1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy học phần các hợp đồng trong thương mại

186 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Trường: Xây Dựng Nội Dung Và Phương Pháp Giảng Dạy Học Phần Các Hợp Đồng Trong Thương Mại
Tác giả TS Nguyễn Thị Dung, ThS Doan Trung Kiờn, TS Đồng Ngọc Ba, ThS Lờ Thị Hải Ngọc, ThS Tran Bao Anh, ThS Nguyễn Thị Yến, ThS Lờ Thị Kim Hoa, GV Vũ Phương Đụng
Trường học Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Thương mại
Thể loại đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 186
Dung lượng 42,01 MB

Nội dung

CƠ SO KHOA HOC CUA VIỆC GIANG DẠY HOC PHAN “MỘT SO HỢP DONG TRONG THUONG MẠI” TẠI 20 7 "TRƯỜNG DAIHOCLUATHANOIL - 7 “Thực tiễn pháp luật Việt Nam về hop đồng trongChuyên đề I thương mai

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

TRONG THUONG MAI

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

ThS Doan Trung Kiên Bộ môn Luật Thương mại

Thư ký dé tàiTác giả Chuyên đềĐại học Luật Hà Nội

6,7

Trưởng Phòng Tổng hợp Tác giả Chuyên dé 1

TS Đồng Ngọc Ba

Bộ Tư Pháp

ThS Lê Thị Hải Ngọc Trưởng Bộ môn Luật Kinh tế

Khoa Luật - Đại học Huế

Tác giả Chuyên đề11

ThS Tran Bao Anh Bộ môn Luật Thuong mai

Đại học Luật Hà Nội

ThS Lê Thị Kim Hoa | Văn phòng Chính Phủ PB RE

Bộ môn Luật Thương mai Tác giả Chuyên đề

GV Vũ Phương Đông 16 12

Dai học Luật Ha Nội

Trang 3

BÁO CÁO TỔNG THUẬT

MỤC LỤC

Trang

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 19

PHAN THỨ NHẤT CƠ SO KHOA HOC CUA VIỆC GIANG DẠY HOC PHAN

“MỘT SO HỢP DONG TRONG THUONG MẠI” TẠI 20

7 "TRƯỜNG DAIHOCLUATHANOIL - 7

“Thực tiễn pháp luật Việt Nam về hop đồng trongChuyên đề I thương mai và yêu cầu của việc giảng dạy hợp đồng | 20

trong thương mại

Vị trí, vai trò của học phần “Một số hợp đồng trong |Chuyên dé2 Tinh vực thương mại” trong chương trình đào tạo cử, 31

nhân luật

Thực trạng nội dung giảng dạy học phần “Một số

Chuyên de 2 hợp đồng trong lĩnh vực thương mai” ae

PHEN THU HAI NỘI DUNG GIANG DẠY HỌC PHAN “MỘT SOHOP | „„

¬ ĐỒNG TRONG LĨNH VỤC THƯƠNG MẠI”

Chuyên đề 4 Hợp đồng mua bán doanh nghiệp 47

| Chuyéndé5 | Hop đồng mua bán hàng hoá qua So giao dịch hàng hoá ' ¢4 Chuyên đề 6 | Hợp đồng nhượng quyền thương mai §2

Chuyên đề 7 Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp 102Chuyên đề 8 Hợp đồng thương mại điện tử 119Chuyên đề 9 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 133Chuyên đề 10 Hợp đồng thành lập công ti 147 |

PHANTHUBA PHƯƠNGPHÁPGIẢNG DAY VÀMỘT SỐKIỂNNGH |

LIEN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢNG DAY HOC PHAN “MOT 159

SỐ HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VUC THƯƠNG MẠI” _

Trang 4

Chuyên đề 11 Phương pháp giảng day hoc phần “Mot sốhợp đồng

,

trong lĩnh vực thương mai’

Phân tích kết quả thăm dò ý kiến người học về nộiChuyên đề 12 dung và phương pháp giảng day học phần “Mot số

- Thực trang và giải pháp ©

he `.

159

166

hop dong trong linh vuc thuong mai”

| Một số kiến nghị nang cao chất lượng giảng day hoc |

Chuyên dé 13 ' phần “M6t sốhợp đồng trong lĩnh vực thương mai”

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

174

179

Trang 5

BÁO CÁO TỔNG THUẬT

1 Tính cấp thiết của đề tài

Áp dụng Chương trình đào tạo đại học (ban hành kèm theo Quyết

định số 709/DT ngày 4/6/2003) của Trường Đại học Luật Hà Nội, từ năm

2004, bộ môn Luật thương mại đã thực hiện giảng dạy học phần “Một số hợpđồng trong lĩnh vực thương mai” cho sinh viên chuyên ngành pháp luật kinh tếcác khoá 26 (2004), khoá 27 (2005), khoá 28 (2006), khoá 29 (2007) và tiếptục giảng cho khoá 30 vào đầu năm 2008 (kể cả các lớp văn bằng 2 chính

quy) Đây là một trong bốn học phần bắt buộc thuộc nội dung đào tạo chuyên

ngành pháp luật kinh tế, số lượng 30 tiết, tương đương 2 đơn vị học trình Họcphần này được giảng dạy trong bối cảnh sinh viên đã được học các quy định

chung về hợp đồng trong Luật dân sự, các quy định về các hoạt động thương

mại trong Luật thương mại và sau đó, sinh viên sẽ được học tiếp 20 tiết về “Kỹnăng đàm phán và soạn thảo hợp đồng trong thương mại ” Với vị trí này trong

chương trình đào tạo, học phần “Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mai”

có nhiệm vụ giúp người học nghiên chuyên sâu về một số hợp đồng trong lĩnhvực thương mại - đây là phần kiến thức mà các môn Luật dân sự, Luật thương

mại chưa có điều kiện thực hiện Đồng thời, có thể xem phần kiến thứcchuyên ngành này đóng vai trò làm điều kiện tiên quyết để người học nghiêncứu và thực hành có hiệu quả học phần tiếp theo là “Kỹ năng đàm phán và

soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực thương mại” Thực tiễn giảng dạy và họctập cho thấy, học phần “Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại” đã thực

sự bổ sung được nhiều kiến thức chuyên ngành cho sinh viên, đặc biệt là đối

với những loại hợp đồng có “tính mới” trong đời sống kinh tế và pháp lý

Cũng như tình trạng chung của việc dạy và học nhiều học phần bắtbuộc và học phần tự chọn khác, do không phải là môn học bắt buộc cho sinhviên toèn trường nên hoc phần “Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”

đã được giảng dạy cho 4 khoá sinh viên chính quy và nhiều lớp văn bằng 2trong tith trạng “học chay”, không có giáo trình hay tập bài giảng chính thức.Nội dung giảng dạy cũng chưa được chuẩn hoá và chủ yếu dựa trên kết quả tựnghiên cứu (mang tính cá nhân) của giáo viên được phân công giảng dạy

Trang 6

Thực tế, do tính mới của học phần này cũng như của nội dung đưa vào chươngtrình giảng dạy, Bộ môn cũng chỉ phân công mỗi giáo viên nghiên cứu và

giảng dạy về một hoặc hai loại hợp đồng mà thôi Việc học của sinh viên

cũng gặp nhiều khó khăn vì thiếu học liệu Việc dạy của giáo viên cũng ítnhiều bị hạn chế vì thiếu giáo cụ (giáo trình, tập bài giảng) chính thức Việckiểm tra, đánh giá cuối môn học do đó cũng gặp khá nhiều bất cập Vìnhững lý do này, việc triển khai nghiên cứu nội dung và phương pháp giảng

dạy hoc phần “Một sốhợp đồng trong lĩnh vực thương mai” là thực sự quan

trọng và mang tính cấp thiết

2 Tình hình nghiên cứu

Ti năm 2005, khi Luật Thương mại (2005) va Bộ luật Dân sự (2005)

được ban hành và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989) bị huỷ bỏ, sự điều chỉnh

pháp luật đối với các quan hệ hợp đồng nói chung và hợp đông trong thươngmại và đầu tư nói riêng có sự thay đổi căn bản Theo đó, Pháp lệnh hợp đồng

kinh tế (1989) không còn là căn cứ đàm phán, thoả thuận và ký kết các hợpđồng vì mục đích kinh doanh (trước đây thường được gọi là hợp đồng kinh tế)

Bộ luật Dân sự trở thành “cái gốc” của mọi sự thoả thuận liên quan đến tàisản, bên cạnh đó còn có các “luật riêng, luật chuyên ngành” như Luật thươngmại, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật hàng hải,Pháp lệnh bưu chính viễn thông v.v cùng điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong

từng trường hợp cụ thể Nhiều hợp đồng là sự thể hiện các quan hệ kinh tế —

pháp lý rất mới như nhượng quyền thương mại, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồngquyền chọn, hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

Đối với khoa học pháp lý, tiếp nhận sự đổi mới lớn này của hệ thống

pháp luật về hợp đồng, nhu cầu tìm hiểu pháp luật về hợp đồng trong thương

mại càng trở nên cần thiết, trong khi đó, từ năm 2005 trở lại đây, trên phạm vị

cả nước có rất ít sách hay công trình nghiên cứu tổng thể và chuyên sâu về cáchợp đồng trong lĩnh vực thương mại Các giáo trình đã xuất bản của Đại học

Luật Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác cũng không có những nội dung cần

thiết, đáp ứng đầy đủ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập học phầnchuyên ngành kinh tế bat buộc này

Trang 7

Về khoa học sư phạm, nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình củamôn học, đặc biệt là đối với những môn học hay học phần mới là công việccần thiết và thực sự đóng góp tích cực và hiệu quả cho hoạt động đào tạo Điềunày đã được chứng minh thông qua việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của một

số đề tài thuộc dang này như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Co sở

lý luận và thực tiễn của việc giảng dạy môn Luật Chứng khoán và thị trường

chứng khoán” (2004) do Tiến sỹ Pham Thi Giang Thu (Dai học Luật Hà Nội)

làm chủ nhiệm; dé tài “Co sở ly luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung

chương trình môn học Luật Cạnh tranh” (2005) do Tiến sỹ Bùi Ngoc Cường

(Đại học Luật Hà Nội) làm chủ nhiệm Học phần “Một số hợp đồng trong

lĩnh vực thương mại” được đưa vào chương trình đào tạo từ năm 2004 chokhoá 26 song từ đó đến nay, chưa có công trình nghiên cứu hay hội thảo khoahọc nào được thực hiện để xây dựng và hoàn thiện nội dung và phương phápgiảng dạy của học phần này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của việc giảng dạy ở bậc đại học và nhu cầuhọc tập của sinh viên chuyên ngành luật kinh tế - Trường Đại học Luật HàNội, mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là cung cấp học liệu cho sinhviên và giáo cụ (tập bài giảng) cho giảng viên khi thực hiện học phần bắt buộc

“Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”

Dé thực hiện mục đích đích này, Ban chủ nhiệm đề tài đặt ra nhiệm vụnghiên cứu là:

- Làm rõ cơ sở khoa học và thực trạng giảng dạy học phần “Một số hợpđồng trong hoạt động thương mại” tại trường Đại học Luật Hà Nội;

- Xác định các loại hợp đồng cần đưa vào chương trình giảng day của

Trang 8

- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học

phan ““Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”

4 Pham vi nghiên cứu

Nghiên cứu về “Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại” với tính chất là

một học phần, một bộ phận kiến thức trong chương trình đào tạo đại học củatrường Dai học Luật Ha Nội, đề tài xác định phạm vi nghiên cứu trên cơ sở có

tính đến sự liên thông về kiến thức với các môn học liên quan Từ góc độ khoa

học sư phạm và khoa học pháp lý, phạm vi nghiên cứu của đề tài là tổng hợpquy định pháp luật về một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại và phương

pháp sư phạm có thể áp dụng hiệu quả trong giảng dạy các hợp đồng đó, baogồm: Hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở

Giao dịch hàng hoá, hợp đồng nhượng quyền thương mại, hợp đồng tham giabán hàng đa cấp, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng thương mại điện tử

5 Phuong pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống

kê, phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn để làm rõ từng nộidung đề tài và của từng chuyên đề, nhằm đạt được những nhiệm vụ đã xác định

của đề tài

6 Tình hình và tiến độ thực hiện đề tài:

Sau khi đề tài được Hội đồng khoa học nhà trường chấp nhận, từ tháng1/2008, Ban chủ nhiệm đề tài và các thành viên đã tiến hành các hoạt độngcần thiết theo đúng tiến độ

Thứ nhát, Ban chủ nhiệm đề tài và các thành viên đã họp thống nhất décương nghiên cứu và tiến hành bảo vệ đề cương đó tại Hội đồng do PhòngQuản lý Khoa học đề nghị thành lập Tiếp thu ý kiến đóng góp của Hội đồngbảo vệ đề cương nghiên cứu, Ban chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu đã

thống nhất triển khai nghiên cứu đề tài theo 3 phần và 13 chuyên đề nghiêncứu Đó là: Phần thứ nhất: Cơ sở khoa học của việc giảng dạy học phần “Một

số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại” tại Trường Đại học Luật Hà Nội;

Phần thứ hai: Nội dung giảng dạy học phần “Một số hợp đồng trong lĩnh vực

Trang 9

thương mại”; Phần thứ ba: Phương pháp giảng dạy và một số kiến nghị liênquan đến việc giảng dạy học phần “Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương

mại” tại Trường Đại học Luật Hà Nội 13 chuyên đề gồm có:

Chuyên đề I: Thực tiễn pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

và yêu cầu của việc giảng dạy hợp đồng trong thương mại

Chuyên đề 2: VỊ trí, vai trò của học phần “Một số hợp đồng trong lĩnh vực

thương mại” trong chương trình đào tạo cử nhân luật

Chuyên đề 3: Thực trạng nội dung giảng dạy học phần “ Một số hợp đồng

trong lĩnh vực thương mại”

Chuyên đề 4: Hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Chuyên đề 5: Hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoáChuyên đề 6: Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Chuyên đề 7: Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

Chuyên đề 8: Hợp đồng thương mại điện tử

Chuyên dé 9: Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Chuyên dé 13: Một số kiến nghị nâng cao chất lượng giảng dạy học phần

“Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”

Thứ hai, các chuyên đề đã được nhóm nghiên cứu triển khai khẩn trương, nghiêm túc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu giảng dạy chuyên đề hợp đồng trongthương mại theo hình thức đào tạo tín chỉ Trong quá trình nghiên cứu, các tác

giả đã cố gắng thực hiện đầy đủ những định hướng chung của việc triển khai

nghiên cứu đề tài và định hướng của nhà trường trong việc chuyển các học phần

bat buoc và tự chọn sang phần giảng dạy chuyên đề khi áp dụng học chế tín chi

Trang 10

Thứ ba, Ban chủ nhiệm đề tài tập hợp các chuyên đề và góp ý chỉnh sửahoàn thiện nội dung các bài viết.

Thứ tr, dựa trên kết quả nghiên cứu của các bài viết, Ban chủ nhiệm đề tài

viết Báo cáo tổng hợp và đánh giá kết quả thực hiện đề tài

7 Những đóng góp về khoa học pháp lý và khoa học sư phạm

Đề tài được hoàn thành với những đóng góp mới cho khoa học pháp lý và

khoa học sư phạm, đó là:

- Phân tích rõ và có hệ thống thực tiễn pháp luật Việt Nam về hợp đồng

trong lĩnh vực thương mại để từ đó xác định các yêu cầu của việc giảng dạy

pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại nói riêng;

- Xây dựng được “Tập bài giảng” - là giáo cụ và học liệu cho hoạt động

giảng dạy, học tập học phần: “Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”;

- Phân tích tổng quan các phương pháp truyền thống và hiện đại trong

giảng dạy đại học và các phương pháp có thể áp dụng hiệu quả trong việcgiảng dạy hợp đồng trong thương mại;

- Đề xuất các kiến nghị hữu ích va khả thi liên quan đến phương pháp vanội dung giảng dạy “Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”;

- Đề xuất chính sửa một số vấn đề có liên quan trong “Chương trình dao

tạo đại học” của Trường Đại học Luật Hà Nội;

`

x WW

- Đề xuất lich trình giảng dạy chuyên dé "Một số hợp đồng trong thươngmại" áp dụng cho đào tạo theo học chế tín chi)

§ Kết quả nghiên cứu của đề tài:

8.1 Thực trạng về nội dung và phương pháp giảng dạy học phần "Một sôhợp đồng trong thương mại"

đọc phần Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại được đưa vàochương trình đào tạo cử nhân luật của trường Đại học Luật Hà Nội khi xâydựng chương trình khung (2003 - 2004) Đây là học phần thuộc khối kiến thứcbắt buộc của sinh viên chuyên ngành luật kinh tế, được phân bổ 30 tiết (15 tiết

lý thuyết và 15 tiết thực hành) Sinh viên các chuyên ngành khác không học

Trang 11

học phần này Về nội dung, tương ứng với 6 buổi giảng, bộ môn chọn giảng 6trong số các hợp đồng: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng nhượng quyềnthương mại, hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng trong xây dựng, hợpđồng thương mại điện tử, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn, hợp đồng

vận chuyển hàng hoá, hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

Sau 5 khoá học, quá trình dạy và học gặp một số thuận lợi và khó khănnhư sau:

- Học sinh tiếp nhận việc học với thái độ tích cực và mong muốn tìm hiểu

chuyên sâu về các hợp đồng có tính mới trong lĩnh vực thương mại;

- Cơ cấu về nội dung chương trình chưa thống nhất, việc chọn giảng hợpđồng nào đôi khi phụ thuộc vào người giảng (có người giảng được thì xếp gid);

- Nội dung giảng dạy do giáo viên chủ động nghiên cứu và truyền bá sảnphẩm nghiên cứu của mình đến sinh viên;

- Khó khăn về học liệu dẫn đến tình trạng “học chay” của sinh viên;

- Phương pháp thuyết trình được áp dụng phổ biến và 30 tiết đều chủ yếu

giảng về lý thuyết

Để kiểm nghiệm thêm về thực trạng này, nhóm nghiên cứu cũng đã tiếnhành khảo sát, lấy ý kiến người học là sinh viên Khoá 30, Khoa Pháp luậtkinh tế

Những khó khăn và thuận lợi của thực tiễn giảng dạy được phân tích trên

đây là lý do để thực hiện đề tài "Xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy

học phần các hợp đồng trong thương mai"

Chương trình giảng dạy về hợp đồng thương mại ở các cơ sở đào tạo cửnhân luật cũng bộc lộ một số điểm khác biệt.

Tại Khoa Luật - Đại học Cần Thơ, chương trình đào tạo theo học chế tínchỉ được áp dụng từ năm 2006 Ngoài các môn học cơ bản (có nội dung liênquan đến hợp đồng) được thiết kế tương tự Đại học Luật Hà Nội như môn học

Luật Dân sự, Luật Thương mại, Khoa Luật Đại học Cần Thơ có giảng dạy bổsung 2 môn là Luật Hợp đồng thông dung (20 tiết, tương đương | tín chi) và

Trang 12

môn Kỹ nang đàm phán hợp đồng (1 tín chi) mà không có môn học hay

chuyên đề riêng về các hợp đồng trong thương mai’

Tai Đại học Luật Thanh phố Hồ Chí Minh, môn học Luật hợp đồng vàmôn Kỹ năng đàm phán hợp đồng kinh tế và hoạt động tư vấn pháp luật được

đưa vào chương trình đào tạo cử nhân luật, sau khi học sinh học xong học

phần 2 môn Luật thương mại có nội dung là "Pháp luật về thương mại hàng

hoá và thương mại dich vu" Ÿ

Tại Khoa Luật - Đại học Huế, chương trình giảng dạy về hợp đồng đượcthiết kế trong nội dung của môn học Luật Dân sự, Luật Kinh tế và mộtchuyên đề chuyên sâu "Pháp luật về hợp đồng” (30 tiết) Việc giảng dạy vềhợp đồng trong thương mại chủ yếu được thực hiện trong khuôn khổ mônhọc Luật kinh tế với thời lượng khoảng 45 tiết Nội dung giảng dạy học phần

về hợp đồng trong thương mại là các hợp đồng theo quy định của LuậtThuong mai’.

Tai Khoa Luật - Dai hoc Quốc gia Hà Nội, sinh viên chuyên ngành LuậtKinh doanh thương mại sẽ được lựa chọn các chuyên ngành chuyên sâu sau

khi đã học xong Luật Thương mại ở chương trình cơ bản Chương trình

chuyên sâu được chia thành 4 chuyên ngành: Luật kinh tế — lao động, Luật tổ

chức kinh doanh, Luật hợp đồng và Luật tài chính — ngân hàng; trong đó

chuyên ngành Luật hợp đồng cũng giảng dạy về những hợp đồng phổ biến và

thông dụng như: hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng thuêmua tài chính, luật hợp đồng so sánh, hợp đồng đại lý và hợp đồng vận tải với

tổng số 12 đơn vị học trình tương ứng với 180 tiết học

Như vậy, dù với hình thức và nội dung không giống nhau, các cơ sở đào

tạo Luật trong cả nước đều có đưa vào chương trình giảng dạy một số nộidung về hợp đồng trong hoạt động thương mại

Su tương đồng và khác biệt trong chương trình đào tạo ở các cơ sở đào

tạo luật cho thấy:

' http://wxw ctu.edu.vn

? http://wvw.hemlu.edu.vn

* Nguồn: Bộ môn Luật Kinh tế - Khoa luật - Đại học Huế

Trang 13

(i) Việc giảng dạy về luật hợp đồng và hợp đồng trong thương mai là mộttrong những nội dung cơ bản của chương trình đào tạo đại học chuyên ngành luật;(1) Tại mỗi cơ sở đào tạo, việc phân bố nội dung giảng dạy về hợp đồng

ở mỗi môn học có sự khác nhau;

(11) Việc xây dựng nội dung chương trình giảng dạy về hợp đồng (ở mỗi

cơ sở đào tạo) phải phụ thuộc vào cơ cấu tổng thể của chương trình và sự phân

bổ nội dung giảng dạy giữa các môn học liên quan

8.2 Nội dung chương trình hoc phan "Một số hop đồng trong lĩnhvực thương mại”

Nhiệm vụ của học phần Một số hợp đồng trong thương mại là giảng dạy

về một số hợp đồng cụ thể Có nhiều loại hợp đồng được thiết lập trong hoạt

động thương mại nhưng thời lượng dành cho môn học lại có hạn, do đó, nộidung chương trình học phần nên được xây dựng như sau:

- Mỗi buổi học về 1 loại hợp đồng là phù hợp Như vậy, tương ứng với 6

buổi học chọn 6 hợp đồng để đưa vào chương trình giảng dạy

- Tiêu chí để chọn 6 hợp đồng đưa vào giảng dạy là: Hợp đồng đó phải có

tính mới, tính phổ biến, tính điển hình Nếu viết thành giáo trình hoặc tập bài

giảng, số lượng bài viết về các loại hợp đồng không nhất thiết giới hạn trong 6bài về 6 loại hợp đồng mà có thể nhiều hơn, để vừa đáp ứng mục tiêu tự học

của sinh viên, vừa thuận lợi trong việc bộ môn sẽ chọn giảng những nội dungphù hợp ở mỗi thời điểm và theo nhu cầu của người học Các chuyênđề nghiêncứu cũng triển khai theo hướng này và không gò ép trong khuôn khổ số lượngbài và nội dung cụ thể sẽ giảng trên lớp Trên cơ sở các nguyên tắc này, trong

khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Ban chủ nhiệm đề tài vàcác cộng tác viên xây dựng nội dung giảng dạy học phần với 7 chuyên đề về

các hợp đồng:

e Hợp đồng mua bán doanh nghiệp

e Hợp đồng mua bán hang hoá qua sở giao dịch

e Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Trang 14

e Hợp đồng tham gia bán hang đa cấp

e Hợp đồng hợp tác kinh doanh

e Hợp đồng thành lập công ty

e Hợp đồng thương mại điện tử

Bài 1: Hợp đông mua bán doanh nghiệp

Pháp luật hiện hành cho phép nhận diện mua bán doanh nghiệp là sựthoả thuận giữa bên mua và bên bán về việc chuyển giao quyền sở hữu có thutiền đối với một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp Tuy vậy, cũng có quan điểm

cho rằng mua bán doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa là chuyển giao toàn bộ doanhnghiệp cho chủ sở hữu khác Trong bối cảnh pháp luật hiện hành còn rất thiếuquy định về vấn đề này, khoa học pháp lý cũng còn tồn tại những ý kiến khácnhau về nhận diện mua bán doanh nghiệp, bài giảng về hợp đồng mua bándoanh nghiệp nên có các nội dung chính là: Giới thiệu tổng quan về mua bán doanh nghiệp (tư liệu để sinh viên tự đọc); Đặc điểm về chủ thể, nội dung, hìnhthức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp; Một số điều khoản đặc thù của hợp

đồng mua bán doanh nghiệp như điều khoản về đối tượng của hợp đồng, xác

định trị hợp đồng, giao nhận doanh nghiệp, quyền sử dụng và khai thác giá trị

tài sản hữu hình, vô hình của doanh nghiệp, chuyển giao quyền và nghĩa vụ

Bài 2: Hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hóa

Mua bán hàng hoá qua sở giao dịch mới được quy định trong pháp luậtViệt Nam với hai loại hợp đồng là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.Thực tiễn hoạt động thương mại đã hình thành hai loại hợp đồng này mặc dùchưa có Sỏ Giao dịch hàng hoá nào (với đúng nghĩa của nó) được thành lập ởViệt Nam Trong bối cảnh này, nội dung bài giảng nên tập trung làm rõ các

vấn đề: Giới thiệu tổng quan về thị trường hàng hoá giao sau và Sở Giao dịch

hàng hoá(tư liệu để sinh viên tự đọc), khái niệm và đặc điểm của hợp đồng kỳ

hạn và hợp đồng quyền chọn, phân biệt hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng mua

bán hàng hoá thông thường, "tính tiêu chuẩn hoá" của các diéu khoản hợp

đồng mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch, đặc trưng về giao kết và thực hiện

hợp đồng mua bán hàng hoá hàng hoá qua sở giao dịch

Trang 15

Bài 3: Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại được quy định trong Luật Thương mại

năm 2005 Quan hệ thương mại này đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam

Bài giảng về hợp đồng nhượng quyền thương mại nên bao gồm các nội dung:Giới thiệu tổng quan hệ nhượng quyền thương mại (tư liệu để sinh viên tự

đọc); khái niệm, đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại, giao kết

và thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại; quyền và nghĩa vụ của cácbên trong quan hệ nhượng quyền thương mại liên quan đến vấn đề bảo vệquyền lợi của bên nhận quyền và bên nhượng quyền

Bài 4: Hợp đồng tham gia bán hàng da cấp

Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng trực tiếp theo đódoanh nghiệp bán hàng hoá thông qua mạng lưới những người tham gia ởnhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau, trong đó người tham gia sẽ nhận đượctiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bànhàng hoá của mình và của người tham gia khác do mình tổ chức ra và

được doanh nghiệp chấp thuận Bài này không giảng về quan hệ mua bán

hàng hoá trực tiếp mà giới thiệu với người học một quan hệ thương mạiphức tạp khác, dễ hàm chứa yếu tố rủi ro và gian lận thương mại, đó làquan hệ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp Bài giảng tập trung giới

thiệu tổng quan về bán hàng đa cấp và pháp luật điều chỉnh quan hệ bán

hàng đa cấp (tư liệu để sinh viên tự đọc), đặc điểm của hợp đồng tham

gia bán hàng đa cấp, vấn đề ký kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng tham

gia bán hàng đa cấp, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tham

gia bán hàng đa cấp

Bài 5: Hợp đồng hop tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng chưa được nghiên cứu

nhiều trong cả hai môn học Luật thương mại và Luật đầu tư, đặc biệt là từ khikhông có bài giảng riêng về đầu tư nước ngoài Trong khi đó, hợp tác kinh

doanh thông qua hợp đồng là quan hệ thương mại diễn ra khá phổ biến đối với

cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Xuất phát từ lý do này, việc đưa

vào giảng dạy về hợp đồng hợp tác kinh doanh là cần thiết Nội dung cơ bản

Trang 16

của bài giảng này bao gồm: Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinhdoanh, chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh, các nội dung chủ yếu của

"hợp đồng thành lập công ti" nhưng đã có quy định điều chỉnh sự thoả thuận

thành lập công ti, đã có quy định về hợp đồng liên doanh đối với dự án đầu tư

nước ngoài, bài giảng về hợp đồng thành lập công ti nên được triển khai vớihai phần chính là: I Khái quát về thoả thuận thành lập công ti trong pháp luật

Việt Nam và một số nước trên thế giới (tư liệu cho sinh viên tự nghiên cứu) và

II Các nội dung pháp lý về hợp đồng thành lập công ti Phần về hợp đồngthành lập công ti tập trung giới thiệu các nội dung: Khái niệm, đặc điểm củahợp đồng thành lập công ti, những điều khoản cơ bản của hợp đồng thành lậpcông ti, một số nội dung cần lưu ý trong giao kết và thực hiện hợp đồng thành

lập công 1.

Bài 7: Hợp đồng thương mại điện tử

Hợp đồng thương mại điện tử không phản ánh một quan hệ thương

mại mới trong nền kinh tế mà phản ánh một phương thức đàm phán và giaokết hợp đồng mới, hiện đại, thông qua các phương tiện điện tử Trong thờiđại công nghệ thông tin phát triển sâu rộng như hiện nay, hợp đồng thương mại ký kết thông qua các phương tiện điện tử có ưu điểm là sự nhanhchóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí nhưng cũng hàm chứa nhiều nguy cơrủi ro do thiếu hiểu biết của người ký hợp đồng, do thiếu cơ sở pháp lý cầnthiết Diy là lý do đưa vào chương trình giảng dạy hợp đồng này với cácnội dung Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử, nguyên tắc giao kết

và thực hén hợp đồng thương mại điện tử, các yếu tố kỹ thuật và pháp lý cóliên quan đến quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử

Trang 17

8.3 Phương pháp giảng dạy cần thiết thực hiện đối với chuyên đề

"Một số học phân trong lĩnh vực thương mại"

Nhóm nghiên cứu đã phân tích rõ hạn chế của việc chỉ áp dụng phương

pháp thuyết trình khi giảng dạy về hợp đồng trong thương mại Khi áp dụngđào tạo theo học chế tín chỉ, nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau cầnđược khai thác và áp dụng phù hợp với lịch trình giảng dạy như thuyết trình,

seminar, sử dụng tình huống, bài tập cá nhân, bài tập nhóm, tư vấn Lịch

trình giảng dạy mà nhóm nghiên cứu đề xuất đã phản ánh cơ bản các phươngpháp giảng dạy đa dạng được áp cho chuyên đề này

8.4 Một số kiến nghị cụ thể:

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn giảng dạy, nhóm nghiên cứu đã đềxuất 5 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy học phầnMột số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, bao gồm: (i) Các kiến nghị vềchương trình đào tao, (ii) Kiến nghị về phương án thiết kế lịch trình giảng dạy(cho một tuần giảng chuyên dé theo học chế tín chi), (iii) Kiến nghị về nộidung chương trình giảng dạy chuyên đề "Một số hợp đồng trong thương mại,

(iv) Kiến nghị về học liệu và giáo cu, (v) nhóm kiến nghị về phương phápgiảng dạy

Đặc biệt, các giải pháp này đều hướng tới việc chuyển từ hình thức đàotạo theo niên chế sang học chế tín chỉ Cụ thể như sau:

8.4.1 Kiến nghị về chương trình đào tạo (phần có liên quan đến hợp

đồng trong thương mại):

Theo Chương trình đào tạo đại học của Trường Đại học Luật Hà Nội (banhành theo Quyết định số 709/DT ngày 4/6/2003 của Hiệu trưởng Trường Daihọc Luật Hà Nội, học phần "Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”

được thiết kế tương ứng với 2 đơn vị học trình, thuộc khối kiến thức bắt buộc

của sinh viên chuyên ngành Luật kinh tế Thời lượng cho học phần này là 30tiết, gồm 15 tiết lý thuyết và 15 tiết thực hành Quá trình áp dụng đã chứngminh được vai trò, ý nghĩa và tính cần thiết của việc giảng dạy chuyên sâu về

Trang 18

hop ding trong thương mai, song cũng bộc lộ một số bất cập (xét từ góc độ cơ

cấu cluong trình đào tạo), đó là:

- Việc phân bổ thành 15 tiết lý thuyết và 15 tiết thực hành là không phùhợp với mục đích của học phần là cung cấp kiến thức chuyên sâu về một số

hop ding có tính mới, tính phổ biến chứ không phải là nâng cao kỹ năng thựchành cho sinh viên (nhiệm vụ năng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên

thuộc môn học Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại);

- Việc thiết kế học phần hợp đồng trong thương mại thuộc khối kiến thức

bat buộc dành riêng cho sinh viên chuyên ngành luật kinh tế là chưa phù hợpvới nhu cầu của người học (sinh viên các khoa khác đều có nguyện vọng

muốn hiểu biết thêm về các hợp đồng thương mại cụ thể để hoàn chỉnh kiến

thức) Mặt khác, khi xây dung Dé cương môn học Luật thương mại (modul 2),

bộ mor cũng đã căn cứ vào nội dung giảng dạy Học phần các hợp đồng trong

thương mại để loại ra khỏi nội dung môn học Luật thương mại một số nội

dung mà sau này sẽ giảng chuyên sâu trong phần chuyên đề

Khi chuyển sang học chế tín chỉ, học phần "Một số hợp đồng trong

thương mai" sẽ được giảng day theo chuyên đề, nhóm tác giả kiến nghị haivấn đề liên quan đến chương trình đào tạo chuyên đề này như sau:

Mật là: Chuyên đề "Một số hợp đồng trong thương mai" sẽ tương ứng vớimột (1 tín chỉ

Vì mặt cơ học, 30 tiết của niên chế có thể quy đổi thành 2 tín chỉ Tuy

nhiên, shi hợp với việc đã thiết kế lại môn Luật Thuong mại thành 2 modul,

tương tng với 6 tín chỉ, tác giả thấy chuyên đề các hợp đồng trong thương mại

quy đổ thành 1 tín chỉ và giảng day trong 1 tuần là phù hợp và đủ để sắp xếpnội durg và phương pháp giảng dạy cũng như nguồn nhân lực của bộ môn

Hii là: Xuất phát từ ban chất của đào tao tín chỉ là sinh viên được chonmôn hoc, chọn người dạy , tác giả chuyên đề kiến nghị xếp chuyên đề này

thuộc sham vi lựa chon của tất cả sinh viên các khoa Điều này cũng phù

hợp vé thực tế: Van bằng tốt nghiệp cử nhân luật không ghi chuyên ngành

đào tạc.

Trang 19

8.4.2 Đề xuất phương án thiết kế lịch trình giảng day:

| Hình thức tổ chức day học ,

Thứ | VD Tư | Tư Tong

LT |Smmz|LVN| | _ /Khac KTDG sé

| NC |lvấn

2112| 0| Jai} Giao bài tập HK

3 121 2 0 | | Giao BT cá nhân tuần

Vấn dé I1 là: Hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Vấn đề 2 là: Hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá

Vấn đề 3 là: Hợp đồng thương mại điện tử

Vấn đề 4 là: Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Vấn đề 5 là: Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

Vấn đề 6 là: Hợp đồng hợp tác kinh doanh / hoặc hợp đồng thành lập

công ty

8.4.3 Kiến nghị về nội dung chương trình giảng dạy

Chuyển sang học chế tín chỉ, nội dung chương trình giảng dạy của họcphần này vẫn tiếp tục thực hiện sứ mệnh quan trọng là giảng dạy bổ sung và

chuyên sâu về một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại Tuy nhiên, tương

ứng với một tuần giảng chuyên đề như đã đề xuất trên đây, nội dung chương

trình sẽ giảng dạy 6 loại hợp đồng là:

+ Hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Trang 20

+ Hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá

+ Hợp đồng thương mại điện tử

+ Hợp đồng nhượng quyền thương mại

+ Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh/hoặc hợp đồng thành lập công ty

Ở một số cơ sở đào tao, Pháp luật về thương mại điện tử được tách thành

một chuyên đề riêng (tương ứng 1 tín chỉ) Đại học Luật Ha Nội hiện tại

không có chuyên đề riêng về nội dung này, trong khi đó việc cập nhật kiếnthức pháp luật về thương mại điện tử là rất cần thiết, đo vậy, có thể đưa "Hợpđồng thương mại điện tử" thành một nội dung của chuyên đề về hợp đồng

trong thương mại Tuy nhiên, về bản chất, hợp đồng thương mại điện tử khôngphan ánh nội dung một quan hệ kinh tế mới mà chi phản ánh một phương thứcgiao kết hợp đồng hiện đại thông qua các phương tiện điện tử Chính vì vậy,

có thể thay thế "hợp đồng thương mại điện tử" bằng một loại hợp đồng khác.Xét về tổng thể cơ cấu chương trình đào tạo cử nhân luật, sự thay thế này sẽ

rất phù hợp nếu như chuyên đề "Pháp luật về thương mại điện tử" được tách

độc lập và bổ sung vào chương trình đào tạo (có thể thuộc khối kiến thức tựchọn) Bên cạnh đó, việc có đưa hợp đồng hợp tác kinh doanh vào chươngtrình của chuyên đề Một số hợp đồng trong thương mại hay không phụ thuộcvào việc chương trình Luật đầu tư đã giảng dạy ở mức độ nào về hợp đồng này

để tránF sự trùng lặp không cần thiết Bộ môn Luật Thương mại đã chọn hopđồng hcp tác kinh doanh cho các khoá trước đây, song từ năm 2008, khi giáotrình Luật Đầu tư của trường Đại học Luật Hà Nội đã bổ sung chương 4 về

"Đầu tu trực tiếp theo hợp đồng” thì phần chuyên đề về hợp đồng thương mại

không rên giảng về loại hợp đồng này nữa mà nên thay thế bằng Hợp đồng

thành lậo công ty.

Về nội dung chi tiết từng bài: Do tính mới của hầu hết các hợp đồng này,trước kh học về từng loại hợp đồng, việc giới thiệu tổng quan về quan hệ kinh

tế / hiện tượng kinh tế có liên quan là cần thiết Tuy nhiên, trong nội dungnày, giá› viên sẽ chọn những nội dung cần thiết để giảng dạy trên lớp, còn lại

Trang 21

sẽ hướng dan sinh viên tự học Ví dụ: Bài Hợp đồng mua bán doanh nghiệp có

thể gồm 2 phần chính: I Khái quát về mua bán doanh nghiệp (tự đọc) và II.Hợp đồng mua bán doanh nghiệp (giảng trên lớp)

Trong mỗi hợp đồng, những nội dung chính cần giới thiệu bao gồm: đặc

điểm nhận diện, chủ thể của hợp đồng, những quyền và nghĩa vụ đặc thù củatừng hợp đồng Khi chuyển sang đào tạo tín chỉ, dé cương môn hoc cần quy

ước rõ những nội dung cần giảng trong giờ lý thuyết, giờ xemina, giờ tự học (kèm theo đó là những tài liệu cần đọc) Tuy nhiên, phương pháp triển khainhững nội dung này phụ thuộc vào sự sáng tạo của mỗi giáo viên, không gò

bó, khuôn mẫu

8.4.4 Kiến nghị về học liệu và giáo cụ:

Hiện tại học sinh phải nghiên cứu học phan/chuyén dé này trong tìnhtrạng học chay, không có giáo trình Tài liệu nghiên cứu tổng thể, chuyên sâu

về các hợp đồng này cũng hầu như không có Do vậy, nhận thức của học sinh

phụ thuộc rất nhiều vào bài thuyết trình trên lớp của giáo viên Tình trạng nàycàng cần thiết phải khắc phục khi áp dụng học chế tín chỉ vì hình thức đào tạonày đòi hỏi nhiều hơn ở quá trình tự học của sinh viên Xuất phát từ thực trạng

đó, tác giả chuyên đề cần thiết phải có sự chuẩn bị về học liệu cho người học,trước mắt bao gồm:

- Nên triển khai viết giáo trình hoặc tập bài giảng về "Một số hợp đồngtrong thương mại" Xuất phát từ nhu cầu về học liệu cho sinh viên đồng thời

đảm bảo phù hợp với các phương pháp giảng dạy đa dạng được sử dụng khichuyểr sang học chế tín chỉ, các tài liệu này có thể viết nhiều hơn và rộng hơn

các nộ: dung cần giảng trên lớp, phục vụ cho quá trình tự học của sinh viên

- Giảng viên đầu tư viết bài, sách nghiên cứu chuyên sâu về từng loại hợp đéng;

- Giáo cụ cần chuẩn bi không chỉ là giáo án (giáo án truyền thống và giáo

án điện tử), giáo viên nên sưu tầm các hợp đồng đã ký trong thực tiễn hoạt

động tương mai và sử dụng trong gid giảng

84.5 Kiến nghị về phương pháp giảng dạy:- —-——

Trang 22

-—-—-Phù hợp với lịch trình giảng dạy được đề xuất ở phần 2, các phương pháp

giảng dạy được áp dụng phải bao gồm:

- Phương pháp thuyết trình: Phương pháp này được sử dụng chủ yếutrong gid lý thuyết:

- Thao luận (theo nhóm nhỏ): Nội dung thảo luận do giáo viên giaotrước, có thể là thảo luận về chính bài tập cá nhân hay bài tập nhóm đã giao.Cách thức này có tác dụng buộc sinh viên phải tự học, tự làm bai tập trước gidthảo luận Ví dụ:

Hình thức tổ chức dạy học

Thứ |VĐ Tul Tu TỒN

LT | Saninr|LVN} “| |Khác KTDG soNClvấn

2 1 2 0 i Giao bai tap HK

3 1212 0 | Giao BT cá nhân tuần

4 13 2 2 Giao BT nhóm

Theo lịch trình này, ngày thứ 2 có 2 giờ lý thuyết, không có giờ thảo luận

nhưng sẽ giao bai tập lớn va | giờ tự nghiên cứu Ngày thứ 3 có 2 giờ lý thuyết

và 1 giờ tự nghiên cứu Ngày thứ 4 có có 2 giờ lý thuyết, 2 giờ thảo luận Nội

dung giờ thảo luận là trao đổi về các vấn để đã xác định trước cho giờ tựnghiên cứu mà sinh viên phải chuẩn bị

- Sử dụng tình huống: Tuỳ thuộc vào giáo viên, tình huống có thể được sử

dụng linh hoạt trên lớp hoặc giao bài tập ở nhà (bài tập cá nhân, bài tập

nhóm) Tuy nhiên, dù với hình thức nào, việc trao đổi về tình huống giữa sinhviên với nhau, giữa sinh viên với giáo viên cũng rất cần được thực hiện

- Hỏi - đáp, tư vấn: Đây là hình thức cần được khuyến khích áp dụng để

nâng cao chất lượng tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ.Tuy nhiên triển khai theo cách thức nào là một vấn đề cần được nhà trường

xem xét và bố trí phù hợp để việc áp dụng nó hiệu quả và khả thi.

Trang 23

NOI DUNG NGHIÊN CỨU CUA ĐỀ TÀI

Trang 24

PHẦN THỨ NHẤT

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIẢNG DẠY HỌC PHẦN

“MỘT SỐ HỢP DONG TRONG LĨNH VUC THƯƠNG MẠI? TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Chuyên dé 1

THUC TIEN PHAP LUAT VIET NAM VE HOP DONG TRONG

THUONG MAI VA YEU CAU CUA VIEC GIANG DAY

HOP DONG TRONG THUONG MAI

TS Đồng Ngoc Ba - Bộ Tư Pháp

I THỰC TIEN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MAI

1 Quan niệm về hợp đồng (nói chung) và hợp đồng thương mại trong

pháp luật Việt Nam

Hợp đồng có bản chất là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí nhằm xác lập,thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong

xã hội Hợp đồng là căn cứ pháp lý phổ biến làm phát sinh các quyền và nghĩa

vụ dân sự (hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm cả các quyền và nghĩa vụ hình thànhtrong quan hệ thương mại, đầu tư, lao động v.v ) Trong điều kiện kinh tế thị

trường, quan hệ kinh tế chủ yếu được xác lập và thực hiện thông qua hình thứcpháp lý là hợp đồng; giao kết và thực hiện các hợp đồng là cách thức cơ bản

để thực hiện hiệu quả các hoạt động kinh tế

Ở Việt Nam, khoa học pháp lý và pháp luật thực định đã sử dụng nhiều

khái niệm pháp lý để chỉ hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh như: hợp đồng kinh doanh, hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mai Pháp luật hiện hành không đưa ra định nghĩa về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, đầu tư mà chỉ

quy định khái niệm chung về hợp đồng dân sự Theo Điều 388 Bộ luật Dân sựnăm 2005, hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thayđổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Với phạm vi áp dụng của Bộ luật

* Xem: Bản Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh kèm theo Nghị định 735/TTg ngày 10/4/1957

š Xem: Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngaỳ 25/9/1989

Trang 25

Dân sự nam 2005 (Khoản 1 Điều 1), các quy định về hợp đồng dân sự được ápdụng cho hợp đồng nói chung (trong các lĩnh vực dân sự, lao động, thươngmại và đầu tư kinh doanh) Quyền và nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng dân sự

được hiểu bao gồm cả các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ kinh

doanh, thương mại Khái niệm hợp đồng dân sự trong Bộ luật dân sự đượcxem là khái niệm chung về hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng trong lĩnh vựcthương mại, đầu tư kinh doanh

Về lý luận, hợp đồng trong thương mại và đầu tư (gọi chung là hợp đồngtrong kinh doanh) là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự Tuy nhiên, hợpđồng trong kinh doanh có những đặc điểm riêng nhất định, khác với nhữnghợp đồng dân sự thông thường theo cách hiểu truyền thống Có thể xem xét

hợp đồng kinh doanh trong mối liên hệ với hợp đồng dân sự theo nguyên lýcủa mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Từ cách tiếp cận này, những vấn

đề cơ bản về hợp đồng kinh doanh như: giao kết hợp đồng, nguyên tắc và cácbiện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng

vô hiệu được điều chỉnh bởi pháp luật không có sự khác biệt với các hợpđồng dân sự thông thường Song, xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu của hoạt

động kinh doanh, một số vấn đề về hợp đồng kinh doanh được quy định trong

các lĩnh vực kinh doanh cụ thể, có tính chất là sự phát triển tiếp tục những quyđịnh của dân luật truyền thống về hợp đồng (như chủ thể, hình thức, quyền và

nghĩa vụ của các bên, chế tài và giải quyết tranh chấp hợp đồng )

Theo quy định hiện hành, có thể nhận diện hợp đồng trong thương mại vàđầu tư (hợp đồng kinh doanh) theo một số tiêu chí pháp lý chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, về chủ thể, hợp đồng kinh doanh được thiết lập chủ yếu giữacác chủ thể kinh doanh (thương nhân) Theo quy định của Luật Thương mại(2005), thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cánhân hoạt động kinh doanh một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký

kinh doanh” Có những quan hệ hợp đồng trong kinh doanh đòi hỏi các bênđều phải là thương nhân (hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng đại lý

° Với quy định của pháp luật hiện hành, khái niệm chủ thể kinh doanh đồng nghĩa với khái niệm thương nhân

theo Luật Thương mại năm 2005.

Trang 26

thương nại, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại ); bên cạnh đó cónhững hep đồng kinh doanh chỉ đòi hỏi ít nhất một bên là thương nhân (hop

đồng ủy hác mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ bán đấu giá hàng hóa, hợp

đồng mô giới thương mại, hợp đồng dịch vụ xây dựng, hợp đồng bảo hiểm )

Thú hai, về hình thức, hợp đồng kinh doanh được thiết lập theo cách thức

mà hai bèn thỏa thuận, có thể được thể hiện bằng hình thức lời nói, bằng vănbản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết Trong một số trường hợp,pháp lua bắt buộc các bên phải thiết lập hợp đồng bằng hình thức văn bản(Hợp đồrg mua bán hàng hoá quốc tế, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảngcáo, hội cho, triển lãm thương mai, hợp đồng tín dụng ) Luật Thương mainăm 2005 cho phép các bên hợp đồng có thể thay thế hình thức văn bản bằng

các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản (bao gồm điện báo,telex, fax, thông điệp dữ liệu?)

Thứ ba, mục đích phổ biến của các bên trong hợp đồng kinh doanh là

lợi nhuận Mục đích lợi nhuận là đặc trưng của các giao dịch kinh doanh

do các bên của hợp đồng đều nhằm thu được lợi nhuận từ việc thực hiện

hợp đồng Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, một bên của hợp đồng trong

kinh doanh không có mục đích lợi nhuận Những hợp đồng này, về nguyêntắc không đương nhiên chịu sự điều chỉnh bởi những quy định riêng của

pháp luật kinh doanh Theo Luật Thương mại năm 2005, đối với những

hợp đồng giữa thương nhân với chủ thể không phải là thương nhân vàkhông nhằn mục đích lợi nhuận, việc có áp dụng Luật thương mại để điềuchỉnh quan hệ hợp đồng này hay không do bên không có mục đích lợi

nhuận quyšt định”

Dựa vào các tiêu chí khác nhau, hợp đồng có thể được phân chia thành

các loại khíc nhau Việc phân loại hợp đồng nhằm mục đích xác định cơ chếđiều chính phù hợp với tính chất của từng loại hợp đồng, nâng cao hiệu quảđiều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng Theo pháp luật hiện hành, hợp đồng

được phân oại theo những tiêu chí chủ yếu sau đây '°:

* Khoản 15 Điểt 3 Luật thương mại (2005)

? Khoản 3 Diéul Luật Thương mai (2005)

" Điều 406 Bộ uat dân sự (2005)

Trang 27

* Can cứ vào mức độ tương xứng về quyền và nghĩa vụ giữa các bẻn, hợpđồng nói chung được phân chia thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ.Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau; các

bên đồng thời là người có nghĩa vụ và có quyền Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng

mà chỉ một bên có nghĩa vụ

* Căn cứ vào sự phụ thuộc lân nhau về hiệu lực giữa các quan hệ hop đồng,

hợp đồng được phân chia thành hợp đồng chính và hợp đồng phụ Hợp đồngchính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ Hợpđồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính;

* Căn cứ vào chủ thể được hưởng lợi từ hợp đông, hợp đồng được phân chia

thành: hợp đồng vì lợi ích của các bên trong hợp đồng và hợp đồng vì lợi ích củangười thứ ba Ở hợp đồng vì lợi ích của các bên trong hợp đồng, việc thực hiện

nghĩa vụ của một bên nhằm mang lại lợi ích (đảm bảo quyền) của bên kia trong

quan hệ hợp đồng Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên

giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi

ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó;

* Căn cứ vào nội dung của mối quan hệ kinh tế, hợp đồng được chia

thành các chủng loại khác nhau, cụ thể như:

- Hợp đồng mua bán hàng hóa

- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa

- Hợp đồng nhượng quyền thương mại

- Hợp đồng trong trung gian thương mại: đại diện cho thương nhân, môigiới kinh doanh, đại lý, ủy thác mua bán hàng hóa

- Hợp đồng dịch vụ trong xúc tiến thương mại: hợp đồng dịch vụ quảngcáo; hợp đồng dịch vụ trưng bày giới thiệu sản phẩm hàng hóa

- Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm

- Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh

Trang 28

2 Điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

a Giai đoạn song hành hợp đồng kinh tế và hợp đông dân sự

Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh ở Việt Nam đã có quá trình phát

triển qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm khác nhau về điều kiện kinh tế,

xã hội Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Việt Nam thừa nhận hai

lĩnh vục độc lập là kinh tế và dân sự Trong điều kiện nhà nước là chủ sở hữu

duy nkat với đa số các tư liệu sản xuất chủ yếu, nhà nước thành lập các tổchức kinh tế để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và lãnh đạo,

quản l7 các hoạt động sản xuất kinh doanh đó, hợp đồng kinh tế hình thànhgiữa các đơn vị kinh tế XHCN với nhau và với các bên liên quan đều nhằm

thực hén kế hoạch do nhà nước giao Bên cạnh yếu tố tài sản, yếu tố tổ chức

kế hoạ:h không thể thiếu ở các hợp đồng này

Thuật ngữ “hợp đồng kinh tế” bắt đầu được sử dụng trong nền kinh tế kế

hoạch 104 tập trung (từ những năm 1960), với đặc điểm các bên tham giaquan hé hợp đồng là các đơn vị kinh tế cơ sở, các tổ chức xã hội chủ nghĩa và

việc ký kết hợp đồng là nhằm thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước Chỉ

tiêu kế hoạch nhà nước là yếu tố hạn chế đáng kể tính chất tự do, bình đẳng,

thoả thian của các bên tham gia quan hệ hợp đồng Điều chỉnh các quan hệhợp đồng này, Nhà nước ta đã ban hành Nghị định 04/TTg (ngày 4/1/1960)kèm theo bản Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế, Nghị định 54/CP

ngày 1)/3/1975 kèm theo bản Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế Ngoài ra,

còn có sự ra đời của nhiều văn bản quy định về từng chủng loại hợp đồng kinh

tế cụ thé trong các lĩnh vực: ngoại thương, xây dung cơ bản, vận chuyển hànghóa “hoi kỳ nay, hợp đồng kinh tế là một công cụ pháp lý chủ yếu của nhà

nước đ quản lý nền kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa Hợp đồng kinh tếcũng được coi là một công cụ hữu hiệu trong xây dựng, thực hiện và đánh giáviệc hcan thành hay không hoàn thành kế hoạch Nhà nước quy định chặt chẽ

hầu hê nội dung chủ yếu của hợp đồng kinh tế, buộc các bên phải chấp hành.Ben cạnh loại hợp đồng kinh tế mang tính kế hoạch, tồn tại quan hệ hợp

đồng din sự hình thành giữa các tổ chức, cá nhân không phải là đơn vị kinh tế

nhằm (4p ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng Trong khi các hợp đồng kinh tế bị

Trang 29

chi phối bởi các chỉ tiêu, kế hoạch pháp lệnh, hợp đồng dân sự được thiết lập

trên cơ sở tự do thoả thuận, thống nhất ý chí của các bên

Năm 1989, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (25/9/1989) được ban hành là

văn bản ghi nhận sự thay đổi căn bản quan niệm về hợp đồng kinh tế, theo đó,

hợp đồng kinh tế được hình thành trên cơ sở sự thoả thuận tự nguyện của các

bên; việc giao kết hợp đồng là quyền của các đơn vị kinh tế (trừ một số hợpđồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước) Song hành cùng với vănbản này, Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1991) là văn bản điều chỉnh các quan hệ

hợp đồng dân sự Cùng có bản chất là sự thoả thuận tự nguyện, bình đẳng,thống nhất ý chí, hai loại hợp đồng này được phân biệt với nhau ở chủ thể,mục đích và hình thức ký kết, cụ thể là:

(i) Về chủ thể: hợp đồng kinh tế thường được giao kết giữa các tổ chức

kinh tế có tư cách pháp nhân trong khi đó, hợp đồng dân sự thường được ký

kết giữa tổ chức, cá nhân không phải là đơn vị kinh tế;

(ii) Về mục đích: Hợp đồng kinh tế được giao kết vì mục đích kinhdoanh còn Hợp đồng dân sự được giao kết nhằm đáp ứng nhu cầu sinh

hoạt, tiêu dùng;

(iii) Về hình thức: Hợp đồng kinh tế bắt buộc phải ký bang van ban còn hợp

đồng dân sự có thể ký kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc hành vi

Việc phân biệt thành hai loại: hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự trong

pháp luật Việt Nam có nguồn gốc ảnh hưởng của khoa học pháp lý xô viết.Nhìn chung, các nước có nền kinh tế thị trường phát triển không có sự phân

biệt rạch ròi giữa hợp đồng dân sự với hợp đồng kinh tế (hay hợp đồng kinh

doanh, hợp đồng thương mại) Các nước theo truyền thống luật Common Law

như Anh, Mỹ, Úc và nhiều nước Châu Âu như Hà Lan, Thụy Sỹ, Ý khôngphân biệt giao dịch thương mại và giao dịch dân sự Hợp đồng được ký kếtgiữa các công ty hay các cá nhân đều chung nguồn điều chỉnh là các văn bảnpháp luật, án lệ, tập quán thương mại Các nước theo truyền thống luật dân sự

có sự phân biệt giao dịch thương mại và giao dịch dân sự nhưng chỉ coi hành

vi thương mại là một dạng đặc biệt của hành vi dân sự, song sự phân biệt naychỉ dẫn đến hệ quả là các giao dịch thương mại sẽ ưu trên áp dụng pháp luật

Trang 30

thương mại, trường hợp pháp luật thương mại không quy định sẽ áp dụng quyđịnh của pháp luật dân sự ''.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế, việc phân biệt hai loại hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự

trong pháp luật Việt Nam đã dẫn đến nhiều bat cập trong áp dụng pháp luật va

giải quyết tranh chấp kinh tế Nhiều hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệpnhưng lại bị coi là hợp đồng dân sự do các doanh nghiệp không có tư cáchpháp nhân là sự phi lý nổi bật, minh chứng cho những bất cập này (ví dụ hợp

đồng ký giữa hai doanh nghiệp tư nhân với nhau trong khi tiến hành các hoạtđộng kinh doanh).

b Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ hợp đồng trong thương mại

Ở Việt Nam, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và trong bối cảnh hội

nhập, ngày 14/6/2005 Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự!” và Luật Thương

mại!? Theo Nghị quyết của Quốc hội số 45/2005/QH11 ngày 14 /6/2005 về

việc thi hành Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế hết hiệu lực thi hành

kể từ ngày 01/01/2006 Bộ luật Dân sự (2005) và Luật Thương mại (2005) ra

đời đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật về hợp đồng và là sự thốngnhất pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam Theo pháp luật hiện hành:

(i) Bộ luật dân sự là quy định các vấn dé mang tính nguyên tắc, điềuchỉnh các quan hệ tài sản nói chung'* Các quy định về hợp đồng trong Bộ luật

Dân sự được áp dụng với mọi quan hệ hợp đồng, không phân biệt hợp đồngdân sự hay hợp đồng trong thương mại

(ii) Luật Thương mại năm 2005 là nguồn quan trọng điều chỉnh các giaodịch thương mại giữa các nhà kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan

nhằm triển khai hoạt động kinh doanh Luật Thuong mại hiện hành điều chỉnh

hoạt đóng thương mại bang các quy định về quyền và nghĩa vụ đặc trưng cua

các bên trong hoạt động thương mại (và một số ít quy định về hợp đồng) Luật

'' TS Phaa Chí Hiếu (2002), “ Mối quan hệ giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dan sự” - Đề tài Khoa học “*

Pháp luật hợp đồng kinh tế — thực trạng và hướng hoàn thiện” - Dai hoc Luật Hà Nội

'2 Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 và thay thế cho Bộ luật dân sự nam 1995 ' Luật throng mại năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005 và thay thế cho Luật thương mai nam

¡997

'* ở đây kiéng bàn đến các quan hệ phi tài sản thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự.

Trang 31

Thương mại được xây dựng trên cơ sở tiếp tục phát triển các quy định mangtính nguyên tác của Bộ luật Dân sự, cụ thể hóa các nguyên tắc này cho thíchhợp để điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong hương mại.

(11) Bên cạnh các quy định trong Bộ luật dân sự và Luật thương mại, một

số hợp đồng đặc thù trong thương mại, đầu tư còn được điều chỉnh bởi quy

định trong các luật chuyên ngành như Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinhdoanh bảo hiểm, Luật xây dựng, Luật hàng hải, Luật đầu tư, Luật hàng không

dân dụng v.v Thông thường, ngoài việc phải tuân thủ những quy định chung

về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại, mỗi loại hợp đồng cụthể còn chịu sự điều chỉnh của các luật chuyên ngành đó

(vi) Nguyên tắc áp dụng pháp luật được xác định rõ trong Luật thương

mại (2005) là: Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và phápluật có liên quan Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luậtkhác thì áp dụng quy định của luật đó Hoạt động thương mại không được quyđịnh trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của

Bộ luật dân sự'Š

Việc sử dụng Luật Dân su làm văn bản “gốc” điều chỉnh moi quan hệ hợpđồng là xu hướng phổ biến của các nước trên thế giới Ở các nước theo truyền thống thông luật (common law) như Anh, Mỹ, Úc và một số nước chịu ảnh

hưởng của truyền thống pháp luật này, thậm chí nhiều nước châu Âu như Ý,

Hà Lan, Thuy Sỹ, các văn bản pháp luật, án lệ, tập quán thương mại được áp

dụng chung cho mọi hợp đồng mà không phân biệt hợp đồng đó được ký kết

vì mục đích kinh doanh hay vì mục đích sinh hoạt, tiêu dùng Anh có Luật vềbán hàng (Sale of Goods Act) 1893 (được sửa đổi bổ sung năm 1980) quyđịnh những nghĩa vụ riêng của người bán Bộ luật Dân sự của Thuy Sỹ cónhiều quy định về mua bán thương mại '" Bộ Luật Dân sự 1942 của Ý cũng

có nhiều quy định về hợp đồng giao kết vì mục đích kinh doanh

Các nước theo truyền thống luật dân sự (civil law) có sự phân biệt hành vi

dân sự và hành vị thương mại nhưng coi hành vị thương mại là một dạng đặc

!* Điều 4 Luật thương mại (2005)

* Xem Luật nghĩa vụ 1883 của Thuy sỹ, đã sửa đổi nam 1911 Văn bản này được coi là cuốn thứ V của Bộ

Trang 32

biệt của hành vi dân sự Xuất phát từ điều này, trong pháp luật của các quốcgia theo truyền thống luật dân sự không tồn tại khái niệm hợp đồng kinhdoanh hay hợp đồng thương mai với nội hàm riêng Hệ quả của việc phân biệthành vi thương mai và hành vi dân sự chủ yếu là việc xác định nguyên tắc ápdụng pháp luật Nếu là hành vị thương mại sẽ ưu tiên áp dụng luật thương mại.

Nếu pháp luật thương mại không có quy định cụ thể thì áp dụng các quy định

của pháp luật dân sự Phù hợp với điều này, pháp luật thương mại chỉ quy định

những vấn đề mang tính đặc thù của hoạt động thương mại mà thôi

Ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi, thống nhất pháp luật điều chỉnh

quan hệ hợp đồng là quá trình diễn ra ở nhiều nước Đây là xu thế phát triểntất yếu của hệ thống pháp luật về hợp đồng bởi các hợp đồng không có sựkhác biệt về bản chất, cho dù nó được giao kết phục vụ hoạt động kinh doanhhay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng Trước đây, khoa học pháp lý xô viết tồn tạikhái niệm về hợp đồng kinh tế với nhiều quy định riêng điều chỉnh quan hệhợp đồng này nhưng đến năm 1994, Liên bang Nga đã ban hành Bộ luật dân

sự với phạm vi điều chỉnh là mọi quan hệ hợp đồng Khái niệm “hợp đồng

kinh tế” theo đó cũng không còn tồn tại nữa Trung Quốc cũng đã ban hành

Luật hợp đồng (thống nhất) vào năm 1999 áp dụng chung cho tất cả quan hệ

hợp đồng Luật hợp đồng của Trung Quốc có hiệu lực thay thế cho các vănbản trước đó, bao gồm các văn bản được ban hành để điều chỉnh riêng hợp

đồng kinh tế và hợp đồng dân sự như Luật về hợp đồng kinh tế năm 1981, sửa

đổi, bổ sung 1993, Luật về hợp đồng kinh tế đối ngoại năm 1985, Luật về hợp

đồng kỹ thuật năm 1987 và các quy định về hợp đồng dân sự trong Luật dân

sự cơ bản (1986) Thực tiễn pháp luật ở các nước trên cho thấy, sự phát triển

của pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam đã và đang diễn ra theo xu hướng phùhợp với shap luật của nhiều nước trên thế giới

Il YÊU CAU CUA VIỆC GIẢNG DAY HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MAI

TRONG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT

Nền tảng lý luận về hợp đồng trong thương mại đã đặt ra những yêu cầu cơbản của việc giảng dạy pháp luật về hợp đồng nói chung và pháp luật về hợp

Trang 33

đồng trong thrơng mại nói riêng đối với sinh viên chuyên ngành luật, đó là cácyêu cầu:

- Hiểu bết kiến thức chung về hợp đồng

- Hiểu khiết kiến thức riêng về hợp đồng trong từng lĩnh vực cụ thể, đặc

biệt là hợp đềng trong lĩnh vực thương mai

- Biết và vận dụng được nguyên tắc điều chỉnh pháp luật cũng nhưnguyên tắc áp dụng pháp luật đối với các loại quan hệ hợp đồng

Những yêu céu này được giải quyết ở nhiều môn học khác nhau trongchương trình đào iao cử nhân luật như môn học Luật Dan sự, Luật Thuongmại và một số chuyên đề tự chọn hoặc bắt buộc Học phần các hợp đồng trong

thương mại được giảng dạy sau khi sinh viên học xong các chương trình

chung và đã có kién thức chung về hợp đồng (thuộc môn Luật dân sự) và mộtphần kiến thức về hợp đồng trong thương mại (thuộc môn học Luật thương mại) Trên cơ sở lý luận về hợp đồng trong thương mại và xuất phát từ thựctiễn phân phối chuơng trình các môn học, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, sinhviên chuyên ngàm luật cần được trang bị thêm kiến thức về từng loại hợpđồng cụ thể hình thành trong hoạt động thương mại

Đối với việc gang dạy pháp luật về hợp đồng trong thương mại, có thểxác định các yêu cầu cơ bản như sau:

1 Yêu cầu về nội dung chương trình:

- Phải chọn vì fua vào giảng day cho sinh viên các loại hợp đồng cụ thể, có

tính mới, tính phổ bien, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn khi sinh viên ra trường;

- Nội dung dương trình có thể linh hoạt, không gò bó, cố định với từngkhoá học mà có thé giảng về các hợp đồng khác nhau cho các khoá học khác

nhau, phụ thuộc vàc thời lượng và yêu cầu của thực tiễn ở mỗi thời điểm.

2 Yêu cầu về muc tiêu kiến thức:

- Cap nhật qu: định mới và hiểu biết thêm các quan hệ kinh tế mới được

luật điều chính

Trang 34

- Hiểu biết và vận dụng tổng hợp các quy định pháp luật có liên quan

trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng trong thương mại;

- Hiểu biết và vận dụng tổng hợp các quy định pháp luật có liên quan

trong việc đánh giá tính hợp pháp của các điều khoản thoả thuận, phục vụ hiệu

quả cho việc giải quyết các tranh chấp kinh tế

3 Yêu cầu về phương pháp giảng dạy:

Để tăng hiệu quả của việc giảng dạy về hợp đồng trong thương mại, nên

áp dụng đa dạng các phương pháp giảng dạy khác nhau, bao gồm:

- Thuyết trình: là phương pháp thích hợp để giới thiệu các vấn đề mang

tính lý luận về hợp đồng trong thương mại nói chung và đặc trưng của từng

loại hợp đồng thương mại nói riêng;

- Sử dụng tình huống: là phương pháp thích hợp để rèn luyện kỹ năngphân tích, đánh giá các điều khoản của hợp đồng và kỹ năng tìm kiếm, nghiên

cứu tổng thể các quy định pháp luật về hợp đồng, trên cơ sở đó giúp sinh viênrèn luyện kỹ năng ứng dụng nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với các quan hệhợp đồng trong thương mại

- Thảo luận là phương pháp tích cực tạo ra sự chủ động từ hai phía: người

day và người hoc;

Ngoài ra, có thể sử dụng bổ sung một số phương pháp khác như giao bài

tập làm ở nhà, tư vấn để khắc phục sự giới hạn về thời lượng dành cho

chương trình và góp phần nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy học phần các

hợp đồng trong thương mại

Trang 35

Chuyên đề 2

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA HỌC PHẦN

"MỘT SỐ HỢP DONG TRONG LĨNH VUC THƯƠNG MAI"

TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT

ThS Trần Thi Bảo Ánh - Đại học Luật Hà Nội

I VỊ TRÍ CUA HOC PHAN "MỘT SỐ HỢP DONG TRONG LĨNH VUC THƯƠNG

MẠI" TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT

Theo nội dung chương trình đào tạo Đại học ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 709/DT ngày 4/6/2003 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nộithì học phần "Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại” được xếp vào mục

2.1.1 phần Kiến thức bắt buộc, chuyên ngành pháp luật kinh tế thuộc chương

trình đào tạo chuyên ngành, sau khi người học đã được học khối kiến thức:

Luật dân sự (gồm 4 học phần: nhập môn; tài sản, quyền sở hữu và quyền

thừa kế; luật hợp đồng; trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng)

Luật thương mại (gồm 3 học phần: luật công ty và các chủ thể kinh

doanh khác; pháp luật về thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ; luậtphá sản và giải quyết tranh chấp thương mai)

Luật thương mại quốc tế

Luật sở hữu trí tuệ

Luật đầu tư

Luật chứng khoán và thị trường chứng khoán

Luật cạnh tranh và chống độc quyền

Vay học phần "Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại” được xếptheo vị trí như vậy có hợp lý, khoa học không? Trước khi trả lời cho câu hỏinày, hãy xem xét nội dung giảng dạy học phần "Một số hợp đồng trong lĩnhvực thương mai", theo đó bao gồm 7 chuyên đề về hợp đồng như sau:

1 Hợp đồng mua bán doanh nghiệp

2 Hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá

Trang 36

3 Hợp đồng nhượng quyền thương mại

4 Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

5 Hợp đồng thương mại điện tử

6 Hợp đồng hợp tác kinh doanh

7 Hợp đồng thành lập công ty

Những hợp đồng trong lĩnh vực thương mại thể hiện trong 7 chuyên đề trên đều có những đặc điểm cơ bản đều là các hợp đồng có mục đích kinh doanh, phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại nên các chủ thể ký kết

các hợp đồng này thường là các doanh nghiệp hoặc những người có đủ điều

kiện tham gia kinh doanh, có nhu cầu đầu tư, kinh doanh với mong muốn tìm

kiếm lợi nhuận một cách thường xuyên, chuyên nghiệp;

Với những đặc điểm riêng biệt của các hợp đồng trong lĩnh vực thương

mại như đã đề cập và nhìn vào vị trí học phần “Một số hợp đồng trong lĩnh vựcthương mại" theo nội dung chương trình đào tạo cử nhân luật có thể đưa ra

một số nhận xét sau:

Thứ nhất, người học đã được tiếp cận với những kiến thức cơ bản về hợp

đồng trong học phần ba của luật dân sự "Những quy định về hợp đồng trong

Luật dân sự" (gọi chung là hợp đồng dân sự) thể hiện nền tảng, những nguyên

tắc chung trong việc giao kết hợp đồng Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

là những loại hợp đồng chuyên biệt, được ra đời trên nền tảng pháp lý của hợp

đồng dân sự nên việc thiết kế chương trình đào tạo cử nhân luật để người họcphải học luật dân sự, hợp đồng dân sự trước khi học về các hợp đồng tronglĩnh vực thương mại là logic và khoa học

Xét ở một khía cạnh khác, Luật dan sự cũng chưa điều chỉnh được hết các

loại quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thương mại hoặc có những quan

hệ mà nhìn bề ngoài tương tự giống như một số quan hệ hợp đồng thuộc đốitượng điều chỉnh của Luật dân sự nhưng xem xét về bản chất pháp lý, những

quan hệ đó lại có những đặc thù riêng biệt và nếu chỉ áp dụng các quy định về

hợp đồng dân sự để điều chỉnh những quan hệ đó sẽ không mang lại hiệu quả

điều chỉnh pháp luật như mong muốn

Trang 37

Ví dụ: quan hệ mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá, quan hệmua bán doanh nghiệp mặc dù được thiết lập trên co sở những nguyên tac

chung của hợp đồng dân sự như nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả

thuận; nguyên tắc bình đẳng; nguyên tắc thiện chí, trung thực nhưng các hợp

đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá, hợp đồng mua bán doanhnghiệp lại có những điểm khác với hợp đồng mua bán tài sản của dân luật về

đối tượng hợp đồng, điều kiện để các chủ thể có thể tham gia giao kết hợp

đồng, các hệ quả pháp lý phát sinh từ hợp đồng Vì vậy, các chuyên đề Hợp

đồng mua bán doanh nghiệp, Hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịchhàng hoá sẽ bổ sung những kiến thức pháp lý về hợp đồng phù hợp với bảnchất của các quan hệ mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá, quan hệ

mua bán doanh nghiệp mà luật dân sự chưa có các quy định phù hợp nhằmđiều chỉnh các quan hệ mua bán đặc thù này

Thứ hai, tiếp theo môn học Luật dân sự là môn học Luật thương mại

Môn học Luật thương mại đã cung cấp các kiến thức chuyên ngành về thương

nhân, thành lập doanh nghiệp, các hoạt động thương mại như: mua bán hàng

hoá, dịch vụ trung gian thương mại, nhượng quyền thương mại Đây là những

quy định pháp lý cụ thể về các chủ thể kinh doanh và các hoạt động thương

mại, thể hiện nội dung những quan hệ xã hội mà hợp đồng trong lĩnh vựcthương mại sẽ ghi nhận (nói cách khác hợp đồng trong lĩnh vực thương mại làhình thức pháp lý để thể hiện một số nội dung của môn học Luật thương mại)

nên bắt buộc những nội dung của Luật thương mại phải được giảng dạy trước

khi giảng dạy học phần "Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”

Thứ ba, bên cạnh dân luật, Luật thương mại thì các môn học kế tiếp theosau là Luật thương mại quốc tế, Luật sở hữu trí tuệ sẽ giúp các cử nhân tươnglai có cái nhìn đầy đủ hơn về các hoạt động thương mại trong thời hội nhậpkinh tế thế giới, chẳng hạn trong "đời sống kinh doanh, thương mại" ở ViệtNam hiện nay không chỉ giới hạn có sự tham gia của các thương nhân ViệtNam mà còn có sự tham gia của các thương nhân nước ngoài mang những

quốc tịch khác nhau hoặc người học sẽ nhìn nhận được sự phong phú trong nội

dung của hoạt động thương mại không chỉ có những hoạt động thương mại

hàng hoá, thương mại dịch vụ đã có từ xa xưa mà sẽ xuất hiện những hoạt

Trang 38

động thương mại về sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên phổ biến trong thực tiễn

vì những khoản lợi nhuận kếch xù, hấp dẫn mà các thương nhân đã, đang và sẽđược hưởng lợi từ việc kinh doanh nó Từ những nội dung trong các môn học

Luật thương mại quốc tế, Luật sở hữu trí tuệ, sinh viên, học viên Luật sẽ déđàng hơn trong việc tiếp cận các hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có yếu tốnước ngoài, hạn chế được các rủi ro, tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng

trong lĩnh vực thương mại có yếu tố nước ngoài

Thứ tư, nếu Luật đầu tư sẽ giới thiệu đến người học về các hình thức đầu

tư trực tiếp từ các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh thì

Luật cạnh tranh lại giúp người học có thể xác định được các hành vi cạnh

tranh không lành mạnh, trong đó có hành vi bán hang đa cấp đã từng trở thành

tâm điểm của các phương tiện thông tin đại chúng với những góc độ khác

nhau: có thể đó là hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp, ở góc độ khác đó lại

là hoạt động đa cấp vi phạm pháp luật - được xếp vào nhóm các hành vi cạnhtranh không lành mạnh sẽ bị pháp luật cấm đoán và các hợp đồng phát sinh từhoạt động bán hàng đa cấp bất hợp pháp này sẽ không có giá trị pháp lý Việcphân biệt các hoạt động bán hàng đa cấp, các hình thức đầu tư trực tiếp từ hợpđồng là vô cùng cần thiết, hữu ích cho người học luật trước khi phải thiết kếcác điều khoản của hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng tham gia bán hàng

đa cấp thuộc nội dung giảng day học phần "Một số hợp đồng trong lĩnh vực

thương mại”.

Thứ năm, không thể không kể đến môn học Luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong chương trình đào tạo cử nhân luật cũng được sắpxếp giờ giảng trước học phần "Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”;môn hạc Luật chứng khoán và thị trường chứng khoán sẽ là môn học tiên

quyết và có mối liên hệ với chuyên đề hợp đồng mua bán doanh nghiệp thông

qua hình thức mua bán cổ phần vì những nguyên do sau:

1) Luật Thương mại chỉ cung cấp cho người học những quy định chung

điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hoá giữa các thương nhân hướng tới mục

dich ttm kiếm lợi nhuận nhưng có những hoạt động mua bán hàng hoá có

"tính chất đặc biệt" như mua bán cổ phần (loại chứng khoán cơ bản trên thị

Trang 39

trường citing khoán) sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến tu cách pháp lý, quản trị

công ty, quyền sở hữu của công ty chào bán cổ phần, ảnh hưởng trực tiếp và

ngay tức thì đối với nền kinh tế nên nhà nước phải ban hành những văn bản

pháp luật chuyên biệt, cụ thể hơn, mang lại hiệu quả điều chỉnh pháp luật caohơn so rới các quy định của Luật thương mại để điều chỉnh các hoạt động

mua bár những loại hàng hoá nhạy cảm này Đó chính là các văn bản phápluật về chứng khoán

ii) “hứng khoán được coi là một hàng hoá đặc biệt và đã phát triển vô

cùng menh mé trong những năm gan đây ở Việt Nam Thị trường chứng khoán

đã diễn ra sôi động và thu hút được các nguồn vốn của các nhà đầu tư khôngphân biẻt thành phần kinh tế, không phân biệt đó là nhà đầu tư trong nước haynhà đầu tư nước ngoài , vì vậy trước khi tư vấn để nhà đầu tư chứng khoán

nắm được các nội dung pháp lý để soạn thảo, ký kết, thực hiện các hợp đồng

mua báa doanh nghiệp thông qua hình thức mua cổ phần cũng như phục vụcho việs quan lý nhà nước đối với giao dịch phát sinh từ các hợp đồng muabán do¿nh nghiệp thông qua hình thức mua cổ phần thi sinh viên, học viên của trường Luật phải được trang bị những nội dung pháp lý về chứng khoán và thị

trường chứng khoán, đó là những nội dung mà môn học Luật chứng khoán vàthị trường chứng khoán sẽ giới thiệu cho người học thuộc chuyên ngành phápluật kirh tế

II VAI TRÒ CUA HOC PHAN "MOT SỐ HỢP DONG TRONG LĨNH VUC

THƯƠNG MAI" TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TAO CU NHÂN LUẬT

Khi thiết kế đưa một môn học vào trong chương trình đào tạo của cơ sở

mình, các cơ sở đào tạo phải dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn nhất

định, có như vậy mới thu hút được nhiều người đến học và quan trọng hơnnhững kiến thức mà môn học đó cung cấp cho người học vừa phản ánh đượctính thờ: sự của xã hội vừa giúp ích cho công việc hiện tại hoặc trong tương laicủa người học Diễn giải theo một cách khác, một môn học bất kỳ nào cũngphải thé hiện những vai trò nhất định về mặt lý luận, thực tiễn Không namngoài quy luật đó, học phần "Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”trong ctuong trình đào tạo cử nhân luật cũng thể hiện một số vai trò sau:

Trang 40

1 Hoc phan "Một sô hợp đồng trong lĩnh vực thương mai" góp phanhoàn thiên lý thuyết về hợp đồng trong chương trình đào tạo cử nhân luậtnói chung và cử nhân luật chuyên ngành pháp luật kinh tế nói riêng.

Nhu đã phân tích tại phần 1, nếu hợp đồng dân sự được coi là cái chung,

ra đời trước thì các loại hợp đồng mà học phần "Một số hợp đồng trong lĩnhvực thương mại” giới thiệu đến người học luật là những hợp đồng chuyên biệt,

ra đời sau Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin thì cái riêng phong phúhơn cái chung, có những đặc điểm riêng biệt mà chỉ riêng nó có Áp dụng

quan điểm này vào chương trình đào tạo cử nhân luật ta thấy chưa có các lýthuyết hợp đồng dân sự phù hợp để áp dụng cho các quan hệ xã hội phát sinh

từ hoạt động thương mại mà những hoạt động thương mại này lại có nhữngđặc điểm riêng biệt so với các hoạt động dân sự Nếu không chú ý đến những

điểm riêng biệt, cá biệt của hoạt động thương mại đó mà chỉ đem các quy định

chung của hợp đồng dân sự để điều chỉnh tất cả các hoạt động thương mại như

mua bán hàng hoá giữa các thương nhân, mua bán doanh nghiệp, nhượng

quyền thương mại, hoạt động bán hàng đa cấp tất yếu sẽ gây tác hại, kìm

hãm sự phát triển của các hoạt động thương mại và nền kinh tế quốc gia.

Mặt khác, cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không

có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, điều đó có nghĩa là các quy định về

hợp đồng trong lĩnh vực thương mại luôn luôn có mối liên hệ mật thiết với các

quy định của hợp đồng dân sự, vì vậy lý thuyết về hợp đồng sẽ đồng bộ, day

đủ, hợp lý hơn khi vừa có lý thuyết về hợp đồng dân sự đồng thời vừa có lýthuyết về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

2 Học phần "Một số hop dong trong lĩnh vực thương mai" là cau nối

giữa lý thuyết về hợp đồng với những nhu cau xã hội đã phat sinh trongthực tiễn của Việt Nam

T:ong thực tế những năm gần đây, nhất là khi chúng ta gia nhập WTO đã

có nhi`u hoạt động thương mại mới xuất hiện ở Việt Nam'”, do vậy các doanh

! Hiện ray, mac dù Việt Nam được đánh giá là thị trường non trẻ so với các quốc gia trên thế giới trong các hoạt động mua bán doanh nghiệp, nhượng quyền thương mại, mua bán hang hoá qua Sở giao dịch hang hoá, bán hàng đa cấp , nhưng các chuyên gia kinh tế, pháp lý lại nhận định những hoạt động này lại là các hoạt

động đầ› tiềm nang, sẽ phát triển mạnh mé trong thời gian tới cả về số lượng, hình thức (ví dụ, theo đánh giá

của Cục quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương, hoạt động mua bán doanh nghiệp sẽ tăng trưởng với tốc

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức tổ chức dạy học - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy học phần các hợp đồng trong thương mại
Hình th ức tổ chức dạy học (Trang 22)
Hình thức tổ chức dạy học - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy học phần các hợp đồng trong thương mại
Hình th ức tổ chức dạy học (Trang 179)
Hình thức tổ chức dạy học ; - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy học phần các hợp đồng trong thương mại
Hình th ức tổ chức dạy học ; (Trang 182)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w