LỜI CAM ĐOANTôi cam đoan luận án tiến sĩ ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường, với đề tài “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu, thay đổi sử dụng đất và phát triển thủyđiện đến tài
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
PHẠM THỊ THẢO NHI
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CUA BIEN DOI KHÍ HẬU, THAY
DOI SỬ DỤNG DAT VA PHAT TRIEN THỦY ĐIỆN DEN
TAI NGUYEN NUOC LUU VUC SONG SEREPOK
LUẬN ÁN TIEN SĨ
Trang 2VIET NAM NATIONAL UNIVERSITY - HO CHI MINH
UNIVERSITY OF SCIENCE
PHAM THI THAO NHI
IMPACTS OF CLIMATE CHANGE, LAND-USE CHANGE, AND
HYDROPOWER DEVELOPMENT ON WATER RESOURCES
OF THE SEREPOK RIVER BASIN
Doctoral Thesis
Trang 3_ ĐẠI HỌC QUOC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
PHẠM THỊ THẢO NHI
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CUA BIEN DOI KHÍ HẬU, THAY DOI SỬ DỤNG DAT VÀ PHÁT TRIEN THỦY ĐIỆN DEN TÀI
NGUYÊN NƯỚC LƯU VUC SÔNG SEREPOK
Ngành: Quản Lý Tài Nguyên Và Môi Trường
Mã sô Ngành: 9850101
Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Kim Lợi
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Bảy
Phản biện 3: PGS.TS Lương Văn Việt
Phản biện độc lập 1: PGS.TS Châu Nguyễn Xuân Quang
Phản biện độc lập 2: PGS.TS Lương Văn Việt
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1 PGS.TS ĐÀO NGUYÊN KHÔI
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án tiến sĩ ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường, với đề
tài “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu, thay đổi sử dụng đất và phát triển thủyđiện đến tài nguyên nước lưu vực sông Sêrêpôk” là công trình khoa học do Tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Dao Nguyên Khôi.
Những kết quả nghiên cứu của luận án hoàn toàn trung thực, chính xác và không
trùng lắp với các công trình đã công bô trong và ngoai nước.
Nghiên cứu sinh (Ky tên, ghi họ tên)
Phạm Thị Thảo Nhi
Trang 5TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN
Tên dé tài luận án: NGHIÊN CỨU TAC DONG CUA BIEN DOI KHÍ HẬU, THAY DOI SỬ
DỤNG ĐÁT VÀ PHÁT TRIÊN THỦY ĐIỆN ĐÉN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÊRÊPÔK
Ngành: QUAN LÝ TÀI NGUYEN VA MOI TRƯỜNG
Mã số ngành: 9850101
Họ tên nghiên cứu sinh: PHẠM THỊ THẢO NHI
Khóa đào tạo: 2019
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀO NGUYÊN KHÔI
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG.HCM
1 TÓM TAT NOI DUNG LUẬN ÁN:
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thay đổi sử dụng dat va phat triển thủy điện diễn ra
nhanh hơn và mạnh hơn nên việc nhận dạng tác động của các yếu tô này đến tài nguyên nước là cần thiết, nhằm quy hoạch và quản lý hiệu quả nguôn nước Lưu vực sông Sêrêpôk là một trong
những sông lớn của Việt Nam và là nguồn cung cấp nước quan trọng phục vụ cho phát triển kinh
tẾ - xã hội khu vực Tây Nguyên Mục tiêu của luận án này nhằm đánh giá tác động riêng lẻ và
tong hợp do những thay đổi về khí hậu, thay đổi sử dụng đất, và phát triển thủy điện đối với
dòng chảy và lượng phù sa lưu vực sông Sêrêpôk Nghiên cứu được tiến hành bằng cách sử dung
mô hình thủy văn SWAT nhằm dé mô phỏng sự thay đổi dòng chảy và phù sa theo các kịch bản
tương lai ve biến đổi khí hau, thay đổi sử dụng dat, va phát triển thủy điện Các kịch bản biến
đổi khí hậu được xây dựng bằng phương pháp thay đổi hệ số delta dựa vào kết quả mô phỏng khí hậu toàn cầu từ CMIP6 Các kịch bản sử dụng đất tương lai được xây dựng bằng cách sử dụng mô hình chuyền đổi mục đích sử dụng đất CLUE-s Kịch bản phát triển thủy điện được đưa
ra dựa trên quy hoạch phát triển thủy điện của lưu vực Kết quả nghiên cứu cho thấy dưới tác
động của biến đổi khí hậu, nhiệt độ và lượng mưa được dự báo tăng trong tương lai, điều này dẫn đến mức tăng của dòng chảy năm và phù sa có thé lên đến 37% va 75% Bên cạnh đó, kịch bản thay đổi sử dụng đất trong tương lai cho thấy xu hướng tăng diện tích đất đô thị và đất nông
nghiệp, và giảm diện tích đất rừng và cây bụi, điều này gây ra sự tăng dòng chảy và phù sa trên lưu vực lần lượt là 3,4% và 5,0% Dưới tác động của kịch bản phát triển thủy điện, dòng chảy mùa lũ có xu hướng giảm (10%) và dòng chảy mùa kiệt có xu hướng tăng (30%) Dưới tác động tong hop cua biến đổi khí hậu, thay đổi sử dung dat và phát triển thủy điện, lưu lượng dòng chảy
và lượng trầm tích hàng năm có xu hướng tăng, lần lượt là 41% và 45% Nhìn chung, kết quả
nghiên cứu chỉ ra răng biến đổi khí hậu có tác động lớn nhất đối với sự gia tăng dòng chảy và
phù sa so với tác động của thay đổi sử dụng đất và phát triển thủy điện Do đó, trong tương lai
cần chú trọng đến các giải pháp quản lý nguồn nước thích ứng với biến đồi khí hậu Kết quả của
nghiên cứu này đóng góp cơ sở khoa học cho công tác quản lý và quy hoạch bền vững tài
nguyên nước lưu vực sông trong bối cảnh thay đổi môi trường.
2 NHỮNG KÉT QUÁ MỚI CỦA LUẬN ÁN:
— Xem xét các tác động riêng lẻ của các yếu tố: biến đổi khí hậu, thay đổi sử dụng đất và
phát triển thủy điện lên tài nguyên nước, trong 3 nhân tố được xem xét thì biến đổi khí
hậu là nhân tô gây biến đổi dòng chảy và bùn cát lớn nhất, với mức tăng là 37% đối với
dòng chảy và 75% đối với trầm tích.
— Xét theo các kịch bản tác động tổng hop, dòng chảy sẽ thay đổi đáng ké trong tương lai,
Trang 63 CÁC UNG DUNG/ KHẢ NĂNG UNG DUNG TRONG THUC TIEN HAY NHỮNG VAN DE CON BO NGO CAN TIEP TUC NGHIEN CUU
— Bên cạnh đánh giá tác động đến nước mặt, cần phải xem xét đến sự thay đổi của nước
ngầm, về trữ lượng và chất lượng nước ngầm.
— Khắc phục hạn chế về chất lượng dữ liệu quan trắc có thé giúp nâng cao hiệu quả mô
phỏng và tính toán của mô hình trong luận án này.
Trang 7THESIS INFORMATION
Thesis title: IMPACTS OF CLIMATE CHANGE, LAND-USE CHANGE, AND HYDROPOWER DEVELOPMENT ON WATER RESOURCES OF THE SEREPOK RIVER BASIN
Speciality: Environmental and Resource Management
Code: 9850101
Name of PhD Student: PHAM THI THAO NHI
Academic year: 12/2019 — 12/2023
Supervisor: Assoc Prof Dao Nguyen Khoi
At: VNUHCM - University of Science
1 SUMMARY:
In the context of climate change, land-use change and hydropower development have been happening faster and stronger, it is urgent to investigate the effects of these impacts on water resources, particularly in planning and management Serepok river basin, one of the
river basins in Vietnam, the hydrological components have been changing due to regional
characteristics such as climate change, land-use change, and hydropower development.
The objective of this study was to develop an approach to assess these separated and
combined impacts on water resources To accomplish this goal, SWAT model was used to simulate streamflow and sediment with reliable results before applying various scenarios, including future climate change, land-use change, and hydropower development In this
study, climate change scenarios were built by delta change method based on global climate
simulation results from CMIP6 Land-use scenarios were developed using the CLUE-s
model based on past trends in land use, along with population growth scenarios Besides,
the hydropower development scenario was based on the hydropower development
planning of the Serepok Results show that temperature and precipitation were predicted to
increase in the future, which leads to an increase of 37% and 75% in runoff and sediment
respectively In addition, the future land-use scenario showed a trend toward increasing
urban and agricultural land while decreasing forest and shrubland, which causes an
increase in runoff and sediment by 3.4% and 5.0% respectively Under the impact of the
hydropower development, the flow in the flood season tended to decrease (10%), and the
flow in the dry season tended to increase (30%) Under the impacts of meteorological
characteristics and human beings, the results showed that annual runoff and sediment
increase by 41% and 45%, respectively Overall, the study results indicate that climate
change has the greatest impact on increases in runoff and sediment, compared to the
impacts from land-use change and hydropower development Therefore, in the future,
necessary to focus on solutions for managing water resources to adapt to climate change.
The results of this study could contribute scientific information for sustainable
management and planning of water resources in river basins in the context of
environmental change.
2 NOVELTY OF THESIS:
- Considering the separated impacts of three factors: climate change, land-use
change, and hydropower development on water resources, among the three
Trang 8factors considered, climate change causes the largest change in flow and sediment, with an annual increase of 37% for flow and 75% for sediment.
- Under the combined effects, the flow will change significantly in the future,
and the change in sediment is proportional to the change in the flow, the results show that the annual flow and sediment will increase by 41% and 45%, respectively.
3 APPLICATIONS/ APPLICABILITY/ PERSPECTIVE
- Besides assessing the impact on surface water, it is necessary to consider
impacts on groundwater in terms of quantity and quality.
- The quality of observation data needs to be improved; overcoming this can help
improve the simulation and calculation efficiency of the model.
Trang 9LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng đếnquý Thay, Cô Khoa Môi trường — Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh,
những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích, đó chính là
những nền tảng cơ bản, là những hành trang vô cùng quý giá, trong con đườngnghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài luận án của nghiên cứu sinh Lời cảm ơn
đặc biệt đối với người Thầy và cũng là giáo viên hướng dẫn PGS.TS Đào Nguyên
Khôi, người đã tận tình, quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn trên con đường học thuật,
Và trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh xin cảm ơn
Ban lãnh đạo, và đồng nghiệp tại Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán đã tạođiều kiện và giúp đỡ nghiên cứu sinh trong thời gian học Tiến sĩ ở trường đại họcKhoa học Tự nhiên Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tới bố mẹ, anh chị em và
bạn bè, những người đã động viên giúp đỡ nghiên cứu sinh rất nhiều trong suốt thời
gian hoàn thành đề tài Xin cảm ơn mọi người rất nhiều kính chúc mọi người luôn
hạnh phúc, dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc Em xin chân thành cảm
on!
Trang 10TÓM TẮT
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thay đổi sử dụng đất và phát triển thủy điệndiễn ra nhanh hơn và mạnh hơn nên việc nhận dạng tác động của các yếu tố này đếntài nguyên nước là cần thiết, nhằm quy hoạch và quản lý hiệu quả nguồn nước Lưu
vực sông Sêrêpôk là một trong những, sông lớn của Việt Nam và là nguồn cung cấp nước quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên Mục
tiêu của luận án này nhằm đánh giá tác động riêng lẻ và tong hợp do những thay đổi
về khí hậu, thay đồi sử dụng đất, và phát triển thủy điện đối với dòng chảy và lượng
phù sa lưu vực sông Sêrêpôk Nghiên cứu được tiến hành bằng cách sử dụng mô hình
thủy văn SWAT nhằm dé mô phỏng sự thay đổi dòng chảy và phù sa theo các kịch
bản tương lai về biến đổi khí hậu, thay đổi sử dụng đất, và phát triển thủy điện Các
kịch bản biến đổi khí hậu được xây dựng bằng phương pháp thay đổi hệ số delta dựavào kết quả mô phỏng khí hậu toàn cầu từ CMIP6 Các kịch bản sử dụng đất tươnglai được xây dựng bằng cách sử dụng mô hình chuyên đổi mục đích sử dụng đấtCLUE-s Kịch bản phát triển thủy điện được đưa ra dựa trên quy hoạch phát triểnthủy điện của lưu vực Kết quả nghiên cứu cho thấy dưới tác động của biến đổi khíhậu, nhiệt độ và lượng mưa được dự báo tăng trong tương lai, điều này dẫn đến mứctăng của dòng chảy năm và phù sa có thé lên đến 37% và 75% Bên cạnh đó, kịch bảnthay đổi sử dụng đất trong tương lai cho thấy xu hướng tăng diện tích đất đô thị vàđất nông nghiệp, và giảm diện tích đất rừng và cây bụi, điều này gây ra sự tăng dòngchảy và phù sa trên lưu vực lần lượt là 3,4% và 5,0% Dưới tác động của kịch bảnphát triển thủy điện, dòng chảy mùa lũ có xu hướng giảm (10%) và dong chảy mùakiệt có xu hướng tăng (30%) Dưới tác động tổng hợp của biến đổi khí hậu, thay đổi
sử dụng đất và phát triển thủy điện, lưu lượng dòng chảy và lượng trầm tích hàngnăm có xu hướng tăng, lần lượt là 41% và 45% Nhìn chung, kết quả nghiên cứu chỉ
ra răng biến đồi khí hậu có tác động lớn nhất đối với sự gia tăng dòng chảy và phù sa
so với tác động của thay đôi sử dụng đất và phát triển thủy điện Do đó, trong tươnglai cần chú trọng đến các giải pháp quản lý nguồn nước thích ứng với biến đôi khí
hậu Kết quả của nghiên cứu này đóng góp cơ sở khoa học cho công tác quản lý và
quy hoạch bền vững tài nguyên nước lưu vực sông trong bối cảnh thay đổi môi
trường.
Từ khóa: Biên đối khí hậu; CLUE-s; CMIP6; thay đôi sử dụng đất; thủy điện; thủy
văn; Sêrêpôk; SWATT.
Trang 11MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MO DAU -° 5° 5£ 5£ 2£ s42 ES£EsEsEsESsESsEssEsstsersersersesse 1
1.1 ĐẶT VAN ĐỀ 5c s2 x221211211211211211011211211211011121211 01111 11.2 MỤC TIỂU ĐỀ TAL ooo ecccccceccsscessessessesssessessessusssessecsecsusssessessessnsssessesscsnsanesseeses 3
1.3 GIGI HAN VA PHAM VI NGHIÊN CỨU - 2 2 2+s£++++£x+£+rszxeez 31.4 CÂU HOI NGHIÊN CÍỨU 2-2 2 £+ESE£SE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrreee 31.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THUC TIEN 2-2 2+ £+e£keEkeEEererxrreee 41.6 TINH MOI CUA LUẬN ÁN -¿- 2-52 2E E 2112112112111 1111111 1e 4CHƯƠNG 2 TONG QUAN 5° 5< 5£ 2 s42 E22 EsEsEsESsEssEsstsstsersersersesse 6
2.1 TONG QUAN VAN DE NGHIÊN CỨU 2: 52252+5£+£E+£E2Ez+Eerxersez 6
2.1.1 Tài nguyên nước và các yếu tố ảnh hưởng -¿- + zs++c+¿ 62.1.2 Biến đồi khí hậu 2-© 2+22+EE+EE£EEE2EESEEEEEEEEEEEEEEEEEE 21.2111 EErree 112.1.3 Thay đổi sử dụng Gat occ csscsscsesesscsessessessessesscsesesseesessesneaee 222.1.4 Phat triển thủy điện ¿- + tt EEEEEEEEEEEE12112112111 11111 xe 242.2 NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC -2- 2 2+5z+xecxererxsrs 25
2.2.1 Nghiên cứu tác động của biến đôi khí hậu đến tài nguyên nước 252.2.2 Nghiên cứu tác động của thay đôi sử dụng đất đến tài nguyên nước 292.2.3 Nghiên cứu tác động của thủy điện đến tài nguyên nước - 312.2.4 Nghiên cứu tác động tông hợp -¿- - + + s+£z+E+EzEerkerxerxerxeree 32
2.3 TONG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU -2- 25s t+E‡+EeEEeEEererxsrs 35
2.3.1 Điều kiện tự nhiên - ¿22-52 ©E2E2EE+EEEEEEEEEEEE2E171 21.211 1 cEEcrkee 362.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 2-©22©52+SE+EEtEEE2EEEEEEEEEEEEEExrrkerkerree 38
2.3.3 Hiện trạng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Sêrêpôk 39
2.3.4 Hiện trạng sử dụng đất lưu vực sông Sêrêpôk 2-55 5¿ 392.3.5 Hiện trạng các hồ chứa thuỷ điện và vận hành hồ chứa trên lưu vực 41
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨCU 44
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2-2 5£+S£+EE+EE£EE£EEE2EESEEEEEEEEEEEErrxerkerree 44
3.2 PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU - 2 2© E+SE+EE+EE£EE+E+E£EerEerkerxerxee 44
3.2.1 Mô hình thủy văn SWATT - 2- 5c StEềEE 2 EEEE2112111 1111111, 46
3.2.2 Mô hình dự báo thay đổi sử dung đất CLUE-s -. -: 5:- 533.2.3 Phương pháp thay đổi hệ số delta : 2 5¿2cx2z++cx+erxesrxee 56
3.2.4 Xây dựng các kịch bản tac động - + + ssssireeresrrssrrres 59
CHƯƠNG 4 KET QUÁ - THẢO LUẬN - 5° 5° se sessessessessesesses 654.1 HIỆU QUA MO PHONG DONG CHẢY BANG MÔ HÌNH SWAT 65
Trang 124.1.1 Thiết lập mô hình SWATT ¿- 2 ¿+ +E£EESEEEEEEEE2E2EEEEEEEkerkrrkee 654.1.2 Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình SWATT -: 674.2 KỊCH BAN BIEN DOI KHÍ HẬU ¿5-52 SESE2EEE£2E£E£EeEEerkerxsrs 754.3 KICH BẢN THAY DOI SỬ DUNG ĐẤTT -¿- 2 s+£x+tEzEzrxerxerrezes 71
4.3.1 Hiệu quả mô phỏng thay đổi sử dụng đất của mô hình CLUE-s 774.3.2 Kịch bản thay đổi sử dụng đất - ¿55c c2+ccExeEkerErrrkerkerkerreee 844.4 TAC DONG RIENG LE VA TONG HOP CUA BIEN DOI KHÍ HẬU, THAY
DOI SU DUNG DAT, VÀ PHÁT TRIEN THUY ĐIỆN -5- 5555: 85
4.4.1 Tac động riêng lẻ của biến đổi khí hậu - 2:2 5+5: 854.4.2 Tác động riêng lẻ của thay đổi sử dung đất -¿ -:©csce: 954.4.3 Tác động riêng lẻ của phát triển thủy điện - 2525: 1004.4.4 Tác động tong hợp của biến đổi khí hau, sử dung đất và phát triển thủy
điện 104
4.5 THẢO LUẬN - 22-52 2+2 2222122122121121121171121121121111121111 1111k 111
4.5.1 So sánh kết quả với các nghiên cứu trước đây -: 111
4.5.2 Han chế của kết quả nghiên cứu - 2-2 + 2+ ++z++£x+zxzxszrxeex 1144.5.3 Xây dựng khung đánh giá tổng quát -2¿ 2 s+x+xzzezrxeei 1154.5.4 Giải pháp dé xuất - 5c St2 2E EE121121121111211 21111111 re 117
4.5.5 Thảo luận -2-©2-S+2SE‡2EESEEEE12212112711211211711271 2111111 120
CHUONG 5 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, -s- 5° ss©ssessecsses 123
5.1 KẾT LUẬN ¿- ¿5+ 55c2E<2EE2EEE21211221271212112112111121121111 011 1e 1235.2 KIÊN NGHỊ , ¿- 2-52 ©5£2S<2EE2EEE2E211221271217112112111171121111 111.1 124DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2- 22s se ©ssessesseessss 126
PHU LỤC _ -. ecc-sccesccseccsEeseresersetrserssereserssrrsersssre 137
Trang 13DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIET TAT
Dự án đối chứng các mô hình khí hậu lần 6 (Coupled Model
Intercomparison ProJect Phase 6)
Mô hình số độ cao (Digital Elevation Model)
Cơ quan vũ trụ châu Âu (European Space Agency)Lượng bốc thoát hơi nước thực tế
Mô hình khí hậu toàn cầu (Global Climate Model)
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product)Lượng nước ngầm
Uỷ ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on
Climate Change)
Kinh tế - Xã hội
Ủy hội sông Mê Công (Mekong River Commission)Kịch bản sử dụng đất cho giai đoạn 2021-2045 (2030s)
Kịch bản sử dụng đất cho giai đoạn 2046-2070 (2050s)
Kịch bản sử dụng đất cho giai đoạn 2071-2095 (2080s)Lượng nước thắm
Lượng nước trong đất
Nhiệt độ lớn nhất Nhiệt độ nhỏ nhất
Tai nguyên nước
Tài nguyên Môi trường
Chương trình Nghiên cứu Khí hậu Thế giới (World Climate Research
Programme)
Trữ lượng nước
Trang 14DANH MỤC CAC BANG BIEU
Bang 2.1 Đặc trưng các kịch ban, mức tăng nhiệt độ so với thời kỳ tiền công nghiệp
14
Bang 2.2 Đặc trưng của các kịch bản phát thải SSP - 525 Scss<cssersses 15
Bang 2.3 So sánh chỉ tiết hóa thống kê và chi tiết động lực - 5: 5+ 20
Bảng 2.4 Đặc trưng các sông chính - - c + 12111191119 1119 111811811 1 ng rry 38
Bảng 2.5 Diện tích các loại sử dụng đất lưu vực Sêrêpôk giai đoạn 1988-2019 40Bảng 2.6 Bảng thông số kỹ thuật chủ yếu của các hồ chứa - -: -5- 41
Bang 3.1 Dữ liệu đầu vào của luận An oe eeceeseessessessecssessessessesssessessessessesseeseeseees 46
Bang 3.2 Dữ liệu đầu vào mô hình SWATT ¿-:-©+2E+EkcEE+EEEEEerkerkerkerkrree 52Bang 3.3 Phân cap mức độ phù hợp của kết quả mô phỏng 5-52 53
Bảng 3.4 Dữ liệu thu thập phục vụ nghiên CỨU - 5 5552255 * 3+ £+evexeeerseeeres 55
Bảng 3.5 Các mức đánh giá theo giá trị hệ số Kappa - -2-c5¿©csc©csze: 56
Bảng 3.6 Dữ liệu mưa và nhiệt độ su dụng trong nghiên cứu -.-‹- «<-s+ 58
Bảng 3.7 Ba mô hình GCM từ CMIP6 sử dụng trong nghiên cứu - 59
Bang 3.8 Bang thông số kỹ thuật chủ yếu của các hồ chứa - 5-52 s2 61Bang 3.9 Các kịch bản đánh giá tác động riêng lẻ và tong hợp trong luận án 63Bang 4.1 Bộ thông số hiệu chỉnh dòng chảyy - 2-2 S52 £+E£+E££Ee£Eerxerszxez 66Bảng 4.2 Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình SWAT lưu vực sông Sêrêpôk 67Bảng 4.3 Bộ thông số hiệu chỉnh phù sa 2-2-2 ©522E£2EE£EE+£EzEEzEEzrxerxerez 70Bảng 4.4 Kết quả hiệu chỉnh, kiếm định lượng phù sa tại tram Bản Đôn 71
Bang 4.5 Ma trận sử dụng đất - 2s St E2 22E12712121121121111211 21111 re 79
Bang 4.6 Giá trị giao động của hệ số chuyên đổi sử dung đắt - S1Bang 4.7 Kết quả phân tích hồi quy logistic giữa loại hình sử dụng đất và các nhânIV): 00 VNợậÿ 81
Bang 4.8 Nhu cầu sử dung đất va các kịch bản tương lai - 2-2 s52 82
Bang 4.9 Ma trận chéo giữa ban đồ sử dụng dat thực tế và mô phỏng năm 2015 83
Trang 15Bảng 4.10 Gia trị trơng quan giữa lượng mưa, nhiệt độ lớn nhất và nhiệt độ nhỏ nhất
so với dòng chảy và trầm tích theo mùa và theo năm giai đoạn 2021-2045 93
Bang 4.11 Giá tri trơng quan giữa lượng mưa, nhiệt độ lớn nhất và nhiệt độ nhỏ nhất
so với dòng chảy và trầm tích theo mùa va theo năm giai đoạn 2046-2070 94
Bảng 4.12 Giá trị tương quan giữa lượng mưa, nhiệt độ lớn nhất và nhiệt độ nhỏ nhất
so với dòng chảy và trầm tích theo mùa và theo năm giai đoạn 2071-2095 95Bảng 4.13 Thống kê giá trị tương quan giữa các loại sử dụng đất giai đoạn 2030 vớidòng chảy và trầm tích so với hiện trạng năm 2005 2- 2: 522522 s+cx+zxzsz 98
Bảng 4.14 Thống kê giá trị tương quan giữa các loại sử dụng đất giai đoạn 2050 với
dòng chảy và trầm tích so với hiện trạng năm 2005 2-©5¿©5¿25++cx+cxe>sz 99Bảng 4.15 Thống kê giá trị trong quan giữa các loại sử dụng đất giai đoạn 2080 vớidòng chảy và trầm tích so với hiện trạng năm 2005 -2- 52 2 2+£2+xz>se£ 100Bảng 4.16 Sự thay đổi lưu lượng dong chảy theo mùa dưới tác động của hồ chứa (%)
Bảng 4.17 Sự thay đổi lượng trầm tích theo mùa dưới tác động của hồ chứa (%).102Bang 4.18 Số liệu so sánh với các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của BĐKH lên
dòng chảy lưu vực sông SêrêpôkK -.- sàn 111
Bang 4.19 Số liệu so sánh với các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của sử dung dat
lên dòng chảy lưu vực sông SêrêpôkK «6 xnxx ngư 112
Bang 4.20 Số liệu so sánh với các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của thuỷ điện lên
dòng chảy lưu vực sông SêrêpôK -.- c1 11 32 1111111111111 1k rrrrey 113
Trang 16DANH MỤC CÁC HÌNH VẾ, ĐỎ THỊ
Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nước : s:2s+-+++s+¿ 7Hình 2.2 Sự biến đổi của nồng độ các chất khí CO2, CH¡, N2O trong khí quyên từ20.000 năm trước đến 2005 -2+++22+++t2EEktEEEkttEEttrtrrrtrirrrrrrrrrriee 13Hình 2.3 Quá trình nóng lên toàn cầu từ 1960-2020 và các dự tính đến năm 2100 13
Hình 2.4 Các kịch ban SSP trong CMIP6 - - - G1 S111 v1 1 1 9x re 16
Hình 2.5 Sơ đồ minh họa các thành phần của mô hình khí hậu toàn cầu 17Hình 2.6 Sơ đồ minh hoa cách tiếp cận chung của chi tiết hóa . - 19
Hình 2.7 Lưu vực sông SêrÊpôk G2 3S 112 11 1111111111 1n ng rệt 36
Hình 2.8 Biểu đồ diện tích các loại hình sử dụng đất qua CAC năm - 40
Hình 3.1 Khung phương pháp thực hiện - c5 +22 * 32 E*EEsEEserreerssrrsssrres 45
Hình 3.2 Cơ chế vòng tuần hoàn nước - 2-2 + +k+EE+EE£EE+EE+E+Eerkerkerxerxxee 47Hình 3.3 Các quá trình diễn ra trong dòng chảy 2 2- 2 +©5+>xezxezxezxes+2 48Hình 3.4 Sơ đồ khối mô hình SWAT và SWAAT-CUP -cc:c+ccscccccxccee 50Hình 3.5 Tổng quan mô hình CLLUE-s - 22 2 2£ E+E£2E£2EE+EE+£E£E£+EE+Exerxezez 54Hình 3.6 Sơ đồ khối mô hình CLUECS essecsssesecssseecssseesssneeessneecssnseessnneeessneessnees 55
Hình 3.7 Khung phương pháp xây dựng kịch bản BĐKH + 5-55: 57
Hình 3.8 Phương pháp thay đổi hệ số delta - 2- 2 2 2 ++E£+Ee£Ee£kerxerszxee 58
Hình 3.9 Cac công trình thủy điện chính - - - 5 + 2x knHngngggkp 61
Hình 4.1 Bản đồ các tiểu lưu VựC - -¿ ccccccccrkttrrtrrttrrrrrtrirrrrtrirrrrrirrrrik 65
Hình 4.3 Kết quả hiệu chỉnh (1982-1992) và kiểm định (1993-2018) dòng chảy tại
trạm Bản Đôn - - - - ĂĂ 11111211 1111110231 101 1111190 1111k ng vế 67
Hình 4.4 Kết quả hiệu chỉnh (1982-1992) và kiểm định (1993-2018) dòng chảy tại
trạm Krong BUĂ óc 1 131921111911 911 9111111 TH ng kg tre 68
Hình 4.5 Kết quả hiệu chỉnh (1982-1992) và kiểm định (1993-2018) dòng chảy tại
"0000 1 68
Hình 4.6 Kết quả hiệu chỉnh (1982-1992) và kiểm định (1993-2018) dòng chảy tại
tram Giang 01 68
Trang 17Hình 4.7 Kết quả hiệu chỉnh (1982-1992) và kiểm định (1993-2018) dòng chảy tại
trạm ĐỨC XUYÊN <1 1 1119 HH TH nh 69
Hình 4.8 Kết quả mô phỏng và quan trắc lưu lượng phù sa tại trạm Bản Đôn giai đoạnhiệu chỉnh và kiểm định -. -+ ++++tE tt HH HH re 71Hình 4.9 Bản đồ phân bồ lượng bốc hơi tiềm năng (PET) (a) và bốc hơi thực tế (ET)
(b) trong giai đoạn 1982-2018 trên lưu vực sông Sêrêpôk -«<- 72
Hình 4.10 Bản đồ phân bồ tông lượng mưa (PRECIP) (a) và trữ lượng nước (WYLD)
(b) trong giai đoạn 1982-2018 trên lưu vực sông Sêrêpôk - -++ 72
Hình 4.11 Bản đồ phân bố lượng nước thấm trong đất (PERC) (a) và lượng nước
ngầm (GW_Q) (b) trong giai đoạn 1982-2018 trên lưu vực sông Sêrêpôk 73Hình 4.12 Ban đồ phân bố lượng nước tang sát mặt (LAT_Q) (a) và lượng nước mặt
(SURQ) (b) trong giai đoạn 1982-2018 trên lưu vực sông Sêrêpôk 74
Hình 4.13 Ban đồ phân bố độ am dat (SW) trong giai đoạn 1982-2018 trên lưu vực
sông SêrÊpÔk - HH HT TH HH Họ TH 74
Hình 4.14 Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ trên lưu vực trong tương lai so với giai
hi IBH2 0109200 00008 76Hinh 4.15 Ban d6 dia hin 8n 78
Hình 4.16 Bản đồ độ d6c eecseecsssessssssssssesssseessnecsssecessscessscessseessnecessecesneessneeesneeesneeeats 78
Hình 4.17 Bản đồ mật độ dân sỐ : 2: 2¿2++2++t2EE2EEEtEEErErxrerkrrrrrrrrrree 78Hình 4.18 Ban đồ khoảng cách đến đường giao thông 2 2 2 szxe>sz 78Hình 4.19 Khu vực hạn chế trong mô hình thay đồi sử dụng đắt - 80Hình 4.20 Ban đồ sử dụng đất thực tế năm 2015; b) Bản đồ mô phỏng sử dụng đấtnăm 2015 bằng mô hình CLLUE-s - 2-2 2 2 £+E£EE£EE£EE£EE£EE2EE£EeEEeEEerkrrkzxee 83Hình 4.21 Bản đồ sử dung đất (a) Năm 2005, (b) Năm 2030, (c) Năm 2050, và (d)
020011177 84
Hình 4.22 Sự thay đổi dòng chảy của lưu vực sông theo kịch ban BĐKH giai đoạntương lai so VỚI giai đoạn nền 1986-2010 ((96) ¿-¿- + sSk+k+EvEEE+EEEEEeEeEerkskrrrrree S6Hình 4.23 Sự thay đổi phù sa của lưu vực sông theo kịch bản BDKH giai đoạn tươnglai so với giai đoạn nền 1986-2010 (6) cceccsssessessesssessessesssessessecsesssssessessessessseeseeseees 88
Trang 18Hình 4.24 Sự thay đổi các thành phần cân bằng nước theo kịch bản SSP1-1.9 theo 3giai đoạn thời gian tương lai so với giai đoạn nền 1986-2010 (%) 90Hình 4.25 Sự thay đổi các thành phan cân băng nước theo kịch bản SSP1-2.6 theo 3giai đoạn thời gian tương lai so với giai đoạn nền 1986-2010 (%) - 91Hình 4.26 Sự thay đổi các thành phan cân băng nước theo kịch ban SSP2-4.5 theo 3giai đoạn thời gian tương lai so với giai đoạn nền 1986-2010 (%) -.- 92Hình 4.27 Sự thay đổi dòng chảy trên lưu vực sông dưới tác động của sự thay đôiSDD giai đoạn tương lai so với giai đoạn nền 1986-2010 (%) scscxccszecrs 96Hình 4.28 Sự thay đổi phù sa trên lưu vực sông dưới tác động của sự thay đôi SDDgiai đoạn tương lai so với giai đoạn nền 1986-2010 (%6) ¿-s+cx+xerxexerxererxee 97Hình 4.29 Sự thay đôi dòng chảy dưới tác động của hồ chứa tại Bản Đôn, Cầu 14 và
Trang 19Hình 4.38 Sự thay đổi trầm tích theo mùa của lưu vực sông theo kịch bản tác động
tong hợp (KBI, KB2, và KB3) giai đoạn 2021-2045 (%) - 252cc: 109
Hình 4.39 Sự thay đổi trầm tích theo tháng của lưu vực sông theo kịch ban tác động
tong hợp (KB4, KB5, và KB6) giai đoạn 2046-2070 (%) 2- 252cc: 109
Hình 4.40 Sự thay đổi tram tích theo tháng của lưu vực sông theo kịch ban tác độngtổng hợp (KB4, KBS, và KB6) giai đoạn 2046-2070 (%) -cc Sex 109Hình 4.41 Sự thay đổi trầm tích theo tháng của lưu vực sông theo kịch bản tác động
tổng hợp (KB7, KB8, và KB9) giai đoạn 2071-2095 (%) - c 52c S+c se 110 Hình 4.42 Sự thay đổi tram tích theo mùa của lưu vực sông theo kịch bản tác động
tổng hợp (KB7, KBS, và KB9) giai đoạn 2071-2095 (%) (+ Sex 110Hình 4.43 Khung đánh giá các tác động riêng lẻ và tổng hợp . - 116
Trang 20CHUONG1 MODAU
1.1 ĐẶT VAN DE
Tài nguyên nước là một tài nguyên quan trong cho hoạt động phát triển kinh
tế - xã hội đối với mọi quốc gia Tuy nhiên, nguồn tài nguyên nước ngày càng khan
hiếm và cạn kiệt do anh hưởng của biến đổi khí hậu, sự thay đôi sử dụng đất, tăng
dân số và phát triển kinh tế - xã hội [1] Sự thay đổi dòng chảy và phù sa có ảnhhưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và hệ sinh thái trên các lưu vực sông; do đó,nhận dạng những thay đôi của dòng chảy và phù sa dưới ảnh hưởng của các tác động
này là một nhiệm vụ quan trọng Đánh giá tài nguyên nước mặt là một nhiệm vụ khó
khăn vì phải xem xét đến nhiều yếu tố, trong đó biến đổi khí hậu (BDKH), thay đổi
sử dụng đất, và phát triển thủy điện được xem là các yếu tố chính [2]
Theo Báo cáo Rủi ro toàn cầu, BDKH được xác định là một trong những thách
thức lớn nhất và được xếp hạng mức độ rủi ro cao thứ hai về khả năng xảy ra và tácđộng [3] BĐKH làm thay đôi lượng mưa và nhiệt độ, ảnh hưởng đến chu trình thủyvăn và từ đó làm thay đổi dòng chảy cũng như làm biến đổi quá trình chuyền tải vàthành phần các chất ô nhiễm, cũng như hệ sinh thái nói chung Sự nóng lên toàn cầu
làm gia tăng ảnh hưởng của BĐKH và các rủi ro liên quan trên toàn thé giới, nhiệt độ
trung bình toàn cầu tăng khoảng 1,0°C so với thời kỳ tiền công nghiệp, trong đó giaiđoạn 2015-2019 được ghi nhận là giai đoạn nóng nhất [4] Khí hậu 4m lên có thé dẫnđến những thay đổi đáng ké về tần suất, thời gian, cường độ và phạm vi không gian
của các sự kiện khí hậu cực đoan [5], BDKH và tác động của BDKH đưa ra một thách
thức đáng ké đối với quản lý bền vững tài nguyên nước (TNN) trên toàn cau [6]
Bên cạnh đó, sự thay đổi sử dụng đất (SDD) có tác động đáng kể đến sự thoáthơi nước, thắm và dong chảy bề mặt, và những thành phan chính của chu trình thủyvăn, những quá trình thay đổi sử dụng đất như phá rừng, mở rộng đất nông nghiệp,
đô thị hóa làm thay đổi các thành phần thủy văn trong lưu vực như thành phần bốc
hơi, dòng chảy bề mặt, và nước ngầm Sự gia tăng dòng chảy trong những năm gầnđây không chỉ do ảnh hưởng của BĐKH, mà ảnh hưởng của thay đổi SDD cũng không
kém phần quan trọng [7][8], các lưu vực sông trên thế giới đã trải qua những thay đổiđáng kể về lưu lượng và lượng phù sa do thay đổi SDD và BDKH [9]
Phát triển thủy điện sẽ làm thay đổi chế độ thủy văn và làm giảm lượng phù
sa xuống hạ lưu thông qua quá trình điều tiết, và vận hành hồ chứa Quá trình điều
tiết dòng chảy tùy theo quy mô hé chứa có thé gây ra hiện tượng phân phối lại dòngchảy trong cả năm hoặc trong nhiều năm [10][11] Sự điều tiết dòng chảy hay nóicách khác là sự xuất hiện hệ thống hồ chứa có ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy sau
Trang 21hồ nhất là dòng chảy lũ Trong mùa lũ, một phần lượng dòng chảy được giữ lại hồ
chứa làm giảm lưu lượng dòng chảy mùa lũ, và làm tăng lưu lượng dòng chảy về mùakiệt Vì vậy, việc đánh giá ảnh hưởng của hồ chứa đến dòng chảy có vai trò quantrọng trong nhiều lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội vùng ha du sông Dé đánh giáảnh hưởng của hồ chứa đến dòng chảy trên lưu vực sông, ta đánh giá dòng chảy khikhông có công trình, và so sánh với các trường hợp có các công trình hồ chứa
Đối mặt với BĐKH, thay đối SDD, và phát triển thủy điện đang diễn ra ngày
càng nhanh, các nghiên cứu về ảnh hưởng của BDKH, thay đổi SDD, và phát triển
thủy điện lên tài nguyên nước là rất cần thiết trong quy hoạch và quản lý bền vững
tài nguyên nước.
Lưu vực sông Sêrêpôk năm ở khu vực Tây Nguyên, và đóng vai trò quan trọng
trong phát triển nông nghiệp của khu vực, đặc biệt là các sản phẩm cây công nghiệp
như cà phê, tiêu, điều, và cao su Trong những năm gần đây, tác động của BĐKH đã
tạo ra nhiều thách thức đối với sản xuất nông nghiệp của lưu vực Theo kịch bản
BDKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường [12], nhiệt độ của lưu vực sông Sêrêpôk đã
tăng khoảng 0,62°C và lượng mưa tăng khoảng 8,6% trong giai đoạn 1958-2014 Bên
cạnh đó, BĐKH làm tăng cường độ và tần suất xuất hiện của các yếu tố cực đoan(hạn hán và lũ lụt), và đã có tác động lớn đến hệ thống nông nghiệp của khu vực Một
số nghiên cứu xây dựng kịch bản BĐKH đã thực hiện cho lưu vực sông Sêrêpôk dựa
trên các kết quả từ các mô hình CMIP3, và CMIP5 bang các công cụ chỉ tiết hóa như
LARS-WG, thay đổi hệ số delta, và mô hình khí hậu PRECIS [13][14][15][16] Tuynhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào thực hiện đối với kịch bản CMIP6 ở ViệtNam nói chung và lưu vực Sêrêpôk nói riêng Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực
và nông nghiệp (FAO), tỉnh Đắk Lắk có hơn 109 ngàn ha diện tích cây trồng bị ảnhhưởng và thiệt hại gần 3,3 ngàn tỷ đồng do đợt hạn năm 2016 gây ra [17] Do đó, cácthông tin dự báo sự thay đổi khí hậu trong tương lai là rất cần thiết nhằm phục vụphát triển kinh tế - xã hội, và sản xuất nông nghiệp của địa phương Trên lưu vựcsông Sêrêpôk, các nhà máy thủy điện được xây dựng dày đặc đã làm thay đổi lưulượng dòng chảy, và gây ra sự cố về thủy điện, chang hạn như việc vỡ bờ kênh thủyđiện Sêrêpôk 4A vào năm 2013 tại huyện Buôn Đôn, gây thiệt hại nhiều diện tích hoa
mau va tài sản của người dân.
Tổng hợp 03 yếu tố trên cho thấy anh hưởng ngày càng phức tạp của BDKH,
thay đổi SDD và phát triển thủy điện là những van đề cấp bách cần được quan tâm
hiện nay trên lưu vực sông Sêrêpôk.
Do đó, việc hiểu và nhận dạng các thay đổi của lưu lượng đòng chảy và lượngphù sa dưới ảnh hưởng của BĐKH, thay đổi SDĐ, và phát triển thuỷ điện với vai trò
là động lực thúc đây quản lý và quy hoạch tài nguyên nước là rất cần thiết Đứng
Trang 22càng tăng trong tương lai thì diễn biến tài nguyên nước sẽ như thé nào dưới ảnh hưởng
của các thay đổi trên, các sự thay đổi này sẽ diễn ra theo hướng tích cực hay tiêu cực
trong tương lai Bên cạnh đó, một vấn đề không kém phần quan trọng là xác định tácđộng riêng lẻ của từng yếu tố (BĐKH, thay đổi SDD, và phát triển thủy điện) để nhậndạng yếu tố nào có tác động đáng ké đến tài nguyên nước hơn Do đó, đề tài “Nghiêncứu tác động của biến đổi khí hậu, thay đổi sử dụng đất và phát triển thủy điện đến
tài nguyên nước lưu vực sông Sêrêpôk” có tính cấp thiết và thực tiễn cao cần đượctập trung vào giải quyết
1.2 MỤC TIÊU ĐÈ TÀI
Mục tiêu chung của đề tài là xây dựng một khung tiếp cận trong đánh giá tácđộng của BDKH, thay đổi sử dụng đất và phát triển thủy điện đến tài nguyên nước
mặt lưu vực sông — Trường hợp nghiên cứu cho lưu vực sông Sêrêpôk, thuộc Tay
nguyên, Việt Nam.
Mục tiêu chỉ tiết của đề tài gồm 2 mục tiêu sau:
— Đánh giá và dự báo tác động riêng lẻ của BĐKH, thay đổi sử dụng đất, và
phát triển thuỷ điện đến tài nguyên nước mặt;
— Đánh giá và dự báo tác động tông hợp của BĐKH, thay đôi sử dụng đất va
phát triển thủy điện đến tài nguyên nước mặt
1.43 GIỚI HẠN VA PHAM VINGHIEN CỨU
Phạm vi của nghiên cứu này được giới hạn trong lưu vực sông Sêrêpôk, thuộc
khu vực Tây nguyên và xem xét đến ảnh hưởng của BDKH, thay đổi SDD, và pháttriển thủy điện lên tài nguyên nước mặt (dòng chảy mặt và phù sa) Luận án nàykhông xem xét đến tác động đến tài nguyên nước ngầm của khu vực nghiên cứu, vàchỉ xét đến các thủy điện bậc thang trên dòng chính
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thông qua việc nhận dạng các vấn đề, thách thức của khu vực nghiên cứu, có
thé làm căn cứ dé đề xuất các câu hỏi nghiên cứu trong luận án Trong những năm
gần đây, lưu vực sông Sêrêpôk đang đối mặt với các vấn đề chính ảnh hưởng đến tài
nguyên nước mặt như sau:
— Tác động của BDKH đã tạo ra nhiều thách thức đối với sản xuất nông
nghiệp của lưu vực, làm tăng cường độ và tần suất xuất hiện của các sự
kiện cực đoan như hạn hán và lũ lụt.
— Sự thay đôi các loại hình SDĐ trên lưu vực Sêrêpôk đang diễn ra mạnh mẽ
Tốc độ đô thị hóa, tăng dân số và phát triển kinh tế đã làm tăng diện tíchđất xây dựng, đất nông nghiệp, giảm diện tích rừng và đất cây bụi
Trang 23— Các nha máy thủy điện được xây dựng dày đặc trên lưu vực sông Sêrêpôk,
điều này đã làm thay đôi lưu lượng dòng chảy, và nguy cư xảy ra sự cô về
thủy điện, gây thiệt hại nhiều điện tích hoa màu và tài sản của người dân.Tổng hợp 3 yếu tố trên cho thấy, lưu vực sông Sêrêpôk đang đối mặt với tácđộng ngày càng phức tạp của BDKH, thay đổi SDD, và phát triển thủy điện, đây lànhững vấn đề cấp bách cần được quan tâm hiện nay Luận án được thực hiện nhằmtrả lời những câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ban đầu như sau:
1 BĐKH ảnh hưởng như thế nào lên TNN mặt ở khu vực nghiên cứu?
2 Thay đổi SDD ảnh hưởng như thé nào lên TNN mặt ở khu vực nghiên cứu?
3 Phát triển thủy điện ảnh hưởng như thé nào lên TNN mặt ở khu vực nghiên
cứu?
4 Tác động tổng hợp của các yếu tố BĐKH, thay đổi SDD, và phát triển thủy
điện lên TNN mặt như thế nào ở khu vực nghiên cứu?
Gia thuyét khoa hoc được đặt ra trong luận an đó là các yếu tố BĐKH, thay
đổi SDD, và phát triển thủy điện sẽ làm gia tăng tác động tổng hợp đến tài nguyên
nước mặt lưu vực sông Sêrêpôk.
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIEN
1.5.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này cũng góp phần nâng cao hiểu biết về sự thay đổi của dòngchảy mặt và phủ sa đưới ảnh hưởng riêng lẻ và kết hợp của BDKH, thay đổi SDD, vàphát triển thủy điện nhăm phục vụ cho công tác quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
mặt Sự hiểu biết này dat được thông qua việc phân tích các kịch bản tác động
Các tác động của BĐKH, thay đổi sử dụng đắt, và phát triển thủy điện là không
giống nhau theo phạm vi không gian, nó thay đồi từ vùng nay sang vùng khác Do
đó, cần có những đánh giá các tác động này cho các khu vực riêng lẻ, trong trường
hợp này là lưu vực sông Sêrêpôk.
1.6 TÍNH MỚI CỦA LUẬN AN
Luận án này được thực hiện với những tính mới như sau:
Trang 24— Phát triển được một khung đánh giá tổng quát trong việc đánh giá các tác
động của biến đôi khí hậu, thay đổi sử dụng dat, và phát triển thủy điện lên
tai nguyên nước ở lưu vực sông Sêrêpôk.
— Đưa ra được bức tranh mô phỏng va dự báo sự biến thiên dòng chảy trong
lưu vực, và phù sa xói mòn lưu vực sông Sêrêpôk dưới tác động của các
yếu tố: biến đồi khí hậu, thay đôi sử dụng đất, và phát triển thuỷ điện
Trang 25CHUONG 2 TONG QUAN
2.1 TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU
Trong nghiên cứu này tai nguyên nước mặt là đối tượng đang được xem xét
Đề lựa chọn các yếu tố tác động đến tài TNN mặt lưu vực sông Sêrêpôk, những căn
cứ lựa chọn dựa trên điều kiện tự nhiên va tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địaphương Từ đó, rút ra được những tác động do thay đổi khí hậu, thay đổi loại hình sửdụng đất, và các hồ chứa thuỷ điện là những tác động nổi bật ở khu vực này
2.1.1 Tài nguyên nước và các yếu tố ảnh hưởng
2.1.1.1 Chu trình thiy văn và tài nguyén nước
Thủy văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước sông, suối,kênh, rạch, hỗ, là mối quan hệ tương tác về vật lý và hoá học của nước với phần cònlại của Trái đất và mối liên quan của nó với sự sống của Trái đất, bao gồm cả chutrình thuỷ văn và tài nguyên nước Thủy văn là trạng thái, quá trình dién biến và sự
vận động của nước sông, suối, kênh, rạch, hỗ [18]
Chu trình thủy văn là quá trình nước bốc hơi từ bề mặt trái đất, tạo thành nhữngđám mây và sau đó rơi trở lại mặt đất thông qua mưa [19] Chu kỳ xảy ra liên tục,
không có sự bắt đầu cũng như kết thúc Tuy nhiên, có 05 quá trình cơ bản tạo nên chu
trình thủy văn: (1) Sự ngưng tụ, (2) mưa, (3) sự thấm thấu (sự thấm, xâm nhập), (4)
sự thoát nước và (5) sự bốc hơi nước Hơi nước ngưng tụ tạo thành những đám mây,
kết quả là dẫn tới mưa khi có đủ các điều kiện phù hợp Mưa rơi xuống bề mặt vàthâm nhập vào đất hoặc chảy vào đại dương như dòng chảy Nước bề mặt bốc hơi,quay lại và tạo ra độ âm cho không khí, đồng thời cây cối giải phóng nước trở lại bầukhí quyền bang sự bốc hơi nước BDKH có thé tác động đến các hồ chứa va dòngchảy về quy mô hồ chứa, tốc độ dòng chảy và thời gian lưu lại, và điều này ảnh hưởngđến sự sẵn có về không gian và thời gian của tài nguyên nước [19]
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nướcbiển, là nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác,
sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nướcdưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác
2.1.1.2 Các yếu tổ ảnh hưởng đến tài nguyên nước
Các yếu tô chính ảnh hưởng đến chu trình thủy văn và tài nguyên nước đó là:BĐKH, thay đổi sử dụng đất, nước biên dâng, gia tăng dân số và phát triển kinh tế -
xã hội (Hình 2.1) Trong khuôn khô luận án này xem xét đến 3 yêu tố: BĐKH, thayđổi sử dung đất, phát triển kinh tế - xã hội (cụ thé là phát triển thủy điện)
Trang 26Phát triển
KT-XH
Biến đổi
khí hậu
Nước biển dâng
Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nướcCác đặc trưng khí hậu có ảnh hưởng đến dòng chảy được xem xét ở nghiêncứu này là lượng mưa và nhiệt độ (1) Mưa là nhân tố sản sinh dòng chảy, mưa không
chỉ chi phối sâu sắc đối với lượng dòng chảy sông ngòi mà quan trọng hon là sự chỉ
phối đối với chế độ dòng chảy mùa trong năm và nhiều năm (2) Nhiệt độ tăng lên sẽlàm tan băng tuyết ở vùng núi cao, dẫn đến tăng dòng chảy ở các sông và gia tăng lũlụt Sau một thời gian khi băng trên núi tan hết, nguồn cung cấp nước sẽ cạn, lũ lụt sẽ
HỆ THÓNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
giảm và giảm dòng chảy sông.
Nước là tác nhân liên quan đến nhiều ngành như năng lượng, nông nghiệp vàgiao thông Mặc dù nước di chuyền theo chu trình thủy văn, nhưng nó là một nguồntài nguyên có thé thay đổi cục bộ và có nguy cơ dễ bị tôn thương Các động lực phikhí hậu như gia tăng dân sé, phát triển kinh tế, đô thị hóa và sử dụng đất hoặc thay
đổi địa mạo tự nhiên cũng thách thức tính bền vững của các nguồn tài nguyên
Các yếu tô ảnh hưởng đến tài nguyên nước được phân làm 2 loại chính là yếu
tố khí hậu va yếu tố phi khí hậu, cụ thể:
1 Yếu tố khí hậu
Lượng mưa và khả năng bốc hơi là những động lực khí hậu chính kiểm soát
các nguồn nước ngọt Lượng mưa liên quan chặt chẽ đến lượng hơi nước trong khí
quyền, vì độ âm bão hòa phụ thuộc vao nhiệt độ: không khí ấm hơn có thé chứa nhiều
hơi nước hơn Nhiệt độ đã tăng lên trong những thập kỷ gần đây, trong khi độ ẩmtương đối bề mặt và tang đối lưu ít thay đổi Trong số các tác nhân khí hậu khác thìCO> trong khí quyền ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của thực vật, lang đọng cacbon
và bụi, ngay cả với nồng độ rất nhỏ, tăng cường sự tan chảy của tuyết và băng bằng
cách giảm albedo bề mặt
Trang 27Các kết quả mô phỏng vòng tuần hoàn nước trong thế kỷ 21 từ Dự án đối
chứng các mô hình khí hậu lần 5 (CMIP5) có thể được tóm tắt như sau: Nhiệt độ bềmặt, ảnh hưởng đến khả năng mang hơi nước của khí quyên và tỷ lệ tuyết rơi Sự ấmlên là lớn nhất ở Bắc cực, các vùng và mùa 4m ướt trở nên 4m ướt hơn và các vùng
và mùa khô hạn trở nên khô hơn Lượng mưa trung bình và nhiệt độ toàn cầu tănglên, nhưng với sự khác biệt đáng kể Lượng mưa có xu hướng giảm ở các vĩ độ cận
nhiệt đới, đặc biệt là ở Địa Trung Hải, Mexico và Trung Mỹ, và một phần của Úc, và
tăng lên ở những nơi khác, đặc biệt là ở các vĩ độ cao phía bắc và ở Ấn Độ và các khu
vực Trung Á Dự kiến trong tương lai, nhiều hiện tượng cực đoan như hạn hán sẽ xảy
ra nghiêm trọng hơn, các khu vực mà hạn hán được dự báo sẽ kéo dài và thường
xuyên hơn bao gồm Địa Trung Hải, trung tâm Châu Âu, trung tâm Bắc Mỹ và nam
châu Phi.
2 Yếu to phi khí hậu
Ngoài tác động của BDKH, các hệ thống nước ngọt sẽ bị tác động mạnh bởi
những thay đôi về nhân khẩu học, kinh tế - xã hội và công nghệ, bao gồm cả thay đôi
lối sống của con người Những thay đối thủy văn dự kiến có thé xảy ra khi những yếu
tố về con người, xã hội, kinh tế và sinh thái thay đôi trong tương lai [20] Thay đôi
sử dụng đất dự kiến sẽ ảnh hưởng mạnh đến hệ thống nước ngọt trong tương lai, ví
dụ, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng có thể làm tăng nguy cơ lũ lụt và giảm lượng
nước ngầm Sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là hoạt động tưới tiêu có tầm quan
trọng đặc biệt đối với hệ thống nước ngọt, chiếm khoảng 90% lượng nước tiêu thụtoàn cầu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngọt cung cấp cho con người
nước mặt và nước ngầm dé tưới tiêu cũng làm thay đổi sự phân bồ tự nhiên của nước
và tác động đến các hệ sinh thái phụ thuộc vào nó [22]
Sự thiếu hụt tài nguyên nước trong một khoảng thời gian trong năm do lượngmưa ít hơn bình thường hoặc khai thác quá mức dẫn đến tình trạng thiếu nước cũngảnh hưởng trực tiếp đến sử dụng đất Sự biểu hiện ban đầu của thiếu nước thường lànhững thay đôi về cảnh quan khu vực sau đó dẫn đến những chuyên đổi trong nôngnghiệp và các van đề môi trường, và xã hội khác Lượng mưa giảm dẫn đến nước dự
Trang 28mặt đất (ao, hồ) và nguồn nước ngầm chịu tác động Thời gian đề phục hồi trở lại tìnhtrạng ban đầu dài hay ngắn tuỳ thuộc vào mức độ, thời gian hạn hán và lượng nước
mưa nhận được Do mục đích quy hoạch trồng hoa màu, cây công nghiệp và nhiều
dự án nông, lâm nghiệp khác gây nên sự thay déi nhanh chóng của lớp phủ bề mặt
cộng với việc lượng mưa hàng năm có xu hướng giảm do mùa khô kéo dài đã làm
cho mực nước ngầm sụt giảm Từ đó cho thấy tài nguyên nước và sử dụng đất là
những yếu tô có tác động qua lai với nhau
2.1.1.3 Mô hình thủy văn
Hệ thống thủy văn là một hệ thống hoạt động của các quá trình sinh học, vật lý,hóa học dựa trên các biến đầu vào dé tạo ra kết quả đầu ra Một số biến số là lượngmưa, bốc hơi, độ âm của đất và dòng chảy Mô hình thủy văn mô tả chu kỳ thủy văn
và đơn giản hóa việc biểu diễn các hệ thống thực tế phức tạp, với một sé gia dinh dé
đánh giá các hiện tượng thủy văn trong lưu vực theo quy luật năng lượng, động lượng
và phương trình liên tục [23] Một số chức năng cụ thé bao gồm dự báo dòng chảy hỗtrợ các nghiên cứu vận hành hồ chứa, lũ lụt và hạn hán
Độ chính xác của các mô phỏng dòng chảy bị hạn chế bởi các phép tính gầnđúng của mô hình thủy văn, sự sẵn có của dữ liệu về lưu vực và chất lượng của các
phép đo Đòi hỏi kiến thức về vai trò của các thành phần riêng lẻ trong mỗi mô hình
thủy văn dé đánh giá tốt hơn khả năng ứng dụng của chúng và cũng dé biết sự khác
biệt giữa các mô phỏng của các mô hình thủy văn khác nhau [24].
Mục tiêu của phương pháp mô hình hóa là triển khai mô hình đơn giản nhất có
thé được sử dụng để giải quyết van đề một cách hiệu quả Điều này giúp cho việc
phát triển mô hình tốn ít thời gian hơn, việc giải thích kết quả đơn giản hơn và thời
gian tính toán được giảm thiêu Đối với bat kỳ vấn đề thủy văn cụ thể nào, việc lựa
chọn mô hình thủy văn phụ thuộc vào sự sẵn có của cơ sở đữ liệu thủy văn Các môhình thủy văn cần có dit liệu khí tượng và dữ liệu dòng chảy của sông, dé hiệu chỉnhhoặc kiểm định kết quả của mô hình Mật độ không gian của mạng lưới trạm quantrắc, và độ phân giải theo thời gian của đữ liệu có ý nghĩa rất quan trọng trong mô
phỏng của mô hình thủy văn.
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều mô hình được xây dựng để đánh giá tácđộng của điều kiện tự nhiên, con người lên tài nguyên nước, tính toán lũ cho các lưuvực như MIKE-SHE, NASIM, MIKE-NAM, HEC-HMS, SWAT , cụ thé:
1 MIKE- SHE
Mô hình mưa — dòng chảy MIKE-SHE của Viện Thủy lực Đan Mạch thuộc
nhóm mô hình bán phân bố hoặc phân bố Mô hình bao gồm vài thành phần tính lưu
lượng và phân phối nước theo các pha riêng của quá trình dòng chảy, mô hình có thể
được hiệu chỉnh tự động hoặc hiệu chỉnh bang tay bởi người dùng
Trang 292 NAM
NAM là mô hình mưa - dòng chảy được phát triển bởi Viện Thủy lực ĐanMạch (DHI), là một phần trong mô hình MIKE 11 Nó được xem như là mô hìnhdòng chảy tất định, tập trung và liên tục cho ước lượng mưa - dòng chảy dựa theo cầutrúc bán kinh nghiệm Mô hình NAM có thé sử dụng dé mô phỏng mưa trong nhiềunăm, hoặc cũng có thé thay đôi bước thời gian dé mô phỏng trận mưa và các cơn bãonhất định
3 HEC-HMS
Mô hình HEC-HMS (Hydrologic Engineering Center - Hydrologic Modeling
System) là phan mềm do Trung tâm Thủy văn Công trình (Cục Kỹ thuật Quân độiHoa Kỳ) thực hiện Day là mô hình mưa rào - dòng chảy dang tat định, có thông số
phân bó Một lưu vực sông chia thành các lưu vực nhỏ, nhiều hồ chứa, nhiều nhánhsông và các công trình như cầu cống, trạm bơm, đập dâng, kênh chuyền nước từ vùngnày sang vùng khác Câu trúc của mô hình bao gồm [25]:
— Basin Model (mô hình lưu vực): Chứa các yêu tố của lưu vực, liên kết và
các thông số của dòng chảy;
— Meteorologic Model (mô hình khí tượng): Chứa các dit liệu về mưa và bốc
hơi;
— Control Specifications (Các chỉ tiêu điều khiển): Bao gồm thời đoạn tính
toán, thời gian bắt đầu và kết thúc tính
4 SWAT
SWAT - Soil and Water Assessment Tool là mô hình thủy văn phân bố được
xây dựng bởi Trung tâm phục vụ nghiên cứu nông nghiệp (Agricultural Research
Service) Hoa Kỳ vào đầu những năm 1990 với mục đích dự báo những ảnh hưởng
của quản lý sử dụng đất đến nước, sự bồi lắng và lượng hóa chat sinh ra từ hoạt động
nông nghiệp trên những lưu vực rộng lớn va phức tạp trong khoảng thời gian dai [26] Một trong những mô-đun chính của mô hình này là mô phỏng dòng chảy từ mưa và
các đặc trưng vật lý trên lưu vực.
Mô hình SWAT được xây dựng dé đánh giá tác động của việc sử dụng đất,
của xói mòn và việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp trên một hệ thống lưu vựcsông Mô hình được xây dựng dựa trên cơ sở về mặt vật lý, bên cạnh đó kết hợp cácphương trình hồi quy mô tả mối quan hệ giữa những biến đầu vào và đầu ra, mô hình
yêu cầu thông tin về thời tiết, thuộc tính của đất, tài liệu địa hình, thảm phủ, và việc
sử dụng đất trên lưu vực Những quá trình vật lý liên quan đến sự chuyên động nước,pha sa, quá trình canh tác, chu trình chất dinh dưỡng, đều được mô tả trực tiếptrong mô hình SWAT qua việc sử dung dit liệu đầu vào này Mô hình chia lưu vực ra
làm các vùng hay các lưu vực nhỏ Phương pháp sử dụng các lưu vực nhỏ trong mô
Trang 30hình khi mô phỏng dòng chảy là rất tiện lợi khi mà các lưu vực này có đủ số liệu về
sử dụng đất cũng như đặc tính của dat
Xét về toàn lưu vực thì mô hình SWAT là một mô hình phân bó Mô hình nàychia dòng chảy thành 3 pha: pha mặt đất, pha dưới mặt đất (sát mặt, ngầm) và phatrong sông Việc mô tả các quá trình thuỷ văn được chia làm hai phần chính: phầnthứ nhất là pha lưu vực với chu trình thuỷ văn kiểm soát khối lượng nước, phù sa,
chất hữu cơ và được chuyên tải tới các kênh chính của mỗi lưu vực Phan thứ hai làdiễn toán dòng chảy, phù sa, hàm lượng các chất hữu cơ tới hệ thống kênh và tới mặt
cắt cửa ra của lưu vực
Trong luận án này, mô hình SWAT được lựa chọn sử dụng để đánh giá tácđộng của BDKH lên tài nguyên nước lưu vực sông Sêrêpôk vì mô hình này có thêxem xét nhiều mối quan hệ, nhiều biến trong thời gian dài trên khu vực rộng lớn và
phức tạp Ý nghĩa của mô hình SWAT là một lưu vực lớn có thé được chia thànhnhiều tiểu lưu vực, mô hình hóa theo tiểu lưu vực mang lại lợi ích khi những vùng
này tương đồng về đặc điểm sử dụng đất và tính chất đất Sự phân chia này giúp người
sử dụng có thé áp dụng kết quả nghiên cứu của một vùng này vào một vùng khác khichúng có sự tương đồng nhất định Bên cạnh đó SWAT là một công cụ mô phỏng
hiệu quả trong các nghiên cứu đánh giá tác động và được áp dụng thành công trên
nhiều lưu vực sông trên thế giới và ở Việt Nam, chỉ tiết về mô hình được trình bàychỉ tiết tại Chương 2 của luận án này
2.1.2 Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trang thái của hệ thống khí hậu, có thé nhậnbiết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, đượcduy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dai hơn [1] Tácđộng của BDKH liên quan đến tài nguyên nước là tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa,
tuyết, và có khả năng tăng tần suất lũ lụt và hạn hán, tùy thuộc vào khu vực, BĐKH
sẽ có những ảnh hưởng khác nhau Nhiệt độ tăng nhìn chung sẽ tăng cường chu trình
thủy văn toàn cầu, có thê thay đổi đáng ké sự thay đổi theo mùa trong dòng chảy của
sông, và có xu hướng làm tăng tần suất và cường độ mưa, có thê có sự gia tăng lũ lụt
do các trận mưa lớn.
2.1.2.1 Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thong khí hậu, hoặc do
những tác động từ bên ngoàải, hoặc do tác động thường xuyên của con người làm thay
đối thành phan cấu tạo của khí quyền hoặc sử dụng đất Trong báo cáo lần thứ nhấtcủa IPCC năm 1990 chỉ nêu được rất ít bằng chứng về ảnh hưởng của con người đếnkhí hậu Báo cáo lần thứ hai năm 1995 đã đưa ra được những minh chứng cụ thé về
Trang 31vai trò của con người đối với khí hậu trong thế kỷ 20 Báo cáo lần thứ ba năm 2001
đã kết luận rằng, sự ấm lên toàn cầu quan trắc được trong 50 năm cuối của thế kỷ 20
chủ yếu do sự tăng nông độ khí nhà kính trong khí quyền Những tiến bộ đạt được vềquan trắc số liệu hiện trạng cũng như các mô hình | gần đây càng cung cấp thêm những
hiểu biết, cho phép kết luận rằng BĐKH có nguồn gốc từ hai nguyên nhân: nguyén nhân tự nhiên và nguyên nhân con người (báo cáo lần thứ tư — AR4) [27].
1 Nguyên nhân tự nhiên
Theo Kịch bản BĐKH và nước biển dâng của Bộ TNMT năm 2016, những
nguyên nhân tự nhiên gây nên sự thay đổi của khí hậu Trái đất có thể là từ bên ngoài,
hoặc do sự thay đổi bên trong và tương tác giữa các thành phần của hệ thống khí hậutrái đất, bao gồm [10]:
— Thay đổi của các tham số quỹ đạo trái đất
— Biến đối trong phân bố luc địa - biển của bề mặt trái đất
— Sự biến đổi về phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của trái đất
— Hoạt động của núi lửa
Có thé thấy rằng nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tổ tự nhiên là biến đổi
từ từ, có chu kỳ rất dai, vì thế, nếu có, thì chỉ đóng góp một phan rất nhỏ vào BĐKH
trong giai đoạn hiện nay [4].
2 Nguyên nhân do con người
BĐKH trong giai đoạn hiện tại chủ yếu là do các hoạt động của con người làmphát thải quá mức các khí nhà kính vào bầu khí quyên Những hoạt động của con
người đã tác động lớn đến hệ thống khí hậu, đặc biệt ké từ thời kỳ tiền công nghiệp(khoảng từ năm 1750) Theo IPCC, sự gia tăng khí nhà kính kể từ những năm 1950
chủ yếu có nguồn gốc từ các hoạt động của con người Hay nói cách khác, nguyênnhân chính của sự nóng lên toàn cau trong giai đoạn hiện nay bắt nguồn từ sự gia tăngkhí nhà kính có nguồn gốc từ hoạt động của con người (Hình 2.2) [28]
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, con người đã sử dụng ngày càng nhiều nănglượng, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã phátthải vào khí quyên các khí gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến làm gia tăng nhiệt độ củatrái đất (Hình 2.2) [10]
Sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính làm giảm bức xạ hồng ngoại thoát từ mặtđất ra ngoài vũ trụ, làm tăng nhiệt lượng tích lũy của trái đất và dẫn đến sự ấm lêncủa hệ thống khí hậu Sự gia tăng của nhiệt độ bề mặt trái đất kéo theo nhiều thay đôi
khác, như làm giảm lượng băng và diện tích được phủ băng và tuyết, làm thay đôi độ
che phủ bề mặt Do nước biển và đất có hệ số phản xạ thấp hơn so với băng và tuyết,
nên khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời của trái đất sẽ tăng lên
Trang 32Thời gian (trước 2005)
Hình 2.2 Sự biến đổi của nồng độ các chất khí CO2, CH4, NaO trong khí quyên từ
20.000 năm trước đến 2005
(Nguồn: Ngo, 2018)
Các đại dương và bề mặt đất hấp thụ nhiều nhiệt sẽ tiếp tục làm giảm lượngbăng và diện tích phủ băng và tuyết Các khí nhà kính được khống chế trong Công
ước khí hậu bao gồm: các-bon điôxit (CO2), Mê tan (CHa), Nitơ ôxit (NzO), Hydro
fluorocarbons (HFCs), Perfluorocarbons (PFCs), Sulfur hexafluoride [10].
Theo báo cáo lần thứ 5 của IPCC, nồng độ các khí nhà kính như CO;, CHa, vaN2O trong bầu khí quyền đã tăng với một tốc độ chưa từng có trong nhiều năm trở lại
đây Nồng độ của CO: đã tăng khoảng 40% so với thời kỳ tiền công nghiệp, chủ yêu
là do sự phát thải từ đốt các nhiên liệu hóa thạch và thay đổi của bề mặt đệm Đại
dương đã hap thụ khoảng 30% lượng CO¿ do con người thải ra, gây ra sự axit hóa dai
dương [28].
Nóng lên toàn cầu so với giai đoạn 1850-1900 (°C)
Nhiệt độ bè mặt trung bình toàn cầu
quan sát được
Nóng lên do e LH trộc tín
tới hiện tại và khoản:
Khoảng có kha năng về các ứng phó theo mô hình cho các lộ trình dé rả
Wi Phá: thai CO, toàn cau đạt được mức rong bằng 0 vào năm 2055, và
cưỡng bức bức xạ phi CO, giảm sau năm 2030 (mau xám ở b, c & d)
—¬: Giảm CO, nhanh hyn (xanh da tời ở b & c) dẫn tới tăng khi
năng hạn chế nóng lên thêm 1 5°C
‘+ Ml Không giảm cưỡng bức bức xạ phi CO, (tím ở d) dẫn tới
khả năng thắp hơn về hạn chế sự nóng lênở 1,5°C
Hình 2.3 Quá trình nóng lên toàn cầu từ 1960-2020 và các dự tính đến năm 2100
(Nguôn: IPCC, 2013)
960 1980 2000 2020 2040 2060 2080 2100
x
Tác động bức xạ (W/m2)
Trang 33Năm 2018, IPCC đã công bố báo cáo về sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C, báo cáo
đã chỉ ra đến năm 2017 nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 1°C so với thời
kì tiền công nghiệp và nếu tiếp tục giữ nguyên xu thế ở hiện nay thì nhiệt độ trungbình toàn cầu sẽ tăng lên khoảng 1,5°C vào giai đoạn 2030-2052 (Hình 2.3) [28]
2.1.2.2 Kịch bản biến đổi khí hậu
Thay đôi nồng độ khí nhà kính trong khí quyền là yếu tô quan trọng trong dựtính BĐKH Kịch ban BĐKH được xây dựng từ các giả định về sự thay đổi trongtương lai và quan hệ giữa phát thải khí nhà kính và các hoạt động kinh tế - xã hội,tong thu nhập quốc dân, sử dụng dat
Năm 1990, IPCC lần đầu tiên công bố kịch bản BĐKH trong báo cáo lần thứnhất (AR1) và bổ sung vào năm 1992 Đến năm 2000, IPCC đưa ra bộ kịch bản thế
hệ thứ 2 (A1, A2, BI ) trong báo cáo lần 2 (AR2) Họ kịch bản này tiếp tục đượcdùng trong báo cáo lần thứ 3 (AR3) năm 2001 và báo cáo lần thứ 4 (AR4) năm 2007
Năm 2013, IPCC công bố kịch bản cập nhật trong báo cáo lần thứ 5 (AR5),
đường phân bố nồng độ khí nhà kính đại diện (Representative Concentration
Pathways - RCP) được sử dụng dé thay thé cho các kịch bản SRES Kịch bản RCPchú trọng đến nồng độ khí nhà kính thay vì các quá trình phát thải trên cơ sở các giảđịnh về phát triển của kinh tế- xã hội, công nghệ, dân số Các đặc trưng của kịch
bản RCP và so sánh giữa các kịch bản RCP và các kịch bản SRES được trình bày
Trang 342.1.2.3 Kịch bản CMIP6
Dự án Đối chứng các Mô hình Khí hậu (Couple Model Intercomparison
Project - CMIP) được triển khai nhằm nghiên cứu thử nghiệm đầu ra của các mô hình
khí hậu Kết quả của CMIP bao gồm các kết quả được báo cáo, công bồ và bình duyệtbởi các nhà khoa học, góp phần vào các đánh giá và báo cáo do Hội đồng liên chínhphủ về BĐKH — Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC) ban hành Báocáo AR6 của IPCC tập hợp kết quả từ mô hình khí hậu toàn cầu thế hệ mới nhấtCMIP6 cùng với 5 kịch bản chia sẻ kinh tế - xã hội (SSP), Bảng 2.2 cung cấp thôngtin tổng quan ngắn gọn về từng kịch ban SSP [29][30]
Bang 2.2 Dac trung cua cac kich ban phat thai SSP
: , Nhiệt độ Nhiệt độ Nhiệt độ
Loại Bức xạ eee wae ee
: v.v Đặc điểm phát tăng giai tăng giai tăng giai
mà Ae done thai doan 2021- doan2041-
đoạn2081-a đoạn2081-a 2040 2060 2100
SSPI- Giảm phát thải
19 1,9 W/m? CO» về 0 vào năm 1,5°C 1,6°C 1,4°C
, 2050
SSP1- Giam phat thai
2,6 W/m? CO; về 0 vào năm 1,5°C 1,7°C 1,8°C
SSP3- Tang gap hai lan
7,0 W/m? mức phat thải CO2 1,5°C 2,1°C 3,6°C
Những kết hop giữa các kịch ban SSP va RCP tương ứng được hiển thi trong
Hình 2.4 [31] Các kịch bản SSP là kịch bản phức tạp nhất được phát triển cho đến
nay và kéo dài một phạm vi từ giảm thiểu tối ưu nhất đến phát thải tăng liên tục Cáckịch bản SSP có một số đặc điểm chính sau:
— SSP kết hợp các yếu tô từ hai kịch bản trước đó: Báo cáo đặc biệt về các
kịch bản phát thải (SRES) và Lộ trình tập trung đại diện (RCP).
— SSP được tạo ra với các giả định khác nhau về sự phát triển cua con người
bao gồm: dân số, giáo duc, đô thị hóa, tổng sản phẩm quốc nội, tăng trưởng
kinh tế, tốc độ phát triển công nghệ, khí nhà kính, cung và cầu năng lượng,
sử dụng đắt,
— Các SSP được thiết kế dé hoạt động kết hợp với phiên ban cập nhật của
kịch bản RCP [29] Các kịch bản RCP mới chỉ xác định các lực bức xạ vào
Trang 35cuối thế kỷ, trong khi các SSP xác định sự phát triển toàn cầu và tình trạngcủa thế giới, phản ánh khó khăn và thành công hoặc thách thức liên quan
đến việc thực hiện chính sách, hoặc các chiến lược giảm thiểu hoặc thích
ứng.
Các mô hình khí hậu trong Giai đoạn 5 của CMIP (CMIP5) cho thay sự cảithiện trong mô phỏng gió mùa hè châu Á so với các mô hình giai đoạn 3 của CMIP(CMIP3) [32] Khả năng của các mô hình tái tạo sự phân bó địa lý của lượng mưa ở
Đông Á cũng được cải thiện từ CMIP3 đến CMIPS [33] Theo CMIP5, các tinh huống
này được chỉ định là Con đường tập trung đại diện: cách "cưỡng bức bức xạ" sẽ thay
đôi theo thời gian, các kịch bản như RCP 8.5 tạo ra thêm 8,5 Watts trên mỗi mét
vuông lực bức xạ vào cuối thế kỷ này Đặc điểm chính của các mô hình CMIP6 làbao gồm các kịch bản Kinh tế Xã hội Chia sẻ (SSP) Trong CMIP6, có thé thấy các
điều kiện kinh tế xã hội nhất định có thé được liên kết như thé nào với lượng bức xa,
và cách mà các tác động đó khiến khí hậu thay đổi Trong CMIP5, quỹ đạo cưỡngbức bức xạ được coi như một giá trị nhất định, và biến số duy nhất là mức độ khí hậuthay đôi Điều này đã giúp các mô hình CMIP6 linh hoạt hơn nhiều dé khám phá cáchcon người có thể ảnh hưởng đến khí hậu
Hinh 2.4 Cac kich ban SSP trong CMIP6
Trong báo cáo đầu tiên của AR6 đã so sánh chi tiết về kết quả CMIPS và
CMIP6 [28][30][34], một điểm khác biệt dang chú ý giữa các mô hình CMIPS vaCMIP6 là “độ nhạy khí hậu” — đây là thước đo mức độ thay đổi nhiệt độ trung bìnhtoàn cầu dé đáp ứng với sự thay đổi cụ thể về nồng độ CO2 So sánh cho thay giá tri
trung bình da mô hình của độ nhạy khí hậu trong các mô hình CMIP6 cao hơn so với
Trang 36các mô hình CMIP5, mặc dù trong CMIP6 có phạm vi rộng hơn [35] Điều này ý
nghĩa rằng đối với mức tăng CO2 nhất định, các mô hình CMIP6 sẽ mô phỏng BĐKH
lớn hơn một chút so với các mô hình CMIPS.
2.1.2.4 Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu
1 Mô hình khí hậu toàn cầu - GCMs
Mô hình hóa khí hậu là sự biéu diễn hệ thống khí hậu bằng các phương trìnhtoán học mô tả các quá trình vật lý, hóa học, sinh học, xảy ra trong hệ thống khíhậu (Hình 2.5) [10][36] Mô hình khí hậu toàn cầu (Global Climate Model - GCM)
mô tả các đặc trưng khí quyên và đại dương với lưới 3 chiều, độ phân giải khoảng200km [36] Mô hình GCM được xây dựng với mục đích mô tả đầy đủ đặc tính bachiều của hệ thống khí hậu, gồm ít nhất hai thành phan quan trong là khí quyên vàđại đương Vào những năm 1980, cùng với sự ra đời của Nhóm nghiên cứu về BĐKHcủa IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban Liên chính phủ về
BĐKH), mô hình GCM được áp dụng trong nghiên cứu tác động dai hạn của sự tích
lũy khí nhà kính trong khí quyên do các hoạt động sản xuất công nghiệp và đốt nhiên
liệu hóa thạch [10].
Hình 2.5 Sơ đồ minh họa các thành phần của mô hình khí hậu toàn cầu
Trang 37Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ về mô phỏng khí hậu trong quá khứ và dự
tính khí hậu trong tương lai, tuy nhiên, hầu hết các GCM đều có độ phân giải thấp(thường khoảng từ 2,5°-3,7° kinh vĩ) nên không thể mô tả tốt các đặc trưng khu vực
như khí hậu gió mùa, địa hình, hệ sinh thái phức tạp và hơn nữa là tác động của con
người Vì vậy, các mô hình khí hậu khu vực (Regional Climate Model - RCM) được
xây dựng nhằm nghiên cứu chỉ tiết hơn khí hậu khu vực Phương pháp lồng ghép giữa
GCM và RCM được gọi là chỉ tiết hóa động lực (Dynamical Downscaling)
2 Phương pháp chỉ tiết hóa
Mô hình GCM được xây dựng với mục đích mô tả đầy đủ đặc tính ba chiều
của hệ thống khí hậu, gồm ít nhất hai thành phần quan trọng là khí quyền và đại
dương Cac mô hình đã từng bước được hoàn thiện và tăng mức độ phức tạp dé mô
tả đầy đủ hơn quá trình vật lý và hóa học của hệ thống khí hậu Hiện nay, các GCM
đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu mô phỏng khí hậu quá khứ và
hiện tại, dự báo khí hậu hạn mùa và hạn xa hơn (khoảng vài thập kỷ).
Các mô hình khí hậu toàn cầu chia thế giới thành các ô lưới có kích thước từ
100 — 300 km, điều này có nghĩa là mỗi ô lưới có điện tích từ 10.000 — 90.000 km2.Mặc dù, mô hình khí hậu toàn cầu ngày cảng được hoàn thiện trên phạm vi khônggian và thời gian, tuy nhiên các kết quả trực tiếp của mô hình này vẫn chưa đủ chỉ tiết
để đánh giá tác động của BĐKH cho một khu vực nhỏ vì các điều kiện như: địa hình,
mặt đệm có ảnh hưởng lớn đến khí hậu địa phương nhưng chưa được thé hiện trong
mô hình khí hậu toàn cầu Do đó phương pháp chỉ tiết hóa (Hình 2.6) được sử dụng
để giải quyết các vấn đề này [37]
Trong cách tiếp cận chỉ tiết hóa có thé được phân thành 2 loại bao gồm chỉ tiếthóa động lực và chỉ tiết hóa thông kê Chỉ tiết hóa động lực thường đề cập đến việc
sử dụng các mô hình khí hậu khu vực (RCM) để mô phỏng các đặc trưng khí hậuvùng dựa vào kết quả đầu ra của các mô hình GCM Trong khi đó, chỉ tiết hóa thống
kê ước lượng các biến khí hậu vùng (đối tượng dự báo) dựa vào mối quan hệ thống
kê với các biến khí hậu toàn cầu (các yếu tô dự báo) Mỗi phương pháp có những ưuđiểm và nhược điểm riêng (Bảng 2.3), tuy nhiên phương pháp chi tiết hóa thống kê
thường được dùng vì nó đơn giản hơn, tốn ít tài nguyên máy tính và thời gian hơn[38] Các công cụ thường sử dụng trong phương pháp chỉ tiết hóa thống kê bao gồm
SDSM, ASD, LARS-WG, Kịch ban BĐKH thường được xây dựng bằng các công
cụ chỉ tiết hóa (thống kê hoặc động lực) dựa vào các kết quả của mô hình hoàn lưuchung (GCM) và sau đó sử dụng mô hình thủy văn sinh thái để đánh giá ảnh hưởngcủa BĐKH lên dòng chảy va chất lượng nước
Thuật ngữ “chi tiết hoa” đề cập đến các phương pháp mà thông tin về khí hậuđịa phương (10—100 km) được lay từ dit liệu khí quyền có độ phân giải thô (> 100km)
Trang 38sai lệch phát sinh một cách có hệ thống từ các quá trình khí quyền hoặc các đặc điểm
bề mặt quá nhỏ dé có thé thực hiện bằng các mô hình khí hậu quy mô lớn Các nhà
quản lý cần có các kịch bản có độ phân giải cao để đánh giá và ứng phó với BĐKH,các phương pháp chỉ tiết hóa cũng đã được xem xét trong nhiều nghiên cứu trước đây[36][39] Các thông tin khí hậu cần thiết cho việc đánh giá tác động và tài nguyênthường ở quy mô không gian chỉ tiết hơn nhiều so với mức độ chỉ tiết của các GCM
[40] GCM có độ phân giải hàng trăm km trong khi RCM có thé có độ phân giải tốt
Tuy nhiên, nhiều mô hình đánh giá tác động yêu cầu độ phân giải tương đương
với các quan sát khí hậu điểm và rất nhạy cảm với các BDKH quy mô nhỏ Điều này
đặc biệt đúng đối với các vùng có địa hình phức tạp, các vi trí ven biển hoặc hải đảo
và các vùng có độ che phủ đất không đồng nhất cao Do đó, mục tiêu chính của việcchỉ tiết hóa là để thu hẹp các thang đo không phù hợp giữa kết quả mô hình khí hậu
có thể cung cấp và thông tin mà cộng đồng nghiên cứu về tác động khí hậu yêu cầu
Chi tiết hóa dữ liệu (downscaling) là phương pháp dùng dé tăng độ phân giảicủa dữ liệu GCM đến độ phân giải cao hơn Hai phương pháp chỉ tiết hóa được sửdụng rộng rãi trên thé giới là chi tiết hóa thống kê và chi tiết hóa động lực học:
Trang 39— Phương pháp chi tiết hóa động lực dựa trên các quá trình vật lý và hóa học
bền vững của khí quyên Trái đất, ôn định về không gian và thời gian Nhìn
chung, các phương pháp chỉ tiết hóa động lực học thường được đánh giá caobởi các nhà nghiên cứu về khí hậu, nhưng nhược điểm của phương pháp này
là cần tài nguyên máy tính và thời gian mô phỏng rất dài Những nhược điểmtrên khiến chỉ tiết hóa động lực học ít được phổ biến Ở Việt Nam, hiện tại
chỉ có hai bộ dữ liệu kịch bản mô phỏng băng phương pháp chỉ tiết hóa động
lực học là dự án CORDEX-SEA và kịch bản BĐKH nước biển dâng của
MONRE (2016).
— Phương pháp chi tiết hóa thống kê dựa trên mỗi quan hệ định lượng giữa các
biển khí quyên ở quy mô lớn và biến khí quyền ở quy mô địa phương Theo
phương pháp này, số liệu mô phỏng độ phân giải thấp sẽ được chỉ tiết hóa về
độ phân giải cao ở quy mô địa phương Chỉ tiết hóa thống kê dựa trên mốiquan hệ giả định bất biến giữa các biến khí hậu Phương pháp thống kê có độchính xác tốt có thê thay thế cho phương pháp động lực khi thỏa mãn một số
điều kiện cần thiết
Bảng 2.3 So sánh chỉ tiết hóa thống kê và chỉ tiết động lực
Chỉ tiết hóa thống kê Chỉ tiết hóa động lực
Chỉ phí thấp
Dựa trên chuyên môn của nhà nghiên cứu
Mô phỏng cơ chế khí hậu chi tiết
Không giả định vê môi liên hệ
giữa khí hậu hiện tại và tương lai
Điểm Có thể sửa các sai lệch trong Sử dụng công nghệ hiện đại và
mạnh GCM không ngừng cải tiễn
Cho phép đánh giá kết quả khí Khuyến khích sự hợp tác giữahậu trên nhiều GCM và kịch lĩnh vực
bản phát thải
Giả sử mối quan hệ giữa khí Chi phí cao và yêu câu về tài
hậu địa phương và quy mô lớn nguyên máy tính
không đổi Kết quả có thể nhạy cảm với cácKhông hiệu quả trong mô tham số không chắc chắn
Điểm phỏng cơ chế khí hậu - ; Những sai lệch trong GCM (điều
yếu Không hiệu quả đê năm bắt kiện biên) có thê ảnh hưởng ở
phương sai hoặc các sự kiện cực đoan
quy mô địa phương
Đầu ra từ các mô hình có thể
không ở định dạng phù hợp với
phân tích - thường phải xử ly dữ
liệu bổ sung
Từ việc xem xét hai phương pháp chỉ tiết hóa, phương pháp chỉ tiết hóa thông
kê được lựa chọn trong luận án này do tính phù hợp về điều kiện tài nguyên máy tính
và chi phí thực hiện.
Trang 40Phương pháp nội suy là một trong những cách tiếp cập cơ bản của phươngpháp chỉ tiết hoá thống kê Nội suy giữa các điểm lưới GCM được xem là phươngpháp đơn giản dé xây dựng các kịch bản có độ phân giải không gian chi tiết hơn Cácphương pháp: yếu tổ thay đổi", thay đổi hệ số delta' và 'nhiễu loạn - perturbation'[41][42], với 2 quá trình thực hiện chính bao gồm: Đầu tiên, một điều kiện khí hậutham khảo được thiết lập cho địa điểm hoặc khu vực cụ thể, tùy thuộc vào mục đíchnghiên cứu, đây có thể là giá trị trung bình dài hạn đại diện, hoặc một dữ liệu khítượng thực tế chăng hạn như một chuỗi nhiệt độ tối đa hàng ngày Tiếp theo, các thayđổi trong biến tương đương được tinh cho hộp ô lưới GCM gần vi trí mục tiêu nhất.
2.1.2.5 Một số công cụ chỉ tiết hóa thống kê tiêu biểu
I SDSM
Phuong pháp chỉ tiết hóa thống kê (SDSM) tính toán các quan hệ thống kê dựa
trên các kỹ thuật hồi quy bội tuyến tính giữa khí hậu quy mô lớn (nhân tố dự báo) vớikhí hậu địa phương Các mối quan hệ này được xây dựng khi sử dụng số liệu quá khứ
và giả thiết răng mối quan hệ này được duy trì trong tương lai, chúng có thể được sửdụng thu nhận các thông tin địa phương hay nói cách khác là được “chi tiết hóa” chomột số thời đoạn trong tương lai bằng việc điều khiển các mối quan hệ với các nhân
tố nhận được từ GCM hoặc từ số liệu phân tích [37]
2.ASD
Kha năng tuyến tính tự động là nền tang cho sự phát triển của mô hình chi tiếthóa thống kê trong ASD Mô hình này được phát triển dựa trên công cụ chỉ tiết hóa
thống kê SDSM được phát triển trong môi trường Matlab [43] Do được phát triển
chung nên về nguyên tắc mô hình ASD hoạt động giống như SDSM Đầu ra từ các
mô hình GCM áp dụng cho yếu tố lượng mưa sử dụng dạng tuyến tính có điều kiện
Quá trình mô phỏng về sự xuất hiện không điều kiện đối với yếu tổ nhiệt độ
3 LARS-WG
LARS-WG là công cụ tạo ra dữ liệu thời tiết, được sử dụng để mô phỏng dữliệu thời tiết tại một vị trí cụ thé Dữ liệu thời tiết mô phỏng trong LARS-WG baogồm lượng mưa (mm), nhiệt độ nhỏ nhất và lớn nhất (°C) và bức xạ mặt trời (MJm'
?day'') Mô hình LARS-WG sử dung dữ liệu khí tượng đo đạc dé tính toán các tham
số cho hàm phân bồ xác suất của các biến khí tượng, các hàm phân bố này được dùng
để phát sinh chuỗi đữ liệu khí tượng bằng việc lựa chọn ngẫu nhiên các giá trị từ cáchàm phân bố phù hợp