Mục tiêu của Luận án là: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa trênđịa bàn Tp.HCM; các ảnh hưởng của hoạt động nghĩa trang nghĩa địa đến các yếu tô kinh tế - xã hội, môi
Trang 1ĐẠI HOC QUOC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
TRAN THIỆN PHONG
ĐÁNH GIA HIỆN TRẠNG VA XÂY DUNG CAC GIẢI PHÁP
QUAN LY TONG HỢP TÀI NGUYÊN VA MOI TRƯỜNG DAT TRONG HOAT DONG NGHĨA TRANG VA NGHĨA DIA TAI
THANH PHO HO CHi MINH
LUAN AN TIEN SI QUAN LY TAI NGUYEN VA MOI TRUONG
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
TRẢN THIỆN PHONG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỎNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
DAT TRONG HOẠT ĐỘNG NGHĨA TRANG VA
NGHĨA ĐỊA TẠI THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
Ngành:
Mã số ngành:
Quản lý tài nguyên và môi trường
62850101
Phản biện 1: PGS.TS Pham Thanh Vũ
Phản biện 2: TS Lê Thanh Hòa
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận án tiến sĩ ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, với dé tài
“Đánh giá hiện trạng và xây dựng các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường
đất trong hoạt động nghĩa trang và nghĩa địa tại Thành phó Ho Chi Minh” là công trình
khoa học do Tôi thực hiện.
Những kết quả nghiên cứu của luận án hoàn toàn trung thực, chính xác, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và không trùng lặp với các công trình đã công bố trong và
ngoài nước.
Nghiên cứu sinh
Trần Thiện Phong
Trang 4LỜI TRI ÂN
Hoàn thành Luận án Tiến sĩ, tôi luôn tri ân đến:
1 GS.TSKH Phan Liêu, Giáo sư hướng dẫn của tôi, người đã động viên, giúp đỡ tôi trongsuốt thời gian làm Nghiên cứu sinh và luôn nghiêm khắc chỉ bảo tôi trong học thuật dé dat
được Luận án này.
2 Ban Giám hiệu Trường Dai học Khoa học Tự nhiên — Dai hoc Quốc gia Tp HCM vàPhòng Đào tạo Sau Đại học đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc thực hiện đúng các quy định,quy chế của cơ sở đào tạo và Đại học Quốc gia Tp HCM ban hành
3 Lãnh đạo Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên — Dai học Quốc gia Tp
HCM, PGS.TS Tô Thị Hiền, PGS.TS Đào Nguyên Khôi và PGS.TS Trương Thanh Cảnh
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm Nghiên cứu sinh; đọc và góp ý
trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, để được hoàn thành Luận án như hôm nay
4 Ban Giám hiệu và Khoa Quản lý đất đai Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp
HCM; Sở Tài nguyên và Môi trường Tp HCM; Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn đã tínnhiệm, tạo điều kiện, ủng hộ, dé tôi có thể hoàn thành Luận án
5 Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tp HCM đã cung cấp cho tôi nhiều tài liệuliên quan đến dé tài nghiên cứu
6 Tập thé Cán bộ, Công chức Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn và Tập thể Cán bộ, Đồng
nghiệp tại Khoa Quản lý đất đai Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp HCM đã
phụ giúp tôi trong công việc, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận án và chia sẻcông việc với tôi dé tôi có thể hoàn thành Luận án
Cuối cùng, tôi đặc biệt biết ơn Cha Mẹ, Vợ và Các Con yêu thương của tôi, các Anh Emcủa tôi, những người đã hiểu, chia sẻ những khó khăn, động viên, giúp tôi có thêm nghị lực,
niềm tin để nghiên cứu, học tập và làm việc
Trang 51.1.1 Lịch sử nghĩa trang và an táng trên thé gi
1.1.2 Nghiên cứu tác động môi trường nghĩa trang ở một số nước
1.1.3 Mô hình quy hoạch quản lý sử dụng nghĩa trang ở một số nước
1.1.4 Quan trắc môi trường ở nghĩa trang của một số nước trên thé giới
1.2 Tình hình ở Việt Nam
1.2.1 Lịch sử di tích nghĩa trang ở Việt Nam.
1.2.2 Nghiên cứu tác động môi trường nghĩa trang ở Việt Nam
1.2.3 Mô hình quy hoạch quản lý sử dụng nghĩa trang ở Việt Nam
1.2.4 Nghiên cứu các mô hình quản lý sử dung đất NTND tại Tp.HCM
1.2.5 Tình hình đất nghĩa trang nghĩa địa ở một số tỉnh thành1.3 Nhận xét về tình hình van dé nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
3 CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
4 CÁC KHÁI NIỆM VÀ VẤN ĐÈ THỰC TIỀN NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN, 2I
4.1 Khái niệm và định nghĩa + SE TH g1 g1 Hy rrrrêc 21 4.1.1 Tài nguyên
Trang 64.1.3 Môi trường
4.1.4 Nghĩa trang nghĩa địa
4.1.5 Tổng quan các hình thức an táng và hoạt động nghĩa trang nghĩa địa
4.1.5.1 Các hình thức an táng
4.1.5.2 Hoạt động nghĩa trang nghĩa địa
4.1.5.3 Phương pháp tiếp cận quản lý tổng hợp TNMT đất NTN
4.2 Tác động của nghĩa trang nghĩa địa
4.2.1 Ảnh hưởng môi trường không khí4.2.2 Ảnh hưởng môi trường đất
4.2.3 Ảnh hưởng môi trường nước
4.2.4 Ảnh hưởng kinh tế xã hội4.3 Quy hoạch sử dụng đất
5 TONG QUAN DIA BAN NGHIÊN CỨU 5.1 Đánh giá các yếu tố, điều kiện đặc thù tác động dé quản lý tổng hop TN dit 32
5.1.1 Điều kiện tự nhiên.
.1.1 Vị trí địa lý 1.2 Khí hậu
.2.4 Dân số và nguồn nhân lực
.2.5 Đơn vị hành chính
.2.6 Dân tộc và tôn giáo
5.2 Các thách thức trong quá trình phát triển của Thành phố
5.2.1 Ngập lụt đô thị
5.2.2 Tình trạng ùn tắc giao thông đô thị
5.2.3 Biến đổi khí hậu
Kết luận phần Tổng quan
CHƯƠNG 1: NOI DUNG NGHIEN CUU “
1.1.ĐÁNH GIÁ HIỆN TRANG SỬ DỤNG DAT NGHĨA TRANG NGHĨA DIA 49
1.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRUONG DAT NTND
1.3 ĐÁNH GIA ANH HUONG CUA DAT NTND VỚI KINH TE XÃ HỘI
AAMAAAnEAMAnnnn
Trang 71.5 XÂY DUNG CÁC GIẢI PHAP QL TH TNMT DAT TRONG HD NTNĐ
CHƯƠNG 3: KET QUA VÀ BAN LUẬN
3.1 TINH HÌNH DAT NGHĨA TRANG NGHĨA DIA Ở THÀNH PHO
3.1.1 Vấn dé an táng và sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa
3.1.2 Vấn đề bồi thường và giải phóng mặt bằng
3.1.3 Hiện trạng và biến động SDD NTND TP.HCM giai đoạn 2000 — 2020
3.1.3.1 Hiện trạng và biến động sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa
3.1.3.2 Đánh giá hiện trang SDD và biến động đất đai từ 2005 - 2019
3.1.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa cả nước
3.1.4.1 Hiện trạng sử dụng dat nghĩa trang nghĩa địa3.1.4.2 Biến động đất NTND theo Vùng tự nhiên kinh tế từ 2000 — 2019
3.1.4.3 Biến động đất nghĩa trang nghĩa địa cả nước từ 1990 - 2019
3.1.5 Đánh giá việc sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa
3.1.6 Đất nghĩa trang nghĩa địa ở Thành phố Hồ Chí Minh
3.1.7 Lập Bản đồ hiện trạng và phân loại đất NTND ở Tp.HCM
3.1.7.1 Lập Bản đồ hiện trạng đất nghĩa trang nghĩa địa Tp.HCM
3.1.7.2 Phân loại nghĩa trang nghĩa địa ở Tp.HCM
3.1.8 Biến động đất nghĩa trang nghĩa địa ở Tp.HCM qua các năm
3.1.9 Đánh giá hiện trạng, phân loại và biến động đất nghĩa trang nghĩa địa
3.2 TÁC ĐỘNG CỦA NGHĨA TRANG NGHĨA ĐỊA VỚI MÔI TRƯỜNG.
3.2.1 Hiện trạng môi trường.
3.2.1.1 Môi trường không kh
3.2.1.2 Môi trường nước
3.2.1.3 Môi trường đất
3.2.1.4 Môi trường cảnh quan
3.2.2 Khảo sát các chỉ tiêu về đất nghĩa trang
3.2.2.1 Kết quả phân tích môi trường đất nghĩa trang nghĩa địa3.2.2.2 Đánh giá kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường đất NTND3.3 DAT NGHĨA TRANG NGHĨA DIA ANH HUONG KINH TE XÃ HỘI
3.3.1 Ảnh hưởng của nghĩa trang nghĩa địa với kinh tế xã hội
3.3.2 Kết quả phỏng vấn chuyên gia, hộ gia đình
3.3.3 Dự báo nhu cầu mai táng -::¿-©2222v22+tt222EEEEEvrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrris
Trang 83.3.4 Yếu té tiết kiệm, tính bền vững.
3.3.5 Yếu tố hiệu quả kinh tế
3.4 QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐÁT NGHĨA TRANG NGHĨA DIA 4 13
3.4.1 Chính sách pháp luật về đất nghĩa trang nghĩa địa
3.4.2 Quy chuẩn xây dựng đối với nghĩa trang nghĩa dia
3.4.3 Ứng dụng GIS lập bản đồ vùng ảnh hưởng đất nghĩa trang nghĩa địa
3.4.4 Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang nghĩa dia
3.5 GIẢI PHÁP QL TH TN VÀ MT DAT TRONG HOẠT ĐỘNG NTNĐ
3.5.1 Chính sách khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng
3.5.2 Các giải pháp quản lý tổng hợp TN và MT đất trong hoạt động NTN
3.5.2.1 Đề xuất mô hình quy hoạch quản lý sử dụng đất nghĩa trang3.5.2.2 Đề xuất các giải pháp QL tổng hợp thay đổi từ địa táng sang hỏa táng 134
3.6 THẢO LUẬN KET QUA NGHIÊN CỨU
3.7 DE XUẤT CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
3.7.1 Nghiên cứu về tác động môi trường của đất nghĩa trang
3.7.2 Nghiên cứu về các nghĩa trang hỏa táng tiết kiệm đắt
3.7.3 Nghiên cứu về cải tạo, bảo tồn các nghĩa trang nghĩa địa di tích lịch sử
Kết luận Chương 3
CHƯƠNG 4: KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
KET LUẬN
KIEN NGHỊ
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CUA TÁC GIA
TÀI LIỆU THAM KHẢO see
PHU LUC 077
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
ATVMT: An toàn về môi trường
ATVSMT: An toàn vệ sinh môi trường
BBTGPMB: Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng
BĐKH: Biến đồi khí hậu
BKHDT: Bộ Kế hoạch và Dau tư
BLDTBXH: Bộ Lao động Thuong Binh và Xã hội
BNNPTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BOT: Hợp đồng dự án xây dựng kinh doanh chuyển giao
BT: Hợp đồng dự án xây dựng chuyên giao
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường
DITTN: Diện tích tự nhiên
FAO: Tổ chức Nông lương Thé giới
GDP: Tổng sản phẩm nội địa
GIS: Hệ thống thông tin địa lý
GRDP: Téng san pham trén dia ban
Trang 10Nghĩa trang
Loại đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
Nghĩa trang nghĩa địa
Sử dụng
Sử dụng đất
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Quy hoạch Kiến trúc
Sở Tài nguyên và Môi trường
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tổng hợp
Tài nguyên
Tài nguyên và Môi trường
Tổng cục Môi trườngTổng cục Thống kê
Trước Công nguyên
Thành phố Hồ Chí Minh
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ
Tổ chức Y tế Thế giới
Trang 11Bảng 1: Phân loại đất — Thành phố Hồ Chí Minh (trang 169 - Phụ lục).
Bảng 2 Trữ lượng khai thác tiềm năng nước đưới đất — Tp.HCM
Bang 3: D;
DANH MUC CAC BANG
ân số Tp.HCM phân theo quận huyện từ năm 1979 — 2019 (trang 171 - PL) 44
Bảng 4: Kịch bản nước biển dang (cm) cho Việt Nam so với thời kỳ 1980 - 1999 46
Phương pháp phân tích đối với các chỉ tiêu phân tích đất
Một số nghĩa trang lớn tại Tp.HCM +
Diện tích cơ cấu đất nông nghiệp Tp.HCM năm 2019 (trang 172 - PL) 75
Diện tích cơ cau đất phi NN Tp.HCM năm 2019 (trang 173 - PL)
Diện tích cơ cấu đất chưa SD Tp.HCM năm 2019 (trang 174 - PL)
Biến động đất đai của Tp.HCM giai đoạn 2005 — 2010 (trang 174 - PL)
Biến động đất dai của Tp.HCM giai đoạn 2010 — 2015 (trang 175 - PL)
Biến động đất đai của Tp.HCM giai đoạn 2015 — 2019 (trang 176 - PL)
Tổng hợp biến động đất dai của Tp.HCM từ 2005 — 2019 (trang 177 - PL) 76
Ha tang giao thông chính tại Tp.HCM được hoàn thiện từ 2000 - 2015 78
Thống kê DS, DTTN, NTND theo địa phương năm 2019 (trang 178 - PL) 79
Các dự án công viên nghĩa trang quy mô lớn (2007 - 2017)
Thống kê diện tích NTND theo vùng tự nhiên kinh tế từ 2000 - 2019
Thống kê diện tích NTNĐ cả nước giai đoạn 1990 - 2019 “
Thống kê dân số, diện tích NTNĐ theo quận huyện -. +
Thống kê thửa đất nghĩa dia va sé lượng mộ đã chôn theo quận huyện 86Phân loại thửa dat nghĩa trang nghĩa địa theo quy mô diện tich
Phân loại đất nghĩa trang nghĩa dia theo chủ quản lý sử dung
Biến động đất nghĩa trang nghĩa địa Tp.HCM từ 2000 - 2019
Kết quả quan trắc thủy văn trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai 96Kết quả quan trắc đất tại một số điểm ngoại thành Tp.HCM 100
Tổng hợp kết quả phân tích mẫu đất gần khu nghĩa địa
Kết quả kiểm nghiệm so sánh giữa 2 thời điểm lấy mẫu đất theo mùa
Trang 12Thời gian phân hủy thi thé người theo điều kiện khí
hậu -Thống kê giá đất ở tại Tp.HCM năm 2015 — 2020 (trang 183 - PL)
Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia, hộ gia đình “
Quy hoạch sử dụng dat Tp.HCM đến năm 2020 -.-: 55c+¿
Các chỉ tiêu QH, KH SDD quốc gia đến năm 2030 và đến năm 2025 119
Thống kê DT các loại đất trong vùng ảnh hưởng NTNĐ của Tp.HCM 124
Thống kê số liệu hỗ trợ HT trên địa bàn Tp.HCM năm 2015 (tr 184 - PL) 129
Số nạn nhân tử vong vì Covid-19 được hỏa táng theo tháng - 136
Số nạn nhân tử vong vi Covid-19 phân theo độ tuỔI àooccccccccrreereee 136
Trang 13DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢN DO
Trang
Hình 1: Bản dé vị trí Thành phố Hồ Chí Minh (trang 165 - Phụ lục) . - 33
Hình 2: Sơ đồ vị trí tram quan trắc chất lượng nước sông Sài Gòn — Đồng Nai 37
Hình 3: Mô hình DEM độ phân giải 20 m khu vực Tp HCM (trang 166 - Phụ lục) 36
inh 4: Ban đồ thé nhưỡng Tp.HCM, tỷ lệ 1/50.000 (trang 167 - Phụ lục) 38
inh 5: Bản dé phạm vi ngập ở Tp.HCM theo kịch bản nước biển dâng 100 cm (168).47 inh 2.1: Cách tiếp cận đánh giá KT — XH cho các mô hình quản lý sử dụng NT
inh 2.3: Chọn điểm lấy mẫu: Trong và theo khoảng cách xa dần của nghĩa trang inh 2.4: Lay mẫu dat tại nghĩa trang chùa Giác Nguyên H H H Hình 2.2: Chọn điểm lấy mẫu: Trong và theo khoảng cách xa dan của nghĩa trang H H H inh 2.5: Khoan lây mẫu đất tại nghĩa trang gia tộc xã Tân Thới
Nhì - -Hình 3.1: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 Tp.HCM (trang 180 - PL) Hình 3.2: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 Tp.HCM (trang 181 - PL) Hình 3.3: Bản đồ đất NTND xã Thới Tam Thôn 2017 Hình 3.4: Bản đồ đất NTNĐ Tp.HCM năm 2017 “ Hình 3.5: Sơ đồ vi trí trạm quan trắc chất lượng không khí Tp.HCM - 95
Hình 3.6: D6 thị hàm lượng Nitơ tổng trong dat tăng giảm theo khoảng cách NÐ 101
Hình 3.7: Đỗ thị hàm lượng Chi trong dat tăng giảm theo khoảng cách với NTND 102
Hình 3.8: Đồ thị hàm lượng Cadimi trong đất tăng giảm theo khoảng cách với ND 103
Hình 3.9: Bản đồ hiện trạng quy mô NTNĐ Tp.HCM -.-¿-©22+c+222vzcrrvrrvee 116 Hình 3.10: Bản đồ quy hoạch SDD năm 2020 Tp.HCM (trang 182 - Phụ luc) 118
Hình 3.11: Vùng an toàn vệ sinh môi trường đối với khu NTNĐ 7.850 m? 121 Hình 3.12: Vùng an toàn vệ sinh môi trường đối với khu NTND 78,5 ha 121
Hình 3.13: Bản đồ vùng ảnh hưởng NTNĐ xã Thới Tam Thôn năm 2017 125
Hình 3.14: Bản đồ vùng ảnh hưởng NTNĐ Tp.HCM năm 2017 ¿ 126
Hình 3.15: VỊ trí các cơ sở hỏa táng ở Tokyo, Nhật Ban 132
Hình 3.16: Cơ sở hỏa táng tại một khu dân cư của Nhật Bản 132
Hình 3.17: Hệ thống hỏa táng Nhật Ban với thiết bị xử lý khí thải hiện đại 133
Trang 14TÓM TẮT LUẬN ÁN
Thành phố Hồ Chí Minh có điện tích 2.095 km? (2019), bằng 0,63 % diện tích toàn
quốc nhưng dân số cao nhất nước (năm 2019 có 9.038.600 người đăng ký chính thức), làđịa phương có tốc độ tăng trưởng GDP mỗi năm gấp 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân của cả nước, đặc biệt nguồn thu đóng góp hàng năm cho ngân sách quốc gia
luôn chiếm gần 30 % Điều đó cho thấy quy theo giá trị kinh tế, mỗi đơn vị đất đai của
Thành phố hiệu quả cao hơn bắt cứ địa phương nào trong 62 tỉnh, thành khác của cả nước.Thành phó Hồ Chí Minh (Tp.HCM) có 927 ha đất nghĩa trang nghĩa địa, tăng 03 ha so với
năm 2005, Thành phó và cũng là một trong 27 địa phương có tỷ trọng đất nghĩa trang nghĩa
địa so với diện tích tự nhiên cao hơn tỷ trọng đất nghĩa địa toàn quốc Theo dự báo đến năm
2025, Thành phó sẽ vượt 10 triệu dân và trở thành siêu đô thị, vì vậy đòi hỏi Thanh phố
phải sử dụng quỹ đất thật tiết kiệm nhưng vẫn phải đáp ứng nhu cầu đất cho quy hoạch
nghĩa trang nghĩa địa.
Từ thực tiễn sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa, nhìn nhận trong phạm vi Tp.HCM có
05 van dé cần quan tâm, làm cơ sở cho Nghiên cứu sinh thực hiện việc nghiên cứu:
(1) Việc quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang nghĩa cho một Thành Phó ngày một phát
triển cả quy mô nền kinh tế và dân số còn nhiều bat cập, đòi hỏi điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất nghĩa trang nghĩa địa
(2) Phần lớn nghĩa trang nghĩa địa cũ của Thành phó đều tồn tại trong khu dân cư
Các nghĩa trang nghĩa địa nằm trong khu dân cư có thể ảnh hưởng đến hoạt động đô thị,đến môi trường đất và sức khỏe cộng đồng đân cư xung quanh
(3) Phong tục tập quán về sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa (địa táng) hiện nay tại
Tp.HCM vẫn ở mức cao và khó kiểm soát Tình trạng tiếp tục mở rộng, chôn cất tại cácnghĩa trang nghĩa địa hiện hữu của các tổ chức hội đoàn, cơ sở tôn giáo, gia tộc gây áp lực
cho việc phát triển chung của Thành Phố
(4) Chính sách pháp luật về quy hoạch quản lý sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa tạiThành phố còn nhiều bất cập cần phải được cải tiến Thành phố chưa có nghĩa trang Nhân
dân mới, việc di dời, cải tạo các nghĩa trang nghĩa địa cũ còn chậm.
(5) Các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường đất trong hoạt độngnghĩa trang và nghĩa địa tại Thành phố còn nhiều bắt cập, cần phải cải tiến
Trang 15Mục tiêu của Luận án là: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa trên
địa bàn Tp.HCM; các ảnh hưởng của hoạt động nghĩa trang nghĩa địa đến các yếu tô kinh
tế - xã hội, môi trường trong khu vực; đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên và
môi trường đất trong hoạt động nghĩa trang và nghĩa địa tại Thành phố, nhằm góp phần sử
dụng tài nguyên đất tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu mai táng và bảo vệ môi trường
Các nội dung nghiên cứu chính của Luận án:
(1) Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa và mức độ ô nhiễm của các
chỉ tiêu môi trường đất đối với khu vực xung quanh nghĩa trang nghĩa địa ở Thành phố theo
Tiêu chuẩn Việt Nam
(2) Xác định nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang hiện nay của Thành phó và dự báo nhu
cầu cho nhiều thập kỷ sau
(3) Xem xét tính chồng chéo, bất khả thi trong thực hiện chính sách pháp luật về quy
hoạch quản lý sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa của Thành phố
(4) Lựa chọn mô hình quy hoạch quản lý sử dụng đất nghĩa trang tối ưu trên cơ sởthay đổi hình thức an táng hoặc giảm diện tích đất và chôn cất có thời hạn, với quy mô,
khoảng cách hợp lý để phù hợp thực trạng sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa ở Tp.HCM
(5) Thực hiện các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường đất trong hoạtđộng nghĩa trang và nghĩa địa tại thành phố Hồ Chí Minh về cơ chế tổ chức, chính sách
hành chính - kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất nghĩa
trang nghĩa địa của Thành phó có hiệu quả, tiết kiệm và bảo vệ môi trường
Các phương pháp nghiên cứu chính được Luận án sử dụng:
1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu và tổng hợp tài liệu
2 Phương pháp điều tra theo phiéu mẫu
3 Phương pháp xử lý số liệu thong kê
4 Phương pháp lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường đất
5 Phương pháp bản đồ, GIS
6 Phương pháp đánh giá phù hợp về sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa của mô hìnhquy hoạch quản ly sử dụng dat nghĩa trang
Kết quả chính Luận án đã thực hiện:
1 Lập Bản đồ hiện trạng nghĩa trang nghĩa địa Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ
1/50.000, thể hiện các thửa đất nghĩa trang nghĩa địa trên địa bàn Thành phố và Bản đồ
Trang 16Vùng ảnh hưởng an toàn về môi trường của các thửa đất nghĩa trang nghĩa địa Tp.HCM, tỷ
lệ 1/50.000, theo Quy chuẩn xây dựng về quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nhằm xây
dựng và cung cấp cho các cơ quan quản lý Tp.HCM các cơ sở dit liệu hiện thực về hoạtđộng nghĩa trang, nghĩa địa theo cách nhìn khoa học, bản đồ phân bố và vùng ảnh hưởngmôi trường đất các khu vực có nghĩa trang nghĩa địa Những đóng góp này có thể giúp choThành Phố chuyên đổi số trong quản lý tài nguyên đất đai, sử dụng hợp lý tài nguyên đấtcho hoạt động nghĩa trang nghĩa địa góp phần cho công tác quản lý sử dụng đất bền vững
cho Thành phó Hỗ Chí Minh
2 Đánh giá tác các chỉ tiêu ảnh hưởng lên tài nguyên và môi trường đất khu vực có
nghĩa trang nghĩa địa, vùng ảnh hưởng môi trường đất kết hợp với các tác động lêncác yêu tố khác của đô thị Phân tích các hạn chế trong quy hoạch và quản lý làm cơ sở cho
việc xây dựng và đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường đất cho
hoạt động nghĩa trang nghĩa địa của Thành Phố Hồ Chí Minh nhằm đạt được mục tiêu sửdụng, đáp ứng của quỹ dat với nhu cầu sử dung, kết hợp lợi ích sử dụng đất với bảo tồn và
bảo vệ tài nguyên và môi trường đất
3 Đề xuất mô hình quy hoạch quản lý sử dụng nghĩa trang địa — hỏa táng (xây dựngmới hoặc cải tạo cũ) cho Thành phó, bao gồm các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên va
môi trường đất trong hoạt động nghĩa trang và nghĩa địa, về cơ chế chính sách hành chính tô
chức, quy hoạch và kinh tế nhằm thay đổi từ hình thức địa táng sang hỏa táng dé dành đất
cho phát triển
Từ khóa: Nghĩa trang nghĩa địa, hoạt động nghĩa trang và nghĩa địa, quản lý tổng
hợp, tài nguyên và môi trường dat, Thành phó Hồ Chí Minh
Trang 17Ho Chi Minh City has an area of 2,095 km2 (2019), equal to 0.63% of the national area but the highest population in the country, (in 2019 there are 9,038,600 officially registered people), is a locality with the fastest speed GDP growth per year is 1.5 times higher than the average GDP growth rate of the whole country, especially annual revenue contribution to the national budget always accounts for nearly 30% That shows that in terms of economic value, each land unit of the City is more efficient than any other in 62 other provinces and cities of the country Ho Chi Minh City (HCMC) has 927 hectares of cemeteries and graveyards land, an increase of 03 hectares compared to 2005, the city and is also one of 27 localities with the proportion of cemeteries and graveyards land compared to the natural area However, it is higher than the proportion of cemeteries and graveyards land
in the whole country It is forecasted that by 2025, the city will exceed 10 million people and become a megacity, so it requires the city to use the land fund economically but still have to meet the land demand for the cemetery planning.
From the actual land use of the cemetery and cemetery, within the scope of Ho Chi Minh City, there are 05 issues that need attention, as a basis for the PhD student to conduct research:
(1) The planning of cemetery land use for a City that is increasingly developing both
in terms of economy and population is still inadequate, requiring adjustment of the cemetery land use planning.
(2) Most of the old cemeteries and graveyards of the City exist in residential areas Cemeteries located in residential areas can affect urban activities, the soil environment and the health of surrounding communities.
(3) The customs and practices of using land for cemeteries and graveyards (burial) in HCMC are still high and difficult to control The situation of continued expansion, burial in existing cemeteries and graveyards of associations, religious establishments, and families puts pressure on the general development of the City.
Trang 18(4) The legal policy on planning, management and use of cemeteries and graveyards land in the City has many shortcomings that need to be improved The city has no new People's Cemetery, the relocation and renovation of old cemeteries is still slow.
(5) The solutions for integrated management of land resources and environment in cemeteries and graveyards in the City are still inadequate and need to be improved.
The objectives of the thesis are: Assess the current status of land use of cemeteries and graveyards in the area of Ho Chi Minh City; the impacts of cemeteries and graveyards operations on socio-economic and environmental factors in the area; propose solutions for integrated management of land resources and environment in cemeteries and graveyards in the City, in order to contribute to economical use of land resources, meet burial needs and protect the environment.
Thesis main contents are:
(1) To evaluate the current of using the cemeteries and graveyards land and the polluted level of the soil environmental criteria with the area around of the cemeteries and graveyards in the city according to Vietnam Standards.
(2) To determine the city's current cemetery land use needs and to forecast demands for decades later.
(3) To conside the overlapping, impossibility in implementing the legal policy on the planning, the management of using the cemeteries and graveyards land of the city.
(4) To select the optimal cemetery land use planning model on the basis of changing the form of burial or reducing the land area and burial for a limited time, with a reasonable size and distance to be suitable the actual situation of using the cemeteries and graveyards land in Ho Chi Minh City.
(5) To implement solutions for integrated management of resources and land environment in the operation of cemeteries and graveyards in Ho Chi Minh City, it has the terms of organizational mechanisms, administrative and economic policies to improve the management of the city's cemetery land use planning is effective, economical and environmental protection.
The main methods of thesis are:
1 Method of investigation, data collection and document synthesis
2 Survey method of the sample form.
Trang 193 Method of processing statistics.
4 Sampling method for analysis of soil environmental criteria.
5 Map method, GIS.
6 Method of assessing the suitability of using the cemeteries and graveyards land of the land planning model.
Main results The thesis has made:
1 Make a map of the current state of the cemeteries and graveyards in Ho Chi Minh City, scale 1:50,000, showing the land plots of the cemeteries and graveyards in the city and the map of the safe area of environmental impact of the cemeteries land plot for cemeteries and graveyards in Ho Chi Minh City, scale 1:50,000, according to the Construction Code on cemetery land use planning, in order to build and provide the management agencies of Ho Chi Minh City with databases the reality of cemeteries and graveyards from a scientific point of view, maps of distribution and environmental impact zones of areas where cemeteries are located These contributions can help the City transform digitally in land resource management, rationally use land resources for cemeteries, and contribute to sustainable land use management for the City Ho Chi Minh.
2 Assessment of the impact of indicators on land resources and environment in areas with cemeteries and graveyards, areas affected by land environment, etc., combined with impacts on other urban factors Analyze the limitations in planning and management as a basis for the development and propose solutions for integrated management of natural resources and land environment for the cemeteries and graveyards activities of Ho Chi Minh City in order to achieve use purposes, meeting the land fund with the use needs, combining the benefits of land use with the conservation and protection of land resources and environment.
3 Propose a model of planning for management and use of cemeteries and crematoriums (new construction or old renovation) for the City, including solutions for integrated management of land resources and environment in cemetery activities cemeteries and graveyards, on administrative, organizational, planning and economic mechanisms to change from burial to cremation to save land for development.
Keywords: Cemeteries and graveyards, activities of cemeteries and graveyards, integrated management, land resources and environment, Ho Chỉ Minh City.
Trang 20MỞ ĐẦU
1 TÍNH CÁP THIẾT
Sử dụng đất cho hoạt động mai táng ở các nghĩa trang nghĩa địa là một nhu cầu tự
nhiên có từ hàng chục ngan năm cua xã hội loài người ở mọi nền văn hóa Da phần quanđiểm chôn người chết chính là cách thé hiện sự tôn trọng người đã khuất, đem lại cho họmột "nơi an nghỉ cuối cùng", ngăn những động vật ăn xác và cũng là cách xử lý thi thể phân
hủy, tránh ô nhiễm nguy hiểm sức khỏe cộng đồng Bằng chứng đầu tiên của ngôi mộ cóchủ ý như vậy được tìm thấy với người Neanderthal và người hiện đại bắt đầu từ khoảng
90.000 năm trước đây tại vùng Cận Đông, châu Âu [135] Ở Trung Quốc thì không có thói
quen chôn người chết vào thời đầu và giữa của thời kỳ đồ đá cũ, cuối thời kỳ đồ đá cũ(khoảng 35.000 - 10.000 năm trước Công nguyên), tục chôn người chết mới xuất hiện
không xa hiện nay [102] Như vậy, từ chết mà không táng cho đến mai táng là một sự tiến
bộ văn minh của loài người, vì xã hội đã bắt đầu thể hiện sự tôn kính đối với người chết và
có lẽ là một niềm tin vào thế giới bên kia, điều này có thể ảnh hưởng bởi tín ngưỡng theonén tảng các tôn giáo Ở Việt Nam, quan niệm mai táng người chết cũng chịu những sự ảnh
hưởng theo các quan niệm chung của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước thuộc các
nền văn hóa Á đông
Đất nghĩa trang nghĩa địa đang trở thành van dé lớn của các đô thị ở Việt Nam Hơn bathập niên qua, cùng với sự tăng nhanh dân số, sự phát triển đô thị và công nghiệp mạnh
mẽ, nhu cầu đất cho nghĩa địa cũng được mở rộng Tuy nhiên quá trình xây dựng nghĩa trangnghĩa địa cho đến nay cơ bản theo kiểu tự phát bám theo các khu dân cư, đô thị, việc quy
hoạch và quản lý khoa học còn rất ít Việc xây dựng nghĩa trang và vận hành theo quyhoạch còn hạn chế Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang nghĩa
địa gặp nhiều khó khăn, đã và đang tạo nên nhiều vấn đề kể cả trong quản lý tài nguyên đất
và môi trường Năm 2019 cả nước có khoảng 106.991 ha đất nghĩa trang nghĩa địa, chiếm
Trang 210,32 % diện tích tự nhiên toàn quốc và tăng 9.941 ha so với kỳ kiểm kê năm 2005 Riêng
Thành phó Hồ Chí Minh (Tp.HCM) có 927 ha đất nghĩa trang nghĩa địa, tăng 03 ha so với
năm 2005, Thành phố và cũng là một trong 27 địa phương có tỷ trọng đất nghĩa trang nghĩa
địa so với diện tích tự nhiên cao hơn tỷ trọng đất nghĩa địa toàn quốc Theo dự báo đến năm
2025, Thành phố sẽ vượt 10 triệu dân và trở thành siêu đô thị, vì vậy đòi hỏi Thành phốphải sử dụng quỹ đất thật tiết kiệm nhưng vẫn phải đáp ứng nhu cầu đất cho quy hoạch
nghĩa trang nghĩa địa.
Thành phố Hỗồ Chí Minh là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học, côngnghệ, đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng Thành phố có vai trò đầu tàu kinh tế của Vùng
Kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước Trong những năm qua nền kinh tế của Thành phó
đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, thu hút mạnh mẽ đầu tư trong, ngoài nước Nhu cầu sử
dụng đất của Tp.HCM cho việc phát triển những khu, cụm công nghiệp, hệ thống đường
giao thông, mạng lưới các khu dân cư, công trình phúc lợi công cộng và cơ sở hạ tầng kháctăng lên không ngừng Dat dai trở thành van đề sôi động và phức tạp ở tat cả quận, huyện
trên toàn Thành phó Thành phó Hồ Chí Minh có diện tích 2.095 km? (2019), bằng 0,63 %diện tích toàn quốc nhưng dân số cao nhất nước (năm 2019 có 9.038.600 người đăng ký
chính thức), là địa phương có tốc độ tăng trưởng GDP mỗi năm gấp 1,5 lần so với tốc độtăng trưởng GDP bình quân của cả nước, đặc biệt nguồn thu đóng góp hàng năm cho ngân
sách quốc gia luôn chiếm gần 30 % Điều đó cho thấy quy theo giá trị kinh tế, mỗi đơn vị
đất đai của Thành phố hiệu quả cao hơn bất cứ địa phương nào trong 62 tỉnh, thành
khác của cả nước.
Hiện nay, việc quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường đất trong hoạt động nghĩa
trang và nghĩa địa nói chung và trên địa bàn Tp.HCM nói riêng, còn nhiều bat cập, do công
tác quy hoạch quản lý sử dụng đất nghĩa trang còn chậm; đồng thời, dân số tăng nhanh vàcác khu nghĩa trang nghĩa địa cũ quá tải, trong khi địa táng vẫn là hình thức mai táng phổ
biến trên phạm vi cả nước, từ đó đã tác động đến tất cả kinh tế, văn hóa, xã hội và môitrường ở cả khu vực đô thị và nông thôn của Thành Phó
Trang 22Từ thực tiễn sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa, nhìn nhận trong phạm vi Tp.HCM có
05 vấn đề cần quan tâm, làm cơ sở cho Nghiên cứu sinh thực hiện việc nghiên cứu:
(1) Việc quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa cho một Thành Phố ngày mộtphát triển cả quy mô nền kinh tế và dân số còn nhiều bất cập, đòi hỏi điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa
(2) Phan lớn nghĩa trang nghĩa địa cũ của Thành phố đều tồn tại trong khu dân cư.Các nghĩa trang nghĩa địa nằm trong khu dân cư có thể ảnh hưởng đến hoạt động đô thị,
đến môi trường đất và sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh
(3) Phong tục tập quán về sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa (địa táng) hiện nay tại
Tp.HCM vẫn ở mức cao và khó kiểm soát Tình trạng tiếp tục mở rộng, chôn cất tại cácnghĩa trang nghĩa địa hiện hữu của các tổ chức hội đoàn, cơ sở tôn giáo, gia tộc gây áp lực
cho việc phát triển chung của Thành Phố
(4) Chính sách pháp luật về quy hoạch quản lý sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa tạiThành phó còn nhiều bất cập cần phải được cải tiến Thành phó chưa có nghĩa trang Nhân
dân mới, việc di dời, cải tạo các nghĩa trang nghĩa địa cũ còn chậm.
(5) Các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường đất trong hoạt động
nghĩa trang và nghĩa địa tại Thành phó còn nhiều bat cập, cần phải cải tiến
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất hợp lý ở Tp.HCM có ý nghĩa quan trọng
vì đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với Thành phố nói riêng và cả nước nói chung,
nhất là khi dân số có xu hướng tăng cao mà quỹ đất có hạn Việc quản lý và sử dụng đấtnghĩa trang nghĩa địa có hiệu quả, không dé đất bi ô nhiễm, suy thoái và tác động xấu đếnmôi trường, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về thay đồi hình thức táng cũng
góp phần đáng kể đề chống ô nhiễm và sử dụng đất tiết kiệm ở Thành phó
Do đó, yêu cầu cấp bách đặt ra là tiếp tục đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý theođịnh hướng tổng hợp, kết hợp quy hoạch sử dụng dat nghĩa trang nghĩa địa với bảo vệ môi
trường Xuất phát từ yêu cầu trên, Nghiên cứu sinh thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng
Trang 23và xây dựng các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường đất trong hoạt độngnghĩa trang và nghĩa dia tại Thành phố Hô Chi Minh” nhằm làm sáng tỏ về mặt khoa
học và thực tiễn các ảnh hưởng của hoạt động nghĩa trang nghĩa địa lên tài nguyên
và môi trường, xây dựng các giải pháp quản lý sử dụng tài nguyên và môi trường
đất trong hoạt động nghĩa trang và nghĩa địa cho khu vực
Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa và việc thực hiện quy
hoạch quản lý sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
(2) Đánh giá sự ảnh hưởng của hoạt động nghĩa trang nghĩa địa đến môi trường đấtkhu vực có nghĩa trang nghĩa địa ở Tp.HCM bằng điều tra các chỉ tiêu môi trường đất xung
quanh khu vực nghĩa trang nghĩa địa.
(3) Đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường đất trong hoạt
động nghĩa trang và nghĩa địa tại Thành phố, nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và pháttriển bền vững
3 ĐÓI TƯỢNG
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
(1) Các khu đất nghĩa trang nghĩa địa có chôn cất với quy mô khác nhau ở Tp.HCM
Trang 24(2) Tác động của hoạt động nghĩa trang nghĩa địa lên môi trường đất trong khu vực
xung quanh.
(3) Ảnh hưởng của đất nghĩa trang nghĩa địa với kinh tế - xã hội
(4) Việc quản lý sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa của người sử dụng đất và chính
sách pháp luật, quy định của Nhà nước về quy hoạch quản lý sử dụng đất nghĩa trang nghĩa
địa.
4 PHẠM VỊ
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi không gian: Thành phố Hồ Chí Minh, trên thực tế là tại 5 huyện ngoại
thành (Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ), 4 quận ven (Quận 12, Gò Vấp,
Tân Phú, Bình Tân) và thành phố Thủ Đức của Thành phố Hồ Chí Minh, đây là những
quận, huyện, thành phố có hoạt động nghĩa trang nghĩa địa chính của Thành Phó, diện tích
nghĩa trang nghĩa địa có từ 10 ha trở lên: huyện Nhà Bè có diện tích nghĩa trang nghĩa địa
thấp nhất là 12 ha, huyện Củ Chi có diện tích nghĩa trang nghĩa địa cao nhất 409 ha
- Phạm vi thời gian: Các số liệu thu thập trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017.Theo quy định của Luật Đất đai, kỳ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và kiểm kê đất đai là 5
năm (2010 - 2015, 2015 - 2019) nên phạm vi thời gian từ 2010 đến 2017 sẽ có số liệu biếnđộng đất đai của kỳ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất gần nhất (2010 - 2019) đề so sánh với
các kỳ quy hoạch trước và số liệu hai năm tiếp theo, mới nhất là năm 2019 0,
5 Ý NGHĨA
Ý nghĩa khoa học
Bằng những cơ sở lý thuyết và những dẫn cứ thực tế, tiếp cận với trình độ nghiên
cứu đánh giá hoạt động nghĩa trang nghĩa địa của thế giới và trong nước, dé tài góp phần
) Nguồn: Số liệu kiểm kê đất dai năm 2019 được công bó theo Quyết định số
1072/QĐ-STNMT-OLD ngày 15/11/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trang 25củng có về mặt phương pháp đánh giá kinh tế - xã hội cho các mô hình quy hoạch quản lý
sử dụng đất nghĩa trang Đề tài xây dựng các cơ sở khoa học và phương pháp nghiêncứu đề đánh giá thực trạng quy hoạch quản lý sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa, ứng dụngcông nghệ GIS về lập bản đồ hiện trạng, bản đồ khoanh vùng ảnh hưởng đất nghĩa trang
nghĩa địa với công tác quy hoạch quản lý tài nguyên và môi trường trong hoạt động nghĩa
trang nghĩa địa Xây dựng phương pháp đánh giá hiện trạng và các giải pháp quản lý tổnghợp tài nguyên và môi trường đất trong hoạt động nghĩa trang nghĩa địa; dự báo quy mô sử
dụng đất trong điều kiện của Việt Nam nhằm góp phần nâng cao phương pháp đánh giá,quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường đất trong hoạt động nghĩa trang nghĩa địa tại Việt
Nam và Thành phó Hồ Chí Minh nói riêng
Trong Luận án, van đề tổng hòa các yếu tố kinh tế - xã hội được xem xét và đánh giá
tích hợp giữa các yếu tố trong từng đơn vị cảnh quan: yếu tố sử dụng tài nguyên, môi
trường đất, môi trường xã hội và hiệu quả kinh tế Từ đó, Luận án chỉ ra mức độ phù hợp vềkinh tế - xã hội của các mô hình quy hoạch quản lý sử dụng đất nghĩa trang làm cơ sở hoạch
định phát triển bền vững cho các dang mô hình sử dụng đất Thông qua quá trình đánh giá
mức độ kinh tế - xã hội, Luận án góp phan củng cô cơ sở khoa học nhằm làm sáng tỏ nhữngảnh hưởng của nghĩa trang nghĩa địa lên môi trường đất, hiệu quả kinh tế của các mô hình
sử dụng đất
Ý nghĩa thực tiễn
Địa bàn nghiên cứu là Thành phố Hồ Chi Minh, trung tâm kinh tế và dân số lớn nhấtnước, bình quân giá trị kinh tế của mỗi đơn vị đất đai ở Thành phố cao hơn bat cứ tinhthành nao trong cả nước Tp.HCM hiện có khoảng 1.000 ha đất nghĩa trang nghĩa địa tồn tại
từ một, hai thế kỷ qua đang tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
Thành phó Đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu về hiện trạng nghĩa trang nghĩa địa, phân tích dướicách nhìn khoa học, đánh giá mặt tích cực và hạn chế của việc sử dụng đất nghĩa trang
nghĩa địa, phân tích và đánh giá thông qua các yếu tố môi trường, kinh tế - xã hội Việc
nghiên cứu đánh giá hiện trạng và xây dựng các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên và môitrường đất trong hoạt động nghĩa trang nghĩa địa tại Tp.HCM có cơ sở khoa học góp phần
Trang 26cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường đất, từ đó làm giảm thiểu các rủi ro sức khỏe
do 6 nhiễm dat và khu vực chôn cất xung quanh, tạo môi trường sóng lành mạnh cho người
dân.
Quan điểm “giữ nguyên hiện trang” đất nghĩa trang nghĩa địa của Thành phố đã tồntại trong nhiều thập niên qua, tuy nhiên cần phải nhìn nhận rằng “giữ nguyên” và “thíchứng” hay “giảm thiếu” là những khái niệm tương đối khác nhau Trong bối cảnh hiện nay,van đề công nghiệp hóa, đô thị hóa, sự tập trung dân số cơ học vào các đô thị trên cả nước
nói chung và Tp.HCM nói riêng, dan đến nhu cầu mai táng và giải quyết những khu đất
nghĩa trang nghĩa địa đã tồn tại trong đô thị hàng trăm năm qua đang là thách thức của yêucầu phát triển, Luận án nhìn nhận mặt tích cực, hạn chế của các nghĩa trang nghĩa địa cũ,đang hoạt động và đã được quy hoạch trong tương lai để có thể khuyến nghị những giảipháp theo quan điểm kinh tế - xã hội, môi trường, làm sao phát huy được mặt tích cực vàgiảm thiểu những hạn chế của nghĩa trang nghĩa địa đối với các mô hình quy hoạch quản lý
sử dụng đất nhằm phát triển bền vững trong điều kiện đất đai ít ỏi Trên quan điểm kinh tế
-xã hội, Luận án phân tích và đánh giá mức độ phù hợp kinh tế - -xã hội của từng mô hìnhquy hoạch quản lý sử dụng đất, từ đó khuyến nghị các hướng phát triển, phân bố không gian
và thời gian của các mô hình quy hoạch quản lý sử dụng đất nghĩa trang, sao cho đạt đượclợi ích về kinh tế, đảm bảo khả năng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
6 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Những đóng góp mới của đề tài có thể khái quát ở 3 điểm như sau:
1 Xây dựng và cung cấp cho các cơ quan quản lý Tp.HCM các cơ sở đữ liệu hiệnthực về hoạt động nghĩa trang, nghĩa địa theo cách nhìn khoa học, bản đồ phân bố và vùng
ảnh hưởng môi trường đất các khu vực có nghĩa trang nghĩa địa Những đóng góp này có
thể giúp cho Thành Phố chuyền đổi số trong quản lý tài nguyên đất đai, sử dụng hợp lý tàinguyên đất cho hoạt động nghĩa trang nghĩa địa góp phần cho công tác quản lý sử dụng đất
bền vững cho Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 272 Đánh giá tác các chỉ tiêu ảnh hưởng lên tài nguyên và môi trường đất khu vực có
nghĩa trang nghĩa địa, vùng ảnh hưởng môi trường đất kết hợp với các tác động lêncác yếu tố khác của đô thị Phân tích các hạn chế trong quy hoạch và quản ly làm cơ sở choviệc xây dựng và đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường đất chohoạt động nghĩa trang nghĩa địa của Thành Phố Hồ Chí Minh nhằm đạt được mục tiêu sửdụng, đáp ứng của quỹ đất với nhu cầu sử dụng, kết hợp lợi ích sử dụng đất với bảo tồn vàbảo vệ tài nguyên và môi trường đất Việc phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng lên tài nguyên
và môi trường đất khu vực có nghĩa trang nghĩa địa cho thấy có sự tác động của nghĩa trangnghĩa địa đến môi trường sống của khu dân cư đô thị, từ đó nâng cao ý thức thay đổi tập
quán an táng của người dân (chuyển dần sang hỏa táng), đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợptài nguyên và môi trường đất cho hoạt động nghĩa trang nghĩa địa của Thành phó Hồ ChíMinh nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường
3 Đề xuất mô hình quy hoạch quản lý sử dụng nghĩa trang địa — hỏa táng (xây dựngmới hoặc cải tạo cũ) cho Thành phó, bao gồm các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên và
môi trường dat trong hoạt động nghĩa trang và nghĩa địa, về cơ chế chính sách hành chính tổchức, quy hoạch và kinh tế nhằm thay đổi từ hình thức địa táng sang hỏa táng dé dành đất
cho phát triển Hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có hai cơ sở chuyên hỏa táng là:
Trung tâm hỏa táng Bình Hung Hòa - Bình Tân, Trung tâm hỏa táng Long Thọ - Củ Chi và hai nghĩa trang vừa địa táng, vừa hỏa táng là: nghĩa trang Đa Phước - Bình Chánh, nghĩa
trang Phúc An Viên - Thủ Đức, còn lại là các nghĩa trang nghĩa địa cũ không có hình thức
hỏa táng Do Thành phố chưa có nghĩa trang nhân dân tập trung và hiện đang tổn tại hàng
trăm ha nghĩa trang nghĩa địa cũ của hội đoàn, cơ sở tôn giáo, gia tộc trên địa bàn, hầu cáckhu đất nghĩa trang nghĩa địa cũ này đều sử dụng mô hình địa táng nên rất lãng phí đất;
đồng thời các khu đất này lại luôn mở rộng chôn cất, làm cho công tác quy hoạch quản lý sửdụng đất khó kiểm soát, do đó, mô hình quy hoạch quản lý sử dụng nghĩa trang địa — hỏa
táng cho Thành phó đối với các khu nghĩa trang nghĩa địa cũ là hợp lý, phù hợp với thực tế
7 BÓ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm có Phần Mở đầu, Tổng quan, 4 chương; Tài liệu tham khảo và Phần
Phụ lục Tóm tắt các nội dung chính trong Phần, Chương như sau:
Trang 28- Phần Mở đầu: Nêu tính cấp thiết, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa
khoa học và thực tiễn, những đóng góp chính của Luận án và bố cục của Luận án
- Phần Tổng quan: Trình bày tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam liênquan đến đề tài Luận án; những vấn đề còn tồn tại; cơ sở lý luận, các câu hỏi nghiêu cứu và
nội dung của Luận án; các khái niệm và những vấn đề thực tiễn mà Luận án nghiên cứu,
giải quyết; tổng quan về địa bàn nghiên cứu
- Chương 1: Nội dung nghiên cứu: Trinh bày các nội dung nghiên cứu chính, trong
thực hiện đề tài
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp luận và các phương
pháp nghiên cứu trong thực hiện đề tài
- Chương 3: Kết quả và bàn luận: Trong chương này, Luận án trình bày các kết quảnghiên cứu về hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai; lập Bản đồ hiện trạng đất nghĩatrang nghĩa địa; quan trắc môi trường đất ở nghĩa trang; dự báo nhu cầu mai táng; chínhsách pháp luật và quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa; lập Bản đồ vùng ảnh hưởng
đất nghĩa trang nghĩa địa; chính sách về hỏa táng; giá trị kinh tế đất nghĩa trang nghĩa địa;tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia, hộ gia đình; đề xuất mô hình quy hoạch quản lý sử
dụng nghĩa trang và giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường đất trong hoạtđộng nghĩa trang nghĩa địa ở Thành phó; đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
- Chương 4: Kết luận và Kiến nghị: Kết luận về những kết quả, đóng góp chính của
Luận án về mặt khoa học và các đóng góp thực tiễn của nghiên cứu ở Tp.HCM
Luận án được trình bay 148 trang A4, 37 bảng; 27 hình, bản đổ; 146 tài liệu tham
khảo tiếng Việt và tiếng Anh; Phụ lục Bồ cục luận án gồm: Phần Mở đầu (9 trang), PhầnTổng quan (39 trang), Chương 1 Nội dung nghiên cứu (10 trang), Chương 2 Phương pháp
nghiên cứu (12 trang), Chương 3 Kết quả và bàn luận (76 trang), Chương 4 Kết luận và kiến
nghị (2 trang), Phần Danh mục công trình khoa học của tác giả (2 trang), Phần Tài liệu thamkhảo (13 trang) và Phần Phụ lục
Trang 29TỎNG QUAN
1 TINH HÌNH VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU TREN THE GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.1 Trên thế giới
1.1.1 Lịch sử nghĩa trang và an táng trên thế giới
Việc sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa là một yêu cầu tự nhiên của nền văn minh
nhân loại, vì vậy trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu nghĩa trang về khía cạnh
lịch sử, thể hiện qua những tài liệu đã xuất bản được khảo sát tại một số nước như Ai Cập,Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Nam Phi, Anh, Pháp, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Hoa Kỳ Qua nhiều dichỉ hóa thạch, các nhà khoa học ước tính nghĩa trang ra đời cách đây gần 100.000 năm, vào
thời đó người Neanderthal bắt đầu chôn người chết Ban đầu, việc chôn cất có thé khôngchủ ý, do người đi săn bị thương hoặc ốm và đoàn người đã giấu họ trong hang động nhằm
bảo vệ khỏi sự xâm hại của động vật hoang dã, để khi họ phục hồi lại sẽ đây đá chặn ở cửa
hang mà thoát ra, tuy nhiên một số trường hợp đã chết và trở thành các di chỉ khảo cổ hiệnnay [133] Nghiên cứu lịch sử từng lăng mộ Kim Tự Tháp của các Pharaon tổn tại trên
3.000 năm ở Ai Cập [116], lăng mộ hơn 2.000 năm của Tần Thủy Hoàng (Trung Quốc) haylịch sử hình thành các nghĩa trang công cộng như: Thung ling hòa bình, nằm ở thành phố
Najaf — Iraq, là nghĩa trang lớn nhất thế giới, với diện tích 917 ha, gồm 5 triệu ngôi mộ, cólịch sử hơn 1.400 năm [142]; nghĩa trang Thanh phố của người chết khoảng 1.000 năm tuổi
ở Cairo — Ai Cập [120] và nghĩa trang Ham mộ Paris — Pháp, có từ thế kỷ 18, đã chứng
minh lịch sử hình thành nghĩa trang của loài người từ Trung kỳ Thời đại đá cũ đến naykhoảng 100.000 năm, trong đó có những nghĩa trang hàng ngàn năm vẫn tồn tại và trở thành
kỳ quan, di tích đặc biệt của nhân loại Nghiên cứu lịch sử nghĩa trang cho thấy sự hìnhthành nghĩa trang mang tính tất yếu khách quan và tính nhân văn trong quá trình phát triểncủa xã hội loài người là luôn tôn trọng thể xác con người, thông qua hoạt động mai táng,
xuất phát từ một ý nghĩa sâu xa: Chăm sóc người chết chính là lo cho người sống
Trang 301.1.2 Nghiên cứu tác động môi trường nghĩa trang ở một số nước
Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác động môi trường nghĩa trang,
ví dụ, nghiên cứu được tông kết của Văn phòng Khu vực Châu Âu — Tổ Chức Y tế Thế giới,đánh giá về ảnh hưởng của các nghĩa trang đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, trên
địa bàn các quốc gia Australia, Brazil và Europe, qua đó khuyến nghị: Con người và động
vật không được chôn cat trong vòng 250 m của bat kỳ giếng đào, giếng khoan hay suối, mà
đó là nguồn cung cấp nước sạch [144]; các nghiên cứu tiếp theo như: Ô nhiễm đất vô cơ từ
nghĩa trang [136]; Sự suy giảm của thi thể người và các hiện vật trong môi trường nghĩatrang [115]; Các vấn đề sinh thái liên quan đến nghĩa trang [108] và nhiều công trình nghiên
cứu khác đã cho thấy sự quan tâm của thế giới hiện đại về vấn đề ô nhiễm nghĩa trang và
môi trường sinh thái.
1.1.3 Mô hình quy hoạch quản lý sử dụng nghĩa trang ở một số nước
Việc quy hoạch chọn địa điểm nghĩa trang luôn là mối quan tâm của mọi xã hội, thời
gian gần đây có công trình nghiên cứu là sử dụng đất nghĩa trang và quy hoạch đô thị như
thế nào, vì nghĩa trang luôn là vấn đề đặc biệt của các đô thị bởi vị trí truyền thống của nó
nhưng lai không được mở rộng [121]; đồng thời người ta cũng nghiên cứu phương án thaythế chôn cất bằng hỏa táng với những thuận lợi và thách thức [128]; hoặc kết hợp nghĩatrang công nghiệp với hỏa táng [137], đã mở ra cho các quốc gia đông dân hình thức an tángmới không chôn cất Theo lịch sử nghiên cứu về sự hình thành và tác động môi trườngnghĩa trang, ngoài mô hình quy hoạch quản lý sử dụng nghĩa trang thiên về địa táng theophương thức truyền thống, luôn gây mat một lượng lớn diện tích đất đai, nên nhiều nướctrên thế giới đã căn cứ vào tập quán, văn hóa và điều kiện của mỗi địa phương mà xây dựng
những mô hình quy hoạch quản lý sử dụng nghĩa trang hiện đại cho phù hợp, vừa tiết kiệm
đất và dam bảo môi trường, dưới đây là một số điển hình:
- Mô hình quy hoạch quản lý sử dụng nghĩa trang chuyên hỏa táng hoặc kết hợp vừa
chôn cất vừa hỏa táng Đặc biệt, hình thức hỏa táng đã được dân chúng sử dụng nhiều ở các
nước phát triển như qua thống kê của Hiệp hội Hỏa táng Vương quốc Anh cho thấy, bắt đầu
Trang 31từ Đạo luật Hỏa táng năm 1902 [138], người dân nước này đã sử dụng hình thức hỏa táng
ngày càng nhiều: năm 1960, số người tử vong ở Anh là 588.032 người, trong đó hỏa táng204.019 ca, tỷ lệ 34,7 %, đến năm 2010 tăng lên 73,13 % (413.780 ca hỏa táng / 565.776tổng số tử vong) và năm 2015 là 76,36 % (462.916 ca hỏa táng / 606.216 tổng số tử vong[139] Theo kết quả thống kê ở Trung Quốc, năm 2014, nước này có 9.770.000 người tửvong, trong đó có 4.460.000 người được hỏa táng, chiếm 45,6 % [140] Văn hóa tang lễ củaHàn Quốc cũng đang thay đổi nhanh chóng, Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc công bố năm
2014, tỷ lệ hỏa táng của nước này chiếm tới 79 %, tăng gấp bốn lần so với hai thập kỷtrước Hiện ở Hàn Quốc, dịch vụ hỏa táng có chỉ phí rất thấp khoảng 86 USD và phí lưu giữ
tro cốt dao động từ 860 - 1300 USD, tùy thuộc vào địa điểm; nhưng chỉ phí cho việc chôncất phụ thuộc vào giá đất, với một số nơi có giá 6.000 USD cho mỗi huyệt mộ 3,3 m? [127]
Đồng thời, báo cáo năm 2012 của Hiệp hội Hỏa táng Vương quốc Anh thì mức hỏa táng của
Nhật Bản cao nhất thế giới (99,9 %), Đài Loan có tỉ lệ cao thứ hai (90,8 %), tiếp theo làHồng Kông (89,9 %), Thụy Sỹ (84,6 %), Thái Lan (80 %) và Singapore (79,7 %) [107]
- Mô hình quy hoạch quản lý sử dụng nghĩa trang chôn cất xanh, là phương pháp
chôn tự nhiên, không kèm quan tài, theo đó, thi thể người chết được phủ vải lanh, tre, đăm
gỗ để chuyền hóa thành đất và phần đất đó dùng trồng cây, mà người thân có thê đến tưởngnhớ; ngoài ra, không được đánh dấu, trang trí mồ mả, thay vào đó, dùng công cụ đánh dấu
bằng đá tự nhiên và công nghệ GIS để xác định vị trí mộ [130]
- Mô hình quy hoạch quản lý sử dụng nghĩa trang dưới lòng đất, một dự án dang xâydựng hằm mộ khổng lồ dưới lòng đất của nghĩa trang Har HaMenuchos, thủ đô Jerusalemcủa Israel, nơi đây chứa khoảng 22.000 chỗ chôn cắt, với tổng kinh phí 50 triệu USD [110]
- Mô hình quy hoạch quản lý sử dụng nghĩa trang ở Đức: Tại các thành phố lớn của
Đức như Berlin, có nhiều nghĩa trang được xây dựng ngay trong nội đô, đã tồn tại hàngtrăm năm, nhưng vẫn không quá tải; các nghĩa trang này nhiều cây xanh, sạch sẽ, yên tĩnh
và đúng là nơi yên nghỉ của những người chết Theo quy định của nhà nước, ngoại trừ ngôi
mộ của những danh nhân là được để lâu dài, cho người đời sau tới viếng, còn hầu hết mộ
của người bình thường chỉ được duy trì một thời gian, gọi là “thoi gian yên nghử`, sau đó sẽ
Trang 32được cày xới, quy hoạch lại làm những ngôi mộ mới Thời gian yên nghỉ là thời gian người
ta tinh dé thi hai đã phân hủy hết Thời gian yên nghỉ do từng nghĩa trang quy định, dựa trêntính chất của đất, hình thức mai táng và khả năng của nghĩa trang Thông thường, thời gianyên nghỉ dành cho người trưởng thành chôn theo hình thức địa táng tối đa là 30 năm, trẻ emtối đa 20 năm Những người đã hỏa táng, sau khi chôn lọ tro thì thời gian yên nghỉ ngắnhon Thân nhân người quá cố có thé xin gia hạn thời gian lưu giữ ngôi mộ và trả thêm tiền
lệ phí theo quy định, nhưng không phải ngôi mộ nào cũng có thể xin gia hạn được Đặc biệt,
Luật quyền an táng mới có hiệu lực 01/01/2015 tại bang Bremen, cho phép người ta đượcchôn tro cốt thân nhân trong sân sau hoặc vườn của họ, điều mà trước đây chưa từng có, với
quy định là người chết phải sống ở bang này trước khi chết và có một tuyên bé chỉ định nơichôn tro cốt, cùng một người để chăm sóc [117]
Theo chính sách của chính quyền các quốc gia, các mô hình quy hoạch quản lý sử
dụng nghĩa trang trên đây sẽ làm thay đổi những thói quen hàng ngàn năm của con người vềtập tục táng và hình thành nên hoạt động mới về nghĩa trang của họ trong thời đại hiện nay
1.1.4 Quan trắc môi trường ở nghĩa trang của một số nước trên thế giới
Sau khi chôn cất người chết tại nghĩa trang, quá trình phân hủy thi thể và các dé tùy
táng sẽ cho ra nước rỉ (chất lỏng), bao gồm nước, protein, chất béo, muối khoáng vàcarbohydrate, cộng với vi khuẩn, vi rút gây bệnh tiềm ẩn; trong một số trường hợp có cácsản phẩm hóa học khác như kim loại nặng, ví dụ thủy ngân có từ chất hỗn hợp hàn răng,
hoặc các chất được chôn theo quan tài hay trang trí, sơn vẽ trên quan tài; theo thời gian, các
chất ri phân hủy này xâm nhập vào đất và có khả năng gây ô nhiễm đất, nước ngầm hoặcnước mặt [131] Trên thé giới, người ta đã tién hành quan trắc môi trường dat ở nghĩa trang
từ nhiều thập niên trước Năm 1998, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) — Văn phòng Khu vực
Châu Âu nghiên cứu “Anh hưởng của nghĩa trang về môi trường và y tế”, dua ra kết quảquan trắc môi trường nước ngầm các nghĩa trang: Woronora, The Necropolis và Guildford ở
Úc về tiềm năng ô nghiễm của chúng; đồng thời kiểm soát trên mẫu nước ngầm bên dưới
nghĩa trang Cheltenham (Úc) Các kết quả từ những điều tra cho thấy không có sự hiện diệnđáng kể của tác nhân gây bệnh, với ngoại lệ là một loại vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng
Trang 33đường nước; tại nghĩa trang Botany ở Úc đã cung cấp một cơ hội để đánh giá điều kiện
nước ngầm gần nơi mới chôn cất Kết quả cho thấy sự gia tăng clorua cao, nitrat, nitric,amoni, phốt phát, sắt, natri, kali và các ion magiê đã được tìm thấy bên dưới nghĩa trang[144] Theo Nghiên cứu của WHO, trong nghĩa trang, xác chết con người có thé gây ra ônhiễm nguồn nước bằng cách tăng dần sự tập trung xuất hiện các chất hữu cơ và vô cơ của
tự nhiên đến một mức đủ làm cho nước ngầm không sử dụng được Vi rút được cố định vớicác hat đất dé dàng hơn so với vi khuẩn và chúng không di chuyên vào nước ngầm với số
lượng lớn Tuy nhiên, sinh vật gây bệnh phần lớn được giữ lại tại hoặc gần bề mặt đất Bởi
vì các đặc trưng này, nguy cơ ô nhiễm dường như đã trở thành lớn nhất đối với người sử
dụng giếng nước, nơi đường vào một tang chứa nước nông [144]
1.2 Tình hình ở Việt Nam
1.2.1 Lịch sử di tích nghĩa trang ở Việt Nam
Nghiên cứu nghĩa trang về những di chỉ khảo cổ của các ngôi mộ có lịch sử hìnhthành hàng chục ngàn năm ở Việt Nam đến nay chưa được phát hiện, tuy nhiên, các di chỉ
mộ thuyén của văn hoá Đông Son (700 TCN - 100), mà ở đó các mộ làm từ thân cây gỗ lớnđục đẽo thành hình thuyền, gọi là “mộ thuyền”; những di chỉ này được phát hiện ở Việt
Nam có niên đại cách nay từ 1900 - 2700 năm Di chỉ mộ thuyền đã cung cấp rất nhiềuthông tin, tư liệu quí giá về xã hội người Việt cổ thời kỳ nền văn hóa Đông Sơn, thời đại các
vua Hùng trong lịch sử [25] Khảo sát về những lăng mộ của các hoàng dé ở Việt Nam, cho
thấy trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhiều vị vua luôn dành đất đai cho thế hệ sau
sử dụng, thông qua việc xây dựng lăng mộ của mình Nhà Lý là triều đại tạo nên bước ngoặthuy hoàng trong lich sử dân tộc, mở mang nền văn minh Đại Việt, nhưng nơi yên nghỉ của
các vị vua triều Lý chỉ đắp đất, không dựng bia, đơn giản như mộ của những người dân
thường Theo di huấn của vua Lý Thái Tổ đã căn dặn các quan không được xây lăng chomình bằng gach, đá mà chi đắp đất Gần 1.000 năm qua, nơi an nghỉ của các vị vua triều Lý
(khu Thọ Lăng Thiên Đức) chỉ là những ngôi mộ bằng đất đơn sơ, giản dị nhưng đượcngười dân chăm sóc, giữ gìn và bảo vệ tôn nghiêm di tích [43] Vua Lê Thái Tổ, người lãnh
đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân xâm lược nhà Minh, lập ra triều đại nhà Lê
Trang 34Sơ thịnh trị nhất trong lịch sử, thì mộ của bậc đế vương cũng rất đơn giản được đặt trong
khu Vĩnh Lăng (Thanh Hóa), mộ không xây lăng mà xây thành hình gần vuông, mỗi cạnh là4,43 m x 4,46 m, cao 1 m; bang gach von xép khít mạch và không trát, phía mặt trên mộ để
cỏ mọc chứ không lợp thành mái [35] Tương tự, lăng của vua Gia Long, người có công
thống nhất Việt Nam từ Gia Định đến Thăng Long, mở đầu triều đại nhà Nguyễn, nhưngdiện tích lăng vua Gia Long, gồm luôn quan thé 6 lăng thân nhân của hoàng dé hết sứckhiêm tốn, chỉ 11.234 m7 [57] Nghĩa trang lâu đời của cộng đồng người Việt còn lưu giữ
đến ngày nay như nghĩa trang Quán Dén — Hà Nội, điện tích khoảng 18 ha, với trên 4.000
ngôi mộ, có lịch sử hình thành hàng trăm năm [96], đặc biệt, nghĩa trang liệt sĩ cổ xưa nhất
Việt Nam là nghĩa trang Hòa Vang — Đà Nẵng, được thành lập vào năm 1866, diện tích
2.800 m2, với gần 1.300 ngôi mộ, là nơi quy tụ hài cốt những người lính của triều đình nhà
Nguyễn đã ngã xuống trong cuộc chiến chống liên quân xâm lược Pháp - Tây Ban Nha ở Đà
Nẵng từ năm 1858 — 1860 [64].
1.2.2 Nghiên cứu tác động môi trường nghĩa trang ở Việt Nam
Thời gian qua, việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường nghĩa trang nghĩa địa ở
Việt Nam chưa nhiều, có thê kể một số công trình như:
- Đánh giá sự ô nhiễm các hợp chất của nito trong nước giếng khoan ở một số khuvực có yếu tố nguy cơ cao trên địa bàn Tp.HCM - nghĩa trang Bình Hung Hòa (2008), kết
quả cho thấy: Nước giếng khoan thuộc khu vực xung quanh nghĩa trang Bình Hưng Hòa,
bãi rác Đông Thạnh, bãi rác Gò Cát bị nhiễm ban hữu cơ khá thấp [83]
- Đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang VĩnhHang, huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai, 116,2 ha (2008)
- Đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư, mở rộng nghĩa trang Chợ Nhang —
Thanh Hóa (2012), theo đó, kết luận hoạt động của nghĩa trang Chợ Nhàng ít nhiều ảnhhưởng đến môi trường xung quanh, đời sống của nhân dân các thôn lân cận trong địa bàn
Trang 35Theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/12/2015 của Chính phủ quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
kế hoạch bảo vệ môi trường, được sửa đổi tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019của Chính phủ về sửa đồi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chỉ tiết, hướngdẫn thi hành Luật Bao vệ môi trường, thì tất cả các dự án cơ sở hỏa táng và dự án xây dựngnghĩa trang có quy mô từ 10 ha trở lên phải thực hiện đánh giá tác động môi trường Thực tếcho thấy, các nghĩa trang xây dựng mới hoặc mở rộng thì chủ đầu tư mới thực hiện đánh giá
tác động môi trường, còn hầu hết các nghĩa trang nghĩa địa cũ đang hoạt động đều không có
công trình nghiên cứu đánh giá tác động môi trường.
1.2.3 Mô hình quy hoạch quản lý sử dụng nghĩa trang ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay hầu hết các địa phương đang áp dụng mô hình quy hoạch quản
lý sử dụng nghĩa trang truyền thống là chuyên địa táng hoặc gần đây có nghĩa trang kết hợp
vừa chôn cất vừa hỏa táng Hiện nay, yêu cầu mai táng tăng do dân số tăng, nhiều địaphương trên cả nước có thêm mô hình nghĩa trang công viên, tuy nhiên việc xây dựng nhiều
nghĩa trang công viên quy mô lớn trên phạm vi cả nước đang là mối quan ngại về sự pháttriển bền vững, trong điều kiện dân số ngày càng tăng, vì nghĩa trang công viên chiếm diện
tích đất lớn, không hiệu quả tiết kiệm trong việc sử dụng đất Một công trình nghiên cứuxây dựng dự thảo chiến lược quản lý nghĩa trang và an táng cho các đô thị và điểm dân cư
nông thôn Việt Nam đến năm 2020, đã đề xuất các giải pháp về hỏa táng theo công nghệ
hiện đại, hình thức địa táng hợp vệ sinh và lưu táng theo công nghệ Thanos; các giải pháp
về quản lý nghĩa trang và an táng, gồm các giải pháp tổng quát và cụ thể để quản lý nghĩatrang, an tang cho các đô thị, điểm dân cư nông thôn Việt Nam [100], tuy nhiên, các giải
pháp này chưa được ứng dụng thực tế rộng rãi
1.2.4 Nghiên cứu các mô hình quản lý sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa tại Thành
phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu cơ sở khoa học về chiều hướng phát triển trên các quan điểm tài nguyên,
môi trường, kinh tế, xã hội từ đó tìm hiểu các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu và đánh
giá các mô hình quy hoạch quản lý sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa Với nội dung này,
Trang 36Luận án đã tổng thuật tài liệu về cơ sở lý luận và dẫn nạp đến VIỆC CÓ thể ứng dụng quanđiểm, lý thuyết quy hoạch quản lý sử dụng đất để giải quyết các bài toán cho các mô hình
quy hoạch quản lý sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa Ví dụ: Các mô hình quy hoạch quản lý
sử dụng nghĩa trang hợp lý trên thế giới cũng có thể được áp dụng ở Việt Nam như: Môhình quy hoạch quản lý sử dụng nghĩa trang chuyên hỏa táng, hoặc kết hợp vừa chôn cấtvừa hỏa táng mà các quốc gia phát trién đang thực hiện, hoặc kết hợp với mô hình quyhoạch quản lý sử dụng nghĩa trang ở Đức bằng việc quy định chôn cất có thời hạn và cho
phép người dan được chôn tro cốt thân nhân trong sân sau hoặc vườn của họ, nhằm sử dụng
đất tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường [1 17]
1.2.5 Tình hình đất nghĩa trang nghĩa địa ở một số tỉnh thành
Thủ đô Hà Nội
Thủ đô Hà Nội diện tích 335.984 ha và dân số 8.093.900 người, có 3.372 ha đấtnghĩa trang nghĩa địa, chiếm 0,10 % so với diện tích tự nhiên (2019) Hầu hết các nghĩatrang cũ của Thủ đô đều quá tải, không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân, chưa kể việc gây
ô nhiễm môi trường và mat mỹ quan thành phó; Hà Nội hiện có 6 nghĩa trang tập trung là
Yên Kỳ, Vĩnh Hằng, Thanh Tước, Mai Dịch, Văn Điền và Sài Đồng với tổng diện tích 104
ha, các nghĩa trang lớn như Yên Ky và Văn Dién đã hết diện tích chôn cất mới; dự kiến, HàNội phải di dời hơn 287.000 ngôi mộ trong khu vực phát triển đô thị, chiếm 20 % số mộphải di chuyển [105]
Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế có diện tích 494.711 ha, dân số 1.129.500 người, nhưng đất nghĩatrang nghĩa địa là 9.556 ha, chiếm 1,93 % diện tích tự nhiên, là tỉnh có tỷ lệ diện tích nghĩa
trang nghĩa địa so với diện tích tự nhiên cao nhất nước (2019), những địa phương có tỷ lệ
đất sử dụng cho việc mai táng lớn là thành phó Hué, tiếp đến là các huyện Phong Điền,Quảng Điền, Phú Vang Theo thống kê của Chỉ cục Quản lý đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế,
trên toàn thành phố Huế có 449 khu nghĩa trang, nghĩa địa, gồm khoảng 545.836 ngôi mộ,
Trang 37trong đó có 132.885 ngôi mộ xây, 376.965 mộ đất trên 3 năm, 35.986 mộ lăng (con số thực
tế có thé còn cao hơn do nhiều mộ bị mat nắm, không quan sát được) [47]
Long An
Long An là một tỉnh thuộc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích 449.479 ha,
dân số 1.695.100 người, trong đó, diện tích đất NTNĐ là 984 ha, chiếm 0,21 % diện tích tự
nhiên Nhu cầu về đất nghĩa trang đang tăng mạnh tại địa phương này, vì là tỉnh tiếp giáp vớiThanh phố Hồ Chí Minh (tương tự các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai), Long An đã
xây dựng mới các nghĩa trang như Hoa viên Nghĩa trang Gò Den (quy mô 75 ha), nghĩa trang
Sài Gòn Thiên Phúc (Cần Giuộc, Long An), nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất an táng của
người dân địa phương cũng như ở Tp.HCM.
1.3 Nhận xét về tình hình vấn đề nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
Vấn đề nghĩa trang nghĩa địa đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu tuy nhiên
đề tài này ở Việt Nam còn khá ít ỏi, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu về tác động môi trường.Trên thực tế, các nghĩa trang xây dựng mới hoặc mở rộng thì chủ đầu tư mới thực hiện đánh
giá tác động môi trường, còn hầu hết các nghĩa trang nghĩa địa cũ đang hoạt động đều
không có công trình nghiên cứu đánh giá tác động môi trường.
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
Cơ sở lý luận của Luận án thực hiện trên cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý như sau:
Cơ sở thực tiễn: Trong quá trình hình thành và phát triển của loài người, vấn đề an
táng bao gồm nhiều phong tục tập quán an táng trong hoạt động nghĩa trang nghĩa địa làmột phan văn hóa của nhân loại và là nhu cầu hiển nhiên của xã hội Địa bàn Thành phó HồChí Minh mặc đù có 927 ha đất nghĩa trang nghĩa địa (chiếm 0,44 % diện tích tự nhiên),
nhưng phần lớn loại đất này nằm xen kẽ trong khu dân cư, tác động lớn đến yêu cầu phát
triển của đô thị
Trang 38Cơ sở pháp lý: Theo Điều 162 Luật Đất đai 2013 quy định: Đất làm nghĩa trang,
nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, xa khudân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiếtkiệm đất Đồng thời, Điều 14 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ
về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng, quy định: Nghĩa trang phảiđược xây dựng theo quy hoạch được cấp có thâm quyền phê duyệt Khoảng cách an toàn
môi trường từ hàng rào nghĩa trang tới khu dân cư, công trình công cộng phải đảm bảo quy
chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng
Cơ sở lý luận của Luận án: Từ thực tiễn và cơ sở pháp lý của vấn đề đất nghĩa
trang nghĩa địa tại Thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều bắt cập, như: tình hình chôn cất
tự phát tại các nghĩa địa mới và các nghĩa trang nghĩa địa cũ trong khu dân cư đô thị
(các quận ven và huyện ngoại thành) của Thành phố không ngừng được mở rộng và
khó kiểm soát; cũng như việc áp dụng các quy định về quy hoạch quản lý, sử dụngnghĩa trang, hoạt động nghĩa trang nghĩa địa tại Thành phố còn lỏng lẻo và khó thực hiện
Do đó, cơ sở lý luận của đề tài: “Đánh giá hiện trạng và xây dựng các giải pháp quản lýtổng hợp tài nguyên và môi trường đất trong hoạt động nghĩa trang và nghĩa địa tại Thành
phố Hồ Chí Minh” là nghiên cứu mô hình quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa phùhợp thực trạng sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa ở Tp.HCM; tiến hành phân tích môi
trường đất xung quanh khu nghĩa trang nghĩa địa; dự báo nhu cầu an táng sử dụng đất nghĩa
trang nghĩa địa hiện nay và tương lai cho quy mô dân số ngày càng tăng; đề xuất các giảipháp quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường đất trong hoạt động nghĩa trang nghĩa địanhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch quản lý sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa tại
Thành phố Hồ Chí Minh
3 CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Câu hỏi nghiên cứu của Luận án:
- Câu hỏi nghiên cứu 1: Lựa chọn áp dụng mô hình quy hoạch sử dụng đất nghĩa
trang nghĩa địa nào phù hợp cho thực trạng sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa ở Tp.HCM?
Trang 39- Câu hỏi nghiên cứu 2: Các chỉ tiêu môi trường đất xung quanh khu nghĩa trangnghĩa địa trên địa bàn Tp.HCM có đảm bảo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam?
- Câu hỏi nghiên cứu 3: Nhu cầu cho an táng sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa hiệnnay và tương lai sẽ ở mức độ nào với quy mô dân sé Tp.HCM ngày càng tăng trong khi quỹ
Các nội dung của Luận án:
1) Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa và mức độ ô nhiễm của các
chỉ tiêu môi trường đất đối với khu vực xung quanh nghĩa trang nghĩa địa ở Thành phó theo
Tiêu chuẩn Việt Nam
2) Xác định nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang hiện nay của Thành phố và dự báo nhu
cầu cho nhiều thập kỷ sau
3) Xem xét tính chồng chéo, bất khả thi trong thực hiện chính sách pháp luật về quyhoạch quản lý sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa của Thành phó
4) Lựa chọn mô hình quy hoạch quản lý sử dụng đất nghĩa trang tối ưu trên cơ sở
thay đổi hình thức an táng hoặc giảm diện tích đất và chôn cất có thời hạn, với quy mô,
khoảng cách hợp lý dé phù hợp thực trạng sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa ở Tp.HCM
5) Thực hiện các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường đất trong hoạtđộng nghĩa trang và nghĩa địa tại thành phố Hồ Chí Minh về cơ chế tổ chức, chính sách
hành chính - kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất nghĩa
trang nghĩa địa của Thành phố có hiệu quả, tiết kiệm và bảo vệ môi trường
Trang 404 CÁC KHÁI NIỆM VÀ VAN ĐÈ THỰC TIEN NGHIÊN CỨU CUA LUẬN ÁN
4.1 Khái niệm và định nghĩa
4.1.1 Tài nguyên
Tài nguyên được hiểu là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng mà con người cóthé sử dụng cho mục đích tồn tại và phát triển của mình, khái niệm tài nguyên được hiéu rộngtrên nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người Có nhiều cách phân loại tài nguyên,theo tự nhiên, tài nguyên được phân loại như: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khí hậu và cảnh quan, tài nguyên
nhân văn, tài nguyên nhân lực Tài nguyên là dạng vật chất cung cấp hay tạo ra giá trị sửdụng và là đối tượng sản xuất của con người [36], do đó, xã hội càng phát triển thì loại hìnhtài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên mà con người khai thác, sử dụng ngày càngtăng; tài nguyên là nguồn lực cơ bản dé phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố thúc đây sảnxuất, đặc biệt là trong nông nghiệp, công nghiệp Nghĩa trang nghĩa địa là một dạng của tàinguyên đất, nhưng là dạng tài nguyên đặc biệt vì nó là nơi an nghỉ của người chết, bao hàm
nhiều yếu tố tâm linh, tình cảm, văn hóa xã hội của con người, do đó, tài nguyên nghĩa trangnghĩa địa tác động đến các loại đất khác cũng như tác động đến phát triển kinh tế xã hội
4.1.2 Đất đai
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên đặc biệt, là điều kiện tổn tại, phát triển của con
người và sinh vật ở trên trái đất Dat đai là tư liệu sản xuất chính của các ngành sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp Dat đai là địa điểm đặt máy móc, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng;
là nơi con người xây dựng nhà cửa, công trình để ở và đặc biệt cũng là nơi thực hiện cácnghi thức an táng, chôn cất khi con người qua đời Theo Luật Đất đai 2013, đất đai ở Việt
Nam được chia thành 03 nhóm đất:
- Đất nông nghiệp: dat lúa, đất vườn, dat rừng, dat thủy sản và làm muối
- Dat phi nông nghiệp: đất ở, trụ sở cơ quan, quốc phòng, nghĩa trang nghĩa địa