Trong giảng dạy luật học, tính hiệu quả của phương pháp giảng dạy này thể hiện ở chỗ, thông qua việc sử dụng các tình huống pháp luật hay vụ việc thực tiễn, người học được tiếp cận trực
Trang 1BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG
XÂY DUNG VÀ SU DỤNG TINH HUONG PHAP LUAT
TRONG GIANG DẠY LUAT HOC
Trang 2NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THUC HIỆN DE TÀI
SO HO VA TEN NOI CONG TAC TU CÁCH
TT THAM GIA
1 | TS Nguyễn Van Tuyén Trường Đại học Luật Ha Nội Chủ nhiệm ĐT
2 | TS Tô Văn Hòa Trường Đại học Luật Hà Nội Tác gia CD 01
3 | TS Duong Tuyét Mién Trường Dai học Luật Ha Nội Tac gia CD 02
4 | TS Nguyén Minh Tuan Trường Dai hoc Luật Hà Nội Tác gia CD 03
5 | TS Trần Anh Tuấn Trường Đại học Luật Hà Nội Tác gia CD 04
6 | TS Nguyễn Xuân Thu Trường Đại học Luật Ha Nội Tác giả CD 05
7 | ThS Nguyễn Kim Ngân Trường Đại học Luật Hà Nội Tác giả CD 06
8 | TS Nguyễn Hồng Bắc Trường Đại học Luật Hà Nội Tác giả CD 07
9 | TS Nguyễn Thị Dung Trường Đại học Luật Hà Nội Tác gia CD 08
10 | TS Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Luật Hà Nội Tac gia CD 09
11 | ThS Trần Vũ Hải Trường Đại học Luật Hà Nội Tác gia CD 10
Trang 3Xây dựng và gợi ý sử dụng tình huống pháp luật trong giảng
dạy môn Luật hình sựXây dựng và gợi ý sử dụng tình huống pháp luật trong giảngdạy môn Luật dân sự
Xây dựng và gợi ý sử dụng tình huống pháp luật trong giảngdạy môn Luật tô tụng dân sự
Xây dựng và gợi ý sử dụng tình huống pháp luật trong giảng
dạy môn Luật lao động
Xây dựng và gợi ý sử dụng tình huống pháp luật trong giảng
dạy môn Công pháp quôc tê
Xây dựng và gợi ý sử dụng tình huống pháp luật trong giảng
dạy môn Tư pháp quôc têXây dựng và gợi ý sử dụng tình huống pháp luật trong giảngdạy môn Luật thương mại
Xây dựng và gợi ý sử dụng tình huống pháp luật trong giảngdạy môn Luật hành chính
Báo cáo điều tra xã hội học vẻ tình huống pháp luật và sửdụng tình huông pháp luật trong giảng dạy luật học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
240
257 263
Trang 4PHAN THỨ NHẤT
MỞ DAU
Trang 5MỞ ĐÀU
1 Tính cấp thiết và giá trị lý luận, thực tiễn của dé tài
Thực tiễn giảng dạy các môn khoa học xã hội nói chung và giảng dạy luật học
nói riêng ở các nước trên thé giới và Việt Nam trong nhiều năm qua đều cho thấy,việc sử dụng các tình huống hay vụ việc trong quá trình giảng dạy đã đem lại nhữnghiệu quả rất tích cực Trong giảng dạy luật học, tính hiệu quả của phương pháp
giảng dạy này thể hiện ở chỗ, thông qua việc sử dụng các tình huống pháp luật hay
vụ việc thực tiễn, người học được tiếp cận trực tiếp với các vẫn đề pháp lý đã và
đang diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội mà đôi khi các trang sách tham khảohay các giáo trình không thể hiện được Mặt khác, phương pháp giảng dạy luật họcthông qua việc sử dụng, nghiên cứu các tình huéng pháp luật (Case Study) đem đến
sự hấp dẫn đặc biệt cho bài giảng nhờ ở tính thực tiễn của các vẫn đề nghiên cứu vàkhả năng rèn luyện kỹ năng thực hành pháp luật cho sinh viên.
Xuất phat từ nhận thức cho rằng việc xây dựng và sử dụng các tình huống
pháp luật trong giảng dạy luật học là một chủ dé hap dẫn, có tính thực tiễn và tinhứng dụng cao, rất cần thiết trong bối cảnh đổi mới phương pháp đào tạo đại họchiện nay ở nước ta và đặc biệt là phù hợp với mô hình đào tạo theo tín chỉ, chúng tôimạnh đạn chọn chủ đề này làm mục tiêu cơ bản cho nhóm nghiên cứu, với hy vọng
sé góp phần cung cấp thêm tư liệu cho hệ thống học liệu hoàn chỉnh tại Trường Đạihọc Luật Hà Nội.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc giảng dạy bằng phương pháp sử dụng tình huống nói chung và giảng dạyluật học bằng phương pháp sử dụng tình huống pháp luật nói riêng đã được triểnkhai nghiên cứu ở một số cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài
- Tại trường đại học Luật Hà Nội, gần đây nhất đã có một công trình nghiên cứukhoa học cấp Trường với tên đề tài là “Nghién cứu việc giảng dạy bằng phương pháp
sử dụng tình huống trong đào tạo các môn học của khoa Pháp luật kinh tế”, do TS
Lưu Bình Nhưỡng làm chủ nhiệm đề tài Công trình khoa học này chủ yếu đượcnhóm nghiên cứu triển khai dưới góc độ lý luận về phương pháp sử dụng tình huống
trong giảng dạy luật học, chứ không chủ trương xây dựng các tình huống cụ thể dànhcho việc giảng dạy các môn học chuyên ngành của Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quản trị (CEMD) thuộc Đại học kinh tếThành phố Hỗ Chi Minh đã phát triển chương trình “Viết chương trình môn học và
sử dụng tinh huống trong giảng dạy” nhằm góp phan xây dựng thêm nhiều tình
Trang 6huống Việt Nam để giảng dạy trong các trường đại học và nâng cao hiệu quả của
việc giảng dạy băng tình huống
- Ngoài ra, liên quan đến van dé này, cũng có một vài bài báo dé cập một cáchtrực tiếp hoặc gián tiếp đến van đề giảng dạy bang tình huống, nhưng chủ yếu nhằmvào lĩnh vực giảng dạy đại học nói chung chứ không bàn đến việc giảng dạy bằngtình huống trong đào tạo cử nhân luật Ví dụ:
+ Bài “Nghiên cứu tình huống trong giảng day đại học” của ThS Vũ ThếDũng (Khoa quản lý công nghiệp, Đại học Bách khoa TP Hỗ Chi Minh);
+ Bài “Phương pháp học bằng tình huống” của tác giả Nguyễn Hoài Bảo(đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn) ;
Với tình hình nghiên cứu như đã phân tích trên đây, có thể khăng định rằngviệc xây dựng hệ thống tình huống pháp luật và gợi ý cách sử dụng các tình huống
đó trong giảng dạy các môn chuyên ngành luật học là một đề tài mới, có tính kế
thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học liên quan
đã công bố Đây là một dé tài có tính ứng dụng cao, có tính thực tiến và đặc biệt
hữu ích trong việc rèn luyện kỹ năng thực hành nghề nghiệp và khuyến khích khảnăng tự học của sinh viên trong môi trường, khuôn khổ của học chế tín chỉ
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm xây dựng hệ thống tình huống pháp
luật và hướng dẫn sử dụng các tình huéng đó cho việc giảng dạy các môn học chuyênngành luật học tại Trường Đại học Luật Hà Nội Sản phẩm nghiên cứu của đề tài sẽ là
hệ thống các tình huống pháp luật được sử dụng cho một số môn học chuyên ngành
luật cụ thể thuộc các Khoa chuyên môn của Trường Đại học Luật Hà Nội
Đi xa hơn, việc triển khai nghiên cứu đề tài còn nhằm mục đích phát hành các
ấn phẩm về tình huống pháp luật cho một số môn học chuyên ngành luật, trên cơ sở
đó góp phần xây dựng hệ thống học liệu hoàn chỉnh cho công tác đào tạo luật học ởTrường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và góp phần trao đôi thông tin học thuật với
các cơ sở đào tạo luật khác trong cả nước nói chung.
4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nhằm thực hiện mục đích trên đây và trong khuôn khô giới hạn của một đê tài
khoa học cấp Trường, nhóm nghiên cứu xác định phạm vi nghiên cứu của dé tài sẽ
bao gồm các vấn đề sau đây:
- Những van dé lý thuyết cơ bản về tình huống pháp luật, cách thức và kinhnghiệm xây dựng các tình huống pháp luật trong giảng dạy luật học;
Trang 7- Tính đặc thù của các môn học chuyên ngành luật học và trên cơ sở đó thiết
kế, xây dựng hệ thống tình huống pháp luật phù hợp với từng môn hoc
- Đưa ra những gợi ý về việc sử dụng các tình huống pháp luật trong giảng dạymột số môn học chuyên ngành tại Trường Đại học Luật Hà Nội
Mặc dù đề tài xác định phạm vi nghiên cứu bao gồm 3 vấn dé nêu trên nhưngnội dung nghiên cứu trọng tâm vẫn là xây dựng hệ thống tình huống pháp luật dành
cho việc giảng dạy các môn học chuyên ngành cơ bản tại Trường Đại học Luật Hà
Nội và gợi ý cách sử dụng các tình huống đó
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để đạt được muc tiêu cuối cùng là xây dựng một hệ thống tình huống phápluật hoàn chỉnh, có chất lượng nhăm phục vụ cho công tác giảng dạy các môn họcchuyên ngành luật học, dé tài hướng tới việc sử dụng các phương pháp nghiên cứuchủ yếu như:
- Phương pháp khảo sát thực tiễn và điều tra xã hội học được sử dụng để đánhgiá nhu cầu sử dung tình huống pháp luật trong giảng day luật hoc nói chung và tạiTrường Đại học Luật Hà Nội nói riêng;
- Phương pháp thống kê phân tích được sử dung dé thu thập thông tin, tư liệuphục vụ cho việc xây dựng các tình huống pháp luật của từng môn học;
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để đánh giá tính đặc thù
của từng môn học và những ảnh hưởng của tính đặc thù đó đối với việc xây dựng và
sử dụng tình huống pháp luật;
- Phương pháp mô hình hóa và khái quát hóa Phương pháp này được sử dụng
đẻ thiết kế thành các tình huống cụ thể có tính điển hình nhằm phục vụ cho việcgiảng dạy các môn học chuyên ngành luật.
5 Những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu có những đóng góp mới về phương diện lý luận và thực tiễnnhư sau:
Về phương diện lý luận, đề tài nghiên cứu làm rõ lý thuyết về tình huống phápluật dùng trong giảng dạy luật học, phương pháp tình huống sử dụng trong đào tạo
luật học và cách thức sử dụng tình huống trong đào tạo luật học như thế nào Các
nội dung lý thuyết này không chỉ được thể hiện như một chuyên đề nghiên cứu tôngquát, mà còn được triển khai nghiên cứu cụ thé đối với những môn học cơ bản nhấtcủa chương trình đào tạo luật học, dựa trên sự phân tích về tính đặc thù của từngmôn học.
Trang 8Vé phương diện thực tiễn, đề tài đúc kết những kinh nghiệm và kỹ năng cơ bản
trong xây dựng tình huống pháp luật và sử dụng tình huống pháp luật trong giảng
dạy luật học Các kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng này được thể hiện cả trong
chuyên dé nghiên cứu tổng quát, đồng thời cũng được thể hiện rất rõ qua cácchuyên dé nghiên cứu cụ thể đối với từng môn học cơ bản trong chương trình dao
tạo cử nhân luật.
Giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu chính là ở chỗ, thông qua việc khảo sát
thực tiễn, thu thập thông tin tài liệu từ thực tiễn, dé tài đã tập hợp được khá nhiềutình huống, vụ việc từ thực tiễn thi hành pháp luật ở các lĩnh vực luật khác nhau débiên tập lại thành tình huống giảng dạy cho từng môn học chuyên ngành luật học
Hệ thống tình huống này là kết quả trực tiếp của đề tài nghiên cứu và nó sẽ đượcứng dụng trực tiếp trong quá trình giảng dạy các môn học chuyên ngành luật học tạiTrường Đại học Luật Hà Nội, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và kỹnăng thực hành trong đào tạo luật học.
6 Nội dung và hướng nghiên cứu của đề tài
Dé thực hiện các mục đích và phạm vi nghiên cứu nêu trên, định hướng nghiên cứu của dé tài nhắm vào các nội dung cơ bản sau đây:
- Nghiên cứu, khảo sát nhu cầu thực tế của xã hội về nguồn nhân lực trong lĩnh
vực pháp luật và các yêu cầu, thách thức đổi mới phương pháp giảng đạy đại học
trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam Các nghiên cứu này sẽ là tiền đề, là căn cứkhoa học cho việc xây dựng các tình huống pháp luật trong đào tạo nguồn nhân lực
pháp luật.
- Nghiên cứu cách thức và kinh nghiệm xây các tình huống pháp luật tronggiảng dạy luật học nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao
trong lĩnh vực pháp luật ở Việt Nam;
- Thiết kế và xây dựng hệ thống tình huống pháp luật nhằm phục vụ cho công
tác giảng dạy các môn học chuyên ngành tại Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Nghiên cứu hướng áp dụng các tình huống pháp luật vào chương trình giảngdạy một số môn học chuyên ngành thuộc các Khoa chuyên môn tại Trường Đại họcLuật Hà Nội.
7 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện theo thời gian quy định của Trường Đại học Luật Hà
Nội đối với đề tài khoa học cấp Trường Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài,tập thé tác giả đã thừa hưởng những thuận lợi va đồng thời cũng phải đối mặt với
Trang 9những khó khăn nhất định Hầu hết đội ngũ các nhà khoa học tham gia thực hiện đề
tài đều là những giảng viên có kinh nghiệm, có lòng nhiệt tình nghiên cứu khoa học
và có một động lực tự đổi mới mạnh mẽ Đúc kết từ những bài giảng được thực hiện
thường xuyên với nhiều đối tượng khác nhau như sinh viên chính quy bằng 1, học
viên bằng 2, học viên tại chức những nội dung đề cập trong các chuyên đề nghiên
cứu vừa mang tâm lý luận, vừa có tính thực tiễn sâu sắc Chính vì vậy, những luậnđiểm được trình bày trong các chuyên đề nghiên cứu về cơ bản đều bám sát nộidung của đề tài, đồng thời giải quyết được những yêu cầu, đòi hỏi mà đề tài đặt ra.Trong nhiều năm qua, Trường Đại học Luật Hà Nội đã đầu tư cơ sở vật chấttừng bước đồng bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của cả người học và ngườidạy Nhiều phòng học có những trang thiết bị cần thiết để tổ chức một buổi học hiệuquả như máy tính, máy chiếu, micro không dây Những trang thiết bị này tuykhông phải là những yếu tố quyết định một bài giảng thành công, nhưng chúng đãgóp phần không nhỏ trong việc nâng cao khả năng tương tác giữa người học và
người dạy, đảm bảo cho một buổi học có chất lượng tốt Cùng với đó, việc chuyểnđổi dần sang hình thức đào tạo tín chỉ bắt buộc yêu cầu quá trình giảng dạy cần gắn
với những nội dung tự.học, tự nghiên cứu của sinh viên với sự hỗ trợ từ phía giảngviên Chính vì vậy, phương pháp tình huống tỏ ra hiệu quả hơn han trong việc đảm
bảo để sinh viên tự khám phá những nội dung của môn học, vừa cung cap nhữngkhía cạnh lý luận pháp luật, vừa đáp ứng những kỹ năng nhất định trong việc giảiquyết các nội dung thực tiễn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, nhóm tác giả thực hiện dé tài cũng gặpphải một số khó khăn nhất định Các tài liệu chuyên sâu về phương pháp tình huốngkhông nhiều và đường như chưa được quan tâm một cách đúng mức trong bối cảnhđổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay Điều này khiến cho nhóm nghiêncứu đề tài gặp nhiều khó khăn trong việc sưu tầm tài liệu, thiết kế và xây dựng tìnhhuống cũng như khắc họa bức tranh toàn cảnh về việc áp dụng tình huống pháp luật
trong giảng dạy luật học hiện nay.
Trang 10PHẢN THỨ HAI
BAO CAO TONG THUẬT
Trang 11BAO CAO TONG THUAT DE TÀI KHOA HỌC
Xây dựng và sử dung tinh huống pháp luật trong giáng day luật hoc”
TS NGUYEN VĂN TUYẾNTrường Đại học Luật Hà NộiTrong suốt thời gian thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành một
khối lượng lớn công việc Kết quả nghiên cứu đề tài được thể hiện ở nội dung củacác chuyên đề dưới đây:
1 Những vấn đề lý luận về tình huống pháp luật và phương pháp sử dụng tình
huống pháp luật trong giảng dạy luật học
Đây là chuyên đề có tính tổng quan và dẫn nhập, do đó tác giả chủ yếu đề cậpđến các vấn dé mang tính lý luận về tình huống pháp luật và phương pháp sử dụngtình huống pháp luật trong giảng dạy luật học Các phân tích này chủ yếu làm rõquan niệm về tình huống pháp luật và cách thức sử dụng tình huống pháp luật trongđào tạo luật học ở hai hệ thống khác nhau là hệ thống đào tạo theo truyền thốngthông luật và hệ thống đào tạo theo truyền thống luật thành văn Trên cơ sở đó, tácgiả đưa ra các phân tích và bình luận về khả năng áp dụng tình huống pháp luậttrong đào tạo luật học ở Việt Nam.
Nhằm mục đích đó, chuyên dé tập trung làm rõ các van dé sau đây:
1.1 Mục tiêu của đào tạo luật học
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam đang diễn ra một quá trình cải cáchtương đối toàn điện trong dao tạo đại học Một trong những hướng di mà các cơ sởđào tạo luật ở Việt Nam đang lựa chọn là tiến hành áp dụng phương pháp “tìnhhuống” và sử dụng tình huống trong chương trình giảng dạy của mình Đây được
xem là phương pháp ưu việt và được áp dụng từ khá sớm ở các nước phát triển trên
thế giới; song đó cũng là phương pháp mới mẻ đối với Việt Nam Mặc dù vậy,
phương pháp này đang được kỳ vọng sẽ đem đến một luồng gió mới cho mối quan
hệ dạy — học giữa giảng viên và sinh viên trong đào tạo luật học, qua đó làm cho sinh viên luật của Việt Nam hăng say, chủ động và sáng tạo hơn trong việc học luậtcũng như được bồi dưỡng những kỹ năng phù hợp để có thể làm việc hiệu quả ngaysau khi ra trường.
Mục tiêu của đào tạo luật học hiện đại thường được đề cập ở hai khía cạnh làđào tạo cái gì (mục tiêu về nội dung đào tạo)? và đào tạo ai (mục tiêu về đôi tượng đào tạo)?
Trang 12Mục tiêu về nội dung đào tạo
Mục tiêu đào tạo luật học ở các nước thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau
trên thé giới có những điểm giống nhau và khác nhau Tuy nhiên, hệ thống đào tạo
ở các nước trên thé giới nói chung đều tập trung vào các loại kiến thức va kỹ năng
cơ bản sau đây:
(1) Kiến thức pháp luật nội dung:
(2) Phương pháp áp dụng pháp luật; và
(3) Các kỹ năng hành nghề luật
Về kiến thức pháp luật nội dung, đào tạo luật học hiện đại thường xác định
mục tiêu trang bị cho sinh viên ba loại kiến thức khác nhau Lúc này kho tàng trithức pháp luật có thể được ví như một đại dương có ba tầng:
- Tang ở trên cùng có thể gọi là Tang kiến thức bê mặt Tang này bao gồm cáckiến thức về pháp luật thực định, các nguyên tắc của pháp luật thực định thuộc cácchuyên ngành luật khác nhau, ví dụ hiến pháp, hành chính, dân sự, hình sự, kinh tế,
tố tụng hình sự, tố tụng dân sự
- Tầng ở giữa có thể gọi là Tầng kiến thức sâu Ở đây có các kiến thức về vănhóa pháp luật, các nguyên tắc lý luận về pháp luật, lịch sử nhà nước và pháp luật,các học thuyết, tư tưởng pháp lý và các nền tảng lý luận khác của luật học Những
kiến thức này chứa đựng những giá trị có tính én định cao va chỉ phối tới tinh thần
của pháp luật thực định.
- Tang sâu nhất của đại dương kiến thức luật có thể gọi là Tầng kiến thức nềntảng Tầng này chứa đựng các kiến thức không trực tiếp liên quan tới pháp luật màthường liên quan tới cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội của pháp luật, ví dụ các học
thuyết phát triển xã hội, các tư tưởng học thuyết triết học, kiến thức lịch sử, địa lý,
kinh tế xã hội
Phương pháp áp dụng pháp luật bao gồm phương pháp phân tích, phát hiệnvấn đề, xác định các nguồn luật phù hợp, tiến hành giải thích pháp luật một cáchthuyết phục và trên cơ sở đó đưa ra quyết định Đối với bất kỳ hệ thống đào tạo luậthọc nào, kiến thức pháp luật nội dung không bao giờ được coi là mục tiêu cuối cùng
và duy nhất Mục đích của việc sinh viên học kiến thức nội dung luôn luôn là việc
áp dụng chúng trong thực tiễn
Trên thực tế, một học sinh có thể nhớ hết các quy định của luật và trình bàytrôi chảy về các nguyên tắc của các ngành luật khác nhau học trong nhà trường.Song điều đó cũng không bảo đảm chắc chắn rằng sinh viên đó khi ra trường có thể
Trang 13làm việc một cách hiệu quả, tức là áp dụng pháp luật giải quyết được những vụ việcthực tiễn Trong khi kiến thức về pháp luật nội dung mà sinh viên học trong trường
có thé bị thay đổi theo thời gian, thậm chí có thể trở nên lạc hậu ngay sau khi ratrường, thì phương pháp áp dụng pháp luật đúng dan sẽ giúp cho sinh viên nhanhchóng thích ứng với sự thay đổi đó và tiếp cận ngay được với pháp luật thực địnhmới được ban hành Điều này cho thấy dạy cho sinh viên phương pháp áp dụngnhững kiến thức pháp luật mà họ học trong trường vào thực tiễn luôn luôn là mộtphần không thé thiếu trong mục tiêu của đào tạo luật học hiện đại
Về kỹ năng hành nghề luật, có thể nhận thấy rang, đào tạo pháp luật hiện dai
càng ngày càng được hướng mạnh hơn vào thực tiễn Ngay cả các nước Châu Âu
lục địa, nơi vốn có truyền thống đào tạo luật mang tính học thuật trong các trườngđại học, cũng có xu hướng cải cách chương trình và phương pháp đào tạo sao cho
sinh viên sau khi ra trường có thể hòa nhập vào môi trường làm việc một cách sớmnhất Khả năng làm việc và giải quyết các van dé thực tiễn ngay sau khi ra trườngcủa sinh viên luật ngày càng trở thành thước đo chất lượng giảng dạy của nơi đã đàotạo ra họ Chính vì vậy, giúp sinh viên sử dụng thành thạo các kỹ năng hành nghề
luật như phỏng vấn, hỏi - đáp, xây dựng lập luận, đàm phán, hùng biện đã trở
thành một phần không thể thiếu trong mục tiêu đào tạo của các trường luật của cả
hệ thống thông luật và pháp luật thành văn
Mục tiêu về đối tượng đào tạo
Mục tiêu về đối tượng đào tạo luật của một hệ thông đào tạo luật liên quan tới
câu hỏi: hệ thống đó xác định sản phẩm của mình sau khi ra trường sẽ là người như
thế nào và làm nghề gì trong lĩnh vực thực hành pháp luật?
Ở khía cạnh này, mục tiêu đào tạo của hệ thống thông luật và hệ thống luật thành văn tương đối khác nhau Đối với hệ thống thông luật, sản phẩm đầu ra của các trường luật luôn là những sinh viên có đủ khả năng để hành nghề luật sư với chất lượng dịch vụ tốt nhất Phần lớn, nếu như không phải là tất cả, các sinh viên luật sau khi tốt nghiệp ở những nước thuộc hệ thống này, mà điển hình là ở Mỹ, sẽ
theo đuổi ngay nghề luật sư đưới các hình thức khác nhau như luật sư trong công ty,
luật sư tranh tụng, luật sư tư van hay luật sư công Ở Anh, phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ theo đuổi nghề luật sư tư van trước khi thăng tiến trong sự nghiệp
của minh dé trở thành luật sư tranh tụng Chính vì mục tiêu này mà chương trình
đào tạo luật ở hệ thống thông luật, điển hình là Mỹ, chủ yếu tập trung vào kiến thức
về pháp luật thực định và kỹ năng hành nghề luật sư
Khác với các trường luật của hệ thống thông luật, các cơ sở đào tạo luật họcthuộc hệ thống luật thành văn lại nhắm tới mục tiêu đối tượng đào tạo rộng hơn:
Trang 14những luật gia được trang bị kiến thức toàn diện cũng như cụ thể, lý luận cũng nhưthực tiễn về pháp luật Những luật gia đó sau khi tốt nghiệp có thể theo đuổi nhữngnghé nghiệp khác nhau trong lĩnh vực pháp luật Họ có thể trở thành luật sư tư vanhay tranh tụng trước tòa; trở thành thư ký tòa dé theo nghiệp thâm phán xét xử haycác nghé nghiệp khác Chính vi vậy, chương trình dao tạo luật ở hệ thống luật thànhvăn thường chứa đựng nhiều kiến thức thuộc về chiều sâu và kiến thức nền tảng hơn
hệ thống thông luật
1.2 Phương pháp tình huỗng trong đào tạo luật học
Trên cơ sở phân tích các khía cạnh khác nhau của mục tiêu dao tao, tác giảchuyên dé chỉ rõ mối liên hệ giữa mục tiêu đào tao với phương pháp giảng day luậthọc để từ đó làm rõ cách thức sử dụng tình huống pháp luật trong đào tạo luật họcnhư thể nào
Mỗi quan hệ giữa mục tiêu đào tạo và phương pháp giảng dạy luật
Phương pháp giảng dạy luật học là cách thức mà các cơ sở đào tạo luật truyền
dạy hoặc trang bị kiến thức cho sinh viên của mình Nói cách khác, đó là cách thức
mà các cơ sở đào luật sử dụng dé đưa tri thức tới sinh viên, qua đó sinh viên lĩnh hộiđược tri thức một cách chủ động hay thụ động Giữa mục tiêu đào tạo luật học vàphương pháp giảng day luật học có mối quan hệ biện chứng với nhau Mục tiêu đàotạo đề ra những nội dung kiến thức hoặc kỹ năng mà sinh viên phải có được sau
những năm tháng học tập tại trường còn phương pháp đào tạo là cách thức tác động
lên sinh viên nhằm làm cho sinh viên lĩnh hội được kiến thức và kỹ năng đã địnhmột cách hiệu quả nhất Đối với bat kỳ hệ thống pháp luật hay cơ sở dao tạo luật
học nào, mục tiêu đào tạo chính là kim chỉ nam định hướng cho việc lựa chọn phương pháp giảng dạy Ngược lại, chọn lựa và áp dụng được những phương pháp
đào tạo đúng đắn sẽ góp phần quan trọng nhất đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra.Hiện nay có ba phương pháp giảng dạy luật học phổ biến trên thế giới là cácphương pháp “tình huống”, “thuyết giảng” và “giải quyết vấn đề” (hay còn gọi làphương pháp “vấn để”) Tùy vào đặc điểm của từng hệ thống đào tạo luật học màtrước tiên là mục đích đào tạo, các phương pháp này có thé được lựa chọn áp dụnghoặc không áp dụng, hoặc được áp dụng kết hợp với nhau một cách phù hợp
Về phương pháp tình huong trong giảng day luật học
Trong đào tạo luật học, phương pháp tình huống do Giáo sư người MỹChristopher Columbus Langdell phát minh và đưa ra sử dụng đầu tiên tại Khoa luậtĐại học Havard ngay sau khi ông được bé nhiệm làm trưởng khoa năm 1870 Về khái niệm, phương pháp tình huéng được hiểu là việc giáo viên thu thập một số vụ
9
Trang 15việc hàng đầu về một chủ dé pháp luật nào đó và đưa ra sử dụng để dạy luật cho
sinh viên ở trên lớp Trong giờ học, giáo viên sẽ gọi ngẫu nhiên các sinh viên để
trình bày lần lượt về tình tiết sự kiện, lập luận của tòa án về luật áp dụng và phánquyết của tòa án trong một vụ việc cụ thể Trong quá trình sinh viên trình bày, giáo
viên có thể yêu cầu sinh viên khác bổ sung hay bình luận Giáo viên cũng sẽ yêucầu sinh viên phân tích về các vấn dé pháp lý mà vụ việc tập trung giải quyết vàbình luận của sinh viên vẻ cách giải quyết của tòa án
Với khái niệm và cách thức tiễn hành như trên, phương pháp tình huống mang
một số đặc điểm nỗi bật như sau:
Thứ nhát, khi thực hiện phương pháp này, giáo viên chỉ sử dụng các vụ việcthực tế và các bản án xét xử vụ việc thực tế từ tòa án Không bao giờ giáo viên đưacác tình huống giả định cho sinh viên nghiên cứu Chỉ có các bản án từ các vụ việcthực tiễn mới đủ dài với tình tiết phong phú và lập luận chỉ tiết của tòa án mới cóthé làm tài liệu giảng dạy tốt cho giáo viên
Thứ hai, khác với các nước khác, nguồn pháp luật chủ yếu của Mỹ và cácnước thuộc hệ thống thông luật không phải là luật thành văn mà là các án lệ Vì vậy,khi áp dụng phương pháp tình huống, giáo viên không chi dùng các vụ việc dé minhhọa cho việc áp dụng pháp luật mà chính là để dạy luật nội dung; trong đó phánquyết của tÒa án trong vụ việc cu thể chính là pháp luật nội dung, thậm chí là cả
nguyên tắc pháp luật, của hệ thống pháp luật Mỹ mà sinh viên cần phải nắm bắt
được để áp dụng khi hành nghề sau khi ra trường Chính vì vậy, các vụ việc đã giaocho sinh viên dé chuẩn bị cho một buỗi học sẽ phải được giải quyết hết trên lớp vàtheo trình tự thời gian để sinh viên nắm được lịch sử phát triển của pháp luật nộidung điều chỉnh vấn đề là chủ đề của bài học
Thứ ba, phương pháp tình huống là phương pháp giảng dạy duy nhất được sử
dụng trong hầu hết các trường luật ở Mỹ và các nước thuộc hệ thống thông luật Điềunày có nghĩa là chỉ thông qua một phương pháp này mà sinh viên sẽ được truyền dạy
cả kiến thức về pháp luật nội dung và kỹ năng hành nghề luật sư
Thứ tư, việc sử dụng phương pháp tình huống dẫn tới một đặc trưng là mức độphổ biến của các sách tình huống trong đào tạo luật ở các nước theo hệ thống thông
luật như là công cụ chủ yếu hỗ trợ giáo viên giảng dạy theo tình huống Thực chấtcác sách tình huống là tập hợp các bản án của tòa án đã xét xử được thu thập và sắp
xếp theo từng chủ đề pháp luật nhất định theo ý đồ của giáo viên Mỗi chương củasách hầu hết được thiết kế theo cấu trúc giống nhau: bắt đầu bởi bản án của tòa án
(hay có thể là trích lục những nội dung cần thiết), một vài ghi chú và có thể là có
thêm một vài tình huống nhỏ giả định để sinh viên động não đào sâu thêm vụ việc,
Trang 16sau đó tới các vụ án khác với câu trúc trình bày tương tự Các sách tình huông hiém khi có những phân tích, bình luận sâu của giáo viên về các vụ việc cụ thê.
Ké từ khi được phat minh ra vào cuối Thế kỷ 19 cho đến nay, phương pháp
tinh huống đã có vị trí thống trị trong đào tạo luật học ở các nước thuộc hệ thốngthông luật; và ở mức độ nào đó phương pháp này cũng đã được du nhập sang các
nước có hệ thống luật thành văn Có rất nhiều ưu điểm được ca ngợi là đã đem đến
cho phương pháp này vai trò cao như vậy, trong số đó có thé ké đến bốn ưu điểm cơbản nhất sau đây
Một là, phương pháp tình huống làm cho sinh viên chủ động hơn và tham gianhiều hơn vào quá trình học luật Ở trên lớp giáo viên gọi từng sinh viên để trìnhbày về những án lệ đã giao cho họ sẽ làm cho sinh viên tham gia nhiều hơn vào quátrình học.
Hai là, phương pháp tình huống làm cho sinh viên hứng thú với việc học hơn.Sinh viên sẽ được nghiên cứu và học luật dựa trên các vụ việc đã từng xảy ra trong
thực tiễn Tính sinh động và tình tiết rất “thực” của vụ án làm cho sinh viên hứng
thú hơn với việc học.
Ba la, phương pháp tình huống rất chú trọng rèn luyện kỹ năng làm luật sư
Khi thực hành bài giảng trên lớp, giáo viên và sinh viên trao đổi rất nhiều về tìnhtiết của vụ việc, lập luận của tòa án và nội dung của phán quyết Giáo viên luôn
luôn tìm cách kích thích tư duy của sinh viên, hướng sinh viên tới việc xây dựng lập
luận cho quan điểm của mình Trong môi trường đó sinh viên sẽ học được các kỹ
năng giúp cho họ nhanh chóng hòa nhập trong môi trường làm việc thực tiễn với tư
cách là một luật sư.
Bén là, phương pháp nay khá thuận lợi cho giáo viên khi chuẩn bị bài giảng
Tại các nước theo hệ thống thông luật nguồn tài liệu để phục vụ giảng dạy phươngpháp tình huống rất phong phú và sẵn có với số lượng hàng chục nghìn vụ án đượcgiải quyết tại tòa án từng bang và ở cấp liên bang hàng năm Với nguồn tài liệuphong phú như vậy, giáo viên luật của Mỹ chỉ cần mắt công và thời gian chọn lọc là
có thể tìm được ngay những vụ việc tốt nhất để dạy cho học sinh của mình
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, phương pháp tình huống cũng có nhữngnhược điểm nhất định khi nó được áp dụng theo cách truyền thống ở Mỹ Trước hết, phương pháp tình huống làm cho sinh viên thiếu cái nhìn khái quát và toàn diện vềpháp luật Họ ít quan tâm tới các nguyên tắc phổ quát của pháp luật cũng như các
học thuyết pháp lý bởi vì đó là những điều không được dạy qua các án lệ Thứ hai,
khi phương pháp tình huống là phương pháp giảng dạy duy nhất, sinh viên luật
11
Trang 17cũng có xu hướng có quan điểm thiểu toàn diện về giới hành nghé luật Trong quátrình triển khai phương pháp này trên lớp, sinh viên thường được đặt vào vị trí củaluật sư bào chữa chống lại bên công tô hay đối tụng với sinh viên khác Một cách tựnhiên, họ thường tự đặt mình vào vai trò của luật sư bào chữa tìm cách chiến thăng
vụ kiện chứ không phải là một luật gia có cái nhìn khách quan về pháp luật Điềunày làm cho họ trở nên “hiếu chiến” hơn và thích tranh tụng hơn Họ cũng có xuhướng chú trọng nhiều hơn tới các kỹ năng của luật sư tranh tụng mà ít chú trọngtới các kỹ năng khác như đàm phán, hòa giải Thứ ba, nếu áp dụng phương pháptình huống một cách đúng nghĩa, tức là như trong mô hình thông luật, thì đây là một
phương pháp rất mat thời gian Trình tự học luôn luôn là sinh viên cùng với giáo
viên bàn lần lượt về tình tiết sự kiện rồi đến lập luận của tòa án, lập luận của cácbên và cuối cùng là phán quyết của tòa án Các vụ án lại rat cụ thé và thường chi
liên quan tới một khía cạnh nhỏ về mặt pháp lý Ngược lại các bản án lại rất dài với
độ dài trung bình khoảng 30 trang Để so sánh một cách tương đối thì trong cùngkhoảng thời gian tương tự, phương pháp thuyết giảng sẽ cho phép truyền đạt đượcnhiều nội dung kiến thức hơn một cách đáng kể
Cuối cùng, có khá nhiều môn của luật học không thể áp dụng được phươngpháp tình huống, ví dụ môn lý luận chung về pháp luật, các môn học về tổ chức cơquan nhà nước, lịch sử pháp lý Những môn học này chỉ chứa đựng các kiến thức lý
luận được tổng kết từ quá trình nghiên cứu mà không có án lệ; vì vậy, việc sử dụng
án lệ để giảng dạy là không khả thi Đặc biệt, phương pháp này cũng không thíchhop dé truyền đạt tới sinh viên các kiến thức liên quan tới xu hướng phát triển của
pháp luật.
Về phương pháp thuyết giảng
Có thể nói phương pháp thuyết giảng là phương pháp dạy học phô biến và
quen thuộc nhất trên thé giới đối với đào tạo luật học Trước khi phương pháp tình
huống chiếm vị trí độc tôn trong đào tạo luật học ở Mỹ và các nước thuộc hệ thống
thông luật thì phương pháp thuyết giảng đã được áp dụng
Khi áp dụng phương pháp thuyết giảng, giáo viên sẽ nghiên cứu tài liệu, sắpxếp kiến thức theo một trình tự riêng của mình và truyền đạt kiến thức đó bằng cách
thuyết trình trước một lớp, thường là lớp lớn Giáo viên chính là diễn viên chính
trong mỗi buổi giảng và trình bày kiến thức trong toàn bộ thời gian Giáo viên có
thể giao tài liệu để sinh viên chuẩn bị trước khi lên lớp nhưng chính giáo viên chứ
không phải là sinh viên mới là người định hướng kiến thức của buổi học
Ưu điểm thứ nhất của phương pháp thuyết giảng là khá tiết kiệm về mặt thờigian Trong giờ giảng, giáo viên là người trình bày kiến thức một cách có hệ thông
Trang 18cho sinh viên trên cơ sở đã có sự chuẩn bị kỹ từ trước Đồng thời phương pháp nàycũng thích hợp dé áp dụng với các lớp lớn, giúp tiết kiệm chi phi cho cơ sở đào tạo.Thứ hai, phương pháp thuyết giảng là phương pháp thích hợp nhất để truyền đạtkiến thức chính thống Thứ ba, phương pháp thuyết giảng cho phép giáo viên truyềnđạt tới sinh viên các kiến thức mang tính chất lý luận và tổng hợp Và cuối cùng,qua quá trình nghe giáo viên giảng trên lớp, sinh viên có thể học không chỉ các kiếnthức nội dung mà ngay cả phương pháp làm việc và kỹ năng trình bày từ thay,thường là những hình mẫu tốt để sinh viên noi theo.
Bên cạnh các ưu điểm, phương pháp này cũng an chứa các nhược điểm nhất
định Thứ nhất, phương pháp này sẽ làm cho sinh viên học một cách thụ động Ở
trên lớp giáo viên không thẻ có đủ thời gian kiểm tra sự chuẩn bị bai của từng sinhviên cũng như không đủ thời gian để trao đối với họ Chính vì vậy việc học của sinh
viên trở thành một chiều: sinh viên chỉ biết lắng nghe và chấp nhận những quanđiểm từ phía giáo viên Do đó sinh viên nhanh chóng cảm thấy nhàm chán vì khôngthực sự “tham gia” vào việc học Thứ hai, phương pháp thuyết giảng dẫn tới tìnhtrạng giáo viên không năm được tiến trình học của sinh viên do sự trao đổi giữa
giáo viên và sinh viên là rất ít Từ đó dẫn tới tình trạng việc dạy học của giáo viên
trở nên quan liêu Và cuối cùng, phương pháp thuyết giảng rất yếu trong việc dao
tạo kỹ năng hành nghề luật cho sinh viên vì họ ít có cơ hội được hướng dẫn thực
hành Những kỹ năng mà sinh viên có thể lĩnh hội được từ phương pháp này, nếu
có, chỉ là kỹ năng trình bày được học từ chính việc giảng của giáo viên trên lớp.
Về phương pháp van đề
Trong ba phương pháp giảng dạy được dé cập trong nghiên cứu này, phương
pháp giảng dạy dựa trên vấn đề (problem-based teaching) là phương pháp mới được
sử dụng gần đây Trong giáo dục hiện đại, phương pháp này cũng được đề cập đếnvới một tên gọi phổ biến hơn là Phương pháp học dựa trên van dé (problem based
learning - PBL) dé thé hiện quan điểm lấy sinh viên làm trung tâm của nó Trong
nghiên cứu này phương pháp này sẽ được gọi tắt là “Phương pháp vấn dé”
Phương pháp vấn đề bắt đầu được hình thành từ những năm giữa Thế kỷ 20 và
được áp dụng lần đầu tiên trong dao tạo y khoa ở Trường đại hoc McMaster, Canada
Ké từ những năm 1970 phương pháp này đã bắt đầu được đưa vào ứng dụng ở các cơ
sở đạy luật ở Châu Âu lục địa Năm 1975, trường Đại học Limburg, Hà lan, lúc đómới thành lập, đã thiết kế toàn bộ chương trình giảng dạy của mình trong các khoa,
trong đó có khoa luật, dựa trên phương pháp vấn đề Ngay ở Mỹ, trung tâm củaphương pháp tình huống, phương pháp van đề cũng rất được quan tâm Mặc dùphương pháp tình huống vấn đang chiếm ưu thế song ngày càng có nhiều trường luật
13
Trang 19cũng như giáo sư luật nơi đây quan tâm và cô vũ cho việc áp dụng phương pháp vẫn
dé Điều đó thể hiện qua số lượng ngày càng tăng các nghiên cứu về áp dụng phương
pháp van dé trong dao tạo luật học ở Mỹ
Đã có khá nhiều khái niệm về phương pháp van dé trong bối cảnh đào tạo luật
được đưa ra Tuy nhiên, hầu hết đều thông nhất rang phương pháp van dé là phương
pháp dạy trên cơ sở lựa chọn vấn dé dé sinh viên giải quyết và học thông qua việcgiải quyết van đề đó với sự trợ giúp của giáo viên Về cơ bản, phương pháp này là
một quá trình gồm ba công đoạn
Công đoạn thứ nhất là công đoạn giáo viên chuẩn bị van dé (problem) Công
đoạn thứ hai là công đoạn sinh viên giải quyết vấn đề Lúc này, vấn đề cùng với tất
cả những tài liệu liên quan đã được giao cho sinh viên vài ngày trước giờ học Sinh
viên phải tự giải quyết van đề theo vai đã được phân và dựa trên tài liệu đã được
giao Sinh viên cũng sẽ phải chuẩn bị các tài liệu mà bài tập yêu cầu Công đoạn thứ
ba là công đoạn trao đổi trên lớp Ở công đoạn này, vấn đề sẽ được đưa ra trên lớplàm chủ đề của bài học Tất cả các trao đổi trên lớp đều xoay quanh vấn đề hoặcnhững vấn đề mà sinh viên được giao Sinh viên lúc này sẽ là nhân vật chính củagiờ học Giáo viên sẽ có vai trò như người hướng dẫn, định hướng trao đổi cho sinhviên chứ không thực sự “giảng bài” cho sinh viên Tuy nhiên giáo viên vẫn có thécan thiệp và giảng những nội dung cụ thể khi cần thiết
Cách thức áp dụng phương pháp vấn đề như trên thể hiện rất rõ tư tưởng của
phương pháp này, đó là đưa những gì sinh viên có thể sẽ phải giải quyết trong thực
tế sau khi tốt nghiệp vào trong quá trình giảng dạy, đồng thời đặt sinh viên vào vị trítrung tâm của quá trình dạy đó Đây là phương pháp dạy học thông qua việc sinhviên tự học và hướng dan sinh viên tự học Đối với phương pháp này chính phương
pháp áp dụng pháp luật giải quyết vấn đề mới là nội dung quan trọng nhất chứ
không phải là bản thân việc học thuộc pháp luật thực định hay kiến thức nội dung.Các tài liệu nghiên cứu về phương pháp vấn đề trong đào tạo luật đưa ra rất
nhiều ưu điểm của phương pháp này, trong đó có nhiều ưu điểm được cho là có thể
khắc phục được nhược điểm của phương pháp tình huống
Trước tiên, có thể khang định rang phương pháp van dé có tất cả những ưu
điểm cơ bản nhất mà phương pháp tình huống có Thứ nhất, phương pháp vấn đề
làm cho sinh viên rất chủ động tham gia vào quá trình học, thậm chí là chủ độnghơn so với phương pháp tình huống Với phương pháp van dé, sinh viên được giaobài tập và được chỉ rõ nguồn tài liệu nghiên cứu để giải quyết bài tập đó Sự chuẩn
bị của họ trước khi đến lớp là có định hướng và kỹ hơn nhiều so với việc họ chỉphải làm việc với các án lệ Vì vậy trên lớp họ học một cách rất chủ động Thứ hai,
Trang 20phương pháp van đề dem lại sự hứng thủ hơn han so với phương pháp tình huống.
Ở phương pháp tình huống sự hứng thú của sinh viên được kích thích bởi các tìnhtiết sự kiện sinh động của án lệ Trong khi đó ở phương pháp vấn đề không những
họ van có thé có tình huéng sinh động mà còn có cơ hội được trực tiếp giải quyếtvan dé như đang hành nghề trong thực tiễn Và điều này đương nhiên làm cho sinh
viên hứng thú hơn nhiều Thứ ba, phương pháp vẫn đề cũng rất chú trọng tới rènluyện kỹ năng cho sinh viên Trong quá trình giải quyết các vấn đề, sinh viên rất cóthể sẽ được đặt vào vị trí của một luật sư để tư vẫn hoặc đại diện cho khách hàngtham gia tranh tụng Ngoài ra sinh viên cũng có thé được yêu cầu đóng các vai khác
để giải quyết các vấn đề khác có thể diễn ra trong thực tiễn và qua đó cũng được bồidưỡng những kỹ năng hành nghề luật khác nữa như kỹ năng đàm phán, hòa giải, tưvấn, nghiên cứu, viết các văn tự tố tụng
So với các phương pháp giảng dạy khác, phương pháp vẫn đề được xem là có
ít nhược điểm nhất khi đưa vào áp dụng trong đào tạo luật học hiện đại, tuy nhiênkhông phải là không có Thứ nhất, đây là một phương pháp khá mắt thời gian so với
phương pháp thuyết giảng Quy trình triển khai phương pháp này cho thấy cả sinh
viên và giáo viên đều phải hoạt động ở trên lớp: sinh viên với vai trò diễn viênchính và giáo viên với vai trò định hướng, dẫn đường Vì thế quỹ thời gian sẽ phảichia sẻ ra cho nhiều hoạt đông của cả sinh viên và giáo viên để tập trung giải quyếtmột vấn dé Nhược điểm thứ hai của phương pháp van đề là nó có thể quá sức so
với nhận thức của sinh viên luật mới tốt nghiệp phô thông và đang học những năm
đầu trong trường luật Nội dung chính của phương pháp này là yêu cầu sinh viên tự
mình giải quyết vấn đề Để làm được điều đó, sinh viên cần phải đã có những kiếnthức luật học nhất định Nhược điểm thứ ba của phương pháp van đề là nó đòi hỏi
giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu hơn rất nhiều so với các phương pháp khác
Giáo viên phải chuẩn bị thật kỹ bài tập tình huống dành cho phương pháp van đềbao gồm nhiều loại tài liệu khác nhau Giáo viên cũng phải hướng dẫn kỹ lưỡng đểsinh viên chuẩn bị bài được giao một cách tốt nhất
1.3 Những đặc thù của đào tạo luật học ở Việt Nam
Trong mục này, tác giả phân tích các đặc thù trong đào tạo luật học ở ViệtNam, với những khía cạnh chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, công tác đào tạo luật của Việt Nam về mặt lịch sử vẫn chú trọng tớiviệc truyền kiến thức nội dung cho sinh viên Tuy nhiên, cùng với quá trình đổi mới
toàn diện giáo dục hiện nay, mục tiêu đào tạo kỹ năng và phương pháp cũng đangđược nhắn mạnh trong đào tạo luật học
Thứ hai, cùng với quá trình đổi mới giáo dục, triết lý lấy người học làm trung
15
Trang 21tâm đang được khuyến khích áp dụng Quan điểm này có nghĩa là (1) người họcđược tự do lựa chọn tiễn độ và môn học; (2) bài giảng và thảo luận thiết kế theo nhu
cầu của xã hội và phủ hợp với trình độ của người học; và (3) phương pháp đào tạo
phải dé cao sự chủ động học của sinh viên
Thứ ba, hệ thống pháp luật của Việt Nam thuộc hệ thống luật thành văn Sinhviên học luật chủ yếu từ các học thuyết, các tư tưởng pháp lý, các nguyên tắc phápluật và bản thân pháp luật thành văn Các bản án đã xét xử của tòa án, cho dù cótính thuyết phục cao cũng không được xem là nguồn luật chính thức Vì thế côngtác đào tạo luật cũng chú trọng truyền dạy cho sinh viên pháp luật thành văn chứkhông phải là án lệ của tòa án.
Thư tư, phương pháp đào tạo truyền thống là phương pháp thuyết giảng Chotới thời gian gần đây, giáo viên sử dụng phương pháp này gần như là phương phápduy nhất trong các giờ giảng bài cho lớp lớn Các giờ thảo luận, nếu có, thường chỉnhằm mục đích dành cho sinh viên hỏi giáo viên những van dé còn chưa rõ hoặcgiáo viên kiểm tra xem sinh viên tiếp thu bài đến đâu đẻ giảng bổ sung kiến thức.Hoạt động dạy học chủ yếu diễn ra một chiều từ giáo viên tới sinh viên
Thứ năm, cùng với quá trình cải cách giáo dục và đổi mới triết lý giáo dục, cácphương pháp đào tạo luật học mới cũng đang bắt đầu được đưa vào áp dụng tại ViệtNam Đặc biệt khi các cơ sở dao tạo luật tiến hành chuyên sang đào tạo tín chỉ, các
phương pháp giảng dạy mới cũng đang được khuyến khích đưa vào áp dụng Giáo
viên đã có sự chuẩn bị công phu hơn để sinh viên nghiên cứu tài liệu ở nhà trướckhi lên lớp Các tình huống thực tiễn hoặc giả định cũng đã bắt đầu được sử dụng,làm cho bài giảng của giáo viên được sinh động hơn và sinh viên tiếp thu kiến thức
một cách chủ động hơn.
Với những đặc thù trong đào tạo luật học của Việt Nam như nêu trên đây, rõ
ràng một phương pháp tình huồng theo đúng nghĩa của từ này mà thế giới vẫn dùng,tức là phương pháp tình huống của Mỹ, khó có thể được sử dụng Mặt khác việc sửdụng phương pháp này theo đúng nghĩa của Mỹ cũng không cần thiết đối với hoàn
cảnh của Việt Nam.
Có hai lý do chính đưa đến nhận định này:
Một là, nguồn luật chủ yếu của Việt Nam là các văn bản quy phạm pháp luật
mà trước tiên là các đạo luật Các án lệ không được coi là nguồn luật chính Chính
vì vậy, việc sử dụng án lệ chỉ dé day luật cho sinh viên là không cần thiết
Hai là, nguồn các ban án của tòa án Việt Nam rat thiếu và khó tiếp cận Các bản
án của tòa án Việt Nam cũng ít chú trọng tới phần lập luận Theo mẫu bản án do Tòa
Trang 22án Nhân dân Tối cao ban hành, một bản án thường có ba phần: “Nhận thấy”, “Xét
thấy”, và “Kết luận” Trong đó chỉ có phần “Nhận thấy” là có thể sử dụng được làm
tình huống Còn phần “Xét thấy” ít có những phân tích sâu có giá trị tham khảo
Trên thực tế, trong công tác đào tạo luật ở Việt Nam, các giáo viên cũng đã sửdụng nhiều “tình huống” trong giảng dạy Những tình huéng này thường là những
ví dụ ngắn gọn gần với thực tiễn, được đưa ra để kiểm tra khả năng áp dụng kiếnthức đã học của sinh viên hay để minh họa một van dé nào đó trong bài giảng Vềthực chất việc áp dụng các tình huống này gần với phương pháp vấn đề hơn làphương pháp tình huống theo nghĩa phổ biến Mặt khác, các tình huống được đưavào giảng dạy, dù mới ở mức độ hạn chế, cũng đã có những tác động tích cực nhấtđịnh đối với sinh viên
Như vậy, trong điều kiện của Việt Nam, đặc biệt là với mục tiêu của đào tạoluật như phân tích trên đây, có thể thấy phương pháp tình huống phù hợp chính làphương pháp vẫn đề như phân tích ở trên Để áp dụng phương pháp này thành công,vấn đề mấu chốt nhất là xây dựng được các tình huống và bài tập tình huống phùhợp Phần dưới đây sẽ phân tích một số kinh nghiệm trong việc xây dựng và áp
dụng tình huống với phương pháp vấn đề trong điều kiện của Việt Nam
1.4 Tiêu chuẩn của một tình huong tốt
Theo quan điểm của tác giả, một tình huống tốt nghĩa là tình huống có thể sửdụng mot cách hiệu quả để đạt được những mục tiêu của dao tạo luật học Tình
huống tốt phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau đây:
Thứ nhất, tình huống đó phải có tính thực tiễn Sẽ là tốt nhất nếu như tìnhhuống đó là một vụ việc thực tế, vi du một vụ việc tranh chấp hay khúc mắc nảy
sinh mang tính thời sự, đã được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng nhưngchưa được giải quyết Nếu như tình huống là một vụ việc giả định thì vụ việc giả
định đó cần được xây dựng giống như trong thực tiễn Mục đích cao nhất ở đây là
làm cho sinh viên có cảm giác rằng mình đang làm việc với một vụ việc có thực
hoặc hoàn toàn có thể xảy ra trên thực tế để kích thích lòng ham muốn giải quyết
van đề trong sinh viên
Thứ hai, các tinh huéng phải phù hợp với nội dung của bài học Khi phương
pháp vẫn đề được sử dụng, các tình huống sẽ được giao cho sinh viên chuẩn bị và
việc học của sinh viên hàng tuần sẽ dựa một phần vào quá trình làm việc với cáctình huống được giao Các tình huống cần phải phù hợp với nội dung bài học trong
từng tuần khi sinh viên trao đôi các tình huống đó Có như vậy thi các tình huống
mới có tính định hướng tốt cho việc học của sinh viên
17
Trang 23Thứ ba, tình huống cần phải đặt ra một vấn đề rất rõ ràng để sinh viên giảiquyết, các tiểu van dé, nêu có, cũng cần phải có chỉ dẫn để sinh viên có thé pháthiện ra Tiêu chuẩn này là rất quan trọng, bởi vì nó quyết định tới việc tình huống
có thể sử dụng được hay không Tình huống được đặt ra là để kích thích sinh viên
tự học và tự tìm hiểu kiến thức Nếu sinh viên không biết được mình sẽ làm gì hoặcthiệu những thông tin can thiết để có thé xác định được mình cần phải làm những gi
dé đạt được mục tiêu cuối cùng thi tình huống sẽ mat đi tác dụng của nó
1.4 Phân loại các tinh huống để sử dụng trong giảng dạy luật học
Theo tác giả chuyên đề, các tình huống pháp luật trong giảng đạy luật học có
thé phân chia thành các loại sau đây:
Loại 1 - tình huống đơn giản: Loại này bao gồm các tình huống dưới dạng các
ví du minh họa với tinh tiết đơn giản Độ dài của các tình huống nay thường chỉkhoảng 4-5 câu Các tình huống đơn giản có thể dùng ngay trong bài thuyết giảngche giáo viên nhằm hai mục đích: (1) minh họa cho kiến thức mà giáo viên vừa
giảng và (2) kích thích sinh viên tư duy tại chỗ và dẫn dắt sang nội dung kiến thức
tiếp theo
Loại 2 — tình huống phức tạp: Loại này bao gồm các tình huống phức tạp hơn
Loti 1 sử dụng với mục đích buộc sinh viên chuẩn bị bài trước khi lên lớp giờ thuyếtgiảng Các tình huống phức tạp cần đủ dai vài bao gồm một hoặc một số vấn đề nhằmgợi mở kiến thức bất đầu giờ thuyết giảng của một bài học mới Các tình huống naycar được giao trước cho sinh viên cùng với tài liệu hướng dẫn để sinh viên đọc Các
tint huống không cần quá khó mà chỉ cần đủ dé định hướng cho sinh viên nghiên cứu
và zhi nhớ những khái niệm khởi đầu của bài học
Loại 3 — tinh huống đây đủ: Loại này bao gồm các tinh huống phức tạp nhất vàđược chuẩn bị kỹ lưỡng nhất Mục dich của loại tình huống này là để sinh viên ápdurg các kiến thức đã học qua giờ thuyết giảng vào giải quyết các vụ việc trongthự tiễn và qua đó học thêm kiến thức mới Loại tình huống này yêu cầu sinh viênkhing những phải nghiên cứu tải liệu được giao mà còn phải thực hiện các bướcchian bị theo yêu cầu của giáo viên Phương pháp vấn đề sẽ được áp dụng một cách
đầy đủ để giải quyết tình huống này trên lớp, trong đó sinh viên là người làm việc
chíh và giáo viên là người hướng dẫn cho sinh viên Về nội dung, tình huống này
có lộ phức tạp cao nhất Nó thường bao gồm ít nhất ba vấn đề xuyên suốt trong mộthay nhiều bài học và do đó yêu cầu về sự chuẩn bị của cả sinh viên và giáo viêncirg ở mức độ cao nhất Trong bối cảnh đào tạo luật đang chuyển sang mô hình tín
chihién nay, loại tình huống này rất phù hợp với giờ thảo luận
Trang 241.6 Cách thức xây dựng vag sử dụng tình huéng pháp luật trong giáng dạy luật học
Về xây dựng tình huống pháp luật
Trong khi phân tích về cách thức xây dựng tình huống, người nghiên cứu đãtìm cách so sánh giữa quy trình làm việc của sinh viên với quy trình làm việc của
giáo viên khi tiếp cận với bài tập tình huống Tác giả cho rằng, khi xây dựng mộttinh huống pháp luật, cần chú ý các kỹ năng cơ bản sau:
- Tình huống pháp lý trong đó phải thể hiện được vấn đề mà sinh viên cần phảigiải quyết Giáo viên có thể rất linh hoạt trong cách thiết kế tình huống Các tình tiếtcủa tinh huống có thể xếp theo một trật tự nhất định hoặc không theo một trật tựnào Kèm với tình huống phải có câu hỏi rõ ràng và cụ thể để sinh viên có thể xácđịnh được van dé
- Chỉ dẫn khoanh vùng tài liệu cụ thể mà sinh viên cần phải nghiên cứu để giảiquyết được vấn đề Giáo viên phải đảm bảo rằng những tài liệu này là đủ để sinhviên có thể giải quyết vấn đề
- Mẫu dàn ý van dé Dàn ý van đề được xây dựng như một dàn bài với những
ý chính tương ứng với vấn đề và các tiểu vấn đề cần giải quyết Tương ứng vớinhững tiểu van dé là những câu hỏi cần sinh viên phải trả lời và những câu trả lờicủa sinh viên có đối chiếu với các tài liệu tham khảo Ở một nghĩa nào đó, Dàn ývan đề có vai trò đóng khung các nội dung cần trao đổi trên lớp
- Tất cả các chỉ dẫn cần thiết để sinh viên triển khai công tác chuẩn bị, cụ thểnhu chuẩn bị Dàn ý van dé, các cách triển khai làm việc theo nhóm (nếu có), yêucầu sinh viên trình bày lập luận bằng văn bản (nếu có) Mục đích của phan này làlàm cho bài tập tình huống và cách thức triển khai bài tập tình huống trên lớp trởnên minh bạch tối đa đối với sinh viên, qua đó trên lớp sinh viên sẽ chỉ tập trungvào nội dung chuyên môn của bai tập tình huống mà không bị bat ngờ bởi các yếu
tố mang tính kỹ thuật
Về việc sử dụng tình huống pháp luật trong giảng dạy luật học
Tác giả cho rằng việc triển khai tình huống pháp luật trên lớp tùy thuộc vào
mức độ phức tạp của bản thân tình huống Trước tiên, bộ bài tập tình huống, bao
gồm tất cả những nội dung phân tích trên đây cần được giao cho sinh viên trước
một khoảng thời gian hợp lý để sinh viên chuẩn bị Giáo viên cần đặc biệt nhắnmạnh tới các sản phẩm yêu cầu sinh viên phải có khi lên lớp dự giờ học về tìnhhuống đó, ví dụ như Dàn ý van dé hay các lập luận dưới dang viết
Quá trình triển khai một bài tập tình huống đầy đủ ở trên lớp thường là khác
19
Trang 25nhau tùy thuộc vào sự lựa chọn của từng giáo viên Nói chung, quá trình đó thườngbao gồm những bước sau:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu ngăn về mục đích của bai, van đề mà bai dé cập tới
Bước 2: Giáo viên, hoặc tốt nhất là một sinh viên, trình bày tóm tắt về tìnhhuống Điều cần thiết là sinh viên phải trình bày lại tình huống theo trí nhớ và cáchhiệu của mình chứ không câm bài tập tình huông đê đọc Trong quá trình trình bày,
các sinh viên khác hoặc giáo viên có thê bô sung.
Bước 3: Một vài sinh viên trình bay Dàn ý van dé của mình, bat đầu từ van dé,tiểu vấn dé đến chiến lược giải quyết Đây là bước quan trọng nhất và cũng chiếmnhiều thời gian nhất của quá trình triển khai bài tập tình huống với phương pháp vẫn
đề Trong quá trình sinh viên trình bày, giáo viên không đưa ra câu trả lời mà chỉ
dẫn dắt sinh viên dé sinh viên tự tìm ra cách giải quyết cho mình Giáo viên cũng cóthé dừng sinh viên lại và thay đổi một tình tiết nào đó trong tình huống dé kiểm tra
mức độ hiểu của sinh viên Giáo viên cũng có thể yêu cầu các sinh viên khác góp ý
và bình luận.
Bước 4: Sau khi giải quyết xong vấn đề, giáo viên tổng kết lại bài tập tìnhhuống, đưa ra nhận xét tổng quan cho sinh viên về quá trình làm việc của sinh viên
cũng như tóm tắt lại các van dé mà sinh viên đã tiếp cận qua bài tập tình huống mà
sinh viên cần ghi nhớ
Những yếu tô then chốt cho sự thành công của tình huống
Để đánh giá mức độ thành công của việc sử dụng tình huống trong giảng dạy
luật học, tác giả cho rang cần chú ý đến các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, cần phải có thông tin phản hồi của sinh viên về phương pháp vẫn đềđược triển khai và ý kiến của họ vé cách thức hoc dựa trên van dé Các thông tinphản hồi sẽ giúp cho giáo viên có những điều chỉnh và đúc rút kinh nghiệm kịp thời
đề hoàn thiện phương pháp dạy bằng tình huống của mình
Thứ hai, cần hết sức chú trọng tới công tác chuẩn bị cho sinh viên Cụ thé làsinh viên cần phải được phát tài liệu đầy đủ; các hướng dẫn cho sinh viên phải rõràng và đầy đủ; và quan trọng nhất là sinh viên phải được tiếp cận giáo viên để đượchướng dẫn vẻ phương pháp giải quyết vấn đề khi cần thiết
Thứ ba, sinh viên phải chuẩn bị bài trước khi lên lớp băng cách hoàn thành các
công việc chuẩn bị mà giáo viên đã giao Nếu sinh viên không chuẩn bị bài thì giờhọc theo phướng pháp vấn dé có sử dụng tình huống không thể thành công vi lúc đósinh viên sẽ không có khả năng tham gia trao đổi về tình huống trên lớp và sẽ không
Trang 262.1 Xây dựng và sử dung tình huỗng pháp luật trong giảng dạy môn học Luậthình sự
Trong chuyên đề này, tác giả tập trung phân tích các vấn đề sau đây:
Sự cần thiết của việc xây dựng và sử dụng tình huống pháp luật tronggiảng dạy môn Luật Hình sự
Dựa trên các phân tích khá đầy đủ và có cơ sở khoa học, tác giả khang định
việc xây dựng và sử dụng tình huéng pháp luật trong giảng dạy môn Luật Hình sự
là cần thiết, vì các lý do sau:
Thứ nhất, giảng dạy tình huống hình sự giúp cho môn học này nâng cao tính
thực tiễn, tăng cường tính hấp dẫn của môn học đối với người học Đặc điểm củatình huỗng pháp luật hình sự là sinh động, hiện thực, cụ thể vì vậy nó có thể minhhoạ cho ý đồ của người giảng dạy rất thuận lợi, các kiến thức được cung cấp chongười học trở nên dễ hiểu hơn, thực tế hơn và sinh viên thấy ngay được tầm quantrọng của môn luật hình sự mà mình đang học, từ đó có hứng thú hơn và tiếp thu
kiến thức sẽ nhanh hơn
Thứ hai, giảng dạy tình huống hình sự sẽ rèn luyện cho sinh viên một số kĩnăng quan trọng, cơ bản giúp cho họ sau khi tốt nghiệp đại học có thể nhanh chóngthích ứng với công việc thực tiễn, giải quyết tốt tình huống nảy sinh từ thực tiễn.
Thứ ba, giảng dạy tình huống hình sự giúp người học rèn luyện khả năng giao
tiếp với người xung quanh, với cộng đồng, loại bỏ tính cứng nhắc, máy móc tronggiải quyết tình huống cụ thẻ
Thứ tư, sử dụng tình huống pháp luật hình sự trong giảng dạy môn luật hình sựphần nâng cao trình độ, năng lực của các giảng viên dạy bộ môn này Việc đưa vàogiảng dạy môn luật hình sự tình huống pháp luật không chỉ có lợi cho sinh viên mà
còn có lợi cho cả giáo viên Để tiến hành biên soạn tình huống tình huống phù hợp
21
Trang 27với nội dung của môn học đòi hỏi người giáo viên phải bỏ nhiều công sức, trí tuệ
tm hiểu các vụ án hình sự, xem xét lại kết cấu chương trình, lí luận trong luật hình
sự Chính quá trình đó đã làm phong phú thêm lượng kiến thức mà người giáo viên
cang tích lũy, từ đó giúp họ có thể tự tin hơn, bản lĩnh hơn trong giảng dạy
Kỹ năng xây dựng tình huống pháp luật hình sự
Đề định hướng cho việc xây dựng tình huống pháp luật hình sự, tác giả chuyên
đề đã làm rõ các yêu cầu cơ bản của việc xây dựng tình huống pháp luật hình sự Cụ
thé là:
Thứ nhất, tình huéng pháp luật hình sự phải gắn với đặc thù riêng của môn
học luật hình sự - ngành luật qui định về tội phạm và hình phạt và nội dung chươngtrình đào tạo (đặc biệt là đề cương môn học luật hình sự)
Thứ hai, tình huống pháp luật hình sự phải được sắp xếp theo trình tự từ đơngiản đến phức tạp, từ dễ đến khó
Từ các vấn đề của Phần chung luật hình sự đến những vấn đề được qui địnhtrong cả hai Phần chung và Phần các tội phạm của BLHS Câu hỏi biên soạn chotình huống pháp luật hình sự thực chất là sự kiểm tra kiến thức cho người học, do
đó không nên chỉ dừng lại ở kiến thức của một chương nào đó theo giáo trình luậthình sự mà nên liên thông với một số chương gần gũi Không nên biên soạn tìnhhuống theo kiểu "đánh đố" hoặc không có tính thực tiễn với sinh viên mà cần phải
có sự phân hoá về trình độ đối với từng câu hỏi đặt ra Các câu hỏi phải được sắp
xếp theo trình tự tăng dần về mức độ khó
Thứ ba, tình huỗng pháp luật hình sự phải rèn luyện, nâng cao khả năng độc lập,năng động của sinh viên Nội dung các tình tiết nêu trong tình huống pháp luật hình
sự không nên ở dạng quá đơn giản hoặc quá phức tạp mà vấn đề là ở chỗ các tình tiết
trong vụ án phải mở ra hướng tranh luận, phát huy, kích thích được tư duy độc lập, sáng tạo, năng động, khả năng tìm tòi của sinh viên, tăng cường khả năng tranh luận giữa các sinh viên với nhau, giữa sinh viên với giáo viên, qua đó nâng cao khả năng lập luận, hùng biện của-sinh viên.
Thứ tu, về kĩ thuật, tình huống pháp luật hình sự phải có văn phong mạch lạc,
rõ ràng, khúc triết, chứa đựng nhiều khả năng có thể gây xung đột về quan điểm, từ
đó có thể mở ra các hướng tranh luận khác nhau
Thứ năm, dé nâng cao hiệu quả tiếp thu bài học, cần đưa ứng dung của khoahọc kĩ thuật hiện đại vào việc giảng dạy tình huống pháp luật hình sự Chăng hạnnhư: sử dụng băng, đĩa hình có chứa nội dung của tình huống, sử dụngPowerpoint Tuy nhiên, quá trình biên soạn không nên quá lạm dụng yếu tố ki
Trang 28thuật mà coi nhẹ van dé rèn luyện tính chuyên môn vì khi đó, sinh viên sé “bi hút”vào yếu tố kĩ thuật vì nó lạ 14m và bỏ qua nội dung chuyên môn, kết quả là khôngnăm được hết các tình tiết của tình huống cũng như yêu cầu của đề bài Mặt khác,cần lưu ý là phương tiện kĩ thuật chỉ hỗ trợ cho công việc của người thầy nhưngkhông thé thay thế vai trò của người thay Van dé quan trọng là ở chỗ phải sử dụngphương tiện kĩ thuật ở mức độ nào và vận dụng như thế nào để đạt được hiệu quảcao nhất cho việc học tập của sinh viên.
Các loại tình huống pháp luật hình sự thông dụng
Tình huống pháp luật hình sự dang đơn giản Loại tình huống này thường
được áp dung dé giải quyết những van dé của Phan chung hoặc của Phan riêng của
luật hình sự Nội dung câu hỏi là nhằm củng có kiến thức cơ bản cho sinh viên
Không nên kết hợp kiểm tra kiến thức cả hai phần (Phần chung và Phan các tộiphạm) đối với tình huống loại này vì khi đó nó sẽ vượt quá yêu cầu của tình huốngdạng đơn giản Tình huống pháp luật hình sự dạng đơn giản thường áp dụng đối với
việc triển khai bài tạp cá nhân/tuần
Tình huống pháp luật hình sự dạng phức tạp Loại tinh huống này có nội dung
xuyên suốt cả Phần chung hoặc Phan riêng của luật hình sự hoặc cũng có thé kết hợp
cả hai phần này Đây là loại tình huống ø1úp cho sinh viên làm quen với thực tiễn ngay
từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học, do vậy, tình huống ở đây phải là những vụ án
có nội dung tương đối phức tạp Tình tiết nêu trong tình huống loại này không nên quángắn gọn, vì nếu thế sinh viên sẽ không được rèn về kĩ năng tóm tắt vụ án và quá ít tình
tiết thì việc kiểm tra kiến thức đối với sinh viên sẽ không bao quát
2.2 Xây dựng và sử dụng tình huỗng pháp luật trong giảng dạy môn học Luật
dân sự
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ tài sản và nhân thân không ngừng
phát triển, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của cá nhân, tổ chức Các quan hệ hệ này
do nhiều ngành luật điều chỉnh, trong đó luật dân sự điều chỉnh những quan hệ cơbản là tiền để hình thành các quan hệ khác như thương mại, lao động, đất đai Những quan hệ này có mối liên hệ và tác động lẫn nhau để cùng tồn tại và phát
triển Do sự đa dạng và tính phức tạp của quan hệ tài sản nên khi xây dựng tình
huống pháp luật, trước hết cần phải xác định tính đặc thù của các quan hệ dân sự déxay cung cac tinh huống có tính điển hình và vấn dé cần giải quyết không thuộc
phạm vi điều chỉnh của các ngành luật liên quan
ˆ A Re rie 2A ˆ ` F4 at aA aA
Yêu cau doi với việc xây dựng tinh hudng của luật dan sw
Khi xây dựng một tình huống pháp luật vẻ dân sự, cần chú ý những yêu cầu cơ
23
Trang 29bản sau đây:
Thứ nhất, các tình huống đưa ra phải rõ ràng, sát với thực tiễn, không nên đưa
tình huống có tính chất ví dụ kinh điển Trong thực tế có rất nhiều sự kiện về dân sự
xung quang ta có thé dùng nó xây dựng lên tình huống xinh động, nhằm gây chú ý đốivới người học Khi đọc nội dung tình huống, người học cảm giác mình đã thấy, đã gặp
trường hợp này xảy ra ở đâu đó và tìm cách nghiên cứu sự việc một cách tự nhiên.Thứ hai, mỗi tình huống đều có van dé liên quan đến một hoặc nhiều phankiến thức đã học và chưa học, nên chú ý đến phần kiến thức đã học Một sự kiệnthực tế thường liên quan đến việc điều chỉnh của nhiều chế định pháp luật dân sự.Tương ứng với mỗi chế định là phần kiến thức khoa học và nội dưng các qui địnhtrong chế định đó, vì thế khi xây dựng tình huống nên đưa ra các tình tiết liên quanđến phan kiến thức đã học hoặc chuẩn bị học dé sinh viên chuẩn bị bài trước khi
nghe giảng.
Thứ ba, tránh những tình huống có nhiều đáp số Trong thực tiễn, tranh chấp
dân sự có nhiều hướng giải quyết khác nhau, vì vấn để cần giải quyết do nhiều qui
định pháp luật dân sự điều chỉnh, các qui định này có thé chồng chéo, thậm chi mâu
thuẫn nhau Do vậy, khi xây dựng tình huống cần phải xác định rõ vấn dé cần giải
quyết được áp dụng qui định nào trong BLDS và văn bản hướng dẫn Ngược lại,
không xác định cụ thể Điều luật áp dụng, thì có thể xảy ra nhiều hưởng giải quyết.Thứ tư, tranh chấp dân sự thường liên quan đến đường lối chính sách củaĐảng và pháp luật của Nhà nước trong các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội Vì
vậy, các sự kiện trong tình huống cần xác định rõ ngày, tháng, năm, hoặc giai đoạn
lịch sử Tranh chấp dận sự chủ yếu về tài sản (nhà ở, quyền sử dụng đất ) mà
chính sách vẻ đất đai và nhà ở của Nhà nước ta mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau Vìvậy các sự kiện đưa ra phải được giải quyết trên cơ sở các qui định của pháp luật vàcác chính sách đó.
Các bước tiến hành xây dựng tình huống pháp luật dân sự
Về van dé này, tác giả cho rằng quy trình xây dựng tình huống pháp luật dân
sự bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tìm kiếm thông tin về pháp luật dân sự để xay dựng tình huống
Thông tin vé dân sự rất đa dạng, phong phú và có thé thu thập qua các nguồn như:
- Các bản án dân sự (đây là nguồn thông tin có độ tin cậy cao nhất, vì nội dung
bản án là các tình tiết thực tế về vụ án) Cùng một nội dung vụ việc như nhau nhưng
ở các địa phương trong cả nước sẽ có các tình tiết, diễn biến tranh chấp khác nhau;
Trang 30- Thong tin trên báo, đặc biệt là báo chuyên ngành như báo Pháp luật, báo Danchủ ¥a Pháp luật, Công ly (báo hình, báo viết, báo điện tử ), những bài phóng sự
điều ra, bài viết, bài bình luận trên báo về các tranh chấp dân sự;
- Đơn thư khiếu nại của nhân dân về các van dé dân sự Tại các Văn phong tư
vấn pháp luật, Văn phòng Luật sư, nhiều công dân tìm đến nhờ tư vấn khiếu nạihoặc khởi kiện về dân sự Đây là ngưồn thông tin có tính thời sự mà nhiều ngườiquan tâm.
- Sự kiện thực tế xảy ra Trong cuộc sống quanh ta, hàng ngày thường xảy ramâu :huẫn về quyền lợi giữa các thành viên trong gia đình, những tranh chấp nhỏ vềđất đai, đường đi, gia súc gia cầm Đây là thông tin thực tế có thể dùng xây dựng
tình huéng pháp luật đơn giản
Các tranh chấp về dân sự rất phức tạp và đa dạng, nguồn thông tin thu thậpduoc co thể liên quan đến nhiều vấn đề “tế nhị”, vì vậy cần sắp xếp, biên sọan lại
thông tn phù hợp với bài giảng Mặt khác, các sự kiện thực tế thường liên quan đến
nhiều nội dung của một bài hoặc liên quan đến nhiều bài giảng Vì vậy cần phải cân
nhắc ktai thác thông tin ở mức độ, phạm vi nhất định, phục vụ cho nội dụng cụ thécủa bài giảng Cũng thông tin đó có thé được khai thác ở nhiều góc độ để phục vụ
cho bài giảng khác mà vẫn có tính hấp dẫn
Bước 2: Xây dựng tình huỗng pháp luật dân sự
Sai khi thu thập xử lý thông tin, sẽ tiến hành xây dựng tình huống có van dé
cần xen xét, giải quyết Tình huống dân sự phải được xây dựng gọn, rõ ràng, không
cần phả xác minh thêm chứng cứ mới giải quyết được Nói cách khác, các tình tiếtđưa ra ci được chứng minh, người học chỉ cần phân tích nội dung vụ việc và đưa ra
hướng giải quyết
Tpng khi phân tích về cách thức xây dựng tình huống pháp luật dân sự, tác
giả churên đề khuyến nghị nên xây dựng tình huống theo chủ dé là những vấn dé
trọng tân của môn Luật dân sự Chẳng hạn như:
- Đối với chủ dé về các nguyên tắc của Luật dân sự, nên xây dựng các tình
huống con giản để người học hiểu được bản chất và nội dung của từng nguyên tắc.Nguyên tắc của luật dân sự được qui định từ Điều 4 đến Điều 13 BLDS 2005.Những tguyên tắc này được chia thành ba nhóm chính là nhóm nguyên tắc thể hiện
ban chấ của quan hệ dân sự (bình dang, tự do, tự nguyện, hoà giải) Nhóm nguyêntắc thể liện tính pháp chế (nguyên tắc tuân thủ pháp luật, nguyên tắc trách nhiệmdân sự ) Nhóm nguyên tac thể hiên truyền thống, phong tục tập quán của nhân
dân ta (ôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp ) Khi xây dựng tình huống pháp
25
Trang 31luật cần cân nhắc kỹ nên tập chung vào nhóm nguyên tăc nào hoặc kết hợp cácnhóm nguyên tắc vói nhau Nếu kết hợp hai nhóm nguyên tắc với nhau, phải xâydumg tình huống rõ ràng và dựa trên nguyên tắc cụ thé nào trong BLDS, tránh tìnhtrạng một tình huống có thể cùng áp dụng được nhiều nguyên tắc, như thế sẽ giải
quyết tình huống theo hướng nào cũng đúng
- Đối với chủ dé về chủ thé của quan hệ dân sự (cá nhân, pháp nhân, tô hợp tác,
hộ gia đình), do mỗi chủ thể của Luật dân sự có những đặc điểm riêng biệt về năng
lực chủ thể nên mỗi tình huống phải thể hiện được đặc điểm riêng của từng chủ thể.Tình huống về chủ thể cần làm rõ những nội dung chính như năng lực pháp luật,năng lực hành vi, người đại diện hợp pháp của chủ thẻ
- Đối với chủ dé về giao dich dân sự, tình huông pháp luật phải đề cập đến cảhai loại: hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương Các tình huống liên quan đến chủ
dé này cũng phải dé cập đến van đề hiệu lực pháp ly của giao dich và những trườnghợp giao dịch vô hiệu tuyệt đối và tương đối, hậu quả pháp lý của sự vô hiệu đó
- Đối với chủ dé về thời hạn, thời hiệu, tình huéng pháp luật cần phản ánh được
các loại thời hiệu như thời hiệu khởi kiện, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ, thời hiệu
hưởng quyền dân sự và thời hiệu về việc dân sự Trong các loại thời hiệu trên có thờihiệu khởi kiện và thời hiệu hưởng quyền dân sự thường xảy ra trong thực tiến
- Đối với chủ dé về quyên sở hữu, tình huỗng được xây dựng phải thể hiện nội
dung trọng tâm của quyền dân sự là quyền sở hữu tài sản, vì tài sản là đối tượng chủ
yếu của quan hệ dân sự Tình huống pháp luật cần nêu ra các loại tài sản có tínhchất khác nhau như vật, quyền tài sản gắn với nhân thân, quyền sở hữu trí tuệ, giấy
tờ có giá để người học phân biêt vật là đối tượng của quan hệ dân sự cần phải có cácyếu tố là vật chất, giá trị sử dụng, kiểm soát được
- Đối với chủ dé về nghĩa vụ và hợp đồng, tình huống pháp luật được xây dựngphải thể hiện rõ các nội dung cơ bản như khái niệm, bản chất của nghĩa vụ và hợpđồng, các loại nghĩa vụ và hợp đồng, sự khác nhau và mối quan hệ giữa nghĩa vụ vàhợp đồng Mỗi nội dung này có các đặc điểm riêng nhưng có mối liên quan chặt chếvới nhau, vì vậy khi xây dựng tình huống pháp luật cần giải quyết từng vấn đề, không
nên đưa ra các tình tiết liên quan đến nhiều vẫn đề vì như vậy người học không thểgiải quyết được tình huống do có những nội dung kiến thức chưa được học
- Đối với chủ dé về thừa kế, tình huỗng được xây dựng cần thể hiện day đủ cảhai trình tự là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật
Các tình huông vé thừa kê theo di chúc có mây vân dé cân chú ý như: nêu di chúc của vợ hặc chông định đoạt tài sản thì sẽ liên quan đến nguời thừa kê không
Trang 32phụ thuộc vào nội dung di chúc Vì vậy việc xác định đi sản thừa kế rất phức tạp và
do đó trong tình huống phan di sản của người hưởng thừa kế bắt buộc là vợ hoặcchồng phải được xác định cụ thể Trường hợp di chúc có giành phan di sản dùng
vào thờ cúng, di tặng theo tỉ lệ di sản thì phải thanh toán hết nghĩa vụ, phần di sản còn lại là di sản theo di chúc Trường hợp di chúc định đoạt tài sản cụ thể (nhà ở,
đất đai ) phải xác định trị giá di sản thờ cúng hoặc di tặng và các loại di sản khác,
sau tính toán đi sản chia thừa kế Nếu có đi chúc chung của vợ chồng thì người sau
cùng chết mới chia di sản, vì vậy thời hiệu phải xác định ké từ thời điểm người sau
cùng chết Trường hợp di chúc có xác định thời điểm chia di sản, thì thời hạn đó
không thé vượt quá 10 năm ké từ thời điểm mở thừa kế
Các tình huống về thừa kế theo pháp luật, cần xác định thời hiệu thừa kế, bởi vithừa kế theo pháp luật xảy ra với những người thân thích, cho nên sau khi mở thừa kếthì những người thừa kế không yêu cau chia di sản ngay, do vậy tranh chấp thường xảy
ra đối với những người thừa kế là cháu, chắt, vì thế mà thời hiệu khởi kiện đã hết, chonên không chia di sản thừa kế mà chia tài sản chung nếu không có tranh chấp Qui địnhnày không rõ ràng thế nào là tranh chấp giữa những người cháu, chắt, do vậy tìnhhuống sẽ rơi vào trường hợp khó giải hoặc giải theo nhiều cách và có nhiều kêt quảkhác nhau Vấn đề phức tạp khác là thừa kế của con riêng đối với cha đượng, mẹ kế.Trường hợp này cần phải xác định điều kiện nuôi dưỡng là chăm sóc về vật chất vàtỉnh thần tốt như con đẻ, và con của người con riêng sẽ được thừa kế thế vị tương tựnhư con của người con nuôi.
2.3 Xây dung và sử dụng tình huỗng pháp luật trong giảng dạy môn Luật t tụngdân sự
Với tính cách là một chuyên đề nghiên cứu về cách thức xây dựng tình huống
và sử dụng tình huống pháp luật trong giảng dạy môn Luật tố tụng dân sự, tác giả đãbắt đầu từ việc phân tích các đặc trưng về nội dung của môn học Luật t6 tụng dân
sự dé từ đó đưa ra các yêu cầu cụ thể và đặc thù cho việc xây dựng và sử dụng tìnhhuống pháp luật trong giảng dạy môn học này
Theo phân tích của tác giả chuyên đề, môn học Luật tố tụng dân sự được kếtcấu làm ba phan, bao gồm:
- Phan thứ nhất “Những van đề chung về luật tố tung dan sự”;
- Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự”; và
- Phần thứ ba “Giới thiệu pháp luật tố tụng dân sự nước ngoài”
Trong đó, Phần thứ nhất và Phần thứ hai là những phần kiến thức cơ bản đượcgiảng dạy cho sinh viên trên lớp Riêng Phan thứ ba “Giới thiệu pháp luật tố tụng dân
27
Trang 33sr mước ngoài” là phân tham khảo mở rộng được dành cho sinh viên tự nghiên cứu.Với kết câu chương trình như trên, các tình huống pháp luật được xây dựngpiải đáp ứng được yêu cầu của từng phan kiến thức và liên quan trực tiếp tới nộidimg bài giảng Cu thé là:
- Phan thứ nhất “Những van dé chung về luật tố tụng dân sự”: Phần nay cungcìp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về tố tụng đân sự như các nguyên tắccia luật tổ tụng dân sự; thâm quyền của Toà án nhân dân; các chủ thé trong tố tụngdin sự; chứng minh và chứng cứ trong tố tung dân sự; biện pháp khan cấp tam thời;cip, tống đạt thông báo văn bản tố tụng: thời hạn tố tụng, thời hiệu khởi kiện và thời
hệu yêu cau Phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng để có thểtiip tục nghiên cứu phan tiếp theo về thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự
Đối với phần kiến thức này, các tình huống pháp luật được xây dựng phảinhăm minh họa cho các kiến thức lý luận và luật thực định về tố tụng dân sự hoặcứng dụng kiến thức lý luận và luật thực định để giải quyết các vấn đề cơ bản về tôtung dân sự như van dé xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, thẩm quyền dân sự
cua Toa án, nhập tách vụ việc dân sự xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự, xác
định căn cứ thay đổi người tiến hành té tụng, xác định đối tượng chứng minh trong
vụ việc dân sự, các chứng cứ, tài liệu cần thiết mà đương sự cần xuất trình để chứngminh cho yêu cầu; xác định biện pháp khan cấp tạm thời mà Toa án có thể áp dung;xác định thời hiệu khởi kiện
- Phan thứ hai “Tha tục giải quyết các vụ việc dân sự”: Phần này cung cấp cho
sinh viên những kiến thức cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự,
bao gồm thủ tục sơ thâm, phúc thẩm va thủ tục xét lại ban án, quyết định đã có hiệulực pháp luật của Toà án
Đối với phần kiến thức này, các tình huống pháp luật được xây dung phải đápứng yêu cầu gợi mở, dẫn dắt hay hỗ trợ cho việc giảng dạy các kiến thức lý luận vàluật thực định về thủ tục tố tụng dân sự hoặc ứng dụng kiến thức lý luận và luật thựcđịnh để giải quyết các vấn đề cụ thể về thủ tục tố tụng dân sự như thủ tục thụ lý, trảđơn hoặc chuyển đơn khởi kiện; thủ tục hoà giải; tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết
vụ việc dân sự; thủ tục tiến hành phiên toà sơ thâm, phúc thẩm va thủ tục xét lại bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án
Trên cơ sở phân tích các yêu cầu cụ thể cho việc xây dựng và sử dụng tìnhhuống pháp luật trong giảng dạy môn Luật tố tụng dân sự, tác giả đã phân tích một
số kỹ năng cơ bản cần thực hiện trong việc xây dựng và sử dụng tình huống pháp
luật tố tụng dân sự Từ đó, tác giả đã thiết kế một hệ thống các tình huống pháp luật
Trang 34cụ thé cho môn học này, đồng thời đưa ra một số gợi ý về cách sử dụng mỗi tinhhuống trong giảng day môn Luật tổ tụng dân sự trong hoàn cảnh cụ thé ở Việt Nam
hiện nay.
Tóm lại, tình huống được xây dựng dù là vụ việc cụ thể nảy sinh trong thực
tiễn hay tình huống giả định cũng phải là các tình huống được chọn lọc có tính sốngđộng, gắn liền với đời sống pháp đình, có ý nghĩa thiết thực trong việc vận dụng cáckiến thức về tố tụng dân sự để bảo vệ quyền lợi của đương sự, tránh cho họ những
phiền toái hoặc tôn hại không đáng có do thiếu hiểu biết về các quy định can thiết
liên quan đến việc kiện dân sự
2.4 Xây dựng và gợi ý sử dụng tình huông pháp luật trong giảng dạy môn Luậtlao động
Với chuyên đề này, tác giả bắt đầu bằng việc phân tích và khăng định khảnăng áp dụng tình huống pháp luật trong giảng dạy môn học Luật lao động, từ đó
đưa ra các yêu cầu cụ thể và kỹ năng cho việc xây dựng, sử dụng tình huống trong
giảng dạy môn học Luật lao động.
Khả năng sử dựng các tình huống pháp luật trong giảng dạy môn Luật
Lao động
Mỗi môn học luật chuyên ngành đều có nhiều nội dung khác nhau và trong đó
không phải bat kỳ nội dung nào cũng có thể sử dụng tình huống pháp luật trong việcgiảng dạy một cách hiệu quả Nói cách khác, cần căn cứ vào đặc điểm của từng mônhọc để xác định những van dé (chuong/bai) và những nội dung có thé sử dụng tìnhhuống trong việc giảng dạy để đạt được hiệu quả cao nhất.
Đối với môn Luật lao động, tác giả cho rằng những nội dung giảng dạy có thé
sử dung tình huống pháp luật bao gồm:
- Xác định quan hệ lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật lao động,
phán biệt quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động với quan
hệ pháp luật dịch vụ, gia công dân sự, quan hệ pháp luật giữa xã viên với hợp tác xã
- Xác định quyên lợi của người lao động, trách nhiệm của người sử dụng laođộng trong lĩnh vực việc làm và giải quyét việc làm.
- Xác định trách nhiệm bồi thường chỉ phí dạy nghề của người lao động
- Giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc giao kết, thực hiện, thay đổi, tạmho¿n và cham dứt hợp đồng lao động
- Giải quyết các vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa pháp luật lao động
với thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động
29
Trang 35- Xác định trách nhiệm kỷ luật lao động, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về
tài sản đối với người lao động
- Cách tính tiền lương cho người lao động trong các trường hợp khác nhau
- Xác định các chế độ cho người lao động liên quan tới thời giờ làm việc, thờigiờ nghỉ ngơi.
- Xác định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Xác định tranh chấp lao động, các loại tranh chấp lao động, thẩm quyền, thời
hiệu, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động
- Xác định đình công, xác định tính hợp pháp của cuộc đình công và giải quyếtquyền lợi, trách nhiệm cho các bên liên quan
Ngoài ra, tác giả cũng cho rằng việc sử dụng tình huống pháp luật trong giảngdạy môn Luật lao động không chỉ dừng lại ở việc giáo viên sử dụng tình huống dé
chuyển tải kiến thức của mình tới người học (thông qua hoạt động giảng bài của
giáo viên), mà còn bao gồm cả việc người học sử dụng tình huống dé tự nghiên cứu,
tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên Cách tiếp cận như vậy sẽ phù hợp hơn với
mục tiêu và phương pháp đào tạo theo tín chỉ.
Một số yêu cầu đối với việc xây dựng tình huống pháp luật lao động
Như trên đã khang định, một tình huống pháp luật lao động có thể được sử dụng
để giảng dạy một nội dung cụ thể, một bài (chương) hoặc nhiều bài (chương) khácnhau Một tình huống pháp luật lao động cũng có thể được sử dụng để phục vụ chủ yếu
cho hoạt động dạy - học của giáo viên và người học với sự tham gia chủ động và tíchcực từ cả hai phía hoặc chủ yếu phục vụ cho hoạt động tự nghiên cứu (tự học) củangười học (có sự hướng dẫn của giáo viên)
Tác giả khăng định, tuỳ vào mục tiêu cụ thể mà xác định phạm vi kiến thứccần chuyển tải đến người học thông qua một tình huống cụ thể Chẳng hạn, giáo
viên muốn xây dựng một tình huống pháp luật lao động phục vụ cho nội dung dạy
-học “bồi thường chi phi dạy nghề cho doanh nghiệp” thì phạm vi kiến thức cần
chuyên tải đến người học có thé bao gồm (nhưng không chỉ giới hạn bởi):
- Điều kiện (các trường hợp) xác định trách nhiệm bồi thường chi phí dạynghề của người học;
- Các trường hợp người học không phải bồi thường chi phi dạy nghề cho
doanh nghiệp;
Trang 36- Các loại chi phí mà người học phải bồi thường cho doanh nghiệp;
- Mức bồi thường;
- Van đề giải quyết tranh chấp có liên quan đến bồi thường chi phí dạy nghề
Những kiến thức người học cần tích luỹ được qua việc giải quyết tình huống
về hình thức sẽ được thể hiện qua những yêu cau (câu hỏi) đối với người học trongtình huống) Trong số những kiến thức cần chuyên tải đến người học nêu trên nên
có những kiến thức người học đã biết (đã tích luỹ được từ quá trình dạy - học trước
đó) và có những kiến thức mới đối với người học (qua việc giải quyết tình huốngmới nhận biết được hoặc nhận biết được đúng bản chất của nó)
Cũng với tình huống để phục vụ cho nội dung "bồi thường chỉ phi dạy nghề
cho doanh nghiệp” nhưng với mục tiêu để người học tự nghiên cứu (bài tập nhóm,
bài tập cá nhân) thì phạm vi kiến thức cần chuyên tải đến người học sẽ không kháckhi sử dụng tình huống này cho hoạt động day - học đã dé cập trên đây, song nhữngkiến thức cần chuyển tải qua tình huống nên là những kiến thức người học đã biết
(giải quyết tình huống chỉ là để kiểm tra lại kiến thức của người học) thì sẽ đạt hiệu
quả cao hơn.
Dựa trên cách tiếp cận như vậy, tác giả đã cố găng xây dựng một hệ thống tình
huống pháp luật khá hoàn chỉnh kèm theo các gợi ý, hướng dẫn cách thức sử dụng
mỗi tình huống đó trong giảng dạy môn học Luật lao động
2.5 Xây dung và sử dụng tình huỗng pháp luật trong giảng dạy môn Công pháp
cơ bản cần thực hiện khi xây dựng và sử dụng tình huống pháp luật trong giảng dạymôn học này.
Yêu cầu đối với việc xây dựng tình huống của môn công pháp quốc tế
Tác giả cho rằng việc xây dựng tình huống pháp luật đối với môn Công phápqué: tế cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản như:
Thứ nhất, xây dựng tình huống pháp luật phải dựa trên đặc thù của môn học vàban sát nội dung, chương trình giảng day Công pháp quốc tế
Hiện tại, chương trình giảng đạy môn Công pháp quốc tế được thiết kế gồm hai
31
Trang 37phần: Phần kiến thức chung cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về
hệ thống pháp luật quốc tế như các đặc điểm cơ bản, bản chất, cấu trúc nguồn, hệthống nguyên tắc, mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia Phầnkiến thức chuyên ngành cung cấp cho sinh viên những kiến thức về một số ngành,chế định cũng như những van đề cụ thé khác của hệ thống pháp luật quốc tế như luật
điều ước quốc tế, luật ngoại giao lãnh sự, luật tổ chức quốc tế, luật biển quốc tế, van
dé dân cư, van đề lãnh thé, trách nhiệm pháp lý quốc tế, cơ quan tài phán quốc tế
Với kết cấu chương trình như trên, các tình huống pháp luật được xây dựng
cũng phải đáp ứng được yêu cầu của từng phần kiến thức và liên quan trực tiếp tớinội dung bài giảng Cu thé là:
- Đối với phần kiến thức chung, các tình huống pháp luật được xây dựng trongphan này phải hướng tới mục tiêu minh họa rõ nét cho phan kiến thức lý luận vàgiúp sinh viên nhanh chóng năm bắt được van đề ly luận được đề cập Tình huốngpháp luật của phần này không nên quá khó và cố găng đề cập đến những van décàng cụ thể càng dé tiếp thu đối với sinh viên
- Đối với phần kiến thức chuyên ngành, sinh viên phải năm được những quyđịnh cụ thé của hệ thống pháp luật quốc tế và phải có khả năng vận dụng kiến thức
đó để giải quyết những tình huống thực tiễn Do đó, tình huống pháp luật của phầnnày không nên chỉ liên quan tới kiến thức của một chương, một bài cụ thể mà cần
có sự liên hệ kiến thức giữa các chương, hoặc có sự liên kết giữa phần kiến thức
chuyên ngành và phan kiến thức chung
Thứ hai, tình huỗng pháp luật được xây dựng phải sinh động, bám sát thực tiễn
quan hệ quốc tế; bao quát được những vấn đề cơ bản nhất của chương, bài cần giảngday và điển hình cho mỗi loại quan hệ được luật quốc tế điều chỉnh
Xuất phát từ đặc thù của hệ thống pháp luật quốc tế là điều chỉnh các quan hệliêr quốc gia nên thực tiễn cần được lưu tâm khi xây dựng tình huống pháp luậttrong Công pháp quốc tế chính là thực tiễn duy tri và phát triển quan hệ giữa các
quic gia độc lập, có chủ quyền như ký kết, thực hiện điều ước quốc tế; thiết lậpqua hệ ngoại giao, lãnh sự; hoạt động của các tổ chức quốc tế liên chính phủ, giải
quyết tranh chấp tại các cơ quan tài phán quốc tế; giải quyết vấn đề biên giới lãnhthổ giữa các quốc gia
Đối với một số môn học khác, tính “mới”, tính thời sự của thực tiễn đời sống
là nột tiêu chí quan trọng để lựa chọn xây dựng tình huống pháp luật Tuy nhiên,trorg Công pháp quốc tế các tiêu chí đó không phải là tiên quyết Một thực tiễnqua hệ quốc tế mặc dù không “mới” nhưng có tính khái quát, tinh điển hình cho
Trang 38các quan hệ mà luật quốc tế điều chỉnh cũng sẽ được lựa chọn dé xây dựng tinhhuống pháp luật Thực tiễn giảng dạy của bộ môn Công pháp quốc tế trong thờigian qua cho thấy, nhiều tình huống pháp luật mà các giảng viên đưa vào giảng dạy
được xây dựng dựa trên các vụ việc được giải quyết tại Tòa án Công lý quốc té, tai
Hội đồng bảo an Liên Hop Quốc hoặc các tranh chấp biên giới lãnh thé giữa cácquốc gia đã xảy ra cách đây tương đối lâu nhưng vẫn còn nguyên giá trị nghiêncứu bởi lẽ các vụ việc đó có tính điển hình và khái quát cao
Dựa trên cơ sở phân tích các yêu cầu đặc thù nói trên, tác giả cũng phân tíchnhững kỹ năng cơ bản cần thực hiện trong quá trình xây dựng tình huống Côngpháp quốc tế Để minh chứng cho các phân tích này, tác giả đã xây dựng một hệthống tình huống điển hình và đưa ra các gợi ý sử dụng tình huống vào giảng daymôn Luật công pháp quốc tế
2.6 Xây dựng và gợi ý sw dung tình huống pháp luật trong giảng day môn Tưpháp quốc tễ
Để đưa ra các yêu cầu và kỹ năng cơ bản trong xây dựng, sử dụng tình huống
giảng dạy môn Tư pháp quốc tế, tác giả cũng bắt đầu bằng việc phân tích các đặc
thù của môn học.
Đặc thù của môn Tư pháp quốc tế
Tác gia cho rang môn tư pháp quốc tế có những đặc thù sau đây liên quan trực
tiếp đến việc xây dựng va sử dung tình huống pháp luật trong giảng dạy môn học này:Thứ nhát, nội dung môn học TPQT liên quan đến nhiều môn học khác: Luậtdân sự, Luật thương mại, Luật hôn nhân và gia đình, Luật lao động, Luật tố tụngdân sự Trong TPQT cũng điều chỉnh các quan hệ do các ngành luật đó điều chỉnh,nhưng có điểm khác là trong các quan hệ của TPQT luôn có yếu tổ nước ngoài tham
gia và trong TPQT chủ yếu nghiên cứu van dé chọn luật (chọn luật của Việt Nam
hay chọn luật của nước ngoài có liên quan) dé điều chỉnh quan hệ đó Chính vì vậy,
có quan điểm cho rằng TPQT là tổng hợp của các ngành luật Do vậy, để có thể họcđược môn TPQT, người học phải đã có kiến thức về các môn luật đó
Thứ hai, trong môn TPQT, người học lần đầu tiên biết tới những khái niệm,những vấn đề mới như: xung đột pháp luật, chọn luật, dẫn chiếu, áp dụng pháp luậtnước ngoài Đây là những vẫn đề hết sức đặc thù của TPQT mà các ngành luậtkhác không có Do vậy, khi xây dựng tình huống pháp luật phải lưu ý đến những nétđặc thù này và tình huống pháp luật phải làm sao để người học hiểu được những
van đề mới đó
Thứ ba, TPQT điều chỉnh quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước
a3
Trang 39ngoài nên luôn găn với chính sách đối ngoại, vấn đề đổi mới và hội nhập quốc tế.
Chính sách đối ngoại của một nhà nước trước hết đó là thái độ, lập trường mang tính nguyên tắc và những phương hướng của nhà nước trong quan hệ quốc tế Các chính
sách đối ngoại của Nhà nước cũng phụ thuộc vào tình hình trong nước và quốc tế Vi
vậy, trong từng giai đoạn khác nhau, Nhà nước phải xác định chính sách đối ngoại
phù hợp với thực tế Trước thực tế đó, môn học TPQT phải luôn gan với chính sáchđối ngoại, vấn đề đổi mới và hôi nhập quốc tế và các tình huống pháp luật được xâydựng để phục vụ nội dung môn học cũng phải thể hiện được đường lối đó
Yêu cầu đối với việc xây dựng và sử dụng tình huống pháp luật tronggiảng dạy môn học TPQT
Trên cơ sở phân tích các đặc thù của môn học Tư pháp quốc tế, tác giả cho
rang việc xây dựng và sử dụng tình huống pháp luật cho môn học này cần chủ ý các
yêu cầu sau đây:
Một là, xây dựng tình huống pháp luật phải dựa trên đặc thù của môn học và
bám sát nội dung, chương trình giảng dạy TPQT Với yêu cầu này, các tình huống
được xây dựng phải bao quát hết các nội dung cơ bản và trọng tâm của chương trình
môn học như phần kiến thức cơ bản về TPQT, phần kiến thức chuyên sâu về một số
lĩnh vực luật học (quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, quan hệ hôn nhân và giađình có yếu tổ nước ngoài, quan hệ tố tụng có yếu tô nước ngoài )
Hai là, tình huống pháp luật được xây dựng phải sinh động, bám sát thực tiễn,
thể hiện được đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế của Đảng và nhà nước
Ba là, tình huống pháp luật được xây dựng phải có tính điển hình cho mỗi loại
quan hệ được TPQT điều chỉnh
Trên cơ sở phân tích các yêu cầu cụ thé đối với việc xây dựng tình huống phápluật trong giảng dạy môn tư pháp quốc tế, tác giả đã đề xuất một số kỹ năng cơ bảncần thực hiện khi xây dựng, sử dụng tình huống pháp luật và kết thúc bằng việc xâydựng một số tình huống mẫu, có tính điển hình của môn học này kèm theo các gợi ý
xây dựng tình huống Luật thương mai, bao gồm:
Cách 1: Từ tình huống xảy ra trong thực tiễn, được tóm tắt lại thành tình
Trang 40huống giảng day (tinh huống thực tiễn).
Nguồn tư liệu can thiết cho việc xây dựng tình huống theo cách thức này có thé
là bản án của toà án, thông tin, tư liệu từ doanh nghiệp, từ cơ quan tài thương mại, cơquản ly nhà nước hay báo chí Yếu tố người thật việc thật, sự kiện phong phú đachiều, đa lĩnh vực, tính thời sự là các yếu tố tạo ra tính hấp dẫn của các tình huỗngthuộc loại này Tuy nhiên, nếu “trung thành” với tình huống thực tiễn thì khi sử dụng
có thể gặp phải một số khó khăn có thể làm giảm hiệu quả sử dụng tình huống:
Cách 2: Trên cơ sở quy định pháp luật, dự liệu các van dé nảy sinh trong quátrình thực hiện pháp luật để thiết kế tình huống (tình huống giả định)
Uu điểm của tình huống giả định trước hết đây là loại tình huống có định hướng
rõ ràng, có nội dung bám sát bài học và có tính điển hình Tuy nhiên, thực tiễn áp
dụng cho thấy, tình huống giả định khi được sử dụng thường mang nặng tính chủquan, sự kiện được thiết kế và đáp án định trước thiếu sự chặt chẽ và phù hợp Những
sự kiện đưa ra có thể được người học khai thác theo một hướng khác hoặc có thể dẫn
đến nhiều khả năng khác mà người xây dựng tình huống không dự liệu hết
Cách 3: Kết hợp cách 1 và 2, tức là trên cơ sở tình huống thực tiễn, lược bớt sự
kiện không trọng tâm và bé sung sự kiện theo giả thiết nhằm mục đích tạo ra một
tình huống điển hình
Theo cách này, do tình huống xảy ra trong thực tiễn đã được suy xét ở những
góc độ khác nhau, thậm chí có thé đã được giải quyết, có hoặc không có khiếu nại
Điều này làm cho tình huống có tính khách quan và người học có nhiệm vụ phải tìm
kiếm giải pháp bằng những cơ sở pháp lý cụ thé
2.8 Xây dựng và sử dụng tình huỗng pháp luật trong giảng dạy môn Luật hành
chính
Luật hành chính là một môn khoa học pháp lý chuyên ngành cung cấp những
kiến thức cơ bản về ngành Luật hành chính, quản lý hành chính nhà nước; vi phạm
hành chính và xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp bảo đảm pháp chế trong quản
lý hành chính nhà nước Đây là những kiến thức cơ bản, cần thiết và quan trọng choviệc xây dựng, thực hiện và hoàn thiện pháp luật về quản lý hành chính nhà nước
nhằm bảo đảm quản lý hành chính nhà nước một cách có hiệu quả và bảo hộ tích cực
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong quản lý hành chính nhà nước
Hiện nay, môn học Luật hành chính bao gồm 3 nội dung chính: Những van dé
lý luận chung về quan lý hành chính nhà nước; những nội dung co bản của ngành
Luật hành chính; những nội dung cơ bản của việc bảo đảm pháp chế trong quản lýhành chính nhà nước Hầu hết những nội dung của Luật hành chính đều có thể sử
35