1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đóng tàu Hồng Hà

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Đóng Tàu Hồng Hà
Tác giả Nguyễn Văn Thắng
Người hướng dẫn PGS.TS. Đan Đức Hiệp
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

Phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đóng tàu, doanh nghiệp nghiệp đóng tàu Quân đội là một đòi hỏi trực tiếp của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGUYỄN VĂN THẮNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH

CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐÓNG TÀU HỒNG HÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HẢI PHÒNG - 2023

Trang 2

NGUYỄN VĂN THẮNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐÓNG TÀU HỒNG HÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 831.01.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đan Đức Hiệp

HẢI PHÒNG - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan, đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà” là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học

nghiêm túc, độc lập của cá nhân tôi Luận văn được viết trung thực Mọi thông tin, dữ liệu và các nguồn tài liệu tham khảo trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng

Hải Phòng, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thắng

Trang 4

Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Đan Đức Hiệp đã định hướng nội dung nghiên cứu, tận tâm hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý kinh tế và giúp đỡ nhiệt tình để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tác giả xin cảm ơn Ban Giám đốc, chỉ huy các phòng, ban của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà đã chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quý giá về quản lý kinh tế trong ngành công nghiệp đóng tàu, cũng như kiến thức, nội dung của luận văn

Hải Phòng, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thắng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

MỞ ĐẦU ……… 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5

1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 5

1.2 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 6

1.3 Vai trò của nâng cao hiệu quả kinh doanh 7

1.4 Phân loại hiệu quả kinh doanh 7

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 8

1.5.1 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 9

1.5.2 Các chỉ tiêu hiệu quả từng lĩnh vực hoạt động 12

1.6 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 14

1.7 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại một số doanh nghiệp 16

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU HỒNG HÀ GIAI ĐOẠN 2018-2022 ……….19

2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà 19

2.2 Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà giai đoạn 2018 - 2022 21

2.3 Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà giai đoạn 2018 - 2022 35

2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp 35

2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 39

Trang 6

2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 42

2.3.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 44

2.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà giai đoạn 2018 - 2022 47

2.4.1 Những kết quả đạt được 47

2.4.2 Một số tồn tại, hạn chế 48

2.4.3 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế 48

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU HỒNG HÀ GIAI ĐOẠN 2023 - 2028……… 50

3.1 Phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà giai đoạn 2023 - 2028 50

3.2 Mục tiêu phát triển kinh doanh của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà giai đoạn 2023 - 2028 51

3.3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà giai đoạn 2023-2028 51

3.3.1 Tăng cường mở rộng thị trường sản phẩm 51

3.3.2 Tăng cường công tác quản lý chi phí 53

3.3.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động 56

3.3.4 Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, áp dụng chuyển đổi số 57

3.3.5 Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn cố định 58

3.3.6 Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn lưu động 59

KẾT LUẬN 61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 7

KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà Công ty

Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin

Công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất DQS

Trang 8

2.2 Tình hình biến động tài sản của Công ty giai đoạn 2018-2022 61

2.3 Tình hình biến động quy mô nguồn vốn của Công ty giai đoạn

2.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của

Trang 9

2.5 Tình hình biến động tài sản của Công ty giai đoạn

2.6 Tỷ trọng nợ phải trả và VCSH trong tổng nguồn vốn

2.7 Tình hình biến động nợ phải trả người bán ngắn hạn

2.8 ROA, ROS, TAT của Công ty giai đoạn 2018-2022 31

2.9 Tình hình biến động ROE của Công ty giai đoạn

2.10 Sức sinh lợi bình quân của lao động và NSLĐ bình

quân của Công ty giai đoạn 2018-2022 34

2.11 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của Công

2.12 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hướng ra biển, làm giàu từ biển, kết hợp phát triển kinh tế gắn với quốc phòng nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, coi trọng Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XII về

“Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và gần đây, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định

vị trí, vai trò to lớn của kinh tế biển và xác định kinh tế biển là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng Phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đóng tàu, doanh nghiệp nghiệp đóng tàu Quân đội là một đòi hỏi trực tiếp của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ

Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà (phiên hiệu quân sự là Nhà máy Z173) là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ chính là đóng mới, sửa chữa các sản phẩm tàu quân sự phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh Ngoài ra, còn đóng mới, sửa chữa các loại tàu phục vụ các thành phần kinh tế trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài

Quán triệt, cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế biển, kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, nhiều năm qua, Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà

đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước, góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng, bảo vệ vững chắc biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc

Bên cạnh những thuận lợi, cũng có nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty Ngân sách đầu tư đóng mới, sửa chữa các tàu quân sự hạn chế; sản phẩm kinh tế chịu sự cạnh tranh gay gắt, yêu cầu cao về chất lượng, tiến độ; cơ sở vật chất phục vụ đóng tàu xuống cấp; lao

Trang 11

động đang “già hóa’; thị trường lao động ngành đóng tàu khan hiếm, việc tuyển dụng lao động khó cạnh tranh với các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Để có thể tồn tại, phát triển, tiếp tục khẳng định uy tín, vị thế của doanh nghiệp đóng tàu hàng đầu Quân đội, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà thực sự rất cấp bách

Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh

doanh Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà” làm luận văn tốt nghiệp cao

học

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đến nay, chủ đề về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng được nhiều tác giả nghiên cứu

Tác giả Võ Viết Chương (2015) đã thực hiện luận văn về cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh Luận văn đề xuất biện pháp tập trung phát triển mạng lưới và nâng cao hoạt động tiếp thị, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, cải thiện chất lượng tín dụng để tăng hiệu quả kinh doanh

Tác giả Đoàn Thị Nhật Hồng (2014) đã nghiên cứu về tối ưu hóa nguồn vốn và quản lý chi phí tại Công ty cổ phần SIMCO Sông Đà Nghiên cứu đề xuất cải thiện cơ sở tài chính vốn, sử dụng tài chính một cách hiệu quả, cùng với nâng cao trình độ và năng lực của nhân lực và cải thiện chất lượng thiết bị công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tác giả Lê Thị Hoa đã tập trung vào việc tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Tâm Chiến Trên cơ sở tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa nguồn tài nguyên và mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp nhưng đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung vào việc cải thiện hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà

Trang 12

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu: Đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Hệ thống cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp + Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà giai đoạn 2018-2022, tập trung vào tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng

Hà giai đoạn 2023-2028

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động sản xuất, kinh doanh

và hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Tại Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà

- Về thời gian: Khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin giai đoạn 2018-2022 Các giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn 2023-2028

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu:

+ Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp + Kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà

+ Đề xuất một số biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thống kê, thu thập số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp kế thừa tư liệu

Trang 13

- Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu sơ cấp: Thông qua trao đổi trực tiếp với các phòng chức năng, chuyên gia kinh tế

- Công cụ xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel

5.2 Phương pháp phân tích số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánh Phương pháp thống

kê mô tả thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, số tương đối và số tuyệt đối để phản ánh bản chất, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Chương 2 Thực trạng kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà giai đoạn 2018-2022

Chương 3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà giai đoạn 2023-2028

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận

Đối với mỗi doanh nghiệp, để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành đồng thời các hoạt động khác nhau Xét theo mục đích kinh doanh, các hoạt động của doanh nghiệp gồm: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính

Hoạt động kinh doanh là những hoạt động tạo ra doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh gồm các hoạt động: Cung ứng, sản xuất, tiêu thụ

Hoạt động đầu tư là những hoạt động liên quan đến việc xây dựng, mua sắm, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư tài chính khác Các hoạt động đầu tư gồm: Đầu tư tài sản cố định, đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính,… Các hoạt động về đầu tư bất động sản và đầu tư tài chính là những hoạt động góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, còn hoạt động đầu tư tài sản cố định là hoạt động phục vụ cho hoạt động kinh doanh, bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động kinh doanh

Hoạt động tài chính là những hoạt động liên quan đến thay đổi quy mô, kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp như: Phát hành, mua lại cổ phiếu, trái phiếu; vay và trả nợ vay; chi trả cổ tức và các hoạt động khác làm thay đổi cấu trúc tài chính của doanh nghiệp (chi tiêu các quỹ doanh nghiệp, nhận và trả vốn góp, chi trả nợ thuê tài chính, ) Hoạt động tài chính phục vụ hoạt động kinh doanh, bảo đảm vốn để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh

Trang 15

Hoạt động đầu tư, kinh doanh và tài chính quan hệ biện chứng với nhau Hoạt động kinh doanh là tiền đề của hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư Hoạt động kinh doanh có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư Ngược lại, hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư có hiệu quả mới bảo đảm được hiệu quả hoạt động kinh doanh, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, nâng cao năng lực sản xuất

1.2 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được nhiều tác giả, nhà khoa học nghiên cứu, đề cập đến Nổi bật như:

Paul A Samuelson (1915-2009) viết trong cuốn kinh tế học đưa ra quan

điểm: “Hiệu quả tức là sử dụng một cách hữu hiệu nhất các nguồn lực của

nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của con người” [12, tr.56] Với

cách tiếp cận này, tác giả đã nêu lên đặc tính của khái niệm hiệu quả đó là sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực Tuy nhiên, tác giả chưa xác định được cách tính hiệu quả kinh doanh

Tác giả Nguyễn Văn Phúc (2016) cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh của

doanh nghiệp là phạm trù phản ánh mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp thu được với chi phí hoặc nguồn lực bỏ ra để đạt được kết quả

đó, được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp” [14, tr.16]

Tổng hợp các công trình khoa học đã nghiên cứu, theo tác giả hiệu quả

kinh doanh của doanh nghiệp đề cập trong luận văn được hiểu như sau: “Hiệu

quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu kinh doanh xác định” Trình độ lợi dụng các nguồn lực được

đánh giá trong mối quan hệ giữa nguồn lực đầu vào với kết quả tạo ra để xem xét với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào

Vì vậy, hiệu quả kinh doanh được mô tả bằng công thức sau:

K H C

 (1.1)

Trang 16

Trình độ lợi dụng các nguồn lực được phản ánh bằng số tương đối, là tỉ

số giữa kết quả đạt được và hao phí nguồn lực bỏ ra Trong khi đó, kết quả kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được trong một khoảng thời gian nhất định, là số tuyệt đối, được lượng hóa thông qua một số chỉ tiêu như: Doanh thu, sản lượng tiêu thụ, thị phần

1.3 Vai trò của nâng cao hiệu quả kinh doanh

Khi nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ tăng khả năng cạnh tranh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường

và tăng thu nhập doanh nghiệp Từ đó, doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để tái đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng sản xuất, đầu tư vào công nghệ tiên tiến tối

ưu hóa quy trình làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Đồng thời, sẽ bảo đảm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ có điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới, cung cấp nhiều giá trị cho xã hội và đóng góp tích cực cho ngân sách, góp phần bảo đảm an sinh xã hội

1.4 Phân loại hiệu quả kinh doanh

- Hiệu quả kinh doanh tổng hợp: Phản ánh trình độ lợi dụng mọi nguồn lực để đạt mục tiêu của toàn doanh nghiệp hoặc từng bộ phận của nó

Do vậy, hiệu quả kinh doanh tổng hợp đánh giá khái quát và cho phép kết luận tính hiệu quả của toàn doanh nghiệp (một đơn vị bộ phận của doanh nghiệp) trong một thời kỳ xác định

Trang 17

- Hiệu quả lĩnh vực hoạt động: Chỉ đánh giá trình độ lợi dụng một nguồn lực cụ thể theo mục tiêu đã xác định Đó có thể là:

+ Hiệu quả sử dụng lao động

+ Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản dài hạn

+ Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản ngắn hạn

Hiệu quả ở từng lĩnh vực chỉ phản ánh tính hiệu quả sử dụng một nguồn lực cá biệt, không đại diện tính hiệu quả của doanh nghiệp bởi vì hiệu quả ở từng lĩnh vực chỉ đánh giá trình độ lợi dụng một nguồn lực riêng biệt

Phân tích hiệu quả từng lĩnh vực là để xác định nguyên nhân, tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng từng nguồn lực, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tương quan giữa hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh từng lĩnh vực là mối quan hệ tương hỗ Hiệu quả kinh doanh toàn diện là tổng hợp của việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trong khi hiệu quả kinh doanh ở từng nguồn lực là cơ sở quan trọng, góp phần tạo ra hiệu quả kinh doanh toàn diện

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Thông thường, các nhà phân tích doanh nghiệp sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, gồm: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp và nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Theo quan niệm trên, có thể chia thành các cấp độ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sau:

- Cấp độ 1: Gồm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp

- Cấp độ 2: Gồm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng từng nguồn lực cụ thể, như: Hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn dài hạn, hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn

Trang 18

- Cấp độ 3: Gồm các chỉ tiêu là cơ sở dẫn đến sử dụng có hiệu quả từng nguồn lực và do đó tác động trực tiếp đến tính hiệu quả sử dụng từng nguồn lực, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Chẳng hạn như: Hệ số sử dụng thời gian lao động không phản ánh hiệu quả sử dụng lao động nhưng là nhân tố cơ sở tác động trực tiếp đến tính hiệu quả sử dụng lao động; hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bị, hệ số tận dụng năng lực sản xuất…không phản ảnh tính hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị hay năng lực sản xuất nhưng lại là nhân tố cơ sở tác động đến tính hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị hay năng lực sản xuất…

1.5.1 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Khả năng sinh lợi là biểu hiện cao nhất và tập trung nhất của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Bởi, khả năng sinh lợi là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu được trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất Mức lợi nhuận

mà doanh nghiệp thu được tính trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hoặc một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất càng cao, chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao, dẫn đến hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại

Khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh Về thực chất, khả năng sinh lợi là biểu hiện của việc kết hợp theo một tương quan xác định cả về lượng và chất của các yếu tố cấu thành quá trình kinh doanh: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động Vì thế, doanh nghiệp chỉ có thể đạt được khả năng sinh lợi cao khi và chỉ khi các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh được sử dụng hợp lý, có hiệu quả

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp gồm:

- Thứ nhất, sức sinh lợi của TTS (Hệ số sinh lợi của TTS – ROA)

Sức sinh lợi của TTS (ROA) = LNST (1.2)

TTS bình quân trong kỳ

Trang 19

ROA phản ánh một đồng (hay một đơn vị) tài sản bình quân đầu tư vào kinh doanh mang về mấy đồng (hay mấy đơn vị) lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu ROA còn được gọi là “Tỷ suất sinh lợi của tài sản”, đơn vị biểu hiện là %, cho biết cứ 100 đồng tài sản bình quân đầu tư vào kinh doanh mang về mấy đồng lợi nhuận sau thuế Trị số của chỉ tiêu càng lớn, khả năng sinh lợi của tài sản càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và ngược lại

- Thứ hai, sức sinh lợi của VCSH (Hệ số sinh lợi của VCSH – ROE):

Sức sinh lợi của VCSH (ROE) = LNST (1.3)

VCSH bình quân ROE cho biết: 1 đồng (hay 1 đơn vị) vốn chủ sở hữu bình quân đầu tư vào kinh doanh đem lại mấy đồng (hay mấy đơn vị) lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu được gọi là “Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu”, đơn vị biểu hiện là %, cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân đầu tư vào kinh doanh mang

về mấy đồng lợi nhuận sau thuế Trị số của chỉ tiêu càng lớn, khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng cao, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao

và ngược lại

- Thứ ba, sức sinh lợi của DTT (Hệ số sinh lợi của DTT – ROS):

Sức sinh lợi của DTT (ROS) = LNST (1.4)

Doanh thu thuần ROS phản ánh khả năng tạo lợi nhuận của doanh thu thuần, cho biết 1 đồng (hay 1 đơn vị) doanh thu thuần thu được mang về mấy đồng (hay mấy đơn vị) lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu được gọi là “Tỷ suất sinh lợi của doanh thu thuần”, đơn vị biểu hiện là %, cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp thu được mấy đồng lợi nhuận sau thuế Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, khả năng tạo lợi nhuận sau thuế càng cao và ngược lại

Mối quan hệ của ROS với ROA thể hiện qua công thức sau:

ROA = DTT X LNST (1.5)

TTS bình quân DTT

Trang 20

Trong đó:

DTT TTS bình quân

là “Số vòng quay của tổng tài sản” (TAT) hay “Sức sản xuất của tài sản” phản ánh khả năng tạo doanh thu thuần của tài sản, cho biết một đồng (hay 1 đơn vị) tài sản bình quân đầu tư vào kinh doanh mang về mấy đồng (hay mấy đơn vị) doanh thu thuần Trị số của TAT càng lớn, khả năng tạo doanh thu thuần càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện để nâng cao khả năng sinh lợi

Như vậy, ta có: ROA = TAT x ROS (1.6) Thông qua mối quan hệ trên, các nhà quản lý thấy được:

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản, doanh nghiệp cần có biện pháp thích hợp để tăng số vòng quay tài sản (cơ cấu lại trang bị, đầu tư tài sản hợp lý; tăng hiệu suất sử dụng tài sản; tăng quy mô về doanh thu thuần; sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài sản;…) và tăng sức sinh lợi của doanh thu thuần (nâng cao chất lượng quản lý chi phí; sử dụng chi phí tiết kiệm, có hiệu quả; nâng cao chất lượng sản phẩm;…) để từ đó tăng lợi nhuận

Mối quan hệ của ROE, ROS, TAT thể hiện qua công thức sau:

ROE = Tổng nguồn vốn bình quân X DTT X LNST (1.7)

VCSH bình quân TTS bình quân DTT

Gọi là chỉ tiêu “Đòn bảy tài chính bình quân” (AFL) phản ánh mối quan hệ giữa nợ phải trả với VCSH, thể hiện chính sách sử dụng nợ phải trả của doanh nghiệp

Từ đó, ta có: ROE = ALF x TAT x ROS = AFL x ROA (1.8)

Trong đó:

Tổng nguồn vốn bình quân VCSH bình quân

Trang 21

Thông qua mối quan hệ trên, các nhà quản lý thấy được: Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, cần có cấu trúc tài chính phù hợp, an toàn (vốn chủ sở hữu phải chiếm một tỷ trọng hợp lý trong tổng số nguồn vốn), số vòng quay của tổng tài sản lớn và số lợi nhuận sau thuế trên một đơn vị doanh thu thuần phải lớn

Ngoài các chỉ tiêu trên, có thể sử dụng các chỉ tiêu khác: Hiệu quả sản xuất kỳ tính toán; Sức sản xuất của 1 đồng vốn kinh doanh; Sức sản xuất của

1 đồng chi phí kinh doanh

1.5.2 Các chỉ tiêu hiệu quả từng lĩnh vực hoạt động

1.5.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Mức sinh lời bình quân của lao động, năng suất lao động bình quân và hiệu suất tiền lương là các chỉ tiêu biểu hiện tập trung nhất của hiệu quả sử dụng lao động

- Chỉ tiêu sức sinh lời bình quân của lao động:

Sức sinh lời bình quân của lao động = LNST (1.10)

Số lao động bình quân Giá trị của chỉ tiêu càng lớn, càng tốt Sức sinh lợi bình quân của một lao động cho biết mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một kỳ tính toán (thường là 1 năm), có thể sử dụng chỉ tiêu này trong mối quan hệ so sánh giữa các doanh nghiệp

- Năng suất lao động bình quân thực hiện trong năm:

Năng suất lao động bình quân được tính theo năm và theo tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương hoặc theo tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ, được tính theo công thức sau:

Trang 22

Wth: Năng suất lao động bình quân thực hiện trong năm (hoặc thực hiện của năm trước liền kề)

Ssx TL : Hiệu suất tiền lương của một kỳ tính toán

∑TL : Tổng quỹ lương và tiền thưởng có tính chất lương trong kỳ

Hiệu suất tiền lương phản ánh một đồng tiền lương bỏ ra trong kỳ tính toán có thể đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu càng cao càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả quỹ tiền lương

1.5.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất

- Sức sản xuất của vốn kinh doanh:

Sức sản xuất của VKD = DTT (1.13)

VKD bình quân Chỉ tiêu cho biết một đồng vốn được sử dụng vào sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp

- Sức sinh lời của vốn kinh doanh:

Trang 23

Sức sinh lời của VKD = LNST (1.14)

VKD bình quân Chỉ tiêu cho biết một đồng vốn sử dụng vào sản xuất kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

- Số vòng luân chuyển VLĐ:

Số vòng luân chuyển của VLĐ = DTT (1.15)

VLĐ bình quân Chỉ tiêu cho biết trong một năm VLĐ quay được mấy vòng; số vòng quay càng lớn (hoặc tốc độ luân chuyển của VLĐ càng nhanh) thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại

- Số ngày một vòng luân chuyển VLĐ:

Số ngày một vòng luân chuyển VLĐ = 360 (1.16)

Số vòng luân chuyển của VLĐ Chỉ tiêu cho biết số thời gian cần thiết để VLĐ quay được một vòng Số ngày mà VLĐ quay được một vòng càng ngắn thì tốc độ luân chuyển VLĐ càng lớn, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, VLĐ được sử dụng hiệu quả hơn

1.6 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.6.1 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.6.1.1 Lực lượng lao động

Lực lượng lao động đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới và cải thiện hiệu quả công việc Sự ảnh hưởng trực tiếp của lao động không chỉ đến năng suất lao động mà còn liên quan đến việc tận dụng tài nguyên một cách hiệu quả, quyết định hiệu quả kinh doanh Quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức yêu cầu đội ngũ lao động có trình độ cao và khả năng áp dụng kiến thức khoa học và kỹ thuật để tạo ra sản phẩm

và dịch vụ có giá trị cao

1.6.1.2 Trình độ công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Trình độ công nghệ kỹ thuật có vai trò rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Doanh nghiệp có trình

Trang 24

độ công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, áp dụng rộng rãi vào trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, vật tư, nhân công, tạo ra nhiều sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Đồng thời, việc áp dụng khoa học công nghệ vào doanh nghiệp sẽ giải phóng sức lao động, hỗ trợ người lao động góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm bớt áp lực cho người lao động, tạo sự thoải mái, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

1.6.1.3 Trình độ quản trị doanh nghiệp

Trình độ quản trị doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng quyết định đến

sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp Trình độ quản trị doanh nghiệp tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp thuận lợi trong việc định hình chiến lược phát triển, quản lý các nguồn lực, tối ưu hóa quy trình sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm mới có giá trị, đặc biệt quản lý, ứng phó hiệu quả với các tình huống rủi ro có thể xảy ra, qua đó góp phần giúp doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất

1.6.1.4 Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin

Thông tin đã trở thành một tài sản quý giá và là một phần quan trọng trong nền kinh tế hiện đại Để xây dựng, phát triển chiến lược kinh doanh hiệu quả thì doanh nghiệp cần những thông tin có giá trị về chính sách, pháp luật, thị trường, khách hàng, công nghệ mới, đối thủ cạnh tranh…Điều này đòi hỏi phải tổ chức thông tin nội bộ hợp lý để đảm bảo cung cấp thông tin cần thiết

mà không phát sinh chi phí thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin

1.6.2 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.6.2.1 Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý kinh doanh chính là tổng hợp các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có quyền được hưởng, trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện trong lĩnh vực kinh doanh

Trang 25

Môi trường pháp lý kinh doanh quy định khi chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thì phải tuân thủ các quy định về thành lập doanh nghiệp, về hoạt động ký kết hợp đồng, tham gia thị trường, đầu tư, cạnh tranh, về việc sử dụng người lao động, giải thể, phá sản, giải quyết tranh chấp phát sinh

Ngoài ra môi trường pháp lý thông qua các văn bản pháp luật ta thấy có các quy định về thuế, đất đai, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng sản phẩm,… Một môi trường pháp lý minh bạch, công khai sẽ tạo điều kiện thuận lợi, giúp quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp được bảo đảm, đồng thời sẽ hạn chế được các xung đột, mâu thuẫn phát sinh

1.6.2.2 Môi trường kinh tế

Các yếu tố của môi trường kinh tế như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế; Tỷ giá hối đoái; Lãi suất cho vay; Lạm phát; Thuế, chính sách kinh tế của nhà nước… luôn biến đổi và có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần nắm chắc, tận dụng tốt các yếu tố thuận lợi của môi trường kinh tế để nâng cao hiệu quả kinh doanh

1.6.2.3 Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng

Các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng, bao gồm đường giao thông, viễn thông, sân bay, cầu, cảng, điện và nước, sự phát triển của giáo dục và đào tạo… đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Cơ sở hạ tầng tốt giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất thuận lợi, tối ưu hóa việc vận chuyển Các cơ sở giáo dục, đào tạo góp phần quan trọng tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp Hệ thống thông tin liên lạc thông suốt, hiện đại sẽ hỗ trợ đặc lực cho doanh nghiệp trong liên lạc, trao đổi với khách hàng, đối tác

1.7 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại một số doanh nghiệp

1.7.1 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn VinGroup

Trang 26

Sau hơn 30 năm phát triển, Vingroup đã trải qua một quá trình ấn tượng Từ khi chỉ có một số trăm tỷ đồng vốn điều lệ, tập đoàn đã phát triển thành một tập đoàn hàng đầu Việt Nam với mức vốn hóa hàng chục tỷ đô, và đạt được hiệu suất kinh doanh ấn tượng Một trong những kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của tập đoàn VinGroup là có đội ngũ nhân sự chất lượng cao và khả năng quản lý vốn đầu tư hiệu quả

1.7.2 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Vinashin

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Vinashin kinh doanh không hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực đến ngân sách Nhà nước và xã hội đó là công tác quản lý doanh nghiệp yếu kém, đặc biệt quản lý tài chính, sử dụng vốn

Vinashin cho vay, bảo lãnh nhiều công ty liên kết kinh doanh thất bại

và không thể trả nợ; Xây dựng, thực hiện kế hoạch kinh doanh và đầu tư quá nhanh, không phù hợp với nguồn vốn, năng lực quản lý; Thành lập nhiều công ty con và đầu tư ngoài ngành chính, trong khi không có kinh nghiệm và khả năng quản lý lĩnh vực mới

1.7.3 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất

Công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) là doanh nghiệp trực thuộc và do Vinashin quản lý Năm 2010, DQS được chuyển nhượng sang Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Sau đó, tình hình tài chính của DQS mất kém cân đối, kinh doanh không hiệu quả

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do tài sản cố định của QDS phần lớn của Vinashin đầu tư chưa được quyết toán nhưng đã đưa vào

sử dụng và khấu hao Hiệu suất sử dụng tài sản thấp (khoảng 20-30%) Nhiều trang thiết bị không phù hợp, lạc hậu, không bảo đảm chất lượng dẫn đến chi phí khấu hao hàng năm của QDS rất lớn

1.7.4 Kinh nghiệm rút ra cho Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng

Trang 27

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm thành công và không thành công của các doanh nghiệp trong hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh, có thể rút ra các bài học cho Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà như sau:

- Phải có chiến lược kinh doanh phù hợp

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

- Thực hiện tốt công tác quản lý tài chính

- Chú trọng phát triển lực lượng lao động

Trang 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU HỒNG HÀ

GIAI ĐOẠN 2018-2022 2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà

2.1.1 Quá trình xây dựng, phát triển Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà

Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà được thành lập vào ngày 30 tháng 10 năm 1965 tại cảng Phà Đen, Hà Nội với tên gọi Ban Ca nô Ban đầu, Ban Ca nô tập trung vào đóng mới và sửa chữa các loại phương tiện thủy phục vụ quốc phòng, bao gồm ca nô, sà lan phục vụ chiến đấu

Năm 1981, Ban Ca nô đổi thành Xí nghiệp 173, thuộc Tổng cục Hậu cần của Bộ Quốc phòng Đồng thời, dời vị trí đóng tàu đến xã Lê Thiện, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng Năm 1996, Xí nghiệp 173 được đổi tên thành Công ty Hồng Hà Năm 2010, Công ty chuyển đổi sang loại hình Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hồng Hà

Với hướng đi đúng đắn và quyết tâm của lãnh đạo, chỉ huy và CB, CNV qua nhiều thế hệ, sau hơn 50 năm xây dựng phát triển, cơ sở vật chất, năng lực, tổ chức bộ máy của Công ty ngày càng hoàn thiện, lớn mạnh, vị thế của Công ty trên thị trường ngày càng khẳng định Từ một đơn vị đảm bảo kỹ thuật, sửa chữa nhỏ cho Tổng cục Hậu cần, nay Công ty đã trở thành đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đóng mới và sửa chữa tàu của Quân đội, có đủ năng lực triển khai đóng mới các tàu chiến đấu, tàu tuần tiễu, tàu vận tải và các loại tàu

bổ trợ, chuyên dụng cho quân đội; sửa chữa đảm bảo kỹ thuật cho các quân binh chủng và quân khu tuyến biển, đồng thời tận dụng năng lực tham gia sản xuất các sản phẩm kinh tế, xuất khẩu theo chủ trương kết hợp quốc phòng - kinh tế, góp phần nâng cao năng lực, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động

Trang 29

Hiện tại, Công ty là một trong 2 đơn vị duy nhất tại Việt Nam đóng thành công tàu chiến đấu công nghệ cao Từ năm 2008 đã triển khai đóng mới thành công hàng trăm lượt sản phẩm phục vụ quốc phòng, các thành phần kinh tế trong nước và xuất khẩu, trong đó nhiều sản phẩm có công nghệ kỹ thuật cao, có tính kế thừa và phát triển ở lớp sau so với các lớp trước, đảm bảo từng bước tiến tới làm chủ công nghệ đóng tàu Một số sản phẩm tiêu biểu như:

- Lớp tàu tuần tra cao tốc : 06 tàu TT200, 09 tàu TT400 trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển

- Lớp tàu pháo tuần tiễu tích hợp hệ thống vũ khí khí tài hiện đại : 06 tàu TT400TP trang bị cho quân chủng Hải Quân

- 02 tàu vận tải đa năng tiếp dầu trên biển 3000 tấn (theo Chương trình NQ72/QH) được hoàn thiện thiết kế trên cơ sở tàu vận tải đa năng xuất khẩu,

có khả năng tiếp dầu, nước ngọt, lương thực thực phẩm, vũ khí trang bị phục

vụ cho các lực lượng chấp pháp trên biển như Hải quân, Cảnh sát biển, kiểm ngư

- Tàu chở nhựa đường Atphal 2800 tấn cung cấp cho Tập đoàn xăng dầu Petrolimex; các tàu vận tải đa năng xuất khẩu sang Hà lan (06 tàu 2600 tấn, 02 tàu 3.300 tấn)

Với năng lực hiện có, hàng năm Công ty có thể thực hiện đóng mới 3-4 tàu, sửa chữa 8-10 tàu quân sự có lượng giãn nước từ 400 tấn đến 2.000 tấn; 1-2 tàu vận tải có trọng tải đến 3.500 tấn

2.1.2 Tổ chức của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà

Tổ chức bộ máy của Công ty gồm: Chủ tịch, giám đốc, 04 Phó giám đốc; 10 phòng (Kế hoạch ; Tổ chức lao động ; Tài chính ; Vật tư ; Sản xuất ; Chính trị ; Thiết kế công nghệ; Kỹ thuật ; Kiểm tra chất lượng sản phẩm ; Hành chính), 01 ban (An toàn lao động), 03 xí nghiệp (Vỏ tàu ; Động lực ; Cơ điện) và 02 phân xưởng (Vũ khí ; Mộc sơn)

Trang 30

Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà như sau:

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà 2.2 Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng

Hà giai đoạn 2018 – 2022

2.2.1 Tổng doanh thu và doanh thu thuần

Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018-2022 được thể hiện tại Bảng 2.1

Gia ́m đốc

Phó GĐ Kinh doanh

Phó GĐ Sản xuất

Phòng Vật tư

Phòng Sản xuất

Ban ATLĐ

Phòng Thiết kế

Phòng

Kỹ thuật

Phòng KCS

Phòng Hành chính

Phòng Chính trị Phó GĐ

hành chính

Trang 31

Bảng 2.1 Tổng doanh thu, doanh thu thuần của Công ty giai đoạn 2018-2022

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Tăng/Giảm 2019/2018 2020/2019 2021/2020 2022/2021 1.Tổng doanh

Trang 32

Giai đoạn 2018 – 2022, tổng doanh thu của Công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình, tuy nhiên mức tăng trưởng có xu hướng giảm qua từng năm và chậm lại vào năm 2021

Tổng doanh thu năm 2022 đạt 1.247 tỷ đồng, tăng 5,09 % so với năm

2021, tăng 25,4 % so với năm 2018 Mức tăng trưởng tổng doanh thu có xu hướng giảm dần, với tốc độ tăng trưởng các năm 2019, 2020, 2021 và 2022 lần lượt đạt 7,84%, 6,09%, 4,32%, và 5,09% Tổng doanh thu đạt 1.128 tỷ đồng/năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,84%/năm, giảm 27,8% so với giai đoạn 2013-2017 Giai đoạn 2013-2017, Công ty triển khai đóng mới nhiều sản phẩm quốc phòng và kinh tế, đặc biệt là đóng mới 06 tàu pháo TT400TP cho Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Đây là lớp tàu quân sự trang bị nhiều hệ thống vũ khí, khí tài hiện đại, lần đầu tiên đóng mới tại Việt Nam và có giá trị kinh tế rất lớn, đã góp phần quan trọng tăng tổng doanh thu của Công ty Hay nói cách khác, số lượng sản phẩm ít hơn, giá trị kinh tế thấp hơn là nguyên chính dẫn đến tổng doanh thu giai đoạn 2018-2022 giảm 27,8% so với giai đoạn 2013-2017

Hình 2.2 Tổng doanh thu của Công ty giai đoạn 2018 -2022

Với đặc thù là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, có lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn là đóng mới, sửa chữa các sản phẩm tàu quân sự nên Công ty

Trang 33

luôn chú trọng, tập trung mọi nguồn lực để đóng mới, sửa chữa các loại tàu phục vụ nhiệm vụ quốc phòng Mặc dù, giai đoạn 2018-2022, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, xung đột vũ trang giữa Nga và Ucraina…nhưng lãnh đạo, chỉ huy Công ty luôn chủ động tìm kiếm, đề xuất các dự án sản phẩm mới nên doanh thu thuần

cơ bản ổn định Sản phẩm quốc phòng đóng góp trên 90% trong cơ cấu doanh thu thuần, một số sản phẩm đóng mới chủ yếu như: 07 tàu BP18 của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, 01 tàu chở dầu vận tải đa năng K3000, 02 tàu chấp pháp HQ750 cho Quân chủng Hải Quân, 02 tàu KN6000/của Cục kiểm ngư, 1tàu D05/Cục vận tải, 06 tàu HQ-120, 03 tàu HQ200, 02 tàu ST-217A, 03 xuồng ST-520A/Tổng cục Hải Quan, 45 xuồng cao tốc của Tổng cục Dự trữ nhà nước Năm 2022, doanh thu thuần đạt 1.246 tỷ đồng, tăng 5,15% so với năm 2021, tăng 20,9% so với năm 2018 Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần có xu hướng giảm dần, với tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần các năm 2019, 2020, 2021 và 2022 lần lượt đạt 8,50%, 6,35%, 4,25% và 5,15% Giai đoạn 2018-2022, bình quân doanh thu thuần đạt 1.124 tỷ đồng/năm, tốc

độ tăng trưởng bình quân 6,06%/năm, giảm 13,1% so với giai đoạn

2013-2017

Hình 2.3 Doanh thu thuần của Công ty giai đoạn 2018 -2022

Trang 34

Hình 2.4 Lợi nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2018 -2022

2.2.3 Tình hình biến động quy mô tài sản

Giai đoạn 2018-2022, quy mô tài sản của Công ty biến động thông qua

Bảng 2.2

Trang 35

Bảng 2.2 Tình hình biến động quy mô tài sản của Công ty giai đoạn 2018-2022

tương đương tiền 266.062,09 84.382,98 58.639,85 20.152,83 132.522,81 18,56% 8% 5,59% 1,65% 10,8%

II Đầu tư tài chính

Trang 37

Mặc dù tài sản dài hạn tăng 206,699 tỉ tương ứng với mức tăng 85% từ năm 2018 (242,316 tỉ) đến năm 2022 (449,016 tỉ) Tuy nhiên, do tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản và giảm từ 1.190,93 tỉ (năm 2018) xuống còn 780,946 tỉ (năm 2022), tương ứng với mức giảm 409,993 tỉ, giảm 34%

Do vậy, tổng tài sản của Công ty năm 2022 là 1.229 tỉ, giảm 203,293 tỉ

so với năm 2018 (1.433 tỉ), tương ứng với mức giảm 14,2% Như vậy, việc đầu tư tài sản dài hạn mới chỉ tập trung vào thay thế máy móc, thiết bị cũ, đã xuống cấp để phục vụ sản xuất, chưa làm thay đổi quy mô về tài sản của doanh nghiệp hay nói cách khác, giai đoạn 2018 -2022 tổng tài sản của Công

ty giảm đồng nghĩa với việc quy mô về tài sản đã giảm đi

Hình 2.5 Tình hình biến động tài sản của Công ty giai đoạn 2018-2022

- Giai đoạn 2018-2022, tài sản ngắn hạn giảm từ 1.190 tỉ (năm 2018) xuống còn 780,9 tỉ (năm 2022), giảm sâu nhất với mức 646,8 tỉ vào năm

2020 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là: Năm 2020, do đại dịch COVID-19 bùng phát làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và khách hàng sử dụng sản phẩm của Công ty

Ngày đăng: 03/12/2024, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN