bao gồm:
01 Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán – Pháp chế;
01 Đội Kiểm tra nội bộ;
01 Đội Kê khai - Kế toán thuế & Tin Học;
01 Đội Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế;
03 Đội kiểm tra thuế số 1, 2 và 3
01 Đội Trước bạ và thu khác;
01 Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế;
01 Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ;
06 Đội Thuế liên phường bao gồm: Đội thuế số 1,2 ,3 ,4, 5, 6
Trang 30(Nguồn: Chi cục Thuế khu vực Lê Chân – Dương Kinh)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục thuế Lê Chân
CHI CỤC TRƯỞNG
Đội
Kê khai,
kế toán thuế
và tin
học
Đội Kiểm tra thuế
số 1
Đội Tuyên truyền hôc trợ người nộp thuế
Đội Kiểm tra thuế
số 2
Đội trước
bạ và thu khác
Đội Kiểm tra thuế
số 3
Đội quản
lý nợ
và cưỡng chế
nợ thuế
Đội thuế Liên phường
số 6
Đội thuế Liên phường
số 1, 2,
3, 4, 5
Đội Hành chính nhân
sự tài
vụ ấn chỉ
Đội Kiểm tra nội
Trang 312.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục thuế khu vực Lê Chân - Dương Kinh
- Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế: QĐ số 245/QĐ-TCT ngày 25 tháng 3 năm 2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã quy định chi tiết chức năng nghiệm vụ của Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán – Pháp chế là việc hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục thuế Ngoài ra, Đội cũng sẽ đảm nhận việc xây dựng
và tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN được giao của Chi cục thuế [13]
- Đội Kiểm tra nội bộ: Giúp Chi cục trưởng trong công tác thanh tra việc thực hiện luật pháp, sự chấp hành của cơn quan thuế, công chức thuế và giải quyết khiếu nại thuộc thẩmh quyền của Chi cục trưởng Chi cục thuế; tiếp nhận và đề nghị thủi trưởng cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn thư khiếu nại liênn quan về việc thực hiện của công chức, cán bộ thuế theo Quyết định số 245/QĐ-TCT ngày 25 tháng 3 năm 2019 [13]
- Đội Kê khai, kế toán thuế và tin học: giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kế khai thuế, lập hồ sơ đăng ký thuế, kế toán thuế, kê khai thuế theo phân cấp quản lý theo QĐ số 245/QĐ-TCT ngày 25 tháng 3 năm 2019 của Tổng Cục Thuế [13]
- Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế: Giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý theo Quyết định số 245/QĐ-TCT ngày 25 tháng 3 năm 2019 của Tổng Cục Thuế [13]
- Đội kiểm tra thuế: Theo dõi quản lý doanh nghiệp được phân công trên địa bàn được giao Thực hiện đôn đốc lập kế hoạch thu thuế vào NSNN theo QĐ
số 245/QĐ-TCT ngày 25 tháng 3 năm 2019 của Tổng Cục Thuế [13]
- Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác: Đội quản lý thu lệ phí trước
bạ và thu khác giúp Chi cục trưởng quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển nhượng quyển sử dụng đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất, các khoản thu sử dụng đất, thuế, tiền sử dụng đất, phí, lệ phí, các khoản thu về đất… theo QĐ số 245/QĐ-TCT ngày 25 tháng 3 năm 2019 của Tổng Cục Thuế [13]
Trang 32- Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác quản lý nợ thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế; khoanh nợ, xóa tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế; nộp dần tiền nợ thuế; miễn tiền chậm nộp thuế… theo Quyết định số 245/QĐ-TCT ngày 25 tháng 3 năm 2019 của Tổng Cục Thuế [13]
- Đội hành chính - nhân sự - tài vụ: Giúp Chi cục trưởng thực hiện công văn thư lưu trữ hồ sơ, công tác quản lý nhân sự, quản lý tài chính trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý theo Quyết định số 245/QĐ-TCT ngày 25 tháng 3 năm 2019 cảu Tổng Cục Thuế [13]
- Các Đội thuế liên phường số 1, 2, 3, 4, 5, 6: Giúp Chi cục trưởng quản lý thu thuế các hộ cá nhân có hoạt động kinh doanh trên địa bàn phường, xã được giao theo Quyết định số 245/QĐ-TCT ngày 25 tháng 3 năm 2019 của Tổng Cục Thuế có quy định chi tiết [13]
2.1.3 Tổng quan về công tác quản lý thu thuế trên đại bàn quận Lê Chân
TP Hải Phòng
Căn cứ trên chỉ tiêu thuế đã giao mỗi năm từ Cục thuế thành phố Hải Phòng
và UBND quận Lê Chân, Chi cục Thuế xác định kế hoạch thu trên cơ sở NNT, loại hình kinh doanh và mức thu nhập chịu thuế, cụ thể:
Các DNNQD bao gồm: Công ty cổ phần, Cty TNHH, DNTN, chi nhánh,
cơ sở kinh doanh trực thuộc;
Các cá nhân kinh doanh và các chủ thể kinh doanh khác;
Các NNT theo thu nhập chịu thuế TNCN, thuế VAT, lệ phí trước bạ và các sắc thuế khác;
Các nguồn thu nhập chịu thuế từ các NNT khác
Các đối tượng chịu thuế
Sau khi kế hoạch thu thuế đã ban hành, Chi cục thuế tổ chức triển khai kế hoạch trên cơ sở chức trách, quyền hạn của các cán bộ thuế Căn cứ theo kế hoạch thu thuế được Chi cục giao, từng đội thuế tiến hành giao nhiệm vụ chi tiết đối với các chức danh phụ trách địa bàn
Trang 33Hàng năm, dựa trên chỉ tiêu dự toán thu Chi cục Thuế khu vực Lê Chân - Dương
Kinh đã lập kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện dự toán thu thuế cụ thể theo Biểu đồ dưới đây
Bảng 2.2: Tổng hợp số thu Chi cục Thuế khu vực Lê Chân - Dương Kinh
(Nguồn: Báo cáo thu NSNN Chi cục Thuế KV Lê Chân – Dương Kinh giai đoạn 2018-2022)
(Nguồn: Báo cáo thu NSNN Chi cục Thuế KV Lê Chân – Dương Kinh giai đoạn 2018-2022 )
Biểu đồ 2.3: Tổng hợp số thu Chi cục Thuế KV Lê Chân - Dương Kinh giai đoạn
0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2,000
Dự toán pháp lệnh Thực hiện
Trang 34Theo bảng thống kê của Tổng cục Thuế hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn quận Lê Chân chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp đều có qui mô nhỏ, trang thiết bị lỗi thời, nguồn Vì vậy số doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh và số thuế nộp chưa nhiều Sau nhiều năm thực hiện Luật thuế TNCN, và liên tiếp thực hiện các sửa đổi của Luật thuế GTGT và luật thuế TNDN, năm 2022 đã chứng kiến sự chấp hành tốt các Luật thuế từ phía các doanh nghiệp Việc kê khai và nộp thuế vào ngân sách nhà nước đều được thực hiện đúng thời điểm Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn trong việc áp dụng hai luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 và luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhưng các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngoại quốc doanh, vẫn có thể đảm bảo mức thu nhập tương đối ổn định trong năm 2022 Điều này được minh chứng qua bảng dữ liệu dưới đây:
Bảng 2.4 Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách năm 2022
Đơn vị: 1.000.000đ
STT Loại Thu Pháp Lệnh Dự Toán
Năm 2022
Dự Toán Phấn Đấu Năm 2022
Thực Hiện Năm
2022
Tỷ trọng đạt được trên
số thực hiện %
DT Pháp Lệnh DT Phấn Đấu
(Nguồn: Chi cục thuế Khu vực Lê Chân - Dương Kinh)
Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn, việc quản
lý và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp để có được số thu trên Chi cục Thuế khu vực Lê Chân – Dương Kinh đã luôn được nỗ lực và chú trọng Khối
lượng công việc lớn đã được xử lý và quản lý một cách chặt chẽ
Trang 352.2 Thực hiện các khâu trong quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Lê Chân
2.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế GTGT
Quản lý đối tượng chịu thuế GTGT là bước quan trọng của quy trình thu thuế, Đây là công tác có vai trò quyết định ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN và hiệu quả công tác thanh kiểm tra việc tuân thủ pháp luật thuế nói chung, luật thuế GTGT nói riêng của các DNNQD trên địa bàn quận Lê Chân Trên địa bàn quận, số lượng doanh nghiệp NQD ngày một gia tăng, loại hình hoạt động đa dạng
Công tác quản lý ĐTNT GTGT được xem xét trên các mặt sau:
- Công tác quản lý số lượng:
Quản lý số lượng được thực hiện thông qua việc quản lý bằng mã số thuế Trong suốt quá trình hoạt động từ khi mở mã thành lập doanh nghiệp cho đến khi chấm dứt hoạt động theo quy định của luật, mỗi NNT sẽ được cấp một mã số thuế duy nhất Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp NQD trên địa bàn quận là đa dạng và phức tạp, bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như sản xuất, giao thông, thương mại và dịch vụ Trên địa bàn quận, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô hạn chế, bao gồm DN vừa và nhỏ có vốn
ít Các loại hình DNNQD bao gồm Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, DN tư nhân
và Chi nhánh
Cụ thể, tình hình quản lý các DNNQD như sau: Năm 2018 Chi cục thuế Khu vực Lê Chân - Dương Kinh có 1.215 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động Năm 2019 có 1.383 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động, tăng 168 doanh nghiệp, tương ứng tăng 13,83% so với năm 2018 Đến năm 2020, con số này còn tăng tới 1.648 DNNQD, tăng 265 DN so với năm 2019, tương ứng tăng 19,16%, Năm 2021, con số này còn tăng tới 1.768 DNNQD, tăng 120 DN so với năm 2020, tương ứng tăng 7,28%, Năm 2022, con số này còn tăng tới 1.965 DNNQD, tăng 197 DN so với năm 2021, tương ứng tăng 11,14%