1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Đánh giá mức độ phát triển thể lực chung của nam sinh viên khoa CNTT và khoa Điện cơ sau một năm học tập tại Trường Đại học Hải Phòng

77 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Các công trình nghiên cứu đánh giá sự phát triển thể chất của người Việt Nam 31 1.7 Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, tiêu chuẩn đánh giá thể lực ở Việt Nam và một số nước trên thế giới 32

Trang 1

Chuyên ngành: Giáo dục Thể chất

Mã số: ĐT.GD.2023.17

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Văn Tuấn

Thành viên tham gia: ThS Trần Văn Sơn

Đơn vị: Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao

Hải Phòng, 12/2023

Trang 2

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11 1.1 Một số quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác GDTC 11 1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ GDTC, các hình thức tổ chức hoạt

động GDTC trong trường đại học

17

1.4 Cơ sở sinh lí của các tố chất thể lực 22 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thể lực chung của sinh viên 27 1.6 Các công trình nghiên cứu đánh giá sự phát triển thể chất

của người Việt Nam

31

1.7 Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, tiêu chuẩn đánh giá thể lực

ở Việt Nam và một số nước trên thế giới

32

Chương 2 THỰC TRẠNG THỂ LỰC CHUNG CỦA NAM SINH VIÊN

NĂM THỨ NHẤT KHOA CNTT VÀ KHOA ĐIỆN CƠ

37

2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thể lực SV Trường Đại học Hải

Phòng

37

2.2 Thực trạng thể lực nam sinh viên năm thứ nhất Khoa

CNTT Trường Đại học Hải Phòng

44

2.3 Thực trạng thể lực nam sinh viên năm thứ nhất Khoa Điện

cơ Trường Đại học Hải Phòng

46

2.4 So sánh thể lực nam SV năm thứ nhất khoa Điện cơ với

nam SV năm thứ nhất khoa CNTT

47

Trang 3

SAU MỘT NĂM HỌC TẬP

3.1 Thể lực nam sinh viên Khoa CNTT sau một năm học tập 49 3.2 Thể lực nam sinh viên Khoa Điện cơ sau một năm học tập 51 3.3 So sánh mức độ phát triển thể lực của nam SV khoa CNTT

với nam SV khoa Điện cơ sau một năm học tập

55

3.4 Kết quả xếp loại thể lực SV khoa Điện cơ và khoa CNTT

theo Tiêu chuẩn đánh giá thể lực SV do Bộ GD-ĐT quy định

56

PHỤ LỤC

Trang 4

Bảng Nội dung Trang

Bảng 1 Cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC của Trường

Đại học Hải Phòng năm học 2022-2023 40 Bảng 2 Thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC của Trường Đại

Bảng 3 Thực trạng hoạt động ngoại khóa của SV khoa Điện

cơ và khoa CNTT Trường Đại học Hải Phòng 42 Bảng 4 Sở thích tập luyện các môn thể thao của sinh viên

Bảng 5 Thực trạng thể lực của nam sinh viên năm thứ nhất

Khoa CNTT, Trường Đại học Hải Phòng (n = 180) 45 Bảng 6 So sánh thể lực của nam SV năm thứ nhất Khoa CNTT

Trường ĐHHP với MTB về thể lực của người Việt Nam cùng giới, cùng lứa tuổi (18 tuổi)

45

Bảng 7 Thực trạng thể lực của nam sinh viên năm thứ nhất

Khoa Điện cơ, Trường Đại học Hải Phòng (n = 250) 46 Bảng 8 So sánh thể lực của nam SV năm thứ nhất khoa Điện cơ

Trường ĐHHP với MTB về thể lực của người Việt Nam cùng giới, cùng lứa tuổi

47

Bảng 9 So sánh thể lực nam sinh viên năm thứ nhất Khoa

Bảng 10 Thực trạng thể lực của nam SV năm thứ hai khoa

Bảng 11 So sánh thể lực của nam SV năm thứ 2 khoa CNTT

với MTB về thể lực của người VN cùng giới, cùng lứa tuổi (19 tuổi)

49

Bảng 12 Tăng trưởng thể lực của nam SV khoa CNTT sau một 50

Trang 5

Điện Cơ (n = 250) 51 Bảng 14 So sánh thể lực của nam SV năm thứ 2 Khoa Điện cơ

với MTB về thể lực của người VN cùng giới, cùng lứa tuổi (19 tuổi)

Bảng 17 Xếp loại thể lực của nam SV năm thứ nhất và năm thứ

2 của khoa Điện cơ và khoa CNTT theo Tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Bộ GD&ĐT

57

Trang 6

Biểu đồ Nội dung Trang

Biểu đồ 01 Sở thích tập luyện môn thể thao của sinh viên 44

Biểu đồ 08 Tăng trưởng thể lực của sinh viên 2 khoa 55

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

CNTT Công nghệ thông tin GDTC Giáo dục thể chất GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

TDTT Thể dục thể thao TCĐGTL Tiêu chuẩn đánh giá thể lực

Trang 8

1 Thông tin chung:

Tên đề tài: Đánh giá mức độ phát triển thể lực chung của nam sinh viên khoa Công nghệ thông tin và khoa Điện cơ sau một năm học tập tại Trường Đại học Hải Phòng

Mã số: ĐT.GD.2023.17

Chủ nhiệm: TS Nguyễn Văn Tuấn

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Hải Phòng

Thời gian thực hiện: Từ tháng 12/2022 đến 12/2023

2 Mục tiêu:

Đề tài tiến hành giải quyết 2 mục tiêu nghiên cứu sau:

Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng thể lực chung của nam sinh viên năm thứ

nhất Khoa CNTT và Khoa Điện cơ

Mục tiêu 2: Đánh giá mức độ phát triển thể lực chung của SV Khoa CNTT

và Khoa Điện cơ sau một năm học tập, từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao thể lực của sinh viên

4 Kết quả nghiên cứu:

Bằng phương pháp so sánh các chỉ số thể lực của sinh viên năm thứ nhất

và năm thứ hai với các chỉ số tham chiếu chuẩn (Mức trung bình về thể chất

Trang 9

khoa Điện cơ và khoa CNTT ở hai thời điểm, thời điểm SV năm thứ nhất và thời điểm SV năm thứ hai

So sánh thể lực của SV năm thứ hai với thời điểm năm thứ nhất, qua đó đánh giá được mức độ phát triển thể lực của SV sau một năm học Đề tài cũng tiến hành đánh giá, xếp loại thể lực SV bằng Tiêu chuẩn đánh giá thể lực SV do

Bộ GD&ĐT ban hành

Đề tài tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động ngoại khoá và nhu cầu tập luyện thể thao của nam SV hai khoa làm cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao thể lực của sinh viên ở các nghiên cứu tiếp theo

5 Công bố sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên

tạp chí năm xuất bản và minh chứng kèm theo nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá

của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):

- Đã gửi bài báo xin đăng tại Tạp chí khoa học Trường Đại học Hải Phòng;

- Bản báo cáo kết quả nghiên cứu

6 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu về biện pháp

nâng cao chất lượng công tác GDTC nói chung, nâng cao thể lực sinh viên Trường Đại học Hải Phòng nói riêng

Hải Phòng, ngày 20 tháng 12 năm 2023

Chủ nhiệm đề tài

(Ký và ghi rõ họ tên)

TS Nguyễn Văn Tuấn

Trang 10

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về Giáo dục - Đào tạo và khoa học công nghệ đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo phải cùng với khoa học và công nghệ thực sự trở thành quốc sách hàng đầu ” Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện Không chỉ phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức và lối sống mà còn phải là con người cường tráng

về thể chất ”[3]

Quán triệt được vấn đề này trong nhiều năm qua Bộ Giáo dục Đào tạo đã chú trọng cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm phát triển thể lực nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường các cấp, xây dựng qui hoạch phát triển

và kế hoạch đổi mới công tác GDTC và thể thao học đường

Việc nghiên cứu thực trạng phát triển thể lực của sinh viên ở mỗi cơ sở đào tạo là một vấn đề cấp thiết, đánh giá đúng thực trạng phát triển thể lực của sinh viên sẽ giúp các nhà sư phạm xác định hiệu quả của chương trình đào tạo, các phương pháp giảng dạy Mặt khác trên cơ sở đó các nhà khoa học có cơ sở

để lựa chọn các giải pháp thích hợp nâng cao thể lực sinh viên nói riêng, hiệu quả của quá trình GDTC nói chung

Trang 11

Nghiên cứu về thể lực của sinh viên, chất lượng GDTC trong các trường Cao đẳng, Đại học và Trung học Chuyên nghiệp là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Trong những năm gần đây, có thể kể đến các công trình nghiên cứu của tác giả: Ma Đức Tuấn, Nguyễn Duy Nam (2013) với

đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng bàì tập Aerobic vào giờ học ngoại khóa TDTT nhằm nâng cao thể lực cho nữ sinh trường Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên”, Lương Thị Ánh Ngọc, Nguyễn Văn Nhượng (2014) với kết quả nghiên cứu: “Sự biến đổi về thể lực của nam SV năm thứ nhất Học viện Hải quân Nha Trang sau ba tháng tập luyện chương trình ngoại khóa môn bóng chuyền”, Tại Trường Đại học Hải Phòng đã có các nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn (2016) với đề tài “Diễn biến thể lực của sinh viên khối sư phạm Trường

Đại học Hải Phòng”, Phạm Kim Huệ (2016) với đề tài “Xây dựng hệ thống bài

tập bổ trợ chuyên môn trong quá trình giảng dạy môn học chạy 100m cho sinh viên năm thứ hai khối không chuyên Trường Đại học Hải Phòng, Nguyễn Hữu Toán (2019) với đề tài “Lựa chọn các biện pháp phát triển thể lực chung cho sinh viên Trường Đại học Hải Phòng”…

Trường đại học Hải Phòng là một trường thuộc khu vực Duyên hải Bắc bộ đào tạo đa ngành, trong đó có khối ngành công nghệ thông tin thuộc khoa CNTT

và các ngành thuộc khoa Điện cơ (điện công nghiệp và dân dụng, điện tự động công nghiệp, công nghệ chế tạo máy, công nghệ KT Cơ- điện tử) Hai khoa này

có số lượng nam sinh viên chiếm đa số và chiếm phần lớn số nam SV của trường Vì vậy, việc đánh giá thực trạng thể chất của nam sinh viên khoa CNTT

và khoa Điện cơ là đánh giá thể lực của nam sinh viên Trường Đại học Hải Phòng Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để xây dựng và lựa chọn các biện pháp ứng dụng nhằm nâng cao thể lực sinh viên Vì những lý do trên, chúng tôi

tiến hành đề tài: “Đánh giá mức độ phát triển thể lực chung của nam sinh viên

Khoa Công nghệ thông tin và Khoa Điện cơ sau một năm học tập tại Trường Đại học Hải Phòng ”

Trang 12

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài đặt ra 2 mục tiêu:

Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng thể lực chung của nam sinh viên năm thứ nhất Khoa CNTT và Khoa Điện cơ

Mục tiêu 2: Đánh giá mức độ phát triển thể lực chung của SV khoa CNTT

và khoa Điện cơ sau một năm học tập, từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao thể lực của sinh viên

3 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các chỉ số đánh giá thể lực của sinh viên

- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên K23 khoa CNTT và khoa Điện cơ

Trường Đại học Hải Phòng

4 Giả thuyết khoa học

Giả thuyết được đặt ra là đề tài đánh giá đúng thực trạng và mức độ phát triển thể lực chung của sinh viên sau 1 năm học tập, so sánh mức độ phát triển thể lực của sinh viên giữa hai khoa, xác định được những điểm tồn tại từ đó có

cơ sở đề xuất biện pháp tác động để phát triển toàn diện thể lực cho sinh viên, nâng cao hiệu quả công tác GDTC

5 Phạm vi nghiên cứu

- Các yếu tố ảnh hưởng đến thể lực chung của sinh viên

- Đánh giá thực trạng thể lực sinh nam viên năm thứ nhất khoa Điện cơ và khoa CNTT, so sánh các chỉ số thể lực của sinh viên năm thứ nhất với mức trung bình về thể chất của người Việt Nam cùng độ tuổi, cùng giới (người VN tuổi 18);

- Thực trạng thể lực sinh viên năm thứ hai, so sánh các chỉ số thể lực của sinh viên ở thời điểm năm thứ hai (số liệu tháng 9/2023) với mức trung bình của người Viêt Nam cùng độ tuổi, cùng giới (người VN tuổi 19);

- So sánh các chỉ số thể lực của sinh viên (thời điểm – SV năm thứ 2), với Tiêu chuẩn đánh giá thể lực (TCĐGTL) của Bộ GD-ĐT

- So sánh mức độ tăng trưởng của nam sinh viên sau 1 năm học tập

Trang 13

6 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

6.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Đây là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu Phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan còn là cơ sở để giúp chúng tôi lựa chọn các phương pháp nghiên cứu và bàn luận kết quả nghiên cứu Trong đề tài đã tiến hành tham khảo tài liệu bao gồm: các văn kiện của Đảng và Nhà nước về TDTT, các chỉ thị, thông tư, các chế độ chính sách đối với TDTT, các hồ sơ lưu trữ về TDTT, một số luận văn, luận án, tài liệu khoa học và các kết quả nghiên cứu của các tác giả, các nhà khoa học trong và ngoài nước

6.2 Phương pháp quan sát sư phạm

Phương pháp quan sát sư phạm được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm thu thập thông tin về các mặt hành vi, thái độ học tập của sinh viên trong các giờ học nội khoá và hoạt động ngoại khoá TDTT Quan sát quá trình dạy học, giáo dục của giảng viên TDTT Các thông tin thu được từ phương pháp này

sẽ được sử dụng để lập luận, đánh giá thực trạng thể lực và các yếu tố ảnh hưởng đến thể lực sinh viên

6.3 Phương pháp phỏng vấn

Sử dụng phương pháp phỏng vấn gián tiếp với đối tượng lựa chọn nhằm thu thập các thông tin nghiên cứu Các lĩnh vực mà đề tài quan tâm là: Nhận thức về vai trò và vị trí của GDTC trong rèn luyện sức khỏe của sinh viên; động

cơ, hứng thú tập luyện; các môn thể thao sinh viên yêu thích và lựa chọn, sự tham gia tập luyện ngoại khóa của SV Đối tượng phỏng vấn là sinh viên Trường Đại học Hải Phòng

6.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm

Để đánh giá thực trạng thể lực sinh viên trường trường Đại học Hải Phòng, đề tài sử dụng các Test, phương tiện và phương pháp Điều tra thể chất

Trang 14

người Việt Nam từ 6 - 20 tuổi (2001), do Viện Khoa học TDTT chuyển giao và

hỗ trợ [12]

6.4.1 Các nội dung kiểm tra

- Lực bóp tay thuận (kg), để đánh giá sức mạnh tối đa của tay thuận

- Bật xa tại chỗ (cm), để đánh giá sức mạnh tốc độ của chân

- Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây), để đánh giá sức mạnh bền

- Chạy 30 mét xuất phát cao (giây), để đánh giá sức nhanh

- Chạy con thoi 4 x10 mét (giây), để đánh giá năng lực phối hợp vận động

- Chạy tuỳ sức 5 phút (m), để đánh giá sức bền chung

6.4.2 Phương pháp kiểm tra

- Lực bóp tay thuận (kg)

Mục đích: dùng để đánh giá sức mạnh tối đa

Cách tiến hành: Đối tượng điều tra đứng hai chân rộng bằng vai, tay thuận cầm lực kế đưa thẳng chếch sang bên, tạo thành góc 450

so với trục dọc cơ thể, đồng hồ của lực kế hướng vào lòng bàn tay, các ngón tay ôm chặt thân lực kế Tay còn lại duỗi thẳng tự nhiên, song song với thân người Khi bóp, dùng hết sức của bàn tay bóp vào lực kế Bóp đều và gắng sức liên tục trong 2 giây Không được bóp giật cục hay thêm các động tác trợ giúp của thân người, hoặc các động tác thừa

Đối tượng điều tra bóp hai lần, nghỉ giữa 15 giây Điều tra viên xác định kết quả lần cao nhất rồi ghi vào biên bản kiểm tra

Trang 15

Đối tượng điều tra đứng ở tư thế chuẩn bị, ngón chân đặt sát mép vạch xuất phát, hai tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm, gấp khớp khuỷu, gập thân, hơi lao người về phía trước, đầu hơi cúi, hai tay hạ xuống dưới, ra sau (giống tư thế xuất phát trong bơi), phối hợi duỗi thân, chân bật mạnh về trước đồng thời hai tay cũng vung mạnh ra trước Khi bật nhảy và khi tiếp đất (sàn) hai chân tiến hành đồng thời cùng lúc

Xác định thành tích: kết quả bật xa được đo từ vạch xuất phát đến điểm chạm gần nhất của gót chân trên mặt thảm Mỗi người thực hiện hai lần bật nhảy, điều tra viên xác định thành tích cao nhất ghi vào biên bản kiểm tra

Người phục vụ (hỗ trợ) ngồi đối diện với đối tượng điều tra, hai tay giữ chặt phần dưới hai cổ chân của đối tượng kiểm tra, sao cho hai bàn chân của đối tượng điều tra không nhấc khỏi mặt sàn trong quá trình thực hiện test

Khi điều tra viên thứ nhất hô "bắt đầu", đối tượng điều tra ngả người thành nằm ngửa ra phía sau, hai bả vai chạm mặt sàn, sau đó lập tực gập bụng nâng người về tư thế ban đầu và lặp lại liên tục trong 30 gy Mỗi lần ngả người,

co bụng được tính 1 lần Khi hô "bắt đầu" đồng thời bấm đồng hồ, đến giây thứ

30, hô "kết thúc", báo hiệu lần kiểm tra đã xong Điều tra viên thứ hai đếm số lần thực hiện được của đối tượng điều tra và ghi vào biên bản kiểm tra Yêu cầu đối tượng điều tra thực hiện đúng kỹ thuật và gắng sức tối đa trong thời gian kiểm tra

Thành tích được tính bằng số lần

- Chạy 30 m xuất phát cao (giây)

Trang 16

đổ về trước, hai tay thả lỏng tự nhiên, bàn chân trước đặt ngay sau vạch xuất phát, tư thế thoải mái Khi nghe hiệu lệnh "sẵn sàng", hạ thấp trọng tâm dồn vào chân trước, tay hơi co ở khuỷu, đưa ra ngược chiều chân, thân người đổ về trước, đầu hơi cúi, toàn thân giữ yên, tập trung chú ý đợi lệnh xuất phát Khi có lệnh "chạy", ngay lập tức lao nhanh về trước, thẳng tiến về trước và chạy băng qua vạch đích

Xác định thành tích: điều tra viên phụ trách bấm giờ đứng ngang vạch đích, tay cầm đồng hồ, đặt ngón tay trỏ vào nút bấm, nhìn về vạch xuất phát, khi thấy cờ của trọng tài xuất phát phất xuống, lập tức bấm đồng hồ Khi ngực hoặc vai của người chạy chạm mặt phẳng đích thì bấm dừng đồng hồ, xác định thành tích, đọc cho thư kí ghi vào biên bản kiểm tra

Thành tích được xác định đến 1/100 giây

- Chạy con thoi 4 x 10 m (gy)

Mục đích: dùng để đánh giá năng lực phối hợp vận động

Yêu cầu về sân tập dụng cụ: Đường chạy có kích thước 10 m x1,25 m, bốn góc có vật chuẩn để quay đầu Đường chạy bằng phẳng, không trơn, tốt nhất trên nền đất khô Hai đầu đường chạy có khoảng trống ít nhất 10 m để dẩm bảo

an toàn, đặc biệt khi đối tượng điều tra về đích

Đối tượng điều tra thực hiện theo khẩu lệnh: "vào chỗ - sẵn sàng - chạy" giống như thao tác đã trình bày trong chạy 30 mét xuất phát cao Khi chạy đến vạch 10 m, chỉ cần một chân chạm vạch, lập tức quay ngoắt toàn thân vòng

Trang 17

ngược lại, chạy nhanh về vạch xuất phát, khi một chân chạm vạch xuất phát thì quay lại chạy như lần đầu Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường với 2 vòng và 3 lần quay đầu

Xác định thành tích: khi trọng tài xuất phát hô dứt khẩu hiệu "chạy", thì trọng tài bấm đồng hồ tính thời gian bắt đầu; khi ngực hoặc vai của đối tượng điều tra chạm mặt phẳng đích (ở vòng chạy cuối cùng) thì bấm dừng đồng hồ, xác định thành tích, đọc cho thư kí ghi vào biên bản kiểm tra

Thành tích được xác định đến 1/100 giây

- Chạy tuỳ sức 5 phút (m)

Mục đích: dùng để đánh giá sức bền chung (sức bền ưa khí)

Yêu cầu về sân tập, dụng cụ: Đường chạy dài tối thiểu 50m, rộng ít nhất 2m, hai đầu kẻ hai đường giới hạn, phía ngoài hai đường giới hạn có khoảng trống ít nhất 5m để người chạy quay vòng và đảm bảo an toàn Giữa hai đầu đường chạy (tim đường) đặt vật chuẩn để quay vòng Trên đoạn đường 50 m, đánh dấu từng đoạn 5m để xác định phần lẻ quãng đường sau khi hết thời gian chạy

Khi có lệnh "chạy", đối tượng điều tra chạy trong ô chạy hết đoạn đường

50 m, vòng (bên trái) qua vật chuẩn chạy lặp lại cho đến hết thời gian 5 phút Người chạy nên chạy từ từ ở những phút đầu, phân phối đều và tuỳ theo sức của mình mà tăng dần tốc độ, nếu mệt có thể chuyển thành đi bộ cho đến hết thời gian Mỗi đợt có thể kiểm tra được 10 người

Mỗi đối tượng điều tra có đeo số ở ngực, tay cầm tích -kê có số tương ứng với số đeo Khi có lệnh dừng chạy, lập tức thả tích - kê của mình xuống mặt sân, nơi chân tiếp đất để đánh dấu số lẻ quãng đường chạy được, sau đó chạy chậm hoặc đi bộ thả lỏng, để hồi sức

Các điều tra viên xác định số vòng chạy và số lẻ quãng đường mà mỗi đối tượng điều tra chạy được rồi đọc kết quả cho thư ký ghi vào biên bản kiểm tra

Thành tích được tính bằng mét

Trang 18

6.5 Phương pháp toán học thống kê

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tính các tham số thống kê: Trung bình cộng (X ), độ lệch chuẩn (x), hệ số biến sai (Cv), sai số chuẩn của giá trị trung bình (m x), so sánh trung bình cộng của hai mẫu (t), so sánh số trung bình quan sát với số trung bình lý thuyết (t), nhịp tăng trưởng (W%), so sánh nhiều tỉ

A

B A

n n

x x t

5,0

)(

100

2 1

1 2

V V

V V

- V1: Kết quả kiểm tra lần trước của các chỉ tiêu

- V2: Kết quả kiểm tra lần sau của các chỉ tiêu

- 100 và 0,5: Các hằng số

Trang 19

- Hệ số biến sai:

% 100

7 Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu

- Đề tài được tiến hành từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023, được chia

+ Hoàn thành xử lý số liệu, phân tích kết quả

- Giai đoạn 4: Từ tháng 11/2023 đến tháng 12/2023: Viết hoàn thành đề tài, bản

báo cáo chuẩn bị bảo vệ

- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại Trường Đại học Hải Phòng

Trang 20

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Một số quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác GDTC

Ngay từ khi đặt nền tảng xây dựng sự nghiệp TDTT của nước ta, Hồ Chủ Tịch đã khẳng định: TDTT là một công tác Cách mạng, vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của quần chúng, một sự nghiệp của toàn dân, do dân

và vì dân Mục tiêu của TDTT là bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân, góp phần cải tạo nòi giống Việt Nam, làm cho dân cường, nước thịnh Tiêu biểu cho điều mong muốn thiết tha của Bác là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công, mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khoẻ tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ Vậy, rèn luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của một người dân yêu nước [30, tr18]

Bác Hồ rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển TDTT vì sức khoẻ nhân dân, vì rằng việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công, Bác kêu gọi toàn dân thường xuyên rèn luyện thân thể nhằm giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể lực cho mọi người Bác Hồ rất tin yêu thế hệ trẻ, Người quan tâm và săn sóc đến sự phát triển thể chất của thế hệ trẻ Ngày về thăm trường Thể dục Trung ương, Bác nhấn mạnh:” Thanh niên phải rèn luyện thể dục thể thao, vì thanh niên là tương lai của đất nước” [30, Tr 91]

Đảng ta lãnh đạo công tác TDTT bằng việc hoạch định đường lối quan điểm TDTT, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đường lối quan điểm TDTT do mình

đề ra Đường lối quan điểm của Đảng thể hiện trong Các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về TDTT suốt thời kỳ lãnh đạo Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, được thể hiện tài tình qua nghị quyết đại biểu Đảng toàn quốc: "Từng bước xây dựng nền TDTT xã hội chủ nghĩa phát triển cân đối, có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân [16] "Công tác TDTT

Trang 21

cần coi trọng, nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học, tổ chức hướng dẫn và vận động đông đảo nhân dân rèn luyện thân thể hàng ngày" [16]

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ Trong đó, trí dục, đức dục được coi là những vấn đề hệ trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách người học sinh - sinh viên - người chủ tương lai của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức

Định hướng về công tác giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ trong những năm tới Nghị quyết Trung ương II khoá VIII đã khẳng định: "Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện, không chỉ phát triển về trí tuệ trong sáng, về đạo đức lối sống mà còn là con người cường tráng về thể chất Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các ngành, các đoàn thể, trong đó có GD&ĐT,

y tế và TDTT" [18]

Chỉ thị 36 CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng đã đánh giá công tác TDTT trong giai đoạn vừa qua như sau: "Những năm gần đây công tác TDTT đã

có tiến bộ, phong trào TDTT ở một số địa phương và ngành đã được chú ý đầu

tư nâng cấp, xây dựng mới Tuy nhiên, TDTT của nước ta còn ở trình độ rất thấp, số người thường xuyên tập luyện TDTT còn rất ít, đặc biệt là thanh niên chưa tích cực tham gia tập luyện, hiệu quả GDTC trong trường học và trong các lực lượng vũ trang còn thấp Đội ngũ cán bộ TDTT còn thiếu và yếu về nhiều mặt"[17]

Về nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém là do nhiều cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và còn xem nhẹ vai trò của TDTT trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, chưa thực sự coi TDTT là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, chưa có chế độ phù hợp với yêu cầu phát triển của TDTT, đầu tư cho

Trang 22

lĩnh vực TDTT còn rất hạn chế Quản lý của ngành TDTT còn kém hiệu quả, chưa phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của toàn xã hội để phát triển TDTT

Trước tình hình mới, định hướng của Đảng về phát triển sự nghiệp TDTT:

"phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế -

xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ thể lực giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh làm phong phú đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang"[17]

Trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 có ghi: "Quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học"[23] Điều đó đã khẳng định sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác TDTT và GDTC trong nhà trường, coi đó là một nhiệm vụ cấp thiết và liên tục của toàn Đảng, toàn dân

Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp thể dục thể thao nước nhà, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 133/TTg về xây dựng quy hoạch phát triển ngành TDTT Trong đó đã nêu: "Ngành TDTT phải xây dựng định hướng phát triển có tính chiến lược, trong đó quy định rõ các môn thể thao và các hình thức hoạt động mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của quần chúng: Khoẻ để xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Bộ GD&ĐT cần đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà trường Cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khoá ngoại khoá, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học quy quy chế bắt buộc ở các trường nhất là các trường đại học phải có sân bãi phòng tập TDTT, có định biên hợp lý

và có kế hoạch tích cực đào tại đội ngũ giáo viên TDTT đáp ứng nhu cầu ở tất

cả cấp học"[25]

Thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng, Quốc hội đang thực hiện chương trình xây dựng các bộ luật, luật pháp lệnh các văn bản pháp luật được ban hành, đã thể chế hoá nhiều chủ trương

Trang 23

đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mọi công dân, phục vụ cho việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế - xã hội tạo ra môi trường pháp lý, tăng cường kỷ cương, đáp ứng những yêu cầu cấp bách của việc xây dựng một xã hội công bằng và văn minh

Giáo dục được đặt ở vị trí "Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc"[22] Là một lĩnh vực rộng lớn, nền giáo dục quốc dân có liên quan mọi người, mọi tổ chức xã hội Do vậy, Luật giáo dục là một văn bản pháp luật

về giáo dục thống nhất có hiệu lực pháp lý cao, thể chế hoá đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục: "Nền giáo dục Việt Nam

là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng" [22]

"Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [22]

Để GDTC và thể thao học đường thực sự có vị trí quan trọng trong việc góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ

và thể chất sức khoẻ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng đồng thời xây dựng nhà trường thành những cơ sở phong trào TDTT quần chúng của học sinh, sinh viên, quán triệt sâu sắc nội dung của các nghị quyết, chỉ thị của Đảng hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, và các văn bản pháp lệnh của Chính phủ về công tác thể dục thể thao trong tình hình mới Đồng thời để khắc phục thực trạng giảm sút sức khoẻ thể lực của học sinh, sinh viên hiện nay, ngành Giáo dục đào tạo và TDTT đã thống nhất những nội dung, biện pháp và hợp đồng trách nhiệm chỉ đạo nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng GDTC của học sinh, sinh viên: "Hai ngành nhất trí xây dựng chương trình mục tiêu, cải tiến nâng cao chất lượng GDTC, sức khoẻ, bồi dưỡng năng khiếu thể thao học sinh,

Trang 24

sinh viên Kiến nghị với Nhà nước phê duyệt thành chương trình quốc gia và được đầu tư kinh phí thích đáng" [4]

Để đưa công tác GDTC trong nhà trường trở thành một khâu quan trọng

mà sự nghiệp giáo dục - đào tạo, cũng như xác định nhận thức đúng về vị trí GDTC trong nhà trường các cấp phải được triển khai thực hiện đồng bộ với các mặt giáo dục tri thức và nhân cách từ tuổi thơ cho đến Đại học Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có văn bản quyết định ban hành quy chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp Trong đó đã khẳng định: "GDTC được thực hiện trong hệ thống nhà trường từ Mầm non đến Đại học góp phần đào tạo những công dân phát triển toàn diện GDTC là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần,trong sáng về đạo đức: Thể chất - sức khoẻ tốt là nhân tố quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"[7]

Cũng như khẳng định: GDTC trong nhà trường các cấp nhằm từng bước nâng cao trình độ văn hoá thể chất và thể thao của học sinh, sinh viên góp phần phát triển sự nghiệp TDTT của đất nước, đáp ứng nhiệm vụ giao tiếp thể thao của học sinh, sinh viên Việt Nam và Quốc tế"[7]

Trong các trường đại học, GDTC có tác dụng tích cực trong việc hoàn thiện cá tính, nhân cách, những phẩm chất cần thiết cho nghiệp vụ và hoàn thiện thể chất của sinh viên Việc tiến hành GDTC nhằm giữ gìn sức khoẻ và phát triển thể lực tiếp thu những kiến thức và kỹ năng vận động cơ bản, còn có tác dụng chuẩn bị tốt về mặt tâm lý và tinh thần của người cán bộ tương lai Đồng thời giúp họ hiểu biết phương pháp khoa học, để tiếp tục rèn luyện thân thể, củng cố sức khoẻ góp phần tổ chức xây dựng phong trào TDTT trong nhà trường Do vậy, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình GDTC trong các trường Đại học: "Chương trình GDTC trong các trường đại học nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục trang bị kiến thức, kỹ năng về rèn luyện thể lực của sinh viên, giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý

Trang 25

luận cơ bản về nội dung và phương pháp tập luyện TDTT, góp phần duy trì và phát triển sức khoẻ của sinh viên [6]

Hoạt động GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp là một bộ phận quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho sinh viên Để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục của hoạt động TDTT cần quán triệt hai vấn đề

Thứ nhất: GDTC trong Nhà trường là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu

giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, là phương diện quan trọng và có hiệu quả để phát triển hài hoà, cân đối cơ thể và các tố chất thể lực của sinh viên

Thứ hai: GDTC trong Nhà trường là một quá trình sư phạm, có tác dụng

tích cực đến phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức tác phong và thẩm mỹ Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của người cán bộ tương lai

Trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã ra một số văn bản qui định về hoạt động GDTC và thể thao trường học Thông tư số 48/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 Qui định về hoạt động thể thao trong nhà trường, trong đó nêu

rõ trách nhiệm của nhà trường phải thực hiện việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên theo qui định Thông tư trên cũng qui định nhiệm vụ của người học là phải “tham gia các hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao theo kế hoạch của nhà trường, hàng năm phải hoàn thành các nội dung kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực theo qui định hiện hành” [10, điều 7]

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bộ Giáo dục

và Đào tạo đa ra Hướng dẫn số 4557/BGD ĐT-GDTC ngày 24/8/2023 hướng dẫn các trường đại học, học viện tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình môn học GDTC, bố trí thời gian lên lớp hợp lý, khoa học góp phần nâng cao chất lượng giờ học, đổi mới hình thức, phương pháp dạy học tạo hứng thú cho sinh viên, đồng thời các cơ sở giáo dục cần rà soát và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị dành cho GDTC, hoạt động thể thao trong các cơ sở giáo dục [11]

Trang 26

1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ GDTC, các hình thức tổ chức hoạt động GDTC trong trường đại học

1.2.1 Mục tiêu của GDTC

GDTC là một quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ của con người GDTC là một loại hình giáo dục chính vì vậy nó là một quá trình giáo dục có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch để truyền thụ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động, những kinh nghiệm sống từ thế hệ này cho thế

hệ khác…Như vậy vì là quá trình sư phạm nên GDTC đòi hỏi phải tuân thủ theo những nguyên tắc sư phạm Trong đó vai trò của người học sinh là trung tâm, người thầy có nhiệm vụ định hướng dẫn dắt, các hoạt động tổ chức tuân thủ theo nguyên tắc sư phạm

+ Hình thành và hoàn thiện những kỹ năng kỹ xảo vận động cơ bản của một số môn thể thao và trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức chuyên môn như: Lý luận cơ bản về tập luyện và thi đấu thể thao Trang bị cho học sinh, sinh viên những tri thức cần thiết về phương pháp, phương tiện GDTC để tự tập luyện cũng như có thể tổ chức và hướng dẫn mọi người

+ Góp phần duy trì và củng cố sức khoẻ của học sinh, phát triển cơ thể một cách hài hoà, cân đối, xây dựng thói quen lành mạnh và khắc phục những thói quen xấu trong cuộc sống Nhằm đạt hiệu quả tốt trong quá trình học tập và

Trang 27

đạt những chỉ tiêu thể lực quy định cho từng đối tượng trên cơ sở tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi

+ Giáo dục tính thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên và tạo điều kiện để nâng cao trình độ thể thao của mọi người

1.2.3 Các hình thức tổ chức hoạt động GDTC trong trường đại học

* Giờ học thể dục thể thao chính khoá

Với nhiệm vụ nhằm trang bị cho học sinh, sinh viên những tri thức kỹ năng kỹ xảo vận động, những kiến thức TDTT Với mục đích chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong trường học là: xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của học sinh, sinh viên, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm lý, tạo ý thức tập luyện TDTT thường xuyên, giáo dục được đức tính cơ bản, lòng nhân đạo cho học sinh Là hình thức cơ bản nhất của công tác GDTC, được tiến hành trong kế hoạch học

tập của nhà trường

Giờ học TDTT chính khoá mang tính hành chính pháp quy, quy định đối với học sinh và cán bộ giảng dạy Đó là giờ học theo chương trình có quy định

về thời gian và quy cách đánh giá chất lượng được bắt đầu từ mẫu giáo, sau đó

là dạy TDTT theo chương trình ở các cấp học đến bậc đại học

Bản thân giờ học TDTT có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và giáo dục con người trong xã hội Việc học tập các bài tập thể dục, các động tác kỹ thuật là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một cách hài hoà toàn diện, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung và chuyên môn Mặt khác trong giờ học TDTT, những phẩm chất ý chí của con người như: lòng dũng cảm, tính quyết đoán, tính kiên trì và khả năng tự kiềm chế… được hình thành và hoàn thiện Các giờ học còn có vai trò rất lớn đối với công tác giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần tập thể, thẳng thắn, trung thực

* Giờ học thể dục thể thao ngoại khoá

Trang 28

Ngoài giờ học TDTT chính khoá, giờ học TDTT ngoại khoá cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với công tác GDTC trong các nhà trường Việc phát tríển và hoàn thiện thể chất của học sinh, sinh viên đòi hỏi sự tích luỹ của quá trình tập luyện lâu dài và thường xuyên Vì vậy giờ học TDTT ngoại khoá có nhiệm vụ góp phần hoàn thiện các bài học chính khoá, được tiến hành vào giờ tự học của học sinh, sinh viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên hay hướng dẫn viên TDTT Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Tham gia luyện tập trong các câu lạc bộ, các đội tuyển thể thao, tham gia tập các bài tập thể thao chống lại mệt mỏi hàng ngày cũng như giờ tự tập luyện của học sinh, sinh viên trong phong trào rèn luyện thân thể chung của xã hội

Hoạt động ngoại khoá với chức năng là; động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, rèn luyện thân thể tham gia các hoạt động rèn luyện thân thể vì ngày mai lập nghiệp

Hoạt động TDTT ngoại khoá mang tính tự giác chính vì vậy đòi hỏi trong giờ học chính khoá cán bộ, giáo viên thể thao phải giác ngộ tinh thần yêu thích thể thao của học sinh, sinh viên cho các em thấy vai trò và tầm quan trong của tập luyện TDTT đối với cuộc sống Từ đó tạo ra động cơ tập luyện TDTT ngoại khoá cho đúng đắn

Hoạt động tập luyện TDTT ngoại khoá có ý nghĩa rất quan trong Ngoài việc nhằm giáo dục và rèn luyện các phẩm chất đạo đức ra còn là nơi sinh hoạt giao lưu của mọi người, là nơi giáo dục pháp luật, góp một phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống của con người

Tác dụng của GDTC và hoạt động TDTT có chủ đích áp dụng trong các trường Đại học,cao đẳng, trung học chuyên nghiệp là phát triển toàn diện, là phương tiện để hợp lý hoá chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh, sinh viên trong suốt thời gian học tập tại nhà trường

Trang 29

1.3 Một số khái niệm liên quan

1.3.1 Khái niệm thể chất, thể hình, thể lực

Thể chất: Theo Nôvicốp A.Đ, Matveep L.P: “Thể chất là thuật ngữ chỉ

chất lượng của cơ thể con người Đó là những đặc trưng về hình thái và chức

năng của cơ thể được thay đổi và phát triển theo từng giai đoạn và các thời kỳ kế

tiếp nhau theo qui luật sinh học Thể chất được hình thành và phát triển đo bẩm

sinh di truyền và những điều kiện sống tác động” [21, tr 10]

Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn: “Thể chất chỉ chất lượng thân thể

con người Đó là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng

của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống

(bao gồm cả giáo dục, rèn luyện) Như vậy, thể chất bao gồm thể hình, khả năng

chức năng và khả năng thích ứng” [26, Tr 20]

Thể hình: Đó là hình thái, cấu trúc cơ thể, bao gồm trình độ phát triển,

những chỉ số tuyệt đối về hình thái và tỷ lệ giữa chúng cùng tư thế Còn năng

lực thể chất lại chủ yếu liên quan đến những khả năng chức năng của các hệ

thống, cơ quan trong cơ thể, thể hiện chính qua hoạt động cơ bắp Nó bao gồm

các tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ dẻo và sự khéo léo) và

những năng lực cơ bản của con người Khả năng thích ứng chỉ trình độ (năng

lực) thích ứng chủ yếu về chức năng của cơ thể con người với hoàn cảnh bên

ngoài, bao gồm cả sức đề kháng đối với các bệnh tật Còn trạng thái thể chất chủ

yếu nói về tình trạng cơ thể thông qua một số dấu hiệu về thể trạng, được xác

định bằng cách đo tương đối đơn giản về chiều cao, cân nặng, vòng ngực, dung

tích sống, lực tay, chân, lưng trong một thời điểm nào đấy [13], [26]

Đặc trưng của sự phát triển thể chất phụ thuộc nhiều vào các nguyên nhân tạo

thành (điều kiện bên trong và bên ngoài) và sự biến đổi của nó theo một số quy luật

về tính di truyền và khả biến, sự phát triển theo lứa tuổi và giới tính, sự thống nhất

giữa cơ thể và môi trường, giữa hình thức - cấu tạo và chức năng cơ thể

Thể lực, tố chất thể lực: Thể lực là sức lực của cơ thể, biểu hiện qua các

tố chất thể lực Tố chất thể lực là năng lực hoạt động chuyên môn ở một lĩnh vực

Trang 30

hoạt động nào đó Quá trình hình thành và phát triển các tố chất thể lực luôn có quan hệ chặt chẽ với sự hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, vận động và mức độ phát triển các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể Tố chất thể lực là những mặt riêng biệt về khả năng vận động của con người Bao gồm: nhanh, mạnh, bền, khéo léo và mềm dẻo Tố chất thể lực thường được thể hiện trong khi làm động tác và phụ thuộc vào cấu trúc của động tác Ngoài ra, việc thể hiện các tố chất còn phụ thuộc trạng thái người tập và điều kiện thực hiện

Các tố chất như sức mạnh, sức nhanh, sức bền và mềm dẻo là những yếu

tố mang tính năng lượng (vì phụ thuộc chủ yếu vào việc cung cấp năng lượng) còn khả năng phối hợp vận động (khéo léo) là một yếu tố mang tính thần kinh –

cơ (vì chủ yếu liên quan đến sự điều khiển của hệ thần kinh – cơ) Hai thuật ngữ

tố chất thể lực và tố chất vận động tương đồng về nghĩa vì cùng phản ảnh những nhân tố, những mặt tương đối khác nhau của thể lực con người Tuy nhiên, khi nói tố chất vận động là muốn nhấn mạnh mặt điều khiển động tác của hệ thần kinh trung ương Khi nói tố chất thể lực là muốn nhấn mạnh đến đặc trưng sinh học của cơ thể

Sự hình thành kỹ năng vận động phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển các tố chất vận động Tuy nhiên, trong quá trình hình thành kỹ năng vận động các tố chất vận động cũng được hoàn thiện.[26]

1.3.2 Khái niệm chuẩn bị thể lực, trình độ thể lực

Chuẩn bị thể lực: Chuẩn bị thể lực là một nội dung của quá trình GDTC,

đây là hoạt động chuyên môn hóa nhằm chuẩn bị cho người học tập, lao động và bảo vệ tổ quốc [27]

Trình độ thể lực: Trình độ thể lực là kết quả của quá trình chuẩn bị thể

lực, kỹ năng vận động, nâng cao khả năng làm việc của cơ thể để tiếp thu hoặc thực hiện một lọai hình hoạt động của con người, mức độ phù hợp của trình độ thể lực để thực hiện một hoạt động nào đó gọi là sự sẵn sàng thể lực [27,Tr12]

Trình độ thể lực là một mặt của trình độ tập luyện, trình độ tập luyện càng cao thì trình độ thể lực càng tốt và thành tích thể thao càng được nâng cao Trình

Trang 31

độ thể lực là kết quả của GDTC và quá trình phát triển sinh học tự nhiên của con người Trình độ thể lực biểu hiện dưới hai dạng: trình độ thể lực chung và trình độ thể lực chuyên môn Mỗi loại bài tập thể chất khác nhau, sẽ phát triển và hình thành những trình độ thể lực khác nhau

Trình độ thể lực là những biến đổi thích nghi về mặt sinh học của cơ thể con người, được hình thành và phát triển trong quá trình GDTC, huấn luyện thể thao và được biểu hiện bên ngoài ở tố chất thể lực và năng lực vận động cao hay thấp

Như vậy, trình độ thể lực của học sinh, sinh viên là những biến đổi thích nghi về mặt sinh học, được hình thành và phát triển trong quá trình GDTC trường học và được biểu hiện ra bên ngoài ở trình độ thể lực chung cao hay thấp

Trình độ thể lực là kết quả của quá trình GDTC và được hình thành

"trên" và "trong" cái nền thân thể ấy Đặc trưng của sự phát triển thể chất phụ thuộc vào điều kiện sống, quá trình rèn luyện và quy luật phát triển sinh học

tự nhiên của con người Sự phát triển thể chất tạo nên những năng lực vận động và tố chất thể lực nhất định, song trình độ thể lực lại phụ thuộc chủ yếu vào quá trình giáo dục, rèn luyện [26] Từ quan điểm trên cho thấy trình độ thể lực được xác định bằng ba yếu tố cơ bản: yếu tố hình thái, yếu tố tâm sinh

lý và tố chất thể lực

1.4 Cơ sở sinh lí của các tố chất thể lực

Thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định hiệu quả hoạt động của con người Mặt khác, rèn luyện và phát triển thể lực lại là một trong hai mặt cơ bản của GDTC

Các tố chất thể lực có thể phát triển trong quá trình tiếp thu kỹ thuật Song nếu chỉ bằng con đường này thì các tố chất thể lực phát triển chậm Vì vậy, để hình thành và hoàn thiện các kỹ thuật động tác thì học sinh cần thường xuyên nâng cao trình độ thể lực cho mình Chuẩn bị các tố chất thể lực có mục đích trực tiếp nâng cao hiệu quả của quá trình học tập và lao động sau này của học sinh Các tố chất thể lực bao gồm: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, năng lực phối hợp vận động (sự khéo léo, độ dẻo)

Trang 32

1.4.1 Sức nhanh

Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong một khoảng thời gian ngắn

nhất Nó là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người Nó qui định đặc tính

tốc độ động tác, tần số động tác cũng như thời gian phản ứng vận động

Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau, đặc biệt là thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan với tốc độ động tác Những hình thức trên là thể hiện các năng lực tốc độ khác nhau

Các hình thức phức tạp của sức nhanh là thời gian thực hiện các hoạt động thể thao phức tạp khác nhau như: chạy 100m, tốc độ đấm trong quyền anh, tốc

độ dẫn bóng trong bóng đá

Sức nhanh là tố chất tổng hợp của ba yếu tố cấu thành là: Tốc độ phản ứng, tốc độ động tác, tần số động tác Yếu tố quyết định tốc độ của tất cả các hình thức sức nhanh là độ linh hoạt của quá trình thần kinh và tốc độ co cơ Độ linh hoạt của quá trình thần kinh thể hiện ở khả năng biến đổi nhanh chóng giữa hưng phấn và ức chế trong các trung tâm thần kinh [19]

Tố chất nhanh phát triển tương đối sớm, từ 9 tuổi đến 13 tuổi, nếu không được tập luyện đầy đủ thì đến giai đoạn từ 16 tuổi đến 18 tuổi sẽ khó phát triển nâng cao Cho nên trong công tác huấn luyện, giảng dạy để phát triển sức nhanh phải hết sức chú ý đến đặc điểm của lứa tuổi, có như thế thì kết quả huấn luyện mới đạt được như mong muốn [19],[26]

1.4.2 Sức mạnh

Sức mạnh là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp Cơ bắp có thể sinh ra lực trong các trường hợp như: không thay đổi độ dài của cơ (chế độ tĩnh), giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục), tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ) [19]

Bằng thực nghiệm và phân tích khoa học, người ta đã đi đến một số kết luận có ý nghĩa trong việc phân loại sức mạnh Trị số lực sinh ra trong các động tác chậm hầu như không khác biệt với các trị số lực phát huy trong điều kiện đẳng trường Trong chế độ nhượng bộ khả năng sinh lực của cơ là lớn nhất, đôi

Trang 33

khi gấp hai lần lực phát ra, trong điều kiện tĩnh Trong các động tác nhanh trị số lực giảm dần theo chiều tăng tốc độ Khả năng sinh lực trong các động tác nhanh tuyệt đối (tốc độ) và khả năng sinh lực trong các động tác tĩnh tối đa (sức mạnh tĩnh) không có tương quan nhau

Trên cơ sở đó, sức mạnh được phân chia thành sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh), sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong các động tác nhanh) Sức mạnh - tốc độ còn được chia nhỏ tùy theo chế độ vận động thành sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn xung Trong hoạt động nói chung và hoạt động TDTT nói riêng sức mạnh luôn có có quan hệ với các tố chất thể lực khác, nhất là sức nhanh và sức bền Do đó sức mạnh được phân ra thành ba hình thức: năng lực sức mạnh tối đa, năng lực sức mạnh nhanh (sức mạnh tốc độ), năng lực sức mạnh bền Sức mạnh cũng là điều kiện rất quan trọng để nâng cao thành tích thể thao

1.4.3 Sức bền

Sức bền là khả năng khắc phục sự mệt mỏi nhằm hoạt động trong thời gian dài với cường độ nhất định và có hiệu quả Sức bền đảm bảo cho người tập luyện đạt được một cường độ tốt nhất (tốc độ, dùng lực, nhịp độ thi đấu) trong thời gian vận động kéo dài Sức bền còn đảm bảo chất lượng động tác cao và giải quyết hoàn hảo các động tác phức tạp và vượt qua thời lượng vận động lớn trong tập luyện

Trong sinh lý TDTT, sức bền thường đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động thể lực kéo dài từ hai ba phút trở lên, với sự tham gia của một khối lượng cơ bắp lớn, nhờ sự hấp thụ oxy để cung cấp năng lượng cho cơ hoạt động bằng con đường ưa khí Sức bền được chia thành nhiều loại [19],[27],[20]

Sức bền chung: biểu thị khả năng con người trong các hoạt động kéo dài

có thể từ vài chục phút đến hàng giờ, với cường độ thấp, có sự tham gia phần lớn của hệ cơ

Sức bền chuyên môn: là năng lực duy trì khả năng vận động cao trong những loại hình bài tập nhất định Sức bền trong từng loại bài tập có tính chuyên

Trang 34

biệt phụ thuộc vào các nhân tố khác nhau, đặc biệt là phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện kỹ thuật

Sức bền tốc độ: là khả năng duy trì nhịp vận động cao để chuyển động nhanh nhất trong một thời gian nhất định

Sức bền mạnh: là khả năng duy trì hoạt động với một trọng lượng mang vác lớn trong thời gian dài

Nói chung sức bền là nhân tố tất yếu của thành phần thể lực nên có mối quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực khác như: sức mạnh, sức nhanh [31] Tuổi sinh viên từ 18 đến 25 khi tập luyện sức bền đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn không những bằng cơ bắp mà còn bằng ý chí khắc phục khó khăn để vượt qua gian khổ Ở tuổi này có thuận lợi trong nhận thức và ý thức tự giác tập luyện cao, hiểu rõ tác dụng, lợi ích của việc tập luyện TDTT Cho nên giáo viên cần lưu ý việc giáo dục nhận thức cho sinh việc hiểu rõ được chức năng, tác dụng của mỗi bài tập khi tập luyện

1.4.4 Mềm dẻo và khéo léo

Mềm dẻo: Mềm dẻo là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn Biên

độ tối đa của động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo Thông thường, độ linh hoạt của các khớp càng lớn thì khả năng mềm dẻo của cơ thể càng lớn.[19]

Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được yêu cầu về số lượng và chất lượng động tác Mềm dẻo được phát triển rất sớm ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng, đặc biệt là lứa tuổi 11 đến 14, trước khi hệ vận động phát triển chưa hoàn chỉnh Có thể tập mềm dẻo khi tập thể dục sáng, trong giờ khởi động Các động tác làm tăng độ linh hoạt của các khớp có tác dụng tích cực để chuẩn bị bước vào phần trọng động, đồng thời còn ngăn ngừa được chấn thương trong tập luyện Tuổi trưởng thành tập luyện mềm dẻo rất khó khăn vì xương, cơ, khớp, dây chằng và hệ thần kinh đã phát triển hoàn chỉnh

Vì vậy, khi tiến hành giáo dục tố chất mềm dẻo cần chú ý đến biên độ động tác, chú ý đến đặc điểm lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp để phòng ngừa chấn

Trang 35

thương cho người tập Tuy nhiên, nếu năng lực mềm dẻo không được phát triển đầy đủ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển năng lực thể thao

Khéo léo (năng lực phối hợp vận động): Khéo léo là khả năng thực hiện

những động tác phối hợp phức tạp và khả năng hình thành những động tác mới phù hợp với yêu cầu vận động Về bản chất, khéo léo là khả năng hình thành những đường liên hệ tạm thời đảm bảo cho việc thực hiện những động tác vận động phức tạp, vì vậy nó có liên quan với việc hình thành kỹ năng vận động

Năng lực phối hợp vận động là một phức hợp các tiền đề của vận động viên (cần thiết ít hoặc nhiều) để thực hiện thành công một hoạt động thể thao nhất định Năng lực này được xác định trước tiên là ở khả năng điều khiển động tác (xử lý thông tin) và được hình thành phát triển trong tập luyện

Năng lực phối hợp vận động có quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm

lý và các năng lực khác như: sức mạnh, sức nhanh và sức bền [20]

Khéo léo thường được coi là tố chất vận động loại hai, phụ thuộc vào mức

độ phát triển của các tố chất khác như: sức mạnh, sức nhanh, sức bền Mức độ phát triển khéo léo liên quan chặt chẽ với trạng thái chức năng của hệ thần kinh trung ương Tập luyện phát triển sự khéo léo lâu dài làm tăng độ linh hoạt của các quá trình thần kinh, làm cho cơ hưng phấn và thả lỏng nhanh hơn [19]

Trình độ thể lực là một tổ hợp yếu tố nhiều thành phần, được đánh giá thông qua sự biến đổi tương ứng về các mặt hình thái, chức năng cơ thể trong quá trình GDTC và huấn luyện thể thao Việc nghiên cứu, đánh giá trình độ thể lực cũng bao gồm đầy đủ các yếu tố hình thái, chức năng tâm sinh lý, chức năng vận động của đối tượng nghiên cứu

Cùng với việc đo và đánh giá sự phát triển bên ngoài, để nhận định đúng trình độ thể lực và khả năng hoạt động thể lực, cần kiểm tra chức năng các hệ cơ quan trong cơ thể Thông thường trạng thái, chức năng của các hệ cơ quan tương ứng với hình thể bên ngoài của cơ thể Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tầm vóc có thể phát triển tốt nhưng tình trạng chức năng của hệ thần kinh trung ương, hệ hô hấp và hệ tuần hoàn phát triển không tốt

Trang 36

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thể lực chung của sinh viên

1.5.1 Nhân tố di truyền

Nhân tố di truyền có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất của con người, khi mới sinh ra đứa trẻ thường có sự phát triển giống với bố mẹ về các đặc điểm thể chất như ngoại hình béo hay gầy, cao hay thấp Thông thường, nếu cha mẹ cao thì con cái sinh ra cũng khá cao, nếu cha mẹ mập thì con cái sinh ra cũng mập Mặc dù trong quá trình phát triển thể chất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa nhưng yếu tố gen di truyền là một yếu tố rất quan trọng với thể chất Nếu cha mẹ có thể chất tốt, đặc biệt là về hình thể (chiều cao, cân nặng) thì thế hệ con cái sẽ được thừa hưởng các yếu tố đó

1.5.2 Nhân tố dinh dưỡng

Dinh dưỡng là cơ sở vật chất để phát triển thể chất, nếu được cung cấp

đủ dinh dưỡng từ thức ăn thì đó là điều kiện tốt cho phát triển thể trạng, giúp cho cơ thể khoẻ mạnh chống được các nguy cơ mắc bệnh và linh hoạt hơn Ngược lại, nếu dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ sẽ làm cơ thể suy nhược, kém phát triển, gầy ốm, thiếu chất dinh dưỡng còn là nguyên nhân của nhiều bệnh như còi xương…

Vấn đề ăn được đặt ra từ khi có loài người Lúc đầu chỉ nhằm giải quyết chống lại cảm giác đói, sau đó người ta thấy ngoài việc thoã mãn nhu cầu, bữa ăn còn đem lại cho người ta niềm thích thú Thời kỳ nguyên thuỷ, loài người tồn tại một cách tự nhiên dựa vào hái lượm và săn bắn Các loại thức ăn thiên nhiên tuy có nhiều yếu tố rủi ro như chất độc chẳng hạn, nhưng may thay, thường là cân đối về chất lượng Sự hiểu biết kỹ thuật trồng trọt đã giúp con người tạo nên nền nông nghiệp để nuôi sống mình Rồi ngành chăn nuôi phát triển đã giúp con người bên cạnh các nguồn thú rừng, chim muông hoang dã, có được đàn gia súc cung cấp sức kéo và thức

ăn Từ lâu, con người đã biết đến vai trò của ăn uống đối với sức khoẻ và bệnh tật Ăn uống đáp ứng đủ các nhu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ phát triển tốt, giúp nhiều gia đình đạt được mơ ước là con cái khoẻ mạnh,

Trang 37

thông minh, học giỏi góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, giúp bảo tồn tinh hoa của nòi giống và xã hội phát triển Nhờ các phát hiện của dinh dưỡng học, người ta lần lượt biết trong thức ăn có chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể, đó là các chất protein, lipid, glucid, các vitamin, các chất khoáng và nước Nếu thiếu một trong các chất này đều có thể gây ra nhiều bệnh tật thậm chí dẫn đến tử vong

1.5.3 Môi trường sống

Môi trường sống cũng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển thể chất, điều này thấy rõ ở việc người sống ở phương Tây thường phát triển thể trạng tốt hơn những người sống ở phương Đông Nếu môi trường sống sạch sẽ, không khí thoáng đãng, đủ ánh sáng thì sẽ tạo điều kiện tốt cho phát triển thể chất, ngược lại nếu môi trường không thuận lợi không những không tạo điều kiện cho sự phát triển thể chất mà còn có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh tật cản trở

sự phát triển thể chất của con người Bên cạnh môi trường tự nhiên thì môi trường không khí, tâm lí gia đình, các yếu tố trong cuộc sống sinh viên như tâm

tư, tình cảm, tình yêu… cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất Con người được sống trong môi trường gia đình êm ấm, hoà thuận, hạnh phúc, có được sự quan tâm của cha mẹ và những người lớn khác trong gia đình thì sẽ phát triển tốt hơn những người sinh ra trong môi trường gia đình không hạnh phúc, hay mâu thuẫn hay bố mẹ bận công việc ít quan tâm đến con Sinh viên hiện đang sống tại ký túc xá hoặc thuê nhà trọ thì đời sống tinh thần trong Ký túc xá hay khu dân cư cũng ảnh hưởng đến đời sống tâm lý và thể chất sinh viên

1.5.4 Luyện tập TDTT

Luyện tập TDTT không đơn giản chỉ là để thư giãn và rèn luyện cơ bắp Tuy nhiên, thực tế còn cho thấy luyện tập thể dục thể thao còn có nhiều lợi ích khác nữa Rèn luyện thể thao có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở các cơ quan, tổ chức trong cơ thể, từ đó hoàn thiện nâng cao chức năng các bộ phận, cơ quan trong cơ thể Vì chưa biết đến tác dụng của việc tập luyện TDTT nên nhiều người chưa coi trọng việc tập luyện TDTT

Trang 38

Cái quý của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ, có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ được phát triển tốt hơn Thể dục thể thao giúp con người có sức khỏe tốt hơn, từ đó có thể học tập và tham gia các hoạt động hiệu quả hơn Khi tham gia TDTT bạn phải có tính kỉ luật cao hơn, có tinh thần trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn… chính vì vậy, tham gia tập luyện TDTT thường xuyên, có kế hoạch sẽ giúp con người có một nếp sống lành mạnh, vui tươi, học tập và làm việc khoa học

Tác dụng của tập luyện TDTT đối với hệ vận động: gồm cơ và xương Các hoạt động thông thường của con người thường dựa vào hệ vận động Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao có thể tăng cường các chất của xương, tăng cường sức mạnh của cơ hay tăng cường tính ổn định và biên độ hoạt động của các khớp từ đó mà năng lực vận động của con người có thể được nâng lên, xương và khớp được cấu thành Xương trong cơ thể là một kết cấu kiên cố nó bao gồm hơn 200 chiếc xương, những chiếc xương lại cấu thành khung xương

Tác dụng của tập luyện TDTT đối với hệ hô hấp: Cơ thể trong trạng thái yên tĩnh thì mỗi phút chúng ta đòi hỏi khoảng 0,25 – 0,3ml khí, như vậy chỉ cần 1/20 số phế nang trong phổi hoạt động thì có thể đáp ứng được Nếu cứ như vậy trong thời gian dài thì những phế nang không được sử dụng sẽ bị thoái hoá đi, từ

đó các chức năng của hệ thống hô hấp giảm đi mạnh mẽ và rất dễ mắc bệnh Chức năng của hệ hô hấp mạnh hay yếu phụ thuộc bởi năng lực CO2 của cơ thể Khi tập luyện thể dục thể thao cơ thể đòi hỏi nhiều hơn về O2 Chính vì vậy mà tần số hô hấp tăng lên Để đáp ứng các nhu cầu trên, các cơ quan của hệ hô hấp bắt buộc phải cải thiện năng lực làm việc của bản thân Do vậy, tiến hành luyện tập thể dục thể thao trong thời gian dài có thể nâng cao năng lực hấp thụ O2, từ

đó nâng cao chức năng cơ quan hệ hô hấp, cải thiện cơ quan hệ thống hô hấp

Tác dụng của tập luyện TDTT đối với hệ tuần hoàn: Tập luyện TDTT liên tục trong thời gian dài, nhịp tim có xu hướng giảm, giảm tần số mạch, làm kéo dài thời gian tâm trương, giảm nhu cầu sử dụng oxy của cơ tim, giảm hoạt động của tim Ở những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao huyết áp động

Ngày đăng: 03/12/2024, 16:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w