1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài Làm rõ quan điểm của triết học Mác về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý. Từ đó rút ra ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học và học tập của bản thân

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Làm rõ quan điểm của triết học Mác về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý. Từ đó rút ra ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học và học tập của bản thân
Tác giả Nguyễn Tuấn Phong
Người hướng dẫn TS Nghiêm Thị Châu Giang
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Triết Học Mác - Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 213,63 KB

Nội dung

Theo quan điểm triết học Mac-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

🙞🙞🙞🙞🙞

TIỂU LUẬN

MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Đề tài: Làm rõ quan điểm của triết học Mác về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý Từ đó rút ra ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học và học tập của bản thân.

Họ tên: Nguyễn Tuấn Phong

Mã sinh viên: 11225109 Lớp học phần : LLNL1105(222)_34

Người hướng dẫn : TS Nghiêm Thị Châu Giang

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu 2

2 Bố cục 2

NỘI DUNG CHÍNH 3

I QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ CON ĐƯỜNG BIỆN CHỨNG CỦA SỰ NHẬN THỨC CHÂN LÝ 1 Khái quát về quan điểm của triết học Mác về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý 3

1.1 Nhận thức là gì? 3

1.2 Nguyên tắc cơ bản của nhận thức 3

2 Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn 4

2.1 Khái niệm chân lý 4

2.2 Vai trò của chân lý đối với thực tiễn 4

3 Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý 5

II Ý NGHĨA TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN 1 Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý trong nghiên cứu khoa học và học tập 6

2 Các giai đoạn nhận thức và ý nghĩa đối với nghiên cứu khoa học và học tập 7

2.1 Trực quan sinh động 7

2.2 Tư duy trừu tượng 9

3 Mối quan hệ giữa nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính với thực tiễn 11

KẾT LUẬN 12

TƯ LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu

Từ thuở khai sinh của con người và sự hình thành của triết học, sự nhận thức của con người vẫn luôn là một câu hỏi lớn dường như vẫn chưa có một câu trả lời cụ thể Nhận thức là gì? Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Đã có rất nhiều câu trả lời để lý giải cho điều này, và song song với đó là sự khai sinh của nhiều trường phái triết học khác nhau Chủ nghĩa duy tâm cho rằng nhận thức là sự tự nhận thức, tự ý thức về mình chứ không phải là sự phản ánh thế giới khách quan Từ tư tưởng trên, Heghen và Platơn đều đưa ra những quan niệm riêng của bản thân về nhận thức, “sự hồi tưởng linh hồn bất tử” hay lafd quá trình tự nhận thức của “ý niệm tuyệt đối” Tuy nhiên, khác hoàn toàn với những quan niệm trước đây, chủ nghĩa duy vật thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới, và thế giới là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người Cùng với sự khai sinh của chủ nghĩa duy vật biện chứng, Các Mác và Ăng-ghen đã kế thừa khoa học kỹ thuật và thực tiễn xã hội, xây dựng nên lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng Chính những lý thuyết, lý luận đó đã cho ta đã cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc hơn về nhận thức, và mở ra một con đường mới, sự nhận thức chân lý

Qua bài tiểu luận này, chúng ta sẽ đi sâu vào đề tài nghiên cứu, tìm hiểu về khái niệm nhận thức, mối quan hệ của nhận thức và thực tiện, từ đó làm rõ quan điểm của triết học Mác về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý qua từng giai đoạn của nhận thức Cuối cùng, rút ra được ý nghĩa của con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý trong nghiên cứu khoa học và học tập của bản thân

2 Bố cục

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài tiểu luận được chia làm 2 phần:

Phần I: Quan điểm của triết học Mác về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý Phần II: Ý nghĩa của con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý đối với nghiên cứu khoa học và học tập

Trang 4

NỘI DUNG CHÍNH

I QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ CON ĐƯỜNG BIỆN CHỨNG CỦA

SỰ NHẬN THỨC CHÂN LÝ

1 Khái quát về quan điểm của triết học Mác về con đường biện chứng và sự nhận thức chân lý.

1.1 Nhận thức là gì?

Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể

Theo quan điểm triết học Mac-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn, thông qua đó sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó

Quá trình nhận thức giúp cho chúng ta phản ánh bản thân các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan – những khách thể tác động vào con người trong quá trình hoạt động của họ Nhờ nhận thức mà con người có xúc cảm, tình cảm, đặt ra được mục đích và dựa vào đó mà hành động Như vậy, quá trình nhận thức xuất phát từ hành động, làm tiền

đề cho các quá trình tâm lý khác Đồng thời tính chân thực của quá trình nhận thức cũng được kiểm nghiệm qua hành động: hành động có kết quả chứng tỏ chúng ta phản ánh đúng hành động, không có kết quả chứng tỏ ta phản ánh sai

1.2 Nguyên tắc cơ bản của nhận thức

Quan niệm được nêu cụ thể bên trên đây về nhận thức trên thực tế cũng chính là quan niệm duy vật biện chứng về bản chất của nhận thức Thực chất thì quan niệm cụ thể này xuất phát từ bốn nguyên tắc cơ bản như sau:

– Nguyên tắc thừa nhận thế giới vật chất luôn tồn tại một cách khách quan, thế giới vật chất độc lập với ý thức của con người

– Nguyên tắc thừa nhận con người đều có khả năng nhận thức được thế giới khách quan vào trong chính bộ óc của con người, đây cũng chính là hoạt động tìm hiểu khách thể

Trang 5

của chủ thể; nguyên tắc thừa nhận không có cái gì là không thể nhận thức được mà trên thực tế chỉ có những cái mà con người chưa thể nào có thể nhận thức được

– Nguyên tắc khẳng định sự phản ánh đó chính là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo Quá trình phản ánh đó trên thực tế sẽ diễn ra theo trình tự cụ thể

đó là từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến nhiều, từ chưa sâu sắc, chưa toàn diện đến sâu sắc

và toàn diện hơn, và nhiều các trình tự khác

– Nguyên tắc coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức; thực tiễn cũng chính là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để nhằm mục đích có thể kiểm tra chân lý

2 Chân lý và vai trò của chân lý đói với thực tiễn

2.1 Khái niệm chân lý

Mọi quá trình nhận thức đều dẫn tới sự sáng tạo ra những tri thức, tức những hiểu biết của con người về thực tại khách quan, nhưng không phải tri thức nào cũng phù hợp với hiện thực khách quan, vì nhận thức là sự phản ánh của con người về hiện thực khách quan đó Trong lịch sử toàn nhân loại, những tri thức mà con người đã và đang đạt được không phải bao giờ cũng phù hợp với thực tiễn khách quan; trái lại, có rất nhiều trường hợp không phù hợp, hay thậm chí mâu thuẫn, đối lập hoàn toàn với thực tiễn khách quan Trong phạm vi lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lênin, khái niệm chân lý được dùng

để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn

Theo nghĩa đó, khái niệm chân lý không đồng nhất với khái niệm tri thức, cũng không đồng nhất với khái niệm giả thuyết Đồng thời, chân lý cũng là một quá trình Theo V.I.Lênin: “Sự phù hợp giữa tư tưởng và khách thể là một quá trình: tư tưởng (= con người) không nên hình dung chân lý dưới dạng một sự đứng im chết cứng, một bức tranh (hình ảnh) đơn giản, nhợt nhạt (lờ mờ), không khuynh hướng, không vận động”

2.2 Vai trò của chân lý đối với thực tiễn

Con người thực hiện các hoạt động thực tiễn nhằm mục đích sinh tồn và phát triển Những hoạt động thực tiễn ở đây là cải biến môi trường tự nhiên và xã hội, và chính những

Trang 6

hoạt động này đã làm phát sinh và phát triển hoạt động nhận thức của con người Hoạt động thực tiễn chỉ có hiệu quả khi con người vận dụng thành công những tri thức đúng đắn

về thực tế khách quan trong hoạt động thực tiễn của mình Chính vì vậy, chân lý một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành công và nâng cao tính hiệu quả của hoạt động thực tiễn

Mối quan hệ giữa chân lý và hoạt động thực tiễn là mối quan hệ song trùng trong vận động của cả chân lý và thực tiễn Về cơ bản, chân lý phát triển nhờ thực tiễn, và thực tiễn cũng phát triển nhờ vận dụng đúng đắn những chân lý mà con người đạt được trong hoạt động thực tiễn

Quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa chân lý và thực tiễn đòi hỏi trong hoạt động nhận thức con người cần phải xuất phát từ thực tiễn để đạt được chân lý, phải coi chân lý là một quá trình Đồng thời, phải thường xuyên tự giác vận dụng chân lý vào trong hoạt động thực tiễn để phát triển thực tiễn, nâng cao hiệu quả của hoạt động thực tiễn và góp phần tìm ra những tri thức đúng đắn nhất

Ngoài ra, cần phải coi trọng tri thức khoa học và vận dụng sáng tạo những tri thức

đó vào trong các hoạt động thực tiễn, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế - xã hội Việc nâng cao hiệu quả của những hoạt động đó về thực chất cũng chính là phát huy vai trò của chân lý khoa học trong thực tiễn hiện nay

3 Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý

Trong tác phẩm Bút ký triết học, V.I Lênin đã khái quát con đường biện chứng của

sự nhận thức chân lý như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan.”

Theo sự khái quát trên, con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý (phản ánh đúng đắn với hiện thực khách quan) là một quá trình Nó đi từ “trực quan sinh động” (nhận thức cảm tính) tới “tư duy trừu tượng” (nhận thức lý tính) Nhưng sự trừu tượng ở đây không phải là điểm dừng của quá trình nhận thức, thay vào đó, nhận thức phải tiếp tục tiến tới thực tiễn Chỉ có trong thực tiện mà chúng ta mới có thể xác minh tính đúng đắn của nhận thức, từ đó tiếp tục chu kỳ nhận thức Đây chính là quy luật chung của quá trình con người nhận thức về hiện thực khách quan

Trang 7

II Ý NGHĨA TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN.

1 Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý trong nghiên cứu khoa học và học tập

Như ta đã biết, con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý là cả một quá trình

đi từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng và sau đó quay về với thực tiễn nhằm xác minh tính đúng đắn của nhận thức Quá trình nhận thức và phát triển nhận thức của con người cũng tương tự như việc nghiên cứu khoa học, từ một sự vật hiện tượng còn tính mơ

hồ, con người có nhu cầu tìm hiểu, khám phá thêm về bản chất, cái bên trong của sự vật, hiện tượng đó, nhằm sáng tỏ nhận thức của con người và giúp con người có cái nhìn sâu sắc, cụ thể hơn về đối tượng nghiên cứu

Cùng với sự phát triển của tư duy biện chứng và quá trình nhận thức chân lý của con người, việc nghiên cứu khoa học cũng theo đà phát triển nhờ có sự ra đời của phép biện chứng, phương pháp luận Triết học về cơ bản là môn khoa học của mọi khoa học, nhờ có sự ra đời của phép biện chứng và con người mới có thể tiến gần hơn tới nhận thức đúng đắn, chính xác nhất về sự vật hiện tượng, hay nói cách khác là chân lý Nghiên cứu khoa học ra đời cũng nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu này, nghiên cứu, tìm hiểu, thử nghiệm, chứng minh và từ đó suy ra được nguồn gốc, bản chất, hay cách mà sự vật, hiện tượng hoạt động, để từ đó xóa bỏ sự mơ hồ trong nhận thức của con người, cho ta một cái nhìn đầy đủ, bao quát và đa diện hơn Cũng từ đó, thế giới quan của con người thay đổi, và cách nhìn nhận sự vật hiện tượng cũng thêm phần đa chiều, sáng tạo

Trên con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, mỗi giai đoạn nhận thức, mỗi hình thức của từng giai đoạn đều nắm giữ vai trò không nhỏ đối với sự hình thành và phát triển phương pháp nghiên cứu khoa học Quá trình nhận thức đi từ thấp đến cao, từ đơn giản, khái quát tới trừu tượng, phức tạp hơn, và ta thấy khi nhận thức đạt tới giai đoạn cao nhất, đòi hỏi phải có sự quá độ và tri thức phải trở về với thực tiễn, vì ở giai đoạn cao nhất tri thức về đối tượng vẫn chỉ nằm ở mức cơ bản, còn bản thân những tri thức đó có chính xác hay không thì ta vẫn chưa biết được Để xác minh tính chân thực của những tri thức

đó, nhận thức bắt buộc phải trở về thực tiễn, phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước

đó tính đối với tính chân thực của những tri thức đã đạt được trong quá trình nhận thức

Trang 8

Suy cho cùng, mọi nhận thức đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, và sẽ quay trở lại phục vụ thực tiễn

Cũng tương tự như vậy, trong học tập, ta cũng sử dụng con đường biện chứng của nhận thức làm cơ sở cho tư duy logic và làm tăng nhận thức đúng đắn của bản thân về thế giới xung quanh Tư duy biện chứng, phương pháp luận và quá trình nhận thức đều là những công cụ hữu dụng giúp sinh viên ngày nay nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo và thay đổi góc nhìn, thế giới quan từ một chiều thành đa chiều Chỉ ra, phản biện những cái sai và khẳng định, phát triển những tri thức đúng đắn Trong việc học tập, tư duy biện chứng cũng giúp kích thích trí tò mò, ham muốn khám phá của sinh viên về một đối tượng

cụ thể, thôi thúc sự tò mò đó sẽ làm khuyến khích sinh viên tự học, tự nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận cho bản thân và từ đó chứng minh, tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho bản thân

2 Các giai đoạn nhận thức và ý nghĩa đối với nghiên cứu khoa học và học tập của bản thân

2.1 Trực quan sinh động

Trực quan sinh động hay còn gọi là nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên quá trình nhận thức của con người, và gắn liền với thực tiễn Ở giai đoạn này, con người trong hoạt động thực tiễn, sử dụng các giác quan để phản ánh sự vật, hiện tượng khách quan với những tính chất, biểu hiện phong phú của sự vật hiện tượng đó Do ở giai đoạn này nhận thức mới chỉ phản ánh được cái biểu hiện bên ngoài của sự vật cụ thể trong hiện thực khách quan, chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật, nguyên nhân của những sự vật, hiện tượng quan sát được nên đây được coi là giai đoạn thấp nhất của nhận thức

Trong giai đoạn này, nhận thức được thực hiện qua ba hình thức cơ bản: Cảm giác, tri giác và biểu tượng

2.1.1 Cảm giác

Cảm giác là hình thức đầu tiên, cũng là hình thức sơ khai, đơn giản nhất của quá trình nhận thức, và là cơ sở của mọi nhận thức tiếp theo của con người Cảm giác được

Trang 9

hình thành do tác động trực tiếp của sự vật lên giác quan của con người, từ đó con người biết được những thông tin về đặc điểm, thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng đó

VD: Quả cam -> Tác động vào thị giác (màu cam), xúc giác (vỏ nhẵn)

Mỗi cảm giác của con người về sự vật, hiện tượng khách quan đều có một nội dung khách quan, mặc dù nó thuộc về sự phản ánh chủ quan của con người Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Nó là cơ sở hình thành nên tri giác

2.1.2 Tri giác

Tri giác là kết quả của sự tác động trực tiếp của sự vật đồng thời lên nhiều giác quan của con người, do đó, tri giác cho ta hình ảnh về sự vật trọn vẹn hơn cảm giác

VD: Khi gặp một ai đó, chúng ta nhìn thấy người đó, có thể là khuôn mặt, dáng vẻ hay nụ cười của họ tác động lên thị giác của chúng ta, cho chúng ta thông tin về vẻ ngoài của họ

Tri giác là sự phản ánh tương đối toàn vẹn của con người về những biểu hiện của sự vật, hiện tượng khách quan, cụ thể, cảm tính, được hình thành trên cơ sở liên kết, tổng hợp những cảm giác về sự vật, hiện tượng So với cảm giác, tri giác là hình thức nhận thức cao hơn, đầy đủ hơn, phong phú hơn, nhưng đó vẫn chỉ là sự phản ánh đối với những biểu hiện bên ngoài của sự vật, hiện tượng khách quan, chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật khách quan

2.1.3 Biểu tượng

Biểu tượng là hình thức cao nhất và phức tạp nhất của nhận thức cảm tính Biểu tượng là hình ảnh sự vật, hiện tượng được tái hiện lại trong bố óc con người mà không cần

sự tác động trực tiếp của sự vật hiện tượng vào giác quan con người Biểu tượng còn là cầu nối gián tiếp từ nhận thức cảm tính tới nhận thức lý tính Đặc điểm của biểu tượng là có khả năng tái hiện những hình ảnh mang tính chất biểu trưng về sự vật, hiện tượng khách quan, nó có tính chất liên tưởng về hình thức bên ngoài, bởi thế nó bắt đầu có tính chất của những sự trừu tượng hóa về sự vật, hiện tượng Đó là tiền đề của những sự trừu tượng hóa của giai đoạn nhận thức lý tính

Trang 10

VD: Nhắc đến quả cam, chúng ta nghĩ ngay đến loại hoa quả có vỏ màu cam, vỏ nhẵn, ăn có vị chua ngọt

Tuy nhiên, ở giai đoạn cảm tính, nhận thức vẫn chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật khách quan để nhờ đó nhận thức có thể lý giải được đúng đắn các sự vật, hiện tượng được phản ánh trong giai đoạn nhận thức cảm tính, có khả năng đáp ứng được nhu cầu nhận thức phục vụ hoại động thực tiễn, nhu cầu hoạt động cải biến sáng tạo thế giới khách quan

2.1.4 Vai trò, ý nghĩa

Ở giai đoạn nhận thức này, tuy ta đã có thể hình dung ra những thuộc tính, hình ảnh của sự vật, hiện tượng, nhưng những gì ta thấy mới chỉ ở nằm ở mức bề mặt, ta chưa đi sâu vào cái bản chất, do vậy chưa thể lý giải được hoàn toàn sự vật hiện tượng

Trong thực tiễn, mà ở đây cụ thể là trong nghiên cứu khoa học và học tập, tuy chưa thể phản ánh được bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng, nhận thức lý tính vẫn đóng góp một phần không hề nhỏ trong bước đầu của quá trình nhận thức:

- Đặt nền móng cho công trình nghiên cứu, lấy cái mơ hồ, trừu tượng nhất làm điểm xuất phát, thông qua những nhìn nhận khách quan, ban đầu để hình thành những nhận xét, đánh giá chung cho đối tượng nghiên cứu Từ đó, theo quá trình nhận thức lý tính, những đặc điểm của sự vật hiện tượng được khắc sâu vào trí

óc, làm tiền đề cho những tri thức sau này

- Trong học tập, nhận thức lý tính cũng giúp sinh viên có được một cái nhìn khách quan hơn, giả sử như trong bài giảng có những khái niệm, công thức Bằng những nhìn nhận ban đầu, sinh viên sẽ nắm được cái cơ bản, khái quát được về những kiến thức đó trên mức bề mặt, và có được một sự thông hiểu nhất định về đối tượng, từ đó dễ dàng vận dụng những kiến thức vừa học được

2.2 Tư duy trừu tượng

Tư duy trừu tượng hay nhận thức cảm tính là giai đoạn cao hơn của quá trình nhận thức Đó là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc

Ngày đăng: 03/12/2024, 13:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w