1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Xây dựng ứng dụng thu thập tập dữ liệu vận tốc và vị trí của các phương tiện di chuyển cho các điện thoại di động có chức năng GPS nhằm phục vụ cho các bài toán về điều tiết giao thông

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng ứng dụng thu thập tập dữ liệu vận tốc và vị trí của các phương tiện di chuyển cho các điện thoại di động có chức năng GPS nhằm phục vụ cho các bài toán về điều tiết giao thông
Tác giả Phạm Trần Vũ, Nguyễn Hồng Nam, Trần Ngọc Cường
Người hướng dẫn Phạm Trần Vũ, PTS
Trường học Đại học Quốc gia TP. HCM
Chuyên ngành Khoa học & Kỹ thuật Máy tính
Thể loại Báo cáo tổng kết kết quả
Năm xuất bản 2013
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 1,51 MB

Cấu trúc

  • I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (4)
  • II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI (5)
    • 2.1 Công nghệ liên quan (5)
      • 2.1.1 Hệ thống định vị GPS (5)
      • 2.1.2 Các hệ thống thiết bị di động (6)
      • 2.1.3 Định dạng dữ liệu GPX (7)
      • 2.1.4 Google Map và Map API (7)
      • 2.1.5 Open Street Map (7)
    • 2.2 Thiết kế hệ thống (8)
      • 2.2.1 Chức năng của ứng dụng (8)
      • 2.2.2 Chi tiết yêu cầu của tính năng thu thập dữ liệu (9)
      • 2.2.3 Thiết kế tổng quan toàn hệ thống thông tin giao thông qua di động (10)
      • 2.2.4 Thiết kế chi tiết ứng dụng thu thập dữ liệu GPS (12)
    • 2.3 Hiện thực hệ thống (13)
    • 2.4 Đánh giá tổng quan về ứng dụng thu thập dữ liệu (16)
  • III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC (16)
  • IV. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ (17)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (19)
  • PHỤ LỤC (20)

Nội dung

Vì vậy, đề tài này đề xuất xây dựng một ứng dụng cho các thiết bị đi động chạy hệ điều hành Android, nhằm thu thập tín hiệu GPS phục vụ cho các bài toán giao thông, cụ thể: - Xây dựng m

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây, vấn đề ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn diễn ra ngày càng thường xuyên hơn, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, kinh tế và xã hội của các đô thị lớn Việc giải quyết vấn đề ùn tắc này ngày càng trở nên cấp bách Chẳng hạn như tại TP HCM, việc giải quyết bài toán ùn tắc giao thông được xác định là một trong những vấn đề trọng điểm giai đoạn 2011-2015, thể hiện qua Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX, và các chương trình hành động được ban hành bởi Ủy ban Nhân dân thành phố trong thời gian qua

Tại TP HCM trong thời gian qua, đã có nhiều nỗ lực của các đơn vị khác nhau tham gia giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, như tiến hành phân luồng, tuyến lưu thông cho các phương tiện, các giải pháp mô phỏng nhằm phân tích tình hình giao thông, nâng cấp hạ tầng giao thông như làm đường, cầu vượt, các hệ thống thông tin về tình hình giao thông như VOV, VOH, v.v Thông qua các hoạt động này, tình hình ùn tắc giao thông bước đầu có những tiến triển nhất định Để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông một cách triệt để, cũng như hỗ trợ cho quá trình quản lý và điều hành giao thông, dữ liệu về giao thông đóng vai trò rất quan trọng Dữ liệu giao thông gồm có dữ liệu về hạ tầng giao thông (đường xá, hệ thống giao thông công cộng, luồng giao thông, v.v.) và dữ liệu về các phương tiện giao thông lưu thông trên đường (loại phương tiện, tốc độ di chuyển, mật độ, v.v.) Dữ liệu giao thông có thể được thu thập bằng nhiều cách [1] như:

- Đếm xe (manual count): đây là loại dữ liệu phổ biến nhất hiện nay phục vụ cho công tác quy hoạch đô thị theo một hướng cho trước Thông tin có được từ loại dữ liệu này chủ yếu là “khoảng thời gian đếm, số lượng xe trung bình (của các loại xe cơ bản) đi qua điểm đếm, thời gian lưu thông qua một đoạn đường cho trước” Không gian đếm có thể thay đổi tuỳ theo công tác quy hoạch, tuy nhiên thời gian đếm thông thường khá hạn chế và sai sót khá cao [2] Một điểm khác biệt là loại dữ liệu này không có tính nhận dạng (ID của xe)

Video từ camera (video image detection) có thể sử dụng để quan sát trực tiếp và quản lý giao thông Tuy nhiên, hiện nay ứng dụng của loại dữ liệu hình ảnh này còn hạn chế Cụ thể là video từ camera chưa được sử dụng để phát hiện và tách từng xe, phục vụ hoạt động nghiên cứu và quản lý sau này.

Hiện nay cũng có nhiều nhóm nghiên cứu về xử lý ảnh trong nước đang theo đuổi việc phân tích ảnh để số hoá dòng giao thông Tuy nhiên, loại dữ liệu này có đặc tính hẹp về không gian (nơi lắp đặt camera)

- Dùng sóng, từ tính, sóng âm (radar, infra-red, magnetic band, acoustic wave): các công nghệ đã được triển khai trong một dự án tài trợ của chính phủ Pháp (1998-2000) cho TP.HCM, nhưng qua thời gian vận hành thì thấy không phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam (chỉ phù hợp với xe bốn bánh di chuyển trong giới hạn không gian và luật chặt chẽ) Mặt khác, dữ liệu dạng này chỉ tập trung tại các điểm đo

- Thiết bị định vị: bằng nhiều phương thức khác nhau về cách triển khai thì dữ liệu này sẽ gắn chặt với phương tiện (có định danh) và có độ phủ về thời gian tương đối cao Đây là một phương thức thu thập dữ liệu giao thông mới mẽ và có tiềm năng về quản lý cũng như phục vụ cộng đồng Tuy nhiên, điểm hạn chế của loại dữ liệu này là chi phí khá cao và khả năng triển khai không đơn giản để đảm bảo độ phủ về không gian tốt (ngay cả khi tập trung nghiên cứu trong một vùng không gian hẹp)

Mỗi phương pháp thu thập dữ liệu có những ưu và nhược điểm khác nhau như được phân tích ở trên Trong thời gian gần đây, với sự tiến bộ của khoa học & kỹ thuật, việc sử dụng các thiết bị di động (điện thoại di động, máy tính bảng, v.v.) có gắn thiết bị định vị GPS ngày càng phổ biến, và có tiềm năng trở thành một nguồn dữ liệu giao thông lớn và đáng tin cậy Vì vậy, đề tài này đề xuất xây dựng một ứng dụng cho các thiết bị đi động chạy hệ điều hành Android, nhằm thu thập tín hiệu GPS phục vụ cho các bài toán giao thông, cụ thể:

- Xây dựng một hệ thống khả thi về việc thu nhập dữ liệu về vị trí di chuyển, vấn tốc, hướng di chuyển của các phương tiện giao thông, dựa trên điện thoại di động có sẵn của người dùng có tích hợp GPS

Quy trình này liên quan đến việc tập hợp các dữ liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau thành một tập dữ liệu duy nhất bao phủ một khu vực địa lý cụ thể Tập dữ liệu này sau đó sẽ được sử dụng để đào tạo và đánh giá các mô hình toán học mô tả lưu lượng giao thông và phản ứng của nó với các điều kiện thay đổi.

NỘI DUNG TRIỂN KHAI

Công nghệ liên quan

GPS (Hệ thống định vị toàn cầu) do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý Đây là hệ thống xác định vị trí dựa trên vệ tinh nhân tạo, ban đầu được phát triển cho mục đích quân sự Tuy nhiên, hiện nay GPS đã được mở rộng phục vụ cả mục đích dân sự Nguyên lý hoạt động của GPS là xác định tọa độ của một điểm trên mặt đất bằng cách tính toán khoảng cách từ điểm đó đến ít nhất ba vệ tinh trong cùng thời điểm.

Hệ thống GPS gồm 3 phần chính:

- Phần không gian: bao gồm tổng cộng 24 vệ tinh nằm trên quỹ đạo xung quanh trái đất

Hệ thống GPS bao gồm hai phân hệ chính: phân hệ kiểm soát và phân hệ sử dụng Phân hệ kiểm soát đảm bảo vệ tinh hoạt động bình thường trên quỹ đạo thông qua việc điều khiển và giám sát Phân hệ sử dụng bao gồm các máy thu tín hiệu vệ tinh GPS và người dùng sử dụng các thiết bị này để định vị chính xác vị trí của mình.

Các vệ tinh GPS bay vòng quanh Trái Đất 2 lần trong một ngày theo một quỹ đạo rất chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất Các máy thu GPS nhận thông tin này và tính toàn bằng các phép tính lượng giác để xác định vị trí người dùng Để thực hiện tính toán, máy thu GPS cần phải biết hai yếu tố: Vị trí của ít nhất 3 vệ tinh và khoảng cách giữa máy thu GPS đến từng vệ tinh nói trên Về bản chất, máy thu GPS so sánh thời gian tín hiệu được phát từ vệ tinh với thời gian nhận được chúng Sai lệch về thời gian cho biết máy thu

GPS ở cách vệ tinh bao xa Khi nhận được tín hiệu của ít nhất 4 vệ tinh, máy thu có thể tính được vị trí ba chiều, bao gồm kinh độ, vĩ độ và độ cao của vị trí hiện tại

Mức độ chính xác của hệ thống GPS phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Tín hiệu vệ tinh sẽ bị chậm trễ khi đi qua bầu khí quyển, gây ra hiện tượng đa đường, trong đó tín hiệu bị phản xạ từ các tòa nhà hay vật thể khác trước khi đến đầu thu, dẫn đến sự chậm trễ này.

- Lỗi quỹ đạo, do vệ tinh thông báo vị trí không chính xác

- Số lượng vệ tinh nhìn thấy: càng nhiều vệ tinh GPS nhìn thấy cho dữ liệu càng chính xác

- Sự giảm tín hiệu vệ tinh có chủ tâm: giảm tín hiệu vệ tinh do sự sắp đặt của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ

2.1.2 Các hệ thống thiết bị di động

Những năm gần đây trên thị trường có khá nhiều nền tảng di động phổ biến như Android, iOS, Windows phone:

Android là nền tảng mã nguồn mở được phát triển cho điện thoại di động bởi Google, dựa trên hệ điều hành Linux Nền tảng Android bao gồm hệ điều hành, phần mềm trung gian và các ứng dụng cốt lõi.

- iOS là hệ điều hành trên thiết bị di động của Apple: iPhone, iPod Touch, iPad và Apple TV iOS chỉ được sử dụng trên các sản phẩm của Apple, khó cài đặt trên các thiết bị khác

- Windows phone là hệ điều hành của Microsoft dành cho smartphone kế tục nền tảng windows mobile Windows phone thân thiện với người dùng, tuy nhiên các máy chạy windows phone yêu cầu phải có cấu hình mạnh

Hiện nay, các thiết bị di động sử dụng Android đang nắm giữ thị phần lớn nhất Cùng với tính mở của nền tảng Android, trong đề tài này, chúng tôi quyết định chọn phát triển ứng dụng cho các thiết bị di động chạy Android

Nền tảng Android có các tính năng cơ bản sau của một thiết bị di động thông minh:

- Application framework: cho phép tái sử dụng và thay thế các thành phần có sẵn của Android

- Máy ảo Dalvik: Máy ảo java, tối ưu hóa cho thiết bị di động

- Intergrated browser: Trình duyệt web tích hợp được xây dựng dựa trên WebKit engine - Optimized graphics: hỗ trợ bộ thư viện 2D và 3D dựa vào đặc tả OpenGL ES 1.0

- SQLite: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu dùng để lưu dữ liệu có cấu trúc

- Hỗ trợ các định dạng media phổ biến như MPEG4, h.264, MP3, AAC, JPG, PNG, GIF

- Hỗ trợ thoại trên nền tảng GSM, camera, GPS, Bluetooth, EDGE, 3G/GPRS và WiFi

Tính năng GPS, 3G/GPRS là những tính năng cần thiết cho ứng dụng thu thập dữ liệu GPS, và sẽ được khai thác trong đề tài này

2.1.3 Định dạng dữ liệu GPX

GPX là định dạng dữ liệu XML cho việc trao đổi dữ liệu GPS giữa các ứng dụng và dịch vụ Web trên Internet GPX là một định dạng mở, và có thể được sử dụng miễn phí Một file GPX sẽ bao gồm các thẻ (XML tag) sau:

- Thẻ xml: bắt đầu file GPX, theo quy định của XML - Thẻ gpx: là phần tử gốc trong file GPX

- Thẻ trk: chứa thông tin track, bao gồm nhiều điểm

- Thẻ trkpt: chứa thông tin điểm, bao gồm kinh độ, vĩ độ, độ cao, thời gian track, và các thông số do người dùng định nghĩa như vận tốc, độ chính xác

GPX được sử dụng trong đề tài như chuẩn dữ liệu dùng để lưu trữ và trao đổi giữa các thành phần trong hệ thống

2.1.4 Google Map và Map API

Google Maps (thời gian trước còn gọi là Google Local) là một dịch vụ ứng dụng và công nghệ bản đồ trực tuyến trên web miễn phí được cung cấp bởi Google và hỗ trợ nhiều dịch vụ dựa vào bản đồ như Google Ride Finder và một số có thể dùng để nhúng vào các trang web của bên thứ ba thông qua Google Maps API Nó cho phép thấy bản đồ đường xá, đường đi cho xe đạp, cho người đi bộ (những đường đi ngắn hơn 6.2 dặm) và xe hơi, và những địa điểm kinh doanh trong khu vực cũng như khắp nơi trên thế giới Địa chỉ chính thức của Google Maps: http://maps.google.com Google Maps cung cấp các cách thể hiện bản đồ khác nhau như bản đồ giao thông, bản đồ vệ tinh, bản đồ ba chiều

Giao diện của chương trình rất thân thiện với người dùng

Open StreetMap (OSM) là một bản đồ miễn phí và có thể được chỉnh sửa bởi người dùng OSM được xây dựng dựa trên việc người dùng thu thập dữ liệu, thêm vào hoặc chỉnh sửa dữ liệu hiện có Dữ liệu thu thập đến từ rất nhiều nguồn như các thiết bị GPS, các vệ tinh chụp ảnh từ xa hoặc kiến thức của người dùng về một khu vực nào đó Vì tính mở của mình, OSM thường được dùng để thay thế cho các bản đồ được xây dựng bởi các nhà cung cấp thương mại như Navteq, Tele Atlas thậm chí cả Google Map

Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi dùng phối hợp của Google Map lẫn Open Street Map Google Map được dùng chủ yếu cho việc hiển thị vì có giao diện đẹp và đầy đủ Tuy nhiên, do Google Map là phiên bản thương mại nên việc tiếp cận các thông tin về hạ tầng đường xá bị hạn chế, vì vậy, Open Street Map được dùng trong quá trình xử lý và suy diễn Sự

7 khác biệt giữa Open Street Map và Google là không lớn, nên sự khác biệt giữa quá trình xử lý và hiển thị là không đáng kể.

Thiết kế hệ thống

Hệ thống sẽ gồm những chức năng cơ bản sau (dành cho một hệ thống thông tin giao thông hoàn chỉnh, một số tính năng được thiết kế, nhưng vì không nằm trong giới hạn của đề tài nên không được hiện thực): Ứng dụng trên di động:

- Thu thập dữ liệu từ người dùng: thông qua tín hiệu GPS, hoặc qua mạng 3G, ứng dụng sẽ thu thập dữ liệu và gửi lên Server

- Hiển thị vị trí hiện tại: vị trí hiện tại của người dùng được hiển thị tại trung tâm màn hình ứng dụng

- Hiển thị thông tin giao thông: ứng dụng cập nhật thông tin giao thông từ Server và hiển thị lên màn hình ứng dụng, bao gồm tình trạng giao thông hiện tại, tình trạng giao thông được dự báo sau các khoảng thời gian

- Gợi ý đường đi: người dùng nhập vào địa điểm đích, ứng dụng đưa ra các gợi ý từ điểm hiện tại đến đích

Các tính năng cơ bản của ứng dụng trên di động thể hiện ở Hình 1

Trên máy chủ trung tâm:

- Lưu trữ dữ liệu: nhận dữ liệu thô từ các thiết bị di động, kết nối đến Database Server, ghi dữ liệu xuống Database

- Lọc dữ liệu: đánh giá độ chính xác của dữ liệu, loại bỏ các dữ liệu nhiễu

- Dự báo tình trạng giao thông: sử dụng dữ liệu đã được làm sạch, kết hợp với dữ liệu trong quá khứ, đưa ra dự báo tình trạng giao thông (không nằm trong khuôn khổ của đề tài, chưa hiện thực)

- Gợi ý đường đi: loại bỏ các điểm có thể kẹt xe, đưa ra các gợi ý đường đi giữa hai điểm (chưa hiện thực) Ứng dụng trên nền Web:

- Theo dõi dữ liệu của một thiết bị: người dùng đăng nhập vào hệ thống, ứng dụng sẽ hiển thị hành trình của thiết bị

- Hiển thị tình trạng giao thông: ứng dụng truy xuất cơ sở dữ liệu để lấy thông tin tình trạng giao thông, và hiển thị lên Web (không nằm trong giới hạn của đề tài, chưa hiện thực)

Hình 1: Tính năng của ứng dụng trên di động

2.2.2 Chi tiết yêu cầu của tính năng thu thập dữ liệu

Mô đun thu thập dữ liệu giao thông dựa vào theo dõi tín hiệu GPS của Smartphone

Trong quá trình thập dữ liệu ứng dụng sẽ gửi kết quả lên server và sau khi kết thúc sẽ lưu lại file trên bộ nhớ Smartphone

- Thu thập dữ liệu giao thông o Xác định tọa độ của người dùng o Xác định thời gian, tốc độ của người dụng tại các điểm đi qua

- Gửi dữ liệu lên server

- Ghi dữ liệu ra file và lưu vào thẻ nhớ

Tính năng của mô đun thu thập dữ liệu được mô tả trong Hình 2

Hình 2: Sơ đồ use case của tính năng thu thập dữ liệu

2.2.3 Thiết kế tổng quan toàn hệ thống thông tin giao thông qua di động

Thiết kế tổng thể của toàn bộ hệ thống thu thập và cung cấp thông tin giao thông qua các thiết bị di động được mô tả ở Hình 3 Ứng dụng thu thập dữ liệu GPS là một phần của hệ thống tổng thể này Ứng dụng sẽ cung cấp dữ liệu nguồn (GPS) cho hệ thống khi đưa vào vận hành

Hệ thống gồm 3 khối chính: phần trên thiết bị di động, phần trên máy chủ trung tâm và một phần là ứng dụng Web, sẽ chạy trên các browser:

Các thành phần chạy trên thiết bị di động (Smartphone)

- GPS Sensor: GPS Sensor thực hiện nhiệm vụ gửi yêu cầu và nhân tín hiệu GPS từ vệ tinh

- Traffic Visualizer: Traffic Visualizer nhận tín hiệu GPS từ vệ tinh và từ đó phân tích thành dữ liệu bao gồm: o Vị trí hiện tại của người dùng o Thời gian hiện tại o Tốc độ di chuyển của người dùng tại vị trí đó o Độ cao tại vị trí người dùng đang di chuyển o Độ chính xác của dữ liệu

Các thông tin này sẽ được gửi lên server và lưu lại trong thẻ nhớ của smart phone dưới định dạng file GPS

- Traffic Notifier: Traffic Notifier thực hiện chức năng: o Gửi yêu cầu tìm đường đi hoặc yêu cầu xem hiện trạng giao thông lên server o Nhận response từ server và hiển thị lên đường đi hoặc hiện trạng giao thông cho người dùng

Hình 3: Thiết kế tổng qua hệ thống thu thập và cung cấp thông tin giao thông qua di động

Các thành phần trên máy chủ trung tâm (Server)

Máy chủ trung tâm gồm có các thành phần sau:

Dữ liệu GPS có thể bị nhiễu và thiếu thông tin Để giải quyết vấn đề này, Traffic Data Extractor sử dụng GPS Data Filter and Cleaner để lọc nhiễu và làm sạch dữ liệu Ngoài ra, GPS Location Mapper được sử dụng để chuyển đổi dữ liệu GPS từ kinh độ - vĩ độ thành một định dạng dễ hiểu hơn Những mô đun này giúp đảm bảo rằng dữ liệu GPS được chính xác và hữu ích cho các ứng dụng khác nhau.

11 liệu GPS thành dữ liệu giao thông tức là có thể xác định chính xác vị trí của người dùng ở đường nào o Traffic Data Aggregation: Tổng hợp dữ liệu GPS thành dữ liệu GPS trên từng trục đường và lưu dữ liệu vào database của hệ thống

- Traffic Monitor: o Traffic Analyzer: Dựa vào dữ liệu được cung cấp từ các smartphone, mô đun này sẽ thực hiện các chức năng tính toán, dự báo tình trạng giao thông hay tìm đường đi cho user o Traffic Notifier: Gửi thông tin đã phân tích được ở mô đun Traffic Analyzer cho smartphone hoặc Web Application

- Web Application: cho phép người dùng: o Đăng kí tài khoảng và đăng nhập tài khoảng o Theo dõi một smartphone đang di chuyển trên đường o Theo dõi cùng lúc nhiều smartphone đang di chuyển trên đường o Hiển thị tình trạng giao thông tại thời điểm người dùng yêu cầu

Phần ứng dụng Web trên Browser

Hiển thị các thông tin của Web Application Trong các mô đun trên nhóm chúng tôi chịu trách nhiệm về các mô đun:

- Thu thập dữ liệu GPS (GPS Sensor, Traffic Visualizer của smart phone) - Lưu dữ liệu vào database hệ thống (Traffic Data Aggregation)

- Hiện thực website theo dõi tình trạng giao thông (Web Application)

2.2.4 Thiết kế chi tiết ứng dụng thu thập dữ liệu GPS

Thiết kế chi tiết của ứng dụng thu thập dữ liệu GPS được mô tả ở Hình 4 Ứng dụng gồm hai thành phần chính: Phần chạy trên các thiết bị và phần chạy trên máy chủ trung tâm Ứng dụng chạy trên thiết bị di động thu thập và gửi tín hiệu GPS về trung tâm Bộ phân trung tâm sẽ lưu trữ dữ liệu vào cơ sở dữ liệu và cung cấp dữ liệu lại cho các bộ phận khác trong hệ thống

Hình 4: Thiết kế chi tiết ứng dụng thu thập dữ liệu GPS từ các thiết bị di động

Hiện thực hệ thống

Như được trình bày ở trên, ứng dụng thu thập dữ liệu phía di động được hiện thực trên nền tảng Android, sử dụng ngôn ngữ Java Phần server cũng được viết Java, chạy thử nghiệm trên địa chỉ www.vre.cse.hcmut.edu Giao tiếp giữa các thiết bị di động và máy chủ được thực hiện qua kết nối 3G/GPRS, sử dụng giao thức UDP Giao thức UDP được chọn sử dụng để giảm lượng tài nguyên được sử dụng trên server và thiết bị di động Hơn nữa, ứng dụng không dòi hỏi cao về tính ổn định của dữ liệu, vì vậy, giao thức UDP là lựa chọn phù hợp nhất Cơ sở dữ liệu MySQL được sử dụng để lưu trữ dữ liệu GPS trên máy chủ

Một số hình ảnh minh họa của ứng dụng trên thiết bị di động:

Hình 5: Giao diện chính của ứng dụng trên di động

Hình 5 là ảnh chụp của màn hình chính của ứng dụng trên thiết bị di động Từ màn hình chính này, người sử dụng có thể tiếp cận đến các tính năng chính của ứng dụng qua các menu

Hình 6: Tính năng theo dõi lộ trình, lấy dữ liệu

Hình 6 mô tả chức năng theo dõi lộ trình di chuyển của thiết bị, cho phép người sử dụng ghi lại lộ trình di chuyển của mình, đồng thời dữ liệu cũng sẽ được gửi về lưu trữ trên máy chủ trung tâm Lộ trình sau khi được biểu diễn có thể được xem lại, tốc độ di chuyển được hiển thị bằng màu sắc.

Đánh giá tổng quan về ứng dụng thu thập dữ liệu

Sau quá trình hiện thực và thử nghiệm, nhóm có một số nhận xét sau về ứng dụng thu thập dữ liệu:

- Ưu điểm: o Cho phép người dùng làm việc khác khi đang sử dụng ứng dụng Ví dụ như họ có thể gọi điện nhắn tin tra cứu thông tin mà không cần phải tắt ứng dụng o Cho phép người dùng tùy chỉnh các thông số mặc định của chương trình theo ý thích như: tùy chỉnh khoảng cách, thời gian giữa các lần cập nhật vị trí o Dữ liệu tracking được lưu trữ mặc định ở folder gợi nhớ tên thuận tiện cho việc tìm kiếm: /GPSTrackingFiles Người dùng cũng có thể dễ dàng thay đổi nơi lưu trữ thông qua button Settings

- Nhược điểm: o Chưa giải quyết được vấn đề hao tốn năng lượng pin khi cập nhật vị trí người dùng thông qua GPS o Dữ liệu thu thập do tín hiệu GPS của điện thoại trả về đôi khi không chính xác

- Ưu điểm: Sử dụng giao thức UDP giúp truyền dữ liệu nhanh và hiệu quả, có thể đáp ứng các yêu cầu nhỏ với lượng người dùng lớn vì không cần phải tốn chi phí tạo kết nối giữa client và server, không cần phải ghi nhớ trạng thái gửi/nhận Ngoài việc lưu dữ liệu vào bản chính, chúng tôi thực hiện lưu dữ liệu vào bản tạm nhằm đáp ứng yêu cầu xem tình trạng giao thông tốt hơn, giảm được chi phí truy vấn cơ sở dữ liệu của hệ thống Dữ liệu trong bảng tạm sẽ được xóa hàng ngày

- Nhược điểm: Do UDP là giao thức đơn giản, truyền dữ liệu không theo định dạng nên đôi khi các gói dữ liệu có thể đến không đúng thứ tự, và không thể đảm bảo gói dữ liệu được gửi đến đích Bên cạnh đó, việc bảo mật khi sử dụng giao thức UDP là rất thấp

Cách giải quyết vấn đề này là dùng các kĩ thuật mã hóa dữ liệu trước khi gửi.

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Qua quá trình triển khai đề tài, nhóm đã đạt được một số kết quả sau:

- Đã hoàn thành được ứng dụng thu thập dữ liệu GPS nhằm phục vụ cho các bài toán giao thông như đã đề ra

- Các chi tiết của ứng dụng thu thập dữ liệu GPS nói riêng, và kiến trúc của hệ thống thông tin giao thông cho các thiết bị di động đã được trình bày trong Hội nghị Khoa học trẻ ĐHQG Lần 1, với các thông tin cụ thể sau: o Nhóm tác giả: Đỗ Quang Huy, Trần Ngọc Sơn, Phạm Trần Vũ, Trần Văn Hoài o Tên bài báo: “A FRAMEWORK FOR COLLECTING TRAFFIC DATA AND

ALERTING TRAFFIC CONDITIONS USING GPS-ENABLED SMARTPHONES” o Nơi công bố: Hội nghị khoa học trẻ Đại học Quốc gia Tp HCM lần 1, năm 2012

- Một bài báo liên quan khác đến hệ thống di động được trình bày tại một hội nghị quốc tế chuyên ngành, với các thông tin: o Nhóm tác giả: Triệu Quang Long, Phạm Trần Vũ o Tên bài báo: STARS: Ad-hoc Peer-to-Peer Online Social Network o Tên hội nghị: 4 th Conference on Computational Collective Intelligence

Technologies and Applications, tháng 11/2012, tại TP HCM - Dự án cũng đã đóng góp đáng kể về mặt đào tạo: hiện có 3 học viên cao học đã triển khai các luận văn cao học về các vấn đề liên quan đến đề tài này Hai nhóm sinh viên đại học cũng vừa hoàn tất được luận văn tốt nghiệp của mình khi triển khai các nội dung liên quan đến đề tài.

Ngày đăng: 24/09/2024, 10:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Tính năng của ứng dụng trên di động - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Xây dựng ứng dụng thu thập tập dữ liệu vận tốc và vị trí của các phương tiện di chuyển cho các điện thoại di động có chức năng GPS nhằm phục vụ cho các bài toán về điều tiết giao thông
Hình 1 Tính năng của ứng dụng trên di động (Trang 9)
Hình 2: Sơ đồ use case của tính năng thu thập dữ liệu - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Xây dựng ứng dụng thu thập tập dữ liệu vận tốc và vị trí của các phương tiện di chuyển cho các điện thoại di động có chức năng GPS nhằm phục vụ cho các bài toán về điều tiết giao thông
Hình 2 Sơ đồ use case của tính năng thu thập dữ liệu (Trang 10)
Hình 3: Thiết kế tổng qua hệ thống thu thập và cung cấp thông tin giao thông qua di động - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Xây dựng ứng dụng thu thập tập dữ liệu vận tốc và vị trí của các phương tiện di chuyển cho các điện thoại di động có chức năng GPS nhằm phục vụ cho các bài toán về điều tiết giao thông
Hình 3 Thiết kế tổng qua hệ thống thu thập và cung cấp thông tin giao thông qua di động (Trang 11)
Hình 4: Thiết kế chi tiết ứng dụng thu thập dữ liệu GPS từ các thiết bị di động - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Xây dựng ứng dụng thu thập tập dữ liệu vận tốc và vị trí của các phương tiện di chuyển cho các điện thoại di động có chức năng GPS nhằm phục vụ cho các bài toán về điều tiết giao thông
Hình 4 Thiết kế chi tiết ứng dụng thu thập dữ liệu GPS từ các thiết bị di động (Trang 13)
Hình 5: Giao diện chính của ứng dụng trên di động - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Xây dựng ứng dụng thu thập tập dữ liệu vận tốc và vị trí của các phương tiện di chuyển cho các điện thoại di động có chức năng GPS nhằm phục vụ cho các bài toán về điều tiết giao thông
Hình 5 Giao diện chính của ứng dụng trên di động (Trang 14)
Hình 6: Tính năng theo dõi lộ trình, lấy dữ liệu - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Xây dựng ứng dụng thu thập tập dữ liệu vận tốc và vị trí của các phương tiện di chuyển cho các điện thoại di động có chức năng GPS nhằm phục vụ cho các bài toán về điều tiết giao thông
Hình 6 Tính năng theo dõi lộ trình, lấy dữ liệu (Trang 15)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w