1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Xây dựng bộ tiêu chí và mô hình đánh giá mức độ thực hiện kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp: Áp dụng thử nghiệm với một số mô hình sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng

228 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng bộ tiêu chí và mô hình đánh giá mức độ thực hiện kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp: Áp dụng thử nghiệm với một số mô hình sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng
Tác giả Nguyễn Thế Kiên, Nguyễn Thị Vĩnh Hà, Đồng Mạnh Cường, Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Trương Thu Hà
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Báo cáo Tổng kết Kết quả Thực hiện Đề tài KH&CN Cấp Đại học Quốc gia
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 228
Dung lượng 6,42 MB

Nội dung

Đề tài “Xây dựng bộ tiêu chí và mô hình đánh giá mức độ thực hiện KTTH trong sản xuất nông nghiệp: áp dụng thử nghiệm với một số mô hình sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng” đóng

Trang 1

BÁO CÁO TỔNG KẾT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN

CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Tên đề tài: Xây dựng bộ tiêu chí và mô hình đánh giá mức độ thực hiện kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp: Áp dụng thử nghiệm với một số mô hình sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng

Mã số đề tài: QG.22.49

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thế Kiên

Hà Nội, 2024

Trang 2

BÁO CÁO TỔNG KẾT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN

CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Tên đề tài: Xây dựng bộ tiêu chí và mô hình đánh giá mức độ thực hiện kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp: Áp dụng thử nghiệm với một số mô hình sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng

Mã số đề tài: QG.22.49

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thế Kiên

Hà Nội, 2024

Trang 3

PHẦN I THÔNG TIN CHUNG

1.1 Tên đề tài: Xây dựng bộ tiêu chí và mô hình đánh giá mức độ thực hiện KTTH

trong sản xuất nông nghiệp: áp dụng thử nghiệm với một số mô hình sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng

Tên đơn vị chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Điện thoại: (84.24) 37547506 Fax: (84.24) 37546765

E-mail: news_ueb@vnu.edu.vn

Website: http://ueb.edu.vn

Địa chỉ: Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

1.5 Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ tháng 05/2022 đến tháng 04/2024

1.6 Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu ( nếu có):

Trang 4

(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện;

Nguyên nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)

1.7 Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 350.000.000 đồng

PHẦN II TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Viết theo cấu trúc một bài báo khoa học tổng quan từ 6-15 trang ( báo cáo này sẽ được đăng trên tạp chí khoa học ĐHQGHN sau khi đề tài được nghiệm thu), nội dung gồm các phần:

1 Đặt vấn đề

KTTH đang trở thành xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam đang áp dụng xu thế này để hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững Ngày 25/6/2020, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 889/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030, với quan điểm thúc đẩy nền KTTH và phát triển bền vững, thực hiện mục tiêu tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến phát triển nền KTTH ở Việt Nam, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp Hiện nay, hầu hết các loại rác thải trong sản xuất nông nghiệp chưa được phân loại, xử lý và thải tự do ra môi trường Chỉ tính riêng thuốc trừ sâu, hằng năm có khoảng 19,000 tấn bao bì là chất nguy hại được thải ra môi trường không qua xử lý Phần lớn rơm rạ sau thu hoạch bị đốt bỏ với số lượng lớn, gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ và đời sống nhân dân, mất an toàn giao thông Cám gạo sau xay xát ở nước ta chủ yếu bị bỏ đi, trong khi các doanh nghiệp sản xuất dầu ăn từ cám gạo phải nhập khẩu nguyên liệu cám từ nước ngoài Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) và Viện quản lý nước quốc tế (Javier và các cộng sự, 2018) cho rằng ở nhiều nước trên thế giới, nguồn ô nhiễm nước lớn nhất là từ sản xuất nông nghiệp Đây là vấn đề nghiêm trọng đe doạ sức khoẻ con người và hệ sinh thái, gây ra nhiều áp lực

và thách thức cho công tác bảo vệ môi trường

Mặc dù khái niệm KTTH còn khá mới mẻ, nhưng thực tiễn thực hiện KTTH trong sản xuất Việt Nam đã có từ sớm, điển hình như các nhiều mô hình sản xuất như Vườn-Ao-Chuồng (VAC) và các biến thể Vườn-Ao-Chuồng-Biogas (VACB), Vườn-Ao-Chuồng-Rừng (VACR) – mô hình kết hợp giữa VAC với hoạt động lâm nghiệp tại

Trang 5

các tỉnh miền núi, và Vườn-Ao-Hồ (VAH) – mô hình trang trại trên cát tại các tỉnh miền trung đã không chỉ giúp giảm phát thải mà còn đem lại thu nhập tốt cho người dân (Nguyễn Thế Chinh và Nguyễn Hoàng Nam, 2020) Qua đó, những mô hình KTTH khép kín hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, vừa thực tế áp dụng, vừa tận dụng, khai thác triệt để chất thải, phụ phẩm trong sản xuất, đảm bảo kinh tế, vừa giải quyết vấn đề môi trường trong nông nghiệp và ở nông thôn Việc sử dụng phân chuồng

để bón cho cây trồng đã và đang được áp dụng ở hầu hết các mô hình sản xuất nông nghiệp trên cả nước Ở nông thôn, cũng phổ biến mô hình sử dụng rơm rạ sau thu hoạch dùng cho trâu bò ăn, sản xuất nấm rơm, vật liệu xây dựng Một số làng nghề sử dụng phụ phẩm nông nghiệp như bẹ ngô, rơm rạ làm hàng thủ công mỹ nghệ hay sản xuất nấm rơm Vì vậy, có thể thấy rằng KTTH trong nông nghiệp nước ta đã được thực hiện ở các mức độ khác nhau trên khắp cả nước

Việc đánh giá mức độ thực hiện KTTH đòi hỏi phải đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau về kinh tế, xã hội, môi trường cũng như sáng tạo, thiết kế, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế,… (Rethink, Redesign, Reuse, Repair, Remanufacturing, Recycling, Recover), trong các quá trình từ khai thác tài nguyên, sản xuất, tiêu dùng, tái chế/tái

sử dụng Do đó, việc đánh giá mức độ thực hiện KTTH có thể áp dụng phương pháp quyết định đa tiêu chuẩn phức tạp để có thể bao gồm nhiều khía cạnh, nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí định lượng và định tính với các đơn vị đo và độ lớn khác nhau, khó so sánh với nhau nói trên

Việt Nam hiện chưa có các nghiên cứu đã công bố về phương pháp đánh giá mức

độ thực hiện KTTH nói chung cũng như trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói riêng

ở cấp vi mô ((quy mô doanh nghiệp/đơn vị sản xuất, người tiêu dùng) Đây là khoảng trống nghiên cứu mà đề tài sẽ tham gia giải quyết

“Thế giới đang cần một nền KTTH Hãy giúp chúng tôi biến điều đó thành hiện thực” Đó là lời kêu gọi của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được phát đi trên chính trang web của mình vào đầu năm 2020 Đề tài “Xây dựng bộ tiêu chí và mô hình đánh giá mức độ thực hiện KTTH trong sản xuất nông nghiệp: áp dụng thử nghiệm với một

số mô hình sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng” đóng góp một nỗ lực nhằm góp phần thúc đẩy hơn nữa các mô hình KTTH tại Việt Nam, việc đánh giá mức độ

Trang 6

thực hiện KTTH trong sản xuất nông nghiệp là cần thiết, từ đó giúp nâng cao nhận thức và phát hiện, áp dụng nhân rộng các mô hình có mức độ thực hiện KTTH cao

2 Mục tiêu

Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ thực hiện KTTH trong sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, với mục đích đưa ra giải pháp và khuyến nghị chính sách cho các địa phương phát triển KTTH trong sản xuất nông nghiệp

ở Việt Nam Mục tiêu cụ thể bao gồm: Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc xây dựng

cơ sở lý thuyết về KTTH trong sản xuất nông nghiệp, bao gồm các khái niệm, yếu

tố ảnh hưởng và mối quan hệ giữa chúng Sau đó, tiến hành điều tra và đánh giá thực trạng mức độ tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay, tập trung vào các tỉnh đồng bằng sông Hồng Nghiên cứu sẽ xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tuần hoàn trong nông nghiệp Tiếp theo, phát triển một bộ tiêu chí đồng nhất và toàn diện để đánh giá mức độ thực hiện KTTH trong sản xuất nông nghiệp, phản ánh các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội Tạo ra một mô hình đánh giá định lượng hoặc định tính dựa trên bộ tiêu chí đã xây dựng, nhằm

đo lường và đánh giá mức độ tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Cuối cùng, áp dụng bộ tiêu chí và mô hình đánh giá cho một số mô hình sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng Phân tích kết quả thu được để đề xuất các giải pháp và khuyến nghị phát triển mô hình KTTH trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Thông qua các mục tiêu nêu trên, nghiên cứu nhằm mang lại cái nhìn toàn diện về tình hình và tiềm năng của KTTH trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, từ đó đề xuất các hướng phát triển và chính sách hỗ trợ để nâng cao hiệu quả

và bền vững của ngành nông nghiệp trong khu vực này

3 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu

Trong phạm vi đề tài, 6 phương pháp/nhóm phương pháp và kỹ thuật được

thiết kế áp dụng giải quyết các nội dung nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp (P1)

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp (P2)

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu (P3)

Trang 7

- Kỹ thuật phân tích thống kê (P4)

- Phương pháp mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn MCDM (P5)

- Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (P6)

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp (P1)

Đề tài sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các nguồn sẵn

có như các công bố và báo cáo và tổng hợp từ các nghiên cứu, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Lương thực

và Nông nghiệp Liên hiệp quốc

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp (P2)

Điều tra, phỏng vấn sâu, phỏng vấn bán cấu trúc đối với đối tượng nông dân, cán bộ phụ trách nông nghiệp của các địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Hồng Hai địa phương được lựa chọn để khảo sát là Hà Nội và Thái Bình Đây là các địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Hồng có hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển, có các mô hình sản xuất nông nghiệp có tính điển hình

Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu (P3)

Nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp này trong tổng hợp các tài liệu khoa học liên quan tới các chủ đề nghiên cứu của đề tài Dựa trên các nguồn tài liệu được công bố chính thức, nghiên cứu này vận dụng cách tiếp cận tổng quan theo tiếp cận hệ thống với các nội dung liên quan đến KTTH, xây dựng bộ tiêu chí

và mô hình đánh giá mức độ thực hiện KTTH, các nhân tố tác động đến mức độ thực hiện KTTH của mô hình sản xuất nông nghiệp Nguồn dữ liệu tiếp cận chủ yếu là các tư liệu dạng số được lưu trữ trên các công thông tin công bố của các cơ quan, tổ chức đã đề cập đến trong phần nguồn dữ liệu thứ cấp Ngoài ra, nguồn dữ liệu quan trọng nữa các nhà xuất bản quốc tế có uy tín (Springer, ScienceDirect, Emerald, Wiley & Sons, ) Các nguồn dữ liệu và thông tin này được được rà soát, đánh giá và chọn lọc, phân tích, tổng hợp theo các nhóm chủ đề liên quan đến KTTH, xây dựng hệ tiêu chí và mô hình đánh giá mức độ thực hiện KTTH, các nhân tố tác động đến mức độ thực hiện KTTH của mô hình sản xuất nông nghiệp,

từ đó hình thành cơ sở dữ liệu thứ cấp phục vụ cho các nội dung tổng quan, xác

Trang 8

lập cơ sở lý thuyết, nghiên cứu bài học kinh nghiệm, đánh giá điều kiện thực hiện, thực trạng nghiên cứu và phát triển trong phạm vi nghiên cứu của đề tài

Kỹ thuật phân tích thống kê (P4)

Ba nhóm kỹ thuật phân tích thống kê sau lựa chọn trong đề tài:

Công cụ thống kê mô tả được sử dụng để mô tả đặc điểm của dữ liệu, mẫu nghiên cứu thông qua phân tích tần suất (frequencies) và phần trăm (percent) Thống

kê mô tả cũng được sử dụng để mô tả thực trạng, phân tích giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của từng thang đo trong mô hình nghiên cứu để bổ sung cho các phương pháp khác

Kỹ thuật phân tích tương quan để tìm mối liên quan cho biết mối liên hệ giữa các biến của mẫu nghiên cứu sau khi thu thập được như thế nào

Thống kê so sánh bao gồm: so sánh với một số liệu sẵn có, so sánh trước sau trên cùng một mẫu nghiên cứu, so sánh giữa các nhóm trong cùng một thời gian trên một mẫu nghiên cứu

Mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn MCDM (P5)

Tính chất tuần hoàn trong sản xuất đa dạng, với nhiều mức độ/góc độ tuần hoàn khác nhau, do đó mức độ thực hiện KTTH sẽ được đánh giá áp dụng theo phương pháp mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn (Multi-Criteria Decision-Making Model – MCDM)

Việc thực hiện MCDM phải đi theo một trình tự hợp lý khoa học, thông thường quá trình này bao gồm bảy bước như sau:

Bước 1: Đánh giá sơ bộ để từ đó xác định các lựa chọn tiềm năng

Quá trình đánh giá sơ bộ là bước đầu tiên trong quá trình lựa chọn để loại bớt các phương án không phù hợp, dựa trên một số các “tiêu chuẩn cứng” nhất định Sau quá trình đánh giá sơ bộ, chỉ có các lựa chọn tiềm năng được tiến hành xem xét đánh giá ở các quy trình tiếp theo

Bước 2: Thành lập hội đồng ra quyết định

Hội đồng ra quyết định ở đây được hiểu bao gồm những chuyên gia có đủ trình

độ và kinh nghiệm về lĩnh vực cần được xem xét đánh giá Việc xác định hội đồng chuyên gia có vai trò đặc biệt quan trọng, nếu lựa chọn sai sẽ gây ra sự sai lệch trong

Trang 9

kết quả đánh giá và lựa chọn Trong các nghiên cứu trong nước và trên thế giới, hội đồng ra quyết định thường từ 3-5 thành viên (hoặc nhóm các thành viên)

Bước 3: Xác định bộ tiêu chuẩn đánh giá

Sau khi thành lập được hội đồng ra quyết định, hội đồng sẽ có nhiệm vụ xây dựng nên một bộ tiêu chuẩn đánh giá cho các lựa chọn tiềm năng Các tiêu chuẩn đánh giá được xác định thông qua sử dụng tổng quan các nghiên cứu liên quan và xem xét tình hình thực tiễn cần giải quyết Đây sẽ là những tiêu chuẩn để đảm bảo phương án được chọn ra là tốt nhất

Bước 4: Xác định trọng số và giá trị trung bình trọng số của các tiêu chuẩn

Do mỗi tiêu chuẩn đánh giá có tầm quan trọng khác nhau, do đó trong bước này mỗi thành viên trong hội đồng sẽ cần đưa ra các mức trọng số cho các tiêu chuẩn

Có hai cách xác định trọng số của các tiêu chuẩn thường được sử dụng, đó là: (i) từng thành viên hội đồng trực tiếp đưa ra các mức trọng số cho các tiêu chuẩn đơn (phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, nhưng sai số thường lớn hơn so với các phương pháp khác); (ii) sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) thông qua việc đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn dựa trên so sánh cặp đôi Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến để xác định trọng số của các tiêu chuẩn hiện nay Cuối cùng, giá trị trung bình của các trọng số được xác định dựa trên phân tích tổng hợp ý kiến của các thành viên

Bước 5: Xác định tỉ lệ và giá trị trung bình của các lựa chọn

Dựa trên bộ tiêu chuẩn đã có, hội đồng chuyên gia sẽ đánh giá (cho điểm) các lựa chọn tiềm năng Để việc đánh giá được chính xác, hội đồng chuyên gia cần có đầy

đủ thông tin, hồ sơ liên quan tới các lựa chọn và thực sự có chuyên môn trong lĩnh vực đánh giá Trong quá trình đánh giá, đối với các tiêu chuẩn định lượng hội đồng chuyên gia có thể sử dụng số thực hoặc số mờ (hoặc các tập mở rộng) để xác định tỉ

lệ của các lựa chọn Sau đó, giá trị trung bình của các lựa chọn được xác định dựa trên phân tích tổng hợp ý kiến của các thành viên

Bước 6: Tính giá trị cuối cùng của các lựa chọn

Giá trị cuối cùng của các lựa chọn được xác định bằng cách tính tổng/tích trọng

số của các tiêu chuẩn (bước 4) với giá trị của các lựa chọn (bước 5)

Trang 10

Bước 7: Đánh giá và xếp hạng các lựa chọn

Từ giá trị tính được ở bước 6, bước 7 tiến hành xếp hạng và tìm ra phương án tốt nhất thỏa mãn yêu cầu Đã có rất nhiều các nghiên cứu đưa ra các phương pháp khác nhau để xếp hạng các lựa chọn, mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng Trong số các phương pháp này, có thể kể đến phương pháp điểm trọng tâm, phương pháp cực đại - cực tiểu, phương pháp giá trị tổng thể và phương pháp điểm lý tưởng (TOPSIS)

Các phương pháp/kỹ thuật sau được sử dụng trong quá trình phân tích MCDM

Phương pháp Delphi chuyên gia (Expert Delphi) lựa chọn bộ tiêu chí

- Vòng đầu tiên được gọi là vòng “Thử nghiệm - xin ý kiến chuyên gia” Ở vòng này, hệ thống các câu hỏi mở liên quan tới vấn đề đặt ra được xây dựng Sau đó bảng câu hỏi đó được gửi tới các chuyên gia trong ngành để xin ý kiến, từ những phản hồi của các chuyên gia thì tác giả sẽ bổ sung, sửa đổi sao cho bảng hỏi có thể điều tra được đầy đủ thông tin, không rườm rà, không gây khó chịu cho người được hỏi

Kết thúc vòng thử nghiệm tác giả sẽ có được bảng hỏi để bắt đầu tiến hành điều tra Bảng hỏi được gửi tới các chuyên gia và các các đối tượng liên quan Các phản hồi đó sẽ được tác giả tích hợp, tuy nhiên chỉ thống kê lại các ý kiến mà không nêu nhân danh người được hỏi Cần lưu ý rằng thời gian tối đa cho một phiếu hỏi để các chuyên gia trả lời không vượt quá 30 phút để tránh việc khó chịu cho người trả lời, không gây ảnh hưởng tới kết quả sau này

Khi kết thúc vòng thứ hai, tác giả tổng hợp kết quả và các chỉ số liên quan tới số liệu thu thập được: Chỉ số về độ tin cậy, mức độ đồng thuận, điểm số trung bình, độ lệch chuẩn, tứ phân vị được tính cho mỗi câu Tổng số phiếu trả lời ở vòng hai phải lớn hơn hoặc bằng 70% số phiếu trả lời ở vòng trước thì kết quả của quá trình điều tra mới được chặt chẽ và đủ độ tin cậy, nếu nhỏ hơn thì quá trình điều tra coi như thất bại

Trong đó, độ lệch chuẩn là thước đo quan trọng của độ biến thiên, nó cho biết

độ biến thiên xung quanh điểm trung bình của từng câu hỏi Khi độ biến thiên quanh giá trị trung bình của từng câu hỏi càng cao thì mức độ đồng nhất về câu trả lời càng thấp và ngược lại Độ tin cậy vào mức độ thỏa thuận có thể được đánh giá bằng hệ số

Trang 11

Kendall (W) Hệ số Kendall nằm trong khoảng từ 0 đến 1, hệ số này là một thước đo mức độ đồng thuận đạt được và mức độ tin tưởng (Schmidt, 1997) Nếu kết quả kiểm tra cho thấy có một sự đồng thuận mạnh hoặc rất mạnh giữa các chuyên gia thì quá trình Delphi chỉ cần thực hiện 2 vòng và không cần tiến hành vòng thứ 3

Kỹ thuật Delphi dựa vào ý kiến của các chuyên gia có am hiểu về vấn đề mà

đề tài đưa ra và cách thức tiến hành có vai trò quyết định đến kết quả do đó mà kết quả cuối cùng sẽ khách quan và tin cậy hơn với quy trình hợp lý Vậy để đề tài thu được hiệu quả cao, quá trình nghiên cứu cần tuân thủ theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Cần hiểu rõ và xác định được mục tiêu của đề tài: Đây là bước đầu

tiên và rất quan trọng vì nếu không nắm rõ được mục tiêu của đề tài là gì thì việc lập bảng hỏi sẽ thừa, thiếu, sai mục đích mà đề tài muốn đạt được từ đó gây lãng phí thời gian và kinh phí

Bước 2: Lựa chọn nhóm chuyên gia: Việc lựa chọn chuyên gia phải dựa trên

trình độ và chuyên môn của chuyên gia đó cũng như mục tiêu đề tài muốn đạt được

Bước 3: Thiết lập bảng hỏi cho vấn đề nghiên cứu

Bước 4: (Vòng thử nghiệm) Gửi bảng câu hỏi tới các chuyên gia đại diện Bước 5: Các kết quả phản hồi từ mỗi chuyên gia được thu nhận và sửa đổi bảng

hỏi trước khi đi vào phỏng vấn cụ thể

Bước 6: (Vòng 1) Ở bước này tác giả sẽ gửi các bảng hỏi tới các cá nhân, các

đại diện để thu thập ý kiến

Bước 7: Phân tích, đánh giá các kết quả thu được rồi lập bảng tóm tắt ý kiến

thu nhận được từ các bảng hỏi

Bước 8: (Vòng 2) Báo cáo tóm tắt kết quả sẽ được gửi trở lại các chuyên gia

để lấy ý kiến nhận xét (lưu ý, tóm tắt này nên nhấn mạnh những ý kiến trái ngược, cực đoan, đặc biệt (khác với đa số) - lưu ý thời gian tối thiểu để quay lại xin ý kiến chuyên gia ở vòng 2 là từ 3 - 4 tuần

Bước 9: (Vòng 2) Những chuyên gia có thể sẽ hiệu chỉnh lại các ước lượng lần

trước của họ sau khi có xem xét thông tin nhận được từ vòng 1

Bước 10: (Vòng 2) Phân tích dữ liệu, tính điểm số trung bình, độ lệch chuẩn,

xác định giá trị trung vị, hệ số Kendall và tóm tắt lại kết quả vòng 2

Trang 12

Bước 11: (Vòng 3) Nếu kết quả phân tích ở vòng 2 chưa thỏa mãn thì tiếp tục

gửi bảng tóm tắt và bảng hỏi tới các chuyên gia đã tham gia trả lời ở vòng 2

Bước 12: Phân tích các kết quả thu thập được từ vòng 3

Bước 13: Tổng kết lại tất cả các kết quả thu được từ các vòng phỏng vấn trên

và thông báo với tất cả các chuyên gia đã tham gia trả lời có kèm theo báo cáo sơ bộ kết quả đạt được

Bước 14: Từ những kết quả thu nhận được ở trên tác giả có nhiệm vụ tổng hợp

lại các biện pháp phù hợp từ đó có kiến nghị lên cấp trên

Việc sử dụng Expert Delphi sẽ tạo ra sự tương đồng giữa các chuyên gia được chọn, do đó đảm bảo được sự thống nhất trong kết quả Ngoài ra, việc sử dụng bảng hỏi cho phép xác định kết quả và khoảng cách giữa các chuyên gia, từ đó phân tích chúng giữa các lập trường khác nhau Expert Delphi được sử dụng trong đề tài sẽ giúp việc đánh giá, lựa chọn bộ tiêu chíphù hợp nhất

Phương pháp tổng/tích trọng số

Giả sử rằng một hội đồng gồm k người ra quyết định (D t , t = 1,…, k) chịu trách nhiệm cho việc đánh giá m mô hình (A i , i = 1,…, m) dựa trên h tiêu chuẩn (C j , j = 1,…, h)

Đặt x ijt = (e ijt , f ijt , g ijt ) với i = 1,…, m, j = 1,…, h, t = 1,…, k là tỉ lệ thích hợp được xác định cho mô hình A i , bởi người ra quyết định D t , cho mỗi tiêu chuẩn C j Giá

trị trung bình của các tỉ lệ, x ij = (e ij , f ij , g ij) có thể được tính như sau:

người ra quyết định D t cho mỗi tiêu chuẩn C j Giá trị trung bình w j = (o j , p j , q j) của

mỗi trọng số C j được đánh giá bởi hội đồng k người ra quyết định được tính toán như

Trang 13

ij ij ij ij

Phương pháp phân tích thứ bậc AHP mờ

Phương pháp phân tích thứ bậc AHP được sử dụng để xác định mức độ ưu tiên của các tiêu chuẩn/tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá Mô hình Fuzzy AHP sử dụng biến ngôn ngữ để biểu diễn các đánh giá so sánh được đưa ra bởi hội đồng ra quyết định Nội dung chính của mô hình như sau:

Đặt: X = { x 1 , x 2 , …, x n } là tập hợp của n đối tượng;

G = {g 1 , g 2 , …, g m } là tập hợp của m mục tiêu so sánh

Theo phương pháp của Chang (1996) thì mỗi một đối tượng x i được biểu diễn

tương ứng với một đối tượng so sánh, ký hiệu là g i Theo đó, mỗi đối tượng x i sẽ được

so sánh với m mục tiêu, ta ký hiệu như sau:

M

là các số mờ tam giác)

Bước 1: Tính giá trị của số mờ tổng hợp cho đối tượng thứ i theo công thức:

Trang 15

1 2

W  ( ( ), ( d A d A ), ,d(A ))n T &

1

WW

i

i i

Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (P6)

Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Model – SEM) thường gồm 3 bước: kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, và phân tích nhân tố khẳng định Các bước này cũng có thể được thực hiện riêng lẻ để phục vụ cho các mục đích phân tích khác nhau

Phương pháp kiểm định độ tin cậy Cronbach’ s Alpha

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha sẽ giúp phản ánh mức độ đồng nhất của các biến quan sát trong cùng một thang đo, cho biết sự chặt chẽ và thống nhất trong các câu trả lời Kiểm định độ tin cậy được tiến hành theo nguyên tắc sau: Mỗi nhân tố/tiêu chuẩn cần đảm bảo Cronbach’s Alpha ≥ 0,60, nhưng không lớn hơn 0,95 Nếu Cronbach’s Alpha ≥ 0,60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt tin cậy (Nunnally

và Berstein, 1994) Nếu Cronbach’s Alpha quá lớn (> 0,95) cho thấy có nhiều biến không khác biệt nhau thì cũng cần xem xét lại (Nguyễn Đình Thọ, 2011) Hệ số tương quan biến tổng cho biết biến hiện tại có đóng góp nhiều hay ít cho thang đo chung Những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ được xem là biến rác và loại khỏi phân tích (Nunnally và Berstein, 1994) Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) ≥ 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu Các biến mà nếu nó

bị loại bỏ sẽ giúp cho chỉ số Cronbach’s Alpha tăng lên cũng có thể xem xét loại bỏ

Phân tích nhân tố khám phá

Sau khi xác định được độ tin cậy của thang đo, cần đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của chúng Giá trị hội tụ phản ánh mức độ hội tụ của một thang đo sử dụng để đo lường một nhóm nhân tố sau nhiều lần (lặp lại); các biến quan sát hội tụ

về cùng một nhóm nhân tố Giá trị phân biệt nói lên hai thang đo lường hai nhóm nhân

tố khác nhau phải khác biệt nhau; các biến quan sát thuộc về nhóm nhân tố này và phải phân biệt với nhóm nhân tố khác Phương pháp nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) được sử dụng để thực hiện việc này

Trang 16

Sự thích hợp của phân tích nhân tố sẽ được xem xét bằng hệ số KMO Meyer-Olkin) Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp Điều kiện

(Kaiser-là KMO trong khoảng từ 0,5 đến 1,0 (Anderson và Gerbing, 1988) Kiểm định Bartlett

có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05) sẽ được sử dụng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể (Anderson và Gerbing, 1988) Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) > 50% sẽ được sử dụng để xem xét phần trăm biến thiên của các biến quan sát (Anderson và Gerbing, 1988)

Độ hội tụ sẽ được xem xét tại bảng Pattern Matrix Nghiên cứu sẽ sử dụng hệ

số tải nhân tố (Factor loading ) > 0,5 (Anderson và Gerbing, 1988) Các biến có trọng

số (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị tiếp tục loại Các biến tải lên ở hai nhân tố trở lên và chênh lệch nhau (tính theo trị tuyệt đối) dưới 0,3; hoặc các biến chỉ nằm tách biệt một mình ở một nhân tố cũng sẽ bị loại

Phân tích nhân tố khẳng định

Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis – CFA) nhằm xem xét sự phù hợp của mô hình đã có sẵn với số liệu nghiên cứu với các các chỉ số yêu cầu như sau:

Chỉ số Chi-bình phương điều chỉnh theo bậc tự do để đo mức độ phù hợp một cách chi tiết của cả mô hình Một số nhà nghiên cứu đề nghị 1 < Chi-bình phương/bậc

tự do < 3 (Hair và các cộng sự, 1998); một số khác đề nghị chỉ số này càng nhỏ càng tốt (Segar, 1993) Ngoài ra, một số nghiên cứu thực tế phân biệt ra 2 trường hợp: Chi-bình phương/bậc tự do < 5 (với mẫu N ≥ 200) hay < 3 (khi cỡ mẫu N ≤ 200) thì mô hình được xem là phù hợp tốt (Kettinger và các cộng sự, 1995)

Các chỉ số liên quan khác như: chỉ số thích hợp so sánh CFI (comparative fit index), chỉ số TLI (Tucker & Lewis index), GFI (Goodness of fit index), AGFI Các chỉ số này có giá trị > 0,9 được xem là mô hình phù hợp tốt Các chỉ số CFI, GFI có thể dưới 0,9 cũng có thể chấp nhận được (Hair và các cộng sự, 2010) Nếu các giá trị này bằng 1, mô hình là hoàn hảo (Segar, 1993) RMSEA (root mean square error approximation) giúp xác định mức độ phù hợp của mô hình so với tổng thể RMSEA

Trang 17

yêu cầu < 0,05 thì mô hình phù hợp tốt Trong một số trường hợp, giá trị này ≤ 0,08

mô hình được chấp nhận (Taylor và các cộng sự, 1993)

Ngoài ra, phân tích sâu CFA sẽ được tiến hành để kiểm định tính hội tụ, tính phân biệt và độ tin cậy của mô hình Theo Hair và các cộng sự (2010), cần đảm bảo các hệ số sau: (1) Độ tin cậy: Hệ số tải chuẩn hóa (Standardized Loading Estimates)

≥ 0,5 (lý tưởng là 0,7), Độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability – CR) ≥ 0,7; (2) Tính hội tụ: Phương sai trung bình được trích (Avegare Variance Extracted – AVE)

≥ 0,5; (3) Tính phân biệt: Phương sai riêng lớn nhất (Maximum Shared Variance - MSV) < Phương sai trung bình được trích (AVE) Căn bậc hai của AVE (Aquare root of AVE – AQRTAVE) > Tương quan giữa các biến tiềm ẩn (Inter-Construct Correlations)

4 Tổng kết kết quả nghiên cứu

4.1 Kiểm định sự tin cậy của thang đo

Trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng KTTH trong nông hộ tại thành phố Hà Nội bao gồm các nhân tố chính sách của Chính phủ, Công nghệ khoa học kỹ thuật được áp dụng, Quy mô sản xuất trong nông nghiệp, Nhận thức

về KTTH của doanh nghiệp, Tài chính đầu tư cho KTTH Các nhân tố sử dụng thang

đo likert để đo lường do vậy để kiểm định sự tin cậy của các thang đo này, tác giả đánh giá sự tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng Các biến quan sát không đảm bảo tin cậy sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên Tiêu chuẩn lựa chọn Cronbach’s Alpha tối thiểu là 0.6 (Hair và nnk, 2006),

hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được xem là biến rác và đương nhiên loại khỏi thang đo (Nunnally và Burnstein, 1994) Sau khi loại bỏ các biến không đảm bảo

độ tin cậy Sau các lần kiểm định độ tin cậy của các thang đo các biến quan sát đảm bảo độ tin cậy với hệ số tương quan biến tổng từ 0.3 đến 0.8 và hệ số Cronbach's Alpha từ 0.6 đến 0.8, chứng tỏ các biến quan sát phản ánh tốt khái niệm đã đưa ra trong nghiên cứu

4.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Trong phân tích EFA, việc sử dụng các phép quay giúp từng biến quan sát chỉ tải lên mạnh ở một vài nhân tố, các biến có hệ số tải mạnh cùng nằm ở một nhân tố

Trang 18

nào sẽ được xếp vào cùng cột nhân tố đó Có hai phép quay có thể áp dụng đó là phép quay vuông góc Varimax và phép quay không vuông góc Promax Việc xem xét sự tương quan giữa các nhân tố với nhau ở phép quay Promax dường như phù hợp hơn với phép trích Principle Axis Factoring nhằm khám phá các cấu trúc tiềm ẩn Còn phép quay Varimax phù hợp hơn với phép trích Principle Component Analysis với mục đích thu gọn số lượng quan sát về các nhân tố đại diện có phương sai trích lớn nhất Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả sẽ tiến hành kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu Vì vậy, tác giả sử dụng phương pháp trích Principle Axis Factoring với phép quay Promax trong phân tích EFA

Từ các biến quan sát đã được đánh giá độ tin cậy thang đo của các biến độc lập được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng KTTH trong nông hộtại thành phố Hà Nội

Phương pháp trích: Principal Axis Factoring

Phương pháp xoay: Promax with Kaiser Normalization

Hệ số KMO = 0,931

Bartlett's Test of Sphericity = 0,000

Tổng phương sai trích: 81,709

(Nguồn: Kết quả khảo sát của để tài)

Kết quả phân tích nhân tố thể hiện các biến quan sát có hệ số tải nhân tố >0.5, hệ

số KMO >0.6, Kiểm định Bartlett's có mức ý nghĩa <0.000 và tổng phương sai trích > 50.0% Điều đó chứng tỏ các nhân tố phù hợp đảm bảo độ tin cậy khoa học

Kết quả phân tích nhân tố đã khẳng định được hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng KTTH trong nông hộtại thành phố Hà Nội của tác giả đưa ra phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp hiện nay Có 5 nhân tố với 15 biến quan sát

đó là: Chính sách của chính phủ (4 biến quan sát); Qui mô sản xuất (3 biến quan sát), Nhận thức của Doanh nghiệp (3 biến quan sát), Công nghệ (3 biến quan sát), Đầu tư tài chính (3 biến quan sát)

Khi phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc kết quả cũng thể hiện các biến quan sát hội tụ để phản ánh khái niệm ứng dụng KTTH trong nông nghiệp

Trang 19

tại thành phố Hà Nội và Thái Bình

Phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích cấu trúc tuyến tính SEM

Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, phương pháp SEM được sử dụng Phân tích SEM là một phương pháp chung trong phân tích dữ liệu mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) cho phép nhà nghiên cứu kiểm định các giả thuyết đưa ra Xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cùng lúc đến biến phụ thuộc

Từ mô hình giả thiết, thông qua một chuỗi vòng lặp các chỉ số biến đổi để cuối cùng cung cấp cho nhà nghiên cứu một mô hình xác lập, có khả năng giải thích tối đa

sự phù hợp giữa mô hình với bộ dữ liệu thu thập thực tế

Sự phù hợp của toàn bộ mô hình trên thực tế được đánh giá thông qua các tiêu chí về mức độ phù hợp như sau:

- Mức xác suất:

Giá trị p≤0.05 được xem là mô hình phù hợp tốt (Arbuckle và Wothke, 1999; Rupp và Segal, 1989) Điều này có nghĩa rằng không thể bác bỏ giả thuyết H0 (là giả thuyết mô hình tốt), tức là không tìm kiếm được mô hình nào tốt hơn mô hình hiện tại)

Ứng với một mối quan hệ ta có một giả thuyết tương ứng (như đã trình bày ở phần đầu chương này về các giả thuyết và mô hình nghiên cứu) Trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, tất cả các mối quan hệ nhân quả đề nghị có độ tin cậy ở mức 95% (p = 0.05) (Cohen,1988) Để xem xét khả năng giải thích của mô hình,

hệ số R2 hiệu chỉnh được sử dụng

Sau khi kiểm tra, nếu kết quả cho thấy các giả thuyết không bị vi phạm thì có thể kết luận ước lượng các hệ số hồi quy là không thiên lệch, nhất quán và hiệu quả Các kết luận rút ra từ phân tích hồi quy là đáng tin cậy

Từ kết quả phân tích nhân tố EFA tác giả đưa các nhân tố có thang đo Likert

và các nhân tố có thang đo định lượng vào mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA

để phân tích và khẳng định mối quan hệ giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc, đồng thời loại bỏ các biến khỏi mô hình nếu biến độc lập không có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

Để đánh giá sự phù hợp của các nhân tố trong mô hình và kiểm định giá trị

Trang 20

phân biệt của tất cả các khái niệm nghiên cứu được xem xét, một mô hình tới hạn được thiết lập Kết quả của phân tích cấu trúc tuyến tính cho thấy mô hình tới hạn rất phù hợp với dữ liệu khảo sát, các giá trị đạt mức yêu cầu (CMIN=228.187; df=153; p=0,000; CMIN/df=1,491; GFI= 0,932; TLI=0,975; CFI=0,980 và RMSEA=0,041) hình 2 Các hệ số trong mô hình thể hiện có sự phù hợp với dữ liệu thực tế Kết quả thể hiện trong mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA thể hiện Các hệ số tương quan biến quan sát >0,5, đồng thời mối liên hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc đều có mức ý nghĩa <0,05 Như vậy có thể kết luận các nhân tố ảnh hưởng đến KTTH trong sản xuất nông nghiệp và có cơ sở để đưa vào phần tích SEM

Kết quả phân tích mô hình SEM thể hiện các nhân tố đều có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê, đến tiền lương của NLĐ Kết quả của phân tích cấu trúc tuyến tính cho thấy mô hình tới hạn rất phù hợp với dữ liệu khảo sát, các giá trị đạt mức yêu cầu (CMIN=228.187; df=153; p=0.000; CMIN/df=1.491; GFI= 0.932; TLI=0.975, CFI=0.980 và RMSEA=0.041) hình 3 Các hệ số trong mô hình thể hiện có sự phù hợp với dữ liệu thực tế Kết quả trong mô hình phân tích SEM thể hiện các nhân tố đều ảnh hưởng một cách có ý nghĩa thống kê

Kết quả phân tích mô hình SEM thể hiện sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng KTTH trong nông hộ đồng đồng sông Hồng giải thích được 57.9% sự biến thiên của mô hình Trong các nhân tố được đưa vào phân tích nhân tố Chính sách của Chính phủ có ảnh hưởng mạnh nhất, thứ hai là sự áp dụng khoa học

kỹ thuật, thứ ba là yếu tố tài chính, tiếp theo là nhân tố quy mô sản xuất và cuối cùng

là nhận thức

4 Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận

Nhân tố quy định và chính sách của Chính phủ

Các chính sách của Chính phủ là một nhân tố tác động vĩ mô, định hướng

sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia Chính sách và các hoạt động của các tổ chức của Chính phủ tạo ra và tạo điều kiện cho một nền KTTH xuất hiện và phát triển mạnh định hướng, tạo động lực của đổi mới và đầu tư Nền KTTH cung cấp một khuôn khổ cho phép chính phủ và các thành phố hiện thực hóa nhiều tham vọng kinh tế, môi trường và xã hội (Ellen Macathur Foundation, n.d.)

Trang 21

Kết quả khảo sát thể hiện các doanh nghiệp cho rằng chính phủ đã có những chính sách nhất định trong chiến lược về KTTH đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp Nhân tố Chính phủ có tác động mạnh nhất với hệ số Beta chuẩn hóa là 0.246 Với mức điểm đánh giá ở mức 4.1 điểm/5 điểm thể hiện sự quan trọng của hệ thống chính sách và những hoạt động của Chính phủ đến việc ứng dụng KTTH trong các nông hộ

Như vậy các hoạt động của Chính phủ cộng tác với khu vực tư nhân có vai trò quan trọng trong thúc đẩy các đơn vị doanh nghiệp ứng dụng KTTH trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp Nhằm nâng cao ứng dụng KTTH của các nông hộ Chính phủ cần xây dựng và hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý trong thực hiện kinh tế tuần, có những chưa có những quy dịnh cụ thể, phù hợp ngành và lĩnh vực trong triển khai, ứng dụng Quy định của Nhà nước cần có bộ tiêu chí cho các mô hình KTTH Trong thời gian tới cần hoàn thiện thêm hành lang pháp lý như một số chính sách về bảo vệ môi trường đang thiếu các điều kiện để triển khai như: hỗ trợ thu gom

và quản lý rác thải ở nông thôn, sử dụng khí sinh học, … bổ sung các chính sách, quy định cụ thể theo hướng quy định trách nhiệm cụ thể của nhà sản xuất, nhà phân phối trong việc thu hồi, phân loại và tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra thị trường; quản lý dự án theo vòng đời, thiết lập

lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường tương đương với nhóm các nước tiên tiến trong khu vực,

Nhân tố Doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, việc chuyển dịch mô hình phát triển từ kinh tế truyền thống sang KTTH đã trở thành xu hướng trên thế giới Tuy nhiên, để có được

sự chuyển dịch như vậy đòi hỏi có các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là các chính sách tài chính Các chính sách tài chính quan trọng thúc đẩy KTTH trong doanh nghiệp phải kể đến chính sách thuế, chi tiêu công xanh, chính sách phát triển thị trường tài chính, chính sách đầu tư cho doanh nghiệp

Hiện trạng chính sách tài chính của nông hộ

bình

Độ lệch chuẩn

Trang 22

Tôi được doanh nghiệp hỗ trợ, tập huấn về kỹ thuật trong sản xuất nông

Trong bối cảnh CMCN 4.0, việc nghiên cứu và tạo ra các công nghệ tiên tiến

sẽ giúp việc thực hiện mô hình KTTH hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Nhân tố công nghệ có tác động mạnh thứ ba với hệ số Beta chuẩn hóa là 0.217

Hiện trạng công nghệ áp dụng trong sản xuất của các nông hộ

bình

Độ lệch chuẩn

Đường giao thông ở địa phương tôi ngày càng được kiên cố hóa 3.60 925

Hệ thống điện, nước thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp của tôi 3.61 961

Phát triển KTTH cần được bắt đầu từ tư duy đúng, với các các mô hình sản xuất và các giải pháp, công nghệ tiên tiến, được thiết kế linh hoạt và sáng tạo, bảo đảm hài hòa lợi ích và cộng đồng trách nhiệm, phù hợp thực tiễn và xu hướng phát triển chung trên thế giới…

Nhân tố Thị trường

Quy mô thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch có ảnh hưởng mạnh thứ 4 đến ứng dụng KTTH Đặc điểm của KTTH đó là quy trình khép kín chất thải của quá trình này là đầu vào của quá trình khác

Hiện trạng thị trường nông nghiệp sạch

bình

Độ lệch chuẩn

Trang 23

Tôi nhận thấy sản xuất nông nghiệp sạch sẽ bán được giá cao hơn

Tôi nhận thấy sản phẩm nông nghiệp sạch dễ dàng tiêu thụ trên thị

Tôi biết hiện có nhiều doanh nghiệp/tập đoàn tiên phong xây dựng,

định vị sản phẩm nông nghiệp sạch trên thị trường 3.54 .934 Người tiêu dùng đòi hỏi quy trình sản xuất đảm bảo ít ảnh hưởng

Tôi coi trọng môi trường và tự nhận thấy mình cần phải sản xuất

Trong thời gian qua, mặc dù sản lượng hàng nông sản của nước ta đã được tăng lên đáng kể song chưa có nhiều chuyển biến về chất lượng Nguyên nhân là do: (i) sản xuất nông nghiệp chủ yếu còn manh mún, quy mô nhỏ, tự phát, cá thể; (ii) người nông dân sản xuất theo kinh nghiệm là chủ yếu mà không tuân thủ theo qui trình, mẫu

mã sản phẩm không đúng chuẩn, vì vậy chất lượng sản phẩm không đạt chuẩn an toàn; (iii) yêu cầu của an ninh lương thực khiến nông dân không linh hoạt được trong hoạt động sản xuất

5 Tóm tắt kết quả ( tiếng Việt và tiếng Anh)

Trong các nhân tố được đưa vào phân tích, nhân tố Chính sách của Chính phủ

có ảnh hưởng mạnh nhất, thứ hai là sự áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, thứ

ba là yếu tố tài chính, thị trường đã ảnh hưởng đến ứng dụng KTTH trong nông hộ khu vực đồng bằng sông Hồng Các hoạt động của Chính phủ cộng tác với doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong thúc đẩy các đơn vị doanh nghiệp ứng dụng KTTH trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp Vai trò quan trọng của Chính phủ

là kiến tạo điều hành, hoạch định chính sách nhằm kích thích ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân đổi mới, sáng tạo, áp dụng các giải pháp KTTH vào trong quá trình thiết kế, sản xuất, phân phối, tiêu dùng và quản lý chất thải để tạo ra những vòng lặp tuần hoàn, kết nối một cách hệ thống để tạo dựng một xã hội tuần hoàn Bên cạnh đó,

để phát triển KTTH, cần khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng thị trường; hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân

Trang 24

lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế Hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh cải cách thể chế, thủ tục hành chính,

bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, hiện đại hóa nền hành chính Cuối cùng là nhân tố tài chính và thị trường, đây là một yếu tố quan trọng tuy nhiên sản xuất nông nghiệp của nước ta chủ yếu tự phát, chưa gắn với thị trường, với chuỗi giá trị ngành hàng Các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực nông nghiệp của nước ta chưa phát triển theo hướng bền vững, chưa mạnh dạn xây dựng các vùng nguyên liệu vì không có thị trường ổn định Do đó, cần chú trọng vào phương

án tìm ra các giải pháp, khuyến nghị mang tính hữu hiệu nhằm phát triển mô hình KTTH trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Among the factors analyzed, Government Policy has the strongest influence, followed by the application of scientific and technical knowledge, infrastructure, and financial factors, which have affected the implementation of circular economy in agricultural production in the Red River Delta region Government activities in collaboration with businesses play a crucial role in promoting the application of circular economy principles in agricultural production and business activities The government's important role lies in creating governance, policy planning to stimulate more organizations and individuals to innovate, apply circular economy solutions in the process of design, production, distribution, consumption, and waste management

to create systematic loops, connecting to build a circular society Additionally, to develop circular economy, there is a need to encourage technological innovation, improve the quality of human resources, expand markets, establish and develop large private economic groups with strong competitiveness in the region and internationally Improving the startup ecosystem, promoting innovation, intensifying institutional and administrative reforms, modernizing the administrative apparatus, and enhancing the quality of civil servants are also crucial Lastly, financial and market factors are important; however, Vietnam's agricultural production is mainly self-sufficient, not closely linked to the market or value chains Agricultural businesses in Vietnam have not developed sustainably, hesitating to establish raw material areas due to unstable markets Therefore, it is necessary to focus on finding

Trang 25

effective solutions and recommendations to develop circular economy models in agricultural production in Vietnam to day

PHẦN III SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI 3.1 Kết quả nghiên cứu

1 Cơ sở lý thuyết và kết quả điều

tra, đánh giá thực trạng mức độ

tuần hoàn và các nhân tố ảnh

hưởng đến mức độ tuần hoàn

trong nông nghiệp ở Việt Nam

1 Cơ sở lý thuyết có tính khoa

học, phù hợp Kết quả điều tra, đánh giá khách quan, trung thực, khoa học

2 Bộ tiêu chí và mô hình đánh giá

mức độ thực hiện KTTH trong

sản xuất nông nghiệp

1 Bộ tiêu chí khoa học, khách

quan, có tính SMART (cụ thể, đo lường được, khả thi, thực tế, có ràng buộc thời

triển mô hình KTTH trong sản

xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Đánh giá chung

1 Công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus

Trang 26

1.1 Examining the Factors

Influencing the Level

Le Khanh Cuong, Nguyen Chu Du4, Chu Viet Cuong, Vu Thi Thuong, Dang Hoang Anh,

Nguyen Anh Vu Research on

World Agricultural Economy

Emerging Country Research on World Agricultural Economy

cứu khoa học của Viện

nghiên cứu Phát triển

KTTH

Ghi chú:

- Cột sản phẩm khoa học công nghệ: Liệt kê các thông tin các sản phẩm KHCN

theo thứ tự <tên tác giả, tên công trình, tên tạp chí/nhà xuất bản, số phát hành, năm phát hành, trang đăng công trình, mã công trình đăng tạp chí/sách chuyên khảo (DOI), loại tạp chí ISI/Scopus>

- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được

chấp nhận nếu có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn tài trợ của ĐHQGHN theo đúng quy định

- Bản phô tô toàn văn các ấn phẩm này phải đưa vào phụ lục các minh chứng

của báo cáo Riêng sách chuyên khảo cần có bản phô tô bìa, trang đầu và trang cuối

có ghi thông tin mã số xuất bản

3.3 Kết quả đào tạo

Trang 27

TT Họ và tên

Thời gian và kinh phí tham gia đề tài

Đã bảo vệ/công

bố sản phẩm

Ghi chú:

- Gửi kèm bản photo trang bìa luận án/ luận văn/ khóa luận và bằng hoặc giấy

chứng nhận nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận văn;

- Cột công trình công bố ghi như mục III.1

PHẦN IV TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI

đăng ký

Số lượng đã hoàn thành

1 Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ

thống ISI/Scopus

- Examining the Factors Influencing the Level of

Circular Economy Adoption in Agriculture:

Insights from Vietnam

- Understanding Factors of Households’ Circular

Economy Adoption to Facilitate Sustainable Development in an Emerging Country

2 Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất

bản

3 Đăng ký sở hữu trí tuệ

4 Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus

Trang 28

5 Số lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN,

tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo

khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế

6 Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng

của đơn vị sử dụng

7 Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định

chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN

(triệu đồng)

Kinh phí thực hiện

(triệu đồng)

Ghi chú

2 Nguyên, nhiên vật liệu, cây con

Trang 29

PHẦN V KIẾN NGHỊ (về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài; về quản

lý, tổ chức thực hiện ở các cấp)

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể phát triển trong dài hạn, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay Các giải pháp đề xuất mang tính kịp thời giúp các đơn vị, doanh nghiệp trong thực hiện KTTH trong nông nghiệp Việt Nam

PHẦN VI PHỤ LỤC (minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III)

BÁO CÁO I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ TUẦN HOÀN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ TUẦN HOÀN TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 34 BÁO CÁO 2: BỘ TIÊU CHÍ VÀ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN KTTH TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 77 BÁO CÁO 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM BỘ TIÊU CHÍ VÀ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN KTTH CHO MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG

NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 98 Sản phẩm: “ Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus”……… 207 Sản phẩm “Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN” 208 Sản phẩm: Đào tạo thạc sĩ………209

Hà Nội, ngày tháng năm

Đơn vị chủ trì đề tài

(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài

(Họ tên, chữ ký)

Trang 30

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 30 DANH MỤC CÁC HÌNH 31 DANH MỤC CÁC BẢNG 32 PHẦN I BÁO CÁO I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ TUẦN HOÀN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ TUẦN HOÀN TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 34 I.1 Cơ sở lý thuyết về KTTH trong sản xuất nông nghiệp 34

I.1.1 Khái niệm KTTH trong nông nghiệp 34 I.1.2 Nguyên tắc KTTH trong nông nghiệp 38 I.1.3 Các mô hình KTTH nông nghiệp ở Việt Nam 44

I.2 Cơ sở lý thuyết về bộ tiêu chí, mô hình đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng mức độ thực hiện KTTH trong sản xuất nông nghiệp 47

I.2.1 Cơ sở lý thuyết các mô hình đánh giá mức độ thực hiện KTTH 47 I.2.2 Cơ sở lý thuyết về đánh giá thực hiện KTTH trong ngành nông nghiệp 47

I.3 Đánh giá thực trạng mức độ tuần hoàn và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam 62

I.3.1 Đánh giá thực trạng mức độ tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam 62 I.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thực hiện KTTH trong sản xuất nông nghiệp ở VN 68

PHẦN II BÁO CÁO 2: BỘ TIÊU CHÍ VÀ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN KTTH TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 77 II.1 Thu thập, tổng hợp thông tin sơ cấp, thứ cấp về bộ tiêu chí dự kiến đưa vào đánh giá mức độ thực hiện KTTH trong sản xuất nông nghiệp (điều tra, khảo sát, phỏng vấn đối với các bên liên quan) 77

II.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp 77 II.1.2 Phỏng vấn chuyên gia Delphi 84

II.2 Xây dựng bộ tiêu chí và mô hình đánh giá mức độ thực hiện KTTH trong sản xuất nông nghiệp 85

II.2.1 Phương pháp phân tích thứ bậc AHP 85 II.2.2 Áp dụng để xác định bộ tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện KTTH trong sản xuất nông nghiệp 89 II.2.3 Kết quả 96

PHẦN III BÁO CÁO 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM BỘ TIÊU CHÍ

VÀ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN KTTH CHO MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 98

Trang 31

III.1: Điều tra khảo sát thực địa tại đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Thái Bình) 98 III.2 Xác định các chỉ số và phân tích đánh giá mức độ thực hiện KTTH cho một số mô hình sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng 112

III.2.1 Cơ cấu mẫu 112 III.2.2 Mức độ thực hiện KTTH phân theo lĩnh vực sản xuất ở đồng bằng sông Hồng 117

III.3 Phân tích nghiên cứu các nhân tố tác động tới mức độ thực hiện KTTH trong sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng 142

III.3.1 Kiểm định sự tin cậy của thang đo 142 III.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 150 III.3.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích cấu trúc tuyến tính SEM 152 III.3.4 Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng KTTH trong nông hộ khu vực đồng bằng sông Hồng 157

PHẦN IV BÁO CÁO 4: CÁC GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KTTH TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 173 IV.1: Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá và mức độ ưu tiên của các tiêu chuẩn trong đánh giá mức

độ thực hiện KTTH trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam 173

IV.1.1 Bộ tiêu chí 173 IV.1.2 Giới thiệu về bộ chỉ số 174 IV.1.3 Nguyên tắc xây dựng bộ chỉ số 174 IV.1.4 Cách tiếp cận trong xây dựng bộ chỉ số 175 IV.1.5 Các nguyên tắc chính trong xây dựng và đề xuất bộ chỉ số đánh giá mức độ thực hiện KTTH trong sản xuất nông nghiệp 176 IV.1.6 Hoàn thiện xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện KTTH trong sản xuất nông nghiệp 177

IV.2: Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị phát triển mô hình KTTH trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam 179

IV.2.1 Nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, các doanh nghiệp và nông dân về KTTH trong nông nghiệp 181 IV.2.2 Tạo động lực để các địa phương, doanh nghiệp, người nông dân đầu tư vào nông nghiệp tuần hoàn 182 IV.2.3 Nâng cao năng lực tái chế, tái sử dụng phụ, phế phẩm nông nghiệp 183 IV.2.4 Xây dựng hành lang pháp lý và tiêu chuẩn hoá KTTH trong nông nghiệp 185

KẾT LUẬN 189 TÀI LIỆU THAM KHẢO 191

Trang 32

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CIWMS Circular Integrated Waste Management System

Trang 33

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Các hình thức tuần hoàn trong khuôn khổ 9R 36 Hình 2: Các yếu tố của KTTH 36 Hình 3 Vòng đời sản xuất cây trồng của nền KTTH 39 Hình 4: Khung đề xuất chỉ số KTTH trong nông nghiệp 79 Hình 5: Sơ đồ mô tả bài toán phân tích thứ bậc 86 Hình 6: Hình minh họa: Mô hình tuần hoàn khép kín, kết hợp giữa chăn nuôi

và trồng trọt 117 Hình 7: Vòng tuần hoàn xanh được xây dựng tại các trang trại bò sữa

Vinamilk với hệ thống Biogas giúp biến chất thải thành tài nguyên 120 Hình 8: Hệ thống thu hồi chủ động 127 Hình 9 Phân tích nhân tố khẳng định CFA 154 Hình 10 Phân tích cấu trúc SEM 156 Hình 11 Tính hệ thống trong hình thành hệ sinh thái tuần hoàn 158

Trang 34

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Các tiêu chí và chỉ số thuộc nhóm tiêu chí kỹ thuật 80 Bảng 2 Đánh giá các tiêu chí theo cặp dựa vào mức độ quan trọng 86 Bảng 3: Ma trận so sánh cặp 87 Bảng 4: Trọng số các tiêu chí 87 Bảng 5: Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số tiêu chí lựa chọn được xem xét 88 Bảng 6: Bộ tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện KTTH trong sản xuất nông nghiệp 89 Bảng 7: Xác định trọng số của nhóm tiêu chuẩn 90 Bảng 8: Xác định trọng số của các tiêu chuẩn thuộc nhóm B1 90 Bảng 9: Xác định trọng số của các tiêu chí thuộc nhóm C1 91 Bảng 10: Xác định trọng số của các tiêu chí thuộc nhóm C2 91 Bảng 11: Xác định trọng số của các tiêu chí thuộc nhóm C3 91 Bảng 12: Xác định trọng số của các tiêu chí thuộc nhóm C4 92 Bảng 13: Xác định trọng số của các tiêu chuẩn thuộc nhóm B2 92 Bảng 14: Xác định trọng số của các tiêu chí thuộc nhóm D1 92 Bảng 15: Xác định trọng số của các tiêu chí thuộc nhóm D2 93 Bảng 16: Xác định trọng số của các tiêu chí thuộc nhóm D3 93 Bảng 17: Xác định trọng số của bộ tiêu chí 94 Bảng 18: Tỉnh/Thành phố được điều tra 112 Bảng 19: Mức độ thực hiện sản xuất nông nghiệp tuần hoàn của các nông hộ 120 Bảng 20: Những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp tuần hoàn 121 Bảng 21: Hiệu quả kinh tế của mô hình bò vỗ béo 131 Bảng 22: Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt (tính cho 1 con) tại tháng 10/2020 133 Bảng 23 Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi quy mô trang trại năm 2018 134

Bảng 24: Mức độ áp dụng các hình thức tuần hoàn trong sản xuất nông

nghiệp 135 Bảng 25 Kết quả đánh giá mức độ tin cậy của các thang đo các nhân tố độc lập 143 Bảng 26: Ma trận xoay nhân tố 151

Trang 35

Bảng 27 Mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình 154 Bảng 28: Kết quả phân tích SEM các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng KTTH trong nông nghiệp 157 Bảng 29 Thực trạng nhân tố chính sách của Chính phủ 159 Bảng 30 Hiện trạng chính sách tài chính của nông hộ 165 Bảng 31 Hiện trạng công nghệ áp dụng trong sản xuất của các nông hộ 168 Bảng 32 Hiện trạng thị trường nông nghiệp sạch 170 Bảng 33: Bộ tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện KTTH trong sản xuất nông nghiệp…… ……… 173

Trang 36

PHẦN I BÁO CÁO I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ TUẦN HOÀN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ TUẦN HOÀN TRONG NÔNG NGHIỆP Ở

VIỆT NAM I.1 Cơ sở lý thuyết về KTTH trong sản xuất nông nghiệp

I.1.1 Khái niệm KTTH (KTTH) trong nông nghiệp

Trong bối cảnh khan hiếm tài nguyên, biến đổi khí hậu toàn cầu, suy thoái môi trường và nhu cầu lương thực ngày càng tăng hiện nay, KTTH (KTTH) là một giải pháp phù hợp hơn cả hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững, phục hồi và tái tạo KTTH đã giúp giảm sử dụng nguồn tài nguyên và phát sinh chất thải, giảm tác động tiêu cực đến hệ sinh thái nông nghiệp và cải thiện hiệu suất kinh tế.(Velasco-Muñoz và cộng sự., 2021)

Hiện nay trên thế giới đã có nhiều khái niệm về KTTH trong nông nghiệp Khái niệm KTTH bắt nguồn từ những ý tưởng khác nhau và xuất hiện vào những năm 1990

Kể từ đó, nó ngày càng được phổ biến rộng rãi

Khái niệm KTTH (KTTH) đã xuất hiện từ rất sớm, khoảng những năm 60 và

70 của thế kỷ trước (Stahel, 1976) Trải qua nhiều năm, khái niệm này đã có nhiều bước phát triển và hoàn thiện

Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) định nghĩa “KTTH là nơi giá trị của sản phẩm, nguyên vật liệu và tài nguyên được duy trì trong nền kinh tế lâu nhất có thể và đồng thời giảm tối thiểu chất thải” (Hertwich, 2020)

Ellen MacArthur Foundation (2012) định nghĩa: “KTTH là một hệ thống

có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động Nó thay thế khái niệm “kết thúc vòng đời” của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết

kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm

vi của hệ thống đó.”

Trang 37

KTTH tập trung vào việc sử dụng và tái sử dụng tối ưu các nguồn lực trong các liên kết khác nhau dọc theo chuỗi sản xuất; từ việc khai thác các nguồn tài nguyên thô đến tiêu thụ (PBL, 2009) KTTH không chỉ đơn giản là tái sử dụng chất thải

Theo Ghisellini và cộng sự (2016) KTTH là việc sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn bằng cách phát triển các mô hình kinh doanh mới thân thiện môi trường đồng thời tạo ra các cơ hội việc làm mới và cải thiện phúc lợi và công bằng xã hội.Theo MacArthur (2013) đã nêu ra khái niệm về KTTH là một hệ thống có thể được phục hồi và tái tạo thông qua việc lập kế hoạch và thiết kế chủ động Nó kết hợp khái niệm

về vòng đời của nguyên, vật liệu với khái niệm tái tạo theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ các hóa chất độc hại ảnh hưởng đến việc tái sử dụng và giảm chất thải thông qua thiết kế nguyên ,vật liệu, sản phẩm và hệ thống được thiết kế để thay thế và các mô hình kinh doanh trong hệ thống này Theo Kirchherr và cộng sự (2017) qua việc tổng hợp 114 định nghĩa KTTH khác nhau, nghiên cứu đã đúc kết khái niệm KTTH là là một hệ thống kinh tế hoạt động bằng việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế

và thu hồi vật liệu trong các quy trình sản xuất/phân phối và tiêu thụ ở cấp độ vi mô (sản phẩm, công ty, người tiêu dùng), cấp độ trung bình (khu công nghiệp sinh thái)

và cấp độ vĩ mô (thành phố, khu vực, quốc gia và hơn thế nữa), nhằm phát triển bền vững, tạo ra chất lượng môi trường và công bằng xã hội, vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai Nó được thực hiện bởi các mô hình kinh doanh mới và người tiêu dùng có trách nhiệm

KTTH là nền kinh tế có mục đích nhằm duy trì giá trị của sản phẩm, vật liệu

và tài nguyên càng lâu càng tốt bằng cách cho chúng trở lại chu kỳ sản phẩm khi kết thúc vòng đời sử dụng, giảm thiểu phát sinh chất thải Quá trình này bắt đầu gồm 3 giai đoạn từ khi bắt đầu vòng đời sản : quy trình sản xuất và thiết kế sản phẩm thông minh giúp tiết kiệm tài nguyên ; quản lý chất thải hiệu quả và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới Nguyên tắc để có được mức độ tuần hoàn cao các nguồn lực nhất là ưu tiên các chiến lược “R” (Hình 1)

Trang 38

Hình 1: Các hình thức tuần hoàn trong khuôn khổ 9R

Nguồn: Potting và cộng sự (2017)

Hình 2: Các yếu tố của KTTH

Nguồn: PBL (2019)

Trang 39

Tính tuần hoàn trong sản xuất có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau Các yếu tố của KTTH bao gồm (Hình 2):

- Trong quá trình sản xuất: Khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo; sử dụng các

nguồn vốn tự nhiên không độc hại và không làm suy giảm nguồn tài nguyên; thiết kế sản phầm để có thể tái sử dụng, sửa chữa, tái chế dễ dàng

- Trong quá trình tiêu dùng: Thay đổi cách thức bán sản phẩm, người tiêu dùng

trả tiền để mua quyền sử dụng sản phẩm thay vì quyền sở hữu sản phẩm, quyền sở hữu vẫn thuộc về người sản xuất; hợp tác chặt chẽ hơn trong chuỗi cung ứng

- Trong quá trình tái chế, tái sử dụng: Kéo dài tuổi thọ sản phẩm, kéo dài tuổi

thọ của các phụ tùng, tái chế vật liệu

KTTH trong nông nghiệp được phát triển từ mô hình nền kinh tế tái chế vì mục tiêu nông sản không ô nhiễm và thực phẩm xanh (Han Jun, 2010) Nông nghiệp sinh thái Trung Quốc là điển hình đã sử dụng khoa học và kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật canh tác truyền thống, các nguyên tắc sinh thái học, kinh tế học sinh thái và hệ thống các phương pháp kỹ thuật để thực hiện quy hoạch, tổ chức hợp lý sản xuất nông nghiệp

để quản lý toàn diện các khu vực năng suất thấp và tăng cường các chức năng sinh thái của vùng năng suất cao phù hợp với điều kiện của địa phương và lợi thế về tài nguyên của địa phương, đạt chất lượng cao, hiệu quả và phát triển bền vững nông nghiệp và chu kỳ lành mạnh của cả hệ thống sinh thái và kinh tế cũng như đơn vị hiệu quả của kinh tế, sinh thái và xã hội

Trong nông nghiệp, KTTH được coi là một mô hình kinh tế tôn trọng môi trường, cho phép các cơ hội kinh doanh và việc làm mới nổi đồng thời có tác động thuận lợi đến phúc lợi của xã hội

Theo Miền (2021) KTTH trong nông nghiệp là việc ứng dụng tiến bộ công nghệ kỹ thuật như công nghệ sinh học, công nghệ hóa học, công nghệ vật lý để quá trình sản xuất nông nghiệp theo một chu trình khép kín,chất thải và phế, phụ phẩm của các hoạt động sản xuất nông nghiệp này là nguyên liệu của quá trình sản xuất nông nghiệp khác Do đó, sản xuất nông nghiệp sẽ phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, giảm thiểu chất thải sau thu hoạch, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng

Trang 40

cao, đặc biệt là giảm, loại bỏ chất thải gây ô nhiễm môi trường giúp bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người

Việc áp dụng KTTH vào nông nghiệp đòi hỏi phải tính đến ba khía cạnh chính: Thứ nhất, sử dụng hiệu quả tài nguyên và tối ưu hóa các quy trình theo cách giảm việc sử dụng tài nguyên và tránh lãng phí.(Zabaniotou và cộng sự., 2015)

Thứ hai, phát triển môi trường bền vững, kinh tế và xã hội trong dài hạn.(Burgo Bencomo và cộng sự., 2019)

Thứ ba, các hệ thống tái tạo cho phép khép kín các vòng dinh dưỡng và giảm thiểu rò rỉ.(Moretti và cộng sự., 2020)

Đúc kết từ ba khía cạnh trên, Velasco-Muñoz và cộng sự (2021) đã định nghĩa KTTH trong nông nghiệp là “tập hợp các hoạt động được thiết kế để không chỉ đảm bảo tính bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội trong nông nghiệp thông qua các hoạt động theo đuổi việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong tất cả các giai đoạn của chuỗi giá trị, mà còn đồng thời bảo đảm tái tạo và đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp và các hệ sinh thái xung quanh”

I.1.2 Nguyên tắc KTTH trong nông nghiệp

Theo EMF (2015) KTTH trong nông nghiệp dựa trên ba nguyên tắc sau: “thiết

kế không gây lãng phí và ô nhiễm”, “giữ cho sản phẩm và vật liệu được sử dụng” và

“tái tạo hệ thống tự nhiên”

Việc thực hiện nguyên tắc thứ nhất trong bối cảnh nông nghiệp liên quan đến việc loại bỏ các tác động ngoại ứng tiêu cực do nó tạo ra, chẳng hạn như ô nhiễm và suy thoái đất hoặc nguồn nước (Aznar-Sánchez và cộng sự., 2018)

Với nguyên tắc thứ hai , giá trị của sản phẩm, đồng sản phẩm và sản phẩm phụ phải được tối đa hóa trong tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm (EMF, 2019)

Cuối cùng, nguyên tắc thứ ba dựa trên việc thúc đẩy bảo tồn và cải thiện các

hệ thống tự nhiên thông qua việc sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo (EMF, 2015; Velasco-Muñoz và cộng sự., 2021)

Còn theo Burgo Bencomo và cộng sự (2019) muốn thực hiện nông nghiệp tuần hoàn, phải dựa vào ba giai đoạn

Ngày đăng: 08/10/2024, 02:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
46. Park, J. Y., &amp; Chertow, M. R. (2014). Establishing and testing the “reuse potential” indicator for managing wastes as resources. Journal of environmental management, 137, 45-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: reuse potential
Tác giả: Park, J. Y., &amp; Chertow, M. R
Năm: 2014
48. PBL. (2009). Opportunities for a circular economy Retrieved from https://themasites.pbl.nl/o/circular-economy/ Link
51. Regions of Climate Action. (2017). Roadmap to Zero Waste for the city of Pittsburgh. PA Retrieved from Available:https://apps.pittsburghpa.gov/redtail/images/543_PittsburghRoad-Map-to-Zero-Waste-Final.pdf Link
1. Bùi Quang Hưng (2020), Một số giải pháp thúc đẩy phát triển nền KTTH tại Việt Nam, https://iced.org.vn/mot-so-giai-phap-thuc-day-phat-trien-nen-kinh-te-tuan-hoan-tai-viet-nam/ Link
3. Nguyễn Anh Trụ (2022), Thực trạng và giải pháp phát triển KTTH trong nông nghiệp ở Việt Nam, https://tapchimoitruong.vn/giai-phap-cong-nghe-xanh-22/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-kinh-te-tuan-hoan-trong-nong-nghiep-o-viet-nam-26823 Link
7. Nguyễn Thị Miền (2021), Phát triển KTTH trong nông nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/3575-phat-trien-kinh-te-tuan-hoan-trong-nong-nghiep-o-viet-nam-mot-so-van-de-dat-ra-va-khuyen-nghi.html Link
8. Phạm Thị Thanh Luyến (2023), Giải pháp xây dựng mô hình KTTH trong nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, https://vjst.vn/vn/tin-tuc/7917/giai-phap-xay-dung-mo-hinh-kinh-te-tuan-hoan-trong-nong-nghiep-tai-tinh-quang-ngai.aspx Link
9. Quốc Anh (2020), Tiền Giang: KTTH - hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp, https://tiengiang.goIII.vn/chi-tiet-tin?/tien-giang-kinh-te-tuan-hoan-huong-i-moi-trong-phat-trien-nong-nghiep/26616805 Link
10. Thái Sơn (2023), Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng KTTH, https://nhandan.vn/giai-phap-phat-trien-mo-hinh-san-xuat-nong-nghiep-theo-huong-kinh-te-tuan-hoan-post754519.html Link
1. Akanbi, L. A., Oyedele, L. O., Akinade, O. O., Ajayi, A. O., Delgado, M. D., Bilal, M., &amp; Bello, S. A. (2018). Salvaging building materials in a circular economy:A BIM-based whole-life performance estimator. Resources, Conservation and Recycling, 129, 175-186 Khác
2. Åkerman, E. (2016). Development of Circular Economy Core Indicators for Natural Resources: Analysis of existing sustainability indicators as a baseline for developing circular economy indicators. In Khác
3. Angelis-Dimakis, A., Alexandratou, A., &amp; Balzarini, A. (2016). Value chain upgrading in a textile dyeing industry. Journal of Cleaner Production, 138, 237-247 Khác
4. Berzi, L., Delogu, M., Pierini, M., &amp; Romoli, F. (2016). Evaluation of the end- of-life performance of a hybrid scooter with the application of recyclability and recoverability assessment methods. Resources, Conservation and Recycling, 108, 140- 155 Khác
5. Biganzoli, L., Rigamonti, L., &amp; Grosso, M. (2018). Intermediate bulk containers re-use in the circular economy: an LCA evaluation. Procedia CIRP, 69, 827- 832 Khác
6. Cobo, S., Dominguez-Ramos, A., &amp; Irabien, A. (2018). Trade-offs between nutrient circularity and environmental impacts in the management of organic waste.Environmental science &amp; technology, 52(19), 10923-10933 Khác
7. Cramer, J. (2015, 17 April 2015). Moving towards a circular economy in the Netherlands: challenges and direction Paper presented at the van The HKIE Environmental Division Annual Forum, The Future Directions and Breakthroughs of Hong Kong's Environmental Industry Hong Kong Khác
(2019). Decentralized valorization of residual flows as an alternative to the traditional urban waste management system: The case of peủalolộn in santiago de chile.Sustainability, 11(22), 6206 Khác
9. Di Maio, F., Rem, P. C., Baldé, K., &amp; Polder, M. (2017). Measuring resource efficiency and circular economy: A market value approach. Resources, Conservation and Recycling, 122, 163-171 Khác
10. Ellen MacArthur Foundation. (2016). The New Plastics Economy, Rethinking the Future of Plastics. Paper presented at the The World Economic Forum, Geneva Khác
11. European Commission. (2019). Report from the Commission to the European Parliament, the Council, the European Economic and Social Committee and the Committee of the Regions on the implementation of the Circular Economy Action Plan [Press release] Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN