ÀI THẢO LUẬN NHẬP MÔN LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CÁC VỊ TRÍ NGHỀ NGHIỆP LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG. NHIỆM VỤ VÀ NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA NHỮNG VỊ TRÍ NÀY.

34 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
ÀI THẢO LUẬN NHẬP MÔN LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CÁC VỊ TRÍ NGHỀ NGHIỆP LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG. NHIỆM VỤ VÀ NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA NHỮNG VỊ TRÍ NÀY.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 4 1.1. Khái niệm Logistics 4 1.2 Thực trạng nguồn nhân lực Logistics tại Việt Nam và trên thế giới 5 1.2.1. Trên thế giới 5 1.2.2. Tại Việt Nam 6 CHƯƠNG 2: CÁC VỊ TRÍ NGHỀ NGHIỆP, NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG 8 2.1 Vị trí nghề nghiệp và nhiệm vụ của ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 8 2.1.1. Theo nhóm 8 2.1.2. Theo cấu trúc nghề nghiệp 8 2.1.3. Theo từng doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước 11 2.2 Yêu cầu đối với nhân lực ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 20 2.2.1. Yêu cầu nhân lực theo cấu trúc nghề nghiệp 20 2.2.2. Yêu cầu mới đối với nhân lực ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 26 CHƯƠNG 3: MỨC LƯƠNG CỦA NHÂN SỰ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG 28 3.1 Yếu tố bên trong doanh nghiệp 28 3.1.1. Chia theo chức vụ 28 3.1.2. Chia theo kinh nghiệm 29 3.2 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 30 KẾT LUẬN 32 PHỤ LỤC 33 Danh mục tài liệu tham khảo 33 LỜI MỞ ĐẦU Logistics là một lĩnh vực rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh và sản xuất hiện nay. Việc đảm bảo sự liên kết và tương tác giữa các khâu trong chuỗi cung ứng, từ việc vận chuyển, lưu trữ, quản lý hàng hóa, đến phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra giá trị cho khách hàng và cải thiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, chọn đề tài nghiên cứu “Các vị trí nghề nghiệp Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Nhiệm vụ và những yêu cầu cơ bản của những vị trí này” sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về các bước thực hiện trong chuỗi cung ứng, từ khâu lập kế hoạch, xử lý đơn hàng, tạo lịch trình vận chuyển, quản lý kho, đến quản lý chất lượng và kiểm soát chi phí. Việc nghiên cứu các vị trí nghề nghiệp Logistics cũng giúp ta hiểu rõ hơn về những vấn đề thực tiễn trong việc quản lý và điều hành chuỗi cung ứng. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra các giải pháp cải tiến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tối ưu hóa chi phí. Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ và thương mại điện tử, Logistics ngày càng trở nên phức tạp và đòi hỏi sự chuyên môn cao. Nghiên cứu các vị trí nghề nghiệp Logistics sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các công nghệ mới và cách thức sử dụng chúng để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tóm lại, việc chọn đề tài nghiên cứu các vị trí nghề nghiệp Logistics là rất cần thiết để cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí và tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu này cũng cung cấp cho chúng ta những yêu cầu cần có trong một vị trí nghề nghiệp giúp cho quản lý chuỗi cung ứng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Khái niệm Logistics Theo tài liệu của Liên hợp quốc, Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng. Hội đồng Quản lý dịch vụ Logistics định nghĩa Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hóa, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Theo quan điểm của WTO, Logistics được định nghĩa là chuỗi cung ứng dịch vụ, bao gồm lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát sự dịch chuyển và lưu kho hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ Logistics truyền thống bao gồm các dịch vụ vận tải, kho bãi, giao nhận, các dịch vụ giá trị gia tăng của bên thứ ba (như làm việc theo yêu cầu của khách hàng). Theo định nghĩa mới nhất về Logistics của Council of Supply Chain Management Professionals (CSCMP): Logistics là một phần của Chuỗi cung ứng với nhiệm vụ lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát lưu lượng và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ hiệu quả, đồng thời nắm bắt các thông tin liên quan giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Sự linh hoạt của Logistics góp phần quan trọng cho việc đưa hàng hóa đi toàn cầu. Tóm lại, Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyênyếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Hay nói cách khác, hệ thống Logistics biến đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm có giá trị cho khách hàng. 1.2 Thực trạng nguồn nhân lực Logistics tại Việt Nam và trên thế giới 1.2.1. Trên thế giới Ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, các nhà tuyển dụng trong ngành hậu cần đã phải vật lộn để tìm kiếm những công nhân lành nghề. Sau khi COVID19 tấn công, không chỉ nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng lên đáng kể mà nguồn nhân lực tài năng cũng như lao động không lành nghề đều bị thu hẹp. Khi nền kinh tế bắt đầu ổn định, các nhà tuyển dụng vẫn gặp khó khăn trong việc thu hút lao động có kỹ năng. Không chỉ thiếu lao động lành nghề, mà còn ngày càng thiếu nhân tài nói chung. Các chuyên gia dự đoán rằng sẽ thiếu hụt 85 triệu nhân tài trên toàn cầu vào năm 2030. Nếu được chứng minh là đúng, tình trạng thiếu nhân tài này có thể tạo ra gánh nặng chưa từng có không chỉ trong ngành hậu cần mà còn đối với các doanh nghiệp trong tất cả các ngành. a. Quản lý vận tải Nhu cầu lao động trong ngành Logistics đặc biệt cao đối với các vị trí phổ thông, chẳng hạn như quản lý vận tải Các nhà quản lý vận tải giám sát việc vận chuyển hàng hóa từ điểm A đến điểm B. Những người quản lý này có thể chuyên về một loại hình vận tải cụ thể, chẳng hạn như đường sắt, đường bộ, đường hàng không và hàng hải hoặc quản lý việc vận chuyển hàng hóa trên tất cả các phương tiện. EU sử dụng hơn 11 triệu lao động trong ngành vận tải, chiếm hơn 8% toàn bộ thị trường việc làm. Các chuyên gia dự đoán vận chuyển hàng hóa sẽ tăng 60% vào năm 2050, điều này sẽ đặt ra nhu cầu cao hơn về nhu cầu đối với nhân viên hậu cần. b. Công nhân kho Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, có hơn 3 triệu công nhân kho hàng với nhu cầu ước tính về hơn 125.000 công nhân vào năm 2029. Tại Vương quốc Anh, số lượng cơ hội việc làm trong lĩnh vực vận tải, hậu cần và kho bãi vào năm 2021 đã tăng hơn gấp đôi so với nhu cầu vào năm 2019. 1.2.2. Tại Việt Nam Nguồn nhân lực ngành Logistics của Việt Nam vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực hiện đạt khoảng 7,5% mỗi năm. Mức tăng trưởng nguồn nhân lực này được cho là thấp hơn mức tăng trưởng trung bình của ngành dịch vụ Logistics, từ 1520% mỗi năm. Lao động sẵn có cho các dịch vụ Logistics hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tại Việt Nam. Hầu hết các công ty dịch vụ Logistics ở Việt Nam đang gặp phải tình trạng thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao về kỹ năng, kiến ​​thức chuyên môn và tiếng Anh chuyên ngành. Các đội ngũ quản lý thường là những cán bộ chủ chốt được giao cho các công ty Logistics. Đội ngũ này thường được đào tạo và đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu quản lý của các doanh nghiệp. Hầu hết trong số họ thiếu kiến thức kinh doanh và kinh nghiệm, cũng như không được cập nhật kiến thức mới. Cách thức điều hành chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Hầu hết các nhân viên đều đã tốt nghiệp từ đại học, nhưng từ các chuyên ngành không liên quan đến Logistics. Hầu hết các công nhân lao động trực tiếp, chẳng hạn như bốc xếp, lái xe, kiểm kê,... có trình độ học vấn thấp và chưa được được đào tạo chuyên nghiệp. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) năm 2017, 53% doanh nghiệp Việt Nam thiếu nhân viên có trình độ và kiến thức về Logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với trình độ chuyên môn của nhân viên mình (Nguyễn Nguyễn, 2018). Báo cáo PCI của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2018 cho thấy 29% doanh nghiệp FDI cho biết trình độ của lực lượng lao động địa phương đã đáp ứng được nhu cầu, nhưng 67% cho rằng họ chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu. Khoảng 74% doanh nghiệp cho biết rất khó tuyển dụng nhân viên kỹ thuật, trong khi 84% cho biết rất khó để tuyển dụng các vị trí giám sát. Theo dự báo, trong 3 năm tới, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics sẽ cần thêm khoảng 18.000 lao động, trong khi các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và dịch vụ sẽ cần hơn một triệu nhân sự có chuyên môn về Logistics. Các công ty kinh doanh dịch vụ Logistics tại Việt Nam phải đối mặt với việc thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao. Theo nghiên cứu của Hiệp hội các Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, các công ty Logistics (không bao gồm các công ty vận tải biển, đường bộ, đường biển, hàng không, chuyển phát nhanh, cảng) từ nay đến năm 2030 sẽ cần đào tạo mới và bài bản cho khoảng 250.000 nhân viên. Kết quả điều tra của VLI cho thấy lực lượng lao động của các doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam có quy mô nhỏ (dưới 50 lao động) chiếm mức trung bình khoảng 32,4% và các doanh nghiệp quy mô lớn (trên 1.000 lao động) chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 10,8% (Wang và cộng sự, 2018). Ngoài ra, khảo sát cũng cho thấy nhu cầu đối với vị trí việc làm của nhân viên Logistics trong các doanh nghiệp, tỷ trọng cao nhất vẫn là môi giới hải quan, với tỷ lệ 70,3%, tiếp theo là vị trí giao nhận hàng hóa tổng hợp với tỷ lệ khoảng 59,5%. CHƯƠNG 2: CÁC VỊ TRÍ NGHỀ NGHIỆP, NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG 2.1 Vị trí nghề nghiệp và nhiệm vụ của ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 2.1.1. Theo nhóm Nhóm 1 – Nhân viên thực hiệnthừa hành: nhân viên tác nghiệp, thực hiện nghiệp vụ Logistics trực tiếp. oVD: tài xế, lái xe nâng, nhân viên kho hàng, kiểm đếm, giao nhận, phân loại hàng hóa... Nhóm 2 – Nhân viên hành chính: thực hiện các nhiệm vụ xử lý thông tin và có trách nhiệm giám sát hoặc quản lý có giới hạn. oVD: nhân viên quản lý dữ liệu kho, người điều hành vận tải, nhân viên thông quan, nhân viên dịch vụ khách hàng... Nhóm 3 – Giám sát Logistics: có nhiệm vụ tại tuyến phía trước để kiểm soát các hoạt động Logistics tại nơi cung cấp dịch vụ thay vì tại văn phòng. oVD: trưởng nhóm di chuyển chất xếp hàng hóa trong kho hoặc trưởng nhóm trong một phòng vận tải Nhóm 4 – Nhà quản trị: nhà quản trị có trách nhiệm ra quyết định cấp cao hơn; quản lý cấp trung gian đến cấp cao với chúc năng Logistics và chiến lược chuỗi cung ứng. oVD: giám đốc Logistics, nhà quản trị cung ứng, nhà quản trị Logistics, nhà quản trị dự án, nhà quản trị thông tin trên chuỗi, giám đốc sản xuất hay quản lý vùng,…   2.1.2. Theo cấu trúc nghề nghiệp a. Giám đốc Logistics (Logistics Manager) Trong các doanh nghiệp Logistics Manager giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng. Công việc của họ bao quát nhiều khía cạnh như sales, marketing, lập kế hoạch,… Họ chính là nhân tố chủ chốt trong việc đảm bảo hàng hóa được giao đến tay khách hàng đúng thời hạn và không bị hư hại. Để hoàn thành vai trò của mình Logistics Manager phải đảm đương đồng thời nhiều trách nhiệm, bao gồm: lập kế hoạch để có được sản phẩm, tìm ra cách tốt nhất để vận chuyển sản phẩm, quản lý kho bãi, lưu trữ sản phẩm và giải quyết những vấn đề liên quan đến quá trình vận chuyển. Với khối lượng công việc lớn như vậy đương nhiên mức thu nhập của công việc này cũng rất tốt. Nhiệm vụ của Logistics Manager: Quản lý tổng thể các hoạt động của phòng logistics, bao gồm giám sát nhân viên, phân công công việc, đánh giá hiệu quả công việc,… Lập kế hoạch và chuẩn bị cho công tác vận chuyển, lưu kho diễn ra thuận lợi. Lựa chọn hãng vận chuyển phù hợp và tiến hành thương lượng cước vận chuyển cùng các điều khoản hợp đồng với bên vận chuyển. Lên kế hoạch và giám sát chặt chẽ quá trình giao nhận hàng đến và đi. Kiểm tra, giám sát các dịch vụ hậu cần, kho bãi, vận chuyển và dịch vụ khách hàng. Quản lý kho hàng, đảm bảo các lô hàng được xử lý theo đúng quy trình. Giải đáp các khiếu nại, thắc mắc của các bên liên quan trong phạm vi quyền hành được giao. Tìm hiểu các biện pháp kỹ thuật vận chuyển, theo dõi tuyến đường vận chuyển. Phối hợp với các bộ phận khác để xử lý các nghiệp vụ phát sinh nhanh gọn, chính xác. Thiết lập ngân sách và đánh giá hiệu quả các khoản chi phí của phòng logistics. Đảm bảo các hoạt động của bộ phận tuân thủ đúng các quy định pháp luật về xuất nhập hàng hóa và hợp tác thương mại. b. Nhà phân tích Logistics Một nhà phân tích hậu cần chịu trách nhiệm về tất cả hậu cần và hoạt động của thông tin bán hàng. Họ thường sẽ làm việc cho các tập đoàn lớn vì những loại công ty này có rất nhiều sản phẩm có nhu cầu cao hơn. Các nhà phân tích hậu cần sử dụng các kỹ năng phân tích của họ để thực hiện các công việc sau: Tìm cách cải tiến các biện pháp tiết kiệm chi phí; xác định các cách để nâng cao quy trình nhằm cải thiện tốc độ và hiệu quả Thực hiện các chiến lược mới để theo dõi, đo lường và phân tích chuyển động của sản phẩm Phối hợp lập lịch trình cho các chuyến hàng đến và đi; quản lý các quyết định đi lại cho các chuyến hàng, quyết định việc giao hàng bằng đường hàng không, đường biển hay đường biển là cần thiết Giám sát mọi lô hàng nhận từ nhà sản xuất Sử dụng thông tin thống kê để thực hiện và tham gia đàm phán hợp đồng Quản lý báo cáo phân tích chi phí và thông tin ngân sách Tạo báo cáo về hàng tồn kho, phân phối và lô hàng cho quản lý Các nhà phân tích hậu cần xử lý một lượng lớn thông tin liên quan đến hoạt động bán hàng và chuyển động sản phẩm của một công ty. Họ phải đi trước một số bước để giao sản phẩm cho người bán kịp thời để người tiêu dùng mua. c. Nhà phân tích thiết kế giải pháp chuỗi cung ứng (Supply Chain Solution Design Analyst) Nhà phân tích thiết kế giải pháp chuỗi cung ứng có nhiệm vụ phân tích chuỗi cung ứng của công ty và thiết kế các giải pháp để cải thiện hiệu suất. d. Bộ phận giám sát Logistics Giám sát cung ứng hỗ trợ người quản lý thực hiện các công việc giám sát, theo dõi và điều phối trong hoạt động cung ứng Nhiệm vụ của bộ phận giám sát Logistics: Hỗ trợ quản lý các bộ phận khác nhau của chuỗi cung ứng (bao gồm tìm nguồn cung ứng, mua hàng, lựa chọn nhà cung cấp, vận chuyển, lưu kho và phân phối). Kiểm tra đối chiếu dữ liệu nhập hàng từ nhà cung cấp giao và thông tin phiếu nhập hàng trên hệ thống; Giám sát quá trình thực hiện giao hàng và cải thiện hiệu suất giao hàng, đảm bảo đúng thời hạn cho khách hàng. Quản lý hiệu suất cung ứng: bao gồm vận chuyển, hải quan, độ chính xác của hàng tồn kho và tuân thủ các tiêu chuẩn về HSE. Làm việc chặt chẽ với đội ngũ bán hàng, nhà cung cấp và khách hàng để cải thiện hoạt động và giảm chi phígiá thành sản phẩm; Làm việc với các bộ phận khác cải tiến quy trình chuỗi cung ứng; Duy trì mối quan hệ với các cơ quan nhà nước bao gồm hải quan, trung tâm kiểm tra, ... Làm báo cáo dịch vụ sau khi hoàn thành công việc cho Quản lý bộ phận trưởng phòng. Các công việc khác theo sự sắp xếp của cấp trên. e. Nhân viên Logistics Nhân viên Logistics là người duy trì và vận hành Logistics một cách chi tiết. Nhân viên Logistics chia làm 3 mảng chính: Vận chuyển Kho bãi Giao nhận   2.1.3. Theo từng doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước a. Tại doanh nghiệp Logistics Nhân viên kinh doanh (Sales Logistics) Nhân viên kinh doanh có thể nói là một công việc giữ vị trí quan trọng ở rất nhiều ngành nghề, họ đảm nhận các công việc quan trọng trong công ty, họ là những người đưa ra thông tin cần thiết và thuyết phục khách hàng của mình sử dụng dịch vụ ở công ty họ.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÀI THẢO LUẬN NHẬP MÔN LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG Đề tài CÁC VỊ TRÍ NGHỀ NGHIỆP LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG NHIỆM VỤ VÀ NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA NHỮNG VỊ TRÍ NÀY MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Logistics là một lĩnh vực rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh và sản xuất hiện nay Việc đảm bảo sự liên kết và tương tác giữa các khâu trong chuỗi cung ứng, từ việc vận chuyển, lưu trữ, quản lý hàng hóa, đến phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra giá trị cho khách hàng và cải thiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì vậy, chọn đề tài nghiên cứu “Các vị trí nghề nghiệp Logistics và quản lý chuỗi cung ứng Nhiệm vụ và những yêu cầu cơ bản của những vị trí này” sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về các bước thực hiện trong chuỗi cung ứng, từ khâu lập kế hoạch, xử lý đơn hàng, tạo lịch trình vận chuyển, quản lý kho, đến quản lý chất lượng và kiểm soát chi phí Việc nghiên cứu các vị trí nghề nghiệp Logistics cũng giúp ta hiểu rõ hơn về những vấn đề thực tiễn trong việc quản lý và điều hành chuỗi cung ứng Từ đó, chúng ta có thể đưa ra các giải pháp cải tiến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tối ưu hóa chi phí Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ và thương mại điện tử, Logistics ngày càng trở nên phức tạp và đòi hỏi sự chuyên môn cao Nghiên cứu các vị trí nghề nghiệp Logistics sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các công nghệ mới và cách thức sử dụng chúng để nâng cao hiệu quả kinh doanh Tóm lại, việc chọn đề tài nghiên cứu các vị trí nghề nghiệp Logistics là rất cần thiết để cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí và tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường Nghiên cứu này cũng cung cấp cho chúng ta những yêu cầu cần có trong một vị trí nghề nghiệp giúp cho quản lý chuỗi cung ứng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả 2 CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Khái niệm Logistics Theo tài liệu của Liên hợp quốc, Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng Hội đồng Quản lý dịch vụ Logistics định nghĩa Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hóa, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng Theo quan điểm của WTO, Logistics được định nghĩa là chuỗi cung ứng dịch vụ, bao gồm lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát sự dịch chuyển và lưu kho hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng Dịch vụ Logistics truyền thống bao gồm các dịch vụ vận tải, kho bãi, giao nhận, các dịch vụ giá trị gia tăng của bên thứ ba (như làm việc theo yêu cầu của khách hàng) Theo định nghĩa mới nhất về Logistics của Council of Supply Chain Management Professionals (CSCMP): Logistics là một phần của Chuỗi cung ứng với nhiệm vụ lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát lưu lượng và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ hiệu quả, đồng thời nắm bắt các thông tin liên quan giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng Sự linh hoạt của Logistics góp phần quan trọng cho việc đưa hàng hóa đi toàn cầu Tóm lại, Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế Hay nói cách khác, hệ thống Logistics biến đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm có giá trị cho khách hàng 3 1.2 Thực trạng nguồn nhân lực Logistics tại Việt Nam và trên thế giới 1.2.1 Trên thế giới Ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, các nhà tuyển dụng trong ngành hậu cần đã phải vật lộn để tìm kiếm những công nhân lành nghề Sau khi COVID-19 tấn công, không chỉ nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng lên đáng kể mà nguồn nhân lực tài năng cũng như lao động không lành nghề đều bị thu hẹp Khi nền kinh tế bắt đầu ổn định, các nhà tuyển dụng vẫn gặp khó khăn trong việc thu hút lao động có kỹ năng Không chỉ thiếu lao động lành nghề, mà còn ngày càng thiếu nhân tài nói chung Các chuyên gia dự đoán rằng sẽ thiếu hụt 85 triệu nhân tài trên toàn cầu vào năm 2030 Nếu được chứng minh là đúng, tình trạng thiếu nhân tài này có thể tạo ra gánh nặng chưa từng có không chỉ trong ngành hậu cần mà còn đối với các doanh nghiệp trong tất cả các ngành a Quản lý vận tải Nhu cầu lao động trong ngành Logistics đặc biệt cao đối với các vị trí phổ thông, chẳng hạn như quản lý vận tải Các nhà quản lý vận tải giám sát việc vận chuyển hàng hóa từ điểm A đến điểm B Những người quản lý này có thể chuyên về một loại hình vận tải cụ thể, chẳng hạn như đường sắt, đường bộ, đường hàng không và hàng hải hoặc quản lý việc vận chuyển hàng hóa trên tất cả các phương tiện EU sử dụng hơn 11 triệu lao động trong ngành vận tải, chiếm hơn 8% toàn bộ thị trường việc làm Các chuyên gia dự đoán vận chuyển hàng hóa sẽ tăng 60% vào năm 2050, điều này sẽ đặt ra nhu cầu cao hơn về nhu cầu đối với nhân viên hậu cần b Công nhân kho Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, có hơn 3 triệu công nhân kho hàng với nhu cầu ước tính về hơn 125.000 công nhân vào năm 2029 4 Tại Vương quốc Anh, số lượng cơ hội việc làm trong lĩnh vực vận tải, hậu cần và kho bãi vào năm 2021 đã tăng hơn gấp đôi so với nhu cầu vào năm 2019 1.2.2 Tại Việt Nam Nguồn nhân lực ngành Logistics của Việt Nam vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng  Tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực hiện đạt khoảng 7,5% mỗi năm Mức tăng trưởng nguồn nhân lực này được cho là thấp hơn mức tăng trưởng trung bình của ngành dịch vụ Logistics, từ 15-20% mỗi năm  Lao động sẵn có cho các dịch vụ Logistics hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tại Việt Nam Hầu hết các công ty dịch vụ Logistics ở Việt Nam đang gặp phải tình trạng thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao về kỹ năng, kiến thức chuyên môn và tiếng Anh chuyên ngành  Các đội ngũ quản lý thường là những cán bộ chủ chốt được giao cho các công ty Logistics Đội ngũ này thường được đào tạo và đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu quản lý của các doanh nghiệp Hầu hết trong số họ thiếu kiến thức kinh doanh và kinh nghiệm, cũng như không được cập nhật kiến thức mới  Cách thức điều hành chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc Hầu hết các nhân viên đều đã tốt nghiệp từ đại học, nhưng từ các chuyên ngành không liên quan đến Logistics Hầu hết các công nhân lao động trực tiếp, chẳng hạn như bốc xếp, lái xe, kiểm kê, có trình độ học vấn thấp và chưa được được đào tạo chuyên nghiệp Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) năm 2017, 53% doanh nghiệp Việt Nam thiếu nhân viên có trình độ và kiến thức về Logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với trình độ chuyên môn của nhân viên mình (Nguyễn & Nguyễn, 2018) Báo cáo PCI của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2018 cho thấy 29% doanh nghiệp FDI cho biết trình độ của lực lượng lao động địa phương đã đáp ứng được nhu cầu, nhưng 67% cho rằng họ chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu 5 Khoảng 74% doanh nghiệp cho biết rất khó tuyển dụng nhân viên kỹ thuật, trong khi 84% cho biết rất khó để tuyển dụng các vị trí giám sát Theo dự báo, trong 3 năm tới, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics sẽ cần thêm khoảng 18.000 lao động, trong khi các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và dịch vụ sẽ cần hơn một triệu nhân sự có chuyên môn về Logistics Các công ty kinh doanh dịch vụ Logistics tại Việt Nam phải đối mặt với việc thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao Theo nghiên cứu của Hiệp hội các Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, các công ty Logistics (không bao gồm các công ty vận tải biển, đường bộ, đường biển, hàng không, chuyển phát nhanh, cảng) từ nay đến năm 2030 sẽ cần đào tạo mới và bài bản cho khoảng 250.000 nhân viên Kết quả điều tra của VLI cho thấy lực lượng lao động của các doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam có quy mô nhỏ (dưới 50 lao động) chiếm mức trung bình khoảng 32,4% và các doanh nghiệp quy mô lớn (trên 1.000 lao động) chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ - khoảng 10,8% (Wang và cộng sự, 2018) Ngoài ra, khảo sát cũng cho thấy nhu cầu đối với vị trí việc làm của nhân viên Logistics trong các doanh nghiệp, tỷ trọng cao nhất vẫn là môi giới hải quan, với tỷ lệ 70,3%, tiếp theo là vị trí giao nhận hàng hóa tổng hợp với tỷ lệ khoảng 59,5% 6 CHƯƠNG 2: CÁC VỊ TRÍ NGHỀ NGHIỆP, NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG 2.1 Vị trí nghề nghiệp và nhiệm vụ của ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 2.1.1 Theo nhóm  Nhóm 1 – Nhân viên thực hiện/thừa hành: nhân viên tác nghiệp, thực hiện nghiệp vụ Logistics trực tiếp o VD: tài xế, lái xe nâng, nhân viên kho hàng, kiểm đếm, giao nhận, phân loại hàng hóa  Nhóm 2 – Nhân viên hành chính: thực hiện các nhiệm vụ xử lý thông tin và có trách nhiệm giám sát hoặc quản lý có giới hạn o VD: nhân viên quản lý dữ liệu kho, người điều hành vận tải, nhân viên thông quan, nhân viên dịch vụ khách hàng  Nhóm 3 – Giám sát Logistics: có nhiệm vụ tại tuyến phía trước để kiểm soát các hoạt động Logistics tại nơi cung cấp dịch vụ thay vì tại văn phòng o VD: trưởng nhóm di chuyển chất xếp hàng hóa trong kho hoặc trưởng nhóm trong một phòng vận tải  Nhóm 4 – Nhà quản trị: nhà quản trị có trách nhiệm ra quyết định cấp cao hơn; quản lý cấp trung gian đến cấp cao với chúc năng Logistics và chiến lược chuỗi cung ứng o VD: giám đốc Logistics, nhà quản trị cung ứng, nhà quản trị Logistics, nhà quản trị dự án, nhà quản trị thông tin trên chuỗi, giám đốc sản xuất hay quản lý vùng,… 2.1.2 Theo cấu trúc nghề nghiệp a Giám đốc Logistics (Logistics Manager) Trong các doanh nghiệp Logistics Manager giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng Công việc của họ bao quát nhiều khía cạnh như sales, marketing, lập kế hoạch,… Họ chính là nhân tố chủ chốt trong việc đảm bảo hàng hóa được giao đến tay khách hàng đúng thời hạn và không bị hư hại 7 Để hoàn thành vai trò của mình Logistics Manager phải đảm đương đồng thời nhiều trách nhiệm, bao gồm: lập kế hoạch để có được sản phẩm, tìm ra cách tốt nhất để vận chuyển sản phẩm, quản lý kho bãi, lưu trữ sản phẩm và giải quyết những vấn đề liên quan đến quá trình vận chuyển Với khối lượng công việc lớn như vậy đương nhiên mức thu nhập của công việc này cũng rất tốt Nhiệm vụ của Logistics Manager:  Quản lý tổng thể các hoạt động của phòng logistics, bao gồm giám sát nhân viên, phân công công việc, đánh giá hiệu quả công việc,…  Lập kế hoạch và chuẩn bị cho công tác vận chuyển, lưu kho diễn ra thuận lợi  Lựa chọn hãng vận chuyển phù hợp và tiến hành thương lượng cước vận chuyển cùng các điều khoản hợp đồng với bên vận chuyển  Lên kế hoạch và giám sát chặt chẽ quá trình giao nhận hàng đến và đi  Kiểm tra, giám sát các dịch vụ hậu cần, kho bãi, vận chuyển và dịch vụ khách hàng  Quản lý kho hàng, đảm bảo các lô hàng được xử lý theo đúng quy trình  Giải đáp các khiếu nại, thắc mắc của các bên liên quan trong phạm vi quyền hành được giao  Tìm hiểu các biện pháp kỹ thuật vận chuyển, theo dõi tuyến đường vận chuyển  Phối hợp với các bộ phận khác để xử lý các nghiệp vụ phát sinh nhanh gọn, chính xác  Thiết lập ngân sách và đánh giá hiệu quả các khoản chi phí của phòng logistics  Đảm bảo các hoạt động của bộ phận tuân thủ đúng các quy định pháp luật về xuất nhập hàng hóa và hợp tác thương mại b Nhà phân tích Logistics Một nhà phân tích hậu cần chịu trách nhiệm về tất cả hậu cần và hoạt động của thông tin bán hàng Họ thường sẽ làm việc cho các tập đoàn lớn vì những loại công ty này có rất nhiều sản phẩm có nhu cầu cao hơn Các nhà phân tích hậu cần sử dụng các kỹ năng phân tích của họ để thực hiện các công việc sau: 8  Tìm cách cải tiến các biện pháp tiết kiệm chi phí; xác định các cách để nâng cao quy trình nhằm cải thiện tốc độ và hiệu quả  Thực hiện các chiến lược mới để theo dõi, đo lường và phân tích chuyển động  của sản phẩm  Phối hợp lập lịch trình cho các chuyến hàng đến và đi; quản lý các quyết định đi lại cho các chuyến hàng, quyết định việc giao hàng bằng đường hàng không,      đường biển hay đường biển là cần thiết Giám sát mọi lô hàng nhận từ nhà sản xuất Sử dụng thông tin thống kê để thực hiện và tham gia đàm phán hợp đồng Quản lý báo cáo phân tích chi phí và thông tin ngân sách Tạo báo cáo về hàng tồn kho, phân phối và lô hàng cho quản lý Các nhà phân tích hậu cần xử lý một lượng lớn thông tin liên quan đến hoạt động bán hàng và chuyển động sản phẩm của một công ty Họ phải đi trước một số bước để giao sản phẩm cho người bán kịp thời để người tiêu dùng mua c Nhà phân tích thiết kế giải pháp chuỗi cung ứng (Supply Chain Solution Design Analyst) Nhà phân tích thiết kế giải pháp chuỗi cung ứng có nhiệm vụ phân tích chuỗi cung ứng của công ty và thiết kế các giải pháp để cải thiện hiệu suất d Bộ phận giám sát Logistics Giám sát cung ứng hỗ trợ người quản lý thực hiện các công việc giám sát, theo dõi và điều phối trong hoạt động cung ứng Nhiệm vụ của bộ phận giám sát Logistics:  Hỗ trợ quản lý các bộ phận khác nhau của chuỗi cung ứng (bao gồm tìm nguồn  cung ứng, mua hàng, lựa chọn nhà cung cấp, vận chuyển, lưu kho và phân phối)  Kiểm tra đối chiếu dữ liệu nhập hàng từ nhà cung cấp giao và thông tin phiếu nhập hàng trên hệ thống; Giám sát quá trình thực hiện giao hàng và cải thiện hiệu suất giao hàng, đảm bảo đúng thời hạn cho khách hàng  Quản lý hiệu suất cung ứng: bao gồm vận chuyển, hải quan, độ chính xác của hàng tồn kho và tuân thủ các tiêu chuẩn về HSE 9  Làm việc chặt chẽ với đội ngũ bán hàng, nhà cung cấp và khách hàng để cải thiện hoạt động và giảm chi phí/giá thành sản phẩm; Làm việc với các bộ phận khác cải tiến quy trình chuỗi cung ứng; Duy trì mối quan hệ với các cơ quan nhà nước bao gồm hải quan, trung tâm kiểm tra,  Làm báo cáo dịch vụ sau khi hoàn thành công việc cho Quản lý bộ phận/ trưởng phòng Các công việc khác theo sự sắp xếp của cấp trên e Nhân viên Logistics Nhân viên Logistics là người duy trì và vận hành Logistics một cách chi tiết Nhân viên Logistics chia làm 3 mảng chính:  Vận chuyển  Kho bãi  Giao nhận 2.1.3 Theo từng doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước a Tại doanh nghiệp Logistics  Nhân viên kinh doanh (Sales Logistics) Nhân viên kinh doanh có thể nói là một công việc giữ vị trí quan trọng ở rất nhiều ngành nghề, họ đảm nhận các công việc quan trọng trong công ty, họ là những người đưa ra thông tin cần thiết và thuyết phục khách hàng của mình sử dụng dịch vụ ở công ty họ Sales Logistics (hậu cần bán hàng) là một chuỗi dịch vụ, bao gồm các quy trình hoàn thiện quá trình mua bán sản phẩm hàng hoá Về cơ bản, các công ty hậu cần sẽ sử dụng cơ chế nội bộ để làm việc với các nhà cung cấp, sau đó đáp ứng nhu cầu của mỗi khách hàng Nói cách khác, công ty Logistic đảm bảo các sản phẩm hàng hóa được chuyển từ bên cung cấp tới khách hàng một cách an toàn và đúng thời gian Sales Logistics Staff - nhân viên kinh doanh Logistics là những người làm việc tại công ty Logistics hoặc trong đơn vị hậu cần của một tổ chức Họ chịu trách nhiệm tìm kiếm, thuyết phục khách hàng sử 10 và chi phí, thiết kế, lập sơ đồ giao hàng chọn ra phương thức thực hiện và đảm bảo các thứ tự ưu tiên của đơn hàng Thiết kế, tính toán và phân tích là kỹ năng quan trọng và bắt buộc phải thành thạo tại vị trí này để đáp ứng đặc điểm công việc d Đối với vị trí Nhà giám sát Logistics Tốt nghiệp từ đại học trở lên các chuyên ngành kinh tế, vận tải, xuất nhập khẩu, kỹ thuật hoặc ngành liên quan Có am hiểu sâu và dày dặn kinh nghiệm trong quản lý chuỗi cung ứng, Logistics và xuất nhập khẩu Khả năng giao tiếp và quản lý đội nhóm tốt Kỹ năng vi tính tốt và sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý (SAP/ERP) Kỹ năng quan hệ cá nhân, giao tiếp với thái độ tích cực với đồng nghiệp, khách hàng Chủ động và độc lập trong công việc được giao Kỹ năng giải quyết vấn đề, xây dựng quan hệ e Đối với vị trí Nhân viên Logistics  Nhân viên thu mua Nhà tuyển dụng khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau với ứng viên vào vị trí nhân viên thu mua Những tiêu chí này thường bao gồm trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và các chứng chỉ liên quan Nhìn chung, nhân viên thu mua cần có: • Bằng tốt nghiệp trung học đối với hàng hoá tiêu dùng, làm việc với nhà cung cấp nội địa/bằng cử nhân (thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ) khi làm việc với đối • • • • tác nước ngoài Từ 1 năm kinh nghiệm trong vai trò nhân viên thu mua Kỹ năng giao tiếp và đàm phán tuyệt vời Khả năng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả Có thể tạo và quản lý danh sách công việc ưu tiên dựa trên nhu cầu của công ty • Chịu được môi trường làm việc áp lực  Nhân viên xuất nhập khẩu 20 • Tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học trở lên các chuyên ngành liên quan đến ngoại • thương, xuất nhập khẩu Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc vị trí tương đương • Có kiến thức về xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế Tiếng Anh giao tiếp tốt • Nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc, khả năng chịu áp lực cao  Nhân viên kinh doanh (Sale) Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics rất nhiều, cạnh tranh vô cùng khốc liệt Hơn nữa, Logistics còn là một ngành dịch vụ đặc thù, hợp tác còn phụ thuộc phần nhiều vào độ tin cậy, trách nhiệm và chất lượng dịch vụ Bạn không thể thuyết phục khách hàng làm việc lâu dài với bạn, trao đổi những lô hàng giá trị để bạn vận chuyển mà không nắm được kiến thức và nghiệp vụ chuyên ngành Vì vậy, muốn yên vị lâu dài bắt buộc phải học và nghiên cứu nhiều kiến thức liên quan, linh động trong cả quá trình Với vị trí nhân viên kinh doanh cần một số kiến thức, kỹ năng sau đây để làm tốt công việc của mình: kiến thức cơ bản về bán hàng, hàng hải, kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng xử lý tình huống, kiên nhẫn và tinh tế, đặc biệt là am hiểu về lĩnh vực Logistics  Nhân viên chứng từ Kiến thức chuyên môn vững vàng, siêng năng học hỏi và tham khảo sách chuyên môn để nâng cao kiến thức Kỹ năng ngoại ngữ tốt, không cần chú trọng nhiều về ngoại ngữ nâng cao mà chỉ cần rèn luyện khả năng đọc hiểu và giao tiếp thôi là đủ Vị trí nhân viên chứng từ yêu cầu tính chính xác cao và số liệu tuyệt đối nên luôn phải kiểm tra cẩn thận Nếu nhân viên thiếu tính tỉ mỉ thì sẽ phải trả giá cho mọi sai lầm bằng hình thức tài chính Không nên xem nhẹ thói quen quan sát vì tính chuẩn mực sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả và tiến độ công việc  Nhân viên giao nhận • Các kỹ năng chính cần có của một nhân viên giao nhận hàng hóa như sau: 21 • Kiến thức về các hãng vận chuyển và đường bay trong nước và quốc tế Khả năng tổ chức các chuyến hàng Khả năng sử dụng các hệ thống CNTT chính • Kiến thức ngoại ngữ Kỹ năng hòa giải và thương lượng Kỹ năng giao tiếp Có khả năng đối phó tốt với áp lực và làm việc đúng thời hạn Độ chính xác và khả năng làm việc độc lập  Chuyên viên thanh toán quốc tế Chuyên viên thanh toán quốc tế là công việc có đòi hỏi cao về kiến thức chuyên môn kĩ năng nghiệp vụ để đảm bảo đáp ứng điều kiện yêu cầu công việc Chính vì vậy giá trị của một chuyên viên thanh toán quốc tế được thể hiện qua cách họ làm việc thế nào, xử lý công việc ra sao, hiệu suất làm việc của họ đến đâu? Để đạt được hiệu quả cao khi làm việc các chuyên viên thanh toán quốc tế cần biết rõ vị trí công việc này cần kiến thức gì, kĩ năng như thế nào • Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, nghề các ngành hoặc chuyên ngành liên quan như: Tài chính- Ngân Hàng, Kinh tế đối ngoại, Logistics, Thương • mại quốc tế, Nắm rõ kiến thức về thanh toán quốc tế để đáp ứng được nghiệp vụ và yêu cầu về nghiệp vụ thanh toán quốc tế một cách nhuần nhuyễn thành thạo kiến thức ngoại thương, kiến thức về vận tải hàng hóa và các dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu là điều bắt buộc cần phải có đối với chuyên viên thanh toán quốc • tế Hiểu và nắm rõ kiến thức liên quan đến Luật Thương Mại quốc tế, Kế Toán, Kinh tế, Nghiệp vụ ngoại thương, Đáp ứng được nghiệp vụ và yêu cầu về • nghiệp vụ thanh toán quốc tế một cách nhuần nhuyễn thành thạo Kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh thành thạo:Các chuyên viên thanh toán quốc tế chủ yếu làm việc trong môi trường quốc tế, việc giao thương diễn ra chủ yếu với nước ngoài tiếng Anh lại là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới nên việc sử dụng tiếng Anh thành thạo là điều bắt buộc của một chuyên viên thanh toán quốc tế 22 • Có khả năng chịu được áp lực công việc trong môi trường làm việc, vì khi chỉ có một chút sai sót khi thanh toán cũng đủ sức đưa cả doanh nghiệp thua lỗ nặng nề Kĩ năng làm việc nhóm: trong bất kì vị trí nào thì kĩ năng làm việc nhóm cũng • vô cùng quan trọng, các thành viên trong nhóm, tổ cần phối hợp, trợ giúp lẫn nhau để công việc diễn ra suôn sẻ, ăn ý nhau trong công việc Kĩ năng giao tiếp, đàm phán, truyền đạt thông tin  Nhân viên hải quan Nhân viên khai báo hải quan cần nắm vững các vấn đề cơ bản về thủ tục hải quan, có kiến thức chuyên sâu về ngành xuất nhập khẩu, Logistics nói chung và thủ tục hải quan nói riêng như: Am hiểu sâu rộng các nguyên tắc của Pháp luật, thủ tục tòa án thủ tục hải quan, các tiền lệ, quy định của Chính phủ, các thủ tục xuất nhập khẩu, • Nắm vững các vấn đề liên quan đến Mã HS, tra cứu mã, cách làm việc với cơ quan hải quan khi tra HS code, các loại thuế, cách tính thuế, các trường hợp miễn giảm và xử phạt liên quan đến thuế đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu: Cấu trúc định dạng mã HS Code (là một trong những mã số giúp chúng ta có thể phân biệt được các loại hàng hóa khác nhau) sự khác nhau giữa HS Code Việt Nam và quốc tế, nguyên tắc tra và áp HS Code vào hàng hóa xuất nhập khẩu, các loại thuế liên quan đến hàng hóa miễn thuế, giảm thuế, hoãn thuế theo luật định, công thức tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế bảo vệ môi trường, thuế Giao thông vận tải, một số hiệp định • thương mại quan trọng mà Việt Nam tham gia Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục đàm, đàm phán tốt Tư duy logic, cẩn thận, nhạy bén trong công việc.Chủ động lắng nghe, khéo léo trong xây dựng các mối quan hệ, Khả năng phối hợp, làm việc nhóm tốt.Kinh nghiệm làm việc • tại một vị trí liên quan sẽ là lợi thế Ưu tiên ứng viên thành thạo ít nhất một ngoại ngữ (tiếng Anh) và có kinh nghiệm làm việc với các phần mềm như Ecus, VNACCS,  Nhân viên chăm sóc khách hàng • Chuyên môn trong các lĩnh vực kinh doanh quốc tế, vận tải quốc tế 23 • Kỹ năng: Giao tiếp tốt bằng tiếng Anh hoặc một số ngôn ngữ khác, tự tin, khả năng tổ chức công việc tốt, nắm bắt các cơ hội tạo lập quan hệ với khách hàng  Nhân viên hiện trường • Kiến thức cơ bản về thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh, có kinh • nghiệm trong việc thông quan hàng hóa Kỹ năng: giao tiếp tiếng Anh tốt, khả năng giao tiếp, xử lý tình huống tốt, làm việc nhóm cũng như độc lập tốt, biết cách quản lý thời gian, công việc • khoa học Không ngại di chuyển, đi lại nhiều, sức khỏe tốt, linh hoạt trong xử lý tình huống, cẩn thận, tinh thần trách nhiệm cao 2.2.2 Yêu cầu mới đối với nhân lực ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, Logistics và Quản lý CCƯ phát triển như vũ bão tại Việt Nam và trên toàn thế giới Để đáp ứng cho sự phát triển đó thì Logistics và quản lý CCƯ đã đặt ra những yêu cầu mới khắc khe hơn để đảm bảo cho nguồn nhân lực trong tương lai  Kiến thức về ICT • Kiến thức công nghệ thông tin • Khả năng giao tiếp với máy tính và thiết bị thông minh (robot, drone) • Hiểu biết về máy móc, IT, an ninh và bảo mật dữ liệu  Hiểu biết về kĩ thuật • Kiến thức căn bản và chuyên sâu về công nghệ • Kiến thức chuyên sâu về quá trình và hoạt động sản xuất • Kiến thức kĩ thuật về máy móc để thực hiện các hoạt động liên quan  Khả năng làm việc với dữ liệu • Khả năng xử lí và phân tích dữ liệu, thông tin trên máy tính • Hiểu về dữ liệu hình ảnh và ra quyết định  Kỹ năng mềm • Năng động, nhạy bén và tư duy logic tốt • Sáng tạo, có khả năng lên kế hoạch, sắp xếp công việc • Giỏi ngoại ngữ, tin học • Kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực cao, có tinh thần trách nhiệm • Có tố chất quản lý và có kỹ năng giao tiếp • Có kỹ năng đàm phán, thuyết phục, trình bày vấn đề 24 CHƯƠNG 3: MỨC LƯƠNG CỦA NHÂN SỰ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG 3.1 Yếu tố bên trong doanh nghiệp 3.1.1 Chia theo chức vụ  Đối với chức vụ giám đốc Chuỗi cung ứng: mức lương dao động từ $5000 – $7000: Là người đứng đầu, quản lý, phân bố và kiểm soát hoạt động Logistics trong công ty, bạn phải nắm lòng nghiệp vụ và có trên 8 năm kinh nghiệm Nhiều công ty không có vị trí này mà chuyển thẳng lên thành Supply Chain Director  Đối với chức vụ quản lí chuỗi cung ứng: mức lương dao động từ $4000 – $5000: Đúng như tên gọi của mình, quản lý chuỗi cung ứng sẽ phụ trách tất cả các hoạt động Logistics liên quan đến chuỗi cung ứng không chỉ trong nước mà còn có thể ở phạm vi quốc tế Trách nhiệm cao, đòi hỏi cũng nhiều nhưng mức lương bạn nhận được là hoàn toàn xứng đáng  Đối với chức vụ nhân viên chuỗi cung ứng: • Mức lương của ngành Logistics đối với nhân viên vận hành kho sẽ dao động • từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng Mức thu nhập của nhân viên kinh doanh sẽ dao động từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc Ngoài ra, nhân viên kinh doanh sẽ được thưởng thêm hoa hồng khi hoàn thành được KPI mà lãnh đạo công ty để • ra Mức lương ngành Logistics của nhân viên chứng từ trong ngành dao động từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng tùy thuộc vào kinh nghiệm của người lao động • Tuy nhiên, mức lương sẽ tăng nếu người lao động hoàn thành tốt công việc Mức lương ngành Logistics dành cho vị trí nhân viên làm tại cảng sẽ dao động • từ 8.000.000-10.000.000 đồng Mức lương ngành Logistics vị trí chuyên viên thu mua sẽ dao động từ • 8.000.000 đến 10.000.000 dong Mức lương đối với vị trí nhân viên giao nhận sẽ dao động từ khoảng 6.000.000 đến 8.000.000 đồng một tháng 25 • Mức lương ngành Logistics vị trí công việc chuyên viên thanh toán quốc tế từ 8.000.000 đến 10.000.000 đồng  Theo dữ liệu của Salaryexplorer (2021), một nhân viên quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam thường kiếm được trung bình khoảng 30.000.000 đồng/tháng/người Trong đó, mức lương thấp nhất là 14.700.000 VND và cao nhất là 46.800.000 VND 3.1.2 Chia theo kinh nghiệm  Một quản lý chuỗi cung ứng có dưới 2 năm kinh nghiệm kiểm được khoảng 17.400.000 VNĐ/tháng • Kinh nghiệm từ 2-5 năm sẽ kiếm được 22.400.000 VND/tháng, cao hơn 29% • so với người có kinh nghiệm dưới 2 năm Kinh nghiệm từ 5-10 năm sẽ có mức lương là 30.900.000 VNĐ tháng, cao hơn • 38% so với người có kinh nghiệm từ 2-5 năm Kinh nghiệm chuyên môn từ 10-15 năm sẽ nhận được mức lương tương • • đương 38.300.000 đồng/ tháng Kinh nghiệm từ 15 - 20 năm thì mức lương dự kiến là 41.000.000 đồng/tháng Nhân viên có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề được nhận mức lương là 43.700.000 VNĐ tháng  Như đối với công ty Cổ phần Transimex, mức lương cơ bản xuất phát của một nhân viên là 5.773.000 VNĐ/ tháng, mức lương này sẽ dao động tùy theo mức lương thành tích được tính theo kết quả đánh giá thành tích MBO và kết quả kinh doanh của đơn vị  Bên cạnh đó, theo như khảo sát, một nhân viên Logistics có thể tăng lương sau 12 năm làm việc với mỗi lần tăng từ 2-3 triệu đồng tùy thuộc vào năng lực của bản thân 3.2 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp  Cung về lao động: Trên thị trưởng nếu cung lao động lớn hơn cầu lao động thì sẽ có một lương lao động dư thừa điều đó gây sức ép cho người lao động, mức lương đưa ra có thể không thoả đảng cho người lao động Điều ngược lại, nếu cung lao 26 động nhỏ hơn cầu về lao động, điều đó sẽ tạo lợi nhuận cho người lao động Doanh nghiệp phải đưa ra các mức thù lao cao để thu hút người lao động  Điều kiện kinh tế xã hội: Để trả thù lao cho người lao động phải xem xét tình hình kinh tế của các ngành như thế nào, nền kinh tế đang trong thời kỳ đi lên hay suy thoái, từ đó quyết định mức lương hợp lý  Các điều kiện về lao động: Chính sách tiền lương phải tuân thủ theo các quy định của luật pháp Quy định về việc trả công cho người lao động  Quan niệm của xã hội về các công việc: Một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, mang tính chủ chốt thì cần phải có mức lương cao để thu hút và phát triển nguồn lao động  Giá cả sinh hoạt: tiền lương phải phù hợp với chi phí sinh hoạt khi mà giá cả sinh hoạt tăng trong một giai đoạn nhất định nào đó thì số lượng hàng hoá tiêu dùng mà người lao động có thể mua được bằng số tiền lương như cũ sẽ ít hơn • Như vậy, với số tiền lương không đổi, giá cả sinh hoạt tăng thì sẽ không đáp ứng được sinh hoạt cần thiết cho tiêu dùng của người lao động không đảm bảo tái sản xuất sức lao động do vậy khi giá cả sinh hoạt tăng thì doanh nghiệp phải tăng lương cho người lao động theo một tỷ lệ nhất định đủ cho nhân viên duy trì mức lương thực tế trước đây  Dịch bệnh: trong thời kỳ dịch bệnh Covid vẫn đang chưa được chấm dứt hẳn thì nó cũng đã làm ảnh hưởng không ít tới các ngành kinh tế, Logistics cũng không phải ngoại lệ Thời gian đầu, những khó khăn chồng chất khi mọi hoạt động đều bị trì trệ bởi đại dịch Nhưng khi chúng ta dần thích nghi, các hoạt động được diễn ra trên các sàn TMĐT dần được phổ biến hơn, đó cũng là lúc ngành Logistics có thời cơ để phát triển trở lại, bằng chứng cho thấy các công ty Logistics tầm trung và lớn thường có mức tăng trưởng khoảng 150% trở lên • Tuy nhiên cũng chính vì dịch bệnh mà rất nhiều công ty đã phải cắt giam nhân lực hoặc không tăng lương và thưởng nhằm duy trì vốn hoạt động công ty  Theo địa bản hoạt động: Doanh nghiệp thường dựa trên mức sống của trụ sở để làm Cơ sở tính lương, vì thế lương của các khu vực có thể khác nhau tùy vào chi phí sinh hoạt tại đó  Những tác động bên ngoài như lạm phát cũng dẫn đến 1 số trường hợp đặc biệt 27 • Ví dụ như đối với các nhân viên kì cựu, có thời gian gắn bó lâu dài với công ty, khi đã có được thành công cũng như vị thế trong công ty thì công ty cũng sẽ có những cách khen thưởng khác như thay vì thưởng tiền mặt hay thăng chức thì sẽ được chia cổ phần công ty 28 KẾT LUẬN Nhìn chung trong bối cảnh thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ra đời đã phần nào giúp tác động đến nền kinh tế mới được mở rộng Con đường phát triển vượt bậc của ngành Logistics luôn rộng mở trên toàn cầu vì vậy tiềm năng để phát huy về cơ hội việc làm mà ngành nghề này sở hữu là vô cùng to lớn, nó cũng tương đương với lợi ích mà lĩnh vực này tạo ra Như đã đề cập trên, vì là một ngành nghề có sức thu hút lớn, dẫn đến tỷ lệ cạnh tranh là không hề nhỏ và sự tranh đua với nhau là không thể tránh khỏi, để có thể là một phần trong chuỗi mắt xích Logistics, các bạn trẻ ngày càng phải cố gắng củng cố kiến thức chuyên môn, cũng như kĩ năng và kinh nghiệm thực tế giúp bản thân có thể tiến xa hơn nữa Và khi đã là một thành phần trong nó, sự thăng tiến chắc chắn sẽ đến với bạn Đồng thời trước khi quyết định có nên theo đuổi ngành nghề này hay không chúng ta cần phải tìm hiểu khái quát các thông tin liên quan đến logistics trong đó và không thể bỏ qua những thông tin về vị trí việc làm, yêu cầu công việc trong ngành Qua bài thảo luận, nhóm 8 đã trình bày những thông tin thiết yếu về vị trí nghề nghiệp cùng các yêu cầu cơ bản công việc cũng như mức lương của một số công việc ngành logistics hiện nay Hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích để các bạn có những định hướng rõ ràng hơn trong tương lai khi theo học ngành này 29 PHỤ LỤC Danh mục tài liệu tham khảo [1] Nguyen, C (2020) Logistics là gì – ý nghĩa và Tầm Quan Trọng Của Logistics?, Phaata SÀN GIAO DỊCH LOGISTICS QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN VIỆT NAM [2] Tcct (2022) Quản Trị Nguồn Nhân Lực ngành Logistics tại Việt Nam: Thực trạng và Giải Pháp, Tạp chí Công Thương [3] LuatMinhKhue.vn (2021) Khái niệm, đặc điểm và vai trò của dịch vụ logistics?, Công ty Luật TNHH Minh Khuê [4] Sofie, M (2021) HR trends in the Logisticsindustry, Randstad [5] Tiên, T (2019) Các Vị Trí việc Làm Trong ngành logistics, iconicJob 30 ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN VÀ ĐIỂM THẢO LUẬN STT Họ và tên Nội dung công việc 1 Tống Thảo Nhi Tổng hợp word 2 Lê Thị Hồng Nhung Chương 1 3 Phạm Thị Phương Phần 1.3 chương II 4 Nguyễn Thị Phượng Thuyết trình 5 Nguyễn Văn Quang Thuyết trình 6 Nguyễn Thu Quỳnh Phần 1.1 và 1.2 chương II 7 Nguyễn Văn Toại Tâm Làm powerpoint 8 Nguyễn Thị Thanh Phần II.2 9 Trịnh Phương Thảo Chương III 31 Đánh giá Điểm

Ngày đăng: 08/05/2023, 02:58

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan