THAHS là công tác lớn,quan trọng nên Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã ban hành nhiều văn bản quyphạm pháp luật làm cơ sở cho hoạt động này như: Pháp lệnh Thị hành án phạt tùnăm 1993 đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2NHỮNG NGƯỜI THUC HIỆN DE TÀI
Chủ nhiệm đề tài: TS Đỗ Thị Phượng - Phó phụ trách Bộ môn Khoa học điều tra tội phạm, Trường Đại học Luật Hà Nội (chuyên dé 1, 2, 8 và 9)
Thư ký đề tài: Ths Mai Thanh Hiếu — Phó bộ môn Luật tố tụng hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội (chuyên đề 4)
Những người tham gia thực hiện:
l TS Phan Thanh Mai - Chủ nhiệm Khoa Pháp luật hình sự, Trường Dai học Luật
Hà Nội (chuyên đề 3)
PGS TS Hoàng Thi Minh Son- Giảng viên chính Bộ môn Luật tố tụng hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội (chuyên đề 5 và 6)
GS TSKH Lê Cảm- Trưởng Bộ môn Tư pháp hình sự, Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội (chuyên đề 10)
TS Mai Bộ- Thâm phán Toà án quân sự Trung ương (chuyên đề 7 và 12) Ths Nguyễn Hải Ninh- Giảng viên chính Bộ môn Luật tố tụng hình sự,Trường Dai học Luật Hà Nội (chuyên dé 13)
Ths Lê Thị Thuý Nga- Giảng viên khoa Đào tạo thâm phán, Học viện Tư pháp (chuyên đề 11)
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tố tụng hình sự
Thi hành án hình sự
Tòa án nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân
Xã hội chủ nghĩa
Uỷ ban nhân dân
TTHS THAHS TAND
VKSND
XHCN UBND
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐÀU
PHAN 1 TONG THUẬT KET QUÁ NGHIÊN CỨU
1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung và phương
pháp giảng dạy môn Luật thi hành án hình sự
2 Xây dựng nội dung giảng dạy môn Luật thi hành án hình sự
3 Xây dựng phương pháp giảng dạy môn Luật thi hành án hình sự
PHAN 2 CÁC CHUYÊN DE NGHIÊN CỨU
1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung và phương
pháp giảng dạy môn Luật thi hành án hình sự
2 Khái niệm, nhiệm vụ và nguyên tắc của Luật thi hành án hình sự
3 Hệ thống cơ quan thi hành án hình sự
9, Thi hành các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên
10 Kiểm sát thi hành án hình sự và các bảo đảm điều kiện cho hoạt động
thi hành án hình sự
11 Khiếu nại, tổ cáo trong thi hành án hình sự
12 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước trong quản lý công tác
67
67
80
92 106
126
147
161 176
189 201
211 226
238
249
Trang 5MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1 Luật thi hành án hình sự (THAHS) được Quốc hội Khoá 12, kỳ họp thứ
7 thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 07 năm 2011 với 182 Điều là một văn bản pháp lý quan trọng nhằm thựchiện các nội dung trong phán quyết đúng đắn của Toà án Hiến pháp Việt Nam
khang định: Cac ban án, quyét định của TAND đã có hiệu lực pháp luật phải
được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trangnhân dân và mọi công dân tôn trọng, những người và đơn vi hữu quan phải chấphành nghiêm chỉnh Yêu cầu mang tính nguyên tắc hiến định này đã khang địnhhiệu lực thi hành của tất cả các phán quyết của toà án khi có hiệu lực pháp luật,
đồng thời khang định ý nghĩa quan trọng của van dé thi hành án nói chung vàTHAHS nói riêng Việc nghiên cứu, tìm hiểu, tuyên truyền, giáo dục LuậtTHAHS tới các tang lớp nhân dân nói chung và sinh viên luật nói riêng nhằmđưa đạo luật này nhanh chóng đi vào cuộc sống xã hội là một việc làm rất cần
thiết ở Việt Nam hiện nay
2 Trong chương trình đào tạo cử nhân luật của trường Đại học Luật Hà
Nội mới chỉ giảng dạy về pháp luật THAHS trong môn Luật TTHS chứ chưa có
môn Luật THAHS Sinh viên mới chỉ được trang bị những kiến thức về pháp
luật THAHS một cách cơ bản mà chưa được trang bị một cách có hệ thống,
chuyên sâu.
3 Trường đại học Luật Hà Nội là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa
học pháp lý lớn nhất của cả nước Đứng trước yêu cầu của công cuộc phát triểnđất nước, nhà trường phải không ngừng đổi mới nội dung, chương trình đảo tạo,
cải tiến phương pháp giảng dạy Việc đưa các nội dung môn học pháp luật mớitrong đó có môn Luật THAHS vào giảng dạy là một trong những việc làm nhằmđáp ứng mục tiêu này Tuy nhiên để đưa môn học Luật THAHS vào giảng dạy
cần phải có những nghiên cứu, luận giải thấu đáo về cơ sở lý luận và thực tiễn
cũng như xuât phát từ đòi hỏi của cuộc sông.
Trang 6Xuất phat từ những lý do chủ yếu trên đây, nghiên cứu dé tài: “Xây dựng
190i dung và phương pháp giảng dạy môn Luật THAHS)' là việc làm có ý nghĩa
về mặt lý luận và thực tiễn nhằm sớm đưa môn Luật THAHS vào giảng dạy cho
sinh viên thuộc các hệ đào tạo của trường đại học Luật Hà Nội.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài:
- Về tài liệu phục vụ cho giảng dạy môn luật thi hành án: Hiện nay đã cónhiều công trình khoa học nghiên cứu về luật THAHS Có thể kế đến nhữngcông trình tiêu biểu như: Giáo trình luật THAHS Việt Nam của GS.TS Võ KhanhVinh và PGS.TS Nguyễn Mạnh Kháng đồng chủ biên (NXB CAND, Hà Nộinăm 2008); Đề cương giáo trình Luật THAHS Việt Nam trong cuốn: Hệ thống tưpháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền của GS.TSKH LêVan Cảm (NXB Dai học quốc gia Hà Nội năm 2009 trang 473- 477); Luật
THAHS (NXB Tư pháp năm 2010); Giáo trình Luật TTHS Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội- NXB Công an nhân dân năm 2008); Bình luận khoa học
Bộ luật TTHS Việt Nam năm 2003 của Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp,
(NXB Tư pháp năm 2004); Một số vấn đề về hình phạt tử hình và thi hành hình
phạt tử hình của Phạm Văn Lợi (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2006)
Về các bài viết đăng trên các tạp chí tiêu biểu như: Mét số vấn đề về thi hànhhình phạt tử hình của Võ Khánh Vinh, Tạp chí TAND số 20 năm 2004; Thi tục
thị hành án tử hình của Đỗ Thị Phượng, Tạp chí Luật học số 7 năm 2006; Một số
van dé lý luận và thực tiễn về thi hành hình phat tử hình của Trần Quang Tiệp,Tạp chí Luật học số 12 năm 2004; Vũ Trọng Hach, Hoàn thiện quản ly nhà nước
trong lĩnh vực THAHS ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006; Võ Khánh
Vinh, Một số vấn đề về thi hành hình phat tử hình, Tạp chí TAND, tháng10/2004; Pham Văn Lợi (Chủ biên), Mộ! số vấn dé về hình phạt tử hình và thilành hình phạt tử hình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; Lê Cảm, Bàn về
lệ thông các cơ quan tiễn hành tố tụng và thi hành án trong chién lược cải cách
tr pháp, Tap chí Kiểm sát, số 02 tháng 1/2009; Nguyễn Hải Ninh, Hoàn thiện
Trang 7luật học, số 02/2007; Mai Thanh Hiếu, Xem xét bản án tử hình trước khi dua rathi hành, Tạp chí luật học, số 05/2010; Trần Minh Hưởng, Bình luận khoa hocluật THAHS và các quy định mới nhất về THAHS, Nxb Thời Đại, 2010
- Về tình hình giảng dạy môn Luật THAHS tại các co sở dao tao cử nhân
luật trong cả nước: Môn luật THAHS được đưa vào giảng dạy tại trường đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 có số tín chỉ là 2; là môn tự chọn cho
sinh viên chính qui của khoa pháp luật hình sự (xem phụ lục 1 và 2) Tại Khoa
Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, môn luật THAHS là một môn học tựchọn cho sinh viên của chuyên ngành Tư pháp hình sự có số tín chỉ là 2 (trong
đó có 10 tiết lý thuyết, 2 tiết bài tập, 10 tiết thảo luận và 8 tiết tự nghiên cứu)
(xem phụ lục 3) Tại Viện đại học Mở Hà Nội, môn luật thi hành án đã được đưa
vào giảng day hơn 10 năm nay tại khoa Đào tạo từ xa với số tiết là 45 tiết cho hệ
cử nhân (trong đó có 15 tiết giảng và 30 tiết tự nghiên cứu) Còn ở Trung tâm
đào tạo từ xa của Đại học Huế, luật THAHS được dạy cho học viên chuyênngành luật với số tiết giảng là 10
Tuy nhiên nghiên cứu về vấn đề: Nội dung và phương pháp giảng dạy
môn Luật THAHS thì dường như chưa có một công trình nào đề cập, tìm hiểu.Đây là một công trình đầu tiên ở nước ta nghiên cứu một cách trực diện, có hệthống và toàn diện về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung và
phương pháp giảng dạy môn Luật THAHS, xác định những van dé cụ thể của
nội dung môn học này.
3 Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết các yêu cầu của đề tài, nhóm đề tài sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:
1 Phương pháp nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác- Lê Nin; Quan điểm đường lối của Đảng về cải cách giáo
dục, nâng cao chất lượng đảo tạo đại học;
2 Phương pháp phân tích, so sánh luật học, đánh giá;
Trang 83 Phương pháp tông hợp, qui nạp;
4 Phương pháp chuyên gia, trao déi ;
4 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhăm đạt được các mục đích chủ yếu là:
+ Xác lập hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung
và phương pháp giảng dạy môn Luật THAHS;
+ Xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy môn Luật THAHS;
+ Làm cơ sở cho việc biên soạn giáo trình Luật THAHS.
5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ của một dé tài nghiên cứu khoa học cấp trường, dé tài:
“Xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy môn Luật THAHS`' có phạm vi
nghiên cứu cụ thể sau:
1 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung và
phương pháp giảng dạy môn Luật THAHS
2 Nghiên cứu các nội dung chỉ tiết của môn học Luật THAHS
3 Nghiên cứu các phương pháp phù hợp cho việc giảng dạy và học tập
môn Luật THAHS
6 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, phụ lục, dé tài có bố cục cụ thể như sau:
Phan 1- Tổng thuật kết quả nghiên cứu
1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung và phương pháp
giảng dạy môn Luật THAHS
2 Xây dựng nội dung giảng dạy môn Luật THAHS
3 Xây dựng phương pháp giảng dạy môn Luật THAHS
Phần 2- Các chuyên đề nghiên cứu
1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung và phương pháp
giảng dạy môn Luật THAHS
Trang 93 Hệ thống cơ quan THAHS
4 Thị hành án tử hình
5 Thủ tục thi hành án phạt tù và chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân
6 Chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt và chăm sóc y tế đối với phạm nhân
7 Đặc xá
8 Thi hành án treo
9 Thi hành các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên
10 Kiểm sát THAHS và các bảo đảm điều kiện cho hoạt động THAHS
11 Khiếu nại, tổ cáo trong THAHS
12 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước trong quản lý công tác
THAHS
13 Phương pháp giảng dạy môn Luật THAHS
Trang 10PHAN 1TONG THUAT KET QUA NGHIEN CUU
DE TAI: XAY DUNG NOI DUNG VA PHUONG PHAP GIANG DAY MON
LUAT THI HANH AN HINH SU’
1 CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA VIEC XAY DUNG NOIDUNG VA PHUONG PHAP GIANG DAY MON LUAT THI HANH ANHÌNH SỰ
1.1 Cơ sở lý luận của việc xây dựng nội dung giảng dạy môn Luật
THAHS
Thứ nhất, Luật THAHS là một ngành luật có vị trí quan trọng trong hệthông pháp luật Việt Nam Luật THAHS được ban hành đánh dấu bước pháttriển quan trọng trong hoạt động lập pháp của Nhà nước ta nói chung, trong lĩnh
vực THAHS nói riêng, thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước
ta đối với người chấp hành án, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo
vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu cải cách tưpháp, cải cách hành chính cũng như bảo đảm tốt hơn quyền tự do, dân chủ của
công dân THAHS liên quan trực tiếp đến bảo vệ an ninh quốc gia, gitt gìn trật
tự, an toàn xã hội; góp phan bảo vệ lợi ich của Nhà nước, quyền, lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân, bảo vệ pháp chế XHCN THAHS là công tác lớn,quan trọng nên Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã ban hành nhiều văn bản quyphạm pháp luật làm cơ sở cho hoạt động này như: Pháp lệnh Thị hành án phạt tùnăm 1993 (đã được sửa đổi, bỗ sung một số điều năm 2007); Các Nghị định quy
định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ; thi hành hình phạt tù cho
hưởng án treo; hướng dẫn biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng; hướngdẫn thi hành hình phạt cắm cư trú, quản chế; trục xuất; ban hành Quy chế trạigiam; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Côngan Trên cơ sở pháp lý đó, trong thời gian qua, hoạt động THAHS đã được tổ
chức, thực hiện bảo đảm sự nghiêm minh, khoan hồng, nhân đạo, góp phần đấu
tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, gift gìn trật tự, an toàn xã
Trang 11hội, phục vụ yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tuy nhiên, trước yêu cầu mới
của thực tiễn, hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phápluật về THAHS đã bộc lộ những hạn chế, nhiều quy định không còn phù hợp,chưa đồng bộ với quy định có liên quan đến công tác THAHS trong một sô đạoluật như Bộ luật hình sự, Bộ luật TTHS, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tôchức VKSND, Luật Công an nhân dân Những tồn tại, hạn chế của pháp luậtlàm cho hoạt động THAHS gặp nhiều bất cập, vướng mắc, các cơ quan có thâmquyên trong lĩnh vực THAHS mới chỉ quan tâm nhiều đến thi hành hình phạt tù,
tử hình, trục xuất mà chưa quan tâm đúng mức đến việc thi hành các hình phạtkhác; chưa có tổ chức bộ máy chuyên trách quản lý thống nhất việc THAHS; đội
ngũ cán bộ làm nhiệm vụ THAHS còn thiếu về số lượng và chưa bảo đảm về
chất lượng, chế độ chính sách còn chưa bảo đảm; cơ sở vật chất, kinh phí chocông tác này chưa được đầu tư tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ
Thứ hai, THAHS là một ngành luật thu hút được sự quan tâm đặc biệt của
xã hội, là kiến thức không thể thiếu được của cán bộ làm công tác THAHS Hiện
nay trong chương trình đào tạo của trường đại học Luật Hà Nội, những qui định
về thủ tục THAHS được giảng dạy như một phần trong môn luật TTHS (môn
bắt buộc), còn những vấn dé liên quan đến công tác thi hành án phạt tù và tổ
chức thi hành án phat tù được giảng day trong môn luật lao cải (môn tự chon).
Việc xé lẻ phần THAHS để giảng dạy như vậy cũng bởi do qui định về THAHSkhông nằm trong một văn bản thống nhất Điều đó làm cho sinh viên rất khó
nghiên cứu một cách có hệ thống Việc ban hành Luật THAHS dẫn đến việc hợpnhất các văn bản về THAHS vào một hệ thống Điều đó không có nghĩa THAHSkhông còn liên quan đến ngành luật TTHS nữa mà ngược lại nó sẽ giúp cho việchoàn thiện hơn các văn bản pháp luật Do vậy không thể chỉ nghiên cứu trình tự,thủ tục TTHS dé chỉ nắm được việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử như thế nào
mà cần phải nghiên cứu cả Luật THAHS để nắm được kết quả của quá trình đó
ra sao Việc phân chuyên ngành học trong trường đại học Luật Hà Nội chỉ mang
tính chât tương đôi và có tính “ước lệ”, bởi lẽ:
Trang 12Một là, hệ thống pháp luật là một thể thống nhất có mối quan hệ gắn bóchặt chẽ với nhau; giữa các mảng pháp luật có những vùng “giao thoa”' Hơn
nữa trong một vụ án hình sự, các mối quan hệ xã hội nảy sinh có sự gắn kết rất
chặt chẽ, khăng khít và phức tạp, nên để điều chỉnh mối quan hệ này phải sửdụng nhiều mảng pháp luật khác nhau có liên quan trong đó có pháp luật hình
Bộ công an (mà cụ thể là cục, ban quản lý trại giam ), thậm chí làm tại UBND,
tư pháp, công an xã, phường, thị tran địa phương trong cả nước Điều đó chothấy nếu không được trang bị kiến thức về Luật THAHS một cách chỉ tiết thìsinh viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc tại những nơi đó Đặc biệt đốivới đối tượng là các cán bộ tư pháp xã, công an xã ở các địa phương trong cả
nước đang theo học tại các lớp tại chức luật của đại học Luật Hà Nội thì việc
năm kỹ các thủ tục, trình tự, thẩm quyên thi hành các loại hình phạt, nhất là án
treo, án cải tạo không giam giữ là rất cần thiết cho công việc hiện tại của họ
Thứ ba, sinh viên của trường đại học Luật Hà Nội chưa được trang bị một
cách có hệ thống và chưa được tiếp cận một cách trực diện các kiến thức về Luật
THAHS.
Có thể thấy một số nguyên nhân sau đây:
- Do qui định của pháp luật THAHS bị xé lẻ nên việc nghiên cứu không
thành hệ thống, khó tiếp thu được hết nội dung các qui định của pháp luật
- Do số tiết quá ít để nghiên cứu về pháp luật THAHS nên sinh viên sẽkhông có điều kiện tiếp cận một cách toàn diện về vấn đề này
- Do chưa được chú trọng để giảng day về pháp luật THAHS như mộtmôn học nên chưa có những bước chuẩn bị về học liệu (giáo trình) cũng như
giáo viên giảng dạy.
Trang 13Thứ tư, trường dai học Luật Hà Nội là một trong những trường dao tao
Liật lớn nhất cả nước Hiện nay trường đại học Luật đang xây dựng dé án về đổinới toàn diện để trở thành trường trọng điểm về đào tạo luật học của cả nướctieo đúng tinh thần của Nghị quyết số 42/NQ- BCT của Bộ Chính trị về cải cách
tr pháp Muốn vậy thì một trong những giải pháp cơ bản là đổi mới nội dungchương trình giảng dạy, cải tiến phương pháp giảng day, xây dựng thêm nhiềunôn học mới, nhiều chuyên ngành mới (trong đó có môn học Luật THAHS) Có
rhư vậy thì nội dung đào tạo của nhà trường mới không bị “xơ cứng”, lạc hậu
với thực tiễn và đáp ứng sự kỳ vọng của Đảng và Nhà nước về vị trí và vai tròcủa trường đại học Luật Hà Nội trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và
kệ thống giáo dục đại học nói riêng ở Việt Nam
Giáo dục và đào tạo trong điều kiện hội nhập toàn cầu hoá về kinh tếkhông thể “đóng khung” trong mối quan hệ giữa các cơ sở dao tạo luật tronghạm vi quốc gia mà phải mở rộng mối quan hệ hợp tác với những trường daihọc luật danh tiếng hàng đầu trên thế giới Điều này lại càng là yêu cầu bức thiếtđối với Việt Nam- một quốc gia đang phát triển có trình độ giáo dục đại học nói
chung và giáo dục, đào tạo luật nói riêng ở trình độ giáo dục đại học nói chung
và giáo dục, tào tạo luật học nói riêng ở trình độ thấp kém, lạc hậu; bởi lẽ, chỉ có
thông qua việc mở rộng mối quan hệ hợp tác với các trường đào tạo luật hàng
đầu của thế giới, trường đại học Luật Hà Nội mới có cơ hội để giao lưu học tập
kinh nghiệm và tiếp cận với những phương thức giảng dạy, đào tạo mới về luậthọc Trên cơ sở đó, nhà trường mới có điều kiện đổi mới nội dung và cải tiếnhương pháp giảng dạy, đào tạo, nhằm cung cấp cho đất nước một đội ngũ các
chuyên gia pháp lý có đủ năng lực đáp ứng sự đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng
đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế” Chính vì đòi hỏi như vậy, nội dung
và chương trình đào tạo của trường đại học Luật hà Nội cần phải từng bước đổi
mới bằng việc xây dựng và đưa vào chương trình giảng dạy các chuyên ngành
cào tạo mới (ngành luật mới).
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng nội dung và phương pháp
giảng day môn Luật THAHS
Thứ nhất, về tình hình giảng dạy môn Luật THAHS tai các cơ sở dao tạo
cử nhân luật trong cả nước.
? Xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy môn luật kinh doanh bất động sản- Trường đại học Luật Hà
Trang 14Nội-Môn Luật THAHS được đưa vào giảng dạy tại trường đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 có số tín chỉ là 2; là môn tự chọn cho sinh viên
chính qui của khoa pháp luật hình sự (xem phụ luc 1 và 2) Tai Khoa Luật- Dai
học Quốc gia Hà Nội, môn Luật THAHS là một môn học tự chọn cho sinh viêncủa chuyên ngành Tư pháp hình sự có số tín chỉ là 2 (trong đó có 10 tiết lý
thuyết, 2 tiết bài tập, 10 tiết thảo luận và 8 tiết tự nghiên cứu) (xem phụ lục 3)
Tại Viện đại học Mở Hà Nội, môn luật thi hành án đã được đưa vào giảng day
hơn 10 năm nay tại khoa Đào tạo từ xa với số tiết là 45 tiết cho hệ cử nhân(trong đó có 15 tiết giảng và 30 tiết tự nghiên cứu) Còn ở Trung tâm dao tạo từ
xa của Đại học Huế, Luật THAHS được dạy cho học viên chuyên ngành luật với
số tiết giảng là 10 Hiện nay một số cơ sở đào tạo luật đang chuẩn bị đưa vào
giảng dạy môn Luật THAHS như khoa Luật trường đại học Vinh, khoa Luật
trường đại học Kinh tế quốc dân Một trong những khó khăn chính của các cơ
sở đào tạo luật này để đưa vào giảng dạy môn Luật THAHS là chưa có giáo
trình làm học liệu co bản cho môn học và đội ngũ giáo viên chưa day đủ
Thứ hai, muốn đạt được hiệu quả của công tác THAHS, bảo vệ được cácquyền con người trong hoạt động này đòi hỏi cần có một nghiên cứu một cách
và đời sống là hai mảng có mối quan hệ gắn bó, mật thiết và hé trợ cho nhau.Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật để đưa pháp luật vào đời sống là cực kỳquan trọng trong đó có hoạt động phổ biến kiến thức pháp luật cho sinh viên.Tuy nhiên nếu không đưa Luật THAHS trở thành một môn học sẽ không có tác
Trang 15dụng hấp thụ tối đa kiến thức đó Khi trở thành một môn học (dù là môn tự
chọn) sinh viên cũng sẽ được nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thông hơn.
Thứ ba, chuẩn bị cho xã hội một nguồn cán bộ có năng lực làm nhiệm vụ
THAHS tại các địa phương cũng là một nhiệm vụ quan trọng cho trường đại học Luật Hà Nội Hiện nay đội ngũ cán bộ làm việc trong các lĩnh vực THAHS còn
yêu Một trong những nguyên nhân chủ yếu là sinh viên đã không được nghiêncứu kỹ về nội dung pháp luật THAHS khi còn học trong trường đại học Do hiệnnay phan THAHS chỉ là một van dé trong nội dung giảng day của môn luậtTTHS nên sinh viên chi được nghiên cứu những vấn đề cơ ban của pháp luậtTHAHS Hơn nữa THAHS chỉ chiếm một phần qui định nhỏ trong BLTTHSnên khi nghiên cứu sinh viên cũng không chú trọng như một số phần khác của
BLTTHS Bên cạnh đó, Pháp lệnh thi hành án phạt tù và các văn bản khác liên
quan đến THAHS chỉ được day cho sinh viên chuyên ngành pháp luật hình sự
như một chuyên đề tự chọn Chính từ thực tế nghiên cứu này cho thấy, sinh viên
chưa được trang bị kiến thức đầy đủ về pháp luật THAHS Do đó khi ra trường,được tuyển vào các cơ quan như trại giam, phòng, đội thi hành án sinh viêngặp rất nhiều khó khăn dé tiếp nhận công việc
Thứ tư, việc xây dựng môn luật THAHS để đưa vào giảng dạy cho sinhviên là sự can thiết, là nhu cầu của thực tiễn Tat nhiên không phải bat cứ một
đạo luật nào sau khi ban hành cũng được đưa vào giảng dạy thành một môn học
trong các cơ sở đào tạo luật Việc xây dựng một môn học để giảng dạy cho sinhviên phải xuất phát từ vị trí, vai trò của lĩnh vực pháp luật đó đối với sự pháttriển của đời sống xã hội, tính cấp thiết, nhu cầu của thực tiễn cũng như nguyên
lý, phương châm, mục tiêu giáo dục” Tiếp cận theo khía cạnh nhận thức này
thì việc xây dựng nội dung môn học luật THAHS là rất cần thiết, vì THAHS là
một vấn đề luôn được xã hội quan tâm Luật THAHS là mảng không thé thiểu
được của quá trình thực thi pháp luật, là kết quả của hoạt động TTHS Việc hoànthiện pháp luật THAHS là một đòi hỏi cấp thiết nhằm giúp Nhà nước tran áp, cải
tạo và giáo dục người phạm tội, tăng cường hiệu quả của công tác dau tranh
? Xây dựng nội dung và phương pháp giảng day môn luật kinh doanh bat động sản- Trường đại học Luật Hà
Trang 16Nội-phòng chống tội phạm Do đó, nhu cầu của xã hội đang đặt ra áp lực đối với
trường đại học Luật Hà Nội là phải nhanh chóng xây dựng và đưa nội dung môn luật THAHS vào giảng dạy cho sinh viên.
Thứ năm, việc xây dựng môn luật THAHS để đưa vào giảng dạy cho sinhviên là nâng cao chất lượng đào tạo về luật trong cơ sở đào tạo luật nói chung vàcủa trường đại học Luật Hà Nội nói riêng.
Nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu của tất cả các cơ sở daotạo luật trong cả nước nói chung và trương đại học Luật Hà Nội nói riêng Chấtlượng đào tạo được thê hiện qua trình độ năng lực, chuyên môn của giáo viên,khả năng tiếp cận và giải quyết van dé nảy sinh trong thực tiễn của sinh viên saukhi ra trường Một cơ sở có chất lượng đào tạo tốt là một cơ sở mà sinh viên saukhi ra trường có thể nhanh chóng thích nghi và từng bước khẳng định được nănglực, tài năng trong các vị trí công tác; đồng thời sinh viên của cơ sở dao tạo đóđược các đơn vị sử dụng “săn đón”, đặt hàng khi họ ra trường với chế độ đãi ngộ
đặc biệt hấp dẫn Để làm được việc này, cơ sở đào tạo phải luôn trau dồi, Suy
nghĩ, tìm tòi đổi mới qui trình đào tạo, cải tiến nội dung, phương pháp giảngdạy; kip thời cập nhật những kiến thức pháp luật mới cho sinh viên” Việc xây
dựng nội dung và đưa môn học luật THAHS vào chương trình giảng dạy của trường đại học Luật Hà Nội là một trong những việc làm di theo định hướng này.
1.3 Nội dung chương trình môn Luật THAHS
Trên sự nghiên cứu lý luận và thực tiễn như trên, qua sự khảo sát nội dungchương trình giảng đạy của các cơ sở đào đạo luật trong cả nước, chúng tôi thấymôn học luật THAHS cần được đưa vào giảng day trong trường đại học Luật HàNội vói nội dung chương trình cu thể như sau:
1.3.1 Mục tiêu của môn học luật THAHS
- Trang bị những kiến thức lý luận về khái niệm, nhiệm vụ, các nguyên tắc
cơ bản của luật THAHS.
Trang 17- Trang bị các kiến thức cơ bản về luật THAHS như Hệ thống tổ chứcTEAHS, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thâm quyền trong THAHS; Thủ
tục thi hành án phạt tù; Thi hành án tử hình; Thi hành các loại án khác; Thi hành
bi pháp tư pháp; Kiểm sát THAHS và những bảo đảm điều kiện cho hoạt độngTEAHS; Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong THAHS; Nhiệm vụ, quyền han của
cơquan nhà nước trong công tác THAHS.
- Trang bị những kiến thức thực tiễn về hoạt động THAHS
- Nâng cao năng lực phân tích và đánh giá những ưu điểm và hạn chế củahệthống pháp luật THAHS
- Nâng cao năng lực dé xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật THAHS
1.3.2 Chương trình của môn học luật THAHS
Môn luật THAHS được xây dựng với thời lượng 2 đơn vi tín chỉ được
giáng dạy cho sinh viên, học viên thuộc tất cả các hệ đào tạo của trường đại họcLuật Hà Nội (hệ đại học chính qui, văn bằng 2 chính qui, hệ đại học tại chức vănbằng 2; hệ đại học tại chức; hệ trung cấp luật) Môn học này được giảng dạy chosinh viên cuối năm thứ 3 hoặc đầu năm thứ 4 sau khi họ đã được trang bị kiếnthức pháp luật có liên quan của các môn học luật hình sự, luật TTHS
Tài liệu chuẩn bị cho giảng dạy môn luật THAHS sẽ bao gồm: giáo trìnhluật THAHS; sách đề cương môn học luật THAHS; sách bình luận luật THAHS;
luật THAHS và các văn bản pháp luật khác có liên quan; các tài liệu, sách, báo
ngaién cứu về luật THAHS
Phương pháp giảng dạy: kết hợp giữa phương pháp giảng dạy độc thoạitruyền thống với phương pháp đối thoại, trao đổi với sinh viên, phương pháptình huống, phương pháp nêu vấn dé, phân tích, diễn giải, phương pháp thảo
luận nhóm để truyền tải kiến thức của môn luật THAHS.
1.3.3 Nội dung của môn học luật THAHS
Vấn đẻ 1 Khái niệm, nhiệm vụ và nguyên tắc của luật THAHS
Van đề 2 Hệ thống cơ quan THAHS và cơ quan nhà nước trong quản lý
công tác thi hành án hình sự
Vấn dé 3 Thi hành án tử hình
Trang 18Vấn dé 4 Thi hành án phạt tù
Van dé 5 Thi hành các loại án khác
Vấn đề 6 Thi hành biện pháp tư pháp
Vấn đề 7 Kiểm sát THAHS
Van dé 8 Khiếu nại, tố cáo trong THAHS
2 XÂY DUNG NOI DUNG GIANG DẠY MON LUAT THI HANH
ÁN HÌNH SỰ
2.1 Khái niệm, nhiệm vụ và nguyên tắc của Luật THAHS
2.1.1 Luật THAHS- một ngành luật trong hệ thong pháp luật Việt Nam
- Khái niệm: Luật THAHS là một ngành luật độc lập trong hệ thống phápluật Việt Nam, bao gồm tổng thể các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình THAHS nhằm đảm bảo thi hành trong thực tếcác bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật
Điều 12 Hiến pháp năm 1992 qui định: “Nhà nước quản lý xã hội bằngpháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN” Việc thi hành bản án,
quyết định của Toà án phải được quán triệt sâu sắc nguyên tắc này Nhiệm vụ
bảo vệ pháp luật đòi hỏi phải phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi vi
phạm pháp luật, đặc biệt là các hành vi phạm tội Đối với các hành vi phạm tội,
Toa án ra bản án hoặc các quyết định khác bắt buộc người đó phải thi hành
nhằm trừng tri đồng thời giáo dục, cải tạo người phạm tội, thực hiện công lý,công bằng xã hội THAHS chính là việc thực hiện công lý, công bằng xã hộitrong thực tế Như vậy, đảm bảo thi hành các phán quyết của Toà án là nhiệm vụsống còn của Nhà nước, của toàn xã hội, nó liên quan trực tiếp đến tính nghiêm
minh của cả hệ thống pháp luật, đến uy tín của Nhà nước Vì vậy, yêu cầu các
ban án, quyết định của Toa án trong đó đặc biệt là các bản án hình sự phải được
xã hội đặc biệt tôn trọng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghiêm
chỉnh Các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ án hình sự không chi
hướng tới mục đích là ra bản án và quyêt định đúng đăn mà còn đảm bảo sao
Trang 19cho bản án và quyết định đó khi đã có hiệu lực phải được đưa ra thi hành kịpthời và triệt dé.
Có thể nhận thấy ban chat của THAHS thẻ hiện ở những đặc điểm cơ bản
sau:
Thứ nhất, THAHS với tính chất là một hoạt động chấp hành, cho dù căn
cứ để thi hành là bản án và quyết định của Toà án, nhưng quá trình THAHSđược thực hiện với những hoạt động, biện pháp, cách thức không mang tính tố
tụng.
Thứ hai, trong quá trình thi hành, các co quan thi hành án bao gồm một hệthống các cơ quan có thẩm quyền mà không phải là các cơ quan tiến hành tố
tụng như cơ quan quản lý THAHS (cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Công an
và cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Quốc phòng); Cơ quan THAHS (trại giamthuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu; cơquan THAHS Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan THAHSCông an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ quan THAHS quân khu vàtương đương) và cơ quan được giao một số nhiệm vụ THAHS: Trại tạm giamthuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộcCông an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
tran
Thứ ba, trong quá trình thi hành án, các đối tượng thi hành án phải có
nghĩa vụ tự giác thi hành hoặc áp dụng các biện pháp đã được xác định trong
bản án, quyết định của Toà án; các cơ quan có thâm quyền thi hành án phải có
trách nhiệm trong việc giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng lợi ích
của cá nhân, của Nhà nước và xã hội, giáo dục họ trở thành người công dân có
ích cho xã hội.
Thứ tư, THAHS trước hết là hoạt động của cơ quan Nhà nước Tuy nhiên,cùng với sự phát triển của xã hội, quá trình xã hội hoá hoạt động THAHS cũngđang được tiễn hành với nhiều triển vọng Theo đó, THAHS sẽ có sự tham gia
của các tô chức, cá nhân, gia đình của người bị két án
Trang 20- Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật THAHS:
Đối tượng điều chỉnh của Luật THAHS là những quan hệ xã hội phát sinhgiữa các chủ thể khác nhau trong quá trình THAHS Do nội dung của các bản
a quyết định của Toà án trong lĩnh vực hình sự rất da dạng và phong phú nên
ác quan hệ phát sinh trong quá trình THAHS cũng hết sức phức tạp Có thé
chia các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình THAHS thành những nhóm cơ tản sau:
Thứ nhất, những quan hệ phát sinh ngay sau khi bản án hình sự có hiệu
lrc pháp luật, nghĩa vụ thi hành án bản án của các cơ quan chức năng, nghĩa vụ
chấp hành bản án của người bị kết án, việc nhập trại, phân loại trại, phân chế độ
giam giữ, cải tạo
Thứ hai, những quan hệ phát sinh trong quá trình giáo dục, cải tạo thểhiện ở các quyền và nghĩa vụ của những người bị kết án nói chung và những trạiđặc biệt; quyền và nghĩa vụ của cơ quan thi hành hình phạt tù
Thứ ba, những quan hệ phát sinh trên cơ sở những sự kiện phát lý xảy ra
trong quá trình giáo dục, cải tạo; khám chữa bệnh, kiểm tra, thanh tra, gap go
Thứ tu, những quan hệ của các cơ quan khác của Nha nước và các tổ chức
xã hội góp phần vào quá trình giáo dục, cải tạo những người bị kết án
Phương pháp điều chỉnh của Luật THAHS là những cách thức mà nódùng để tác động đến các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình THAHS Về
cơ bản, Luật THAHS có hai phương pháp điều chỉnh đó lä: Phương pháp quyền
uy và phương pháp phối hợp- chế ước
Phương pháp quyền uy là phương pháp thé hiện sự bat bình dang giữa các
bên tham gia quan hệ đó và khả năng cưỡng chế thực hiện tối đa Thông thường
phương pháp này được sử dụng để điều chỉnh quan hệ Nhà nước thông qua các
cơ quan được uỷ quyền với người phải chấp hành án hình sự Nhà nước áp dụng
biện pháp cưỡng ché buộc người phải chấp hành án phải thực hiện các nội dung
đã được thé hiện trong bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Toà án mà
Trang 21tố chức nao.
Phương pháp phối hợp- chế ước: là phương pháp được sử dụng rộng rãitrong các quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân trongquá trình THAHS Ví dụ: sự phối hợp giữa cơ quan Viện kiểm sát với cơ quanquản lý trại giam để bảo đảm hiệu quả thi hành án phạt tù
2.1.2 Nhiệm vụ của Luật THAHS
Nhiệm vụ của pháp luật THAHS không thể tách rời khỏi nhiệm vụ của cả
hệ thống pháp luật nói chung và của hệ thống tư pháp hình sự nói riêng Tuynhiên với tư cách là một ngành luật, THAHS có những nhiệm vụ cụ thể đặc thùvới tính cách là hình thức thé hiện việc thực hiện nhiệm vụ chung Những nhiệm
vụ chính của luật THAHS đó là:
Thứ nhất, bảo đảm bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật của
Toà án phải được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế
Thứ hai, cải tạo, giáo dục người bị kết án để họ không phạm tội mới và trởthành người có ích cho xã hội, tạo các điều kiện cần thiết để họ tái hoà nhậpcộng đồng và băng cách đó thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm
Thứ ba, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phòng
ngừa tội phạm nói chung, động viên khuyến khích sự tham gia của xã hội và
công dân vào cuộc dau tranh phòng ngừa và chống tội [|i8fiw2 TÂM THONG TIN THU VIỆ
„ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA Nt
2.1.3 Nguyên tắc của luật THAHS PHÒNG DOC 4JứñVAREA) z
- Nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN trong THAHS:
Điều 4 luật THAHS qui định: “Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảmlợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân
Ban án, quyết định có hiệu lực thi hành phải được cơ quan, tổ chức, cánhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh ”
Nội dung của qui định trên xác định: khi thực hiện các hoạt động THAHS,
các cơ quan có thâm quyền, các tổ chức, cá nhân, người bị kết án phải triệt đểtuân thủ các qui định của Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước,
quyên và lợi ích của tô chức, cá nhân.
Trang 22Toàn bộ quá trình THAHS, từ khâu tổ chức đến việc triển khai công tác
th hành án đều phải được đặt trong khuôn khổ pháp lý chặt chẽ Các qui địnhcia luật THAHS và các văn bản pháp luật khác có liên quan cần được tuân thủ,ciấp hành nghiêm chỉnh, nhất quán Muốn vậy, các cơ quan thi hành án phải cótrích nhiệm tô chức thi hành nghiêm chỉnh các bản án, quyết định của Toà án đã
co hiệu lực pháp luật, loại bỏ sự tuỳ tiện, vô tô chức, thiểu ky luật trong lĩnh vực
tH hành án và phải xử lý nghiêm minh mọi biểu hiện vi phạm pháp luật tronglnh vực thi hành án, bao gồm những vi phạm từ phía những người có nghĩa vụchấp hành án và những người có trách nhiệm tổ chức việc thi hành án Các quidna của luật THAHS phải được tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh, nhất quán.Các cơ quan thi hành án có trách nhiệm tổ chức thi hành nghiêm chỉnh các bản
án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, loại bỏ sự tuỳ tiện, vô tổ
chức, thiếu kỷ luật trong lĩnh vực thi hành án và phải xử lý nghiêm minh mọibiểu hiện vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thi hành án, bao gồm cả những viphạm pháp luật từ phía những người có nghĩa vụ chấp hành án và những người
có trách nhiệm tổ chức việc thi hành án
- Nguyên tắc bảo đảm nhân đạo XHCN:
“Bảo đảm nhân đạo XHCN: tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợppháp của người chấp hành án” (Điều 4 Luật THAHS)
Trong THAHS, nguyên tắc nhân đạo thể hiện tín ưu việt của chế độ xã hội
cũng như truyền thống nhân đạo của dân tộc ta Tư tưởng nhân đạo thể hiệnngay trong mục đích của hoạt động THAHS là nhằm thực thi công lý, bảo đảm
sự công bằng cần thiết cho mọi thành viên trong xã hội trước pháp luật, bảo vệ
có hiệu quả các loại lợi ích trong xã hội Do vậy, nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi
trưcc hết, hoạt động THAHS phải bảo đảm có hiệu quả, hài hoà các loại lợi íchkhá: nhau, tôn trọng nhân phẩm, danh dự đối với những người chấp hành án.Nguyên tắc nhân đạo trong THAHS thé hiện ở qui chế giảm, miễn, hoặc tamđình chỉ thi hành án phạt tù, ở chế độ ăn, mặc, ở, học tập, lao động của phạm
Trang 23hành án hình thành thói quen sinh hoạt cộng đồng, ý thức tuân thủ, phục tùngpháp luật của người phải chấp hành hình phạt, mặt khác, tránh tâm lý mặc cảm,
tự ti, thù địch, xa lánh cộng đồng của những người này sau khi hết thời hạn chấphành hình phạt để giúp họ dễ dàng tái hoà nhập cộng đồng Tuy nhiên, nguyêntắc nhân đạo trong tổ chức và hoạt động THAHS không đồng nghĩa với việcnương nhẹ, bỏ qua một cách vô căn cứ đối với những người không chấp hànhcác bản án, quyết định đã có hiệu lực của pháp luật của Toà án Việc thực hiệnnguyên tắc nhân đạo nhưng không được làm mắt đi tính nghiêm minh của phápluật cũng như không được phép vi phạm các nguyên tắc khác về tổ chức và hoạtđộng THAHS.
- Nguyên tắc kết hợp giáo dục, cải tạo và cưỡng chế:
“Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụngbiện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất và mức độ phạm lội, độtuổi, giới tính, trình độ văn hoá và các đặc điểm nhân thân khác của người chấphành án” (Điều 4 Luật THAHS) Sự tự nguyện thi hành án là một trong nhữngyếu tố quan trọng tạo điều kiện cho hoạt động thi hành án được diễn ra thuận lợi,
có hiệu quả Do đó luật THAHS đưa ra những qui định nhằm khuyến khích
người có nghĩa vụ thi hành án tự nguyện thực hiện những nghĩa vụ mà bản án,
quyết định của Toà án yêu cầu: “Khuyến khích người chấp hành án ăn nan hoicải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại ” (Điều 4
luật THAHS) Trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi
hành thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với họ là cần thiết để hoạtđộng thi hành án đạt được mục đích dé ra Biện pháp cưỡng chế, bắt buộc phảithi hành được xem là biện pháp cuối cùng để bảo đảm hiệu lực, tính nghiêmminh của pháp luật và của bản án được tuyên nhân danh Nhà nước, đồng thời đểbảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người phải thi hành án vànhững người khác có liên quan Việc vận dụng nguyên tắc kết hợp giáo dục, cảitạo với cưỡng chế trong tổ chức và THAHS đòi hỏi phải tìm ra sự kết hợp đúngđắn, hợp lý giữa các biện pháp giáo dục, cải tạo và cưỡng chế Mối quan hệ kếthợp đó cần phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức về mức độ, liều lượng khácnhau của sự kết hợp các biện pháp giáo dục, cải tạo, thuyết phục và các biện
Trang 24pháp cưỡng chế đối với việc thi hành từng loại án khác nhau cũng như đối vớitừng loại người bị kết án khác nhau Việc áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo
phải trên cơ sở tính chất và mức độ phạm tội, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá
và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án Có như vậy mới tăngđược hiệu quả của công tác THAHS Bên cạnh đó, trong một số trường hợp khi
thi hành án đối với những đối tượng đặc biệt như người chưa thành niên cũng
cần xác định rõ mục đích của thi hành án là: “cha yếu nhằm giáo duc, giúp đỡ
họ sửa chữa sai lam, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xãhội ” (Điều 4 Luật THAHS)
- Nguyên tac tôn trọng, bảo đảm các quyên cơ bản của công dân:
THAHS là lĩnh vực hoạt động có liên quan trực tiếp tới các quyền và tự
do cơ bản được qui định trong Hiến pháp như: quyền tự do thân thể, quyền đượcbảo hộ về tinh mang, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền bất khả xâmphạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín Do đó, nguyên tắc tôn trọng và bảo
vệ các quyền cơ bản của con người phải được quán triệt đầy đủ trong tổ chức va
hoạt động THAHS Khi THAHS, các cơ quan và cá nhân có nhiệm vụ thi hành
án phải tôn trọng và bảo đảm quyền bat khả xâm phạm về thân thé của công dân,
bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân Các
cơ quan có thâm quyền va các cá nhân chỉ được áp dung các biện pháp cưỡng
chế khi có đầy đủ các căn cứ và chỉ tron giới hạn được pháp luật qui định Các
cơ quan thi hành án và các cá nhân có thâm quyển cần phải tôn trọng sự tựnguyện thi hành án của những người bị kết án và các tô chức, cá nhân khác Sự
tự nguyện của người phải thi hành án được coi là một trong những yếu tố quantrọng giúp hoạt động thi hành án được diễn ra thuận lợi, có hiệu quả Điều nàycòn thê hiện sự thành công trong công tác thi hành án của các cơ quan thi hành
án, không chỉ giúp được những chi phí không cần thiết mà còn giúp được duy trìđược mối quan hệ đồng thuận trong sinh hoạt xã hội Bên cạnh đó: “Bảo đảmquyền khiếu nại, tổ cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong hoạtđộng THAHS” (Điều 4 Luật THAHS) cũng là một trong những nội dung của
Trang 25- Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tô chức, cá nhân vàgia đình vào việc giáo dục cải tạo người chấp hành án:
Thị hành án hình sự là hoạt động mang tính phức tạp cao mà hiệu quả của
nó không chỉ phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực của các cơ quan thi hành án chuyêntrách mà còn phụ thuộc vào sự tham gia của các cơ quan nhà nước, chính quyềnđịa phương, tổ chức, cá nhân và gia đình của người bị kết án Do vậy bảo dam
sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình vào việc giáo dục cải tạongười chấp hành án được coi là một trong những nguyên tắc quan trọng của hoạt
động THAHS và cần phải được vận dụng thực hiện nghiêm túc trong thực tiễn
Trong lĩnh vực THAHS, pháp luật qui định ngoài các cơ quan chuyên trách thị
hành án phạt tù, hình phạt trục xuất, hình phạt tiền, tịch thu tài sản thì chínhquyền xã, phường, thi tran hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc
làm việc được đảm nhiệm thi hành những hình phạt khác như: quản chế, cắm cưtrú, cải tạo không giam giữ, tước một số quyền công dân, cam đảm nhiệm một
sô chức vụ hoặc cam làm một sô nghé nhât định.
2.2 Hệ thong cơ quan THAHS và cơ quan nhà nước trong quan lý
Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam
thuộc quân khu (sau đây gọi là trại giam) là nơi thi hành án phạt tù; quản lý,
giam giữ, cải tạo những người bị kết án tù có thời hạn và tù chung thân theođúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định
Trang 26của Bộ Công an, Bộ quốc phòng Theo qui định tại Điều 16 Luật THAHS, trạigiam được tổ chức gồm các phân trại, khu giam giữ, nhà giam, các công trình
phục vụ việc quản lý giam giữ, phục vụ sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục cải
tạo phạm nhân; các công trình phục vụ làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại trạigiam Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có Giám thị, Phó giám thị,
Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng; sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan; chiến sĩ và công nhân, viên chức Giám
thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội
trưởng phải là người đã tốt nghiệp đại học Cảnh sát, đại học An ninh, đại họcLuật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định của Chính phủ
Cơ quan THAHS Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đâygọi là cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh)
Theo Điều 13 Luật THAHS cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh có nhiệm
vụ, quyền hạn giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh quản lý, chỉ đạo công tácTHAHS trên địa ban cấp tỉnh: chi đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác THAHSđối với trại tạm giam, cơ quan THAHS Công an cấp huyện; tổng kết công tácTHAHS và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan
quản lý THAHS thuộc Bộ Công an Ngoài việc giúp cơ quan quản ly thi hành
án, cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh còn trực tiếp thực hiện những hoạt động
thi hành án.
Cơ quan THAHS Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sauđây gọi là cơ quan THAHS Công an cấp huyện) Theo qui định tại Điều 15 LuậtTHAHS, Cơ quan THAHS Công an cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn giúp
Trưởng Công an cấp huyện quản lý, chỉ đạo công tác THAHS trên địa ban cấp
huyện: hướng dẫn nghiệp vụ công tác THAHS theo thẩm quyền đối với Ủy bannhân dân cấp xã; chỉ đạo, kiểm tra Công an cấp xã trong việc giúp UBND cấp xã
thực hiện nhiệm vụ THAHS theo quy định của Luật THAHS nay; thực hiện
thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Công
Trang 27Cơ quan THAHS quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ quan
THAHS cấp quân khu) có nhiệm vụ, quyền hạn giúp Tư lệnh quân khu quản lý:
chỉ đạo công tác THAHS trên địa ban quân khu và tương đương; chỉ đạo nghiệp
vụ và kiểm tra công tác THAHS; quản lý trại giam thuộc quân khu; tong kếtcông tác THAHS và thực hiện thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quanquản lý THAHS thuộc Bộ Quốc phòng
Ngoài các cơ quan thi hành án còn có các cơ quan được giao một sốnhiệm vụ THAHS Khoản 3 Điều 10 Luật THAHS quy định Cơ quan được giaomột số nhiệm vụ THAHS gồm:
- Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng,trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là
trại tạm giam): Điều 17 Luật THAHS qui định trại tạm giam có nhiệm vụ, quyền
hạn tiếp nhận, quản lý giam giữ người bị kết án tử hình; trực tiếp quản lý giamgiữ, giáo dục cải tạo phạm nhân chấp hành án tại trại tạm giam theo quy định
của Luật THAHS.
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân
cấp xã): Điều 18 Luật THAHS qui định Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn về giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạokhông giam giữ, cắm cư trú, quản chế, cắm đảm nhiệm chức vụ, cắm hành nghềhoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân và án treo Công an
cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn theo quy định của Luật THAHS
- Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương (sau đây gọi là đơn vị
quân đội): Điều 19 Luật THAHS qui định đơn vị quân đội có nhiệm vụ, quyền
hạn về giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm
đảm nhiệm chức vu, cắm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số
quyền công dân và án treo theo quy định của Luật THAHS
Tòa án cũng là chủ thể tham gia vào quá trình thi hành án Điều 20 LuậtTHAHS qui định Tòa án trong THAHS có nhiệm vụ, quyền hạn ra quyết định
Trang 28thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình; ra quyết địnhhoãn tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án phạt tù; miễn, giảm thời hạn chấphành án; kéo dài thời hạn trục xuất; rút ngắn thời gian thử thách đối với ngườiđược hưởng án treo; xem xét, giải quyết việc cho nhận tử thi của người chấphành án tử hình; gửi bản án, quyết định được thi hành và quyết định, tài liệu cóliên quan cho cơ quan, tô chức, cá nhân theo quy định của Luật THAHS; thựchiện chế độ thống kê, báo cáo về THAHS theo thẳm quyền và nhiệm vụ, quyền
hạn khác theo quy định của Luật THAHS.
2.2.2 Nhiệm vụ, quyên hạn của cơ quan nhà nước trong quản ly công tac
THAHS
Quản lý nhà nước trong công tác THAHS là quản lý về tổ chức của các cơTHAHS và quản lý toàn bộ hoạt động THAHS đối với người chấp hành án.Quản lý nhà nước trong công tác THAHS có các đặc điểm sau đây:
- Cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác THAHS không
chỉ bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước mà còn bao gồm các cơ quan tư
pháp Bỡi lẽ, theo quy định tại Chương XIV Luật THAHS, thì các cơ quan nhà
nước sau đây có thâm quyền quản lý công tác THAHS: Chính phủ, Bộ Công an,
Bộ Quốc phòng, TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Laođộng, thương bình và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp tỉnh và
UBND cấp huyện Trong đó, Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư
pháp, Bộ Y tế, Bộ Lao động, thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo,UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện là các cơ quan quản lý nhà nước; cònTAND tối cao, VKSND tối cao là các cơ quan tư pháp Theo quy định tại Điều
10-12 Luật THAHS, thì ở Bộ Công an và Bộ Quốc phòng có cơ quan quan lý
THAHS giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ trong công tác quản lý THAHS.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan nhà nước trong công tác THAHS được
quy định cụ thể trong Luật THAHS từ Điều 170 đến Điều 182 (sẽ được trình bày
tại điểm 2 Chuyên đề nay)
- Nội dung quan lý nhà nước trong công tác THAHS bao gồm: chỉ đạo các
cơ quan về công tác THAHS; ban hành hoặc phối hợp giữa các cơ quan có thâm
Trang 29quyên ban hành văn bản quy phạm pháp luật về THAHS; đình chỉ, bãi bỏ theothấm quyền hoặc kiến nghị cấp có thâm quyền bãi bỏ những quy định vềTHAHS trái với quy định của Luật THAHS; xây dựng và tổ chức thực hiệnchính sách, kế hoạch về THAHS; quyết định việc đưa người chấp hành án phạt
tù có thời hạn từ 5 năm trở xuống không phải là người chưa thành niên, ngườinước ngoài, người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc nghiện ma tuý đểphục vụ việc tạm giam, tạm giữ; chỉ đạo và tổ chức thực hiện và phổ biến, giáodục các văn bản quy phạm pháp luật về THAHS; ban hành các biểu mẫu, giấy
tờ, số sách về THAHS; Ban hành và thực hiện chế độ thống kê về THAHS; quản
lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của cơ quan THAHS; quyết định
thành lập cơ quan THAHS; dao tạo, bồi dưỡng, huấn luyện sĩ quan, hạ sĩ quan,
chiến sĩ, công nhân, viên chức trong THAHS; bồi dưỡng, huấn luyện, chỉ đạo,
hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, nhân viên cơ quan, tổ chức đượcgiao một số nhiệm vụ THAHS; chi đạo lực lượng Cảnh sát hỗ trợ tư pháp, cảnh
vệ tư pháp thực hiện phối hợp truy bắt người chấp hành án bỏ trốn; áp giảingười có quyết định THAHS để thi hành án; giải tán, tạm giữ người có hành vi
cản trở, chống đối việc thi hành án; phối hợp đơn vị vũ trang nhân dân khác và
chính quyền địa phương dé chủ động triển khai lực lượng hỗ trợ THAHS trongtrường hợp cần thiết; kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm trong công
tác THAHS; giải quyết khiếu nại, tố cáo về THAHS theo quy định của Luật
THAHS; quyết định kể hoạch phân bổ kinh phí, bảo đảm điều kiện cho hoạt
động của cơ quan THAHS
Việc quản lý nhà nước trong công tác THAHS có ý nghĩa rất lớn đối với
việc: - Bảo dam cho việc tổ chức cơ quan THAHS đúng quy định của pháp luật.Bởi lẽ, theo quy định tại các Điều 171, 172 Luật THAHS, thì Bộ Công an và BộQuốc phòng có quyền thành lập cơ quan THAHS Nhưng số lượng co quan
THAHS do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thành lập bị khống chế bởi quy định tại
Điều 10 Luật THAHS và chỉ bao gồm: Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giamthuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu; Cơ quan THAHS Công an
Trang 30tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan THAHS Công an huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Cơ quan THAHS quân khu và tương đương.
- Bảo đảm cho công tác THAHS được tiến hành theo đúng trình tự, thủtục do pháp luật quy định Bởi lẽ, các cơ quan quản lý THAHS (Bộ Công an, BộQuốc phòng) có nhiệm vụ: chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạmpháp luật về THAHS; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong công tác THAHS;đình chỉ, bãi bỏ hoặc kiến nghị cấp có thâm quyền bãi bỏ những quy định về
THAHS trái với quy định của Luật THAHS.
2.3 Thi hành án tử hình
2.3.1 Thủ tục xem xét bản an tử hình trước khi đưa ra thi hành
2.4.1.1 Thủ tục xem xét việc kháng nghị bản án tử hình
Xem xét việc kháng nghị bản án tử hình là việc Chánh án TANDTC và
Viện trưởng VKSNDTC kiểm tra việc xét xử về nội dung vụ an va về việc ápdụng pháp luật ngay sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật để quyết địnhkháng nghị hoặc không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm hoặc tái thâm.Xem xét việc kháng nghị bản án tử hình là thủ tục bắt buộc, không phụthuộc người bị kết án có đề nghị giám đốc thâm hoặc tái thâm hay không
Theo quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 258 BLTTHS, sau khi ban án tửhình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên Chánh án
TANDTC và bản án phải được gửi ngay lên Viện trưởng VKSNDTC.
Theo quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 258 BLTTHS, sau khi ban án tử
hình có hiệu lực pháp luật, bản án phải được gửi ngay lên Viện trưởng VKSNDTC.
Việc gửi ngay bản án tử hình cho Viện trưởng VKSNDTC là để kịp thời
thông báo về việc áp dụng hình phạt tử hình Viện trưởng VKSNDTC không thểquyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị chỉ trên cơ sở kiểm tra bản án tửhình, mà phải kiểm tra toàn bộ hồ sơ vụ án như quy định tại đoạn 2 khoản 1Điều 258 BLTTHS: “Trong thời hạn hai thang, kể từ ngày nhận được bản án và
Trang 31quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thâm” Ở thời điểm “sawkhi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật" trong hồ sơ vụ án gửi ngay lên Chánh
án TANDTC đương nhiên phải bao gồm bản án tử hình Do đó, bản án được gửi
ngay lên Viện trưởng VKSNDTC chỉ là bản sao ban án tử hình.
2.3.1.2 Thủ tục xem xét việc ân giảm hình phạt tử hình
Việc ân giảm hình phạt tử hình là việc Chủ tịch nước xem xét chính sách
của Nhà nước và trường hợp phạm tội cụ thể để quyết định ân giảm hoặc không
ân giảm hình phạt tử hình khi có đơn xin ân giảm của người bị kết án
Xem xét việc ân giảm hình phạt tử hình không phải là thủ tục bắt buộcđương nhiên mà phụ thuộc vào ý chí xin ân giảm của người bị kết án Nếu người
bị kết án không xin ân giảm hoặc chỉ kêu oan”) thì Chủ tịch nước không cóquyên tự mình ân giảm hình phạt tử hình Người bị kết án tử hình được gửi đơnxin ân giảm trong thời hạn 7 ngày, ké từ ngày ban án có hiệu lực pháp luật),hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giám đốc thâm hoặc tái thâm giữ nguyênbản án tử hình”,
Xem xét việc ân giảm hình phạt tử hình không phải là kiểm tra tính có căn
cứ và hợp pháp của bản án tử hình mà chỉ xem xét chính sách của Nhà nước
(chính sách nhân đạo, chính sách ngoại giao, chính sách đấu tranh chống vàphòng ngừa tội phạm ) và trường hợp phạm tội cụ thể để quyết định ân giảm
hoặc không ân giảm Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC phải trình
Chủ tịch nước ý kiến của mình về trường hợp người bị kết án xin ân giam.®Điều kiện thi hành hình phat tử hình:
- Trong trường hợp người bị kết án tử hình không xin ân giảm:
C) Trường hợp người bị kết án tử hình chỉ làm đơn có nội dung kêu oan thì đơn phải được gửi ngay lên Chánh
án TANDTC (điểm i, tiểu mục 1.1, mục 1, Phan II Nghị quyết số 02/2007/NQ-HDTP ngày 02/10/2007 của Hội
đồng thâm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phan thứ năm “Thi hành bàn án và quyết định của toà án” của BLTTHS); hoặc Văn phòng Chủ tịch nước trả hồ sơ về cho TANDTC để Chánh án
TANDTC giải quyết theo thấm quyền (Điều 9 Quy chế số 72 QC/LT VPCTN-TANDTC ngày 30/10/2003 phối
hợp công tác giữa văn phòng Chủ tịch nước và TANDTC) Đơn có nội dung kêu oan của người bị kết án tử hình
được TANDTC xem xét như đơn dé nghị giám đốc thâm.
(°) Đoạn 3, khoản 1, Điều 258 BLTTHS.
C) Điểm h, tiểu mục 1.1, mục 1, phần II Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của HDTP
TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ năm “Thi hành bản án và quyết định cua Toà an”
của BLTTHS
Trang 32Trong trường hợp này, bản án tử hình được thi hành nếu toà án xử sơ thâm
đã nhận được quyết định không kháng nghị của Chánh án TANDTC và quyếtđịnh không kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC hoặc đã nhận được quyếtđịnh giám đốc thẩm hoặc quyết định tái thâm của TANDTC giữ nguyên bản án
tử hình.
- Trong trường hợp người bị kết án tử hình xin ân giảm:
Trong trường hợp này, bản án tử hình được thi hành nếu toà án xử sơ thẩm
đã nhận được quyết định không kháng nghị của Chánh án TANDTC, quyết địnhkhông kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC và bản sao quyết định của Chủ
tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình hoặc đã nhận được quyết định
giám đốc thâm hoặc quyết định tái thẩm của TANDTC giữ nguyên ban án tửhình và bản sao quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử
hình.
2.3.2 Thủ tục thi hành hình phạt tử hình
- Ra quyết định thi hành án và thành lập hội đồng thi hành hình phạt tử
hình
Chánh án toà án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án và thành lập Hội
đồng thi hành hình phạt tử hình Trường hợp một người bị kết án tử hình mà lại
bị xét xử về một tội phạm mới (được thực hiện trước hoặc sau khi bị kết án tử
hình) tại một toà án khác, nhưng bị xử phạt với mức hình phạt không phải là tử
hình thì chánh án toà án đã xử sơ thâm về tội phạm mà họ bị kết án tử hình raquyết định thi hành án và thành lập hội đồng thi hành hình phạt tử hình Trườnghợp một người bị kết án tử hình nhiều lần theo nhiều bản án của các toà án đã xử
sơ thấm khác nhau thì chánh án toà án đã xử sơ thâm vụ án sau cùng ra quyếtđịnh thi hành án và thành lập hội đồng thi hành hình phạt tử hình
- Hình thức và trình tự thi hành án tử hình: Thị hành án tử hình được thực
hiện bằng tiêm thuốc độc
Việc thay thế hình thức xử bắn băng tiêm thuốc độc vì những lý do sau:việc xử bắn tuy có tác dụng răn đe, phòng ngừa tội phạm cao, nhưng cũng bộc lộ
Trang 33lý, tư tưởng cán bộ, chiến sỹ trực tiếp làm nhiệm vụ thi hành án “Thue té chothấy, đã có không it cán bộ, chiến sỹ do không chịu đựng nồi áp lực và căngthăng về tâm lý cũng như quan niệm đạo đức truyền thống nên đã không yêntâm công tác, thậm chí có cán bộ, chiến Sỹ sau một số lần thực hiện nhiệm vụ thihành án đã có biểu hiện bất ồn về tinh thần”.”) 2) Thi hành hình phạt tử hìnhbăng xử bắn khiến nhiều địa phương gặp khó khăn về pháp trường Hiện nay,trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mới có 07 tỉnh, thành phố cópháp trường cô định; 18 tỉnh, thành phố do bắn nhiều lần ở một địa điểm nên đã
tự hình thành pháp trường và 36 tỉnh, thành phố chưa có pháp trường thi hành án
tử hình, mỗi lần thi hành án tử hình phải liên hệ, tìm pháp trường và trong nhiềutrường hợp phải đưa người bị kết án tử hình trong nhiều vụ án khác nhau ra thihành cùng một thời điểm; 3) Thi hành hình phạt tử hình bằng xử bắn làm chothi thể người bị thi hành án không còn nguyên vẹn, “gây cảm giác là làm dauđớn về thể xác cho người bị kết án khi chết, gây kinh hoàng cho người bị kết
án và thân nhân của ho” Hình thức thi hành hình phạt tử hình cần được thayđổi theo hướng hiện đại và nhân đạo hơn Thi hành hình phạt tử hình bằng tiêmthuốc độc “wu việt hon so với các hình thức khác mà các nước trên thé giới
dang áp dụng Ưu điểm nổi trội của hình thức thì hành án này là ở chỗ nó giảm
bớt sự dau đớn trước khi chết và giữ nguyên vẹn xác của người bị thi hành hìnhphạt tử hình, có khả năng áp dụng trong điều kiện như nước ta, cũng như làmgiảm áp lực tâm lý cho những người được giao nhiệm vụ trực tiếp thi hànhan?)
Theo quy định tại Nghị định số 82/2011/NĐ-CP ngày 16-9-2011, thuốctiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm: thuốc dùng để gây mê:Sodium thiopental; thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp: Pancuroniumbromide và thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim: Potassium chloride Mộtliều gồm 3 loại thuốc nói trên
Quy định của Luật THAHS vẻ hình thức thi hành án tử hình là tiêm thuốc
) Võ Khánh Vinh, “Một số van đề về thi hành hình phạt tử hình”, Tạp chí TAND, tháng 10/2004, tr 18 (') Pham Văn Lợi (Chủ biên), Một số vấn dé về hình phạt từ hình và thi hành hình phạt tử hình, Nxb Chính tri
quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 122.
('') Phạm Văn Lợi (Chủ biên), Một số vấn dé về hình phạt từ hình và thi hành hình phat tử hình, Nxb Chính trị
Trang 34độc thì phải huỷ bỏ khoản 3 Điều 259 BLTTHS hiện hành: “Hình phạt tử hìnhđược thi hành bằng xử ban’.
Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danhbản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp ngườichấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điềukiện không thị hành án tử hình theo quy định của Bộ luật hình sự.
Hình phạt tử hình không được áp dụng đối với người chưa thành niên phạmtội, đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tộihoặc khi bị xét xử và không được thi hành đối với phụ nữ đang ở trong tìnhtrạng đó Khoản 6 Điều 5 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trịnăm 1966 chỉ quy định không thi hành hình phạt tử hình đối với phụ nữ đang cóthai nên việc không thi hành hình phạt tử hình đối với phụ nữ đang nuôi condưới 36 tháng tuổi là sự mở rộng của pháp luật Việt Nam so với quy định củaCông ước.
Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống,viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân
Trình tự thi hành án tử hình được thực hiện như sau: 1) Căn cứ quyết định
thi hành án tử hình và yêu cầu của chủ tịch hội đồng thi hành án tử hình, cảnhsát hỗ trợ tư pháp hoặc cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án
đến nơi làm việc của hội đồng thi hành án tử hình; 2) Thực hiện yêu cầu của hội
đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc công an nhân dân hoặc quân
đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh ban, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ,tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra vàlập biên bản; báo cáo hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra; 3) Chủtịch hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định
không kháng nghị của Chánh án TANDTC và quyết định không kháng nghị củaViện trưởng VKSNDTC, quyết định của Hội đồng thâm phán TANDTC khôngchấp nhận kháng nghị của Chánh án TANDTC hoặc Viện trưởng VKSNDTC,quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình Ngay sau khi chủ
Trang 35cảnh vệ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho người chấp hành án
để người đó tự đọc Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết
tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì hội đồng thi hành án tử hình chỉ
định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe Quátrình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưuvào hồ sơ; 4) Theo lệnh của chủ tịch hội đồng thi hành án tử hình, cán bộchuyên môn do cơ quan THAHS cấp tinh, cơ quan THAHS cấp quân khu chỉ
định thực hiện việc thi hành án và báo cáo kết quả cho chủ tịch hội đồng: 5)
Theo lệnh của chủ tịch hội đồng thi hành án tử hình, bác sỹ pháp y xác định tìnhtrạng của người đã bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho hội đồng: 6)Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản thi hành án; báo cáo về quá trình, kết
quả thi hành án cho TANDTC, VKSNDTC, cơ quan quản lý THAHS Cơ quan
THAHS công an cấp tỉnh, cơ quan THAHS cấp quân khu làm thủ tục khai tử tại
UBND cấp xã nơi thi hành án; 7) Cơ quan THAHS công an cấp tỉnh, cơ quanTHAHS cấp quân khu có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ so
đồ mộ người đã bị thi hành án UBND cấp xã nơi thi hành án có nhiệm vụ phốihợp với cơ quan THAHS công an cấp tỉnh, cơ quan THAHS cấp quân khu trong
việc mai táng và quản lý mộ của người đã bi thi hành án; 8) Trong thời han 03
ngày, ké từ ngày thi hành án, cơ quan THAHS công an cấp tinh, cơ quan
THAHS cấp quân khu thông báo cho thân nhân của người đã bị thi hành án biết,
trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật THAHS
- Giải quyết việc xin nhận tử thi, hài cốt của người bị thi hành án tử hình:
Trước khi thi hành án tử hình, thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của
người chấp hành án được làm đơn có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi
cư trú gửi chánh án tòa án đã xét xử sơ tham dé nghị giải quyết cho nhận tử thicủa người chấp hành án để an táng; trường hợp người chấp hành án là ngườinước ngoài thi đơn phải có xác nhận của cơ quan có thâm quyền hoặc cơ quanđại điện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người chấp hành án mang quốc
tịch và phải được dịch ra tiếng Việt
Trang 36- Hoãn thi hành án tử hình: Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãnthi hành án tử hình trong trường hợp sau: 1) Người bị kết án thuộc trường hợp
người chưa thành niên phạm tội, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36
tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử; 2) Có lý do bất khả kháng: 3) Ngaytrước khi thi hành án người chấp hành án khai báo những tình tiết mới về tộiphạm (khoản 1 Điều 58 Luật THAHS)
Trường hợp hoãn thi hành án đối với người chưa thành niên phạm tội, phụ
nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét
xử thì hội đồng thi hành án báo cáo chánh án toà án đã ra quyết định thi hành án
để báo cáo Chánh án TANDTC
Trường hợp hoãn thi hành án vì có lý do bất khả kháng hoặc ngay trước khithi hành án người chấp hành án khai báo những tình tiết mới về tội phạm mà lý
do hoãn không còn thì chánh án tòa án ra quyết định thi hành án yêu cầu hộiđồng thi hành án tiếp tục thực hiện việc thi hành án Trường hợp có sự thay đổi
thành viên hội đồng thì chánh án tòa án đã ra quyết định thi hành án quyết định
bổ sung thành viên hội đồng hoặc thành lập hội đồng thi hành án theo quy định
tại Điều 55 của Luật THAHS
- Khái niệm: Thủ tục thi hành án phạt tù là cách thức, trình tự do pháp luật
quy định để cơ quan, người có thâm quyền buộc phạm nhân phải chịu sự quản
lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo trở thành người lương thiện và có ích cho xã hội.
Dưới góc độ là một hoạt động mang tinh chất hành chính - tư pháp phứctạp và nhạy cảm hoạt động thi hành án phạt tù có liên quan đến quyền tự do dân
chủ của người bị kết án tù có thời hạn và tù chung thân, những đối tượng của
việc thi hành án phạt tù Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì tù có
Trang 37một thời gian nhất định với mức tối thiểu là ba tháng và tối đa là hai mươinăm '? Trường hợp người bị kết án về nhiều tội hoặc tổng hợp hình phat củanhiều bản án tù có thời hạn thì thời hạn tối đa là ba mươi năm Như vậy đốitượng phải chấp hành án phạt tù theo quy định trên là người bị kết án tù có thờihạn, tù chung thân và bản án kết tội đối với họ đã có hiệu lực pháp luật và cóquyết định thi hành Ngoài ra, còn có bản án của tòa án được thi hành ngay theoquy định của BLTTHSŸ Theo Luật THAHS thì, người đang chấp hành hìnhphạt tù được gọi là phạm nhân và như vậy có thể nói, đối tượng chấp hành ánphạt tù là phạm nhân.
- Căn cứ thi hành án phạt tù: Căn cứ để thi hành án phạt tù là những bản
án quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật” và đã có quyết định thi hành,
đó là điều kiện cần thiết để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.Theo Điều 2 của Luật THAHS thì bản án, quyết định được thi hành bao gồmbốn loại
Thứ nhất, bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi
hành.
Thứ hai, bản án hoặc quyết định của tòa án được thi hành ngay theo quy
định của BLTTHS.
Thứ ba, quyết định của tòa án Việt Nam tiếp nhận người đang chấp hành
án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hànhán: quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho
nước ngoài.
Thứ tư, bản án quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữabệnh, giáo dục tại xã, phường, thị tran, đưa vào trường giáo đưỡng
2.4.1.2 Những quy định của pháp luật về thủ tục thi hành án phạt tù
- Quyết định thi hành án phạt tù và thi hành quyết định thi hành án phạt
tù: Sau khi bản án phạt tù có thời hạn, tù chung thân có hiệu lực pháp luật thì
'? Xem Điều 33 BLHS năm 1999,
!* Xem khoản 2 Điều 2 Luật THAHS và Điều 228 BLTTHS.
'* Vu pháp chê Bộ Công an (1994), pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 và những văn bản hướng dẫn, NXB
Trang 38Chánh án tòa án đã xử sơ thâm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác chotòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành.
- Việc thi hành quyết định thi hành án phạt tù phải tuân thủ đúng quy địnhtại Diều 22 Luật THAHS
- Hoãn chấp hành án phạt tù: Hoãn chấp hành hình phạt tù là việc cơquan, người có thâm quyền quyết định cho người bị kết án phạt tù đang tại ngoạiđược ngừng chấp hành hình phạt trong một thời gian nhất định khi có căn cứtheo quy định của pháp luật Sau khi đã có quyết thi thi hành án phạt tù, người bịkết án phạt tù đang tại ngoại có thé được hoãn chấp hành án phạt tù trong nhữngtrường hợp sau nếu họ có nơi làm việc ôn định, hoặc có nơi thường trú cụ thé, rõréng, đồng thời sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiêmtrạng và không có căn cứ cho rằng họ có thể bỏ trốn
- Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù: Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù làviệc cơ quan, người có thẩm quyền quyết định cho người bị kết án phạt tù đangchấp hành án phạt tù được ngừng chấp hành trong một thời gian nhất định khi có
cén cứ theo quy định của pháp luật.
- Thủ tục giảm, miễn chấp hành án phạt tù: Cơ quan có quyền đề nghị
giảm thời hạn chấp hành án phạt tù là: Trại giam; trại tạm giam thuộc Bộ Côngan; trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng: Cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh, cơquan THAHS cấp quân khu; Cơ quan có thâm quyền đề nghị giảm thời hạn chấphanh án phạt tù có trách nhiệm lập hồ sơ và chuyển cho Tòa án nhân dân cấptỉìh, Tòa án quân sự quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án xem xét, quyết
dnh.
2.4.1.3 Chế độ quản lý giam giữ, giáo duc phạm nhân
- Chế độ quản lý giam giữ phạm nhân: Sau khi được cơ quan có tráchnhiệm tiếp nhận người chấp hành hình phạt tù, người đó phải chịu sự quản lý,
gam giữ của trại giam Trại giam là cơ quan thi hành án phạt tù có trách nhiệm
tế chức giam giữ phạm nhân theo quy định tại Điều 27 Luật THAHS
- Chế độ học tập, học nghề và được thông tin của phạm nhân: Để việc
Trang 39gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân phạm nhân phải học pháp luật, giáo dụccông dân và được học văn hóa, học nghề Đối với phạm nhân chưa biết chữ thìtrại giam, trại tạm giam phải tổ chức cho họ được học văn hóa để xóa mù chữ.Đối với phạm nhân là người nước ngoài thì được khuyến khích học tiếng Việt.
- Chế độ lao động và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân: Để phạmnhân biết quý trọng những đồng tiền và sản phẩm do sức lao động của mình làm
ra, trong thời gian chấp hành án phạt tù họ được tô chức lao động phù hợp với
độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng.Giống như những người lao động khác, phạm nhân không phải lao động trongnhững ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ, tết Thời gian phạm nhân lao động
va học nghề không được quá 8 giờ trong một ngày trừ trường hợp đột xuất hoặcthời vụ Trong trường hợp này Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làmthêm giờ nhưng không được quá 2 giờ trong một ngày Nếu phạm nhân lao độngthêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồidưỡng bằng tiền hoặc hiện vật
- Trả lại tự do cho phạm nhân: Việc trả tự do cho phạm nhân được quy
định tại Điều 40 Luật THAHS, theo đó trước khi phạm nhân hết hạn chấp hành
án phạt tù, trại giam, trại tạm giam phải thông báo cho cơ quan THAHS Công an
cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành xong
án phạt tù về cư trú, làm việc về kết quả chấp hành án phạt tù, hình phạt bésung mà phạm nhân còn phải chấp hành và thông tin cần thiết khác có liên quan
để xem xét, sắp xếp, tạo lập cuộc sống bình thường cho người đó Nếu không
xác định được nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư trú thì trại giam, trạitạm giam Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh đềnghị với ủy ban nhân dan cấp xã nơi phạm nhân chấp hành án hoặc cơ quan tổchức khác để tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù về cư trú
2.4.2 Chế độ an, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhânChế độ ăn, ở và mặc đối với phạm nhân được quy định tại Điều 42 Luật
THAHS Theo đó, phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gao, rau
xanh, thịt, cá, đường, muôi, nước măm, bột ngọt, chât đôt Đôi với phạm nhân
Trang 40ao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật, thì định lượng ăn được
tăng thêm Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, phạm nhân được ăn thêmnhưng mức ăn không quá năm lần tiêu chuẩn ăn ngày thường Căn cứ yêu cầubáo đảm sức khỏe của phạm nhân trong quá trình giam giữ, lao động, học tập tạinơi chấp hành án, Chính phủ quy định cụ thé định mức ăn phù hợp với điều kiệnkinh tế, ngân sách và biến động giá cả thị trường Giám thị trại giam, Giám thịtrại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan THAHS Công an cấp huyện có thể quyếtđịnh hoán đôi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để bảo đảm cho phạm nhân
ăn hết tiêu chuẩn Do luật thi hành án mới có hiệu lực nên chưa có văn bảnhướng dẫn cụ thể nhưng chúng ta có thể tham khảo tiêu chuẩn ăn trong mộttháng của một người bị tạm giữ, tạm giam được tính theo định lượng cụ thể là:
17 kg gạo thường, 0,7 kg thịt và 0,8 kg cá, 01 kg muối, 0,5 kg đường loại trungbình, 0,75 lít nước mắm, 0,1 kg bột ngọt, 15 kg rau xanh và 15kg củi hoặc 17 kgthan Tuy nhiên định lượng này được Nhà nước cấp và quy ra tiền theo thời giáthị trường ở địa phương nơi tạm giam, nhà tạm giữ đóng “Ngoài ra, phạm nhânđược sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không được quá ba lần địnhlượng trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân Phạm nhân được bảo đảm ăn, uống vệsinh Phạm nhân được cấp quần áo theo mẫu thống nhất, khăn mặt, chăn, chiếu,màn, dép, mũ hoặc nón, xà phòng; phạm nhân nữ được cấp thêm đồ dùng cầnthiết cho vệ sinh của phụ nữ Phạm nhân tham gia lao động được cấp quân áobảo hộ lao động và căn cứ vào điều kiện công việc cụ thể được cấp thêm dụng
cụ bảo hộ lao động cần thiết Chính phủ quy định chỉ tiết Điều này °
- Chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ đối vớiphạm được quy định tại Điều 44 Luật THAHS Theo quy định này, phạm nhânđược hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, đọc sách, báo,nghe dai, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án Mỗiphân trại của trại giam được thành lập thư viện, khu vui chơi, sân thể thao, được