1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh

203 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYEN MANH HÀ

LUAN AN TIEN SI

QUAN LY TAI NGUYEN VA MOI TRUONG

HA NOI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYEN MANH HÀ

Chuyên ngành: Quan lý tài nguyên và môi trường

Mã số: 9850101.01

LUẬN ÁN TIEN SĨ

QUAN LÝ TÀI NGUYEN VA MOI TRUONG

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:

GS TSKH Pham Hoang Hai

HA NOI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong

công trình nghiên cứu nảy là trung thực, khách quan và được trích dẫn đúng quy

định Những kết quả nghiên cứu của đề tài luận án chưa được công bố trong bất kỳ

công trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Mạnh Hà

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, Tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa Địa lý Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN và tập thể lãnh đạo, đồng nghiệp,bạn bè đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành luận án này.

-Lời cảm ơn sâu sắc nhất xin được gửi đến GS TSKH Phạm Hoàng Hải,người thầy đã giúp đỡ Tác giả tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận án, choTác giả nhiều lời khuyên và kinh nghiệm quý báu để hoàn tất chương trình theo

đúng yêu cầu đặt ra.

Tác giả sẽ không thé thực hiện được luận án nếu không có sự cảm thông, giúp

đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần của gia đình, những người luôn sát cánh bên Tác giả,tiếp thêm cho Tác giả sức mạnh vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành luận án.

Tác giả xin cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp trong Viện Địa lý đã

tạo điều kiện tốt nhất dé tác giả hoàn thành nhiệm vụ.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận án không thé tránh khỏi những hạn chếvà thiểu sót Kính mong quý thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp tiếp tục góp ý dé

công trình nghiên cứu ngày cảng hoàn thiện hơn và phục vụ cho các hướng nghiên

cứu tiếp theo của Tác giả.

Một lần nữa Tác giả xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội ngày tháng năm 2022

Tác giả luận án

Nguyễn Mạnh Hà

li

Trang 5

MO DAU 0 1 |

1 Tính cấp thiết của van đề nghiên cứu 2 5¿©+¿+++£x++£x+2zxtzzxerxesrxrsrxee 1

2 Mục tiêu và nội dung nghiÊn CỨU - - c1 321321111111 11 111111811111 11 ket 3

3, Pham vi nghién 0u 1 a7 3

4 Các luận điểm bảo VE ou eeesseesesseeescsssecessneeessnecesneeessnscessnmecesnneeesuneessneeesneeesnnesen 45 Những điểm mới của luận án -¿- + 2 2 £+E£+E£EE£EE£EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrkrrree 46.Y nghia khoa hoc va thuc ¡0 4

7 Cơ sở tải liệu và cấu trúc của luận án -¿- 5-5: St EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerrrreree 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan 2 s¿s+++2x++zx++z++zx+zz+z 6

1.1.1 Các nghiên cứu về cảnh quan biển đảo 2- 52252 s+£x+£xzE+Eerxersez 6

1.1.2 Các nghiên cứu định hướng không gian phát triển bền vững biển đảo

theo tiếp cận cảnh quan - 2-2-5252 SE£SE‡EE££EE£EEEEEEEEEEEE217121122121 2121 xe 141.1.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan ở Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh I8

1.2 Cơ sở lý luận về nghiên cứu và đánh giá cảnh quan cho định hướng

không gian phát triển bền vững biển đảo 2-2-5 S22czcEerxerxerrxees 22

1.2.1 Cảnh quan biển đảO - ¿52-52 2EE2EE2EEEEE2E122127171211211211 1121 Lee 22

1.2.2 Đánh giá cảnh quan biển đảo 2-©52522Ss2EE‡EEEE2EE2EEEEEEEEEExerkerkeee 371.2.3 Định hướng không gian phát triển bền vững biển đảo : 411.3 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ¿2 sz+zx2s++zs++¿ 49

1.3.1 Quan điểm, tiếp cận nghiên cứu - ¿5+2 x++x+zx+E+Exerxrrxeersees 49

1.3.2 Các phương pháp nghiên CỨU - - 5 + +11 ng nưệt 51

1.3.3 Cac bude nghién 0u na ồồ"'ê"ễ".3®Ầ£ŸÄ3® 53

Tiểu kết chương 1 -2- 2 2+SSSE92EE2EE9EEEEE2E12117171121121111711211 11111 xe 53

Trang 6

CHƯƠNG 2: CANH QUAN HUYỆN DAO VAN DON, TÍNH QUANG NINH 55

2.1 Các nhân tổ thành tạo cảnh quan huyện đảo Vân Đồn 55

2.1.1 Vị trí địa lýy á-55c 5s 2E 2 22122 12211211127 211 2111211211111 rree 552.1.2 Các nhân tố tự nhiên - ¿22 +¿+x+2E++EEEEEE+SEEEEEEEEEESrkrsrkrrkrerrree 562.1.3 Các nhân tố kinh tế - xã hội ¿ 2 52++22E+EE+£EE+2EEtzEEerkeerkesrrees 672.2 Đặc điểm cảnh quan huyện đảo Vân Đồn ©5252 xe ezrcee 702.2.1 Đặc điểm các đơn vị phân loại cảnh quan 5-5 + +5 s+scx+eecserssers 702.2.2 Phân vùng cảnh Qua1 G2 533191919 1 91 1v nh ng ng nàn rệt 105Tiểu kết chương 2 2-52 ©S£2SE+EESEEEEE2E121117171121121171111211211 111111 cxe 112CHUONG 3: DANH GIÁ CANH QUAN VÀ ĐỊNH HUONG KHONGGIAN PHAT TRIEN BEN VUNG HUYỆN DAO VAN ĐÒN 114

3.1 Phân tích, đánh giá cảnh quan cho phat triển kinh tế va bảo tồn 114

3.1.1 Đánh giá thích nghỉ cảnh quan cho phát triển nuôi trồng thủy hải san 114

3.1.2 Đánh giá cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp và bảo tồn 116

3.1.3 Đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch - 2 s2 s2sszsz+sz+s+ 1203.1.4 Phân tích cảnh quan cho sản xuất nông nghiệp - 2-2: 1243.2 Định hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn 124

3.2.1 Cơ sở đề xuất định hướng - ¿2© + 2+EE+EE£EEtEEE2EEEEEEEEerkrrkerkrred 1243.2.2 Định hướng tổ chức không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân

Đồn trên cơ sở nghiên cứu cảnh quan - -2- 2 2 2 £+E££E££E£EE£EE2EEzEzEzrered 131Tiểu kết chương 3 - 2 25s SE+E2EE+EEEEEEEEEEEEEE121121121121111111111 111.1 xe 134

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, 2-5222 E2 EEEEEEE2112E171 21.21 Excrxe 136DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BÓ CÓ LIÊN QUAN LUẬN

AN CUA TÁC GIẢ -2 5: ©2S2SE EEE9EE2E121122112711211211711211211 21111 E1 cre 139TÀI LIEU THAM KHẢO 5-52 ESE‡EEEEE2EE2EEEEEE21121121171 111111 txe, 140

108,020 a

181/22 - d18.1 - 4 hPHU UC q

1V

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

Chữ viết tắt Chữ viết đây đủ

BVMT : Bảo vệ môi trườngCQ : Canh quan

DHKGPT : Dinh hướng không gian phát triểnDKTN : Điều kiện tự nhiên

ĐLTN : Địa lý tự nhiên

GDP : Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm nội địa

GIS : Geographic Information System

Hệ thống thông tin dia lýKT-XH : Kinh tế - xã hội

NCCQ : Nghiên cứu cảnh quanNCS : Nghiên cứu sinh

NTTS : Nuôi trông thủy sảnPTBV : Phát trién bên vững

PV : Phân vùng

TNTN : Tài nguyên thiên nhiên

TVCQ : Tiêu vùng cảnh quan

Trang 8

Bang 1.1:Bang 1.2:Bang 2.1:

Bang 2.2:

Bang 2.3:Bang 2.4:Bang 2.5:Bang 3.1:

Bang 3.2:

Bang 3.3:

Bang 3.4:Bang 3.5:Bang 3.6:

Bang 3.7:

Bang 3.8:Bang 3.9:Bang 3.10:

Bang 3.11:

Bang 3.12:

Bang 3.13:Bang 3.14:Bang 3.15:

DANH MUC BANG

Hé thong phân loại CQ áp dung cho lãnh thô Vân Đồn 32Hệ thống các chỉ tiêu phân vùng CQ huyện đảo Vân Đồn 37

Đặc trưng trung bình và cực trị của mực nước (cm) khu vực đảo

Vân Đổằn - 2-22-5221 2E 22122122121121127127171121121111211211 11111 xe 60Các chỉ số mô tả hình thái theo lớp, phụ lớp CQ - 99Các chỉ số mô tả hình thái theo nhóm loại CQ, 2-2-5: 100

Chi số phong phú, đa dạng CQ theo cấu trúc -¿z se: 104Chỉ số phong phú, da dang CQ theo chức năng -: 105

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá thích nghi CQ cho phát triển NTTS 114Ma trận so sánh cặp mức độ quan trọng các chỉ tiêu đối với phát

05016 115Trọng số các chỉ tiêu thành phan và trong số trung bình 115Kết quả đánh giá thích nghi CQ cho phát triên NTTS 116

Phân cấp chi tiêu đánh giá thích nghi CQ cho phát triển lâm nghiép.118

Ma trận so sánh cặp mức độ quan trọng các chỉ tiêu đôi với phát

triển lâm nghiệp và bảo tồn 2-2 2 +x+2E+2EE2EEeEEerEezrxrrxrred 118

Trọng số các chỉ tiêu thành phan và trọng số trung bình 118Kết quả đánh giá thích nghi CQ cho phát triển lâm nghiệp 119Phân cấp chỉ tiêu đánh giá thích nghi CQ cho phát triển du lich 122

Ma trận so sánh cặp mức độ quan trọng các chỉ tiêu đối với phát

triển du lịch -2+++++tttEEktrH.1 11 gie 122Trọng số các chỉ tiêu đánh giá đối với phát triển du lịch (Trọng số

các chỉ tiêu thành phan và trọng số trung bình) :- - 122Kết quả đánh giá thích nghi CQ cho phát triển du lịch 123

So sánh cặp mức độ quan trọng các chỉ tiêu - - +5 «+ <++c++b

Trọng số thành phan và trọng số bình quân của các chỉ tiêu bChỉ số ngẫu nhiên ứng với số chỉ tiêu được lựa chọn c

vi

Trang 9

Tần suất gió tại Vân Đồn từ năm 1979 - 2012 se

Đặc trưng của tốc độ gió tại Vân Đồn từ năm 1979 - 2012 Đặc trưng trung bình, cực tri của tốc

Vân Đôn - << <<.

độ dòng chảy khu vực đảo

Bảng tần suất dòng chảy tai Vân Đồn từ 1958 - 2008

Đặc điểm các loại CQ huyện Vân Đồn

Vil

Trang 10

Hình 1.1:Hình 1.2:

Hình 1.3:Hình 1.4:Hình 1.5:

Hình 1.6:Hình 1.7:Hình 1.8:

Hình 1.9:Hình 1.10:

Hình 1.11:

DANH MỤC HÌNH

Bánh xe Cảnh quan biển - “seascape wheel” .: -:-scsz+cs+¿ 38

Sơ đồ thé hiện quan hệ giữa đánh giá và quy hoạch - 48

Sơ đồ các bước thực hiện luận án cccc-cccccccrrrrrrrrrrrrrek 53Bản đồ cảnh quan huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 71Bản đồ phân vùng cảnh quan huyện đảo Vân Đồn, tinh Quang Ninh 106

Ban đồ định hướng quy hoạch huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 126

Thang điểm xác định mức độ quan trọng của các chỉ tiêu bHoa gió tại tram Vân Đồn từ năm 1979 - 2012 ¿-2cs+cxsze+ dBiến trình tốc độ gió trung bình và cao nhất theo thang tại Van Đồn eBiến trình các đặc trưng trung bình và cực tri tốc độ dòng chảy khu

vực đảo Vân 316) | 5: St St E11 2151E1111511111511111511111111111111xE fHoa dong chảy tại trạm Vân Đồn từ 1958 - 2008 -. -5: f

Vili

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Phát triển KT-XH bên vững trên cơ sở khai thác sử dụng hợp lý tai nguyên gắnvới nhiệm vụ bảo vệ môi trường đang là những vấn đề quan trọng đối với các vùnglãnh thổ, các quốc gia trong thời điểm hiện nay cũng như mang tính chiến lược trongphát triển của tương lai Đây là những vấn đề mang tính thời sự đặc biệt quan trọng,

cấp thiết được đặt ra, khi mà theo đánh giá của Liên hợp quốc, của các tổ chức quốc

tế và của nhiều quốc gia, sự khai thác sử dụng tài nguyên ở nhiều nơi đang quá mức,vượt sức chịu tải của môi trường đã dẫn đến sự mat cân bằng ngày càng tram trong

môi trường sinh thái, môi trường sống đang ngày càng bị hủy hoại, nhất là ở nhữngnơi đã và đang chịu tác động rất mạnh mẽ của biến đôi khí hậu toàn cầu Theo đónhững nhiệm vụ hàng đầu mà Liên hợp quốc đã đặt ra và khăng định trong Hội nghịthượng đỉnh về môi trường tại Rio de Janeiro năm 1992, đó là cần có một chiến lược

mới trong khai thác sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường hướng tới PTBV nhằm

“đáp ứng được nhu cau của hiện tại mà không làm tốn thương khả năng của các thé

hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ” Đặc biệt với các kế

hoạch cu thé đã được đề xuất nhằm đạt mục tiêu PTBV, Liên hợp quốc kêu gọi thúcday tăng trưởng xanh, phát triển nền kinh tế xanh thông qua khuyên khích đầu tư vàocác hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường, giảm phát thải các-bon để tạo ra việc

làm, tăng thu nhập và giảm nghèo.

Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, các hoạt động sản xuất

và phát triển KT-XH cũng bị ảnh hưởng rất lớn do khai thác ngày càng gia tăng vềsỐ lượng, cường độ, tác động, ảnh hưởng của quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu đã

và đang diễn ra khá phức tạp và trên phạm vi khá rộng, nên các mục tiêu, tiêu chí

PTBV của Liên hợp quốc áp dụng cho phát triên KT-XH của đất nước nói chung và

ở các khu vực lãnh thổ cụ thể cũng đã được quan tâm và thực hiện khá sớm nhưng

theo đánh giá chung cũng còn nhiều những khó khăn, hạn chế Cho tới nay, đã cókhá nhiều các nghiên cứu được thực hiện nhăm tim ra những định hướng mới trongkhai thác sử dụng các DKTN, TNTN phục vụ phát triển KT-XH nhằm đưa ra các

Trang 12

giải pháp chiến lược nhăm đảm bảo sự hài hòa trong phát triển KT-XH gắn với khai

thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, BVMT hướng tới PTBV Trong đó, tiếp cận địa

lý tổng hợp, tiếp cận CQ học là một hướng tiếp cận có ưu thế trong việc làm sáng tỏ

tiềm năng tự nhiên, tài nguyên của mỗi vùng lãnh thô, đặc biệt việc nghiên cứu,đánh giá CQ với góc nhìn vừa mang tính hệ thống, vừa có tính tổng hợp sẽ cho

được các kết quả tin cậy, đúng đắn về sự phù hợp, thích hợp của tiềm năng tự nhiên

lãnh thổ cho phát triển các ngành sản xuất, kinh tế liên quan Ở nước ta, đã có khá

nhiều các nghiên cứu khá bài bản, cụ thê được thực hiện theo hướng tiếp cận địa lý,

tiếp cận CQ học, sinh thái học đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, tài nguyên cácvùng lãnh thé cho mục tiêu PTBV đã cho được các kết quả khá được thừa nhận,được đánh giá là khá tốt, khá hiệu quả.

Đối với khu vực ven biến và trên các đảo nước ta, nơi chịu tác động trực tiếpvà khá mạnh mẽ của điều kiện biển với môi trường sinh thái khá đặc biệt, đặc thù

nên việc khai thác sử dụng các ĐKTN, TNTN phục vụ phát triển KT-XH đặc biệt

theo hướng bền vững cũng rất phức tạp cũng đang cần có những nghiên cứu mang

tính tổng thể nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra với cách tiếp cận đúng, phù hợp.

Huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - địa bàn nghiên cứu lựa chọn của đề tàinghiên cứu của luận án nằm trong khu vực lãnh thô này, là một trong những huyệnđảo lớn nhất cả nước, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, vị thế địa chínhtrị, địa kinh tế lớn, quan trọng, là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về tiềm năngtự nhiên, tài nguyên, điều kiện KT-XH cho phát triển của đất nước Cũng đã cókhông ít các công trình nghiên cứu điều tra cơ bản và ứng dụng được thực hiện, tuyvậy hầu hết các công trình nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến những nội dungnghiên cứu nhằm giải quyết các nhiệm vụ của các chuyên ngành cụ thé, còn nhữngvân đề nghiên cứu mang tính tổng hợp, nghiên cứu theo tiếp cận CQ như nêu trêncòn khá ít, nên những van đề mang tinh tổng thé trong phát triển KT-XH gan vớinhiệm vụ bảo vệ môi trường hướng tới PTBV cũng còn khá hạn chế Vấn đề bứcthiết đối với lãnh thổ nghiên cứu là cần có những nghiên cứu bồ sung để tìm ra cácđịnh hướng, các giải pháp mang tính tông thể nhằm giải quyết một cách đầy đủ trọn

Trang 13

vẹn các nhiệm vụ được đặt ra nhằm hướng tới sự bền vững của khu vực lãnh thổ

này trong tương lai Để đáp ứng mục tiêu PTBV, việc nghiên cứu đánh giá CQ

huyện đảo Vân Đồn, đặc biệt đối tượng nghiên cứu là các CQ biển đảo với những

đặc điểm riêng liên quan đến các điều kiện, quy luật của biển và đại đương sẽ chođược một bức tranh tổng thể nhất, đầy đủ nhất về đặc điểm đặc biệt, đặc thù của tựnhiên lãnh thổ, về thực trạng và định hướng phù hợp trong khai thác sử dụng hợp lý

tài nguyên, bảo vệ môi trường tiến tới PTBV.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đề tài “Nghiên cứu CQ phục vụ địnhhướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh”

được nghiên cứu sinh lựa chọn và thực hiện với hướng tiếp cận nghiên cứu CQphục vụ dé xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên, PTBV của vùng nghiên cứu.

2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

2.1 Mục tiêu

Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm và tính quy luật phân hoa CQ biển đảo, địnhhướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên phục vụ PTBV huyện đảo Vân Đồn.

2.2 Nội dung nghiên cứu

Đề đạt được các mục tiêu trên, luận án đặt ra các nội dung nghiên cứu sau:

> Xác lập cơ sở lý luận nghiên cứu CQ phục vụ PTBV lãnh thé biển dao;

> Phân tích đặc điểm các nhân tổ thành tạo va đặc điểm CQ huyện dao VânĐồn, tỉnh Quảng Ninh;

> Đánh giá CQ cho phát triển thủy sản, nông lâm nghiệp và bảo tồn thiên

nhiên và du lịch;

> Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý và bảo tồn thiên nhiên theo hướngbền vững huyện đảo Vân Đồn.

3 Phạm vỉ nghiên cứu3.1 Phạm vi không gian

Phạm vi không gian nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi hành chính

huyện Vân Đôn bao gồm các đảo nỗi và vùng biển của 11 xã và 01 thị tran.

3.2 Phạm vi khoa học

> Nghiên cứu CQ biến và đảo huyện Vân Đồn

Trang 14

> Đánh giá CQ cho phát triển kinh tế trong nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp,

bảo tổn và du lịch.

> PTBV huyện đảo Vân Đồn được giới hạn trong DHKGPT kinh tế gắn vớisử dụng hợp lý tài nguyên và bảo tồn thiên nhiên.

4 Các luận điểm bảo vệ

Luận điểm I: Năm ở phía Tây Bắc vịnh Bắc Bộ chịu sự tương tac biển - lục

dia, CQ huyện đảo Vân Đồn bao gồm các CQ dao va CQ biển được phân hóa thành 2

lớp CQ, 7 phụ lớp CQ, 2 kiểu CQ, 16 hang CQ và 102 loại CQ thuộc 6 tiéu vung CQ.

Luận điểm 2: Kết quả phân tích, đánh giá CQ cho phát triển kinh tế, sử dung

hợp ly tài nguyên gắn với bảo ton thiên nhiên là cơ sở khoa học phục vụ định hướngkhông gian PTBV huyện đảo Vân Đồn.

5 Những điểm mới của luận án

- Xác định được đặc điểm, sự phân hóa CQ biên đảo huyện đảo Vân Đồn, tinh

Quang Ninh được thể hiện trên bản đồ CQ ty lệ 1/50.000;

- Đã định hướng không gian PTBV gan với sử dụng tài nguyên và bảo tồn

thiên nhiên theo 6 tiểu vùng CQ huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

> Ý nghĩa khoa học: Những vấn đề nghiên cứu sẽ góp phan hoàn thiện

phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá CQ cho một mục đích sử

dụng cụ thé, đặc biệt là với lãnh thé biển đảo.

> Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần địnhhướng sử dụng hợp lí tài nguyên, bố trí hợp lí không gian sản xuất theo các đơn vịCQ biển đảo Hỗ trợ người làm công tác quy hoạch trong việc xây dựng chiến lượcPTBV KT-XH cho huyện đảo Vân Đồn Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham

khảo trong nghiên cứu và giảng dạy.

7 Cơ sở tài liệu và cấu trúc của luận án

7.1 Cơ sở tài liệu

Ngoài những kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn trong và ngoài nước, trong

quá trình thực hiện các nhiệm vụ của luận án, tác giả đã sử dụng một sô tài liệu sau:

Trang 15

> Kết quả điều tra nghiên cứu thực địa: nghiên cứu đặc điểm va sự phân hoácác yếu tố thành tạo CQ, thực trạng phat triển huyện đảo Vân Đồn.

> Cơ sở dữ liệu bản đồ nền và chuyên đề: Bản đồ địa hình huyện đảo Vân

Đồn tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000; So đồ địa chất huyện đảo Vân Đồn tỷ lệ 1:200.000;Ban đồ thé nhưỡng huyện dao Vân Đôn tỷ lệ 1:50.000 (nguồn: dự án KC.09.20/01-05, ĐTĐL08.G/04, dự án thành phần 05 “Điều tra, đánh giá đa dạng cảnh quan mộtsố dao và cum đảo lớn, quan trọng” của Viện Địa lý - Viện Hàn lâm KHCNVN);

Bản đồ hiện trạng rừng huyện đảo Vân Đồn năm 2019 tỷ lệ 1:50.000 (nguồn: ViệnĐiều tra quy hoạch rừng); Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện đảo Vân Đồn năm

2010 và năm 2015, tỷ lệ 1:50.000 (nguồn: Tổng cục quản lý đất đai; UBND huyệnVân Đồn); Các đề tài, dự án, báo cáo khoa học về điều tra ĐKTN, TNTN và môi

trường huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

> Ban đồ chuyên đề đã được chính tác giả xây dựng, hiệu chỉnh, bổ sung,

chỉnh hợp và biên tập.

7.2 Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung luận án được trình bay trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Cảnh quan huyện dao Vân Đôn, tinh Quang Ninh

Chương 3: Đánh giá cảnh quan và định hướng không gian PTBV huyện đảo

Vân Đôn

Trang 16

của Nga, Đức, Tiệp, Ba Lan và của các học giả khác cũng như việc sử dụng quan

niệm về CQ hiện đại cho thấy có 3 quan niệm khác nhau:

“Cảnh quan” là thuật ngữ bắt nguồn từ ngôn ngữ Đức - “landschaft”, vớinghĩa là nước, miền, địa phương, khu vực, đã bắt đầu được sử dụng trong các sách

vở dia lí từ năm 1805 Tuy nhiên, đến cuối thế ki XIX, đầu thé ki XX thì nền móngcủa CQH mới được xây dựng trong các công trình nghiên cứu về bề mặt Trái Đất

của các nhà địa lí kinh điển Nga, Duc, Anh, Mi, Pháp.

Trong quá trình phát triển của CQH, đã có rat nhiều tác giả đưa ra các quanđiểm, học thuyết khác nhau về CQ, thé hiện qua hàng loạt các định nghĩa về CQ vớinội dung và cách diễn đạt không giống nhau Có thé tổng hợp các định nghĩa ấy vào

ba nhóm quan niệm cơ bản như sau:

> Quan niệm coi CQ là một khái niệm chung đồng nghĩa với tổng thể thiênnhiên ở các cấp phân vị khác nhau.

Người đầu tiên hiểu theo quan niệm này là S.S Neustruev Ông cho rằng,

“CQ là tổng thể gồm có những vật thể và những hiện tượng tự nhiên phụ thuộc lẫn

nhau, liên quan với nhau và thể hiện đưới dang thé tổng hợp địa lí ở các cấp phân vịkhác nhau, có lịch sử hình thành khác nhau và có quá trình phát triển không ngừng”.Ủng hộ quan điểm này có D.L Armand, Y.K Eftromov, V.I Prokaev, E.N.Lukasov D.L Armand quan niệm CQ là khái niệm chung dé gọi các tông thé tựnhiên lớn, nhỏ như CQ Trái Đất, CQ lục địa, CQ đồng cỏ Thuật ngữ CQ không

Trang 17

những có thé dùng cho bat kì DV phân loại nào như CQ bán đảo, CQ các khiên

cổ mà còn dùng theo nghĩa chung giống với khái niệm dat đai, khí hậu

> Quan niệm coi CQ là một đơn vị phân loại trong hệ phân vị tổng thể tự

nhiên, trong đó CQ là đơn vị chủ yếu được xem xét về những biến đổi do tác động

cua con người.

Theo cách hiểu này thi CQ là một trong những don vị thấp nhất trong hệ

thống phân vùng tổng hợp Tiêu biểu theo xu hướng nay là A.A Grygoryev, S.V.

Kalexnik, N.A Xolsev, A.G Ixatsenko, Vũ Tự Lập S.V Kalexnik quan niệm

“CQ địa lí là một bộ phận nhỏ của bề mặt định tính khác hắn với các bộ phận khácđược bao bọc bởi những ranh giới tự nhiên và một sự tập hợp có quy luật và thốngnhất trong bản thân nó, được biểu hiện một cách điển hình trên một không gian rộnglớn và có quan hệ không tách rời về mọi mặt với lớp vỏ địa lí” Qua đó Kalesnikcho thay một CQ bat kì phải được coi như là kết quả của sự phát triển và phân di

của lớp vỏ CQ.

N.A Xolsev dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu thực địa nhiều năm đã đưa rađịnh nghĩa: “CQ địa lí là một tổng thể lãnh thé tự nhiên đồng nhất về mặt phát sinh,

có một nền địa chất đồng nhất, có một kiểu địa hình, có một khí hậu đồng nhất, và

bao gồm một tập hợp dạng địa lí chủ yếu và thứ yếu liên kết với nhau về mặt động

lực và lặp lại một cách có quy luật trong không gian, tập hợp này chỉ thuộc riêng

cho cảnh địa lí đó” Định nghĩa này tuy tương đối rõ ràng, cụ thể, xác định được cautrúc CQ, nhưng chưa thé hiện được mối tương quan giữa các hợp phần thuỷ văn, thổnhưỡng, sinh vật; chưa nói đến quan hệ giữa cấp cảnh với cấp lớn hơn.

Theo A.G Ixatsenko, “CQ địa lí là một bộ phan được tách ra trong qua trình

phát sinh của một miền, một đới địa lí, và nói chung là của bất kì đơn vị lãnh thô lớnhon, có đặc điểm đồng nhất cả về mặt địa đới và phi địa đới và có một cấu trúc viền,

một cấu tạo hình thái riêng” Gần đây, Ixatsenko nhấn mạnh CQ là bậc trung tâmtrong dãy các hệ địa lí, là khâu kết thúc trong sự phân dị khu vực, và là đối tượngkhởi đầu dé phân tích các quy luật địa lý tự nhiên (DLTN) địa phương gắn liền với

các hoạt động của các nhân tố địa lí trong CQ CQ có tính đồng nhất về các mặt địađới và phi địa đới biểu hiện trước hết ở sự thống nhất về nền móng, kiểu địa hình vàkhí hậu, quy định cả sơ đồ thống nhất về cấu trúc bên trong của nó Mặt khác, CQ là

Trang 18

một tông thê phức tạp của các hệ địa lí địa phương (cảnh khu, cảnh diện) gắn kết với

nhau một cách có quy luật, được hình thành trong phạm vi của cảnh.

Vũ Tự Lập trên cơ sở tiếp cận khoa học CQ Liên Xô (cũ) có chọn lọc đã

định nghĩa “CQ địa lí là một dia tổng thé được phân bé ra trong phạm vi một đớingang ở đồng băng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thăng đứng đồng

nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thuỷ văn, về đại tổ hợp

thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao gồm một tập hợp có quy luật của những

dang địa lí và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cau trúc ngang đồng nhất”.

Định nghĩa này nói lên quá trình phát sinh các đơn vị lớn hơn, chủ yếu là cấp đớiđịa lí và đai cao địa lí, tính đồng nhất trong cấu trúc đứng và tính phân dị trong

cấu trúc ngang.

> Quan niệm coi CQ là một khái niệm có tính chất kiểu (loại hình) củanhững tổng thé DLTN.

Cách hiểu này được phát triển trong các công trình của B.B Polưnov, I.M.

Knasenkov và các ông đã kết luận rằng cần phải chia ra các CQ yếu tố Các CQ này

thường lặp lại ở khắp nơi, trên các yếu tô giống nhau của địa hình N.A Gvozdetskyđã bảo vệ quan điểm này, ông phân biệt CQ yếu tố với các đại CQ Các CQ yếu tố

tương ứng với các kiểu cảnh khu và phần nào với cảnh diện Còn đại CQ là những

tập hợp có quy luật của những CQ yếu tố.

Như vậy, về cơ bản thì các nghiên cứu trên vẫn có điểm chung, đó là việcxem CQ là một tông thé lãnh thé thiên nhiên Sự khác nhau thể hiện ở chỗ CQ đượcdùng dé chỉ những tổng thể kiểu nào và ở cấp phân vị nào, hoặc CQ được xác địnhvà thể hiện trên bản đồ theo cách thức nào, theo cách quy nạp hay diễn giải Tuynhiên, chúng ta nên có một cách hiểu thống nhất nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn

cho việc nghiên cứu chuyên sâu và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của giai đoạn

hiện nay Trong ba quan niệm trên thì quan niệm đầu tiên - xem CQ là một khái

niệm chung đồng nghĩa với tổng thể thiên nhiên ở các cấp phân vị khác nhau - là

phù hợp hơn cả, vì lúc đó phạm vi nghiên cứu sẽ có tính bao quát hơn, dễ dàng thực

hiện được nhiều mục tiêu và nhiệm vụ hơn, thêm nữa là hạn chế được tính chủ quan

trong nghiên cứu.

Trang 19

b) Cảnh quan biển đảo

Cảnh quan biến xuất hiện từ khoảng giữa thế kỷ XX Trong các tai liệu của

các nước Phương Tây va Mỹ, CQ biển thường được sử dụng bằng các thuật ngữnhư: CQ biển - “marine landscape, seascape”, môi trường sống của biển - “marine

habitat”, sinh cảnh biển - “marine biotope” Thuật ngữ CQ biển được sử dụng chủ

yếu khi phân kiểu CQ bằng cách sử dụng kết hợp các thành phan phi sinh vật vàhữu cơ, các sinh cảnh khác được sử dụng đồng nghĩa khi phân chia môi trường sốngcủa các quần xã sinh vật biển Mặc dù được xác định là đối tượng va nghiên cứukhá sớm, song cho đến nay quan điểm và khái niệm về CQ biển (đôi khi gọi làpelagic seascape - CQ biển mở, dé chi CQ trên mặt biển) hay CQ đáy biển(benthnic seascape/habitat - dé chi CQ dưới đáy biển) vẫn còn có nhiều quan điểmkhác nhau, chủ yêu do cách tiếp cận, mục đích ứng dụng và quy mô nghiên cứu Từđó, dẫn đến những khác biệt về hệ thống phân loại, cấu trúc, chức năng, động lựccủa CQ bién.

Nghiên cứu CQ biến, ứng dụng các khái niệm CQ vao môi trường biển, đã

dần xuất hiện từ những năm 1970 (Sousa, 1979; Paine & Levin, 1981; Steele,1989), mang lai sự mới mẻ hiểu biết sinh thái và cho thấy tiềm năng ngày càng tăng

dé hỗ trợ phát triển các thực hành quản lý dựa trên khoa học có ý nghĩa sinh thái(Bostrom et al 2011; Pittman et al 2011) CQ biến, lay rất nhiều từ các khung khái

niệm và phân tích được phát triển trong sinh thái CQ, tập trung vào tìm hiểu nguyênnhân và hậu quả sinh thái của sự phân tán không gian phức tạp và năng động tồn tại

trong môi trường biển (Robbins & Bell, 1994; Pittman et al., 2011).

Tại Châu Âu, van đề nghiên cứu CQ biên cũng được chú trọng Trong hướng

dan kỹ thuật đánh giá đặc tính CQ biển (SCA) của châu Au, CQ biển được

(seascape) được định nghĩa là: “Một khu vực của biển, bờ biển và đất liền với

những đặc điểm đặc trưng là hệ quả của tương tác của đất liền với biển, bởi các yếu

tố tự nhiên và/hoặc con người.” (Natural England, 2012) Một số tác giả phân biệtCQ đảo khỏi CQ biển Biển, bờ biển và đất liền đều góp phan tạo nên đặc tính trên

dao Thành phần trên mặt đất của một hòn đảo có thé không đủ dé hỗ trợ một cộng

đồng người, và do đó, việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên ven bién và biển

trở nên cân thiệt Bản chât của một hòn đảo lại tạo ra một mức độ cô lập; đây có thê

Trang 20

là một lợi thế khi sự cạnh tranh về tài nguyên được quan tâm hoặc nó có thể tạothành bất lợi nếu cần phải xây dựng đảo Thông thường, các đảo được kiểm tra cách

ly với biển bao quanh chúng (và khoảng cách đến đất liền hoặc các đảo khác) Biển

có vai trò của ống dẫn, nhưng cũng có thể là một trở ngại trong việc định cư, di

chuyên, giao tiếp và trao đổi (Vogiatzakis et al., 2017) Trên bat kỳ hon đảo nào,

tầm quan trọng va sự chi phối của CQ biến phụ thuộc vào kích thước của hòn đảo

và được thể hiện bởi tự nhiên, văn hóa So với đất liền, các đảo bị ràng buộc về mặt

vật ly, dé bị ảnh hưởng từ bên ngoài hơn và tùy thuộc vào kích thước của hòn đảo,

dâu ấn của con người rõ ràng hơn (Ellis & Ramankutty, 2008) Do đó, các nghiêncứu dé mô ta CQ trên đảo cần phải dựa trên các yếu tố trên Có thé đánh giá sự

đóng góp của các yếu tố cau thành của một hòn dao và sự ảnh hưởng của chúng đến

đặc tính CQ biển Đặc biệt, cần phải hiểu sự tương tác giữa các vùng biển, ven biểnvà nội địa, dé xác định ranh giới không gian của các hòn đảo và xác định các yếu tố

quan trọng dé phân loại biển va đảo.

CQ biến đảo là nghiên cứu về mối quan hệ giữa mô hình không gian và cácquá trình tự nhiên trong môi trường biển và đảo trên một phạm vi quy mô khônggian Sự xuất hiện của CQ biển rõ ràng được lấy cảm hứng từ sự phát triển nhanh

chóng của sinh thái CQ trong những thập kỷ gần đây (Pittman et al 2004, 2011;

Bostrom et al 2011; Kavanaugh et al 2016) Các tai liệu hiện tai chi ra rang có

nhiều quan điểm khác nhau về CQ biển về mối quan hệ của nó với nghiên cứu CQchung Quan điểm đầu tiên thúc day CQ biển đảo như là ứng dụng các nguyên tắc

và phương pháp CQ trong nghiên cứu hệ thống biển ven bờ (Bostrom et al 2011;

Pittman et al 2011; Olds et al 2016) Quan điểm thứ hai cũng thừa nhận sự liên

quan và hữu ích của CQ nhưng nhấn mạnh hơn vào các đặc điểm hải dương học mởvà năng động của môi trường biển (vi dụ, Kavanaugh et al 2014, 2016) Quan điểmthứ nhất tập trung nhiều hơn vào các CQ biển ven bờ trong khi quan điểm thứ hainhiều hơn về các CQ biển đảo.

Về cơ bản khác với hai phần đầu, quan điểm thứ ba khang định răng, bởi vì 'tínhchất và động lực của chất lỏng đại dương' khác rất nhiều so với CQ trên mặt đất, CQbiển đảo có thé hưởng lợi rất it từ sinh thái CQ và ‘tuong tự trên lục địa' (Manderson

10

Trang 21

2016) Mặc dù sự thật là các hệ thống biển và trên lục địa khác nhau về cơ bản vềnhiều mặt, cả về mặt địa vật ly va sinh hoc (Steele, 1985), nhưng thực tế này không

đủ dé bác bỏ các nguyên tắc và phương pháp CQ trong CQ biển Ngược lại, so sánh

liên ngành và kết hợp trên lục địa và dưới nước là cần thiết, hiệu quả và có nhiều tiềm

năng (Steele, 1985,1989,1991b; Levin etal., 1993; Okubo & Levin, 2001).

Khai niệm phan loại và lập ban đồ CQ biển được đưa ra theo quan điểm vềbảo tồn thiên nhiên biến của Canada (Roff & Taylor, 2000) Các tác giả đã áp dụngCQ biển như một công cụ hỗ trợ lập kế hoạch mạng lưới các Khu bảo tồn biển(KBTB) đại diện bảo vệ một sỐ lượng nhất định các CQ biển được xác định Côngcụ này phải dựa trên các nguyên tắc sinh thái và áp dụng cách tiếp cận dựa trên hệsinh thái và khoa hoc hơn dé bảo tồn thiên nhiên biển Cách tiếp cận CQ biển đãđược Ủy ban bảo tồn thiên nhiên chung trong Dự án thí điểm biển Ailen (Vincent etal., 2004) áp dụng và thử nghiệm ở châu Au trong dự án UKSeaMap (Connor et al.

2007) Tương tự như vậy, dự án MESH (được hỗ trợ bởi NWE INTERREG IIIB) đã

cải thiện việc phân loại và lập bản đồ môi trường sống dưới đáy biển cho vùng biển

phía tây bắc châu Âu.

Biển có cấu trúc vật lý phức tạp ở mọi quy mô trong không gian và thời gian.

Các nghiên cứu gần đây về CQ biên đã đưa động lực CQ va quan điểm mở rộng lên

một tầm cao mới, khái niệm môi trường biên là 'một bức tranh của các CQ biển khác

nhau, với sự kết hợp độc đáo của quá trình sinh học, hóa học, địa chất và vật lý thayđổi môi trường sống theo thời gian và tích hợp các mô hình sinh thái và hải dương

học trong nghiên cứu, quản lý và bảo vệ các hệ thống biển (Kavanaugh et al., 2016).Những nghiên cứu CQ biển đảo rất quan trọng đối với việc bảo tồn đa dạngsinh học biển, quản lý tài nguyên biển và tính bền vững của biển Bằng cách tậptrung vào các dịch vụ hệ sinh thái và sức khỏe của con người trong điều kiện khí

hậu va môi trường biển thay đổi, khoa học bền vững cảnh biển dự kiến sẽ Xảy Ta,

song song với PTBV CQ (Wu, 2013) Thông qua việc tích hợp các nghiên cứu CQ

trên lục địa và biển, một hệ sinh thái không gian về kết hợp CQ đảo và biển đang

được hình thành.

I1

Trang 22

đặc biệt việc phát triển kinh tế biển được coi là trọng tâm, trọng điểm của vùng.

Có thể thấy, các hệ thống phân loại và phân vùng CQ ở Việt Nam trước đâychủ yêu cho các lãnh thé trên lục địa Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nhu cầunghiên cứu vai trò và vị thé của biển, hải đảo Việt Nam trở nên cấp thiết thì nghiêncứu CQ bién và hải đảo được xác định là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu và bước đầu đãđược dé cập trong một số các công trình nghiên cứu biển Một thuận lợi của nhiệmvụ này là đã có một hệ thống lưu trữ dữ liệu tương đối đầy đủ về Biển Đông từ kết

quả điều tra, khảo sát của các chương trình khoa học cấp Nhà nước.

Nghiên cứu CQ nói chung và CQ biển nói riêng tại Việt Nam diễn ra khámuộn so với trên thế giới Công trình đầu tiên và cũng là công trình tiêu biểu là

“CQ địa lý miền Bắc Việt Nam” của Vũ Tự Lập Trên cơ sở tiếp cận, kế thừa

trường phái CQ học Xô Viết, tác giả đã xây dựng hệ thống phân loại với các bậc

phân vi áp dụng cho CQ lãnh thổ miền Bắc Việt Nam (Vũ Tự Lập, 1976) Năm

1997, Phạm Hoàng Hải và cs đã làm rõ những vấn đề lý luận, phương pháp luận,

phương pháp va áp dụng nghiên cứu CQ lãnh thé Việt Nam ở tỷ lệ bản dé

1/1.000.000 phục vụ cho sử dung hợp lí TNTN, bảo vệ môi trường Trong công

trình này, các tác giả đã xây dựng được hệ thong phan loai, m6 ta dac điểm các CQ

cho lãnh thổ Việt Nam (Phạm Hoàng Hải và cs., 1997) Với công trình: “Đánh giáCQ (theo tiếp cận kinh tế sinh thai)”, Nguyễn Cao Huan đã xác lập những van đề lýluận, thực tiễn, bao gồm nguyên tắc, phương pháp đánh giá CQ cho các mục đích sửdụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển các ngành sản xuất ở vùng

nhiệt đới âm gió mùa (Nguyễn Cao Huan, 2005).

Cho đến nay các nghiên cứu về CQ biển ở Việt Nam còn rất hạn chế Một số

nghiên cứu hoặc chủ yêu đề cập đến các van đề lý thuyết, về khái niệm, phân loại

hoặc những nghiên cứu có liên quan đến địa lý tự nhiên tổng hợp hay nghiên cứucác hợp phan của khu vực Biển Đông Năm 1996, Nguyễn Ngoc Khánh và cs đã đề

12

Trang 23

cập đến hệ thống phân loại CQ Việt Namở ty lệ 1:1.000.000 (bao gồm đất liền và

biển) với các cấp phân vị khác nhau (Nguyễn Ngọc Khánh và cs., 1996) Ứng với

mỗi cấp phân vị, tác giả đề cập đến các chỉ tiêu phân loại, song từ cấp kiểu CQ và

thấp hơn đã gặp những khó khăn và chưa có chỉ tiêu cụ thê.

Cũng ở tỷ lệ này, trong một báo cáo được trình bay tại Hội nghị Khoa học Dia

lý toàn quốc lần thứ 6, Nguyễn Thành Long và Nguyễn Văn Vinh (2012) đã bước

đầu đề xuất một hệ thống phân loại CQ biển và hải đảo Việt Nam gồm bốn cấp

phân vi từ cao xuống thấp bao gồm: hệ CQ, lớp CQ, phụ lớp CQ va kiểu CQ Trong

đó, hệ CQ được xác định dựa vào các chỉ tiêu về nền nhiệt độ không khí bề mặt

hoàn lưu khí quyên và nền bức xạ chủ đạo trên bề mặt biển Lớp CQ là sự phân chia

bên trong hệ CQ dựa vào vật chất thành tạo, mức độ tương tác giữa các quyền vật

chất thành tạo (thạch quyền, khí quyền, thủy quyền, sinh quyền) Phụ lớp CQ phảnánh sự phân tầng bên trong của lớp theo các tiêu chí về mức độ xa bờ lục địa và

tang dày khối nước Kiểu CQ được tách ra từ phụ lớp CQ dựa vào tinh thống trị của

nham thạch và kiểu địa hình hình thái - phát sinh, là cấp cơ sở đề thực hiện ở tỷ lệ

nghiên cứu 1/1.000.000 Nhóm tác giả Nguyễn Thành Long và Nguyễn Văn Vinh

(2012) đã đề xuất hệ thống phân loại 4 cấp: Hệ, Lớp, Phụ lớp và Kiểu CQ Các tác

giả bước đầu đã phân chia được 56 kiểu CQ thuộc 5 phụ lớp, 3 lớp và 1 hệ CQ

(Nguyễn Thành Long và cs., 2012).

Năm 2012, Lê Đức An đã phân vùng địa ly tự nhiên Việt Nam (phan đất liềnvà biển) với bốn cấp phân vị chính, gồm: Xứ, Miền, Khu và Vùng (Lê Dire An vàcs., 2012) Tác giả đã phân chia lãnh thé Việt Nam thành 2 xứ, 4 miền, 15 khu và

47 vùng địa lý tự nhiên Trong đó, xứ Biển Đông gồm hai miền là: miền Bắc Biển

Đông, nhiệt đới đại dương gồm 5 khu va 12 vùng dia ly tự nhiên; miền Nam Biển

Đông, á xích đạo đại dương gồm 4 khu và 11 vùng địa lý tự nhiên Theo đó, khu

vực quần đảo Trường Sa thuộc 5 vùng địa lý tự nhiên của khu Trường Sa (Phan

Van Tri và cs., 2009).

Kế thừa các nghiên cứu trên, khi nghiên cứu CQ khu vực QD Trường Sa, TrầnAnh Tuan (2013) đã đề xuất một hệ thống phân loại CQ gồm 5 cấp áp dung cho xâydựng ban đồ CQ ty lệ 1/1.000.000, gồm: Hệ - Phụ hệ - Lớp - Phụ lớp - Kiều CQ Do

13

Trang 24

sự hạn chế của số liệu nên các chỉ tiêu sử dụng phân loại CQ chưa được phong phú.

Theo đó, ở cấp Hệ và Phụ hệ sử dụng hoàn lưu chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa

va đặc điểm nóng âm; ở cấp lớp CQ chi phân chia theo thuộc tinh: đáy biển và đảo;Phụ lớp CQ được phân chia chủ yêu theo các mức độ sâu (đối với biển) và tính chất

Xa - gần của đảo so với bờ; Kiều CQ được phân chia theo đặc điểm địa mạo biển(Trần Anh Tuấn, 2013) Một điểm đáng lưu ý: mặc dù tiếp cận tính “kiểu loại” déthành lập bản đồ CQ, song tác giả vẫn có chút nhằm lẫn khi đưa địa danh vào xác

định một số kiểu CQ, ví dụ kiểu CQ số 22 và 27 (Trần Anh Tuấn, 2013) Tuy bảnđồ xây dựng ở tỷ lệ nhỏ và còn có những bàn luận, song cho đến nay ở Việt Nam,

đây là một trong 02 công trình duy nhất nghiên cứu về CQ đáy biển cho một khu

vực cụ thể ở Việt Nam với các mô tả về những đơn vi CQ được xác định.

Gần đây nhất, nhóm tác giả thuộc Viện Địa lý Thái Bình Dương khi nghiên

cứu CQ biển quần đảo Cát Bà, đã thực hiện thí điểm nghiên cứu CQ ở tỷ lệ lớn(Lebedev et al., 2020) Các tác giả đã sử dụng phương pháp thiết bị định vị âm

thanh xây dựng bản đồ địa hình đáy biển kết hợp phương pháp truyền thống lặn

SCUBA để quay chụp, đo vẽ xác định đặc điểm địa hình đáy, trầm tích, quần xã

sinh vật và những dấu hiệu của các tác động nhân sinh lên CQ khu vực nghiên cứu.Trên diện tích khoảng 180-200ha, bản đồ CQ đáy được xây dựng trên cơ sở phântích tổng hợp dỡ liệu do sâu, ảnh chụp, bang camera va mô ta CQ tại các điểm, mặt

cắt đại diện Theo đó, đã xác định được 4 đơn vị CQ không đồng bậc, gồm: (1) Đai

CQ lộ đá gốc thuộc phần trên của sườn dốc, sâu 0,5-1m, đôi chỗ sâu đến 4m; (2)

Đai trầm tích thô không phân chia, sâu 0,7-2m, rộng 15-30m; (3) Dai rạn san hô,

sâu khoảng 1,5 - 2,5m, bề rộng 20-30m; (4) Diện đáy bùn mềm, sâu 4,5-6,5m

(Lebedev A.M et al., 2019).

1.1.2 Các nghiên cứu định hướng không gian phát triển bền vững biển đảo theo

tiếp cận cảnh quan

CQ hoc từ khi ra đời đến nay đã có nhiều đóng góp vào mục dich thực tiễn và

ngày càng hoan thiện cơ sở khoa học trong điều kiện mới, khi mà mục đích tối ưu

hóa lãnh thổ ngày càng trở nên bức thiết, đặc biệt trong khai thác, sử dụng hợp lý

các DKTN, tài nguyên nói chung và trong DHKGPT theo hướng bên vững.

14

Trang 25

1.1.2.1 Trên thé giới

Đã có khá nhiều những nghiên cứu được thực hiện theo hướng này Trongnghiên cứu CQ chung, trước hết phải nói đến là những công trình đặt nền móng cho

sự phát triển CQ học của các nhà CQ học Nga và một số nước cộng hòa thuộc Liên

Xô trước đây Học thuyết về CQ được sáng lập ra bởi nhà bác học Nga L.S Berg với

tiền đề là học thuyết của V.V Dokutsaev về địa tông thé và các đới thiên nhiên Năm

1913, L.S Berg công bố công trình phân vùng theo đới tự nhiên đầu tiên của toànlãnh thô Nga, ông đã đưa khái niệm CQ vào trong địa lí học và ông cho rằng chính

CQ là đối tượng nghiên cứu của địa lí học Đến năm 1931, L.S Berg công bồ tácphẩm “Các đới CQ địa lí Liên Xô” (tập 1) - công trình nổi tiếng là cơ sở để hoàn

thiện lí luận CQ Năm 1963, G.N Annhenxkaia và những người khác đã trình bày rõ

cách phân chia các đơn vi CQ trong tuyên tập “CQ học” Năm 1967, F.N Milkov đềcập đến các tông thể thiên nhiên trên Trái Dat với tên gọi là các “tổng thé cộng sinh”mà sau đó D.L Armand gọi là “địa hệ” trong công trình “Khoa học về CQ” (1975).

Trong lịch sử phát triển CQ học, không thể không nhắc đến một nhà CQ nỗi

tiếng - A.G Ixatsenko Năm 1961, ông đã hoàn thành công trình “Bản đồ CQ Liên

Xô, tỉ lệ 1: 4.000.000 và vấn đề phương pháp nghiên cứu CQ” Năm 1969, ông cho rađời tác phẩm “Cơ sở CQ học và phân vùng địa lí tự nhiên”, công trình bàn luận tớinhững cơ sở lí thuyết và các nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu CQ và phân vùng

địa lí tự nhiên Năm 1974, ông cùng với A.A Shliapnikov công bố công trình “Vềnhững nội dung của bản đồ CQ địa lí” Và đến năm 1976, ông cho xuất bản cuốn“CQ học ứng dụng” - công trình thể hiện tầm nhìn và khả năng nắm bắt thực tiễn rấtnhạy bén của ông khi đưa quan điểm ứng dụng vào CQ học.

Năm 1975, G.A Kuznetxov đã trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn vềvai trò của “Địa lý và quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp”, các ĐKTN là cơsở ban đầu dé có cơ sở khoa học phân vùng nông nghiệp, nhắn mạnh vai trò của thé

nhưỡng và khí hậu.

Những năm sau, một loạt các công trình về CQ ứng dụng cũng được hoànthành như : “Nghiên cứu đánh giá CQ cho các sơ đồ quy hoạch vùng” (E.M.Rakovskaia, LR Dorphman - 1980); “Phương pháp đánh giá CQ sinh thái nhằmmục đích phát triển tối ưu lãnh thổ” (M Ruzichka, M Miklas - 1980) G.T.

15

Trang 26

Naranhicheva (1984) đã phân tích CQ vùng Gomen làm cơ sở cho tô chức sử dụng

hop lý lãnh thé Cùng thời gian này, A.G Ixatsenko (1985) trong công trình “CQhọc ứng dụng” đã phân tích những mối quan hệ tác động của con người lên CQ, làm

cho các CQ nguyên thủy đã bị biến đối sâu sắc thay vào đó các CQ văn hóa xuất

hiện ngày càng phổ biến, nhiệm vụ của CQ học trong giai đoạn mới là phải tìm cách

tối ưu hóa trong khai thác tự nhiên Khu vực Lêningrat trong công trình này được

chọn làm điểm chìa khóa cho tiếp cận CQ học ứng dung trong định hướng tô chứcsử dụng hợp lý TNTN Về sau, hướng tiếp cận này tiếp tục được tác giả củng cố vềmặt lý luận và thực tiễn trong tô chức định hướng không gian sản xuất cho các

ngành nông, lâm nghiệp và du lịch (A.G Ixatsenko, 2009) Trước đó, M I, Lopurev

(1995), va V.A Nhicolaev, IV Kopưn, V.V Xuxuev (2008) đã tông luận những

van đề cơ bản của CQ tự nhiên - nhân sinh (CQ nông - lâm nghiệp) trong xu hướngCQ tự nhiên đã biến đổi sâu sắc, cần có những cách tiếp cận trong ĐHKGPT bền

vững M.M Geraxki tiến hành định hướng không gian sản xuất nông nghiệp trên cơ

sở phân vùng CQ nông nghiệp V.A Sannev và P.A Dizenko (1998) tiếp cận CQ dé

đánh giá thích nghi nông nghiệp Các kết quả nghiên cứu CQ ứng dụng ở Ucraina

phải kế đến công trình về thiết kế lãnh thé sản xuất vùng đồng bằng Nam Ukrainecủa tác giả Sichenko (1980) Ngoài ra cũng có thể ké đến công trình của tập thể cáctác giả thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga về nghiên cứu định hướng không gian

sản xuất vùng Viễn Đông của Liên bang Nga.

Những nghiên cứu nổi bật gần đây theo hướng CQ học ứng dụng trongĐHKGPT được thé hiện trong tuyển tập Hội nghị khoa học CQ quốc tế lần thứ XI

(2006) tại Matxcova, với các kết quả nghiên cứu nổi bật của 46 báo cáo khoa học

(mục DHKGPT và Quy hoạch CQ) của các tác giả như: V.N.Xolsev, N.O Tenova,

L.A Tlephilov, V.E Menchenko, A.V Drodov, Yu.V Bonkov đã công bố cáckết quả NCCQ hoc ứng dung trong tổ chức, quy hoạch lãnh thé ở nhiều nước khác

nhau trên thế giới.

Ngoài ra, theo hướng ứng dụng CQ trong ĐHKGPT từng ngành kinh tế có thểkể đến trong lĩnh vực nông nghiệp là những kết quả nghiên cứu của L.I Yegorenkov(1995) NCCQ sinh thái dé DHKGPT sử dụng hợp lý đất đai trong nông nghiệp; R.AZiganshin và V,V Sysuev (2006) nghiên cứu những co sở khoa học CQ dé quản lý

16

Trang 27

rừng tối ưu, Roy Haines-Yong định lượng hóa cau trúc CQ qua cac chi số CQ dé

quan ly rừng có hiệu quả; đối với du lịch là các nghiên cứu của I.I.Schastnaya(2007) về tổ chức không gian du lịch trên cơ sở kết quả đánh giá CQ; ngoài ra các

kết quả nghiên cứu giá trị chức năng giải trí CQ để phục vụ mục đích quy hoạch,phát triển du lịch của D.A Dirin (2004, 2010, 2011), Y.Kokine (2011), T.M

Kracovkaia (2014) về những van đề cơ bản đánh giá giá trị chức năng giải trí CQ vàphương hướng bảo tồn.

1.1.2.2 Ở Việt Nam

Hướng nghiên cứu đánh giá CQ phục vụ mục đích định hướng không gian

PTBV lãnh thé đã và đang được tiến hành một cách mạnh mẽ, mà tiêu biểu là cáccông trình của các nhà nghiên cứu CQ như Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Cao Huan,Nguyễn Đăng Hội Năm 1988, Phạm Hoàng Hải đã thực hiện và công bố côngtrình Vấn đề lí luận và phương pháp đánh giá tổng hợp tự nhiên cho mục đích sửdụng lãnh thé - ví dụ vùng Đông Nam Bộ Kế đến vào năm 1990, trong Chương

trình 48B, ông và nnk đã tiến hành Đánh giá tổng hợp DKTN và TNTN dai ven

biển Việt Nam cho phát triển sản xuất nông - lâm Năm 1993, ông cùng NguyễnThượng Hùng thực hiện Đánh giá tổng hợp cho mục đích sử dụng và khai thác hợp

lí tài nguyên Tây Nguyên Vào 1997, Nhà xuất bản Giáo dục đã công bồ công trình

Cơ sở CỌ học của việc sử dụng hợp lí TNTN, bảo vệ môi trường lãnh thé Việt Nam

của ông cùng Nguyễn Thuong Hùng va Nguyễn Ngọc Khanh - công trình được

đánh giá cao bởi những miêu tả chỉ tiết các quy luật và đặc trưng của các CQ nhiệt

đới gió mùa Việt Nam trên cơ sở một hệ thống phân loại tương đối thống nhất chotoàn lãnh thổ và theo các miền, các vùng CQ riêng biệt; đồng thời công trình cũng

dé cập một cách khá day đủ, sâu sắc những biến đổi của tự nhiên nói chung và CQnói riêng dưới tác động của con người, từ đó đưa ra giải pháp, các hướng tiếp cậnkhoa học tin cậy nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT).

Ngoài ra còn có thé kế đến một số công trình khác được thực hiện ở các vùng,

miền khác nhau của đất nước và có những đóng góp nhất định vào sự phát triểnchung của CQH, như: Đoàn Ngọc Nam với công trình Các thể tổng hợp địa lí tựnhiên trong cấu trúc CQ ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và hướng cải tạochúng, phục vụ phát triển nông nghiệp (1991); Nguyễn Thế Thôn với Tổng luận

17

Trang 28

phân tích nghiên cứu và đánh giá CQ cho việc quy hoạch và phát triển kinh tế(1993) và Tổng luận phân tích những vấn đề CQ sinh thái ứng dụng trong quy

hoạch và quản lí môi trường (1995).

Giai đoạn đầu của thế kỉ mới, các đề tài về CQH ứng dụng tiếp tục được đây

mạnh nghiên cứu Vào năm 2008, Nguyễn Cao Huan và nnk đã Nghiên cứu quy

hoạch sử dụng hợp lí CQ và xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái nông hộ trên dai

cát ven biển tinh Quang Trị - kết quả của công trình được xem là cơ sở định hướng

không gian sử dụng CQ và đề xuất những mô hình vừa đem lại hiệu quả kinh tế,vừa đảm bảo cân băng sinh thái (ST) và ôn định xã hội cho những lãnh thổ nghiên

cứu có điều kiện tương tự như dải cát ven bién tinh Quang Tri.

1.1.3 Cac công trình nghiên cứu có liên quan ở Vân Don, tỉnh Quảng Ninh

Các nghiên cứu trong khoảng thời gian 1975 - 2000 mới chỉ tập trung vào việc

nghiên cứu về tài nguyên và môi trường các vùng biển của nước ta Nhiều côngtrình nghiên cứu mới chỉ giới hạn bởi thu thập tai liệu có trước và điều tra bố sung

với mạng lưới khảo sát thưa, chưa đồng bộ trên toàn vùng biển nghiên cứu Tuy

nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở khía cạnh xây dựng cơ sở khoa học và

quản ly cho PTBV nói chung và PTBV các vùng ven biển nói riêng Các nghiên cứuvề cơ sở khoa học đánh giá CQ theo hướng PTBV vùng ven biển và đảo chưa thựcsự có nhiều.

Đã có các nghiên cứu nền tang rắn của cảnh quan khu vực Vân Đồn: Ban đồđịa chất Hòn Gai - Móng Cái (Nguyễn Công Lượng và nnk, 1980), Lịch sử địa chấtVịnh Hạ Long (Trần Đức Thanh, 1998) có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình timhiểu nguyên nhân phát sinh và phát triển của cảnh quan biển đảo Vân Đồn.

Trong sự phân hóa các loại, nhóm loại CQ, các yếu tố địa mạo thé nhưỡng làcác nhân tố chủ đạo, các nhóm loại CQ thé hiện các đặc điểm địa mạo hình thái TạiVân Đồn, đã có những đánh giá về những giá trị độc đáo của tài nguyên địa mạo ởvịnh Bái Tử Long theo hệ thống các tiêu chí đánh giá tài nguyên địa mạo, NguyễnHiệu (2016) đã trình bày kết quả phân tích về sự khác biệt trong phát triển du lịchlay tai nguyên dia mao làm trụ cột ở vịnh Bái Tu Long so với vịnh Hạ Long Tuy

nhiên, những đánh giá địa mạo lại tập trung vào các đối tượng địa hình phát triểntrên đá vôi mà chưa phân tích kỹ các đôi tượng địa mạo khác Hơn nữa, việc nghiên

18

Trang 29

cứu địa mạo trên cả một khu vực rộng lớn ở tỷ lệ 1:50.000 phần nao chưa lột tả chitiết các đặc trưng địa hình của nhóm đảo Trà Bản - Quan Lạn.

Trong nghiên cứu CQ biến đảo huyện đảo Vân Đồn, khí hậu là nhân tố quantrọng hình thành, phát triển và phân hóa các loại CQ Trong thực tế khi hậu khu vực

biển đảo có sự khác biệt vùng lục địa, điều này đã được thể hiện trong những

nghiên cứu về khí hậu Việt Nam của Phạm Ngọc Toàn & Phan Tat Đắc (1975), các

đặc điểm khí hậu Quảng Ninh được phân tích từ số liệu quan trắc khí hậu - thủy, hải

văn trạm Hong Gai, Bãi Chay, Cô Tô.

Sự phân hóa theo không gian và thời gian của tự nhiên vùng biển đảo VânĐồn nhìn chung đa dạng, phức tap Đã có các nghiên cứu tổng hợp quy luật phân

hóa của tự nhiên, mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phan và yếu tô của tự nhiên,làm rõ được sự phân hóa một cách có hệ thống, có quy luật của các thé tổng hợp tự

nhiên lãnh thổ: Điều tra, đánh giá toàn bộ hệ thống đảo ven bờ Việt Nam cho cácmục đích: an ninh quốc phòng, di dân kinh tế mới, du lịch, dịch vụ biển, v.v , Lê

Đức An (1985, 1998) đã nêu ra được các đặc điểm cơ bản về địa lý tự nhiên các đảo

ven bờ Việt Nam Đề xuất mô hình sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển KT - XH

gắn liền với bảo vệ môi trường và hoạt động an ninh, quốc phòng khu vực trọng

điểm vịnh Bái Tử Long - tỉnh Quảng Ninh; Trần Đức Thạnh (2005) đã quan tâm

đến mô hình phát triển KT-XH của cụm đảo Vinh Hạ Long - Bái Tử Long.Đánh giá

sơ bộ về phân bố, trữ lượng một số loài sinh vật bién có khả năng chứa dược liệu,Châu Văn Minh (2005) đã xác định được 06 địa điểm có khả năng khai thác loài

sinh vật biển trong đó có 03 địa điểm vùng biển Cô Tô - Vân Đồn Xây dựng môhình kinh tế sinh thái trên các đảo ven bờ, Lê Đức Tố (2005) bước đầu đã lựa chọn

ba cụm đảo là cụm đảo Ngọc Vừng (tỉnh Quảng Ninh) Hệ thống lại các thông tin,tu liệu về đặc điểm DKTN, TNTN vùng lãnh thé này dưới góc độ địa lý tài nguyênvà môi trường (Phạm Hoàng Hải, 2005): xây dựng các mô hình phục vụ chiến lược

phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường trên quan điểm PTBV và định hướng

quản lý tổng hợp, khai thác và sử dụng hợp lý lãnh thổ các huyện đảo tỉnh QuảngNinh Thiết lập cơ sở dir liệu tương đối đầy đủ, đồng bộ về tài nguyên, DKTN, kinhtế, xã hội một số huyện đảo (Phạm Hoàng Hải, 2010) Đề xuất định hướng pháttriển KT-XH bên vững, đảm bảo an ninh quốc phòng cho một số huyện đảo lựa

19

Trang 30

chọn và cho toàn bộ hệ thống các huyện đảo của nước ta Phân vùng địa lý tự nhiênkhu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh, phân tích đánh giá tiềm năng của

từng tiểu vùng địa lý cho phát triển các loại hình du lịch cụ thể của Vũ Thị Hạnh

(2012), đánh giá mức độ thuận lợi của ĐKTN (ĐKTN), TNTN (TNTN) cho phát

triển du lịch tại các điểm du lịch trọng điểm Bước đầu giới thiệu khái quát vé vi

thé, DKTN, KT-XH va các dang tài nguyên của 50 dao ven bờ Bắc Bộ (có diện tích

từ 1 km? trở lên), có các đảo thuộc huyện Vân Đồn được mô tả lồng ghép với cácđảo nhỏ và vùng biển của khu vực (Uông Đình Khanh, 2014), đánh giá chung về tài

nguyên vi thé, những vấn đề môi trường, tai biến thiên nhiên, đa dạng sinh học suy

giảm của từng đảo cho các mục đích phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng Phan

Thị Thanh Hằng (2017) đã xây dựng được bộ bản đồ CQ với các tỷ lệ khác nhaucủa hệ thống các đảo và cụm đảo quan trọng của Việt Nam.

Con người là một thành phần của hệ thống tự nhiên, tồn tại và phát triển trongmỗi tương quan tác động với các thành phần khác của tự nhiên Mặt khác con người

là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của hệ thống tự nhiên thông qua

những hoạt động sống và sản xuất của mình Trước sức ép của các hoạt động pháttriển kinh tế xã hội lên môi trường ngày một gia tăng trong những năm gần đây, một

số nghiên cứu liên quan đến môi trường đải ven biển Vân Đồn - Quảng Ninh đã

được thực hiện nhằm giải quyết dung hòa mối quan hệ giữa phát triển KTXH và

BVMT: Các dự án quy hoạch được thực hiện một cách khoa học, thu hút sự tham

gia của nhiều nhà khoa học (Pham Ngọc Đăng (2003), Nguyễn Cao Huan (2008

2010)), các nhà quản lý môi trường địa phương, các doanh nghiệp và sự tham gia

của cộng đồng theo cách tiếp cận cộng đồng với sự tham gia của các bên liên quan.

Đặc biệt là dự án “Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Vân Đồn đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030” của Nguyễn Cao Huan (2016) Đánh giá sức chịu tải, khả

năng tự làm sạch của môi trường tại Vân Đồn Nhóm tác giả Trần Lưu Khanh, NguyễnĐức Cự, Trương Văn Bốn (2005) với cách tiếp cận là công cụ mô hình đã kết hợp các

công cụ toán học và số liệu điều tra khảo sát và thí nghiệm; làm rõ được khả năng tự

làm sạch, tiếp nhận chất dinh dưỡng của khu vực nghiên cứu do nuôi trồng thủy sản

qua việc đánh giá chất lượng môi trường và tính toán hệ số ô nhiễm và hệ số lan truyền

chất ô nhiễm, nhưng qua thống kê các nguồn phát thải từ các hoạt động của các ngành

20

Trang 31

nghề tại khu vực nghiên cứu chưa đề cập đến lĩnh vực khai thác và chế biến thủy sảnnhư: số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản, các cơ sở chế biến hải sản khô, chế biến tu

hài, nước mắm, chế biến sứa Một số công trình nghiên cứu khác chủ yếu tập trung

nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng nước, dự báo ô nhiễm và tính toán sức chịutải dựa trên phân tích hiện trạng và các quy hoạch phát triển của tỉnh Nguyễn Đức Cự

(2006) sử dụng mô hình thủy động lực học, thiết lập thông số ban đầu; xây dựng mô

hình lan truyền các chất ô nhiễm; đánh giá hiện trạng môi trường nước; đánh giá

năng lực tải của môi trường vả khả năng tự làm sạch của thủy vực; nghiên cứu dự

báo; đề xuất các giải pháp quản lý và kiểm soát chất lượng nước khu vực vịnh BáiTử Long Điều tra, khảo sát, thu thập, tong hợp các tài liệu về DKTN, kinh tế xã hội

và môi trường khu vực Trần Đức Thạnh (2009) đã đánh giá và dự báo tải lượng các

nguồn gây 6 nhiễm nước khu vực vịnh Bái Tử Long; Khả năng tự làm sạch của khu

vực vịnh Bái Tử Long; Đánh giá sức tải của vịnh Bái Tử Long; Các giải pháp quản

lý, bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long Chỉ ra thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệmôi trường biển ven bờ tại Quảng Ninh còn những hạn chế so với yêu cầu phát triểnthực tiễn hiện nay, Hà Văn Hòa (2015) đã đề xuất và kiến nghị các nội dung quản lýnhà nước về BVMT biển ven bờ đối với tinh Quảng Ninh Van đề quản lý nhà nước

về môi trường tại Quang Ninh cũng được cu thé hóa, không còn là các biện pháp

chung chung Địa phương đã xây dựng được các quy hoạch tổng thé phát triển kinhtế-xã hội từng thời ki, thay đổi phd hợp với hiện trang và xu hướng phát triển trong

tương lai Năm 2014, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030,

tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050 do Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering

LTD tư vấn lập quy hoạch đã được phê duyệt theo Quyết định số 1588/QĐ-UBND

là một nghiên cứu tông thể lớn của vùng đã chỉ ra những hướng đi cụ thê cho kinhtế- xã hội tỉnh Quảng Ninh, cũng đã chỉ ra thực trạng và các giải pháp cho vấn đề ô

nhiễm vùng biên Vân Đồn, Quảng Ninh.

Tại Vân Đồn, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của huyện tới

năm 2020, tầm nhìn 2030 do UBND huyện thành lập cũng trong năm này đã nghiêncứu DKTN- TNTN và thực trạng kinh tế xã hội của huyện dé đưa ra những phươngán phát triển phù hợp.

21

Trang 32

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE NGHIÊN CUU VÀ ĐÁNH GIÁ CANH QUAN

CHO ĐỊNH HUONG KHÔNG GIAN PHÁT TRIEN BEN VUNG BIEN DAO

1.2.1 Cảnh quan bién đảo

1.2.1.1 Khai niệm

Cảnh quan là thuật ngữ bắt nguồn từ ngôn ngữ Đức - “landschaft”, với nghĩalà nước, miền, địa phương, khu vực, đã bắt đầu được sử dụng trong các sách vở địa

lý từ năm 1805 Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX thì nền móng của

cảnh quan học mới được các nhà địa lý nước Nga, Đức, Mỹ, Pháp xây dựng trong

các công trình nghiên cứu về bề mặt Trái Đất.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hàng loạt định nghĩa về được các nhà cảnh

quan học đưa ra, như: N.A.Xolsev (1948), A.G.Ixatsenko (1953, 1965),

X.V.Kalexnik (1959), D.L.Armand (1975), Vũ Tự Lập (1976) Các định nghĩacho thấy, hiện nay, trong khoa hoc CQ nói riêng và khoa hoc dia lí nói chung ton tại

ba quan niệm khác nhau về CQ (tuỳ theo nội dung nghiên cứu muốn diễn đạt): quanniệm CQ là một khái niệm chung (F.N Minkov, D.L Armand ), đồng nghĩa với

tổng thể địa lý thuộc các đơn vi khác nhau; quan niệm CQ là đơn vi mang tính kiểuhình (B.B Polunov, N.A Gvozdetxki, ); quan niệm CQ là các cá thê địa lý không

lặp lại trong không gian (N.A.Xolsev, A.G.Ixatsenko, Vũ Tu Lập ) Nghiên cứu

cảnh quan đất liền hay trên các đảo, các nhà nghiên cứu CQ thường sử dụng hai

quan niệm (quan niệm kiểu loại và quan niệm cá thé) Trong d6, quan niém kiéu

loại được sử dụng phổ biến hơn Dù CQ được hiểu theo quan niệm nào chăng nữa,muốn nghiên cứu đánh giá CQ, phải phân chia lãnh thổ (theo các quy luật phân hoá

của nó) thành những đơn vi chung (unit) hay các CQ (hoặc CQ sinh thai).

Đối với nghiên cứu cảnh quan biển, ngay từ cuối thế kỷ XIX đến nửa dau thékỷ XX (giai đoạn 1), xuất hiện ý tưởng về sự ton tại các thé tong hợp tự nhiên biển.Đây là cơ sở dé thảo luận về tính toàn vẹn của lĩnh vực CQ và cơ hội dé truyén ba

các khái niệm “cảnh quan” trong các lĩnh vực nghiên cứu về biển Năm 1951,

Zhivago A.V đề xuất định nghĩa về CQ dưới nước: “CQ dưới nước là một phần củađáy bién hoặc đáy đại dương và đường bao nước liền kề, trong đó các phức hợp cuthé, liên quan và phụ thuộc tự nhiên của các dạng khảm đáy được quan sát với cầutrúc địa chất, đặc điểm hóa lý đáy, đặc điểm của khối lượng nước và dạng sống sinh

22

Trang 33

vật” Nhiều nhà khoa học, khi đề cập đến yếu tố sinh vật, đã xem chúng như một

hợp phan của CQ bién.

Giai đoạn thứ 2 (những năm 50 - dau những năm 70 của thé ky XX) đánh dau

bước phát triển về khái niệm CQ biên khi Lindberg G.U và cs (1959), Gakkel Y.Y.(1957) và Guryanova E.F (1959) mô tả và lập bản đồ các CQ biển tại một khu vực

cụ thé (Lindberg et al., 1956; Ya Ya Gakkel,1957; Gurianova, 1959).

Định nghĩa CQ dưới nước phô biến nhất ở giai đoạn này là của Polynov B B.

Theo ông: “CQ biển là một vùng nước địa phương với ưu thé của quá trình vận

chuyên vật chất với dòng chảy rắn và lỏng ở phía trên” (Polynov, 1956) Trong khi

đó, Panov D.G (1966) cho rằng: “CQ dưới nước là một phần của bề mặt đáy biển

hoặc đại dương, giống như CQ trên bề mặt đất, nó có đặc điểm riêng biệt dé phan

biệt với CQ khác.

Xolsev N.A (1969) đã chỉ ra rằng: “Mọi khối nước thực sự xuất hiện trước

mắt chúng ta như một phức hợp tự nhiên, trong đó các thành phan sinh vật và phisinh vật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có thé được gọi là thé tong hợp thủy

sinh tự nhiên” (dẫn theo Dorokhov, 2018).

Giai đoạn thứ 3 (1970 - 1980) lại cho thấy sự bất đồng trong quan niệm về CQ

biển Về xác định khái niệm CQ địa lý của các đại dương, nảy sinh những bất đồng

cơ bản Một số nhà nghiên cứu coi CQ dưới nước là một phần của đáy biển hoặc bềmặt của nó, tuy nhiên, hầu hết coi CQ biển là một khái niệm phức tạp, làm nỗi bật

các khối nước với tính chat của chúng chỉ là một yêu tổ của CQ đại dương Ngoài

bề mặt (nước + khí quyền) và đáy (nước + đáy), một số nhà nghiên cứu phân biệt

CQ trong nước (vực thăm) lap đầy toàn bộ độ dày chính của đại dương.

Giai đoạn thứ 4 (giữa những năm 90 của thế kỷ XX đến nay): Dựa trên các

nghiên cứu dài hạn của Viện Địa lý Thái Bình Dương, phân viện Viễn Đông của

Viện Hàn lâm Khoa học Nga về nghiên cứu CQ dưới nước ở các khu vực khác

nhau của Đại dương Thế giới, đã đưa ra kết luận rằng sự khác biệt giữa các phức

hợp dưới nước là do các yếu tố trên mặt đất, do tính đặc thù của môi trường biển.

Trong giai đoạn này có sự phân biệt giữa CQ biển ven bờ, CQ đáy biên và CQ

khôi nước.

23

Trang 34

Trên đảo, các cảnh quan là một địa hệ được phân hóa ra theo các yếu tố khác

nhau, như bức xạ, nhiệt độ, mưa và tạo ra các vành đai cảnh quan khác nhau theo vĩ

độ nhưng được đan xen với sự phân hóa theo chiều cao và sự phân hóa kinh tuyến.Trên biển, các cảnh quan là một hệ thống tự nhiên được hình thành bới kết hợp

3 yếu tố chính: khí quyên, thủy quyền, thạch quyên Khác biệt với cảnh quan đảo, cáccảnh quan biển có sự phân hóa khá phức tạp của do bi chi phối nhiều yếu tố khác nhưáp suất, nhiệt độ theo chiều sâu, chất đáy, độ sâu địa hình, các dòng hải lưu, các khốinước thống tri, các khối khí hoạt động theo mùa, mức độ xa bờ, dòng chảy

Nếu như trên đất liền, sự tương tác giữa thạch quyên, khí quyên, thủy quyềnvà sinh vật tạo ra các thực thé có tính trật tự, phân cấp quan hệ và có cơ chế hoạt

động như các bộ máy hoàn chỉnh, gọi là các cảnh quan Ở biển có sự khác biệt,

tương tác giữa thạch quyên chỉ tồn tại với thủy quyền lớp đáy, giữa khí quyền vàthủy quyên chỉ có ở lớp mặt, còn lại chi là gián tiếp Nhưng sự linh động của khốinước đã tạo ra tương tác của dòng chảy, sự di chuyên của các khối nước đã tạo ra sựphân hóa theo khu vực và theo hệ thống của các cảnh quan khác nhau Có những

cảnh quan không được tạo ra bởi sự tương tác của các quyền như trên đất liền mà sự

phân tầng độ sâu, sự giao thoa các khối nước đã quyết định đặc điểm của chúng.

Trong nghiên cứu này, khái niệm CQ biển được xem xét là thé tổng hợp ở đới

nông ven bờ, nơi có sự tương tác mạnh mẽ giữa biển và lục địa, giữa khối nước và nền

đáy, được thành tạo bởi các hợp phần rắn: địa chất, địa mạo, trầm tích đáy và hải vănkhối nước cùng với hệ sinh thái biển.

1.2.1.2 Cau trúc và chức năng cảnh quan biển đảo

Nghiên cứu CQ biến đảo là nghiên cứu quy luật phân hóa tự nhiên lãnh thô.Cho dù ở quan niệm chung hay quan niệm cá thể, kiểu loại đều cần đạt đến việcphan chia lãnh thé một cách khách quan theo các quy luật phân hóa của nó thành

những đơn vi chung hay thành các CQ Nhiệm vụ của nghiên cứu CQ là làm sáng to

cơ chế chuyền hóa vật chất và năng lượng giữa môi trường sinh thái với giới sinh

vật trong tác động định hướng của con người.

Cấu trúc của CQ mang đặc điểm tác động tương hỗ giữa hai khối vật chất dướitác động của con người, mỗi khối vật chất này là một tô chức logic trật tự theo mứcđộ hợp thành của các nhân tố vào một đơn vị chức năng lớn hơn mà theo nguyên tắc

24

Trang 35

nổi trội sẽ xuất hiện những tinh chất hoàn toàn mới về chất - các tính chất nối trộiđó là các tính chất của mức sinh thái hình thành trong quá trình trao đôi tác động vậtchất - năng lượng qua lại giữa các hợp phân vật chất.

Nghiên cứu CQ chính là nghiên cứu các hợp phần tự nhiên thành tạo nên CQ và

mối quan hệ tác động tương hỗ giữa chúng trong CQ CQ gồm có cau trúc hợp phần(cau trúc đứng) và cấu trúc bộ phận (cấu trúc ngang) Từ câu trúc của CQ sẽ cho thayđược sự phân hoá phức tạp theo chiều thắng đứng và theo chiều ngang Và đặc biệtkhông đừng lại ở đó, cấu trúc CQ còn thé hiện rd nét mối quan hệ chặt chẽ và phụthuộc lẫn nhau giữa các hợp phần cấu tạo nên cấu trúc đứng và giữa các bộ phận cấutạo nên cau trúc ngang của CQ Mà từ những mối quan hệ ấy sẽ giúp cho nhà nghiêncứu rút ra được các quy luật biến đổi - phát triển của lãnh thé, và là cơ sở dé xác địnhcác đặc trưng về chức năng, động lực của mỗi đơn vị CQ.

a) Về cấu trúc CQ

Bao gồm cấu trúc đứng và cầu trúc ngang Khi nghiên cứu cần làm sáng tỏrằng: mỗi đơn vị CQ dù ở cấp nào cũng được cấu tạo bởi các thành phần TN có

quan hệ mật thiết với nhau: dia chát, địa hình, khí hậu, nước, đất, sinh vật, hoạt

động nhân tác (câu trúc đứng); mỗi khu vực có sự phân hoá phức tạp theo khônggian nhưng vẫn có mối liên quan chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau (cấu trúc ngang).Chúng có sự thống nhất theo hệ thống phân loại từ cao xuống thấp: hệ CO, phụ hệ

CQ, lớp COQ, phụ lớp CO đến kiểu CQ, loại CO, dạng CQ Đặc trưng của CQ théhiện rõ nhất trong cau trúc của nó Khi NCCQ, cần chỉ ra đặc điểm của các hợpphần tạo nên CQ và mối quan hệ giữa chúng thông qua cấu trúc đứng và cấu trúc

ngang của CQ Đây là cơ sở để xác định các mục đích sử dụng khác nhau Muốn

vậy, cần phải thành lập BĐCO Việc thành lập bản đồ CQ cũng là một trong những

nội dung quan trọng của NCCQ.

- Cau trúc đứng

Cấu trúc thắng đứng được xác định bởi tính chất của các mối liên hệ tương hỗ

giữa các hợp phan cấu tạo của mỗi CQ, bởi sự kết hợp và quan hệ của các hợp phầncấu tạo, phụ thuộc vào hướng thay đổi của chúng trong quá trình phát triển cũngnhư vào tuổi và lịch sử phát triển của CQ Cấu trúc thăng đứng bao gồm các hợpphần: địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thô nhưỡng và sinh vật Các hợp phần

25

Trang 36

này luôn xâm nhập vào nhau và quan hệ với nhau mặc dù chúng không giống nhau

về số lượng và chất lượng, về thành phần vật chất và cường độ các thành phần cầutạo Các hợp phan trong cấu trúc đứng không tồn tại độc lập mà luôn quan hệ chặt

chẽ với nhau Thông qua nghiên cứu các mối liên hệ sẽ cho phép làm sáng tỏ cụ thé

hơn những hợp phần cấu tạo trên lãnh thổ có ảnh hưởng cơ bản tới sự hình thành và

phân dị các CQ, đồng thời cũng xác định sự không đồng giá trị của các hợp phầncau tạo khác nhau và những ảnh hưởng của chúng tới các CQ Tính da dang trongcấu trúc đứng cũng thể hiện ở khía cạnh vai trò của các hợp phần trong thành tạoCQ Bởi vì các hợp phần khác nhau có mức độ bảo thủ (hoặc nhạy cảm) khác nhau,có thé sắp xếp tinh bảo thủ giảm dan theo thứ tự như sau: đá gốc —› địa hình — khíhậu — nước — đất — sinh vật Sự thay đôi của các thành phần bảo thủ mạnhthường gây nên những thay đôi căn bản của hệ thống trên quy mô lớn Dẫn đến khixem xét vai trò của hợp phần phải căn cứ thêm yếu tố không gian và thời gian, vớicác điều kiện cụ thé Chính vì vậy, mức độ đồng nhất hay không đồng nhất của cácđơn vi CQ cũng vô cùng “thiên biến vạn hoá”.

- Cấu trúc ngang

Cấu trúc ngang của CQ gồm các đơn vị cảnh cùng cấp hay khác cấp cấu tạo

nên cùng những mối quan hệ phức tạp giữa các đơn vị CQ đó với nhau Cũng như

cấu trúc thăng đứng, mỗi một cấp phân vị có một cấu trúc ngang riêng, đồng thời

cấu trúc ngang của mỗi cá thê thuộc cùng một cấp phân vị cũng có những nét riêng.Chính vì vậy, nghiên cứu cấu trúc ngang của một cảnh địa lí là phải tìm hiểu số

lượng các đơn vi cấu tạo, đánh giá vai trò của chúng trong việc hình thành nên cảnhvà xét các mối quan hệ không gian cũng như quan hệ phát sinh giữa chúng với

nhau Hơn nữa, từ cấp cảnh dạng, cảnh diện, sự phân hoá lúc này do các nhân tô địaphương chỉ phối, càng dẫn đến tính chất đa dạng và thậm chí rất phức tạp khi xácđịnh số lượng các cấp phân vị dưới cấp cảnh Nếu như trong cấu trúc đứng phải

xem xét vai trò của các hợp phần, thì trong cấu trúc ngang cũng phải tính đến vai trò

của các bộ phận - các đơn vi cảnh, nhằm tìm ra đâu là đơn vị chủ yếu, đâu là đơn vi

thứ yếu Don vi chủ yếu là đơn vị chiếm diện tích lớn nhất làm nền tang cho cảnh,hoặc là đơn vi được gặp nhiều ngoài thực địa nhưng tỉ lệ diện tích không lớn Don

vị thứ yếu là don vi lẻ loi, it gap, chiếm ti lệ điện tích nhỏ, giữ vai trò không đáng

26

Trang 37

kể trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng Tuy nhiên, không được đánh giá

thấp các đơn vị thứ yếu, bởi vì các đơn vị này có thê nói lên tính chất đặc thù của

cảnh, hoặc chúng là những đơn vi di lưu - tan dư của CQ cô, hoặc cũng có thể lại là

những dấu hiệu của CQ tương lai Vì vậy, muốn có kết luận về cấu trúc ngang của

các CQ nhất thiết phải tìm hiểu các cá thé CQ.b) Về chức năng CQ:

Mỗi don vị CQ có một chức năng tự nhiên xác định Các chức năng đó là phòng

hộ BVMT, phục hồi và bảo tồn, phát triển kinh tế sinh thái, sản xuất lương thực thựcphẩm, nuôi trồng thủy sản, chức năng về năng lượng Quá trình khai thác và sử

dụng, con người cải tạo làm cho CQ có thêm nhiều chức năng mới NCCQ phải phát

hiện ra các chức năng đó Nhờ vậy, các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa học

dé đưa ra phương án khai thác, sử dung hợp lí tài nguyên và lãnh thổ Chức năng CQcó sự phân hoá tương ứng với cấu trúc ngang Mỗi CQ có thé đảm nhận nhiều chức

năng khác nhau - CQ đa chức năng.

Chức năng CQ có sự phân hoá tương ứng với cấu trúc ngang

Mỗi đơn vị lãnh thô đều có những tiềm năng nhất định, năm giữ những vai trò

khác nhau đối với các hệ tự nhiên và hệ KT - XH Vì vậy có thể chia ra 2 nhóm

chức năng của CQ: chức năng tự nhiên và chức năng KT - XH.- Chức năng tự nhiên

CQ là một hệ thống hở - tự điều chỉnh, do đó chúng luôn có những phản ứng rấtnhanh và tương ứng với các tác động bất kì từ bên ngoài - dù là một tác động nhỏ

nhất Vì thế, chức năng tự nhiên chung của các CQ chính là khả năng điều hoà nhằmxác lập trạng thái cân bằng của tự nhiên, thông qua các quá trình cung cấp và tiếp

nhận vật chất - năng lượng Khả năng tự điều chỉnh của CQ có quan hệ chặt chẽ vớinhững mối liên hệ giữa các hợp phần và bộ phận trong CQ Theo A.G Ixatsenko(1976) các mối liên hệ trong CQ rất đa dạng theo bản chất tự nhiên: đa dạng về

khuynh hướng, mức độ chặt chẽ, độ bền vững và giá trị của chúng Có thé phan biét

các mối liên hệ trong CQ thành 02 loại: liên hệ thuận và liên hệ nghịch Trong mốiliên hệ nghịch, một số nhà CQ còn phân biệt các mối liên hệ nghịch dương và liên hệnghịch âm [76] Mối liên hệ nghịch xuất hiện khi có những tác động của các nhân tốbên ngoài vào hệ thống CQ Nếu mối liên hệ nghịch làm tăng dần tác động từ bên

27

Trang 38

ngoài vào CQ thì gọi là mối liên hệ nghịch dương; ngược lại, nếu mối liên hệ nghịchlàm giảm dần tác động từ bên ngoài vào hệ thống thì gọi là mối liên hệ nghịch âm.Mối liên hệ nghịch dương phá vỡ sự cân bằng, dẫn đến sự suy thoái của hệ thống.Còn mối liên hệ nghịch âm sẽ điều hoà nhằm xác lập lại trạng thái cân bang cua hé

thống Vì vậy, muốn khai thác sử dung hợp lí nguồn tài nguyên của lãnh thé thì phảinăm được cơ chế tự điều chỉnh của lãnh thổ, làm cho tự nhiên vừa đáp ứng được nhu

cầu, đồng thời lại phân huỷ được các chất thải của hoạt động sản xuất Sự tự điều

chỉnh là kha năng chống đỡ của CQ đối với những tác động, làm thay đồi sự cân bằng

cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống Khả năng tự điều chỉnh của CQ

được hình thành và thay đổi theo thời gian Đối với một hệ thống lãnh thé tự nhiên,CQ càng bao gồm nhiều hợp phần và bộ phận cấu tạo nên thì khả năng tự điều chỉnhcàng lớn và ngược lại Do đó, các hệ thống vừa trẻ vừa thuần loại - như hệ thống

nông nghiệp - thường có khả năng chống đỡ rat yếu với tác động bat lợi từ bên ngoài

(như dịch sâu bệnh, bão, lụt, hạn hán) Như vậy, khả năng tự điều chỉnh ở một mứcđộ nhất định là vốn có của hệ tự nhiên CQ là một hệ tự nhiên nên nó có khả năng tự

điều chỉnh dé xác lập trang thái cân bằng.

- Chức năng KT - XH

Kể từ khi xuất hiện con người và xã hội loải người, các CQ ngoài việc thực

hiện chức năng tự nhiên còn đảm nhiệm thêm một chức năng mới: chức năng KT

-XH Chức năng này của mỗi CQ lớn hay nhỏ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng đápứng nhu cầu con người của CQ đó trong những thời điểm nhất định, vì thế nên chứcnăng KT - XH của một CQ bat kì luôn thay đổi theo thời gian, với xu hướng ngàycàng đa dạng và phức tạp hoá tương ứng với trình độ phát triển của con người.Chức năng KT - XH không chỉ thay đổi trong không gian mà còn biến đổi theo thờigian Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, trình độ của con người ngày càng

được nâng cao thì khả năng khai thác tự nhiên của con người cũng ngày càng lớn.

Cùng là một CQ cao nguyên nhưng người cổ đại gần như chỉ biết khai thác săn bắn,

hái lượm còn người hiện đại còn khai phá dé làm nông nghiệp, nhà ở, các hoạt độngcông nghiệp, dịch vụ Cùng là CQ ven biển nhưng người xưa chỉ biết chài lưới,đóng tàu biển còn bây giờ người ta biết cách khai thác CQ ven biển phục vụ cho đủmọi loại hình kinh tế khác nhau

28

Trang 39

Cc) Về động lực cua CQ:

Trong quá trình hình thành và phát triển, các CQ luôn chịu sự tác động củanhiều yếu tố khác nhau Động lực phát triển của CQ phụ thuộc các yếu tố này: nănglượng bức xạ mặt trời, chế độ nhiệt, cơ chế hoạt động của gió mùa, và hoạt động

khai thác lãnh thé của con người Động lực phát triển của CQ thé hiện sự biến đổi

theo thời gian của CQ (phân hóa thời gian cho CQ) Nhịp điệu và xu thế biến đổi

cua CQ phụ thuộc vào sự luân phiên tác động của chế độ mùa vào lãnh thổ Nhân tố

này làm biến đôi CQ qua sự gia tăng các quá trình tích tụ và trao đổi vật chất - năng

lượng trong nó, gồm cả tác động kim hãm hay thúc đây các quá trình TN Tuy

nhiên, yếu tố động lực có tính chất quyết định nhất đến biến đổi CQ là các hoạiđộng khai thác lãnh thổ của con người Tác động của con người nêu theo hướng

tích cực (trồng và bảo vệ rừng, xây hồ chứa ) tạo ra cân bằng TN, tăng sinh khối

CQ, cải thiện tốt MT khu vực Nếu là những tác động tiêu cực (phá rừng, làm thoái

hoá đất, khai thác tài nguyên quá mức ) làm biến đổi, suy thoái CQ theo chiềuhướng xấu.

- Đa dạng theo thời gian

Bắt cứ một CQ nào cũng được tô chức theo không gian và thời gian, trong mối

liên hệ bên trong giữa các bộ phận cau thành Cấu trúc chỉ là mặt quan trọng trong

tính tổ chức của CQ, nhưng nó vẫn chưa lột tả được toàn bộ bản chất của CQ Bảnchất đó được thê hiện ở cách thức liên hợp của các bộ phận cấu thành CQ, hay cóthể nói đó là sự hoạt động của CQ theo thời gian dựa trên cơ sở hệ thống động lực,va dựa vào các quá trình trao đôi vật chất và năng lượng diễn ra trong CQ.

Hoạt động của CỌ phụ thuộc vào các quy luật vật lí, hoá học và sinh vật học,

thể hiện ở các quá trình sơ đăng cấu thành như chuyển động cơ học của vật liệu

vụn, nước, sự bốc hơi từ bề mặt đất, thâm thấu của nước vào dat, sự di chuyền củamỗi nguyên tổ hoá học và tác động qua lại của nó với các nguyên tố khác (phan ứng

hoá học), sự quang hợp, khoáng hoá của các di tích hữu cơ Mỗi quá trình luôn đi

kèm với sự hấp thụ, biến đổi hay giải phóng năng lượng.

Nghiên cứu động lực của CQ không chỉ dừng lại ở các quá trình sơ đăng mà

nhiệm vụ chủ yếu và phức tạp nhất là chuyền từ các quá trình tự nhiên sơ dang sang

29

Trang 40

quá trình tự nhiên hoàn chỉnh Theo A.G Ixatsenko, có thé vạch ra các kênh liên hệ

chủ yếu sau đây giữa các thành phần trong cấu trúc CQ:

- Sự chuyển dịch cơ học do trọng lực của vật chất (thê rắn, thé lỏng, thé khi),

đi kèm với sự biến đổi thé năng thành động năng.

- Các quá trình hoá lí (phân tử) bảo đảm các khâu quan trọng của sự trao đôichủ yếu theo chiều thắng đứng giữa các hợp phần của CQ được thực hiện nhờ năng

lượng mặt trời và đi kèm với sự biến đổi của nó (có sự hoà tan, kết tủa, các phản

ứng hoá học).

- Sự chuyền hoá sinh vật - quá trình cực kì quan trọng trong hệ thống các mỗiliên hệ giữa các hợp phan của CQ, nhờ đó vật chất của tat cả hợp phần được lôicuốn vào sự trao đổi Sự chuyên hoá sinh vật đóng vai trò điều hoà va 6n định, nhờđó vật chất được giữ lại, ngăn cản quá trình trọng lực mang chúng đi khỏi CQ.

Như vậy, có thể thấy, theo thời gian, mọi yếu tô của tự nhiên luôn biến đổikhông ngừng từ trạng thái này đến trạng thái khác, do đó CQ được cau thành từ

chúng nên cũng luôn thay đổi theo thời gian Tuy nhiên, sự thay đổi này không diễnra một cách hỗn loạn mà có quy luật hoặc theo một xu hướng hay nhịp điệu nào đó.

Vì vậy, tính đa dạng theo thời gian thể hiện qua tính đa dạng về quy luật biến đổihay da dạng của các nhịp điệu Chang hạn, một CQ cây bụi có nếu dé lâu ngày vàkhông có tác động của con người thì có thể sẽ trở thành rừng cây gỗ, nhưng nếu

tiếp tục bị khai phá thì CQ này sẽ bị thay thé bởi CO dat trồng đổi trọc,

Động lực cua CQ là thuộc tinh thể hiện rõ nguồn gốc sự biến đổi của địa tổngthể Ti hông thường, để tìm ra nguồn sốc của một sự vật, hiện tượng, hoặc một quatrình nào đó, ta chủ ý nhiều đến khía cạnh thời gian: quay về quá khứ tim nguyênnhân của các quá trình hiện tại để từ đó đưa ra những dự đoán cho tương lai Các

CO cũng vậy, muốn hiểu được động lực cua nó thì cũng can quán triệt quan điểmlịch sử - viễn cảnh Thoạt nghe thì nguồn gốc của sự biến đổi có vẻ tương đối dongiản Tuy nhiên, CQ là một tong hợp thể lãnh thổ, luôn có mối quan hệ phức tạp về

cấu trúc hợp phan và cấu trúc bộ phận, theo nhiều chiều không gian khác nhau, vàchính những moi quan hệ này mới là nguyên nhân gây nên mọi biến đổi của CO Do

đó, dé phát hiện động lực của cảnh, cần phải tìm hiểu rõ những moi liên hệ theo

chiều thang đứng giữa các hợp phan và những mối liên hệ theo chiều ngang giữa

30

Ngày đăng: 21/05/2024, 02:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Hệ thống các chỉ tiêu phân vùng CQ huyện đảo Vân Don Cấp Chỉ tiêu - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định  hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 1.2 Hệ thống các chỉ tiêu phân vùng CQ huyện đảo Vân Don Cấp Chỉ tiêu (Trang 47)
Hình 1.1: Bánh xe Cảnh quan biển - “seascape wheel” - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định  hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh
Hình 1.1 Bánh xe Cảnh quan biển - “seascape wheel” (Trang 48)
Hình 1.3: Sơ đồ các bước thực hiện luận án TIỂU KET CHUONG 1 - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định  hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh
Hình 1.3 Sơ đồ các bước thực hiện luận án TIỂU KET CHUONG 1 (Trang 63)
Bảng 2.5: Chí số phong phú, da dang CQ theo chức nang - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định  hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.5 Chí số phong phú, da dang CQ theo chức nang (Trang 115)
Bảng 3.3: Trọng số các chỉ tiêu thành phan và trọng số trung bình - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định  hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.3 Trọng số các chỉ tiêu thành phan và trọng số trung bình (Trang 125)
Bảng 3.6: Ma trận so sánh cap mức độ quan trọng các chỉ tiêu - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định  hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.6 Ma trận so sánh cap mức độ quan trọng các chỉ tiêu (Trang 128)
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá thích nghỉ CQ cho phát triển lâm nghiệp - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định  hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.8 Kết quả đánh giá thích nghỉ CQ cho phát triển lâm nghiệp (Trang 129)
Bảng 3.9: Phân cấp chỉ tiêu đánh giá thích nghỉ CQ cho phát triển du lịch - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định  hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.9 Phân cấp chỉ tiêu đánh giá thích nghỉ CQ cho phát triển du lịch (Trang 132)
Bảng 3.12: Kết quả đánh giá thích nghỉ COQ cho phát triển du lịch - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định  hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.12 Kết quả đánh giá thích nghỉ COQ cho phát triển du lịch (Trang 133)
Hình 1.7: Thang điểm xác định mức độ quan trọng của các chỉ tiêu Quá trình thực hiện gồm các bước: - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định  hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh
Hình 1.7 Thang điểm xác định mức độ quan trọng của các chỉ tiêu Quá trình thực hiện gồm các bước: (Trang 162)
Bảng 3.14: Trọng số thành phan và trọng số bình quân của các chỉ tiêu - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định  hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.14 Trọng số thành phan và trọng số bình quân của các chỉ tiêu (Trang 162)
Bảng 3.15: Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số chỉ tiêu được lựa chọn - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định  hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.15 Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số chỉ tiêu được lựa chọn (Trang 163)
Bảng 3.16: Tan suất gió tại Van Don từ năm 1979 - 2012 - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định  hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.16 Tan suất gió tại Van Don từ năm 1979 - 2012 (Trang 164)
Hình 1.8: Hoa gió tại trạm Van Don từ năm 1979 - 2012 - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định  hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh
Hình 1.8 Hoa gió tại trạm Van Don từ năm 1979 - 2012 (Trang 164)
Hình 1.9: Biến trình tốc độ gió trung bình và cao nhất theo tháng tại Vân Don Bang 3.18: Đặc trưng trung bình, cực trị của tốc độ dòng chảy - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định  hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh
Hình 1.9 Biến trình tốc độ gió trung bình và cao nhất theo tháng tại Vân Don Bang 3.18: Đặc trưng trung bình, cực trị của tốc độ dòng chảy (Trang 165)
Hình 1.10: Biến trình các đặc trưng trung bình và cực trị tốc độ dòng chảy khu vực đảo Vân Đôn - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định  hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh
Hình 1.10 Biến trình các đặc trưng trung bình và cực trị tốc độ dòng chảy khu vực đảo Vân Đôn (Trang 166)
Hình 1.11: Hoa dòng chảy tai tram Vân Đôn từ 1958 - 2008 - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định  hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh
Hình 1.11 Hoa dòng chảy tai tram Vân Đôn từ 1958 - 2008 (Trang 166)
Bang 3.19: Bảng tan suất dòng chảy tại Vân Don từ 1958 - 2008 - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định  hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh
ang 3.19: Bảng tan suất dòng chảy tại Vân Don từ 1958 - 2008 (Trang 167)
Bảng 3.20: Đặc điểm các loại CQ huyện Vân Dén - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định  hướng không gian phát triển bền vững huyện đảo Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.20 Đặc điểm các loại CQ huyện Vân Dén (Trang 168)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN