1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Xây dựng bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá mức độ phát thải các-bon cho khu công nghiệp: áp dụng thử nghiệm tại khu công nghiệp Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh

249 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá mức độ phát thải các-bon cho khu công nghiệp: áp dụng thử nghiệm tại khu công nghiệp Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh
Tác giả Vương Thị Mai Thị
Người hướng dẫn PGS.TS. Đinh Xuân Thắng
Trường học Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Viện Môi trường và Tài nguyên
Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 249
Dung lượng 96,96 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Xây dựng Bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá mức độ phát thai các- bon cho Khu công nghiệp - Ap dung thứ nghiệm tai Khu công nghiệp Trang Bang tỉn

Trang 1

ĐẠI HOC QUỐC GIA TP.HO CHÍ MINH

VIEN MOI TRUONG VA TAI NGUYEN

VUONG THI MAI THI

LUAN AN TIEN Si KY THUAT

TP.Hồ Chi Minh, năm 2024

Trang 2

VUONG THI MAI THI

XÂY DUNG BO CHỈ THỊ VA CHÍ SO ĐÁNH GIA MUC DO

PHAT THAI CAC-BON CHO KHU CONG NGHIEP - AP

DUNG THU NGHIEM TAI KHU CONG NGHIEP TRANG

BANG TINH TAY NINH

Chuyên ngành: Quan lý Tai nguyên và Môi Trường

Phản biện 03: PGS.TS ĐỖ THỊ THU HUYEN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS ĐINH XUÂN THẮNG

TP.Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Xây dựng Bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá mức độ phát

thai các- bon cho Khu công nghiệp - Ap dung thứ nghiệm tai Khu công nghiệp Trang

Bang tỉnh Tây Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, được phân tích theo các phương pháp có cơ sở khoa học và độ tin cậy cao Tat cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ Kết quả nghiên cứu của luận án đã được công bố theo đúng quy định trên các tạp chí chuyên ngành có uy

tín.

Nghiên cứu sinh

Vương Thị Mai Thị

Trang 4

LOI CAM ON

Trong quá trình hoc tập nghiên cứu tai Viện Môi trường và Tài nguyên - ĐHQGTP.Hồ Chi Minh, đến nay tác giả đã hoàn thành Luận án tiến sĩ thuộc chuyên ngành Quan

lý Tài nguyên & Môi trường.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Môi trường và Tài nguyên,

Phòng Đạo tạo Sau đại học, Phòng Quản lý Tài nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi

trong quá trình thực hiện Luận án.

Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đinh Xuân Thắng đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý kiến chỉnh sữa trong suốt quá trình thực hiện dé hoàn thiện Luận án.

Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế Tây Ninh, Sở Tài nguyên

& Môi trường tỉnh Tây Ninh đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập,

nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn các anh chị, đồng nghiệp công tác tại Ban quản lý Khu kinh tế Tây Ninh, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Tây Ninh, Công ty PTHT KCN TâyNinh và các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh đã tạo

điều kiện cung cấp thông tin số liệu, báo cáo cho tôi trong quá trình thực hiện Luận án.

Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, anh chị trong gia đình, bạn

bè, đặc biệt là người chồng đã ủng hộ, động viên, chia sẽ công việc trong thời gian qua.

Nghiên cứu sinh

Vuong Thị Mai Thi

Trang 5

TOM TAT

Trong những năm qua, tốc độ phat triển kinh tế ở Việt Nam ngày càng gia tăng, đã góp phan làm cho GDP theo bình quân đầu người tăng lên đáng kể Dé đạt được kết qua

đó, có thé ké đến vai trò và những đóng góp của các khu công nghiệp đã thu hút nhiều

nguồn von đầu tư cũng như tạo việc làm cho một lượng lớn lao động Tính đến tháng 12/2020, cả nước đã thành lập khoảng 369 KCN với tông diện tích đất khoảng 113.300

ha, trong đó có 284 KCN đi vào hoạt động [7],[17] Hoạt động kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các KCN có chiều hướng chuyền biến tích cực, số lượng các KCN được đầu tư lắp đặt hê thống xử lý nước thải gia tăng hằng năm, có 90,69% KCN đang hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung Tuy nhiên, vấn đề về kiểm soát ô nhiễm về khí thải, đặc biệt là phát thải các-bon trong KCN chưa được quan tâm giải quyết, đây là van đề thách thức lớn đối với công tác kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm

môi trường, ảnh hưởng đên biên đôi khí hậu.

Bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá mức độ phát thải các-bon cho KCN là tập hợp các thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng về phát thải các-bon phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến phát thải các-bon trong KCN, được xây dựng dựa trên khung

lý thuyết về xây dung chi số tổng hợp Luận án xây dung phương pháp luận dé xác định

bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá mức độ phát thải các-bon cho KCN dựa trên cơ sở kế thừa,

bổ sung và hoàn thiện các hướng dẫn về phương pháp phân tích đa tiêu chi đã có và kết hợp tình hình thực tế các hoạt động phát thải các-bon tại KCN, luận án đề xuất quy trình

xây dựng bộ chỉ thị đánh giá mức độ phát thải các-bon cho KCN với 04 bước.

Luận án đã sử dụng Khung cấu trúc nhân quả DPSIR làm cơ sở đề xuất danh sách chỉ thị giúp cho việc đánh giá được tông thé, toàn điện nhờ vào tính khái quát các phần

khác nhau trong chuỗi nguyên nhân, tác động và đáp ứng Luận án đã xác định, phân

tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân kết quả, nguyên nhân gây ra phát thải các-bon từ quá trình phát triển KCN, tác động của chúng và các biện pháp giảm thiểu cần thiết Bộ chỉ thị sơ bộ đánh gia phat thải các-bon cho KCN bao gom 26 thong sé

Trang 6

thuộc 05 chỉ thị chính: động lực, áp lực, hiện trạng, tác động và đáp ứng Trong đó, chỉ

thị động lực (D) thể hiện việc sử dụng đất và tiêu thụ năng lượng do hoạt động sản xuất của KCN gia tăng, chỉ thị áp lực (P) được thể hiện qua việc phát thải các-bon gia tăng Nhóm chỉ thị hiện trạng (S) được thê hiện qua khía cạnh về cường độ phát thải các-bon gia tăng Nhóm chỉ thi tác động (I) được thé hiện qua các khía cạnh về tác động của phát thải các-bon đến hoạt động sản xuất gia tăng theo tốc độ phát triển KCN Nhóm chỉ thị đáp ứng (R) được thé hiện qua các khía cạnh về các biện pháp giảm thiểu phát thải các-

bon

Từ các thông số sơ bộ đã đưa ra, bằng phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

và sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP, tác giả đã sàng lọc loại bỏ những chỉ

thị không phù hợp Tác giả đã đưa ra một Bộ chỉ thị đánh giá mức độ phát thải các-bon

cho KCN bao gồm 18 thông số tương ứng với từng trọng số của từng thông số.

Mỗi thông số đánh giá mức độ phát thải các-bon cho KCN có cách tính toán, đơn

vị tính và ý nghĩa phản ánh mức độ, chiều hướng khác nhau Giá trị của các chỉ thị cần được chuẩn hóa dé đưa về một miễn giá trị nhất định Tác giả lựa chọn phương pháp chuẩn hóa min — max dé chuyên đôi bộ dữ liệu về miền giá trị chung Luận án lựa chọn

phương pháp trung bình cộng có trọng số để tổng hợp chỉ số và được phân chia thành 5

mức độ: phát thải các-bon rất cao, phát thải các-bon cao, phát thải các-bon trung bình, phát thải các-bon thấp và phát thải các-bon rất thấp.

Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả khái quát các quá trình nghiên cứu thành quy trình đánh giá áp dụng cho Khu công nghiệp có điều kiện tương tự với KCN Trảng Bàng bao gồm: đánh giá phát thải các-bon trong Khu công nghiệp thông qua việc kiểm

kê phát thải bon cho KCN thực hiện theo 2 bước và đánh giá mức độ phát thải

các-bon thông qua bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá mức độ phát thải các-các-bon cho KCN bao gồm

5 nhóm chỉ thị và 18 thông số đánh giá, thực hiện theo 4 bước Đồng thời, tác giả đã đề xuất bộ chỉ thị đánh giá KCN theo hướng giảm phát thải các-bon gồm 18 thông số, trong

đó khuyến nghị 13 thông số đạt giá trị thấp thuộc các thông số áp lực về sử dụng năng

Trang 7

lượng cũng như hiện trạng phát thải các-bon và tác động của chúng do gia tăng phát thải

các-bon, 01 thông số đạt giá trị cao thuộc thông số đánh giá hiệu quả sử dụng đất, 04 thông số đạt mức giá trị phù hợp theo mức quy định chính sách của Việt Nam thuộc các thông số giảm thiểu phát thải các-bon.

Việc xây dựng Bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá mức độ phát thai các-bon cho KCN được thực hiện trên cơ sở kế thừa, bỗ sung và hoàn thiện các bước thực hiện đơn giản,

hiệu quả và có tính khoa học cao Bộ chỉ thị sẽ là công cụ hỗ trợ các KCN phát hiện

những mặt còn yếu kém trong việc giảm phát thải các-bon, trên cơ sở phát hiện các chỉ thị còn yếu, dé có biện pháp khắc phục, củng cố nâng cao năng lực giảm phát thải các- bon phù hợp với điều kiện của từng KCN.

Trang 8

ABSTRACT

In recent decades, Vietnam has experienced a noteworthy increase in its economic development rate, leading to a substantial rise in its GDP per capita The role and

contributions of industrial parks (IPs), which can be regarded as a vehicle for achieving

these economic outcomes, have attracted significant investment capital and created employment opportunities for the workforce As of December 2020, Vietnam has established approximately 369 IPs with a total land area of around 113,300 hectares, of

which 284 IPs are currently operational [7], [17] The efforts to manage and mitigate

environmental pollution within IPs have shown a positive trend The number of IPs that have invested in installing wastewater treatment systems has been increasing annually, with 90.69% of operating IPs now equipped with collective wastewater treatment facilities However, the issue of air pollution control, particularly the management of carbon emissions within IPs, has not received commensurate attention This represents

a significant challenge in the comprehensive control of waste sources that contribute to environmental pollution and affect climate change.

The set of indicators and indices that evaluate the level of carbon emissions for IPs

is a set of basic parameters reflecting typical elements of carbon emissions to meet the purpose of assessing and monitoring the development of carbon emissions in IPs, built

based on the theoretical framework of building a composite index The thesis developed

a methodology to determine a set of indicators and indices to evaluate carbon emissions for IPs based on inheriting, supplementing and completing instructions on the existing multi-criteria analysis methods and combining the actual situation of carbon emission activities in IPs, the thesis proposed a process to developa set of indicators to assess the level of carbon emissions for IPs with 04 steps.

The thesis used the DPSIR Causal Structure Framework as the basis for proposing

a list of indicators to help make an overall and comprehensive assessment thanks to the

generalization of different parts in the chain of causes, effects and responses The thesis

Trang 9

has identified, analyzed and evaluated the cause-and-effect relationship chains, the causes of carbon emissions from the industrial park development process, their impacts and necessary alleviation measures The preliminary set of indicators for

assessing carbon emissions for IPs includes 26 parameters belonging to

05 main indicators: Driving force, Pressure, Status, Impact, and Response In particular,

the Driving force indicator (D) shows land use and energy consumption due to increased

production activities of the industrial park, and the Pressure indicator (P) is shown through increased carbon emissions The Status indicator group (S) is expressed through the aspect of increased carbon emission intensity Impact indicator group (I) is expressed through aspects of the impact of carbon emissions on production activities increasing with the speed of industrial park development The group of Response indicators (R) is expressed through aspects of carbon emission reduction

measures

From the preliminary parameters given, by consulting experts and using the AHP

analytical hierarchy method, the author has screened and eliminated inappropriate

indicators The author has proposed a set of indicators for assessing the level of carbon

emissions for IPs including 18 parameters corresponding to the weight of each

parameter.

Each parameter assessing the level of carbon emissions for IPs has a calculation

method, unit and meaning that reflects different levels and trends The values of each

indicator need to be standardized to bring them to acertain value range The author

chose the min-max standardization method to convert the data set to the same value domain The thesis chose the weighted average method to synthesize the index which is divided into 5 levels: very high carbon emissions, high carbon emissions, medium carbon emissions, low carbon emissions, and very low carbon emissions.

Based on the research results, the author developed an assessment process applicable to IPs with similar conditions to Trang Bang Industrial Park This process

Trang 10

includes inventorying carbon emissions for IPs in 2 steps and assessing the level of carbon emissions through a set of indicators and indexes The assessment process for carbon emissions for IPs consists of 5 groups of indicators and 18 evaluation parameters,

performed in 4 steps Additionally, the author proposed a set of indicators to evaluate

IPs in terms of reducing carbon emissions, including 18 parameters Among these

parameters, 13 were recommended to have low values, mainly related to energy

consumption and the status of carbon emissions and their impact One parameter was identified as having a high value in evaluating land use efficiency, while 4 parameters were deemed appropriate according to Vietnam's policy on carbon emission reduction.

The development of this set of indicators and indices was based on a simple, effective, and highly scientific implementation process This set of indicators will serve

as a supportive tool for industrial parks to identify weaknesses in reducing carbon emissions, take corrective measures, and enhance their capacity to reduce carbon emissions based on the specific conditions of each IPs.

Trang 11

MG đầu sssssssssssssssssssssssccsssssesssssscssssssessssssecsssssssssssnsssssssesssssnssssssessessnscsssssssssssnscsssssseees 1

1 Tính cấp thiết của đề tai cceccccceccsssessessessessssesssessessecsecsecsessusssssseeseesecsessessesssseseesess |

2 Luận điểm của luận án -2¿-+22+++t2EEkttEEEErtEEErrrtttrrrrrtrrirrrrrirrrrirrrie 2

3, Muc tidu nghién CUU cee ÔỎ 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2-2 + +E£+E£+EE+EE+EE+EE£EEtEEEEEEEErEErrkerkere 3 5.Y nghĩa khoa học và thực ti€n cecsccscscessssessessssessesessesessesessesesscsesseseesesessesessesseseeeees 4

6 Những điểm mới của luận văn - - 2-2 2© +E+SE£EE+EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrrrreei 5

7 Kết cầu nội 8101415007270 0001027277 6

Chương 1 TONG QUAN CAC VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU 5 s¿ 8

1.1 Tổng quan về các mô hình phát triển khu công nghiệp trên thé giới 8 1.1.1 Tổng quan các mô hình phát triển KCN trên thế giới - 2 2 2s: 8

1.1.2 So sánh các mô hình phát triển KCN ¿2-2 2 s+cs+£z+xe£+zczez 12 1.1.3 Tổng quan các mô hình phát triển KCN ở Việt Nam 13

1.2 Tổng quan về phát thải các-bon _ -c-sc-s scscssese=sessessese 15 1.2.1 Khái niệm về phát thải các-bon 2-2-2 5£++£++£+E++EE+EEeEEtEEzEzEerrkerxerkees 15

1.2.2 Phát thải các-bon trong KCN - - c1 1k9 vn ng nh ng ngư 17

1.3 Tổng quan về các phương pháp xây dựng đánh giá mức độ phát thải các-bonCho KG ccccăccickiekkkLekỲ D20 4404066446446446064444064064004664446464606469064606066064606046464464446004606446 19

Trang 12

1.3.1 Khái niệm về chi thị, chỉ SỐ ¿©:- St SE 2E+EEEEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEErErErkrkrrrrrreee 19 1.3.2 Tổng quan các phương pháp xây dựng đánh giá mức độ phát thải các-bon cho

905 HD 211.4 Tong quan về xây dựng bộ chỉ thị, chỉ số đánh giá . -s ss se 29 1.4.1 Tổng quan các ấn đề xây dựng bộ chỉ thị, chỉ sỐ - ¿2 2 2 s2 £s+xze: 29 1.4.2 Tổng quan các van dé xây dựng bộ chi thi tai Việt Nam - -5< 5-55: 37 1.5 Téng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tai 38 1.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới - + 2 2 + ++£+++++zzzx++z+zzxerxee 39

1.5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam - 5 -SĂ + * SE svEEerrsrerereerrree 46

1.5.3 Những tồn tại trong các nghiên cứu về đánh giá phat thải các-bon cho KCN 50 1.6 Cơ sở phương pháp luận xây dựng bộ chỉ thị, chỉ số đánh giá mức phát thải

các-bon cho khu công nghiệp - - (G2 3 322132113 1121511215111 ke rrke 52

1.6.1 Cơ sở lý luận xây dựng bộ chỉ thị - -¿- 5+ +2 *t*2E+tE+Eeskerrrereerekree 53

1.6.2 Cơ sở lý luận xây dựng chỉ số tổng hợp - + 2 2 + x+£ke£kezEzEzrxerxerxee 58 1 6.3 Cơ sở xác định bộ chi số đánh giá phát thải các-bon cho KCN - 60 1.7 Tổng quan khu vực nghiên cứu ¿2-2 2® E£+E£2E£+E++EE+EE+EEtEE+EzErrxrrxerxee 61

1.7.1 VỊ trí địa lý KCN Trảng Bang - - - 5 n1 ng ng ng rưệp 61

1.7.2 Cơ cau sử dụng KCN Trảng Bàng 2- 5© £+SE+EE2EESEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkerkee 61

1.7.3 Hiện trạng môi trường KCN Trảng Bàng giai đoạn 2016-2020 63 1.7.4 Cơ sở lựa chọn KCN Trảng Bang là khu nghiên cứu - «+5 «<<+s<=+<s 65

1.8 Kết luận chương L_ - ¿SE EE2EE SE EEEEEE121121111111111 21111111111 ty 66

Chương 2 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 68

2.1 Nội dung nghiÊn CỨU << < 5 9% 9199.9959 899558 895648850 68 2.2 Phương pháp nghiÊn CỨU << << < 5 9 9.9 9.99 899689898889686 70

2.2.1 Phương pháp thu thập tài lIỆU - - (6 SG E112 E 93 E3 ESEsriksrkrsrerske 702.2.2 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 2© £+522EE+SE+EE£EEeEEEEEErrkrrkrrree 712.2.3 Phương pháp phân tích thứ bậc - AHP - - 2c 13232 Erirsssrrrserres 72

Trang 13

2.2.4 Phương pháp cộng trọng số đơn giản - SAW ¿- 5 cccckcckecrcrrrrrkerrervee 78

2.2.5 Phương pháp chuan hóa giá tri chỉ thị 2-2 5¿+++£x2z+t£xz+rxerxserxecrxee 79

2.2.6 Phương pháp tông hợp chỉ sỐ - 2-2 2SE+E+SE£2EEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrree 80

2.2.7 Phuong pháp xác định ngưỡng giá tri phát thai các-bon tai KCN Trang Bang 81

2.3 Két WA ChUONG 7n nh 87

Chương 3 KET QUA VA THÁO LUẬN -s-s- 5c se se cssessessesseesecsee 88

3.1 Xây dựng bộ chi thị và chỉ số đánh giá phát thải các-bon cho KCN 88

3.1.1 Cơ sở dé xuất bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá mức độ phát thai các-bon cho

KCN theo mô hình DPSII - - <1 E111 119111 9111190 vn ng ke S8

3.1.2 Sang lọc bộ chỉ thị đánh giá mức độ phat thải các-bon cho khu công nghiệp 91

3.1.3 Tính toán trọng số cho các nhóm chi thị và thông số đánh giá 95

3.2 Xây dựng chỉ số đánh giá phát thải các-bon tại KCN Trảng Bàng 107

3.2.1 Kết quả tính toán chỉ số đánh giá phát thải các-bon tại KCN Trảng Bàng

trong giai đoạn từ năm 2016 — 2220 - ¿+ 3+ + * + E+*EEEseEEeseeseeereeerererre 107

3.2.2 Đánh giá chung về mức độ phát thải các-bon trong KCN Trảng Bàng giai đoạn

¡05m G 129

3.3.1 Mục đích của quy trÌnhh - - c1 11911331191 91 1 11911 11 11g 1 ng nếp 130

3.3.2 Quy trình đánh giá mức độ phát thải các-bon cho KCN đề nghị - 130 3.4 Đề xuất bộ chỉ thị đánh giá KCN theo hướng giảm phat thải các-bon_ 137

Trang 14

1 Kết luận - ¿5c STk SE kE E111 1111111111111 1111 1111111111111 1111111111 tr gret 142

2 Kiến nghị -¿- 2-56 t2E211221211211271211211211 2111111111111 11 111111111 ee 143

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BO LIÊN QUAN DEN LUẬN ÁN 145

TÀI LIEU THAM KHAO 0.oioieccceccccccccccecssesscsscssessessessessscsscsucssesssssessessessvessssnesseeses 147

):19809001777 Ai 167

Trang 15

Analytical Hierarchy Pricess

Analytical Network Pricess Best Available Technology

Consulting Group on Sustainable

Development criteria

Committee Sustainable

Development

Carbon management hierarchy

Driver — Pressure - State - Impact

- Response

Decision Support System Environmental sustainability

Index

Environmental performance Index

Electionet Choix Traduisant La

Cơ sở hạ tầng Nhóm tư vấn về tiêu chí phát triển bền vững

Uỷ ban phát triển bền vững

Công nghiệp hóa

Công nghệ thu giữ các-bon

Hệ thống phân cấp quản lý các-bon

Động lực - áp lực — hiện trạng — tác động - đáp ứng

Phương pháp Hỗ trợ quyết định Chỉ số đánh giá bền vững môi

trường

Chỉ số đánh giá hoạt động môi

trường Phương pháp lựa chọn

Trang 16

Foreign Direct Investment

Fuzzy Analytical Network Pricess

Organization for Economic

Cooperation and Development

Gross Domestic Product

Greenhouse gas Global Environment Fund Geographic Information System

Life Cycle Analysis Low các-bon zones

Logarithmic mean Divisia index

Logistics performance index

International Finance Corporation

Intergovernmental Panel on

Climate Change

Human Development Index

Millennium Development Goals

Doanh nghiệp có vốn dau tu nước

ngoàiPhương pháp kết hợp giữa số mờ vàphân tích mạng

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Tổng sản phẩm nội địa

Khí thải nhà kính

Quỹ Môi trường Toàn cầu

Hệ thống thông tin địa lý.

Vòng đời sản pham Khu công nghiệp carbon thấp Liên hiệp quốc

Chỉ số chia loagarit trung bình Chỉ số năng lực quốc gia vềlogistics

Tập đoàn tai chính quốc tế

Ủy ban liên Chính phủ về biến đổikhí hậu

Chỉ số phát triển con người hàng hóa carbon thấp

hoạt động sản xuất công nghiệp

hệ thống xử lý nước thải

nộp ngân sách nhà nước Nghiên cứu sinh

Mục tiêu Thiên niên kỷ

Trang 17

Material Flow Analysis

Korea International Cooperation

Agency

Sustainable Development Goals

Strengths Weaknesses

-Opportunities -Threats

Principal components Analysis

Principal rural Appraisal

Policy Analysis Matrix

Danh gia hé sinh thai thién nién ky

Phuong phap danh gia da muc tiéu Phuong phap danh gia da tiéu chiPhan tich dong vat chat

Co quan hop tac quéc té Han Quéc

Khu công nghiệp

Khí nhà kính

Khu chế xuất Khu kinh tế Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khâuKhu công nghiệp sinh thái

Mục tiêu phát triển bền vững Phân tích điểm mạnh điểm yếu

Phương pháp trung bìnhPhát triển bền vững

Phân tích thành phần chính

Phương pháp khảo sát thăm dò

Ma trận phân tích chính sách

Trung bình cộng Trung bình nhân

Trang 18

Chương trình Môi trường Liên hiệp

Trang 19

DANH MỤC BANG Bảng 1.1 So sánh các mô hình phát triển KCN - 2-2 5¿+s2+z£2££+£s+zx+rxez 13

Bảng 1.2 Phat thải từ hoạt động của khu công nghiệp chia theo lĩnh vực 17

Bang 1.3 Ưu nhược điểm một số phương pháp phân tích đa tiêu chí phô biến được Bảng 1.4 Bộ tiêu chí đánh giá KCN phát thải các-bon thấp ở Thành phố Vũ Hán Trung QUỐC 2-2565 SE22E2E59E19E1E717112112112112111111111211 1.11111111111111 ce 42 Bảng 1.5.B6 chi số đánh giá KCN phát thải các-bon thấp - 55+: 45 Bảng 1.6 Các chỉ thị đánh giá phát thải các-bon trong KCN theo mô hình SPSIR 56

Bảng 2.1.Phân loại tam quan trọng tương đối của Saafy - + 2©c25scsccse¿ 74 Bảng 2.2 Giá tri so sánh cặp các tiêu chí của các chuyên g1a - «<<«<<s+2 75 Bang 2.3 Ma trận so sánh tông hợp các yếu tỐ -¿- 25c +t+Ek‡E2E2EeEEeExerxrrrrreei 76 Bang 2.4 Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số nhân t6 - 2-2 2 s2++£+££+££+£+2£x+zxez 77 Bang 2.5 Phân loại mức độ phát thải các-bon cho KCN dựa vao chỉ số lcr 82

Bảng 2.6 Giá trị thực tế tốt nhât (BAT) và giá trị định mức tỷ lệ các thông số 83

Bảng 3.1 Bộ chi thi sơ bộ đánh giá mức độ phat thải các-bon cho KCN 88

Bảng 3.2 Xác định trọng số 07 nguyên tắc trong quá trình xây dựng bộ chỉ thi 92

Bảng 3.3.Danh mục bộ chỉ thị đánh giá mức độ phát thải các-bon cho KCN 184800 93

Bảng 3.4 Giá trị trọng số của các nhóm chỉ thị và các thông số đánh giá_ 95

Bang 3.5 Bộ chỉ thị đánh giá mức độ phat thải các-bon cho KCN 98

Bảng 3.6 Kết quả tính toán chỉ số đánh giá phát thải các-bon cho KCN Trảng Bang từ

năm 2016 đến năm 2020 -+-++++2++2EY++tEEYEEEEEEtEEEkrttrkkrrtrkrrrtrtkrrrrtrerrrrree 108

Trang 21

DANH MỤC HÌNH Hình M.1 Sơ đồ tiến trình nghiên cứu của Luận án ¿ 2¿©5¿cs225+zcxz2zse2 7

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình vận hành theo tuyến phát sinh nhiều chat thải 8

Hình 1.2 Sơ đồ quy trình vận hành theo hệ thống khép kin không phat sinh chat thai ttẳẳẳẳẳiẳẳiiẳẳẳẳẳiiiiaaiẳÝẳẳÝẳÝẳÝẳồồ.ỀỒỀ 9

Hình 1.3 Sơ đồ quy trình vận hành theo tuyến giảm thấp nhất chat thai 10

Hình 1.4 Sơ đồ vận hành theo hệ thống giảm phát thải các-bon mức thấp nhất 11

Hình 1.5 Quy trình đánh giá mức độ phát thải các-bon cho KCN bang phương pháp kết hợp mô hình DPSIR và AHP - - - G22 1211111111111 111011101111 111011 g1 1x ng rưy 28 Hình 1.6 Các bước xây dựng bộ chỉ thi - - 5 25+ skEserEeesrersreerke 29 Hình 1.7 Quy trình xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá KCN phát thải các-bon thấp thành phố Vũ Hán - 2-2 ©5£+E2EE9EEEEEEEEEEEEEE1211211211211117111.211 21121111 xe 41 Hình 1.8 Mối quan hệ giữa chỉ số cấp 1 và chỉ số phụ -5¿=5+¿ 42 Hình 1.9 Mô hình DPSIR đánh giá mức độ phat thải các-bon cho KCN 55

Hình 1.10 Khung bộ chỉ thị đánh giá mức độ phát thải các-bon cho KCN 58

Hình 1.11 So đồ mối liên hệ giữa chi thi, chỉ số, mục tiêu va dữ liệu - 59

Hình 1.12 Tháp tổng hợp chỉ số đánh giá mức độ phát thải của luận án 60

Hình 1.13 Quy hoạch sử dụng đất Khu công nghiệp Trang Bàng . 62

Hình 1.14 Hiện trạng môi trường KCN Trang Bàng giai đoạn 2016-2020 63

Hình 1.15 Diễn biến chất lượng nước mặt (BOD) và COD giai đoạn 2016-2020 64

Hình 1.16 Diễn biến chất lượng nước mặt (TSS) và độ mau trong giai đoạn 2016-2020 Hình 1.17 Diễn biến chất lượng tiếng ồn và bụi TST trong giai đoạn 2016-2020 65

Trang 22

Hình 1.18 Diễn biến chất lượng không khí CO và NO; trong giai đoạn 2016-2020 65

Hình 2.1 Sơ đồ xây dựng bộ chi thị sơ bộ đánh giá phát thải các-bon cho KCN 68 Hình 2.2 Sơ đồ xây dựng bộ chi thị đánh giá phat thải các-bon cho KCN 69 Hình 2.3 Sơ đồ xây dựng chỉ số đánh giá phát thai các-bon cho KCN 69 Hình 2.4 Sơ đồ đánh giá KCN Trảng Bàng theo bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá phát thảicác-bon cho KCN - 220010101 ng re 70Hình 2.5 Quy trình xác định trọng số bằng AHP - 2-52 2+xe£Eererxerxrreei 73 Hình 2.6 Sơ đồ cấu trúc thứ bậc AHP ¿- 2£ ©2+++++++£+++E++£x++zxrzresrxezrxee 74 Hình 2.7 Cây phân cấp các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng bộ chỉ thị 78

Hình 2.8 Mô tả cách chuẩn hóa số liệu theo mỉn-max -:2 52552: 80 Hình 3.1 Sơ đồ xây dựng chi số đánh giá phát thải các-bon tai KCN Trang Bàng 107 Hình 3.2 Chỉ số đánh giá Icr tai KCN Trảng Bàng giai đoạn 2016-2020 111Hình 3.3 Mức độ phat thai các-bon tai KCN Trang Bàng giai đoạn 2016-2020 112Hình 3.4 Diễn biến các thông số thuộc chỉ thi sử dung đất và năng lượng 114 Hình 3.5 Cơ cau tiêu thụ năng lượng trong KCN Trảng Bàng -. - 114 Hình 3.6 Diễn biến tiêu thụ năng lượng do sử dụng than đá trong KCN Trảng Bàng 115 Hình 3.7 Diễn biến cá thông số thuộc chỉ thị phát thải các-bon - 116 Hình 3.8 Cơ cấu phát thải các-bon tai KCN Trảng Bang 2- 2-55 csc5ec 116 Hình 3.9 Diễn biến các thông số thuộc chi thị cường độ phát thải các-bon 117 Hình 3.10 Diễn biến các thông số thuộc chỉ thị tác động của phát thải các-bon đến hoạt động sản XuẤT - 5c E1 E1 1E 1E 1511211211111 11 1115111111111 111101111 111111 re 119 Hình 3.11 Diễn biến các thông số thuộc chỉ thị giảm thiểu phat thải các-bon 120 Hình 3.12 Tiếp cận từng bước hướng tới giảm phat thải các-bon - 123 Hình 3.13 Các bước thực hiện để xây dựng mô hình KCN theo hướng giảm phát thải

Trang 23

XXIHình 3.14 Khung khái niệm cho mô hình KCN theo hướng giảm thiêu phát thải

Hình 3.15 Chu trình sử dụng tài nguyên và năng lượng của KCN Trảng Bàng theo hướng

@laM phat thai CAC-DON 0 a 129

Hình 3.16 Mối quan hệ giữa các chỉ thị đánh giá KCN phát thải cac-bon 138

Trang 24

MỞ DAU

1 TÍNH CÁP THIẾT CỦA ĐÈ TÀI

Phát thải các-bon là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm Việt Nam là nước có

tong lượng phát thải khí nhà kính (KNK) thấp, chiếm khoảng 0,5% tông lượng phát thải

KNK toàn cầu, đứng thứ 33 trong tổng số 195 quốc gia tham gia công ước khung của

Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) [17] Tuy nhiên tinh theo lượng phát thải

bình quân đầu người, Việt Nam đứng thứ 125 trên thế giới, với mức 3,1 tan CO2 tươngđương/người [17] Theo báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC, cập nhật

năm 2020) [17], tong lượng phát thải KNK ở Việt Nam năm 2014 tăng lên 284 triệu tan

CO: tương đương (trong đó quá trình công nghiệp chiếm 12%), năm 2020 tổng lượngphát thải KNK ở Việt Nam là 528 triệu tan CO2 tương đương (trong đó quá trình côngnghiệp chiếm 14,3%) và dự báo đến năm 2030 là 927,9 triệu tan CO? tương đương (trong

đó quá trình công nghiệp chiếm 14,4%) Việt Nam là một trong những nước đã đưa racác chính sách và và kế hoạch hành động dé giam thiéu cac-bon, nỗ lực đạt mục tiêuphát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế ở Việt Nam ngày càng gia tăng,

đã góp phan làm cho GDP theo bình quân đầu người tăng lên đáng kê Dé đạt được kết

quả đó, có thé kế đến vai trò và những đóng góp của các khu công nghiệp đã thu hút

nhiều nguồn vốn đầu tư cũng như tạo việc làm cho một lượng lớn lao động Tính đếntháng 12/2020, cả nước đã thành lập khoảng 369 KCN với tổng diện tích đất khoảng113.300 ha, trong đó có 284 KCN đi vào hoạt động [7], [17] Hoạt động kiểm soát, giảmthiểu ô nhiễm môi trường tại các KCN có chiều hướng chuyên biến tích cực, số lượngcác KCN được đầu tư lắp đặt hê thống xử lý nước thải gia tăng hằng năm, có 90,69%KCN đang hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung Tuy nhiên, van dé về kiểmsoát ô nhiễm về khí thải, đặc biệt là phát thải các-bon trong KCN chưa được quan tâm

giải quyết, đây là vấn đề thách thức lớn đối với công tác kiểm soát nguồn thải gây ô

nhiễm môi trường, anh hưởng đến biến đổi khí hậu Các khu công nghiệp đã hình thành

và hoạt động cần được chuyền đổi, nâng cấp công nghệ, trong khi đó những KCN mới

Trang 25

hình thành cần được thiết kế hạ tầng, bố trí các nhà máy một cách hợp lý, nhằm tăngtính hiệu quả của công tác quản lý môi trường cũng như quản lý phát thải, giảm tối đalượng phát thải khí nhà kính nhưng vẫn bảo đảm phát triển công nghiệp Tại Việt Namđang trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và hướng tới nền kinh tế các-bon thấp, vì vậyviệc chuyển đổi các KCN theo hướng giảm phat thải các-bon là một hợp phan tất yêu

phù hợp với mục tiêu của chiên lược quôc gia.

Dé góp phần xây dựng phát triển các KCN theo hướng giảm phat thải khí nhà

kính, chúng ta cần phải có một công cụ hiệu quả dé xác định, phân tích và đánh giá mức

độ phát thải các-bon từ khu công nghiệp Cụ thể, chúng ta cần phải hướng tới việc xâydựng bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá mức độ phát thải các-bon cho khu công nghiệp Do

đó, Đề tài “Nghiên cứu bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá mức độ phát thải các-bon cho khu

công nghiệp, áp dụng thử nghiệm tại KCN Tráng Bàng tỉnh Tây Ninh ” là cần thiết, mang

tính thời sự hiện nay nhằm góp phan bổ sung cơ sở lý thuyết, phương pháp luận đánhgiá mức độ phát thải các-bon cho KCN, đồng thời góp phan bé sung các quan điểm pháttriển khu công nghiệp ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp cải thiện và giảm thiêu phátthải các-bon đối với các KCN hiện hữu, tiếp cận với các mô hình KCN phát thải các-bon thấp

2 LUẬN DIEM CUA LUẬN ÁN

Trong khu công nghiệp, chỉ thị đánh giá mức độ phát thải các-bon là các thông

số cơ bản phản ánh các yếu tô đặc trưng về phát thải các-bon phục vụ mục đích đánhgiá, theo dõi diễn biến phát thải các-bon trong KCN Do đó, một trong những nhân tốcần thiết dé đánh giá phát thải các-bon cho khu công nghiệp đó là xác định, phân tích

và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả, nguyên nhân gây ra phát thảicác-bon từ quá trình phát triển KCN, tác động của chúng và các biện pháp giảm thiểu

cần thiết Bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá mức độ phát thải các-bon cho KCN nhằm tập

hợp các thông tin chỉ tiết để đánh giá mức độ phát thải cácbon và đề xuất các giải phápgiảm phát thải các-bon, được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận về xây dựng bộ chỉ thị vàchỉ số đánh giá

Việc áp dụng quy trình xây dựng chỉ số tổng hợp bằng cách áp dụng khung đánh

Trang 26

giá DPSIR dé xác định bộ chỉ thị đánh giá và áp dụng phương pháp chuẩn hóa min-max

dé chuẩn hóa giá trị là phương pháp phù hợp dé xây dựng bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá

mức độ phát thải các-bon cho KCN.

Các giải pháp dé KCN phát triển theo định hướng giảm thiểu phát thải các-bon

đó là giải pháp về giảm nhu cầu về năng lượng, giải pháp hấp thụ các-bon, giải pháp sử

dụng hiệu quả năng lượng hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch, tận dụng nguồn tài

nguyên từ nguồn năng lượng tái tạo

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu chung:

Xác lập cơ sở khoa học xây dựng bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá mức độ phát thải

các-bon cho khu công nghiệp.

3.2 Mục tiêu cụ thể:

- Đề xuất được phương pháp luận dé xây dựng bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá mức

độ phát thải các-bon cho khu công nghiệp.

- Xây dựng được cơ sở lý luận xác định trọng số bộ chỉ thị đánh giá mức độ phát

thải các-bon cho khu công nghiệp.

- Xác định chỉ số đánh giá mức độ phát thải các-bon cho KCN và thang điểm đánh giá, xếp loại KCN về mức độ phát thải các-bon.

- Đề xuất quy trình đánh giá mức độ phát thải các-bon cho khu công nghiệp và

đề xuất bộ chỉ thị đánh giá phát thải các-bon cho các khu công nghiệp phù hợp với điều

kiện Việt Nam.

4 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các chỉ thị, thông số đánh giá mức độ phát

thải các-bon cho khu công nghiệp theo năm yếu tố: động lực phát triển khu công nghiệp(D), áp lực do phat triển của KCN (P), hiện trạng phát thải các-bon của KCN (S), cường

độ phát thải các-bon của KCN (I), dap ứng trước các áp lực phát thải các-bon của KCN

(R) Luận án kiểm định việc áp dụng phương pháp xây dựng chỉ số thông qua việc áp

Trang 27

dụng tại KCN Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh, do đó đánh giá mức độ phát thải các-bon của

KCN Trảng Bàng cũng là đối tượng nghiên cứu của luận án

4.2 Pham vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của luận án: luận án nghiên cứu khái quát các van dé lý luậnchung về phát thải các-bon trong KCN, đi sâu nghiên cứu các chỉ thị phản ánh mức độphat thải các-bon cho KCN, lay KCN Trảng Bàng dé vận dụng nghiên cứu Những sốliệu được dùng dé phân tích chủ yếu có chuỗi thời gian từ năm 2016 đến năm 2020

Luận án tiến hành tính toán các nguồn phát thải các-bon chính từ các hoạt độngtrong khu công nghiệp bao gồm: phát thải trực tiếp tại chỗ và phát thải gián tiếp do sửdụng điện Nghiên cứu lựa chọn tính toán phát thải các-bon từ các hoạt động chủ yếu cóthé tính toán được dựa theo các công thức đã được xây dung và có kha năng thu thập số

liệu Phạm vi các hoạt động sẽ được đưa vào tính toán bao gồm: từ nguồn năng lượng

do sử dụng nhiên liệu đốt, từ nguồn chất thải và từ quá trình hấp thụ cây xanh trong khu

công nghiệp.

Do giới hạn về thời gian nghiên cứu và số liệu, một số hoạt động về phát thải bon trong KCN chưa được đề cập bao gồm phát thải các-bon từ quá trình sản xuất, từquả trình vận chuyền Mặc du các nguồn phát thải các-bon này trong KCN chưa đượcđưa vào tính toán của luận án đo thiếu dữ liệu đầu vào hoặc các phương pháp tính toanphức tạp, tuy nhiên các nguồn phát thải các-bon trên chiếm ty lệ không đáng kể Tuynhiên những van dé này cần được nghiên cứu dé hoàn thiện phương pháp luận trong

phát triển phương pháp luận dé xây dựng bộ chi thị và chỉ số đánh giá mức độ phát thải

các-bon cho khu công nghiệp có thể áp dụng tại tỉnh Tây Ninh Luận án kế thừa quytrình xây dựng bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá phát thải các-bon cho KCN gồm 03 bước đó

Trang 28

là i) xây dựng danh sách chi thi; 11) định nghĩa và cach tính giá tri chỉ thi; 111) phương

pháp tông hợp chỉ số

Luận án góp phần hướng tới hoàn thiện phương pháp luận xây dựng bộ chỉ thị vàchỉ số đánh giá mức độ phát thải các-bon cho khu công nghiệp tại Việt Nam đó là:

+ Việc nghiên cứu, bé sung khung cau trúc DPSIR xác định chuỗi quan hệ nguyên

nhân - kết quả, nguyên nhân gây phát thải các-bon trong KCN, tác động của chúng và

đáp ứng bằng các biện pháp giảm thiêu phát thải các-bon là cơ sở lý thuyết phục vụ xây

dựng danh sách chỉ thị đáp ứng được các nguyên tắc đặt ra;

+ Việc nghiên cứu kết hợp phương pháp chuẩn hóa giá trị và phương pháp BAT

dé tổng hợp chỉ số từ các thông số va đưa ra mức tiêu chuẩn dé đánh giá là co sở dé đánhgiá mức độ phát thải các-bon theo các cấp khái quát khác nhau

Dựa trên phương pháp luận được xây dựng, trong tương lai có thể điều chỉnh,phát triển để đánh giá mức độ phát thải các-bon cho các khu công nghiệp khác ở Việt

Nam.

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Cơ sở lý luận xây dựng bộ chỉ thị đánh giá mức độ phát thải các-bon cho khu

công nghiệp đã được luận án phát triển có thê được sử dụng để xây dựng bộ chỉ thị đánh

giá phát thải các-bon cho các khu công nghiệp khác.

Dựa trên kinh nghiệm tính toán tại khu vực thử nghiệm KCN Trảng Bàng tỉnh

Tây Ninh, có thé áp dụng phương pháp luận dé đánh giá mức độ phát thải các-bon cho

các khu công nghiệp tại Việt Nam và xác định các giải pháp giảm phát thải các-bon thích

hợp cho từng khu công nghiệp.

Kết quả đánh giá phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến phát thải các-bon tạiKCN Trảng Bàng tạo cơ sở dir liệu trong việc hoạch định kế hoạch giảm phát thải khí

nhà kính trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

6 NHUNG DIEM MỚI CUA LUẬN ÁN

Luận án co những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau:

- Luận án đã bé sung cơ sở lý luận xây dựng bộ chỉ thị đánh giá phát thải các-bon

cho khu công nghiệp Trên cơ sở kế thừa, bổ sung, hoàn thiện các bước xây dựng danh

Trang 29

sách chỉ thị đã có và kết hợp tình hình thực tế các hoạt động phát thải các-bon trong

KCN, Luận án đã đề xuất quy trình xây dựng bộ chỉ thị đánh giá mức độ phát thải bon áp dụng cho KCN bao gồm bốn bước Đây là luận điểm khoa học mới thứ nhất củaluận án Luận điểm khoa học mới nay đã bổ sung và làm phong phú hơn về mặt phương

các-pháp luận xây dựng chỉ thị đánh giá mức độ phát thải các-bon cho khu công nghiệp hiện

nay.

- Đóng góp quan trọng mới thứ hai của luận án, đồng thời cũng là đóng góp về

mặt lý thuyết, đó là việc vận dụng khung cấu trúc DPSIR làm cơ sở đề xuất danh sách

chỉ thị đánh giá phát thải các-bon cho KCN Mô hình này giúp cho việc đánh giá được

tổng thể, toàn điện nhờ vào tính khái quát các phần khác nhau trong chuỗi nguyênnhân, tác động và đáp ứng, cho ta kết quả khách quan và khoa học Kết quả nghiên cứunày cho phép có thể áp dụng rộng rãi cho các KCN của Việt Nam

- Luận án đã đề xuất chỉ số đánh giá và phân loại phát thải các-bon theo phương

pháp chuẩn hóa min-max Chứng minh tính khả thi của việc vận dụng phương pháp

bằng việc áp dụng đánh giá mức độ phát thải các-bon tại KCN Trảng Bàng Kết quảnghiên cứu này đã góp phan rat quan trọng dé đề xuất quy trình đánh giá cho các khucông nghiệp khác ở Việt Nam Đây là luận điểm khoa học mới thứ ba vừa mang ý nghĩa

về mặt lý thuyết vừa mang ý nghĩa thực tiễn hiện nay

7 KET CẤU NOI DUNG LUẬN AN

Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đã tổng quan các phương pháp nghiên

cứu trên thế giới và tại Việt Nam nhằm đánh giá các thiếu hụt trong các nghiên cứu về

đánh giá phát thải các-bon cho KCN, từ đó xác định được hướng nghiên cứu của Luận

Z

án.

Trên cơ sở tổng quan tài liệu nghiên cứu, luận án lựa chọn cách tiếp cận và xác địnhphương pháp luận phù hợp nhăm đánh giá mức độ phát thải các-bon cho KCN Từ đó,tính toán, chuẩn hóa giá trị chỉ thị và tổng hợp chỉ số đánh giá mức độ phát thải các-bon

cho KCN Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.

Dựa trên kết quả tính toán, Luận án đã đánh giá được mức độ phát thải các-bon tạiKCN Trảng Bàng Dựa trên kết quả đánh giá, luận án đã dé xuất quy trình đánh giá phátthải các-bon cho khu công nghiệp đang hoạt động và đề xuất bộ chỉ thị đánh giá phát

Trang 30

thải các-bon cho các khu công nghiệp phù hợp với điều kiện Việt Nam Sơ đồ tiến trình

Hình M.1 Sơ đồ tiến trình nghiên cứu của Luận ánDựa trên sơ đồ của luận án, ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, Luận án được bốcục thành 3 chương gồm:

Chương 1 Tổng quan các van đề nghiên cứu

Chươn 2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Bên cạnh đó Luận án còn bao gồm phần phụ lục, gồm các mẫu phiếu tham vấn, các kết

quả tính toán của Luận án.

Trang 31

CHƯƠNG 1 TỎNG QUAN CÁC VÁN ĐÈ NGHIÊN CỨU

1.1 TONG QUAN VE MÔ HÌNH PHÁT TRIEN KCN

1.1.1 Tổng quan các mô hình phat triển KCN trên thé giới

Trên thế giới, business park là tên gọi chung của các khu công nghiệp (industrial

park), là kết quả của cả một quá trình phát triển lâu dài, bắt nguồn từ những KCN sơkhai của thế kỷ XX Khu công nghiệp ngày nay đã trở thành một cấu trúc cho sự pháttriển bền vững, một không gian vô cùng linh hoạt cho các hoạt động sản xuất vàthương mại Khu công nghiệp chính là động lực phát triển kinh tế-xã hội của rất nhiềucộng đồng [43] Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại nhiều mô hình KCN, nhưng nộidung nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề hữu quan giữa sản xuất công nghiệp —môi trường — kinh tế theo quan điểm phát triển bền vững, do đó việc phân loại khu côngnghiệp bao gồm các loại sau [52]:

* Mô hình khu công nghiệp thông thường [52]

Đối với mô hình KCN thông thường: các nhà máy hoặc xí nghiệp, nhiều nhàmáy chung một mục đích là sản xuất, gia công tạo thành sản phẩm hàng hoá và cùng

chung sự quản lý.

Mô hình hoạt động: Quá trình công nghệ sản xuất sử dụng nguyên liệu và nănglượng vận hành theo quy trình - theo tuyến phát sinh nhiều chất thải, theo hình 1.1:

CS HE]

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình vận hành theo tuyến phát sinh nhiều chất thải [20]

- Ưu điểm của KCN thông thường: được thiết kế, quy hoạch hợp lý sẽ đem lại

những lợi ích là: nâng cao hiệu quả sử dụng đất khai thác các công trình tiện ích, hạ tầng

Trang 32

kỹ thuật, đường sá, viễn thông, thu gom xử lý chất thải, an ninh, các dịch vụ y tế, giải

trí cho người lao động Đồng thời đóng góp đáng kể cho diện mạo kiến trúc đô thị Tuynhiên, mặt trái của KCN thông thường là những bat ôn về môi trường như: ô nhiễm môi

trường không khí; ô nhiễm môi trường nước; quy trình vận hành theo tuyến phát sinh

nhiều chất thải

* Mô hình khu công nghiệp sinh thái [52]

Khu công nghiệp sinh thái, vận hành theo hệ thống khép kín không phát sinh chấtthải KCN Kalundborg ở Dan Mạch được xem là một ví dụ điển hình dé hình thành hệthống lý luận sinh thái học công nghiệp và các khu công nghiệp sinh thái trên thé giới.Những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự hình thành quan hệ cộng sinh trong KCN

Kalundborg bao gồm: sự phù hợp giữa các ngành công nghiệp trên phương diện trao đồi

chất, khoảng cách về vị trí địa lý giữa các nhà máy không quá lớn, mỗi nhà máy đềunăm được thông tin liên quan đến các nhà máy khác trong KCN Thực tế vận hành KCN

sinh thái từ năm 1972 - 2003 cho thay đã giảm tiêu thụ nguồn tài nguyên (dầu:19.000

tắn/năm, than đá: 30.000 tan/nam, nước: 600.000 m”/năm), giảm lượng khí thải phát

sinh COz: 130.000 tắn/năm.

- Mục tiêu của KCN sinh thái: Cải thiện hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệptham gia KCN sinh thái đồng thời giảm thiểu các tác động môi trường của các doanhnghiệp thành viên Vận hành theo hệ thống khép kín không phát sinh chất thải

Hình 1.2 Sơ đồ quy trình vận hành theo hệ thống khép kín

không phát sinh chât thải [20]

- Những lợi ích của mô hình KCN sinh thái: Giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu

quả sản xuất băng cách: tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng;

tái chế và tái sử dụng các chất thải Giảm các nguồn gây ô nhiễm môi trường, giảm

Trang 33

lượng chất thải cũng như giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các

nghiên cứu mới nhất về sản xuất sạch, bao gồm: hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng,

quản lý chất thải, tái tạo tài nguyên và các phương pháp quản lý môi trường và công

* Mô hình KCN thân thiện môi trường:

Mô hình KCN thân thiện môi trường là các KCN lay mục tiêu môi trường là địnhhướng phát triển bao gồm: không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, không ảnh hưởng

tới sức khoẻ cộng đồng; giảm đến mức thấp nhất phát sinh chất thải; bảo tồn tài nguyên

thiên nhiên bằng các giải pháp tối ưu hoá dòng vật chất và năng lượng trong từng xi

nghiệp công nghiệp và trong KCN

- Mục tiêu của KCN thân thiện môi trường: không gây ô nhiễm môi trường Quy

Hình 1.3 Sơ đồ quy trình vận hành theo tuyến giảm mức thấp nhất chat thải [20]

- Những lợi ích của KCN thân thiện môi trường: Giảm các tác động đến môi

trường nhờ thay thế các nguyên vật liệu có tính độc hại bằng các nguyên vật liệu có tính

độc hai ít hơn, trao đồi nguyên vật liệu và xử lý chất thải tập trung Bảo tồn nguyên vật

Trang 34

* Mô hình KCN phát thải các-bon thấp:

Mô hình KCN phát thải các-bon thấp là một trong những mô hình KCN lấy mụctiêu môi trường làm định hướng phát triển nhằm giảm đến mức thấp nhất phát thải các-bon [123], [124] Mô hình hoạt động của KCN phát thải các-bon thấp thê hiện ở Hình

tái tạo như củi, nhiên liệu đốt sinh học; sử dụng năng lượng hiệu quả bằng các biện pháp

kiểm soát năng lượng như kiểm toán năng lượng, thay các nguyên liệu tiêu hao nhiều

Trang 35

năng lượng bằng các nguyên vật liệu tiêu hao ít năng lượng và giảm chỉ phí sản xuất cho

doanh nghiệp tham gia KCN phát thải các-bon thấp

1.1.2 So sánh các mô hình phát triển KCN

Qua phân tích các mô hình phát triển KCN, chúng ta thấy răng điểm ưu việt chung

của cả 04 loại hình KCN đều lấy mục tiêu môi trường làm định hướng phát triển, quy

trình vận hành theo hệ thống, sử dụng tài nguyên có chọn lọc, giảm phát sinh chất thải.

Đối với KCN sinh thái là mô hình vận hành mang tính hệ thống (khép kín) Các cơ sở

sản xuất trở thành những sinh thái công nghiệp, chúng có mối quan hệ cộng sinh với

nhau dựa trên nguyên tắc trao đồi chất, chu trình sản xuất khép kin đảm bảo tuần hoànnăng lượng và vật chất ở mức độ tối đa Hạn chế của mô hình KCN sinh thái là khó xây

dựng được hệ sinh thái công nghiệp đối với bán thành pham, phụ phẩm, chat thải nguyên

liệu và năng lượng ở đầu vào, đầu ra Tối ưu hoá dòng năng lượng và nguyên liệu cònphụ thuộc khả năng tô chức Chi phí đầu tư cho hệ thống hạ tang kỹ thuật rất cao

Đối voi mô hình KCN thân thiện với môi trường, xét về ban chất cũng là mộtdạng KCN sinh thái nên yếu tố cộng sinh công nghiệp chưa rõ ràng, sự trao đôi chấtgiữa các doanh nghiệp mang tính thường xuyên, mắc xích với nhau, đòi hỏi các cộngđộng doanh nghiệp phải hoạt động liện tục tránh gián đoạn ảnh hưởng đến hoạt độngcủa doanh nghiệp khác Mô hình hoạt động cần đảm bảo nhiều tiêu chí, tiêu chí thânthiện môi trường còn mang tính khái quát dẫn đến việc xác định tiêu chí để đạt được mô

hình KCN thân thiện môi trường còn khó khăn.

Mô hình KCN phat thải các-bon thấp mới xuất hiện trong thời gian gần đây, mục

tiêu KCN các-bon thấp là giảm phát thải khí nhà kính ở mức thấp nhất nhưng vẫn đạthiệu quả kinh tế xã hội ở mức cao nhất Khu công nghiệp phát thải các-bon thấp vận

hành theo hệ thông khép kín giảm thải khí nhà kính mức thấp nhất Việc so sánh các mô

hình phát triển KCN được thé hiện ở Bang 1.1

Trang 36

Ở Việt Nam việc hình thành và phát triển các KCN theo mô hình Liên Xô cũ từ

những năm 1960 và 1970 Tuy nhiên trong giai đoạn này, các nhà máy, xí nghiệp được

hình thành là do sự đòi hỏi cần thiết trong phát triển kinh tế công nghiệp của đất nước,

chưa tính đến các yếu tố về sự phát triển, đô thị hóa của các thành phó, đặc biệt là vấn

đề môi trường Đến năm 1991, Khu chế xuất Tân Thuận được xem là KCN tập trungđầu tiên ở Việt Nam Từ đó số lượng các KCN được thành lập gia tăng qua các năm,trong 3 năm dau từ 1991 — 1993, cả nước chỉ có 2 KCN được thành lập đó là Khu chếxuất Tân Thuận và Khu chế xuất Linh Trung 1, 2 Tính đến cuối năm 2020, trải qua 30năm xây dựng và phát triển, cả nước đã thành lập được 369 KCN với tổng diện tích đấtkhoảng 113.300 ha, chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên [7] Việc phát triểncác KCN ở Việt Nam cũng theo các mô hình KCN trên thế giới

Ở Việt Nam các KCN thường được phân loại theo đặc điểm quản lý thì có mô

hình khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao hoặc phân loại theo quy mô

Trang 37

thì có khu công nghiệp quy mô nhỏ thường có diện tích đến 100ha, khu công nghiệp cóquy mô trung bình thường có diện tích từ 100 - 300 ha, khu công nghiệp có quy mô lớn

hơn 300 ha Việc phát triển KCN hiện nay theo mô hình KCN thông thường tập trung

với nhiều loại hình sản xuất điều này đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc tập

trung các cơ sở trong cùng một khu vực thông qua việc sử dụng chung các dịch vụ hạ

tang về giao thông, cấp nước, xử lý nước thải, xử lý chat thải ran Tuy nhiên việc tậptrung các ngành nghề sản xuất khác nhau với thành phần nước thải khác nhau cũng làvấn đề khó khăn chưa giải quyết được

Xét về tiêu chí của KCN sinh thái thì ở Việt Nam hiện chưa có KCN nào đáp ứngtiêu chí của KCN sinh thái Tại Việt Nam, Dự án “Triển khai sáng kiến KCN sinh thái

hướng tới mô hình KCN bền vững” do UNIDO và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện

năm 2015 — 2019, áp dụng thí điểm chuyển đổi bốn KCN bao gồm: KCN Khánh Phú,KCN Gian Khẩu thuộc tỉnh Ninh Bình, KCN Hòa Khánh thuôc Thành phó Đà Nẵng vàKCN Trà Nóc 1& 2 thuộc Thành phố Cần Thơ sang mô hình KCN sinh thái [38] Kếtquả tại bốn KCN thí điểm này, có 72 doanh nghiệp thực hiện trên 900 giải pháp tiếtkiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn, tiết kiệm cho doanh nghiệp trên 76 tỷ đồng/năm

và huy động trên 207 tỷ đồng từ khu vực tư nhân dé thực hiện giải pháp giảm tiêu thụnăng lượng, nước, hóa chất và chất thải; cắt giảm 32 Kt khí COz/năm, 18 mang lưới

cộng sinh đã được nghiên cứu điều tra và đề xuất thực hiện [8] Kết quả bước đầu của

việc chuyền đổi KCN sinh thái đã đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, huy động

được nguồn lực lớn từ khu vực kinh tế tư nhân cho giải pháp công nghiệp xanh, đảm

bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu [8] Trên

cơ sở các kết quả triển khai thí điểm KCN sinh thái giai đoạn 2014-2019, Chính phủ đã

ban hành Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2020, theo đó đã quy định cụ

thé về khái niệm KCN sinh thái, tiêu chí xác định cho KCN sinh thái và trình tự, thủ tục

đăng ký chứng nhận KCN sinh thái Đến năm 2022, các tiêu chí về KCN sinh thái vẫn

tiếp tục được quy đinh tại Nghị định 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022.

Ở Việt Nam, dự án “Xây dựng mô hình hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam pháttriển theo định hướng các-bon thấp - nghiên cứu thí điểm tại Đà Nẵng” do Bộ Ngoạigiao, Vương Quốc Anh tài trợ trong giai đoạn 2013-2014 Dự án nhằm xây dựng kế

Trang 38

hoạch hành động hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN dich vụ thủy san Da Nẵng và KCN

Liên Chiêu phát triển theo định hướng giảm phát thải các-bon [82] Theo đó, phát thải

khí nhà kính của hai KCN trong năm 2013 bao gồm: phát thải KNK từ việc sử dụng điện là 16.541 tan CO›, đốt nhiên liệu là 11.059 tan CO2, nước thải là 6.783 tan COz.

Kết quả thực hiện dự án, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành kế hoạch số6954/KH-UBND ngày 08/8/2014 về kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính tại KCN thànhphố Đà Nẵng với mục tiêu cụ thể là: đến hết năm 2020, cắt giảm 15% lượng phát thảiKNK trong lĩnh vực sử dụng nhiên liệu đốt so với phát thải năm 2013 Đến hết năm

2020, cắt giảm đến 3-5% điện năng tiêu thụ so với năm 2013, tương ứng với phát thải3-5% phát thải KNK trong lĩnh vực sử dụng điện Đến hết năm 2020, 100% các doanh

nghiệp có xây dựng hệ thống quản lý năng lượng và có cán bộ chuyên trách quản lý

năng lượng.

1.2 TONG QUAN VE PHÁT THÁI CÁC-BON

1.2.1 Khái niệm về phát thải các-bon

Thuật ngữ Carbon footprint (dấu chân các-bon, dấu vét các-bon) được công bó đầutiên vào năm 1979, tuy nhiên mãi đến năm 2007, thuật ngữ dấu chân các-bon mới đượcchính thức đưa vào sử dụng trong những báo cáo khoa học đầu tiên về biến đổi khí hậucủa IPCC Các nghiên cứu về “dấu chân các-bon” ngày càng phát triển và khái niệm

“dau chân các-bon” ngày càng phô biến Định nghĩa “dau chân các-bon” được đề xuất

là lượng KNK được thê hiện dưới dạng CO tương đương phat thải vào bầu khí quyên

của một cá nhân, tô chức, quy trình, sản pham hoặc sự kiện trong phạm vi ranh giới cuthé [153] Theo ISO 14040, dấu vết các-bon là tổng lượng CO: và các loại khí KNKkhác phát thải ra trong vòng đời sản phẩm Gần đây nhất, khái niệm về dấu vết các-bonđược sử dụng trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 — 2030, tầmnhìn 2050 [75], theo đó dấu vết các-bon (dấu chân các-bon) là tổng lượng KNK đượctinh bằng lượng (tan) khí CO» tương đương, do con người tạo ra trong quá trình sinhsống, sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định

Phát thải các-bon ngày càng được sử dụng phổ biến trong các chương trình về biến

đôi khí hau, để phục vụ mục tiêu nghiên cứu của luận án, định nghĩa về phát thải

các-bon trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 — 2030, tầm nhìn

Trang 39

Phạm vi phát thải các-bon còn phụ thuộc vào phạm vi các hoạt động sẽ được đưa

vào tính toán bao gồm: phạm vi | (phát thải trực tiếp tại chỗ), phạm vi 2 (phat thải giántiếp do mua năng lượng), phạm vi 3 (phát thải gián tiếp không bao gồm trong phạm vi

2) [102] Việc lựa chọn phát thải trực tiếp và gián tiếp cũng là không tương thích giữa

các nghiên cứu khác nhau Trong hầu hết các trường hợp, việc bao gồm tất cả phát thảigián tiếp là rất phức tạp, do đó nhiều nghiên cứu trường hợp về phát thải các-bon chỉbáo cáo phát thải trực tiếp và phát thải gián tiếp phạm vi 2 [102] IPCC [121] phân loạitất cả các nguồn phát thải/hấp thu KNK do con người tạo ra vào 05 lĩnh vực: năng lượng,

các quá trình công nghiệp, nông nghiệp, sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp

và chất thải

Việt Nam đã thực hiện kiểm kê quốc gia KNK cho các năm 1994, 2000, 2010, 2013

và 2014, 2016 cho 05 lĩnh vực năng lượng, quá trình công nghiệp, nông nghiệp,

LULUCEF, chất thải [11] Kết quả kiểm kê cho thấy: trong năm 1994, 2000 phat thải

KNK trong lĩnh vực nông nghiệp phát thải nhiều nhất Trong năm 2010, 2013, 2014,

2016 phát thải KNK trong lĩnh vực năng lượng chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2016 chiém

tỷ trọng 65%), trong đó phát thải KNK do đốt nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm

2010 chiếm 88,03%) Đối với kiểm kê KNK cấp địa phương, tại Thành phố Hồ ChíMinh thực hiện kiểm kê KNK năm 2016, 2018, kết quả kiểm kê năm 2016 cho thấy phátthải KNK từ lĩnh vực năng lượng có định và giao thông vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất92%, kết quả kiểm kê năm 2018 cho thay phát thải KNK từ lĩnh vực năng lượng cố địnhchiếm tỷ trọng lớn nhất 57,4 % [61] Tại tỉnh Đồng Nai, kết quả tính toán tổng lượngKNK từ hoạt động sản xuất công nghiệp năm 2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho thấyphát thải KNK từ các nguồn tiêu thụ điện nhiên liệu chiếm lớn nhất 91% [61] Tại Bình

Trang 40

Dương, kết quả kiểm kê KNK năm 2018 cho thấy phát thải từ lĩnh vực công nghiệp

chiếm 83% thông qua các hoạt động sử dụng nhiên liệu và quá trình sản xuất [61]

Qua kết quả kiểm kê KNK của quốc gia và các địa phương, ta thấy rằng phát thải từ

lĩnh vực năng lượng chiếm tỷ trọng lớn nhất, do đó việc áp dụng các biện pháp giảmthiểu phát thải KNK từ lĩnh vực năng lượng là quan trọng nhất

1.2.2 Phát thải các-bon trong KCN

Khu công nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng, có tác động trực tiếphoặc gián tiếp đến biến đổi khí hậu băng cách phát thải các-bon Phát thải các-bon từKCN chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch dé lay năng lượng, cũng như phát thảicác-bon từ một số phản ứng hóa học cần thiết dé sản xuất hàng hóa từ nguyên liệu thô.Như vậy, phát thải các-bon (bao gồm các khí nhà kính CO2, CHa, N20) từ hoạt động của

khu công nghiệp bao gồm:

- Phát thải trực tiếp bao gồm: từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch dé sản xuất năng

lượng lò hơi, năng lượng nhiệt và từ quá trình sản xuất/sử dụng hóa chất không liên

quan đến tiêu thụ năng lượng

- Phát thải gián tiếp: từ quá trình sử dụng điện

- Phát thải bổ sung gián tiếp bao gồm: từ quá trình quan lý và xử lý chat thải và từ

phương tiên giao thông.

Bảng 1.2 Phát thải từ hoạt động của khu công nghiệp chia theo lĩnh vực [121]

Phạm vi 1 Pham vi 2 _== ms

: (phát thải bô sung

(phát thải trực tiép) (phát thải gián tiép) :

gián tiêp)

Tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch

(xăng dầu, diesel, than đá, khí hóa lỏng, ;

Dién su dung trong

vv) được tiêu thu trong giới hạn vat lý

của KCN

Xe 6 tô/taxI hoặc xe Phát thải methan

của nhân viên

Ngày đăng: 24/11/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN