1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Xây dựng và chuẩn hóa các thuật ngữ Luật Hình sự phục vụ việc sửa đổi cơ bản, toàn diện BLHS Việt Nam

213 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 213
Dung lượng 45,16 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI KHOA HỌC CÁP BỘ NĂM 2013 -2014 -:

XÂY DUNG VA CHUAN HOA CAC THUAT NGỮ LUAT HÌNH SỰ

PHUC VU VIEC SUA DOI

CO BAN, TOAN DIEN BLHS VIET NAM

Chi nhiệm đề tai: GS TS Nguyễn Ngoc Hòa Thư ký đề tài: TS Nguyễn Tuyết Mai

Cơ quan chủ trì: Viện khoa học pháp lý — Bộ Tư pháp

| TRUNG TAM THONG TIN Tay VIEN TRƯỜNG ĐẠI HOC LUẬT HÀ NỘI PHONG Đọc 2 “Ì 9

Kc

Trang 2

DE TAI KHOA HOC CAP BO

“Xây dumg va chuẩn hóa các thuật ngữ luật hình sự phục vụ việc sửa đôi cơ bản, toàn diện BLHS Việt Nam”

Chữ nhiệm đề tài

GS TS Nguyên Ngọc Hòa Trường Đại học Luật Hà Nội

Thi ký đề tài

TS Nguyễn Tuyết Mai

Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội

Các cộng tác viên

PGS TS Lê Thị Sơn Trường Đại học Luật Hà Nội

PGS TS Dương Tuyết Miên Trường Đại học Luật Hà Nội 1S Hoàng Văn Hùng Trường Đại học Luật Hà Nội

TS Nguyễn Thị Thuận Trường Đại học Luật Hà Nội

TS Trần Văn Dũng Bộ Tư pháp

TS Nguyễn Văn Hương Trường Đại học Luật Hà Nội 1S Đào Lệ Thu Trường Đại học Luật Hà Nội

TS Nguyễn Khắc Hải Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà NộiTS Nguyễn Thanh Tân Ban Nội chính Trung ươngThS Lâm Tiến Dũng Học viện Cảnh sát nhân dân;

Trang 3

CÔNG AN NHÂN DÂN CỘNG HÒA LIÊN BANG CỘNG HÒA NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAĐẠI HỌC QUOC GIA

Trang 4

Đánh giá việc sử dung các thuật ngữ luật hình sự

Chuyên dé 3 trong BLHS Việt Nam và trong các văn bản quy 105 phạm pháp luật có liên quan.

Ộ Đánh giá việc sử dụng các thuật ngữ luật hình sự

Chuyên dé 4 trong các tài liệu nghiên cứu, giảng day của Việt 129 Nam trong thời gian gán đây.

1A ás

Chuyên dé 9 Hồi Năm ode Ha Ca Phốn hình sự trong BLHS 263

Chuyên đề 11 Mi Sản kh Mộ ngữ luật hình sự trong BLHS Việt 322 Chuyên đề 12 So sảnh các thuật ngữ luật hình sự trong BLHS 357

Việt Nam và pháp luật hình sự quốc tế.

Trang 5

So sánh các thuật ngữ luật hình sự trong BLHS Chuyên dé 13 Việt Nam va trong các BLHS khác thuộc các thời

kỳ trước của Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHAN PHU LUC

Báo cáo Tổng hop, phân tích kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi

Mẫu số 1 Phiếu hỏi vé các thuật ngữ trong Phan chung

Tư BLHS

Mau số 2A Phiêu hoi vê tên các nhóm lội trong BLHSVN

Mẫu số 2B Phiếu hỏi về các tội danh trong BLHSVN

Mẫu số 3 Phiếu hỏi về các định nghĩa khái niệm trong phan chung BLHSVN

374

Trang 6

PHAN TONG THUAT

Trang 7

I PHAN MỞ DAU

1.1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu

Kỹ thuật lập pháp có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần quyết định chất

lượng của các văn bản pháp luật nói chung cũng như Bộ luật hình sự (BLHS)

nói riêng Tuy nhiên, trong suốt quá trình từ khi có BLHS đầu tiên đến nay,

vấn đề này chưa khi nào được đặt ra trong các lần sửa đổi, bd sung BLHS Do

vậy, trong BLHS hiện hành còn nhiều hạn chế liên quan đến hệ thống các thuật ngữ (bao gồm các thuật ngữ trong Phần chung, các tội danh và tên các chương trong Phần các tội phạm) Bên cạnh đó, nhiều định nghĩa khái niệm

được các thuật ngữ phản ánh cũng chưa chính xác hoặc không đảm bảo tính

thông nhất trong BLHS.

Từ đó đòi hỏi trong lần sửa đổi, bổ sung cơ bản, toàn diện BLHS lần

này, vẫn đề kỹ thuật lập pháp cần phải được đặt ra Trong đó, có những vấn đề cụ thể sau:

- Xây dựng hệ thống các thuật ngữ trong Phần Chung BLHS (trên cơ sở sửa đổi các thuật ngữ đang được sử dụng và bổ sung một số thuật ngữ cần thiết) đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đối với thuật ngữ.

- Xây dựng hệ thống các định nghĩa khái niệm trong Phần chung BLHS (trên cơ sở sửa đổi các định nghĩa dang được sử dụng và bé sung các định nghĩa cần thiết nhưng chưa có) đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đối với định nghĩa khái niệm.

- Chuẩn hóa tên các chương tội phạm trong Phan các tội phạm BLHS để đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đối với tên nhóm tội.

- Chuẩn hoá các tội danh trong BLHS để đảm bảo đáp ứng đầy đủ các

yêu cầu đối với tội danh.

Dé có cơ sở cho việc hoàn thiện BLHS về mặt kỹ thuật lập pháp với các nội dung cụ thể nêu trên việc nghiên cứu để xây dựng, chuẩn hóa hệ thống các

thuật ngữ luật hình sự là rất cần thiết, có ý nghĩa thiết thực.

Trang 8

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Tạo danh mục các thuật ngữ luật hình sự đã được chuẩn hóa phục vụ

việc sửa đổi, bố sung BLHS, bao gồm:

- Danh mục các thuật ngữ trong Phan chung BLHS;

- Bảng định nghĩa các khái niệm trong Phần chung BLHS; - Danh mục tên các chương tội phạm và

- Danh mục các tội danh1.3 Quá trình thực hiện

Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã triển khai công việc theo các bước sau:

- Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết

Trong bước này, nhóm nghiên cứu đã tổ chức nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về thuật ngữ và định nghĩa khái niệm Kết quả của bước nghiên cứu

này là 2 chuyên dé chung về thuật ngữ Trong đó, một chuyên dé có nội dung làm rõ các yêu cầu đối với thuật ngữ và định nghia khái niệm được thuật ngữ

phản ánh và một chuyên dé có nội dung làm rõ các yêu cầu đối với tên các nhóm tội cũng như các tội danh.

- Bước 2: Đánh giá thực tiễn

Trong bước này, nhóm nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết đánh giá các thuật ngữ và các định nghĩa khái niệm trong Phần chung, tên các nhóm tội và

các tội danh trong Phan các tội phạm BLHS Việt Nam Việc đánh giá này vừa

dựa trên có sở lý thuyết chung và vừa dựa trên cơ sở tham khảo kỹ thuật lập pháp trong luật hình sự quốc tế cũng như của 7 quốc gia khác (Mỹ, Pháp, Nga, Thụy Điển, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc) Trên cơ sở đánh giá này nhóm nghiên cứu đề xuất việc sửa đôi, bỗổ sung các thuật ngữ, các định nghĩa khái niệm, tên các nhóm tội và các tội danh.

Kết quả của bước nghiên cứu này là 11 chuyên đề đánh giá dưới góc độ so sánh luật ké cả so sánh luật thực định và so sánh về học thuật.

- Bước 3: Tổng hợp các đánh giá và đề xuất

Trang 9

Trong bước này, nhóm nghiên cứu đã tông hợp và thống nhất các dé

xuất sửa đổi, bổ sung các thuật ngữ, các định nghĩa khái niệm, tên các nhóm

tội và các tội danh.

Kết quả của bước nghiên cứu này là các bảng: Bảng các thuật ngữ được

sửa đổi và bổ sung; bảng các định nghĩa khái niệm được sửa đổi, bảng các định nghĩa khái niệm được bố sung, bảng tên các nhóm tội được sửa đổi và

bảng các tội danh được sửa đổi Trong đó, kèm theo mỗi sự sửa đổi, bổ sung

là các lý giải cụ thé.

- Bước 4: Thăm dò ý kiến

Trong bước này, nhóm nghiên cứu thực hiện việc thăm dò qua hai hình thức:

- Thăm dò kết quả nghiên cứu qua phiếu khảo sát Cụ thể: 3 mẫu phiếu

khảo sát đã được gửi cho 300 lượt cá nhân đang tham gia giảng dạy, nghiên

cứu hoặc hoạt động thực tiễn cũng như đang là học viên cao học.

- Thăm đò kết quả nghiên cứu qua trao đổi ý kiến trong các tọa đàm, hội thảo Cụ thể: Các đề xuất về thuật ngữ và về định nghĩa khái niệm đã được tọa đàm trong nội bộ nhóm nghiên cứu Đề xuất về một số thuật ngữ còn vướng

mắc cũng như đề xuất về các tội danh và tên các chương tội phạm đã được trình bày và tranh luận trong Hội thảo do Ban chủ nhiệm dé tài tổ chức với

thành phần được mời tham gia là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy cũng như cán bộ làm công tác thực tiễn từ Bộ Tư pháp, VKSNDTC, Khoa Pháp luật hình sự Trường Đại học luật Hà Nội, Khoa luật ĐHQG HN, Học viện cảnh sát nhân

dân và Trường Đại học kiểm sát.

Kết quả của bước nghiên cứu này là các bảng tổng hợp kết quả khảo sát và kết quả hội thảo.

- Bước 5: Hoàn chỉnh kết quả nghiên cứu

Trong bước này, nhóm nghiên cứu đã đánh giá kết quả khảo sát và kết quả hội thảo để cân nhắc tiếp thu các ý kiến chưa đồng thuận với đề xuất của

nhóm Từ đó, nhóm nghiên cứu đã có những chỉnh sửa đê có kêt quả cuôi

Trang 10

H KET QUÁ NGHIÊN CỨU

- Thứ nhất, xác định được các yêu câu đối với thuật ngữ và định nghĩa khái niệm trong Phần chung BLHS cũng như đối với tội danh và tên các

chương trong Phân riêng BLHS;

- Thứ hai, đánh giá được các thuật ngữ, các định nghĩa khái niệm, cáctội danh và tên các chương tội phạm trong BLHS theo các yêu cầu đã đượcxác định và

- Thứ ba, dựa trên kết quả đánh giá và tham khảo kinh nghiệm quốc tê

đề xuất:

+ Sửa 45136 thuật ngữ và bé sung 4 thuật ngữ;

+ Sửa đổi 20 định nghĩa khái niệm và bổ sung 23 định nghĩa; + Sửa đổi 119 tội danh và

+ Nguyên tắc đặt tên các chương tội phạm

2.1 Về các thuật ngữ trong Phần chung BLHS

2.1.1 Các yêu cầu đối với thuật ngữ trong Phần chung BLHS

Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ được đặt làm tên gọi chính xác cho các khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học nhất định" Trong đó, “khái niệm được

hiểu là hình thức tư duy phản ánh những dấu hiệu bản chất đặc trưng của các

sự vat, hiện tượng trong thé giới khách quan””; Thuật ngữ là hình thức ngôn

ngữ biểu đạt khái niệm của ngành khoa học nhất định hay còn gọi là khái

niệm khoa học Giữa thuật ngữ và khái niệm khoa học có quan hệ mật thiết với nhau nhưng cũng có sự độc lập tương đối Trong cùng một ngôn ngữ,

thuật ngữ có thể có sự thay đổi khi khái niệm không thay đổi và ngược lại, khái niệm có thé có sự phát triển khi thuật ngữ không thay đổ Ẻ.

! Xem: Nguyễn Thiện Giáp (chủ t! ên), Dẫn luận ngôn ngữ học, Neb: Giáo dục, 2011, tr 118; Mai Ngọc Chir,

vi Đức Nghiéu, Hoang Trọng Phién, Cơ sở ngôn ngữ hoc va tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2009, tr 219

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Logic học, Nxb CAND, 2012, tr 36

> Vị dụ: Khái niệm Đằng phạm trong luật hình sự Việt Nam trước năm 1985 và hiện nay không có sự thay

đổi nhưng thuật ngữ biểu đạt khái niệm này đã có sự thay đổi, trước năm 1985 được gọi tên là cộng phạm và

sau đó cho đến nay được gọi tên là đẳng phạm, khái niệm án treo trong luật hình sự Việt Nam từ năm 1985

Trang 11

Từ đó có thé hiéu thuật ngữ luật hình sự là từ hoặc cụm từ được dùng

làm tên gọi chính xác của các khái niệm thuộc lĩnh vực luật hình sự Với tính

chất là một ngành luật, luật hình sự được hình thành trên cơ sở hệ thống các

khái niệm trong đó có các khái niệm của riêng ngành luật này và cũng có một

số khái niệm của các ngành luật khác cũng như của hệ thống pháp luật nói chung Các khái niệm của luật hình sự bao gồm các khái niệm phản ánh các

đối tượng thuộc Phần chung và các khái niệm phản ánh các đối tượng thuộc

Phần các tội phạm.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của một số nhà ngôn ngữ học đã được công bố” cũng như căn cứ vào thực trạng của việc sử dụng thuật ngữ luật hình

sự trong BLHS nhóm nghiên cứu cho rang thuật ngữ luật hình sự cần có các đặc

Thuật ngữ luật hình sự được coi là có tính chính xác khi thuật ngữ đó rõ

rang về nghĩa, phản ánh đúng khái niệm, tránh hiểu nhằm, không gây nhằm

lẫn với các khái niệm khác thuộc luật hình sự cũng như khái niệm của các

ngành luật khác; mỗi khái niệm thuộc luật hình sự chỉ có một thuật ngữ là tên goi và ngược lại mỗi thuật ngữ luật hình sự chỉ có thể là tên gọi của một khái

niệm thuộc luật hình sự mà không thé là tên gọi của các khái niệm thuộc các ngành luật khác Khi thuật ngữ cụ thể đã được xác định, việc sử dụng phải phải đảm bảo giữ nguyên thuật ngữ trong mọi trường hợp, tránh bớt từ, rútgọn thuật ngữ.

đến nay được hiểu rất khác với khái niệm án treo được hiểu trước đó nhưng tên của khái niệm (thuật ngữ biểu

đạt hai khái niệm này) không có sự thay đổi.

“ Các kết quả nghiên cứu được tham khảo là: Dẫn luận ngôn ngữ học của Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên),

Nxb Giáo dục, 2011; Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt của Mai Ngọc Chi, Vũ Đức Nghiêu, Hoàng TrọngPhiến Nxb Giáo duc, 2009; Thuật ngữ khoa học của Nguyễn Hy Hậu, nguồn:

http://tiengvietmenyeu wordpress.com/201 1/06/01/thu%E1%BA%ADt-ng%E1%BB%AF-khoa-%E1%BB%8Dc/

Trang 12

Thuật ngữ luật hình sự được coi là có tính hệ thống khi thuật ngữ đó thể

hiện được vị trí, mối quan hệ của nó với các thuật ngữ khác trong hệ thống

các thuật ngữ luật hình sự cũng như các thuật ngữ luật học nói chung Mối quan hệ có tính hệ thống của các thuật ngữ luật hình sự phản ánh và trên cơ sở tính hệ thống của các khái niệm thuộc ngành luật hình sự Việc sử dụng từ ngữ va cách cầu trúc các thuật ngữ phải có tính thống nhất để đảm bảo tính hệ

thống của thuật ngữ.

Thuật ngữ luật hình sự có thể là từ nhưng cũng có thể là tập hợp từ Đối với những thuật ngữ là tập hợp từ, khi xây dựng cần đảm bảo được cấu trúc

đúng cách vì thuật ngữ cũng như thuật ngữ luật hình sự đều là bộ phận của ngôn ngữ nói chung, “chiu sự chỉ phối của các quy luật ngữ âm, cấu tao từ và

ngũ pháp của ngôn ngữ nói chung”.

Ngoài ba yêu cầu trên, thuật ngữ luật hình sự cũng cần đáp ứng yêu cầu về tính ngắn gọn, dé hiểu, dé nhớ của thuật ngữ.

2.1.2 Kết quả đánh giá các thuật ngữ được sử dụng trong Phan chung BLHS và kiến nghị sửa đổi, bé sung

Trong Phần chung BLHS Việt Nam có 83 thuật ngữ là tên gọi của 81

khái niệm, trong đó có 2 khái niệm có hai tên gọi Đối chiếu các thuật ngữ này với các yêu cầu của thuật ngữ, nhóm nghiên cứu xác định có 47 thuật ngữ đảm bảo yêu cầu; 36 thuật ngữ cần sửa đổi Đó là các thuật ngữ không đảm

bảo tính chính xác (trùng lặp với thuật ngữ của ngành khác, không rõ ràng về

nghĩa, phản ánh không đúng, không chuẩn xác khái niệm); không đảm bảo tính hệ thống, logic hoặc không đảm bảo tính ngắn gọn, chuẩn xác về ngữ học Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất bé sung 4 thuật ngữ mới, trong đó có 2 thuật ngữ là tên gọi của hai khái niệm đã được thừa nhận trong thực

tiễn và 2 thuật ngữ là tên gọi của các khái niệm cần được bé sung dé phù hợp

với pháp luật quốc tế.

Như vậy, từ 83 thuật ngữ đang sử dụng có 87 thuật ngữ được đề xuất

> Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb GDVN, 2011, tr 122

Trang 13

(47 thuật ngữ giữ nguyên, 36 thuật ngữ được sửa đôi và 4 thuật ngữ được bé sung).

2.1.2.1 Các thuật ngữ cân được sửa đổi

Các thuật ngữ cần được sửa đổi có thé phân thành các nhóm sau:

Thứ nhất, nhóm các thuật ngữ trùng với các thuật ngữ của ngành luật hành chính

Một số thuật ngữ đang được sử dụng trong BLHS hoàn toan trùng với thuật ngữ phản ánh các khái niệm của ngành luật hành chính Đó là tên goi

một số loại hình phạt Cụ thể, các thuật ngữ cảnh cáo (Điều 29), phạt tiền

(Điều 30), trục xuất (Điều 32) là tên gọi của các hình phạt trong BLHS nhưng

cũng là tên gọi của 3 hình thức xử phạt của trách nhiệm hành chính Do vậy,những thuật ngữ này không đảm bảo tính chính xác.

Để khắc phục sự trùng lặp này có thể sửa đổi bằng cách bổ sung từ

“hình phạt” vào tên gọi hiện nay để có các thuật ngữ: Hình phạt cảnh cáo; hình phạt tiền, hình phạt trục xuất.

Thuật ngữ là tên gọi các loại hình phạt khác tuy rõ ràng, không trùng với các thuật ngữ thuộc ngành luật khác nhưng để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống cũng cần sửa các thuật ngữ này theo cách chung nêu trên. Theo đó có 13 thuật ngữ mới là: 1 Hình phạt cải tạo không giam giữ; 2 Hình phạt cấm cư trú; 3 Hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ; 4 Hình phạt cắm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; 5 Hình phạt cảnh cáo; 6 Hình phat quản chế; 7 Hình phạt tịch thu tài sản; 8 Hình phạt tiền; 9 Hình phạt trục xuất; 10 Hình phạt tù chung thân; 11 Hình phạt tù có thời hạn; 12 Hình phạt

tử hình và 13 Hình phạt tước một số quyền công dân." Trong đó, hai thuật

ngữ là “hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ” và thuật ngữ “hình phat cắm hành

nghề hoặc làm công việc nhất định” được tách ra từ một thuật ngữ chung là

* Trong BLHS Cộng hoà Liên bang Đức, tên gọi hầu hết các loại hình phạt đều có từ “Strafe” (có nghĩa trong

tiêng Việt là hình Phat) là một bộ phận cầu thành thuật ngữ: Geldstrafe : thỉnh phạt tiên), Freiheitstrafe (binh

(hinh phat thi san) va 'Todesstrafe (hình phạt chết - tử hình) Xem: Các điều từ Điều 38 BLHS Cộng hoà Liên

bang Đúc, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2011 (bản tiêng Đức và tiêng Việt).

Trang 14

“cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định” (Điều 36) Việc tách này là cần thiết vì cắm đảm nhiệm chức vu và cắm hành nghé hoặc làm công việc nhất định có tính chất khác nhau nên không thé dé chung là một loại hình phạt.

Thứ hai, nhóm các thuật ngữ phản ánh chưa rõ, không đúng khái niệm- Thuật ngữ “các biện pháp tư pháp” (Chương VI)

Thuật ngữ này chưa thể hiện rõ ràng khái niệm cần phản ánh trong sự so sánh với khái niệm hình phạt Với tên gọi này thì hình phạt cũng có thể được xác định thuộc các biện pháp tư pháp vì hình phạt cũng thuộc lĩnh vực tư pháp. Khái niệm được đề cập ở đây tuy có liên quan với khái niệm hình phạt nhưng là khái niệm độc lập phản ánh đối tượng có mục đích và nội dung riêng Tên

gọi của khái niệm này phải phản ánh được đặc điểm riêng đó để có thể phân biệt được với khái niệm hình phạt Tham khảo luật hình sự của một số quốc gia khác, cũng không thấy quốc gia nào khi đặt tên cho các biện pháp này sử dụng từ “tư pháp” Cụ thể: Tên gọi của khái niệm tương ứng với khái niệm này trong BLHS Cộng hoà Liên bang Đức là “các biện pháp xử lí hoàn thiện

và đảm bảo an toàn” (Điều 61); trong BLHS Liên bang Nga là “các biện pháp

pháp luật hình sự khác” (Mục VI); trong BLHS Thụy Điển là “các biện pháp xử lý hình sự đặc biệt khác đối với tội phạm” và trong BLHS của Việt Nam cộng hoà năm 1972 là “biện pháp phòng vệ” (Điều 50).

Căn cứ vào mục đích cũng như nội dung của các biện pháp tư pháp đã

được quy định có thể sửa đổi thuật ngữ “các biện pháp tư pháp” thành “biện

pháp khắc phục, phòng ngừa” Tên gọi này phản ánh rõ mục đích trực tiếp của

biện pháp là khắc phục hậu quả của hành vi phạm tội cũng như phòng ngừa

việc phạm tội lại Điều này cũng thể hiện sự khác biệt của khái niệm này với

khái niệm hình phạt.

- Thuật ngữ “sự kiện bất ngờ” (Điều 11)

Thuật ngữ này chưa thé hiện rõ ràng khái niệm Đối tượng được khái

niệm này phản ánh là một trường hợp không có lỗi - trường hợp chủ thể do

khách quan đã không thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình Tên

Trang 15

gọi hiện nay của khái niệm không thể hiện được nội dung này mà mới chỉ

phản ánh được nguyên nhân của việc không có lỗi Tham khảo luật hình sự

của một số quốc gia khác, không có quốc gia nào có tên goi tương tự như vậy.

Tên gọi của khái niệm tương ứng với khái niệm này trong BLHS Liên bang

Nga là “gây ra hậu quả nhưng không có lỗi” (Điều 28).

Do vậy, thuật ngữ “sự kiện bất ngờ” cần phải được thay thế bằng thuật

ngữ phản ánh đúng nội dung của khái niệm Thuật ngữ thay thế có thể là “không có lỗi do sự kiện bất ngờ” Từ thuật ngữ này có thể xây dựng tên gọi

cho các trường hợp không có lỗi khác: Không có lỗi do bất khả kháng (trường hợp này được gọi trong một số tài liệu là trường hợp “bất khả kháng”) và không có lỗi do không có năng lực lỗ¡.Tuy nhiên, tên gọi “không có lỗi do sự kiện

bat ngờ” cũng chưa that rõ ràng bởi ở trường hợp “bất khả kháng” cũng có tinh bất ngờ “Sự kiện bất ngờ” và trường hợp “bất khả kháng” khác nhau ở chỗ:

“bất ngờ” nên không thấy trước hậu quả và “bất ngờ” nên không thé tránh

được hậu quả mặc dù thấy trước hậu quả Do vậy, tên chính xác hơn cho “sự kiện bất ngờ” có thể là: “Không có lỗi do không thấy trước hậu quả” còn tên cho “bat khả kháng” có thé là: “Không có lỗi do không thể tránh được hậu quả”.

- Thuật ngữ “tình thế cấp thiết” (Điều 16)

Đây cũng là thuật ngữ chưa thể hiện rõ ràng khái niệm Đối tượng được

khái niệm này phản ánh là trường hợp gây thiệt hại nhưng được coi là hợp

pháp và việc gây thiệt hại được thừa nhận là quyền của mỗi cá nhân vì việc làm này là cần thiết cho xã hội được xác định bởi hoàn cảnh khách quan có tính cấp thiết Tên gọi hiện nay của khái niệm mới chỉ thé hiện được hoàn cảnh khách quan đó mà chưa thể hiện được nội dung chính của khái niệm là

hành vi gây thiệt hại hợp pháp của chủ thể Do vậy, thuật ngữ “tình thế cấp thiết cần được sửa đổi để phản ánh đúng khái niệm Thuật ngữ thay thế cho “tinh thé cấp thiết” có thê là “gây thiệt hại trong tình thé cấp thiết” hoặc “hành vi cấp thiết“ Tham khảo 6 BLHS có tên gọi cho trường hợp này cho thấy, tên gọi trong 3 BLHS phản ánh hành vi chứ không phản ánh hoàn cảnh Cụ thé: Tên gọi

của khái niệm tương ứng với khái niệm này trong BLHS Trung Quốc là

Trang 16

“phòng tránh nguy hiểm” (Điều 21); trong BLHS Nhật Ban là “ngăn ngừa

mối nguy hiểm đang diễn ra” (Điều 37) và trong BLHS của Việt Nam cộng

hoà năm 1972 là “hành vi thiết bách” (Điều 75).

- Thuật ngữ “giảm mức hình phạt đã tuyên” (Điều 58)

Thuật ngữ này không thể hiện đúng khái niệm Đối tượng được khái

niệm này phan ánh không phải là việc thay đổi (giảm) hình phạt đã tuyên Hình phạt đã tuyên trong bản án không có sự thay đôi Day chỉ là trường hợp giảm thời hạn chấp hành hình phạt đã tuyên và định nghĩa khái niệm cũng xác định rõ như vậy Tên gọi này cũng mâu thuẫn với tên gọi “giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt” (Điều 59) Cùng chỉ một vấn đề - ở trường hợp bình thường và trường hợp đặc biệt nhưng tên gọi cho hai trường hợp này lại khác nhau hoàn toàn: “giảm mức hình phạt đã tuyên” và “giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt” Trong đó, thuật ngữ thứ hai là thuật ngữ phản ánh đúng khái niệm Do vậy, thuật ngữ “giảm mức hình phạt đã tuyên cần thay đổi thành “giảm thời hạn chấp hành hình phạt” để

cho đúng với nội dung khái niệm và cũng thống nhất với thuật ngữ “giảm thời

hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt”.

- Thuật ngữ “tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự” (Điều 13) Thuật ngữ này thé hiện không đúng khái niệm vì có nội dung rộng hơn

so với khái niệm Khái niệm được mô tả trong điều luật chỉ là một trường hợp

không có năng lực trách nhiệm hình sự - không có năng lực trách nhiệm hình

sự do mắc bệnh dẫn đến mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển

hành vi Bên cạnh đó còn có trường hợp khác cũng thuộc tình trạng này là

trường hop không có năng lực trách nhiệm hình sự do chưa đủ tuổi chịu trách

nhiệm hình sự.” Như vậy, tên gọi của khải niệm bao quát cả hai trường hợp

nhưng nội dung của khái niệm được mô tả chỉ thể hiện một trường hợp.

Như vậy, tên gọi cho khái niệm được quy định tại Điều 13 BLHS không

phải là “tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự” Tên gọi cho

trường hợp này có thể là “tình trạng không có năng lực lỗi” hay “không có

7 và van dé năng lực trách nhiệm hình sự hiện còn có ý kiến khác nhau Có thé tham khảo: Nguyễn Ngọc

Hoa, “Van dé năng lực trách nhiệm hình sự - từ lí thuyết đến sự thể hiện trong Bộ luật hình sự Việt Nam”,

Tạp chí luật học, số 4/2014

Trang 17

năng lực lỗi” Tên gọi “tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự” hay “không có năng lực trách nhiệm hình sự” được dùng cho khái niệm khác Đó là trường hợp không có năng lực lỗi và trường hợp chưa đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Trong các BLHS được nghiên cứu, chỉ có BLHS của Liên bang Nga đặt tên tương tự như BLHS Việt Nam Tên gọi của khái niệm tương ứng với khái niệm này trong BLHS Cộng hoà Liên bang Đức là “không có năng lực lỗi đo các rối loạn tâm thần” (Đièu 20) Trong BLHS của Pháp (Điều 122-1), Bộ luật hình sự của Việt Nam cộng hoà năm 1972 (Điều 76) hay trong

Bộ tổng luật Hoa Kỳ (Điều 17 chương 1 Tiểu mục 18) đều có quy định về

việc loại trừ trách nhiệm hình sự do bị mắc bệnh tâm thần nhưng không có tên

goi cho các trường hợp này.

Thứ ba, nhóm thuật ngữ phản ánh chưa chuẩn xác khái niệm

- Thuật ngữ “trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bôi thường thiệt hại” (Điều 42) Thuật ngữ này chưa thể hiện được tính chất cưỡng chế của biện pháp khắc phục, phòng ngừa Trong khi đó, một biện pháp khắc phục, phòng ngừa

khác có tên gọi thể hiện rất rõ tính chất cưỡng chế này đó là thuật ngữ “buộc công khai xin lỗi” Việc trả lại tài sản, sửa chữa hay bồi thường thiệt hại ở đây

không phải là việc làm bình thường như trong quan hệ pháp luật dan sự mà là biện pháp cưỡng chế bên cạnh biện pháp cưỡng chế khác là hình phạt Do vậy, để phản ánh chuẩn xác khái niệm và cũng để đảm bảo tính thống nhất

trong hệ thống cần bổ sung từ “buộc” vào tên gọi hiện nay Ngoài ra, cũng cần tách biện pháp này thành 2 biện pháp là “buộc trả lại tài sản” và “buộc sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại” vì trả lại tài sản có tính chất khác với sửa

chữa và bồi thường thiệt hại Do vậy, thuật ngữ “trả lại tài sản, sửa chữa hoặc

bồi thường thiệt hại” cần được sửa đổi thành “buộc trả lại tài sản” và “buộc

sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại”.

- Thuật ngữ “đưa vào trường giáo đưỡng” (Điều 70)

Thuật ngữ này chưa thê hiện được nội dung chính của khái niệm Van

dé ở đây là giáo dục tại trường giáo dưỡng chứ không chi đơn thuần là việc đưa vào trường giáo dưỡng Do vậy, để phản ánh chuẩn xác khái niệm cần

sửa đổi thuật ngữ “đưa vào trường giáo dưỡng” thành “giáo dục tại trường

Trang 18

giáo dưỡng” Thuật ngữ mới này cũng sẽ đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống với thuật ngữ “giáo dục tại xã, phường, thị tran (trong phần tiếp theo,

thuật ngữ này được đề nghị sửa thành “giáo dục tại cộng đồng”) BLHS của

LB Nga và của Thụy Điển là 2 BLHS có quy định biện pháp tương tự đều đặt

tên gắn với hoạt động chăm sóc, giáo dục tác động đến người phạm tội Cụ

thể: Trong BLHS LB Nga là “các biện pháp giáo dục bắt buộc”, trong BLHS

Thụy Điển là “chăm sóc người chưa thành niên”.

Bốn là, nhóm thuật ngữ không đảm bảo tính hệ thống, logic - Thuật ngữ “phạm tội có tổ chức” (Điều 20)

Thuật ngữ này không đảm bảo tính hệ thống, logic vì khái niệm cần

được đặt tên không phải là về trường hợp đặc biệt của phạm tội nói chung mà là trường hợp đặc biệt của hình thức phạm tội “đồng phạm” bên cạnh hình thức phạm tội riêng lẻ Do vậy, thuật ngữ “phạm tội có tổ chức” cần được sửa

đổi thành “đồng phạm có tô chức” để phân biệt với trường hợp đồng phạm

thông thường.

- Thuật ngữ “tái phạm nguy hiểm” (Điều 49)

Thuật ngữ này không đảm bảo tính hệ thống, logic Khi có thuật ngữ

“tái phạm nguy hiểm” thì theo tính hệ thống, logic phải có “tái phạm không

nguy hiểm” Tuy nhiên, không thể có “tái phạm không nguy hiểm” Trong hệ thống, bên cạnh tường hợp đang được gọi là “tái phạm nguy hiểm” chỉ có “tái

phạm” Do vậy, để đảm bảo tính hệ thống, logic thuật ngữ này cần được sửa

đổi thành “tái phạm đặc biệt” hoặc “tái phạm nghiêm trọng” trong sự so sánh

với “tái phạm” (bình thường) Trong 2 BLHS có qui định tương tự, BLHS LB

Nga (Điều 18) đặt tên tương tự như Việt Nam còn Trung Quốc đặt tên là “tái

phạm đặc biệt” (Điều 66).

Năm là, nhóm các thuật ngữ chưa đảm bảo tính ngắn gon

Đây là các thuật ngữ có nội dung diễn giải không cần thiết Để rút gọn các thuật ngữ này có thé lược bớt từ không cần thiết hoặc dùng từ thay thế

ngăn gọn hơn Thuộc nhóm này có các thuật ngữ sau:

- Thuật ngữ “tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh

khác” (Điều 14)

Trang 19

Ở thuật ngữ này có thé lược bớt cum từ không cần thiết có nội dung giải

thích nguyên nhân của tình trạng say Theo đó, có thuật ngữ mới ngắn gọn hơn

là “tình trạng say” Phần bị lược bỏ sẽ được sử dụng khi định nghĩa khái niệm.

Trong 5 BLHS có khái niệm tương tự, chỉ có BLHS LB Nga đặt tên như Việt

Nam còn các BLHS của CHLB Đức (Điều 64), Trung Quốc (Điều 18), Thụy

Điển và Mỹ (Điều 2.08 (5) BLHS mẫu đều sử dụng tên gọi; “tình trạng say”

hoặc “tình trạng tự say”.

- Thuật ngữ “tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” (Điều 19)

Thuật ngữ này cần rút gọn thành “tự chấm dứt việc phạm tội” Trong

đó, cụm từ “tự chấm đứt” là cụm từ khái quát thay thế cho cụm từ diễn giải cụ

thể “tự ý nửa chừng chấm đứt” Các BLHS được nghiên cứu có đặt tên cho trường hợp này đều không đặt tên theo kiểu diễn giải Tên gọi trường hợp này là “tự chấm dirt” (Điều 24 BLHS CHLB Đức), “Tự nguyện từ bỏ việc phạm

tội” (Điều 31 BLHS LB Nga), “dừng lại giữa chừng việc phạm tội (Điều 24

BLHS Trung Quốc), "từ bỏ việc phạm tội” (Điều 5.01 (4) BLHS mẫu Mỹ).

mw, 66

- Thuật ngữ “giáo dục tại xã, phường, thi trấn” (Điều 70)

Thuật ngữ này cần sửa đổi thành “giáo duc tại cộng đồng” Ở đây, từ

“cộng đồng” là từ được dùng tương đối phổ biên hiện nay để sử dụng thay thé

cho các từ xã, phường, thị trấn Việc thay thế này vừa đảm bảo cho thuật ngữ

ngắn gọn hơn, vừa đảm bảo tính khái quát Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rang, cụm từ “cộng đồng” có nghĩa tương đối rộng nên không thật phù hợp.

Do vậy, có phương án khác là thay “giáo dục tại xã, phường, thị tran” thành

“giáo dục tại nơi cư trú”.

- Thuật ngữ “thời hạn để xoá án tích”(Điều 67)

Thuật ngữ này cần được sửa đổi thành “thời hạn xoá án tích” đ é thuật

ngữ ngăn gọn hơn và bớt “nặng nề”

Sáu là, nhóm các thuật ngữ chưa chuẩn về ngữ học (từ hoặc cầu trúc

chưa chuẩn)

- Thuật ngữ “phòng vệ chính đáng” (Điều 15)

“Phòng vệ” thường được hiểu là phòng thủ, phòng ngừa còn đổi tượng của

Trang 20

khái niệm cần được đặt tên không còn là phòng thủ, phòng ngừa mà là hành động chống trả sự tấn công Do vậy, cần thay “phòng vệ” băng từ khác thể

hiện sự “chống trả” Từ đó có thé là “tự vệ” Tuy nhiên, có ý kién cho rằng từ

“tự vệ” lại bó hẹp quyền của chủ thé vì “tự vệ” là chống trả khi chính mình bi

tắn công, trong khi chế định này không giới hạn như vậy Nhưng có hai lý do cho phép có thể chấp nhận từ “tự vệ”: Chế định này xuất phát trước hết từ

quyền được tự bảo vệ và tiếp đó là mở rộng quyền được bảo vệ người khác.

Hơn nữa, cần hiểu tự vệ ở một nghĩa rộng là một dạng bảo vệ từ phía người dân trong sự thông nhất với bảo vệ từ phía Nhà nước.

Từ “chính đáng” trong thuật ngữ cũng không phù hợp Vấn đề đặt ra ở

đây là tự vệ (phòng vệ) như thế nào thì được luật thừa nhận và trở thành chính đáng? Đó chính là dấu hiệu “cần thiết” để có thể ngăn chặn hành vi tấn công Từ “cần thiết? cũng được sử đụng trong BLHS để định nghĩa khái niệm Do vậy, cần sửa đổi thuật ngữ “phòng vệ chính đáng” thành “tự vệ cần thiết”. Trong các BLHS được nghiên cứu, khái niệm này được đặt tên cũng rất khác nhau Cụ thể: Trong BLHS Nhật Bản được gọi là “tự vệ” (Điều 36); trong

BLHS Nga là “phòng vệ cần thiết” (Điều 37); trong BLHS Thuy Dién là “tự vệ

chính đáng” (Điều 1 Chương 21), trong BLHS CHLB Đức là tự vệ khẩn cấp (Điều 32).

- Thuật ngữ “thời gian thử thách” (Điều 60)

Thuật ngữ này cần được sửa đổi thành “thời hạn thử thách” để tránh hiểu thời gian theo nghĩa là thời điểm Thời gian có thể hiểu theo hai nghĩa là khoảng thời gian (nghĩa đúng) và thời điểm (nghĩa hiểu sai trong thực tế) Ở thuật ngữ này, thời gian được sử dụng theo nghĩa đúng - nghĩa thời hạn. Do vậy, thuật ngữ “thời hạn thử thách” rõ ràng hơn so với thuật ngữ “thời gian thử thách” Nhiều BLHS được nghiên cứu sử dụng từ “thời hạn” như BLHS LB Nga (Điều 73), BLHS Nhật Bản (các điều 25, 26, 27), BLHS Thụy Điển (Điều 4 Chương 28)

- Thuật ngữ “vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết? (Điều 16)

® Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, NXB Khoa học xã hội, 1994, khi giải thích hai từ này,

Từ điển đã lây ví dụ cho từ tự vệ là Quyên tự vệ (tr 1041).

Trang 21

Thuật ngữ này chưa chính xác khi sử dụng từ “yêu cầu” Hơn nữa, việc

sử dụng từ “yêu cầu” cũng mâu thuẫn với thuật ngữ “vượt quá giới hạn của tự

vệ cần thiết” Cùng là vượt quá nhưng ở “tự vệ cần thiết” là vượt quá “giới hạn” còn ở đây là vượt quá “yêu cầu” Giữa “giới hạn” và “yêu cầu” cần phải chọn một dé đảm bảo tính thống nhất Vượt quá ở cả hai trường hợp này đều là vượt “quyền” Do vậy, chỉ có thé là vượt quá giới hạn vì chỉ có thé nói giới hạn của quyền chứ không nói yêu cầu của quyền.

Ngoài ra, thuật ngữ này cũng cần sửa lại để phù hợp với việc thuật ngữ

“tình thế cấp thiết” đã được sửa đối Do vậy, thuật ngữ “vượt quá yêu cầu của

tình thế cấp thiết? cần được sửa đổi thành “vượt quá giới hạn gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết” hoặc “vượt quá giới hạn của hành vi cấp thiết” Các BLHS được nghiên cứu đều không sử dụng từ “yêu cầu”, trong đó, BLHS

Nga (Điều 39), BLHS Trung Quốc (Điều 21) sử dụng từ “giới hạn” - Thuật ngữ “người thực hành” (Điều 20)

Thuật ngữ này cần được sửa đổi thành “người thực hiện” Thực hành có

thể hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa áp dung lí thuyết vào thực tế và nghĩa thực

hiện Trong trường hợp này, thực hành được hiểu là thực hiện Do Vậy, viéc

sử dụng từ “thực hiện” thay cho từ “thực hành” làm cho thuật ngữ rõ ràng hơn Đồng thời, thuật ngữ mới này cũng làm cho diễn đạt có liên quan “thuận” hơn Vi du: Diễn dat “xii giục thực hiện tội phạm hay giúp sức thực hiện tội phạm” rõ ràng “thuận” hơn so với diễn đạt “xúi giục thực hành tội

phạm hay giúp sức thực hành tội phạm” Khi sửa đổi thuật ngữ “người thực hành” thành “người thực hiện” thì thuật ngữ chung cho 4 loại người đồng phạm cần được thông nhất là “người phạm tội” Người phạm tội có thể là người thực hiện (tội phạm), người xúi giục (thực hiện tội phạm), người giúp

sức (thực hiện tội phạm) hay người tổ chức (thực hiện tội phạm) Trong các

BLHS được nghiên cứu chỉ có BLHS Pháp sử dụng từ “thực hành”, các

BLHS của Cộng hoà Liên bang Đức (Điều 25), Liên bang Nga (Điều 33), Thuy Điển (Điều 4 Chương 23) đều sử dụng từ “thực hiện” còn BLHS Nhật

dung từ “chính phạm” (Điều 60), BLHS của Việt Nam cộng hòa năm 1972 dùng từ “chánh phạm”.

Trang 22

- Thuật ngữ “dấu hiệu định tội” (Điều 46) và “yếu tố định tội” (Điều 48) Hai thuật ngữ này cùng được sử dụng trong BLHS là tên gọi của một

khái niệm Do vậy, cần phải chọn một trong hai thuật ngữ để đảm bảo tính

thống nhất Khi nói đến quy định của luật thì “dấu hiệu” là từ thường được sử

dụng Từ “yếu tế” thường được sử dụng khi nói về cấu trúc của tội phạm Theo đó, cần sử dụng thuật ngữ “dấu hiệu định tội” và thêm từ “danh” để cho thuật ngữ rõ ràng hơn.

Như vậy, thuật ngữ “dấu hiệu định tội” và thuật ngữ “yếu tố định tội” cần được sửa đổi thành“dấu hiệu định tội danh”.

- Thuật ngữ “dấu hiệu định khung” (Điều 46) và “yếu tố định khung”

(Điều 48)

Hai thuật ngữ này cần được sửa đổi thành “dấu hiệu định khung hình phạt” với các lí do tương tự như đã trình bày đối với trường hợp thuật ngữ

“dau hiệu định tội” và thuật ngữ “yếu tố định tội”.

- Thuật ngữ “bắt buộc chữa bệnh” (Điều 43)

Thuật ngữ này cần được sửa đổi thành “chữa bệnh bắt buộc” cho đúng

với cầu trúc ngôn ngữ Từ “chữa bệnh” thể hiện nội dung của biện pháp, còn

từ “bắt buộc” thể hiện tính chất của chữa bệnh nên phải được đặt ở vị trí là tính từ đứng sau từ chữa bệnh BLHS LB Nga cũng sử dụng cụm từ chữa bệnh bắt buộc khi đặt tên Chương 15 là: Cac biện pháp chữa bệnh bắt buộc.

- Thuật ngữ “đương nhiên xoá án tích” (Điều 64)

Thuật ngữ này cần được sửa đổi thành “xoá án tích đương nhiên” cho

đúng với cấu trúc ngôn ngữ Từ “đương nhiên” được sử dụng xác định tính

chất của xoá án tích nên phải được đặt ở vi trí là tính từ đứng sau từ “xoá án

tích” Từ đó tạo ra sự thống nhất trong cách sử dụng từ giữa hai loại xoá án tích: Xoá án tích đương nhiên và xoá án tích theo quyết định của tòa án (Điều 65).

Thứ bảy, nhóm các thuật ngữ cần sửa đổi theo các thuật ngữ khác đã

được sửa đổi

Đây là các thuật ngữ phải sửa đổi dé thống nhất với thuật ngữ đã được

sửa đổi khác Đây chỉ là sự sửa đổi có tính cơ học Ngoài một số thuật ngữ đã

được trình bày ở các mục trên, cho phù hợp với thuật ngữ “phòng vệ chính

Trang 23

đáng” đã được sửa thành “tự vệ cần thiết”, cần sửa đổi thuật ngữ “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” thành “vượt quá giới hạn tự vệ cần thiết”.

2.1.2.2 Các thuật ngữ can được bổ sung

That nhất, các thuật ngữ đã được thực tiễn thừa nhận

- “Người đồng thực hiện” là thuật ngữ di cùng thuật ngữ “người thực hiện” (Điều 20) Trong BLHS chưa có quy định về “người đồng thực hiện” nhưng trong các giáo trình cũng như trong một số sách về luật hình sự Việt

Nam, loại người đồng phạm này đều được xác định và trong thực tiễn xét xử,

loại người đồng phạm này xảy ra cũng tương đối phổ biến Do vậy, việc bổ

sung thuật ngữ “người đồng thực hiện” là cần thiết để tạo điều kiện cho

BLHS có thể bé sung quy định về loại người đồng phạm này Trong các BLHS của LB Nga (Điều 33), Thuy Điển (Điều 4 Chương 23), CHLB Đức

(Điều 25), Nhật Bản (Điều 60), loại người này đều có tên gọi là đồng thực hiện.

- “Tự ngăn chặn tội phạm” là thuật ngữ đi cùng thuật ngữ “tự chấm dứt việc phạm tội” (Điều 19) BLHS Việt Nam chưa có quy định về trường hợp

“tự ngăn chặn tội phạm” nhưng khả năng xảy ra trường hợp này trong thực tế

là hoàn toàn có thể và do vậy, trong một số giáo trình luật hình sự Việt Nam, van dé này cũng được nêu ra Việc bổ sung chế định này trong BLHS Việt Nam là cần thiết và do vậy cần bổ sung thuật ngữ “tự ngăn chặn tội phạm” vào hệ thống các thuật ngữ thuộc Phần chung BLHS Việt Nam Trong BLHS của nhiều nước đều có chế định này như BLHS của Cộng hoà Liên bang Đức

(các điều 83a, 306e, 314a, 320 và 330b), Liên bang Nga (khoản 4 Điều 31),

Trung Quốc (Điều 24), Thuy Điển (Điều 3 Chương 23).

Thứ hai, các thuật ngữ liên quan đến pháp luật quốc tế

Trong BLHS hiện nay còn thiếu 2 chế định rất quan trọng liên quan đến

> Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập 1, Nxb Công an nhân dân, HàNội, 2013, tr 180, 181; Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phan chung),

Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2003, tr 258, 259.

'° Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, sdd, tr 172.

| TRIÍÖNG ñ |

Trang 24

pháp luật quốc tê là “tô chức tội phạm” và “tội phạm có tô chức”.'! Do vậy,

nhóm nghiên cứu đề xuất phải bổ sung 2 thuật ngữ làm tên gọi cho hai chế định này là: 1) Thuật ngữ “tổ chức tội phạm” và 2) Thuật ngữ “tội phạm có tổ chức”.

2.1 BANG CÁC THUẬT NGỮ PHAN CHUNG CAN THAY DOI, BO SUNG

(Phan chữ nghiêng là phan thay đổi; phan chữ đậm là phan bổ sung) STT | THUẬT NGỮ ĐANG SỬ DỤNG THUẬT NGỮ MỚI 1 Các biện pháp tư pháp Biện pháp khắc phục, phòng ngừa 2 | Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bôi | Buộc trả lại tài sản

thường tHiết hội Buộc sửa chữa hoặc bôi thường

thiệt hại

3 | Bắt buộc chữa bệnh Chữa bệnh bắt buộc

4 Đưa vào trường giáo dưỡng Giáo duc tại trường giáo đưỡng

5 Giáo dục tại xã, phường, thi tran Giáo duc tai cộng déng/Gido duc

tại nơi cư tru

6 Dấu hiệu định khung

7 | Yếu tố định khung hình phạt Dấu hiệu định khung hình phạt 8 Dấu hiệu định tội

9 | Yếu tố định tội Dấu hiệu định tội danh 10 | Phạm tội có tổ chức Đồng phạm có tổ chức

11 | Tình thé cấp thiết Gây thiệt hại trong tình thế cấp

thiét/Hanh vi cấp thiệt

12 | Giảm mức hình phạt đã tuyên Giảm thời hạn chấp hành hình phạt 13 | Cải tạo không giam giữ Hình phạt cải tạo không giam giữ

14 | Cam cư trú Hình phạt cẩm cư trú

15 cam dam nhiệm chức vu, cấm hành | Hình phạt cam đảm nhiệm chức vụ

nghê hoặc làm công việc nhat định Hình phạt cấm hành nghề hoặc

làm công việc nhất dinh16 | Cảnh cáo Hình phạt cảnh cáo

!! Về van đề này có thé xem: PGS.TS Lê Thị Sơn, “Tội phạm có tổ chức và việc bé sung chế định tổ chức

tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí luật học, sô 12/2012.

Trang 25

Bì 7 | Quản chế Hình phat quản chế

18 | Tịch thu tài san Hình phạt tịch thu tài sản

19 | Phat tién Hinh phat tién

20 | Truc xuat Hinh phat truc xuất

21 | Tu chung thân Hình phat tù chung thân

22 | Tủ có thời han Hình phạt tù có thời hạn | 23 Tử hình Hình phạt tử hình

24 | Tước một số quyền công dân Hình phạt tước một số quyên công dân

25 | Người thực hành Người thực hiện R Người dong thực hiện

26 | Tái phạm nguy hiểm Tai phạm đặc biệt/Tái phạm

nghiêm trọng

27 | Thời gian thử thách Thời hạn thử thách

P| ahigm trường ho khảo) lôi/Không có năng lực lôihinh sự được dùng đạ tên cho | 2% ang Kông có năng he

9 Tak eae ay ine nan.

Tổ chức tội phạm Tội phạm có tổ chức

30 | Sự kiện bất ngờ Không có lỗi do sự kiện bắt ngờ/Không có lôi do không thay

trước hậu quả

31 | Tựynửachừng chấm dứt việc phạm tội | Jr chấm dứt việc phạm lội Tự ngăn chặn tội phạm 32 | Phòng vệ chính đáng Tự vệ cân thiết

33 | Thời hạn dé xóa án tích Thời hạn xóa án tích

34 | Vượt quá yêu cầu của tình thế cấp | Vượt quá giới hạn gây thiệt hại

thiệt trong tinh thê cấp thiét/Vugt qua giới hạn của hành vi cấp thiệt 35 | Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng | Vượt quá giới hạn tự vệ can thiết 36 | Đương nhiên xoá án tích Xoá án tích đương nhiên

Trang 26

(Điều 60) hay khái niệm hình phạt tử hình (Điều 35) Những khái niệm này

do không có ý nghĩa như các khái niệm được quy định là đấu hiệu của điều luật

cho nên về nguyên tắc không đòi hỏi phải được định nghĩa Tuy nhiên, trong

một số trường hợp, khái niệm không được quy định là dấu hiệu của điều luật

vẫn cần được định nghĩa Đó có thể là các khái niệm có ý nghĩa đặc biệt của luật hình sự như khái niệm tội phạm, khái niệm hình phạt hoặc là các khái niệm có khả năng bị hiểu không đúng, hiểu không đầy đủ như khái niệm án treo.

Từ đó, có thể xác định các khái niệm không cần định nghĩa là các khái

niệm đơn giản, dễ hiểu, khó có sự hiểu sai và việc áp đụng luật không phụ thuộc vào sự nhận thức cụ thể, đầy đủ những khái niệm này.

Để làm rõ các yêu cầu đối với định nghĩa khái niệm trong Phần chung

BLHS cần bắt đầu từ kiến thức chung về định nghĩa khái niệm.

Định nghĩa khái niệm là thao tác logie có nhiệm vụ đưa ra các dấu hiệu

cơ bản của đối tượng được khái niệm phản ánh, qua đó xác định và phân biệt

được đối tượng này với các đối tượng gần với nó Với nhiệm vụ này, định nghĩa khái niệm phải có nội dung mô tả (mô tả dấu hiệu của đối tượng hoặc

liệt kê các đối tượng cụ thể thuộc đối tượng được khái niệm phản ánh) mà không được phép có nội dung mang tính chất đánh giá Một định nghĩa khái

niệm được coi là đạt yêu cầu khi phần nội dung định nghĩa có sự mô tả các dấu hiệu cơ bản của đối tượng (nội hàm) một cách rõ ràng, có phạm vi đối

tượng (ngoại diên) trùng hợp với phạm vi đối tượng của khái niệm được định nghĩa” Định nghĩa khái niệm không được mở rộng cũng như không được thu hẹp phạm vi các đối tượng thuộc khái niệm.

Từ yêu cầu chung này nhóm nghiên cứu rút ra một số yêu cầu cụ thé đối với các định nghĩa khái niệm trong Phần chung BLHS như sau:

- Mô tả rõ ràng các dau hiệu cơ bản (nội hàm);

- Xác định đúng phạm vi (ngoại dién);

!2 Về các quy tắc định nghĩa khái niệm có thể tham khảo Giáo trình Logic học của Trường Đại học Luật HàNội, Nxb CAND, 2012, tr 54 và các trang tiếp theo.

Trang 27

- Diễn đạt đơn giản, dễ hiểu, tách biệt với nội dung điều chỉnh của điều luật.

Trong 3 yêu cầu trên, yêu cầu thứ ba gắn liền với đặc điểm của định

nghĩa khái niệm trong luật Khái niệm của luật hình sự có thé được định nghĩa

trong nghiên cứu và trong luật và yêu cầu đối với hai loại định nghĩa này không giống nhau do mục đích định nghĩa có sự khác nhau nhất định Dinh nghĩa khái niệm trong luật nhằm giúp việc áp dụng và tuyên truyền luật nên

đòi hỏi phải đơn giản, dễ hiểu còn định nghĩa khái niệm trong nghiên cứu

cũng phục vụ áp dụng luật nhưng còn có tính học thuật nên đòi hỏi cao hơn về độ chính xác.

Theo đó, định nghĩa khái niệm trong Phần chung BLHS có thẻ theo 2

công thức chung:

- A là (định nghĩa mô tả) hoặc

- A bao gồm (định nghĩa liệt kê).

Trong cả hai cách định nghĩa này, phần mô tả va phan liệt kê đều phải

ro ràng, dé hiểu, đúng với nội ham và ngoại dién của khái niệm.

2.2.2 Kết quả đánh giá các định nghĩa khái niệm trong Phan chung

BLHS và kiến nghị sửa đổi, bồ sung

Trong số 83 khái niệm thuộc Phần chung của BLHS được 83 thuật ngữ

phản ánh có 42 khái niệm đã được định nghĩa và 41 khái niệm không được

định nghĩa Trên cơ sở đối chiếu với các yêu cau được đặt ra cho định nghĩa khái niệm, nhóm nghiên cứu xác định, trong số 42 định nghĩa khái niệm chỉ có 20 định nghĩa đạt yêu cầu, 20 định nghĩa cần phải được sửa đổi và 2 định nghĩa vừa không đạt yêu cầu vừa không cần thiết Nhóm nghiên cứu cũng xác

định, trong số 41 khái niệm không được định nghĩa có 19 khái niệm cần phải

được định nghĩa bổ sung vì những định nghĩa này là cần thiết cho nhận thức

và áp dụng một số quy định của BLHS mà trong đó có dấu hiệu liên quan đến

các khái niệm này Ngoài ra, 4 khái niệm có tên gọi là 4 thuật ngữ được nhóm

nghiên cứu đề nghị bổ sung cũng cần được định nghĩa.

Như vậy, theo đề xuất của nhóm nghiên cứu, trong Phần chung BLHS

Trang 28

có 87 khái niệm Trong đó, 20 khái niệm được giữ nguyên định nghĩa; 20 khái

niệm cần được định nghĩa lại; 23 khái niệm cần được định nghĩa bổ sung va còn lại 24 khái niệm không cần được định nghĩa.

2.2.2.1 Các định nghĩa khái niệm can được sửa đổi

Mỗi định nghĩa khái niệm cần được sửa đổi đều có lí do cụ thê riêng nhưng có thé phân các định nghĩa khái niệm cần được sửa đổi thành các nhóm sau:

Thứ nhất, nhóm các định nghĩa khái niệm không tách biệt với nội dung

điều chỉnh của điều luật

Các điều luật trong Phần chung BLHS thường có hai nội dung: Nội

dung định nghĩa khái niệm và nội dung điều chỉnh Vi du: Điều luật về chuẩn

bị phạm tội (Điều 17) có 2 nội dung là định nghĩa chuẩn bị phạm tội và xác định trách nhiệm hình sự của chuẩn bị phạm tdi và nguyên tắc, 2 nội dung này cần được xây dựng riêng biệt (trong từng khoản hay từng đoạn riêng) để cho định nghĩa khái niệm có điều kiện thể hiện được rõ ràng Tuy nhiên, trong trường hợp nhất định, 2 nội dung này có thé được lồng ghép và thé hiện trong cùng một đoạn nhưng phải đâm bảo sự rõ ràng Trong Phần chung BLHS có 6 điều luật mà trong đó nội dung định nghĩa khái niệm được xây dựng đan xen với nội dung điều chỉnh Đó là các điều luật về sự kiện bất ngờ (Điều 11, theo

đề xuất được sửa đổi thành “không có lỗi do sự kiện bất ngờ” hoặc “không có

lỗi do không thấy trước hậu quả”), về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 13, theo đề xuất được sửa đổi thành “tình trạng không có năng lực lỗi” hoặc “không có năng lực lỗi”), về vượt quá yêu cầu của tình thế

cấp thiết (Điều 16, theo đề xuất được sửa đổi thành “vượt quá giới hạn gây

thiệt hại trong tình thế cấp thiết” hoặc “vượt quá giới hạn của hành vi cấp

thiết”), về che giấu tội phạm (Điều 21), về không tố giác tội phạm (Điều 22) và về người chưa thành niên phạm tội (Điều 68) Trong 6 định nghĩa này, định nghĩa khái niệm sự kiện bât ngờ là định nghĩa có sự đan xen với nội

!3 Có thể có định nghĩa khái niệm phải sửa đổi vì nhiều lí do khác nhau Khi đó, chúng tôi căn cứ vao lí do

chính dé xếp định nghĩa khái niệm vào nhóm li do cụ thé.

Trang 29

dung điều chỉnh nên nội dung định nghĩa không rõ ràng Theo diễn đạt của Điều 11 (“Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự

kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thấy trước hoặc không buộc phải

thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sw”) thì khó có thé trả lời sự kiện bat ngờ là gì? Do vậy, dé làm rõ định nghĩa khái niệm sự kiện bất ngờ cần tách riêng nội dung định nghĩa của điều luật này và sửa đổi lại cho đúng.

Trong các điều luật còn lại, phần thể hiện nội dung định nghĩa khái niệm tuy rõ ràng về hình thức diễn đạt nhưng cũng nên được tách riêng để đảm bảo tính thống nhất Ngoài ra, định nghĩa khái niệm “vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết” cũng còn vấn đề về nội dung và được xem xét tiếp ở nhóm thứ sáu.

Từ phân tích trên nhóm nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi các định nghĩa khái niệm thuộc nhóm này như sau:

- Không có lỗi do sự kiện bất ngờ (không có lỗi do không thấy trước

hậu quả) là trường hợp do hoàn cảnh khách quan mà người gây ra thiệt hại đã

không thấy trước thiệt hại đã gây ra này.

- Tình trạng không có năng lực lỗi (không có năng lực lỗi) là tình trạng

mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác.

- Che giấu tội phạm là hành vi che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lí

người phạm tội mà không có hứa hẹn trước đó.

- Không tố giác tội phạm là hành vi không báo với cơ quan nhà nước có thâm quyền về tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà mình biết.

- Người chưa thành niên phạm tội là người ở thời điểm thực hiện hành

vi phạm tội đã đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi.

Trang 30

Thứ hai, nhóm các định nghĩa khái niệm thiếu đấu hiệu cơ bản của khái niệm

Trong các định nghĩa khái niệm hiện nay có 3 định nghĩa không khái

quát được dấu hiệu cơ bản của đối tượng được khái niệm phản ánh mà chỉ liệt

kê một số biểu hiện cụ thê của đối tượng Những định nghĩa kiểu này có thể dễ hiểu, dễ áp dụng khi gặp những trường hợp đúng như liệt kê nhưng sẽ không đáp ứng được yêu cầu khi gặp những trường hợp khác Đó là là các định nghĩa sau:

- Định nghĩa về “chuẩn bị phạm tội” (Điều 17): Liệt kê một số dạng

hành vi chuẩn bị - tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện, ;

- Định nghĩa về “người tổ chức” (Điều 20): Liệt kê các loại người tổ

chức nhưng với tên gọi tương đối trừu tượng - chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy; - Định nghĩa về “người xúi giục” (Điều 20): Liệt kê một số thủ đoạn mà người xúi giục có thể sử dụng - kích động, dụ dỗ,

Các định nghĩa khái niệm trên cần được sửa đổi bằng cách bé sung dấu

hiệu cơ bản của khái niệm và tiếp đó có thé liệt kê một số biểu hiện thường gặp của khái niệm như là ví dụ cụ thể Từ phân tích trên nhóm nghiên cứu đề xuất việc sửa đôi các định nghĩa khái niệm thuộc nhóm này như sau:

- Chuẩn bị phạm tội là hành vi tao ra điều kiện cần thiết cho việc thực

hiện tội phạm như chuẩn bị kế hoạch, công cụ, phương tiện phạm tội hay tìm người đồng phạm cùng với mình.

- Người tổ chức là người tập hợp, phân công hoặc điều hành người khác

thực hiện tội phạm cố ý.

- Người xúi giục là người cố ý thúc đây người khác thực hiện tội phạm

cô ý bằng các thủ đoạn như kích động, cưỡng ép, du dé, mua chuộc. Thứ ba, nhóm các định nghĩa khái niệm có nội dung chưa chính xác Trong các định nghĩa khái niệm hiện nay có 6 định nghĩa thuộc loại định nghĩa có nội dung chưa chính xác do xác định dấu hiệu cơ bản khôngđúng Cụ thể là các định nghĩa sau:

Trang 31

- Định nghĩa về “đồng phạm” (Điều 20): Dấu hiệu “cùng thực hiện” trong định nghĩa làm ngoại diên của định nghĩa hẹp hơn so với ngoại diên của

khái niệm Dấu hiệu đúng phải là “cùng tham gia”, trong đó bao gồm cả thực

hiện, cả xúi giục, giúp sức và tổ chức thực hiện tội phạm.

- Định nghĩa về “đồng phạm có tổ chức” (Điều 20): Phải sửa theo định

nghĩa khái niệm đồng phạm (thay dấu hiệu “cùng thực hiện” bằng dấu hiệu

“cùng tham gia”).

- Định nghĩa về “hình phạt” (Điều 26): Dấu hiệu “nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích” trong định nghĩa là dấu hiệu không đúng vì tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích là nội dung của đối tượng chứ không phải là mục đích nên không thé có từ “nham” Dấu hiệu đúng phải là “tước bỏ hay hạn chế quyền, lợi ích”.

- Định nghĩa về “người thực hành” (Điều 20) - thuật ngữ được đề xuất

thay thế là “người thực hiện”: Dấu hiệu “trực tiếp thực hiện” trong định nghĩa

làm ngoại dién của định nghĩa hẹp hơn so với ngoại diên của khái niệm Theo

định nghĩa này thì người thực hành không bao gồm dạng thứ hai - người

không trực tiếp thực hiện tội phạm (người thực hiện gián tiếp) Dấu hiệu đúng

trong định nghĩa phải là: “tự thực hiện hoặc thực hiện qua người khác”.

- Định nghĩa về “phạm tội chưa đạt” (Điều 18): Dấu hiệu “không thực

hiện được đến cùng” trong định nghĩa là dấu hiệu không đúng với khái niệm Dấu hiệu đúng phải là “tội phạm không hoàn thành” Hai dau hiệu này phản

ánh hai thời điểm khác nhau - thời điểm gắn với ý muốn chủ quan của chủ thể và thời điểm gắn với quy định của pháp luật hay còn gọi là thời điểm pháp li.

Định nghĩa về “tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” (Điều 19) -thuật ngữ được đề xuất thay thế là “tự chấm dứt việc phạm tội”: Dấu hiệu

“không thực hiện tội phạm đến cùng” trong định nghĩa là dấu hiệu không đúng với khái niệm Dấu hiệu này phản ánh mục đích chủ quan của chủ thể, trong khi dấu hiệu đúng ở đây là dấu hiệu chỉ thời điểm pháp lý Đó là dấu

hiệu “khi tội phạm chưa hoàn thành”.

Trang 32

Từ phân tích trên nhóm nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi các định nghĩa

khái niệm thuộc nhóm này như sau:

- Dong phạm là trường hợp phạm tội cố ý có sự cùng cố ý tham gia của hai người trở lên với vai trò là người thực hiện, đồng thực hiện, người tổ chức, người xúi giuc hay người g1úp sức.

- Đồng phạm có tô chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ

ø1ữa những người cùng tham gia thực hiện tội phạm.

- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong BLHS, có nội dung tước bỏ hoặc han chế quyền, lợi ích

của người phạm tội.

- Người thực hiện là người trực tiếp thực hiện tội phạm hoặc thực hiện

tội phạm qua người khác mà người này không phải chịu trách nhiệm hình sựcùng với họ.

- Phạm tội chưa đạt là đã bắt đầu thực hiện tội phạm cô ý nhưng tội

phạm không hoàn thành vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người

phạm tội.

- Tự cham dứt việc phạm tội là tự nguyện không thực hiện tiếp tội phạm khi tội phạm chưa hoàn thành

-Thứ tw, nhóm các định nghĩa khái niệm chưa đúng về hình thức cấu trúc Trong các định nghĩa khái niệm hiện nay có 2 định nghĩa không đúng về hình thức cấu trúc Đó là định nghĩa về cố ý phạm tội và định nghĩa về vô ý phạm tội Mỗi định nghĩa đều bao gồm 2 định nghĩa khác nhau Trong đó, mỗi định nghĩa như là một phần của định nghĩa chung Cụ thể:

- Khái niệm “cố ý phạm tội” (Điều 9) được định nghĩa bằng 2 định nghĩa cho hai loại trường hợp cố ý phạm tội - cố ý trực tiếp và có ý gián tiếp.

- Khái niệm “vô ý phạm tội” (Điều 10) được định nghĩa bằng 2 định nghĩa cho hai loại trường hợp vô ý phạm tội - vô ý vì quá tự tin và vô ý do cầu thả.

Ngoài ra, cả hai định nghĩa về cỗ ý phạm tội đều chưa chính xác Ngoại điên được định nghĩa hep hon so với ngoại diên của khái niệm vì các định

Trang 33

nghĩa đều gan với dau hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu của các tội phạm có cầu thành vật chất Do vậy, cả hai định nghĩa về cố ý phạm tội và về vô ý phạm tội đều phải được định nghĩa lại để phản ánh dấu hiệu chung của cố ý phạm tội cũng như của vô ý phạm tội.

Từ phân tích trên nhóm nghiên cứu đề xuất việc sửa đôi các định nghĩa

khái niệm thuộc nhóm này như sau:

- Cố ý phạm tội là trường hợp nhận thức được hành vi của mình có dau

hiệu tội phạm nhưng vẫn thực hiện vì mong muốn hoặc chấp nhận hành vi này. - Vô ý phạm tội là trường hợp đã gây ra hậu quả của tội phạm nhưng khi thực hiện hành vi, người phạm tội do chủ quan nên cho rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc do cầu thả nên đã không thấy trước hậu quả đó.

Thứ năm, nhóm các định nghĩa khái niệm không còn phù hợp do tên gọi

của khái niệm (thuật ngữ) đã thay đôi

Trong các định nghĩa khái niệm hiện nay có 1 định nghĩa không con phù hợp do có sự thay đỗi tên gọi của khái niệm (thuật ngữ) Do vậy, cần sửa

định nghĩa theo tên gọi (thuật ngữ) mới Đó là định nghĩa khái niệm “gây thiệt

hại trong tinh thế cấp thiết” hoặc “hành vi cấp thiết” - thuật ngữ dang sử dụng

là “tình thế cấp thiết? (Điều 16) Cụ thể, khái niệm này được định nghĩa lại

như sau: Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết (hành vi cấp thiết) là hành vi

gây thiệt hại khi không còn cách nào khác để tránh nguy cơ đang thực tế đe

dọa gây ra thiệt hại lớn hơn cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức hoặc cho quyên, lợi ích chính đáng của cá nhân.

Thứ sáu, nhóm các định nghĩa khái niệm chưa ngắn gọn, rõ ràng, logic

Trong các định nghĩa khái niệm hiện nay có 3 định nghĩa khái niệm

thuộc nhóm này Cụ thể:

- Định nghĩa về “tội phạm” (Điều 8) là định nghĩa tương đối dài, không

đảm bảo tính ngắn gọn của định nghĩa Trong định nghĩa này, các khách thê

bảo vệ của luật hình sự đã được liệt kê cụ thể mà không được mô tả một cách

khái quát Do vậy, để đảm bảo tính ngắn gọn cần phải mô tả khái quát các

khách thể bảo vệ của luật hình sự khi định nghĩa khái niệm tội phạm.

Trang 34

Định nghĩa về “vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết' (Điều 16) -thuật ngữ được đề xuất thay thế là “vượt quá giới hạn gây thiệt hại trong tình thế cấp” hoặc “vượt quá giới hạn của hành vi cấp thiết? là định nghĩa chưa

rõ ràng vì dấu hiệu “vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết” được xác định

trong định nghĩa là dau hiệu trừu tượng và không phù hợp với định nghĩa về “tình thế cấp thiết” (thuật ngữ được dé xuất thay thế là “gây thiệt hại trong

tình thế cấp thiết? hoặc “hành vi cấp thiết”) Dấu hiệu đúng ở đây phải là “lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa” Dau hiệu này vừa cu thé, rõ ràng và vừa

phù hợp với định nghĩa về “tình thế cấp thiết, trong đó có dấu hiệu “nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa”.

- Định nghĩa về “vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng” (Điều 15) - thuật ngữ được dé xuất thay thé là “vượt quá giới hạn tự vệ cần thiết” là định nghĩa chưa logic Đây là một trường hợp của tự vệ nhưng đã vượt quá giới hạn cần thiết nên không được coi là tự vệ cần thiết Do vậy, không thể định nghĩa vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả mà

phải định nghĩa vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng “là trường hợp

hành vi chống trả rõ ràng ”.

Từ phân tích trên nhóm nghiên cứu đề xuất sửa đổi các định nghĩa khái

niệm thuộc nhóm này như sau:

- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật

này (hoặc các luật khác), do người có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý hoặc

vô ý thực hiện, xâm hại lợi ích của xã hội, của Nhà nước, xâm phạm quyền hay lợi ích hợp pháp của người khác.

hạn gây thiệt hại trong Ì

- Vuot quá giới hạn tự vệ cần thiết là trường hợp hành vi chống trả rõ

ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm

cho.xã hội của hanh vi xâm hai.

Trang 35

Định nghĩa về “vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết' (Điều 16)

-thuật ngữ được đề xuất thay thế là “vượt quá giới hạn gây thiệt hại trong tình

thế cấp” hoặc “vượt quá giới hạn của hành vi cấp thiết” là định nghĩa chưa ro ràng vì dâu hiệu “vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết? được xác định

trong định nghĩa là dấu hiệu trừu tượng và không phù hợp với định nghĩa về

“tình thé cấp thiết (thuật ngữ được đề xuất thay thế là “gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết” hoặc “hành vi cấp thiết”) Dấu hiệu đúng ở đây phải là “lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa” Dau hiệu này vừa cụ thé, rõ rang và vừa phù hợp với định nghĩa về “tình thế cấp thiết”, trong đó có dấu hiệu “nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa”.

- Định nghĩa về “vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng” (Điều 15) - thuật ngữ được đề xuất thay thé là 'vượt quá giới hạn tự vệ can thiết” là định nghĩa chưa logic Đây là một trường hợp của tự vệ nhưng đã vượt quá giới

hạn cần thiết nên không được coi là tự vệ cần thiết Do vậy, không thể định

nghĩa vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả mà

phải định nghĩa vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng “là trường hợp hành vi chống trả rõ ràng ”.

Từ phân tích trên nhóm nghiên cứu đề xuất sửa đôi các định nghĩa khái niệm thuộc nhóm này như sau:

- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật

này (hoặc các luật khác), do người có năng lực trách nhiệm hình sự cô ý hoặc

vô ý thực hiện, xâm hại lợi ích của xã hội, của Nhà nước, xâm phạm quyên

thiệthại Cân ng nộ bi dư 3 :

- Wượt( quá giới han tự vệ cần: thiết là trường Tiệp Hành VI chống trả TÕ

rang ‘gis mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ: niguy hiểm

cho vã Hội Bữa tánh vi xâm hai.

Trang 36

2.2.2.2 Các định nghĩa khái niệm cân được bồ sung

Các khái niệm cần được định nghĩa bổ sung thuộc hai nhóm sau:

Thứ nhất, nhóm các khái niệm cần được định nghĩa bổ sung vì cần thiết cho việc áp dụng các quy định của BLHS

Trong BLHS còn một số khái niệm chưa được định nghĩa, trong đó có những khái niệm thuộc nội dung của các dấu hiệu trong điều luật và việc áp dụng các điều luật này đòi hỏi người áp dụng phải hiểu các khái niệm đó Nếu những khái niệm như vậy không được định nghĩa thì việc hiểu và áp dụng điều luật sẽ không thống nhất và có thể không đúng Do vậy, BLHS cần phải

định nghĩa bổ sung các khái niệm này Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu,

có những khái niệm sau cần phải được định nghĩa bỗ sung:

- Án tích và xoá án tích (“chưa được xoá án tích” là dấu hiệu được quy định tại nhiều điều luật của BLHS - Điều 49 và một số điều trong Phần các tội

phạm BLHS);

- Dâu hiệu định khung hình phạt và dấu hiệu định tội danh (là dấu hiệu được quy định tại các điều 46 và 48 BLHS);

- Phạm nhiều tội (là dau hiệu được quy định tại các điều 50, 75 BLHS); - Tình trạng say (là dau hiệu được quy định tại Điêu 14 BLHS);

- Tự thú (là dau hiệu được quy định tại các điều 25 và 46 BLHS);

- Tự ngăn chặn tội phạm (được đề nghị bổ sung vào Điều 19 BLHS); - Người đồng thực hiện (được đề nghị bổ sung vào Điều 20 BLHS);

- Tổ chức tội phạm (được đề nghị bé sung vào BLHS);

- Tội phạm có tổ chức (được dé nghị bé sung vào BLHS).

Các khái niệm trên đây được đề xuất định nghĩa như sau:

- Án tích là đặc điểm đã bị kết án của một người và do có đặc điểm này

mà họ phải chịu những bắt lợi nhất định.

- Xoá án tích là xoá đặc điểm đã bị kết án để người được xoá coi như chưa bị kết án.

- Dau hiệu định khung hình phạt là dau hiệu được xác định ở tội phạm

Trang 37

cụ thể, cho phép áp dụng khung hình phạt tăng nặng hoặc khung hình phạt

giảm nhẹ của tội phạm đó.

- Dấu hiệu định tội danh là dấu hiệu được xác định ở tội phạm cụ thé, cho phép phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác hoặc với trường hợp vi phạm.

- Phạm nhiều tội là trường hợp đã thực hiện và chưa bị xét xử từ hai tội trở lên.

- Tình trạng say là tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do đã sử dụng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác.

- Tự thú là tự đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền khai báo về hành vi

phạm tội của mình khi chưa bị phát hiện.

- Tự ngăn chặn tội phạm là hành động tự nguyện làm cho tội phạm domình đã thực hiện không hoàn thành được.

- Người đồng thực hiện là người thực hiện tội phạm cùng với một hoặc

nhiều người thực hiện khác.

- Tổ chức tội phạm là nhóm liên kết chặt chẽ có tính lâu dài từ ba người

trở lên nhằm mục đích thực hiện các tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

- Tội phạm có tổ chức là tội phạm được thực hiện bởi tổ chức tội phạm và các tội phạm liên quan đến việc thành lập, tham gia tổ chức tội phạm.

Thứ hai, nhóm các khái niệm cần được định nghĩa bổ sung vi cần thiết

cho việc hiểu đúng các quy định có liên quan của BLHS

Đây là những khái niệm tuy không thuộc dấu hiệu cần xác định khi áp dụng BLHS nhưng vẫn cần phải được định nghĩa nếu không các khái niệm này có thể bị hiểu không đúng và dẫn đến các quy định có liên quan cũng bị

hiểu sai Theo đó, có những khái niệm sau cần phải được định nghĩa bé sung: - Án treo (Điều 60 BLHS quy định các điều kiện cho hưởng án treo nhưng không có điều luật nào định nghĩa án treo là gì);

- Biện pháp khắc phục, phòng ngừa (Chương VI BLHS quy định về các

Trang 38

biện pháp khắc phục, phòng ngừa nhưng không có điều luật định nghĩa theo

kiểu liệt kê các biện pháp cụ thể thuộc về các biện pháp khắc phục, phòng

ngừa như điều luật định nghĩa theo kiểu liệt kê về các hình phạt, về hình phạt chính và về hình phạt bé sung);

- Chữa bệnh bắt buộc (Điều 43 BLHS xác định điều kiện cho phép áp

dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc nhưng không định nghĩa rõ khái niệm này);

- Giáo dục tại cộng đồng/Giáo đục tại nơi cư trú (Điều 70 BLHS xác

định điều kiện cho phép áp dụng biện pháp giáo dục tại cộng đồng nhưng

không định nghĩa rõ khái niệm này);

- Giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 70 BLHS xác định điều kiện

cho phép áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng nhưng khôngđịnh nghĩa rõ khái niệm nay);

- Hình phạt cảnh cáo (Điều 29 BLHS xác định điều kiện cho phép áp

dung hình phạt cảnh cáo nhưng không định nghĩa rõ khái niệm nay);

- Hình phạt cải tạo không giam giữ (Điều 31 BLHS xác định điều kiện

cho phép áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ nhưng không định nghĩarõ khái niệm này);

- Hình phat cấm đảm nhiệm chức vụ (Điều 36 BLHS xác định điều kiện

cho phép áp dụng hình phạt cắm đảm nhiệm chức vụ nhưng không định nghĩa rõ khái niệm này);

- Hình phạt cắm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (Điều 36

BLHS xác định điều kiện cho phép áp dụng hình phạt cấm hành nghề hoặc

làm công việc nhất định nhưng không định nghĩa rõ khái niệm nay);

- Hình phạt tước một số quyền công dân (Điều 39 BLHS xác định điều kiện cho phép áp dụng hình phạt tước một số quyền công dân nhưng không

định nghĩa rõ khái nệm này);

- Năng lực trách nhiệm hình sự (là một đặc điểm của tội phạm được quy

định tại Điều 8 BLHS nhưng không có điều luật tiếp theo nào định nghĩa khái

niệm này);

Trang 39

- Trách nhiệm hình sự (là khái niệm được thé hiện ở nhiều điều luật

khác nhau mà trong đó quy định phải chịu, không phải chịu hay được miễn

trách nhiệm hình sự nhưng không có điều luật nào định nghĩa trách nhiệm

hình sự là gì?).

Các khái niệm trên đây được dé xuất định nghĩa như sau:

- Án treo là biện pháp cho phép người bị kết án với hình phạt tù có thời hạn không phải chấp hành hình phạt dé thử thách trong thời hạn nhất định.

- Biện pháp khắc phục, phòng ngừa bao gồm buộc công khai xin lỗi;

buộc trả lại tài sản; buộc sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; tịch thu vật, tiền

trực tiếp liên quan đến tội phạm; chữa bệnh bắt buộc; giáo dục tại trường giáo

dưỡng và giáo dục tại cộng đồng.

- Chữa bệnh bắt buộc là biện pháp buộc người bị áp dụng phải chữa bệnh tại một cơ sở điều trị chuyên khoa hoặc chữa bệnh ngoại trú dưới sự

chăm nom của gia đình, người giám hộ và dưới sự dưới sự giám sát của cơ

quan nhà nước có thắm quyền.

- Giáo dục tại cộng đồng/Giáo dục tại nơi cư trú là biện pháp buộc

người bị áp dụng phải thực hiện nghĩa vụ nhất định về học tập, lao động tại nơi cư trú dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền cơ sở và tổ chức xã hội.

- Giáo dục tại trường giáo dưỡng là biện pháp buộc người bị áp dụng phải sống, học tập và lao động trong trường giáo dưỡng.

- Hình phạt cải tạo không giam giữ là hình phạt buộc người bị kết án

phải thực hiện một số nghĩa vụ để tự cải tạo tại cộng đồng dưới sự giám sát của cơ quan, tổ chức được tòa án giao.

- Hình phat cắm đảm nhiệm chức vụ là hình phạt không cho phép người bị kết án được giữ các chức vụ của cơ quan, tổ chức.

- Hình phạt cam hành nghề hoặc làm công việc nhất định là hình phạt không cho phép người bị kết án được hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

- Hình phạt cảnh cáo là hình phạt công khai lên án người bị kết án trước

toa án.

Trang 40

- Hình phạt tước một số quyền công đân là hình phạt không cho phép

người bị kết án thực hiện quyển ứng cử, bầu cử đại biểu cơ quan Nhà nước;

quyền làm việc trong cơ quan Nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

- Năng lực trách nhiệm hình sự là năng lực có thể phải chịu trách nhiệm hình sự của người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không trong tinh trang

không có năng lực lỗi.

- Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm phải gánh chịu các hậu quả pháp lí là hình phạt, là biện pháp khắc phục, ngăn ngừa và mang án tích.

2.2.A BANG CÁC ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM DUOC SỬA DOI (Phần chữ nghiêng là phần sửa đổi)

Che giấu tội phạm

Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực

hiện, đã che giấu người phạm tội, các

dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có

hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thi phải

chịu trách nhiệm hình sự về tội che

giấu tội phạm trong những trường hop

mà Bộ luật này quy định.

Che giấu tội phạm

là hành vi che giấu người phạm lội, các dấu vất, tang vật của tội phạm hoặc hành vi khác cản trở

việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội mà không có hứa

hẹn trước đó.

Chuân bị phạm tội

Chuan bị phạm tội là tìm kiếm, sửa

soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội

Chuẩn bị phạm tội

là hành vi tạo ra điều kiện can thiết cho việc thực hiện tội phạm như chuẩn bị kế hoạch, cong cu,

phương tiện phạm lội hay tìm hành vi của mình có dấu hiệu tội

phạm nhưng van thực hiện vì mong muốn hoặc chấp nhận hành

Ngày đăng: 21/04/2024, 23:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w