Mục tiêu của luận án Làm rõ được đặc điểm địa mạo, lịch sử phát triển địa hình trong mối quan hệ với sự phân bố các di tích, di chỉ khảo cô phản ánh đặc điểm cư trú của người cô từPleist
Trang 1ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
oh eo
Nguyễn Quang Anh
CƠ SỞ DIA MAO CHO XÁC ĐỊNH CÁC DIEM CU TRU
VA BAO TON DI TICH CUA NGUOI TIEN - SO SU
KHU VUC THANH PHO HA NOI
Chuyên ngành: Quản lý Tai nguyên và Môi trường
Mã số: 9850101.01
LUẬN ÁN TIEN SĨ
QUAN LÝ TÀI NGUYEN VÀ MOI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Đặng Văn Bào
Hà Nội — 2021
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tÔI.
Các sô liệu, kêt quả nêu trong luận án là trung thực, chưa
từng được ai công bố trong bat kỳ công trình nào khác
Tác giả
Nguyễn Quang Anh
1
Trang 3LỜI CẢM ƠNTrong suốt quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình và đầy tâm huyết của PGS.TS Đặng Văn Bào, Thầy đã hướng dẫn NCS từ
những nghiên cứu khoa học sinh viên đầu tiên cho tới khóa luận tốt nghiệp Đại học,luận văn Thạc sĩ và luận án Tiến si NCS xin được trân trọng gửi đến Thay lời cảm
ơn chân thành và sâu sắc nhất
Nghiên cứu sinh chân thành cảm ơn các thầy giáo, các nhà khoa học: GS.TSĐào Đình Bắc, PGS.TS Vũ Văn Phái, GS.TS Trương Quang Hải, PGS.TS NguyễnHiệu, TS Trần Thanh Hà cùng nhiều nhà khoa học, chuyên gia đã trao đổi, góp ý cho
NCS trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn các thay, cô giáo Khoa Dia lý đã dao tạo, giúp đỡ NCS trong thời gian thực hiện luận án; trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Địa lý, Ban Giám hiệu và các phòng, ban Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Lãnh
đạo Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
NCS trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Cuôi cùng, NCS cảm ơn sự động viên, chia sẻ của gia đình va đông nghiệp.
11
Trang 4MỤC LỤC
LOI CAM ĐOAN 52-5 kề E11511211211211111 1111111111011 1111111111101 re ñ
LOI CAM 19 iii
MỤC LUC ceeccceccscssscsssscsesecsesscssscsvcavsvcavsussesassusatsucansusausasssassucavsusansassesavssavsveavene iv
DANH MỤC HINH Wu ceecsccccscsscsscscsscsscsvsscsesscsvsscsvssssucansusavsassvsassucarsucansavsvsavsvsavsncavene viDANH MỤC BANG Q ccccsccsssssscsscsesevsecersecersessesersecarsucersassesarsusassusarsassesassecassecareeees viiiDANH MỤC TU VIET TẮTT - - St k+ESE‡EE+EEEESEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEESEEEkrEkrkerkrkrrke ix
MO DAU wae ecccccscsssscsssscssesecscsucsesucsusavsucarsucavsuesesassvsassusansusavsasssassesansucatsassteavssatseeavenes 1CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VA PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU 61.1 Tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa dia mạo với điểm cư trú và bảotồn di tích khảo cổ tiỀn - SƠ SỬ -¿- 5-52 kSE+ESEE+EEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErEErkrrerkee 61.1.1 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài -2- ¿©+++++zx++rxezrxzrxee 61.1.2 Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam :- 2 22+ z+x+£xerxerxerxerxzree 15
1.1.3 Các nghiên cứu địa mạo và vân đê cư trú của người tiên - sơ sử khu vực thành
1.2 Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa dia mạo với vi trí cư trú của cư dân cô 251.2.1 Một số khái niệm 5:-522+222+t22 E222 122 1.2.1.2 re 251.2.2 Địa mạo trong xác định các điểm định cư của cư dân C6 - - s52 281.2.3 Dia mạo trong quản lý và bảo tồn các di sản văn hóa khảo cô 341.2.4 Bản đồ địa mạo trong xác định vi trí định cư và bảo tồn di tích khảo cổ 36
1.3 Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu mdi liên hệ giữa dia mao và vị
1.3.1 Quan điểm tiếp cận ¿-2-©2¿©2++22x2E1221127112112112711211 21121122121 cre 39
1.3.2 Phương pháp nghién CỨU c1 1921183911 8391 189 11 8111 811 E11 vn rry 40 1.3.3 Qui trình nghiÊn CỨU ó5 1111121011910 19910119 ng ng rưy 45
CHƯƠNG 2 ĐẶC DIEM DJA MAO VÀ PHAN BO DI TÍCH KHẢO CO TIEN
-SƠ SỬ KHU VUC THÀNH PHO HA NOL escsscssssssessesssssessessessssssessessessessseeseesess 49 2.1 Các nhân tô anh hưởng tới địa hình và vi trí tu cư của người tiên — sơ sử 49
2.1.1 Vị trí địa lý của Hà Nội 2¿- 2-52 tt E221 2121121121121 xetkrre, 49
2.1.2 Các nhân tố tự nhiên - 2£ 2+SEEE+EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkrrkrrei 50
2.1.3 Các hoạt động của CON "BƯỜII - s19 191 19119 1 ng ng ng nhớt 63
2.2 Đặc điểm địa mạo thành phố Hà Nội 2-2 52 2+EE+EE+£EtzEzEEerxerxrrex 67
1V
Trang 52.2.1 Bản đồ địa mạo thành phố Hà Nội - 2-2 ©5£+5£EE+£E+£EzEE+EEzrxerxezez 672.2.2 Đặc điểm các dang địa hình - 2-2 5¿22x+2+E22EE22E2EE2EEEEESEErrrrerkerree 68
2.2.3 Lịch sử phát triển địa hình ¿- St Sx+EEEEEESESEEEEEESEEEErkekrrrrkrkrrrrrree 76
2.2.4 Phan ving dia M0 ee ồ'ồ'®"ồ 86
2.3 Đặc điểm và phân bố các di tích khảo cô tiền — sơ sử thành phố Hà Nội 902.3.1 Khái quát về các di tích khảo cô học tiền sơ sử trên địa bàn Hà Nội 902.3.2 Phân bố di tích khảo cổ trên các dang địa hình ¿©2552 xzx>sz98
CHUONG 3 PHAN TÍCH DJA MAO CHO XÁC ĐỊNH CAC DIEM CƯ TRU VÀ
BAO TON DI SAN VAN HÓA KHAO CO TIEN - SO SỬ - 106
3.1 Các giai đoạn phát triển địa hình trong mối quan hệ với các di tích và di san vănhóa khảo cổ tiền - sơ sử khu vực Hà Nộii ¿- - St t+E+EvEE+E+EEEErEeEerertrrerereee 1063.1.1 Giai đoạn hậu kỳ thời đại đồ đá cũ/cuối Pleistocene muộn — đầu Holocene sớm
¬— 107
3.1.2 Giai đoạn sơ kỳ thời đại đá mới/cuối Pleistocene muộn —Holocene giữa 108
3.2 Phân tích địa mạo trong mối liên hệ với phân bố và bảo tồn di tích, di chỉ khảo
cô khu vực Hà Nội :- 25225222 2E2E 2E EEEE1111211211211217111111111 111 xe 1153.2.1 Vai trò của địa mạo trong việc hình thành đặc trưng các nên văn hóa khảo cô
"` 1153.2.2 Phân tích biến động lòng sông cho định hướng tìm kiếm và bao tồn di tích, dichỉ khảo cổ tiỀn - SO SỬ 2- 2£ 2 ©E+SE£EEE2EE2EEEEEEEEEEEE2E17171121121171 71.21 1.crxeE 1173.2.3 Các dạng địa hình tiềm năng và ít tiềm năng phân bồ di chỉ khảo cổ 127
3.3 Định hướng quản lý, bảo tồn các di sản văn hóa khảo cổ tiền - sơ sử thành phố
Hà Nội theo tiếp cận địa mạo văn hóa -2¿- 5: ©5+222£x2EEt2EEvEkeerxesrxrrreee 133
3.3.1 Dinh hướng quản lý, bảo tồn di sản theo các tiểu vùng địa mạo 133
3.3.2 Dinh hướng bảo tổn di sản gắn với xây dựng công viên địa khảo cổ 136
KẾT LUẬN -:-©2- 52 2<22ESEE2E22122171211211211 1111211111111 11 1111 140DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN
¬ 142
IV 10801200807 )0/84 01 4443 143
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Ban đồ địa mạo vùng Nam Mississippi -©22©55 55552 9Hình 1.2: Ban đồ địa mạo khu vực đồng bang châu thé gần Padua 10
Hình 1.3: Mơ hình độ cao địa hình từng thời kỳ lịch sử ‹+ <<5+ 10
Hình 1.4: Phân bố các di tích khảo cơ và các dịng sơng cổ khu vực biển Aral 12Hình 1.5: Tái hiện cảnh quan các thời kỳ qua phân tích địa hình va lịng sơng cơ khu
\4):40Ì9)928i101ïi2002 01x10 12
Hình 1.6: Mối quan hệ của các thời kỳ văn hĩa với các bước thành tạo đồng bằng hạ
lưu sơng Danube - - c6 +13 1n TH ng HT Thun HH Hà Hà HH gà 13 Hình 1.7: Mơ hình nghiên cứu vai trị của địa mạo trong quản lý di sản văn hĩa 35 Hình 1.8: Qui trình nghiÊn CỨU - G5 1112101119111 911991 1 HH ng ng 46
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên CỨu - 2 2 ++2E£+E£+EE+EEtrEezEesrxerxrex 49Hình 2.2: Bản đồ địa chất khống sản thành phố Hà Nội -5- 51Hình 2.3: Bề mặt thềm 10-15m với tang đá ong phát trién trên đá phiến hệ tang Núi
Con Voi tại Thạch “Thhât( - << 11113221111 1111119311 1111111831111 11 188211111 crggyy 52
Hình 2.4: Tầng sét loang lồ hệ tầng Vĩnh Phúc tại khu vực nhà máy gạch Đại La,
XUAN PHUONG 11111087 ầẦ 54
Hình 2.5: Mơ hình thuyết ơn định - bat ơn định sinh học - - 60Hình 2.6: Chênh lệch độ cao địa hình giữa khu vực trong và ngồi đê sơng Hồng 65Hình 2.7: Ban đồ địa mạo thành phố Hà Nội - 2-2 2 2 £+x£E+£x+£zz+zse2 69Hình 2.8: Bề mặt pedimen chân núi Ba Vì 2- 255 22E£+Ec£Ee£EerEerxerxersrree 70Hình 2.9: Dấu vết thềm tích tụ sơng - lũ khu vực hồ Đồng Mơ - 71Hình 2.10: Thém bậc I bị cat xẻ bởi máng x6i tại khu vực gần thành Cơ Loa 72Hình 2.11: Vết lộ trầm tích tướng lịng sơng hệ tang Vĩnh Phúc tuơi Pleistocene
muộn bên bờ sơng Cà Lơ tại Xuân Nộn, Đơng Anh - +5 ++s+++++exsserses 73
Hình 2.12: Vật liệu hệ tầng Vĩnh Phúc phát lộ khi người dân đào ao khu vực Hồi
DUC 2m 4 75 Hình 2.13: Dao động mực nước đại dương theo các tắc giả s<cssssx 78
Hình 2.14: Dao động mực nước biển theo tổng hợp của Tanabe và Họi 80Hình 2.15: Đường bờ biển va vùng rừng ngập mặn vào thời điểm 10.500, 9.200,
7.800, 6.500 và 3.700 năm BP -Q s1 HH HT TH TH Hàng HH nưệt 81
Hình 1.16: Thang địa tầng Đệ tut cccccccccccsssssssesssesssessssssecssecsuecsscssecssecsusesesssecaseess 82Hình 2.17: Sơ đồ phân vùng địa mạo Hà NỘI - c St nsneeirrey 88Hình 2.18: Số lượng các di tích khảo cơ phân theo tầng văn hĩa sớm nhất 95Hình 2.19: Số lượng các di tích khảo cơ phân theo kiểu di tích - 96Hình 2.20: Bản đồ phân bồ các di tích khảo cổ trên mơ hình số độ cao 97Hình 2.21: Số lượng di tích theo tầng văn hĩa ¿- 2: +©5z+cx+zxvrsesrsz 98
VI
Trang 7Hình 2.22: Tỷ lệ các di tích theo tuổi địa hình - - - : t+x+EvEEkeEeEerxeksrrsrxses 100Hình 2.23: Tỷ lệ các di tích theo nguồn g6C -¿- 2 2 + x+Ex+E++E+EzEerxees 100Hình 2.24: Bản đồ phân bồ di tích khảo cô trên các dạng địa hình 101Hình 2.25: Tỷ lệ các di chỉ cư trú theo tuổi địa hình s- ccxscxsxersrerxeree 102Hình 2.26: Tỷ lệ các di chỉ cư trú nhiều tầng văn hóa theo kiểu địa hình 103Hình 3.1: Sơ đồ liên hệ niên đại giữa các nền văn hóa khảo cô và các thời kỳ phát
triên địa hình: - - << 5E E2 222111E111 9350111111 955111 E191 KHE key 106
Hình 3.2: Sơ đồ đới ngập mặn trong thời kỳ Holocene gữa ( 6000-4200 năm BP),
Hình 3.3: Sơ đồ phân bố các di chỉ khảo cô khu vực Hà Nội trong mối tương quan
Hình 3.4: Di chỉ Thành Dén trên bề mặt thềm L :¿:c:¿+cc+v++ccxvez 112Hình 3.5: Bản đồ hệ thống sông, hồ, lòng sông cổ thành phố Hà Nội và phụ cận [5]
Trang 8DANH MỤC BANGBảng 1.1: Thống kê mật độ hiện vật khảo cổ trên các dạng địa hình khu vực North
Troodos 0a 000100012000) 1 -a 14
Bảng 2.1: Thống kê số lượng di tích khảo cổ trên các dang địa hình 99Bang 2.2: Thống kê số lượng các di tích, di chỉ cư trú trên các dạng địa hình 102Bang 3.1: Các dạng địa hình và mức độ tiềm năng tìm kiếm di tích khảo cổ tiền - sơ
Vili
Trang 9DANH MỤC TỪ VIET TAT
NCS Nghiên cứu sinh
NCKH Nghiên cứu khoa học
GIS Hệ thông tin địa lý
VQG Vườn quốc gia
DBSH Đồng bang Sông Hồng
Viện HLKHXHVN Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam
ĐHTHHN Đại học Tổng hợp Hà Nội
ĐHKHTN Đại học Khoa học Tự nhiên
ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm BP Năm cách ngày nay
1X
Trang 10MỞ ĐẦUTính cấp thiết
Địa mạo học là ngành khoa học có nhiều đóng góp cả về khoa học lẫn thực
tiễn cho sự phát triển của các Khoa học về Trái đất và nhiều lĩnh vực khác Đặc biệt
từ giữa thế kỷ XX đến nay, địa mạo học ngày càng mở rộng hướng ứng dụng trong
nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội Các khái niệm về địa mạo môi trường, tàinguyên dia mao, tai biến địa mạo, cảnh quan địa mạo, địa mạo sinh thái, và gần
đây là địa mạo văn hóa Địa mạo văn hóa đã thể hiện vai trò quan trọng và tính liênngành giữa địa mạo học và địa khảo cô học, là một trong các khoa học được hìnhthành như một ứng dụng của địa mạo với khảo cô học
Chủ dé đặc điểm cư trú và quá trình định cư gan liên quan với việc hình thànhnên văn hóa, dân tộc là một nội dung luôn được quan tâm rất rộng rãi Với từng ngànhkhoa học chuyên ngành cụ thê, việc nghiên cứu này lại gặp khá nhiều khó khăn Trênthé giới, địa khảo cổ đã được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau,nhưng ở Việt Nam, cho đến nay sự kết hợp giữa các nhà khảo cô, lich sử với dia mạo,trầm tích Đệ tứ chủ yêu mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu từng di chỉ riêng lẻ hơn
là tìm ra mối quan hệ giữa địa hình với đặc diém cư trú của người cô Do vậy dé cóđược hiểu biết đầy đủ, chính xác và toàn diện về van dé này cần có những tiếp cậnliên ngành giữa địa mạo, khảo cổ học và lịch sử, chứ không đơn thuần trên một tiếp
cận đơn lẻ nào.
Hà Nội - không gian nghiên cứu của luận án là trung tâm hành chính, chính trị
và cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước; là thủ đô ngàn năm văn hiến vớiquá trình lịch sử và định cư lâu đời Hà Nội cũng là khu vực có tốc độ đô thị hóanhanh, các công trình nhân tạo lớn dang lấn nhiều không gian tự nhiên, tiềm an cácnguy cơ phá hủy di tích nếu không đánh giá một cách day đủ về khảo cô học, về tiềmnăng phân bồ di tích của từng khu vực Việc hiểu được đặc điểm và quá trình định cư
của người tiền - sơ sử ở khu vực Hà Nội không chỉ làm sáng tỏ sự hình thành, phát
triển của cư dân thủ đô, mà còn góp tiếng nói từ góc độ địa lý tự nhiên, địa mạo, gópphan lý giải được cội nguồn quá trình phát triển của lịch sử đất nước
Như vậy, đề tài luận án “Cơ sở địa mạo cho xác định các điểm cư trú và bảo
ton di tích của người tiền - sơ sử khu vực thành phố Hà Nội” là một nghiên cứu
Trang 11liên ngành, có tính cấp thiết cao trong bối cảnh đô thị hóa của thủ đô Hà Nội Đề tàinày không chỉ xác định các điểm cư trú trong quá khứ, mà còn có góp phần làm sáng
tỏ quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng dân cư Hà Nội và đánh giá đúng
được mối tương tác giữa tự nhiên và con người trong lich sử Không những thế, việc
hiểu được đặc điểm cư trú của người cô có thé hỗ trợ việc tìm kiếm các di tích, di chỉ
khảo cổ, cảnh báo nguy cơ phá hủy di tích, di chỉ do đô thị hóa và là nguồn tài liệu
hữu ích cho việc qui hoạch và quản lý đô thị Hà Nội.
Mục tiêu của luận án
Làm rõ được đặc điểm địa mạo, lịch sử phát triển địa hình trong mối quan hệ
với sự phân bố các di tích, di chỉ khảo cô phản ánh đặc điểm cư trú của người cô từPleistocene muộn đến Holocene muộn, làm co sở cho việc luận giải, xác định, bảotồn va phát huy giá trị các di tích khảo cổ học thời tiền - sơ sử trên địa bàn thành phó
Hà Nội, phục vụ phát triển bền vững Thủ đô
Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan và xác lập cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa địa hình, quá trìnhdia mạo và vi trí cư trú thông qua các di chỉ khảo cô;
- Nghiên cứu đặc điểm địa mạo thành phó Hà Nội;
- Tổng hợp sự phân bó, đặc điểm các di tích khảo cổ và phân tích mối liên hệ
của chúng với các đơn vi dia mao;
- Phân tích quan hệ giữa các di tích, di chỉ khảo cổ với tiễn hóa địa hình, đặcbiệt là biến động lòng sông trong Holocene khu vực thành phó Hà Nội;
- Phân tích, xác định các dạng địa hình và quá trình địa mạo có tiềm năng phân
bố hoặc chôn vùi/làm mất các di tích, di chỉ khảo cô liên quan với vi tri cư trú củangười tiền - sơ sử;
- Đề xuất định hướng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa khảo cô học thời kỳ
tiền - sơ sử trên địa bàn thành phố Hà Nội
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là địa hình theo tiếpcận địa mao, gồm hình thái, trắc lượng hình thái, nguồn gốc, tudi và các qúa trìnhphát sinh, phát triển của các dạng địa hình trong mối liên quan với sự phân bồ và bảo
tôn di tích khảo cô tiên — sơ sử.
Trang 12Pham vi không gian: Không gian nghiên cứu của luận án gồm toàn bộ phạm
vi thành phố Hà Nội hiện nay; một số nội dung có sự mở rộng nhằm so sánh mối quan
hệ của các di chỉ khảo cổ của Hà Nội với toàn vùng đồng bằng sông Hồng và một số
vùng khác của Việt Nam.
Phạm vi khoa hoc: Cơ sở khoa học dia mạo và khảo cé học về cơ bản được kế
thừa từ các kết quả điều tra, nghiên cứu cơ hiện có Các đơn vi dia mạo và lịch sử
phát triển địa hình trong phạm vi đồng bằng khu vực Hà Nội từ Pleistocene muộn tớinay được bồ sung, chính xác và chi tiết hóa theo các kết quả điều tra, khảo sát bốsung Đối với quá trình cư trú của con người thì luận án tập trung đề cập và nghiêncứu vảo giai đoạn tiền — sơ sử khi có di chỉ chứng minh sự xuất hiện đầu tiên của conngười ở vùng đất Hà Nội, từ văn hóa Sơn Vi cho đến giai đoạn kết thúc văn hóa ĐôngSơn vào đầu thời kỳ Bắc thuộc Định hướng quản lý, bảo tồn các di tích chỉ trên cơ
SỞ tiếp cận địa mạo văn hóa
Luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Nằm ở khu vực gần đỉnh đồng bằng châu thô sông Hong, địahình thành phố Hà Nội khá đa dạng, gồm 4 kiểu nguồn gốc với 19 dạng địa hình,phân bồ trong 3 vùng với 10 tiêu vùng địa mao, trong đó các thềm sông và bề mặt
2 A
tích tụ sông biển tuổi cuối Pleistocene muộn có sự tập trung cao các di tích khảo côliên quan với vị trí cư trú quan trọng của người thời tiền - sơ sử
Luận điển 2: Phân tích tiến hóa dia mạo từ cuối Pleistocene muộn đến nay,đặc biệt là biến động lòng sông Hồng và chỉ lưu trong Holocene muộn giúp xác địnhcác không gian có tiềm năng phân bồ di tích, di chỉ khảo cổ, là cơ sở cho việc địnhhướng tìm kiếm, bảo tồn, quản lý và phát huy giá trị các nền văn hóa khảo cổ khuvực thành phố Hà Nội
Điểm mới của luận án
- Đúc rút được cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa địa hình, tiễn hóa địa mạovới các di tích, di chỉ khảo cổ học liên quan đến quá trình tụ cư, định cư, di cư của
con người từ Pleistocene muộn tới Holocene muộn.
- Làm rõ được đặc điểm phân bố của các di tích, di chỉ khảo cô trên các dạng
địa hình có nguồn gốc và tuổi khác nhau, mối liên quan giữa tiến hóa dia mạo với các
vị trí cư trú của người tiên - sơ sử trong phạm vi thành phô Hà Nội.
Trang 13- Đề xuất cơ sở khoa học địa mạo cho định hướng tìm kiếm, bảo tồn và pháthuy giá trị các di tích, di chỉ khảo cô thời tiền - sơ sử và 3 công viên địa khảo cổ trên
địa bàn thành phố Hà Nội
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Y nghĩa khoa hoc: Luận án có sử dụng cách tiếp cận liên ngành giữa địa mạo
và lịch sử, khảo cô Đây là một hướng ứng dụng mới của địa lý, địa mạo có ý nghĩa
về mặt lý luận về mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa điều kiện tự nhiên và các vẫn đề
lịch sử - văn hóa, kinh tế - xã hội
Ý nghĩa thực tiễn:
- Xây dựng bản đồ phân bố tiềm năng các khu vực có di tích, di chỉ khảo cổ
học thời tiền - sơ sử trên cơ sở địa mạo, làm cơ sở cho tìm kiếm, phát hiện và bảo tồn
di tích.
Lý giải và làm sáng tỏ quá trình hình thành và cư trú của cư dân thời tiền
-sơ sử trên địa bàn thành phố Hà Nội trong mối liên quan với tiễn hóa địa mạo
- Định hướng, tổ chức không gian bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, di chỉ
khảo cô học thời tiền - sơ sử là cơ sở khoa học quan trọng phục vụ phát triển bền
vững Thủ đô Hà Nội.
Cơ sở tài liệu
1 Nguồn tài liệu, dữ liệu kế thừa:
- Về tài liệu địa chất, địa mạo và điều kiện tự nhiên: Luận án kế thừa các công
trình nghiên cứu đã được công bố về khu vực Hà Nội Điền hình là các công trình của
Vũ Văn Phái, Đào Đình Bắc, Ngô Quang Toàn, Đặng Văn Bào, Doãn Đình Lâm,
Tanabe, Nguyễn Thùy Dương
- Về tài liệu khảo cô: Luận án tập hop và thống kê dựa trên các di tích, di chi
khảo cô đã công bố của Hà Văn Tan, Diệp Đình Hoa, Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn
Việt, Nguyễn Khắc Sử, Hoàng Văn Khoán, Hán Văn Khan, Bùi Văn Liêm, Tống
Trung Tín, Trình Năng Chung, Lại Văn Tới, Lâm Mỹ Dung về các di tích, di chỉ
khảo cô tiền - sơ sử trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Về dữ liệu GIS luận án sử dụng bản đồ nền hành chính Hà Nội được số hóa
và biên tập lại trên phần mềm ArcGIS Dữ liệu giao thông sử dụng dữ liệu của
openstreetsmap.org;
Trang 14- Mô hình số độ cao và ảnh vệ tỉnh sử dụng dữ liệu của Cục Khảo sát Địa chất
Hoa Ky (USGS).
2 Nguon tài liệu do NCS thu thập:
Các nguồn tài liệu do NCS thu thập từ các đợt khảo sát thực địa nhằm bổ sung
cập nhật, điều chỉnh chỉ tiết và đầy đủ hơn về các dạng địa hình ở khu vực đồng bang
thuận lợi cho cư trú, đồng thời xác định lại chính xác trên thực dia các dang địa hìnhcủa các di tích khảo cổ tiền - sơ sử tiêu biểu đã được dé cập trong tài liệu về khảo cô
học Luận án đã xây dựng va di lại nhiều lần 5 tuyến khảo sát gồm tất cả các dạng địahình và các di tích khảo cô học quan trọng của Hà Nội: i) Tuyến khảo sát phía Bac
Hà Nội; ii) Tuyến khảo sát phía Tây Hà Nội; iii) Tuyến khảo sát thượng nguồn sôngDay; iv) Tuyến khảo sát nội thành Hà Nội; v) Tuyến khảo sát phía Nam Hà Nội
Cơ sở dit liệu GIS về dia chất, địa mao và khảo cé học cũng được NCS xâydựng, số hóa và biên tập thống nhất với hệ thống dữ liệu nền và mô hình số độ caonhằm đảo bảo độ chính xác cho các phép phân tích không gian
Các tài liệu, dữ liệu do NCS thu thập khi tham gia thực hiện các đề tài NCKH
mà NCS là thành viên:
+ Nghiên cứu xây dựng “Dia chí Cổ Loa”, “Địa chí Đông Anh”;
+ Nghiên cứu xây dựng “Atlas Thăng Long - Hà Nội”;
+ Đề tài trọng điểm cấp ĐHQGHN “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp da lợi
ích sử dụng bền vững các hồ nước, sông ngòi thuộc phạm vi ngoại thành Hà Nội”,
mã số QGTĐ.012.05
Bồ cục của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành 3
chương như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2 Đặc điểm địa mạo và phân bố di tích khảo cô tiền - sơ sử khu vựcthành phố Hà Nội
Chương 3 Phân tích địa mạo trong mối quan hệ với điểm cư trú và bảo tồn di
sản văn hóa khảo cô tiên - sơ sử.
Trang 15CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa địa mạo với điểm cư trú vàbảo tồn di tích khảo cỗ tiền - sơ sử
1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1 Mối liên quan giữa dia mạo với điểm cư trú và các di tích khảo cổ
Sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người gắn liền với địa hình bề mặt Trái
đất; sự phân hóa và quá trình tiến hóa của địa hình tác động tới thay đổi vị trí định cưcua con người Dé hiểu rõ về lịch sử tu cư, về sự phân bố các di chỉ khảo cổ, về cácthời kỳ khảo cổ cần phải nghiên cứu day đủ về địa hình và tiến hóa địa mạo - địa chat
Một chuyên ngành khoa học có tính liên ngành được hình thành là “địa khảo cổ”
(Geoarchaeology) Thuật ngữ địa khảo cô được sử dụng chính thức đầu tiên trongcông trình “Geoarchaeology” của Davidson và Shackley năm 1976 [95] và bat đầuđược coi như là một ngành khoa hoc kết nối giữa khoa học Trái đất và Khảo cô học.Trong cuốn “Earth Sciences and Archaeology” [102] các tác giả cũng đã đặt vai trò
và vị trí của địa mạo học lên hang dau trong các ứng dụng của khoa học Trái đất dé
nghiên cứu khảo cô Công trình này cũng đặc biệt nhắn mạnh tới vai trò của địa mạo
trong nghiên cứu về quá trình biến đổi cảnh quan, đặc biệt ở khu vực đồng băng châuthổ đối với khảo cô học
Với việc giải thích địa hình, cảnh quan được hình thành trong quá khứ như thếnào, nó có vai trò gì trong hiện tại và có thé biến đổi thé nao trong tuong lai, dia maohọc có những đóng góp rat đa dang và xuyên suốt trong các van đề về môi trường va
quan lý Trong cuốn “10 reasons why Geomorphology is important” đã chỉ ra một số
ngành, vấn đề mà địa mạo có đóng góp quan trọng và trực tiếp: Sinh thái học, Khoahọc hành tính, Chính sách và quản lý môi trường, Biến đổi toàn cầu, Địa chất, Cautrúc và dau khí, Công nghệ môi trường và Khảo cổ học [119]
Nghiên cứu địa hình và các quá trình thành tạo địa hình trong mối liên hệ với
quá trình định cư của con người được thể hiện thông qua việc phân tích mối liên quan
giữa các dạng địa hình với các di tích khảo cổ đã được các nhà khoa học Hoa Kì tiễn
hành từ khá sớm Việc tìm kiêm các vi trí có tiêm năng chứa đựng các di chỉ khảo cô;
Trang 16hoặc nghiên cứu cô địa mạo cũng có mục đích dé tái hiện lại khung cảnh sống - yếu
tố về mặt không gian trong mục đích phục dựng lại các nền văn hóa của con ngườitrong quá khứ Đây cũng là hướng tiếp cận mà Zeuner (1945), Antevs (1935), Butzer,
Hanson (1968) và Vita-Finzi (1969) đã áp dung trong các công trình nghiên cứu của
minh dé làm sáng tỏ vai trò của các nhân tổ địa hình có ảnh hưởng tới việc hình thành
các điểm quan cư [93] Các nghiên cứu đều khang định vi trí phát hiện được những
di chỉ khảo cô - là dấu vết sinh sống của con người không hề phân bố một cách ngẫunhiên mà liên quan tới một sỐ dạng địa hình nhất định, hoặc ở những nơi có điều kiện
tự nhiên thuận lợi mà con người có thê khai thác cho quá trình sinh sống Băng việc
thu thập tư liệu liên quan tới các di chỉ khảo cổ về không gian phân bó, loại hình và
đặc điểm của các di vật, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành thống kê số lượng các dichỉ khảo cổ, niên đại theo các không gian địa lý như theo lưu vực sông, theo các dạngđịa hình, độ cao và tim ra quy luật phân bố của chúng Đồng thời, tác động của cácquá trình địa mạo đang tiếp diễn đối với sự bảo tồn hay hủy hoại các di tích cũngđược xem xét đến Ví dụ như quá trình lắng đọng trầm tích sông, hồ có thé bảo tồn
các di tích bằng chính việc chôn vùi; trong khi các quá trình phong hóa, quá trình
sườn lại có thể hủy hoại, hoặc phân bồ lại các di tích này [90]
Địa hình luôn biến đổi kéo theo các yêu tố ở trên bề mặt địa hình cũng biếnđôi theo đó, gây cản trở nhiều trong việc nhận diện những đối tượng sử dụng đất trước
đây Các quá trình địa mạo ngoài vai trò tạo nên các dạng địa hình được con người
sử dụng, đồng thời cũng có thé làm phá hủy dang địa hình ban đầu, gây nên những
khó khăn, cản trở và đòi hỏi con người cũng phải thay đổi để thích nghỉ; chúng còn
có thê chôn vùi đi những dấu tích ở nơi mà con người đã từng sinh sống Trên cơ sởnhận thức đúng đắn về nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển của địa hình, địamao học có thé hiểu được bản chất của các dạng địa hình và phân biệt được trong địa
hình hiện tai đâu là các dạng di lưu của quá khứ, đâu là dang đang hình thành và phat
triển Nó cho phép chúng ta khôi phục lại những điều kiện cỗ địa mạo và tìm hiểulịch sử về mặt không gian sống của con người trước kia Dựa trên cơ sở con người sửdụng địa hình một cách có lựa chọn, nghiên cứu địa mạo giúp chúng ta nhận biết
Trang 17được đặc trưng về mặt hình thái và nhận diện những vi trí thuận lợi cho sự cư trú của
từ đó giải thích được đặc điểm và quá trình cư trú của con người trên các khu vực
1.1.1.2 Bản đồ địa mạo cho nghiên cứu các điểm định cư
Ban đồ địa mạo được coi là một trong những công cụ tốt nhất dé hiểu được
bối cảnh tự nhiên của bề mặt Trái đất [96] Nó cung cấp một mô tả khách quan đầy
đủ về hình thái địa hình cùng với tên cụ thể Bản đồ địa mạo bao gồm thông tin trênthuộc tính không gian của địa hình (như hướng, độ dốc, bậc độ cao ); nguồn gốc vàtiễn hóa trong quan hệ với nội sinh/ngoại sinh và quá trình trên bề mặt Với đặc điểm
như vậy bản đồ địa mạo gần như là một nội dung bắt buộc phải xây dựng trong mọinghiên cứu địa mạo Tuy nhiên, do sự đa dạng về nội dung, ty lệ, mục đích sử dung
nên bản đồ địa mạo cũng khá da dạng về phương pháp thành lập va ký hiệu [115].Các nghiên cứu cụ thể cũng ứng dụng khá linh hoạt các dạng khác nhau của bản đồđịa mạo để thành lập các bản đồ cho mình
Các nghiên cứu về địa mạo va địa khảo cổ thường xây dựng các bản đồ địamạo từ đó làm cơ sở cho các đánh giá về tiềm năng và các dạng địa hình theo từng
thời kỳ như nghiên cứu về địa mạo và địa khảo cô ở phía Nam Mississipi do Paul V
Heinrich (2004) tiến hành [103] Tác giả đã thành lập bản đồ dia mạo chỉ tiết từ bản
đồ địa mạo tỉ lệ nhỏ hơn được thành lập trước đó trên cơ sở tích hợp với những dữliệu mô hình số độ cao N ghiên cứu mô tả các đơn vi dia mao chi tiết, khác nhau về
đặc điểm địa chất, lịch sử thành tạo địa chất, địa mạo và các quá trình địa mạo, lay
đó là căn cứ dé đánh giá đặc trưng của những dang địa hình phân bồ nhiều di chỉ khảo
cô Tác giả nhận định rằng, các khu vực này thường là những nơi cao ráo như các
vùng thêm, các địa hình sót nôi cao, các gờ cao ven lòng của hệ thông sông hiện đại
Trang 18cũng như hệ thống sông cô và gần nguồn nước Trong nghiên cứu này, bản đồ địamạo của công trình cũng đã được xây dựng theo phương pháp nguồn gốc hình thái
với việc chia tách các nhóm thành tạo Neogen, các thêm Pleistocene và các địa hình
mới hình thành trong Holocene (hình 1.1).
Chú giải
Vùng cao tuổi Neogen
Vùng cao tuổi Neogen | Thém thấp Sông chính
không phân chia Đường bờ và Dòng chảy lớn
ed Bé mat san bang đê cát cổ Biên giới Quốc gia
Đồng bằng ven biển Pleistocene de= Dam lấy Devils Ranh giới bang
bee
L] Thém giữa “pe Dong chảy cổ
ns Nhánh sống núi L] Them DeMioyvHIE
Đồng bằng ven biển Holocene
Ii Thém cao L] Không phân chia
Trang 19Trong một case study nghiên cứu về địa mạo trong cuốn “Earth Sciences andArchaeology”, tác giả đã sử dụng bản đồ địa mạo giản lược và tập trung vào các thànhtạo châu thé từng thời kỳ (alluvial fan delda) cùng đường bờ cô Nghiên cứu này cũng
đã chỉ ra tiền hóa địa hình đã chi phối sự phân bố của các di chỉ khảo cổ theo thời kỳ
Trang 20Khi nghiên cứu về quá trình hình thành một đô thị cổ từ thời La Mã, tác giả
Paolo Mozzi , đã xây dựng ban đồ địa mạo chung cho cả khu vực và một loạt bản
đồ hình thái địa hình ứng với từng thời kỳ lịch sử của đô thị cô ở Padua, Italy [112].
Với ban đồ địa mạo chung cho cả khu vực, tác gia có thể giải thích điều kiện tự nhiên,
quá trình thành tao địa hình và hiểu rõ hơn bản chất nguồn gốc địa hình khu vực (hình
1.2), cho cái nhìn toàn cảnh về vị trí địa lý và các tác động tự nhiên tới khu vực Đối
với bản đồ tỉ lệ lớn, tác giả gần như dựng lại địa hình từng thời kỳ lịch sử, phân tíchcác thay đổi và tác động của con người lên địa hình trong các giai đoạn, từ đó có thểhiểu rõ và tái hiện toàn bộ quá trình hình thành và đô thị hóa ở đây (hình 1.3)
Đặc biệt, một số công trình còn sử dụng máy quét sonar dé xây dựng ban đồđịa mạo day biển cho việc nghiên cứu khảo cô học dưới nước Tác giả Micla Pennetta
và nnk., đã nghiên cứu một khu vực bến cảng cô hiện bị chìm xuống đáy biển do hakiến tạo và sự dâng lên của mực nước biển [116] Các nghiên cứu địa mạo và địa kiếntạo đã giúp chỉ ra nguyên nhân chính của việc chìm xuống đáy biển của bến cảng này
là do quá trình kiến tạo núi lửa và có thể có tác động một phần của sự dâng lên củamực nước biên
1.1.1.3 Dia mạo với bảo ton và nghiên cứu di tích khảo cổ
Từ mối quan hệ giữa địa mạo và các điểm định cư, di chỉ khảo cổ, các nhàkhoa học cũng đã chỉ ra vai trò của các quá trình địa mạo trong việc bảo tồn hay phá
hủy sự ton tại của các di chỉ khảo cô
Việc phân tích và thống kê số lượng lớn các di chỉ từ đó chỉ ra qui luật trên địahình cũng được một số tác giả sử dụng Anderson (2010) [86] đã thống kê tới 4.420
điểm hiện vật chia thành các nhóm đặc tính khác nhau và đặt trên một sơ đồ địa hìnhvào cuối Pleistocene dé nghiên cứu về đặc điểm định cư của thé dân châu Mỹ cô
Cũng là tác giả Anderson (2017) [87] và phương pháp thống kê các di chỉ sửdụng cơ sở dữ liệu số của toàn bộ các di chỉ khảo cổ khu vực Bắc Mỹ và đặt vi trí các
di chỉ này trên bản đồ, mô hình số độ cao dé phân tích lại đưa ra các cảnh báo về nguy
cơ phá hủy và chỉ ra các di chỉ đang trong vòng nguy hiểm liên quan đến quá trìnhnước biển dâng và biến đồi khí hậu hiện nay
Việc xác định các lòng sông cổ và mối quan hệ của nó đối với các di tích, dichỉ khảo cô cũng là van đề được quan tâm nghiên cứu Khi nghiên cứu quá trình định
11
Trang 21cư và các di chỉ khảo cổ khu vực biển Aral, các tác giả đã khôi phục lại các long sông
cô (hình 1.4) để từ đó làm cơ sở giải thích và phân tích đặc điểm địa hình của các di
chỉ khảo cổ trong khu vực này [108].
viện ses BAN
La F AR +SN: Pats torte tua sh teenie
Hình 1.5: Tái hiện cảnh quan các thời kỳ qua phân tích dia hình và lòng sông cổ
khu vực Upper hunter, Australia [105]
Nhiều nghiên cứu khác thực hiện với mục đích ứng dụng nghiên cứu địa mạo
và cô địa mạo đê tái hiện lại môi trường sông cô xưa của con người mà vai trò của
12
Trang 22các dau ấn địa mạo trong việc phục hồi lại cảnh quan Anderson va Smith (2003) [88]
khi nghiên cứu bề mặt cao tuổi Neogen ở vùng ở phía Nam - trung tâm Louisiana đã
đánh giá và chỉ ra khoảng cách tới những khu vực có nước là một chỉ dẫn quan trọng
trong việc dự đoán vị trí các di chỉ Nghiên cứu đã xác định được từ 90 đến 93% các
di chỉ khảo cô nằm trong bán kính khoảng 200m từ nguồn nước trong khu vực Mục
dich của khôi phục cảnh quan và môi trường cổ địa lý là dé tìm hiểu về cách thức màcon người trong quá khứ đã định cư và khai thác thiên nhiên khi đó với một số nghiên
cứu cụ thể như tại Kazakhstan [91] Sự phân bố quần cư theo không gian đượcHoyle và Brooks (2008) [105] phân tích qua trầm tích đồng bằng ngập lụt, di tíchkhảo cổ, ban đồ cô và các ảnh vệ tinh đánh dấu sự thay đôi theo thời gian và khônggian tại sông Upper Hunter, Australia (hình 1.5) Các tác giả đã tìm ra mối liên hệ
gữa sự phân bô các diém quan cư ban dau với các đới hoạt động của lòng sông cô.
hình thành bar bờ đầu tiên
Ngập lụt hiến Den ? ' Chilia |? Chilia Il? Chilia Il
Hình 1.6: Mối quan hệ của các thời kỳ văn hóa với các bước thành tạo đồng bang
hạ lưu sông Danube [94]
13
Trang 23Carozza và Micu (2012) [94] đã tiến hành phân tích mối quan hệ giữa sự thay
đổi địa hình và các di chỉ khảo cổ trên khu vực hạ lưu sông Danube trong công trình
“Landscape change and archaeological settlements in the lower Danube valley and
delta from early Neolithic to Chalcolithic time” Nghiên cứu này mô tả sự thay đổidia mạo bờ biển khu vực Biên Den, kết hợp với sự dâng lên của mực nước biển và sựhình thành các khu vực đồng bang đã làm thay đổi điều kiện sống và quan cư khu vựcđồng bang Danube trong thời kỳ đá mới tới thời kỳ đồ đồng (hình 1.6) Phương phápkhảo cổ học và phân tích cổ môi trường cho phép so sánh giữa dữ liệu môi trường và
dữ liệu xã hội Những thay đổi có nhịp điệu này được thảo luận trong bối cảnh của
sự thay đôi không gian quan cư Sự chuyền dich từ thời kỳ đá mới tới thời kỳ đồ đồngcho thay sự thích nghi nhanh chóng của các khu vực quan cư với các điều kiện địa lý.Bằng việc phân tích vi trí các di chỉ khảo cô trên từng thời kỳ với các dang địa hình
và quá trình đao động mực nước biển nghiên cứu cũng chỉ ra tương quan và qui luậtphân bố của các di chỉ trong từng thời ky văn hóa theo các dang địa hình
Bảng 1.1: Thống kê mật độ hiện vật khảo cổ trên các dạng địa hình khu vực North
Troodos Foothills, Cyprus [102]
Mật độ hiện vật (số hiện vật/km”) Kiểu bề mặt Tổng số hiện vật Trung bình Cao nhất Trung vị
Trang 24Khi nghiên cứu về các di tích khảo cô thời kỳ đồ đá, do đặc điểm của thời kỳnày mà sự phân bố và tính chat của các di chỉ trên địa hình cũng có sự khác biệt Cáchiện vật của thời kỳ đồ đá thường được phân bồ trên một không gian rộng và rải ráctrên địa hình do đó nhiều nghiên cứu thống kê số lượng và mật độ hiện vật trên các
dạng địa hình (bảng 1.1) Trong nghiên cứu về cảnh quan cô sinh khu vực North
Troodos Foothills, Cyprus (“Paleolandscapes of the North Troodos Foothills, Cyprus:
Toward an Interdisciplinary Framework”), tác giả đã thong kê và nghiên cứu số lượng
và mật độ hiện vật trên các dạng địa hình và chỉ ra sỐ lượng hiện vật lẫn nơi có mật
độ cao nhất của các hiện vật khu vực này năm trên các bậc thềm sông [102] Nghiêncứu này cũng chỉ ra sỐ lượng hiện vật phân bố nhiều nhất ở các dạng địa hình ôn định,địa hình bồi tụ và hỗn hợp cũng chứa đáng ké các hiện vật trong khi nhóm các địahình bóc mòn có lượng hiện vật ít hơn hắn
Một dạng địa hình quan trọng của thời kỳ đồ đá cũng được nghiên cứu liênquan đến hoạt động sinh sống của con người là hệ thống các hang động [120] Tuynhiên các hang động thường được tiếp cận theo hai hướng chính: Một là vi địa mạo,tức nghiên cứu cấu trúc, mô hình không gian trong hang, các quá trình tạo trầm tíchtrong hang liên quan đến các hoạt động của con người và hướng thứ hai là cảnh báo
về các hoạt động địa mạo của hang, đặc biệt là hang động karst có thể ảnh hưởng đếncác di tích, di chỉ trong hang [101] Như nghiên cứu về hang Con Moong ở VQG CúcPhương, tác gia Conor McAdams , đã đưa ra mặt cắt địa mạo các tầng trầm tích bề
mặt ứng với các thời kỳ khác nhau của hang [111].
1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2.1 Các nghiên cứu dia mạo - dia chất cho khảo cổ
Trong giai đoạn thập ky 70, 80 của thé kỷ trước, các nhà khảo cổ cùng cácchuyên gia địa mạo, trầm tích Đệ tứ ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về đặcđiểm cô môi trường của các điểm cư trú, di chỉ khảo cổ học Nguyễn Đức Tâm nghiêncứu về tram tích Kainozoi và sự hình thành các đồng bằng ở Việt Nam, đồng thời liên
hệ nó với các đi chỉ khảo cô học Khi viết về “Lịch sử hình thành các vùng đồng bằng
và mối liên quan với khảo cô học” đưa ra nhận định về việc dựa vào sự hình thành và
diện phân bố của các đồng bằng mà chúng ta có thé phát hiện được các di tích khảo
cô của các thời đại khác nhau Đặc biệt là các bài viêt vê khảo cô học đông băng và
15
Trang 25van đề hoàn cảnh địa lý kinh tế có các phân tích về điều kiện tự nhiên đồng bằng sôngHồng thời kỳ Hùng Vương [59] [60] Hoàng Ngọc Kỷ nghiên cứu về địa chất và môi
trường Đệ tứ ở Việt Nam cũng công bố về “Tram tích nhân sinh đồng bằng Bắc Bộ”[29] và “Đặc điểm biến tiến Holoxen trung và ý nghĩa của nó đối với khảo cô học”[30] Nguyễn Dich Dy và Dinh Văn Thuận trong giai đoạn này cũng công bố một số
các nghiên cứu về sử dụng phương pháp bào tử phan hoa ở một số di chỉ khảo cổ học
[18-20] Nguyễn Ngọc Mên nghiên cứu về đặc điểm thạch học của một số công cụ
đá của văn hóa Hòa Bình [42].
Gần đây, trong quá trình đưa Hoàng thành Thăng Long trở thành Di sản Vănhóa Thế giới, Viện Địa Chất đã chủ trì đề tài Nhà nước về: “Nghiên cứu môi trườngdia chất khu di tích khảo cổ Hoàng thành Thăng Long”, hay di tích khảo cổ sơ kỳ thờiđại đồ đá cũ ở Rộc Tưng (thị xã An Khê, Gia Lai) mới được phát hiện, các nhà địachất, địa mạo ở Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cũng đã có những thảo luận
và đánh giá về di tích đặc biệt quý giá này Việc mới phát hiện bãi cọc liên quan đếnchiến thang Bạch Dang năm 1288 ở Cao Quy, Thủy Nguyên, Hải Phòng cuối năm
2019 cũng ngay lập tức có sự khảo sát nhận định và nghiên cứu từ các nhà địa mạo,
tram tích Đệ tứ Có thé thấy tuy có những thời điểm các nghiên cứu địa mạo, địa chất
cho khảo cô ít được đầu tư, công bố, nhưng các nhà địa mạo - địa chất Việt Nam vẫn
luôn quan tâm và hợp tác chặt chẽ với các nhà khảo cổ, lịch sử trong các nghiên cứu
liên ngành.
1.1.2.2 Nhìn nhận về địa mạo, địa chất của các nhà Khảo cổ - Lịch sử
Ngay từ thời kỳ đầu của nền sử học hiện đại Việt Nam đã rất đề cao vai trò địa
lý và tiếp cận địa lý học lịch sử Cuốn sách “Đất nước Việt Nam qua các đời” củaDao Duy Anh (1964) [4] hay “Việt Nam cái nhìn địa văn hóa” của Trần Quốc Vượng
(1998) [84] là những công trình thé hiện sự quan tâm tới điều kiện địa lý tự nhiên và
các ảnh hướng của nó tới lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Tới đầu những năm 80 đầu những năm 90 thế kỷ XX, các nghiên cứu sâu vềsông Bạch Dang và đô thị cổ Hội An dưới sự chi đạo của nha sử hoc Phan Huy Lê
cũng đã có những hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia dia mạo của bộ môn Dia mạo,
Khoa Dia lý- Địa chất, Trường ĐHTHHN như Nguyễn Hoàn, Vũ Văn Phái, Đặng
16
Trang 26Văn Bào trong việc đánh giá điều kiện tự nhiên và địa hình chiến trường Bạch Đăng
và khu vực cửa sông Thu Bồn cho các vấn đề lịch sử liên quan
Đề tài trọng điểm cấp DHQGHN nghiên cứu về hệ thống cảng biên cổ Bắc Bộ
của Nguyễn Quang Ngọc hay luận án tiến sĩ nghiên cứu về hệ thống cảng thị trên
sông Dang Ngoài của Đỗ Thùy Lan [35] cũng có sử dụng các nghiên cứu về dia mạo
và điều kiện cổ địa lý Gần đây đã có nhiều nhà sử học trong nước và quốc tế quan
tâm tới vấn đề lịch sử môi trường ở Việt Nam như Li Tana [122], Philippe Papin [53],Emanuel Poisson, Hoang Anh Tuan
1.1.3 Các nghiên cứu dia mạo và van đề cư trú của người tiền - sơ sử khu vựcthành phố Hà Nội và đồng bằng sông Hồng
1.1.3.1 Các công trình nghiên cứu về địa mạo - địa chất và khảo cổ học đồng bằng
sông Hồng
a Các công trình nghiên cứu về địa mạo - dia chatNghiên cứu về điều kiện tự nhiên đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) mà Hà Nội
là một phần trong đó đã được quan tâm từ khá sớm Người Pháp là những người tiên
phong trong nghiên cứu ĐBSH một cách tông hợp nhất, mà tiêu biểu có thé kế đếncông trình “Người nông dân châu thé Bắc Kỳ” của Pierre Gourou (1936)[21] Trongcông trình của mình, Pierre Gourou đã đề cập đến ba nội dung chính là môi trường tựnhiên, cư dân và sinh kế Mặc dù hướng tiếp cận là địa lý nhân văn, nhưng tác giả đã
đề cập đến sự tiến hóa của địa hình châu thé một cách rất có cơ sở, từ việc tổng hợp
các dữ liệu lịch sử, các giả thiết địa chất cũng như từ đặc điểm thé nhưỡng Đây có
thê là bức tranh khái quát đầu tiên về sự hình thành nên bề mặt địa hình toàn khu vực.Khi nhận thấy một quy luật là dân cư khu vực này luôn sống tập trung thành các đơn
vị như thôn hay làng, ông đã nhận định đây là nét địa lý đặc trưng nhất của ĐBSH vànhắn mạnh vai trò quan trọng của địa hình trong việc hình thành nên các điểm quan
cư đó Tuy nhiên, sự phân bố hay quy luật phân bố của các làng cũng được ông đềcập ở khía cạnh mật độ dân số như các làng có mật độ dân SỐ cao thường tập trungdọc ven sông Hồng và vùng hạ lưu châu thổ Một số nghiên cứu ban đầu của Fromaget(1923) (trích trong “Người nông dân châu thô Bắc Kỳ”) về ĐBSH cũng đã nêu lênđược một vài nét chính trong lịch sử phát triển của châu thổ Trong công trình “Vănhóa và cư dân đồng bằng Sông Hồng” do Vũ Tự Lập làm chủ biên, vai trò của địa
17
Trang 27hình cũng như sự phân bố của cư dân cũng được các tác giả đề cập dưới góc độ ảnh
hưởng của chúng tới văn hóa và sinh kế của cư dân Vì đây là công trình thiên về văn
hóa nên đặc điểm quần cư mới được tiếp cận bước đầu, chưa đề cập một cách có hệthống [40]
Về mặt tự nhiên, nghiên cứu về dia mạo, cổ địa lý và lịch sử phát triển trầm
tích ĐBSH đã được các nhà khoa học của Viện HLKHCNVN và Trường ĐHTHHN
(nay là ĐHKHTN) triển khai từ những năm 80 của thé kỷ trước và liên tục có cáccông bé cho đến ngày nay [6, 22-24, 26, 44-46, 57, 63, 68-70, 72, 73, 79] Đặc điểmphân bó tram tích và tiến hóa trầm tích được nghiên cứu khá bai bản trong các chươngtrình nghiên cứu Nhà nước thời kỳ này, mà quan trọng nhất phải ké tới các báo cáotong kết phương án đo vẽ ban đồ địa chat tỷ lệ 1:200.000, 1:50.000 trên ĐBSH củaHoàng Ngọc Kỷ, Ngô Quang Toàn Các kết quả này cũng được công bố trong hàngloạt các luận án tiến sỹ về ĐBSH của Ngô Quang Toàn [70], Trần Đức Thạnh [76] Tiếp theo, vào những năm cuối của thế kỷ XX cho đến những năm đầu của thế kỷXXI là sự nở rộ của các nghiên cứu về ĐBSH của các nhà nghiên cứu Nhật Bản trênrất nhiều phương diện Đặc biệt là chương trình nghiên cứu thuộc dự án “Biến đổi vatiến hóa môi trường đồng bằng sông Hồng” do S Haruyama làm chủ nhiệm Chươngtrình này được tài trợ bởi Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệNhật Bản Bằng các phương pháp và kỹ thuật hiện đại, hàng loạt các kết quả nghiêncứu mới về hai lĩnh vực trầm tích học và lịch sử - khảo cỗ được công bố Sự hìnhthành và phát triển của đồng bằng sông Hồng trong Holocene được Ayako
Funabiki[99], Shigeko Haruyama (2007) [98], Kazuaki Hori [104], Susumu Tanabe
(2003, 2004) công bố đã làm cơ sở dé hình thành nên bức tranh cho tiến hóa địa hìnhkhu vực [123] Lịch sử tiến hóa địa hình của châu thé được Doãn Dinh Lâm (2003)tổng hợp trong luận án tiến sỹ của minh[36] và các công bố sau đó [38], tác giả đãphân tích quá trình tiến hóa trầm tích Holocene DBSH cùng với đó là việc hình thành
hệ thông thùy châu thé[38]
b Các nghiên cứu, phát hiện khảo cổ học trên địa bàn Hà Nội và đặc điểm cư trúcủa người tiền - sơ sử ở đồng bằng Sông Hong
Từ những năm 60-70 của thé kỷ trước, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiễnhành khai quật khảo cô và công bồ rất nhiều các di chỉ khảo cổ quanh khu vực địa
18
Trang 28bàn thành phố Hà Nội Các phát hiện khảo cổ học này chủ yếu được công bồ trongtạp chí Khảo cổ học và “Những phát hiện mới về khảo cỗ học” Trong thời kỳ này,
dưới sự chỉ dao của cô Thủ tướng Phạm Văn Đồng, các nhà khoa học đã tổ chức 3
hội thảo khoa học về “Hùng Vương dựng nước” với ý tưởng tập hợp lại các phát hiện
và nghiên cứu về khảo cô học thời đại kim khí nhằm minh chứng cho một thời kỳhình thành nha nước đầu tiên của dân tộc
Từ những năm 2000 trở lại đây, một số công trình nghiên cứu về khảo cô học
đã xác lập mối quan hệ giữa môi trường sống của con người với quá trình định cư,sản xuất, phát triển đô thị của con người hay thông qua những dấu hiệu là các di tíchlịch sử, khảo cô đã phát hiện được như cuốn sách “Môi trường va văn hoa cuốiPleistocene đầu Holocene ở Bắc Việt Nam” của Nguyễn Khắc Sử và Vũ Thế Longnghiên cứu về đặc điểm tự nhiên và môi trường các cư dan thời kỳ đồ đá [58] Trong
tủ sách “Thăng Long nghìn năm văn hiến” nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
- Hà Nội, các nhà khảo cổ học cũng đã tập hợp và tông kết lại các phát hiện và nghiêncứu về các di chỉ khảo cổ học như các cuốn: “Hà Nội thời tiền - sơ sử” của TrìnhNang Chung [15], “Hà Nội thời tiền Thăng Long” của Nguyễn Việt (2010) [83].”Vănhiến Thăng Long bằng chứng khảo cổ học” của Tống Trung Tín (2020)[67]
Liên quan cứu cấu trúc các dạng quần cư tại ĐBSH, Nishimura Masanari(2005) trong công trình “Cấu trúc định cư trên đồng bằng sông Hồng từ giai đoạn tiền
sử đến thé kỷ X” [110] phân tích quy luật phân bố của các di chỉ khảo cô trong thời
kỳ kim khí, tác giả chỉ ra rằng cau trúc phân bé dân cư có sự tác động rất lớn từ địahình Bên cạnh đó, sự di cư dé khai phá những vùng dat mới cũng làm thay đổi đáng
kế bề mặt địa hình châu thé Day là cách tiếp cận nghiên cứu theo hướng phân tíchcác đặc điểm địa mạo đặc trưng có tác động đến sự phân bố của các điểm định cư
Một nghiên cứu khác được các nhà khoa học Nhật Bản và Việt Nam thực hiện thông
qua việc đánh giá vai trò của các gờ cao ven lòng trong khu vực châu thô sông Hồngtrong việc hình thành các điểm quần cư bằng việc phân tích tương quan giữa hàngloạt các mặt cắt địa hình theo hướng Tây Nam - Đông Bắc với tướng tram tích[99]
Theo nghĩa rộng, các điểm quan cư được hiểu là các đơn vị làng xã Nghiêncứu lịch sử hình thành làng xã cũng đóng vai trò trong việc nhìn nhận mối tương quan
giữa con người và thiên nhiên của châu thô Làng xã được các nhà sử học, văn hóa
19
Trang 29học nghiên cứu từ rất lâu đặc biệt là các chương trình nghiên cứu về làng xã ở đồngbằng sông Hồng trong khuôn khổ hợp tác khoa học giữa Viện HLKHXHVN với
Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (Pháp), Viện Viễn Đông Bác cô (Pháp)
Các kết nghiên cứu đã được công bố trong hai cuốn sách: “Mông Phụ, unvillage du
delta du fleuve Rouge” và “Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ”
[53] Một dự án nghiên cứu về làng xã DBSH không thé không nhắc tới là “Dự ánBách Cốc” - một chương trình nghiên cứu lớn do các nhà khoa học Nhật Bản trực
tiếp triển khai từ năm 1994 trong sự hợp tác của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam &Giao lưu Văn hóa (nay là Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN).Trong công trình “Một số vấn đề làng xã Việt Nam” xuất bản năm 2009, NguyễnQuang Ngọc đã tổng kết về lịch sử nghiên cứu làng xã Việt Nam [49] Qua đó có théthấy rằng, các nhà nghiên cứu tập trung chủ yếu vào 3 vấn đề chính là sự ra đời vàbiến đồi của làng xã Việt Nam, kết cấu kinh tế - xã hội và văn hóa xóm làng
Mặc dù nghiên cứu lịch sử hình thành làng có liên hệ mật thiết với lịch sử hìnhthành các điểm quan cư nhưng xét về khía cạnh tự nhiên, các tác giả cũng ít đề cậpđến sự tác động của tự nhiên trong đó có yếu tố địa hình
Việc nghiên cứu cau trúc dân cư của vùng cũng cho thấy các cuộc di cư lớntrong hai nghìn năm qua Trong bản đồ phân bồ các di chỉ khảo cô và lịch sử từ thé
kỷ I đến thé kỷ X của Nishimura (2005)[1 10] cho thay ở thiên niên kỷ đầu tiên là sựdịch chuyên từ vùng trung du xuống khu vực thấp đọc hai bên bờ sông và sang phíaĐông: Hải Dương, Quảng Ninh Trong thiên niên kỷ thứ hai, con người tiến vào cácvùng trũng và duyên hải Đông, Đông Nam: Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định Ở đầucông nguyên, các vùng cư trú dày đặc thuộc về vùng trung tâm như Hà Nội, Bắc
Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, trong khi các khu vực ở phía Nam như Thái Bình, Nam
Định dân cư khá phân tán Các tác giả Nguyễn Hải Kế (1985)[28], Đào Tố Uyên
(2009)[81] cũng nhận định rằng dòng di cư xuống phía Đông Nam đồng bằng giúp
tạo ra những nơi tập trung dân đông đúc mới ở Nam Định.
Trong mối tác động tương hỗ giữa con người và địa hình, cư dan của đồngbằng Sông Hồng cũng là nhân tố quan trọng trong việc làm biến đổi địa hình đồng
bằng châu thổ Tác động đáng kế nhất của con người đến địa hình khu vực là việc
đắp đê ngăn lũ, công việc mà những cư dan trên vùng dat này đã làm trong hàng nghìn
20
Trang 30năm qua Sự phát triển của dân cư gắn liền với quá trình khai thác, quản lí nguồn
nước và khai phá đất đai nhằm xây dựng các vùng nông nghiệp lúa nước Đến cuốithế kỷ XIV, đê điều trên vùng đồng bằng sông Hong về cơ ban được hoàn thành
Nghiên cứu về lịch sử đê điều ĐBSH cũng đã được tiến hành bởi các tác giả trong và
ngoài nước như Nguyễn Đức Khả [32], Đỗ Đức Hùng [27], va Li Tana [89] Dưới
góc nhìn lich sử, các tác giả đã khái quát được quá trình hình thành các hệ thống đêtrong lịch sử, cũng như hiểm họa vỡ đê được mô tả khá chỉ tiết Doãn Đình Lâm [36]
đã phân tích sự tác động của việc đắp đê sông, đê biển đến quá trình tự nhiên củaĐBSH một cách khá có hệ thống trong luận án tiến sỹ của mình Tác giả cho rangviệc mat đi nguồn cung cấp vật liệu trầm tích cho đồng bằng đã hình thành nên nhiềutriing đầm lầy mà điền hình là các trũng thuộc vùng Nho Quan, Gia Viễn (Ninh Bình),
Bình Lục, Kim Bảng (Ha Nam), Thuong Tín, Phú Xuyên (Hà Nộn), Gia Lộc, Tứ Kỳ
(Hải Dương) Một nhận định khá quan trọng là vị trí được chọn dé dap dé thuong 1a
trên các con trạch (một dang địa hình tự nhiên hình thành khi nước tran bờ - gờ cao
ven lòng), điều đó chứng tỏ con người đã biết cải tạo địa hình Nhưng nhìn chung, có
it các công trình đánh giá một cách có hệ thống sự tác động của hệ thống đê này đếnbiến đối địa hình khu vực cũng như sự phân bố dân cư
Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQGHN “Hệ thống cảng bến vùngduyên hải Bắc Bộ từ thé kỷ X - XVIII” do Nguyễn Quang Ngọc làm chủ trì [48], cáctác giả đã phân tích điều kiện tự nhiên vùng duyên hải Bắc Bộ, nghiên cứu khảo cổ,giao thương và sự biến đồi đường bờ biển (đặc biệt là tại các cửa sông lớn) với mụcđích xác định vị trí và vai trò của các cảng bến trong quá khứ Mặc dù không có nộidung nghiên cứu về dân cư, nhưng các kết quả nghiên cứu lại là tài liệu tham khảorất quan trọng về sự biến đổi địa hình khu vực duyên hải trong khi các cảng bến lạiliên quan mật thiết đến các điểm quan cư và giao thương của người Việt với thé giới
Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác nước ngầm, xây dựng công trình thủy
lợi, hệ thống giao thông, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản cũng được tiếnhành trong các nghiên cứu trên DBSH Cuối cùng, dưới góc nhìn lich sử, hệ thốngsông Hồng, sông Thái Bình chính là cốt lõi của hệ sinh thái, nền tảng kinh tế, môi
trường văn hóa lịch sử của cư dân Bắc Bộ trong suốt hàng nghìn năm qua Các yếu
tố tự nhiên này đã trở thành một phan trong di sản văn minh người Việt, là cái nôi
21
Trang 31nuôi dưỡng và cung cấp nguồn lực cho sự hưng thịnh của các vương triều trong lịch
sử Vì vậy, bất cứ quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng nào cũng cần phải tính cả đến
các yếu tố sinh thái, lịch sử, văn hóa, dân cư, chứ không đơn thuần phản ánh trên lợi
ích kinh tế hay thê chế chính trị của nhà nước Đây cũng là tiền đề cho những nghiên
cứu về lịch sử hình thành và phát triển các điểm dân cư khu vực DBSH
1.1.3.2 Các công trình nghiên cứu địa mạo - Dé tw với khảo cổ học Hà Nội
Nội dung về mối quan hệ giữa địa hình với các di chỉ khảo cổ - lich sử đượclàm sáng tỏ hơn ở mục sử dụng tài nguyên địa hình trong cuốn “Hà Nội, địa chất, địamạo và tài nguyên liên quan” của nhóm tác giả Vũ Văn Phái, Đào Đình Bắc, NgôQuang Toàn [54] Các tác giả đã xem xét mỗi quan hệ giữa địa hình với các di chỉ
khảo cô - lịch sử ở Hà Nội theo các vùng núi, đồi, đồng bằng Sự phân bố các di chỉ
được phân tích trong bối cảnh biến đổi môi trường tự nhiên của vùng Hà Nội, đó là
sự thay đổi về không gian ngập nước hay không ngập nước do ảnh hưởng của cácchu kỳ biên tiến - biển thoái tác động đến vùng dat này
Những van đề về biến động địa hình ảnh hưởng tới sự quan cư của con người
được đề cập đến trong bài viết “Đặc điểm địa mạo, hệ thống lòng sông cổ khu vực
thủ đô và ý nghĩa của chúng đối với sự phát trién của kinh đô Thăng Long - Hà Nội”của Đào Đình Bắc, Đặng Văn Bào [12] Nội dung bài viết nghiên cứu về địa hình,đặc biệt là lòng sông cổ bởi xét thấy trong cách bố trí nơi cu trú và địa bàn hoạt độngkinh tế của cư dân thì các dòng sông với sự định vi tự nhiên và cách hoạt động bồiđắp, xâm thực của chúng dường như là tác nhân định hướng ban đầu Các dòng sôngcùng với các hệ thống gờ cao ven lòng hay là đê thiên nhiên và đầm hồ kết thành giá
đỡ cho đô thành, đồng thời là nơi bảo lưu những dấu vết xưa của thiên nhiên và con
người, điều này đã được minh chứng bởi sự phân bố của các di chỉ khảo cô Vì vậy,
các tác giả xác định việc phục dựng cô địa mạo của các con sông là một việc làm có
ý nghĩa lịch sử và khảo cô học quan trọng, cần được nghiên cứu sâu sắc thêm Trongkhi đó, bài báo “Ứng dụng viễn thám - GIS kết hợp các dấu hiệu địa mạo trong xácđịnh các lòng sông cổ khu vực phía Tây thành phố Hà Nội” của Đặng Văn Bào, ĐặngKinh Bắc cũng góp phần giải quyết van dé này [7] Trong việc sử dụng công nghệ
viễn thám - GIS dé nhan biét, phan tích các yếu tố hình thái địa hình trong việc xác
định các lòng sông cô thì sự phân bô, sử dung dat của người dân được coi như là
22
Trang 32những dấu hiệu địa mạo đề nhận biết địa hình, cả trên ảnh lẫn ngoài thực địa Các đê
cát ven lòng là những nơi có địa hình nỗi cao trên đồng bằng, có kết cau nền móng
vững chắc, ít chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt nên là những khu dân cư phân bố có quy luật
và tồn tại lâu đời; doc theo các khu dân cu thường xuất hiện các dải địa hình trũng
thấp, dạng tuyến kéo dai có định hướng, là dau vết còn lại của lòng sông cổ được
người dân sử dụng đề trồng lúa, sen,
Các nghiên cứu địa mạo chỉ tiết gắn với xây dựng bản đồ địa mạo tỷ lệ lớn tại
một số khu vực ở Hà Nội và xác định mối quan hệ của chúng với các giá tri văn hóa,khảo cô đã được đề cập tới trong các bộ địa chí cấp huyện, xã[50, 51, 55]
Trong luận văn thạc sĩ của mình, NCS cũng đã tiễn hành “Nghiên cứu địa mạophục vụ xác định các điểm định cư của người Việt cổ khu vực huyện Mê Linh - ĐôngAnh thành phố Hà Nội”, ứng dụng các phương pháp địa mạo dé nghiên cứu một khuvực bao gồm 2 huyện có hệ thống di chỉ khảo cô khá dày đặc và tiêu biểu của thànhphố Hà Nội
Nhìn chung, cho đến nay các nghiên cứu địa mạo - Đệ tứ đã có những đónggóp quan trọng đối với khảo cô học nói chung và khảo cô học Hà Nội nói riêng Tuy
nhiên các nghiên cứu trước đây thường chỉ tập trung vào từng khía cạnh hoặc khu
vực riêng biệt, hay lay cac yéu tố tự nhiên như đặc điểm địa mao, sông, hồ làm đốitượng nghiên cứu và đánh giá các di tích, di chỉ khảo cô trong các mối liên quan Do
đó, để có một cái nhìn đây đủ và toàn diện cần một nghiên cứu trên nền tảng vàphương pháp địa mạo với mục tiêu hướng đến là hiểu và lý giải quy luật phân bố củacác di tích, di chỉ khảo cô cả trên một không gian rộng như cả khu vực Hà Nội, đồngthời nhìn nhận qui luật tiễn hóa địa hình trên một dòng thời gian tương quan với cácthời kỳ văn hóa khảo cổ Hướng nghiên cứu của luận án và các công trình công bốtiếp theo cũng nhằm lấp đầy khoảng trống nghiên cứu này
Sau khi tong quan hướng nghiên cứu của luận án có thé thay rằng vai trò của
địa mạo và trầm tích Đệ tứ đối với nghiên cứu các di chỉ khảo cô thời tiền - sơ sử là
rất quan trọng và được thế giới quan tâm nghiên cứu từ sớm, thậm chí các nhà khoahọc đã đưa ra thuật ngữ “địa khảo cô học” (Geoarcheology) và coi nó như một nhánh
của khoa học Trái đất Đối với các nhóm di chỉ khảo cổ khác nhau, cũng có các cách
tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khác nhau cho phù hợp với tính chất di tích, di
23
Trang 33chỉ và đặc điểm địa hình mỗi khu vực cũng có những đặc trưng riêng của địa phươngtheo điều kiện tự nhiên và các nền văn hóa khảo cô Các di chỉ thời kỳ đồ đá thường
có diện phân bồ rộng trên các thềm sông cổ có tính chất ôn định và độ cao tương đối
hoặc các hang động Trong khi đó các di chỉ định cư gắn với nông nghiệp hay đô thị
cô thì thường là các khu vực tập trung trên các đồng bằng và quá trình địa mạo sông
là chủ yếu, do đó khi nghiên cứu về vấn đề địa mạo với định cư các nghiên cứu thường
tập trung khôi phục lại các cảnh quan địa hình trong quá khứ, xác định các lòng sông
cổ
Cũng có các cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu địa mạo - khảo cô ở cácqui mô không gian khác nhau Ở không gian nhỏ, một hoặc một nhóm di chỉ, cácnghiên cứu thường xây dựng sơ đồ và mặt cắt địa mạo, thậm chí là các mô hình 3chiều theo thời gian để phân tích nhìn nhận và đánh giá Còn đối với không giannghiên cứu rộng thì phương pháp xây dựng ban dé địa mạo là nền tảng, sau đó thường
sử dung GIS như một công cụ chồng ghép các lớp thông tin khảo cổ có thé là cácđiểm cư trú, đi chỉ hoặc vị trí từng hiện vật Trong đó bản đồ địa mạo cũng khá đadạng tùy theo từng nghiên cứu, một số bản đồ được xây dựng trên nền địa hình đểphân loại các cấu trúc địa hình chính, nhưng phần nhiều các bản đồ được xây dựngtrên nguyên tắc nguồn góc lịch sử
Như vậy, với mục tiêu nghiên cứu đặc điểm cư trú và bảo tồn di tích, di chỉcủa người tiền - sơ sử khu vực Hà Nội là một khu vực có không gian tương đối rộnglớn, luận án cần phải xây dựng bản đồ địa mạo theo phương pháp nguồn gốc lịch sửvới việc tập trung nhận diện các dạng địa hình, đặc biệt là các dạng địa hình ồn định
có nguồn gốc sông Đây là nhóm địa hình quan trọng nhất trong nghiên cứu các điểm
tụ cư như thêm sông cổ, lòng sông cổ, go cao ven lòng Hơn nữa cần phải xác địnhtuổi và nguồn gốc dé chỉ ra được địa hình đó có nguồn gốc gì, thành tạo như thé nào
và vào giai đoạn nào Phần nghiên cứu địa mạo cũng cần chỉ ra được tiễn hóa địa hìnhthé hiện qua quá trình hình thành đồng bang châu thé, dao động mực nước biển vàmột số điều kiện cô khí hậu/cô môi trường tương ứng với các thời kỳ văn hóa khảo
cô Do đặc điểm không gian và tài liệu các di chỉ cần được thống kê, phân tích, định
vị và xây dựng dữ liệu theo từng điểm di chi, do điều kiện dữ liệu khảo cổ học ở Việt
Nam việc nghiên cứu theo hiện vật là không khả thi còn việc phân tích không gian
24
Trang 34riêng một số khu vực và di chỉ đặc biệt có thé sử dụng như các điểm nghiên cứu chìakhóa Luận án cần áp dụng cách tiếp cận liên ngành với phương pháp địa mạo là trung
tâm kết hợp cùng các phương pháp điều tra khảo sát, khảo cô học và lịch sử, công cụ
GIS là công cụ chính dé xây dựng bản đồ và tích hợp các lớp thông tin
1.2 Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa địa mạo với vị trí cư trú của cư dân cỗ
1.2.1 Một số khái niệm
1.2.1.1 Tài nguyên dia mao và địa mạo văn hóa
Quan niệm về tai nguyên địa mạo được Mario Panizza đưa ra trong công trình
về địa mạo môi trường [113] Theo quan niệm này, ý nghĩa căn bản của tài nguyênbắt nguồn từ một khái niệm văn hóa: Nguyên liệu thô được biến đôi thành tài nguyênkhi con người sử dụng nó trong những điều kiện xã hội, kinh tế và kỹ thuật cụ thể.Cần phân biệt các khái niệm nguyên liệu thô, tài sản địa mạo và tài nguyên địa mạo
Cụ thể hơn, nguyên liệu thô có thê là bất kỳ thành tố nào trong tự nhiên và khi nó có
giá trị sử dụng thì trở thành tài sản và khi được con người sử dụng, thì nó mới thực
sự trở thành tài nguyên Mặt khác, có thể thấy rằng địa hình chính là “sân khấu cho
mọi hoạt động của con người” và khi một dạng địa hình nào đó được con người sử
dụng cho hoạt động sinh sông của mình nó đã trở thành tài nguyên địa mạo
Khi địa mạo được nhìn nhận như một dạng tài nguyên thì ta có thể phân tíchđánh giá giá trị hoặc mức độ phù hợp của nó với một hoạt động cụ thể của con người
mà trong luận án này chính là nhìn nhận và phân tích giá trị tài nguyên địa mạo đốivới hoạt động cư trú và định cư của người cổ Rõ ràng trong từng bối cảnh cụ thé củatừng thời kỳ với trình độ sản xuất và kỹ thuật khác nhau mà con người có thé đã lựa
chọn cư trú tại các dạng địa hình phù hợp với mình như các cư dân thời kỳ đá mới
thường cư trú ở các hang động, mái đá, hay cư dân nông nghiệp lại gắn với các đồng
bang châu thé Nếu một khu vực có giá tri tài nguyên địa mạo đặc biệt về mặt khoa
học, giáo dục hay du lịch hoặc tiềm năng khảo cô học, thì có thé nhìn nhận và đánh
giá như một dia di sản (geoheritage) hay di tích địa mạo (geomorphosite).
Thời gian gần đây, các địa di sản được các nhà khoa học cũng như quản lýquan tâm nhiều hơn Điền hình là việc UNESCO đã xây dựng hệ thống các công viên
địa di san (UNESCO global geopark), mà ở Việt Nam thường dich là công viên địa
chất toàn cầu Theo định nghĩa của UNESCO về Geopark thì các công viên này hướng
25
Trang 35đến các giá tri về địa chất, địa mạo, cảnh quan tự nhiên của khu vực trong mối quan
hệ với văn hóa va cư dân địa phương phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đồng thời
bảo tồn các giá trị địa di sản và văn hóa bản địa [124]
Cùng với xu thế nghiên cứu về địa di sản nhằm mục đích bảo vệ và khai thác
bên vững các tài nguyên địa chất, địa mạo, thì các nhà khoa học cũng đã đưa ra một
loạt các khái niệm làm công cụ dé nghiên cứu, đánh giá và quản lý chi tiết hơn trêntừng chuyên ngành Đối với địa mạo, các nhà khoa học đã đưa ra các khái niệm như
di tích dia mạo (geomorphosite), đa dang địa học (geodiversity) hay địa mao văn hóa
(cultural geomorphology) Trong luận án này, dé quản lý và bảo tồn các sản văn hóakhảo cổ thì hướng tiếp cận địa mạo văn hóa có lẽ là phù hợp hơn cả
Định nghĩa về địa mạo văn hóa được Panizza và Piacente đề xuất lần đầu vàonăm 2003: “Môn học nghiên cứu hợp phần địa mạo trong một lãnh thé, bao gồm cađặc điểm văn hóa của phong canh/canh quan và các mối tương tác của nó với di sảnvăn hóa về một kiểu khảo cổ, lịch sử, kiến trúc ” Trong định nghĩa này các tác giả
đã khẳng định hai ý chính đó là: (1) Địa mạo là một hợp phần của di sản văn hóa,
cảnh quan và (2) Các quá trình địa mạo cần phải được xét đến trong mối quan hệ giữacác hợp phần văn hóa của một di sản [1 14]
1.2.1.2 Di tích, đi chỉ cư trú
Đối với khảo cé hoc, mọi hoạt động của con người trong quá khứ đều để lạidấu vết ở ngay tại nơi đó Theo thời gian, tat cả các dấu vết này sẽ dan dan bị vùi lấpxuống đất tạo thành các di tích khảo cổ, và di tích khảo cô chính là đối tượng nghiêncứu chủ yếu của khảo cô học Như vậy, các vị trí cư trú của người cô được nghiêncứu qua hệ thống các di tích, di chỉ cư trú của khảo cổ học Trong các di tích khảo côhọc khác nhau có hai dạng cơ bản và quan trọng nhất là di tích, di chỉ cư trú thời cổ
Trang 36có sự phân biệt giữa các di tích, di chi cư trú có một tang văn hóa và di chỉ nhiều tầng
văn hóa.
Di tích, di chỉ cư trú một tang văn hóa là nơi con người chỉ cư trú một lần trong
một khoảng thời gian và sau đó không có người ở nữa Di chi này thường phô biến
hơn di chỉ nhiều tầng văn hóa Di tích, di chỉ cư trú nhiều tầng văn hóa gồm có 2 loại
khác nhau đó là loại có tầng vô sinh ngăn cách và loại không có tầng vô sinh ngăncách Loại di chỉ cư trú nhiều tầng văn hóa có tầng vô sinh ngăn cách được hình thành
khi một khu vực có sự cư trú của con người một thời gian sau đó vì một lý do nào đó
con người di chuyên đến một vùng đất khác, bỏ hoang vùng dat này, làm cho các tangđất vô sinh vùi lap lên, nhưng về sau con người lại đến nơi đây cư trú và hình thànhnên một tầng văn hóa mới Di chỉ nhiều tầng văn hóa nối tiếp nhau không có tầng vôsinh ngăn cách là khu vực có mặt cư trú của nhiều thế hệ người trong suốt thời giandài, điều này thể hiện khu vực đó đã có sự định cư rất lâu dài của con nguoi trong
quá khứ.
Mặc dù không có tầng vô sinh ngăn cách nhưng các nhà khảo cổ vẫn có théphân biệt các tầng văn hóa nhờ vào sự khác biệt về màu sắc thành phần và cấu tạokhác nhau của các tang văn hóa bởi sự thay đổi về thời gian của điều kiện sống vàphương thức sinh hoạt của con người từng thời kỳ Dựa vào tầng văn hóa các nhàkhảo cổ có thé biết được các giai đoạn cư trú, niên đại cũng như tập quán sinh hoạtcủa các di tích, di chỉ khảo cô từng thời kỳ
Một nhóm các di tích khảo cô có cùng tính chất đặc điểm, cùng niên đại vàphân bố trong một không gian liền khoảnh gọi là văn hóa khảo cổ Các văn hóa khảo
cổ khác nhau có thé có các tính chat đặc điểm giống do giao lưu hay cùng một vănhóa có thê có sự khác biệt giữa từng di tích, do đó muốn đánh giá chính xác, cần cómột nhìn nhận tổng thé đặc trưng văn hóa của tat cả các loại hình di tích, di vật déphân biệt các nền văn hóa khảo cổ Ở một chừng mực nhất định một nền văn hóa
khảo cổ có thé phản ánh đời sống của một cộng đồng người Hay một văn hóa khảo
cổ có thé gan liền với một tộc người hay một liên minh tộc người nào đó Tuy nhiênđôi khi văn hóa khảo cô có thé được sử dụng dấu vết hoạt động con người tương tự
nhau ở các khu vực khác nhau, lúc nào văn hóa khảo cô dùng để mô tả một giai đoạn
phát triên nào đó của các cộng đông người.
27
Trang 37Về nguồn gốc của người Việt tuy đến nay vẫn còn những nghiên cứu và tranh
luận, nhưng hầu như giới khảo cô học và lịch sử đều khẳng định tô tiên của người
Việt hay người Việt cổ chính là chủ nhân của nền văn hóa khảo cô Đông Sơn Ở
ĐBSH, các di tích di chi cư trú nhiều tang văn hóa cũng đã chứng minh sự phát triển
liền mạch của các nền văn hóa khảo cổ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun lần lượt
đã phát triển thành văn hóa Đông Sơn Các nền văn hóa khảo cổ này được gọi là vănhóa khảo cô tiền Đông Sơn Do đó, trong luận án đôi khi sử dụng thuật ngữ “người
Việt cổ” để nói về chủ nhân của văn hóa Đông Sơn và tiền Đông Son Còn khi nóiđến cả quá trình từ thời đại đồ đá qua thời đại đồ đồng đến thời đại đồ sắt, luận án xinđược dùng thuật ngữ chung của khảo cô học là “thời tiền - sơ sử” hay “người tiền -
sơ sử” Trong trường hợp nhận thấy phù hợp và cần thiết, luận án cũng xin vận dụngcách trình bày của sử học, gọi chung là “cư dân cổ” hay “người nguyên thủy”; “ngườitiền - sơ sử”
1.2.2 Địa mạo trong xác định các điểm định cư của cư dân cỗ
Dựa trên cơ sở con người sử dụng địa hình một cách có lựa chọn, nghiên cứu
địa mạo giúp chúng ta nhận biết được đặc trưng về mặt hình thái và nhận diện những
vị trí thuận lợi cho sự định cư của con người.
Địa hình luôn biến đồi kéo theo các yếu tố ở trên bề mặt địa hình cũng biếnđối theo đó, gây cản trở nhiều trong việc nhận diện những đối tượng sử dụng đất trước
đây Các quá trình địa mạo ngoài vai trò tạo nên các dạng địa hình được con người
sử dụng, đồng thời cũng có thé làm phá hủy dang địa hình ban đầu, gây nên nhữngkhó khăn, cản trở và đòi hỏi con người cũng phải thay đổi dé thích nghỉ; chúng còn
có thê chôn vùi đi những dấu tích ở nơi mà con người đã từng sinh sống Trên cơ sởnhận thức đúng dan về nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển của địa hình, địamạo học có thé hiểu được ban chất của các dạng địa hình và phân biệt được trong địa
hình hiện tại đâu là các dạng di lưu của quá khứ, đâu là dạng đang hình thành và phát
triển Nó cho phép chúng ta khôi phục lại những điều kiện cổ địa mạo và tìm hiểulịch sử về mặt không gian sống của con người trước kia
Về điểm định cư có thé được hiểu là nơi con người có thé sinh sống ôn định
và lâu dai Trước thời kì đồ đá mới, săn bắt và hái lượm là những phương thức chủ
yêu đê đảm bảo nguôn thức ăn cho con người Việc chuyên đôi từ săn bắt, hái lượm
28
Trang 38tại các khu vực thiên nhiên hoang dã sang canh tác nông nghiệp trên thế giới bắt đầu
diễn ra khoảng hơn 10.000 năm trước|[ 109] Cuộc cách mạng nông nghiệp đã tao ra
những bước phát triển lớn của nhân loại Đầu tiên, các nguồn thực phẩm làm cho
cuộc sông được đảm bảo dẫn đến sự gia tăng đáng ké trong tong dân sé thé giới Thứ
hai, khi con người hoàn thiện kỹ thuật tưới tiêu và canh tác nông nghiệp quy mô lớn
hơn, lượng lương thực tạo ra đủ dé phân phối cho dân số còn lại hoặc được dự trữ dé
sử dụng trong cả năm Điều này dẫn tới việc các nhóm người phân tán nhỏ trước đâybắt đầu tụ tập thành các trung tâm định cư Chủ dé về định cư của con người cũng làmột vấn đề liên ngành và được nhiều học giả quan tâm Hầu như các nghiên cứu đềukhang định, sự hình thành nên nông nghiệp, quá trình định cư và quan cư của conngười đều gắn với các dòng sông và đồng bằng châu thổ Trong cuốn sách “Deltas
and Humans A Long Relationship now Threatened by Global Change” [90], Thomas
S Bianchi đã tổng kết răng các nền văn minh sớm nhất được hình thành và phát triểntrong mối liên hệ với việc phát minh ra hệ thống thủy lợi và canh tác cây trồng ở
Mesopotamia và Levant, thung lũng Indus, hay tương ứng là các khu vực sông Tigris,
sông Jordan, sông Nile, sông Hoàng và sông Dương Tử Các nền văn minh hình thànhven sông đều gắn liền với các đồng bằng châu thổ Ở Việt Nam, các cư dân nôngnghiệp đầu tiên cũng được cho là hình thành trên khu vực sông Hồng, sông Mã vào
thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên cách ngày nay khoảng 4.000 năm.
Như vậy, đồng bằng châu thổ chính là không gian quan trọng nhất trong định
cư của con người Đồng băng châu thô lại là một thực thể địa hình với cấu trúc phứctạp và có quá trình hình thành, phát triển lâu dài Các dạng địa hình được hình thành
do hoạt động dòng chảy của sông hay tích tụ bồi tích ở vùng cửa sông lại có thê bịvùi lap, xói mòn hoặc thay đồi do các biến động về môi trường hay quá trình băng hà
- gian băng Và trong một hệ thông các dang địa hình phức tạp đó, mỗi dạng địa hình
lại có các đặc trưng, chức năng rất cụ thé phục vụ cho quá trình sinh sống ồn định lâudài của con người ở trên đó Như những vùng đất cao, ôn định, ít bị tác động bởi lũ
lụt hàng năm có thể sử dụng như là những nơi cư trú, xây nhà cửa Những vùng đấttrũng thấp ngập nước theo mùa có thể sử dụng làm nơi trồng lúa nước hay nơi có
nguôn dat sét dồi dào có thé xây dựng các lò gốm Thực tế các nhà khảo cô cũng đã
chỉ ra các di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa của sơ kỳ đồ đồng ở DBSH cũng thường
29
Trang 39phân bó trên các vùng gò đôi và phải đến giai đoạn văn hóa Đông Son tức thời kỳ đồsắt thì diện phân bố của cư dân mới thực sự đa dạng.
Tuy nhiên, định cư chỉ gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp được cho là
bat đầu ở Việt Nam khoảng 4.000 năm trước Như thế, khái niệm này sẽ không thé
bao quát hết, vì trước đó con người đã sinh sống và tổn tại ở mảnh đất này trong một
khoảng thời gian dài, từ hậu kỳ thời đại đồ đá cũ Rõ ràng điều kiện tự nhiên ở đây
đã cung cấp cho người đủ điều kiện dé sinh sống trong một thời gian dài có thé là đơn
giản hơn, như nguồn nước, nguồn thức ăn hay nơi trú ngụ Vì thế, trong luận án này,nghiên cứu sinh sử dụng khái niệm “cư trú” hay “tụ cư” mỗi khi nói đến toàn bộ quátrình lich sử lâu dài kế trên
Tại Hà Nội có sự đa dạng cả về các nền văn hóa lẫn kiểu di tích, di chỉ khảo
cô và điều đó cũng khá tương đồng với lịch sử hình thành lâu dài và tương đối phứctạp của địa hình ĐBSH và quá trình tụ cư của cư dân tiền - sơ sử cũng có liên quan
chặt chẽ với giai đoạn hình thành DBSH hiện đại trong Holocene muộn.
Dưới góc độ lựa chọn nơi cư trú hay điểm định cư thì các tính chất về mặt địahình như sự ồn định, khả năng tránh lũ, khoảng cách tới nguồn nước hay gần các địahình thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp có vai trò rất quan trọng Lúc này địa hìnhchính là một dạng tài nguyên dé con người khai thác và sinh sống trên đó Khi nhìn
nhận địa hình dưới dạng tài nguyên và là tài nguyên được khai thác cho hoạt động cư
trú của con người thậm chí tài nguyên này có thê phân loại và đánh giá Ví dụ nhưcác dạng địa hình mà con người có thé cư trú 6n định nhưng xa nguồn nước hay nơi
ma địa hình thuận lợi cho sản xuất lúa nước nhưng lại chịu ngập lụt hàng năm, hoặc
có các dạng địa hình đặc biệt vừa én định vừa thuận lợi cho sản xuất giup con người
có thê định cư ở đó hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm Như vậy là chính đặc điểm
địa mạo, dưới góc độ khai thác sử dụng của con người đã trở thành tài nguyên.
Khi nhìn vào định nghĩa về di tích khảo cô học thì việc hình thành, tồn tại một
di tích khảo cô học chính là việc chôn vùi các dấu vết sinh sống của con người trong
quá khứ trong tầng đất và đây chính là một quá trình địa mạo Rõ ràng quá trình tích
tụ đã trực tiếp hình thành và duy trì sự tồn tại của các di tích khảo cô học trong lòng
đắt, ở chiều ngược lại các quá trình bóc mòn, xâm thực lại có thé thay đổi, xáo trộn
thậm chí là phá hủy hoàn toàn một di tích khảo cô học
30
Trang 40Đối với địa mạo học thì địa hình là một thực thể có quá trình phát sinh và tiếnhóa lâu dài Đề có được hiện trạng địa hình hiện tại thì địa hình đã có cả một lịch sử
phát triển và tiễn hóa lâu dài với các quá trình khác nhau[106] Việc hình thành nên
một di tích khảo cổ đặc biệt là di tích, di chỉ cư trú thì địa hình thời điểm con người
đến sinh sống đó phải thuận lợi cho hoạt động cư trú của con người Nhưng việc các
dấu vết cư trú của con người trở thành di tích khảo cô lại cần một quá trình tích tụ,
tức là sau khi con người cư trú ở đó thì các quá trình địa mạo sau này đã lưu giữ nó
lại trong lòng đất chứ không phá hủy nó đi Do đó việc tìm thấy các di tích khảo cô
là không hè dễ dang, hơn nữa khi có sự thay đổi về mặt tự nhiên và các quá trình địamạo cũng có thé thay đổi và phá hủy các di tích khảo cổ này
Xét trong phạm vi ĐBSH, thông qua những tư liệu lịch sử thu được, chúng ta
hình dung một cách tổng quát rằng trong quá trình chiếm lĩnh lãnh thé nơi đây, conngười đã chuyển dan địa bàn cư trú từ vùng núi, gò đổi xuống khai phá vùng đồngbang Sự di cư này tương ứng với hoạt động sinh sống từ săn bat hái lượm tiến đếnnền nông nghiệp với hoạt động canh tác lúa nước Quá trình đó diễn biến thuận chiềuvới tiễn trình hình thành đồng bang châu thé và cũng là quá trình con người phát triểndần về mặt trí tuệ và thể chất đề tồn tại và thích ứng với môi trường thiên nhiên
Trước khi vùng đồng băng châu thổ được hình thành, con người tập trung sinhsống ở những vùng gò đồi, hang động trên núi Họ là những người nguyên thủy, sinhsông tương đối di động bằng cách hái lượm những loài thảo mộc và săn bắt thú rừnglàm thức ăn Chính bởi vậy, con người lựa chọn những nơi rừng rậm dé tìm kiếmnguồn sản vật tự nhiên san có, sinh sống trong các hang động dé tránh thú dữ hoặc ởnhững vùng gò đồi, chọn những nơi cạnh nguồn sông suối lớn, vừa cung cấp nướcuống, vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu đá cuội để chế tác công cụ chặt cây, săn
thú, nạo da thú [83].
Cùng với sự tiến hóa về trí tuệ và thê chất, con người dần chuyển sang nềnnông nghiệp sơ khai bằng việc dưỡng trồng lúa dại quanh nơi cư trú và tiễn tới nềnnông nghiệp thực sự Khi đó, những cư dân thuộc các bộ lạc trồng lúa nước có nhucầu bức xúc mở rộng phạm vi sinh tồn và phát triển nền nông nghiệp của mình Cũng
cần phải nói rang, đúng vào thời điểm đó, sau các chu kỳ biển tiến, biển thoái, bề mặt
đồng bang châu thé mau mỡ được hình thành, chờ bàn tay con người đến khai phá
31