Đối tượng, phạm vi Bài tiểu luận của nhóm chúng em sẽ khám phá về thị trường sữa tươi tại Việt Nam trong năm 2020-2024, nhằm nhấn mạnh những biến động chính trong cung cầu, xu hướng tiê
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG SỮA TƯƠI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2020-2024 Môn học: Nhập môn Kinh tế - Quản lý công
Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Thu Trang
Thành viên trong nhóm:
Trịnh Thị Lan Anh _K244030340
Trần Lê Khánh Linh _K244030368 Trần Hoàng Diệu Thảo _K244030384
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH 4
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Tổng quan tình hình 5
3 Mục tiêu 5
4 Đối tượng, phạm vi 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Bố cục đề tài 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1 Khái niệm về thị trường và sản phẩm sữa tươi 7
1.2 Các lý thuyết kinh tế liên quan đến thị trường sữa tươi 7
1.3 Vai trò của mặt hàng sữa tươi trong nền kinh tế và xã hội 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG SỮA TƯƠI VIỆT NAM 8
2.1 Phân tích cung cầu 8
2.2 Tình hình cạnh tranh 12
2.3 Tác động của chính sách công đến thị trường sữa tươi 12
2.4 Xu hướng phát triển ngành sữa tươi 13
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 15
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.2 Kết quả kinh doanh của Vinamilk theo quý
Trang 4BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH
Họ tên MSSV Phân công Hoàn thành
Trịnh Thị Lan Anh K244030340 Mở đầu 100%
Trần Hoàng Diệu Thảo K244030399 Cơ sở lý luận
Tác động của chính sách
100%
Trần Lê Khánh Linh K244030368 Phân tích cung cầu 100%
Huỳnh Xuân Mạnh K244030372 Xu hướng tiêu dùng 100%
Lê Thị Tố Hữu K244030360 Thách thức 100%
Hà Huỳnh Son K244030382 Đề xuất, kiến nghị 100%
Ngô Ngọc Yến Vy K244030399 Tình hình cạnh tranh
Kết luận
100%
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời điểm kinh tế và xu hướng toàn cầu đang ngày một thay đổi, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt trội và đạt được nhiều thành tựu nhất định Vì vậy, đời sống người dân ngày một hoàn thiện càng được nâng cao hơn Đi kèm theo đó là sự phát triển của nhiều loại hàng hóa đa dạng ở thị trường nước ta Điều này cho thấy những thay đổi của người tiêu dùng, nhu cầu sử dụng những nguồn dinh dưỡng xanh sạch, đạt chất lượng cao tăng đáng kể và sẽ là thiếu sót lớn nếu ta không nhắc đến mặt hàng sữa tươi
Sữa tươi không chỉ là thực phẩm thiết yếu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của
cơ thể Đặc biệt, trong xu hướng xã hội đang dịch chuyển sang các sản phẩm tự nhiên, hữu cơ, lợi cho sức khỏe, sữa tươi ngày càng trở nên phổ biến hơn Cùng với đó, sự phát triển liên tục của nền kinh tế, thị trường sữa tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng sâu rộng đến cả phía cung ứng và nhu cầu tiêu dùng, dẫn đến những thay đổi của thị trường kinh tế, nhất là trong những năm 2020-2024 Chính vì vậy, nhóm
chúng em chọn đề tài “ phân tích thị trường sữa tươi tại Việt Nam trong giai đoạn
2020-2024”.
2 Tổng quan tình hình
Từ 2020-2024, thị trường có nhiều biến động quan trọng Thị trường sữa tươi đang đối mặt với nhiều thách thức Từ năm 2020-2021, ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng, nặng nề của dịch Covid-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng Thị trường sữa bắt đầu thích ứng và khôi phục trong 1 năm sau ( 2021-2022) Và từ 2022 đến hiện nay, thị trường đang phục hồi và phát triển
3 Mục tiêu
Mục tiêu chung: Tổng quan tình hình thị trường sữa tươi Việt Nam trong 2020-2024 Mục tiêu cụ thể:
Trang 6* Tình hình cụ thể: doanh thu, cạnh tranh, đặc điểm, vai trò
* Ảnh hưởng của cung, cầu
* Xu hướng phát triển, thách thức
* Kiến nghị, đề xuất
4 Đối tượng, phạm vi
Bài tiểu luận của nhóm chúng em sẽ khám phá về thị trường sữa tươi tại Việt Nam trong năm 2020-2024, nhằm nhấn mạnh những biến động chính trong cung cầu, xu hướng tiêu dùng, cũng như các cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp trong ngành đang phải đối mặt Từ đó đưa ra những kiến nghị, những chiến lược phát triển hợp lý trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có nhiều biến đổi
5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phân tích dữ liệu: dữ liệu khảo sát, các bảng số liệu từ các báo cáo, sách báo, website,…; kết hợp đưa ra những kết luận, nhận xét về xu hướng tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng
6 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về thị trường sữa tươi Việt Nam ( khái quát về khái niệm, đặc điểm, vai trò thị trường sữa tươi )
Chương 2: Thực trạng (phân tích cung cầu, sự cạnh tranh trong lĩnh vực sữa, sự ảnh hưởng của các chính sách công để thấy được thách thức và xu hướng phát triển ngành sữa tươi)
Chương 3: Một số kiến nghị ( đưa ra những đề xuất, ý kiến riêng của nhóm )
Trang 7CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm về thị trường và sản phẩm sữa tươi
Thị trường là nơi mà người mua và người bán gặp gỡ, diễn ra các giao dịch kinh tế,
và giá cả hình thành thông qua sự tương tác giữa cung và cầu. Thị trường sữa tươi là không gian nơi các doanh nghiệp cung cấp sữa tươi và người tiêu dùng thực hiện việc mua bán Thị trường này bao gồm những công ty sản xuất, chế biến và phân phối sữa, cùng với người tiêu dùng là các cá nhân và hộ gia đình
Sữa tươi là sản phẩm thu được từ động vật (chủ yếu là bò) sau khi trải qua quá trình vắt và xử lý tiệt trùng, thanh trùng mà không thêm bất kỳ phụ gia hay hóa chất nào khác Sữa tươi mang lại nhiều dưỡng chất quan trọng như protein, canxi và các vitamin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể
1.2 Các lý thuyết kinh tế liên quan đến thị trường sữa tươi
Lý thuyết cung – cầu: Sự tương tác giữa cung và cầu chính là yếu tố quyết định giá
cả và số lượng hàng hóa được trao đổi Trong thị trường sữa tươi, giá cả sẽ được xác định dựa vào mức cung từ nhà sản xuất và nhu cầu từ phía người tiêu dùng
Lý thuyết về điểm cân bằng: Điểm cân bằng trong thị trường sữa tươi là mức giá và lượng sữa mà tại đó cung và cầu đạt được sự đồng nhất Tại điểm này, giá cả ổn định, không có tình trạng dư thừa hay khan hiếm Nếu giá cao hơn mức này, sẽ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu; ngược lại, nếu giá quá thấp, sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa Điểm cân bằng có thể thay đổi khi có sự dịch chuyển trong cung hoặc cầu do các yếu tố khác
Lí thuyết về độ co giãn của cầu theo giá: Độ co giãn của cầu theo giá phản ánh mức
độ nhạy cảm của lượng cầu khi giá cả thay đổi Trong thị trường sữa tươi, sản phẩm này thường có độ co giãn thấp vì nó là mặt hàng thiết yếu cho sức khỏe Điều này có nghĩa là khi giá sữa tăng, lượng tiêu thụ có thể giảm nhưng không đáng kể
Lí thuyết về sự cạnh tranh: Cạnh tranh độc quyền nhóm là một loại hình thị trường
mà trong đó chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn thống trị và kiểm soát phần lớn thị phần
Trang 8Các doanh nghiệp này có quyền lực để ảnh hưởng đến giá cả và sản lượng, nhưng vẫn có
sự cạnh tranh lẫn nhau
1.3 Vai trò của mặt hàng sữa tươi trong nền kinh tế và xã hội
Đối với nền kinh tế: Sữa tươi là hàng hóa có giá trị gia tăng cao, góp phần phát triển nông nghiệp và chế biến thực phẩm Ngành chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa tươi đã tạo
ra hàng nghìn cơ hội việc làm Việc phát triển ngành sữa trong nước không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế qua xuất khẩu
Đối với sức khỏe cộng đồng và người tiêu dùng: Sữa tươi đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp dinh dưỡng cho cả trẻ em và người lớn Nó chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protein, canxi và vitamin D, giúp phát triển xương chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và duy trì sức khỏe Các chương trình khuyến khích tiêu thụ sữa cho trẻ em tại Việt Nam, chẳng hạn như chương trình Sữa học đường đã góp phần cải thiện thể chất của học sinh và tăng sự hiểu biết về lợi ích của sữa đến sức khỏe của mọi người
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG SỮA TƯƠI VIỆT NAM
2.1 Phân tích cung cầu
Trong giai đoạn 2020-2024, thị trường sữa tươi đã trải qua một sự bùng nổ mạnh mẽ nhờ vào lượng tiêu thụ tăng mỗi ngày và nhận thức về lợi ích sức khỏe Để hiểu rõ hơn về diễn biến của thị trường này trong khoảng thời gian này, chúng ta cần xem xét các yếu tố tác động đến sự thay đổi đó
2.1.1 Tác động của yếu tố cung
Trong giai đoạn 2020-2024, nguồn cung sữa tươi đã có sự gia tăng đáng kể nhờ vào việc đầu tư vào công nghệ sản xuất và mở rộng quy mô trang trại Các công ty sữa cũng
đã chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm và quy trình chế biến, từ đó cải thiện hiệu
Trang 9suất sản xuất Tuy nhiên, những thách thức từ dịch bệnh và chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cũng ảnh hưởng:
Ứng dụng công nghệ: Các công ty lớn như Vinamilk và TH True Milk đã mạnh dạn đầu tư vào công nghệ hiện đại trong chăn nuôi chế biến sữa, giúp tăng sản lượng và cải thiện chất lượng sản phẩm
Đại dịch COVID-19: Đại dịch đã gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng đến quy trình sản xuất, vận chuyển và phân phối sữa tươi Đặc biệt, các trang trại nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn trong hoạt động
Giá nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi và chi phí vận chuyển đang tăng cao
do lạm phát toàn cầu và khủng hoảng năng lượng sau đại dịch
2.1.2 Tác động của yếu tố cầu
Cầu về sữa tươi đang gia tăng nhanh chóng nhờ vào thói quen tiêu dùng thay đổi Người dân ngày càng chú trọng hơn đến sức khỏe Đặc biệt, sau đại dịch, xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà sản xuất:
Tăng trưởng dân số và thu nhập: Khi thu nhập của người dân, đặc biệt là ở khu vực đô thị, dần được cải thiện, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm lành mạnh như sữa tươi cũng theo đó mà tăng lên
Ý thức về sức khỏe: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc lựa chọn các sản phẩm tốt cho sức khỏe, từ đó thúc đẩy xu hướng tiêu dùng các loại sữa hữu cơ, sữa ít béo và sữa tươi không đường
Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế: Mặc dù nhu cầu về sữa tươi vẫn tiếp tục tăng, nhưng sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành, cũng tạo ra một mức độ cạnh tranh nhất định với sữa tươi
Để hiểu rõ hơn về tác động cung cầu đến thị trường trong giai đoạn này, chúng ta có thể phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Vinamilk (2021-2023)
Trang 10Kết quả kinh doanh của Vinamilk theo quý (Đơn vị: tỷ đồng)
Nguồn: (VIRAC, 2024)
Về doanh thu thuần: Năm 2021, doanh thu quý 1 đạt 13,190 tỷ đồng Quý 2 tăng
19.1% so với quý 1, quý 3 tăng 2.7% so với quý 2, và quý 4 tăng 14.8% so với quý 3 Ta thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ diễn ra chủ yếu ở quý 2 và quý 4, với mức tăng cao nhất ở quý 4 (14.8%) trong năm Năm 2022 doanh thu trong quý 1 đạt 13,878 tỷ đồng, giảm 25.1% so với quý 4 năm 2021 Quý 2 đã có sự phục hồi với mức tăng 7.4% so với quý 1, tiếp theo là quý 3 với mức tăng 7.8% so với quý 2 Đến quý 4, doanh thu lại giảm nhẹ 6.3% so với quý 3 Năm này quý 1 sụt giảm mạnh nhưng đã hồi phục trong quý 2 và quý
3 và giảm nhẹ vào quý 4 Năm 2023 doanh thu quý 1 đạt 13,918 tỷ đồng, giảm 7.6% so với quý 4 năm 2022 Quý 2 chứng kiến mức tăng 9.2% so với quý 1, quý 3 tăng 7.6% so với quý 2, và quý 4 lại có sự bứt phá với mức tăng 13.3% so với quý 3 Xu hướng này tương tự như các năm trước, với sự gia tăng mạnh mẽ vào quý 4
Doanh thu của Vinamilk có sự biến động nhưng không có thay đổi lớn giữa các quý Điều thú vị là những quý có doanh thu cao thường trùng với thời điểm tiêu thụ sản phẩm tăng cao, đặc biệt là quý 2 và quý 4 Có thể thấy rằng điều này liên quan đến mùa vụ và thời điểm người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm sữa nhiều hơn
Trang 11Về lợi nhuận sau thuế: Năm 2021 lợi nhuận quý 1 đạt 2,597 tỷ đồng, quý 2 tăng
21.8% so với quý 1, nhưng quý 3 lại giảm 6.4% so với quý 2, và quý 4 giảm mạnh 25.3%
so với quý 3 Lợi nhuận đạt đỉnh ở quý 2 rồi giảm mạnh vào quý 4 Năm 2022 quý 1 tăng 3.2% so với quý 4 năm 2021, nhưng quý 2 lại giảm 7.9% so với quý 1 Quý 3 có sự phục hồi với mức tăng 10.5% so với quý 2, nhưng quý 4 lại giảm 19.5% so với quý 3 Dù doanh thu ổn định, lợi nhuận sau thuế vẫn giảm mạnh vào quý 4/2022 Năm 2023 quý 1 tăng 2% so với quý 4/2022, quý 2 tăng 16.9% so với quý 1, quý 3 tăng 13.6% so với quý
2, nhưng quý 4 lại giảm 12.9% so với quý 3 Trong năm 2023, lợi nhuận có xu hướng phục hồi nhưng vẫn giảm ở quý 4
Có thể thấy lợi nhuận sau thuế giảm dần từ quý 1 năm 2021 đến quý 3 năm 2022, mặc dù doanh thu thuần chỉ dao động nhẹ Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận có thể bao gồm chi phí sản xuất và nguyên liệu Khi giá nguyên liệu tăng, chi phí sản xuất cũng
sẽ leo thang, dẫn đến lợi nhuận bị ảnh hưởng, dù doanh thu vẫn giữ ổn định Thêm vào
đó, cạnh tranh cũng có thể buộc Vinamilk phải giảm giá hoặc thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi
2.1.3 Điểm cân bằng thị trường
Trong những năm 2020-2024, điểm cân bằng trên thị trường sữa tươi Việt Nam liên tục thay đổi do ảnh hưởng từ cung và cầu Những biến động về chi phí sản xuất và thay đổi về thói quen tiêu dùng dẫn đến sự dịch chuyển trong điểm cân bằng Trước năm
2020, điểm cân bằng của thị trường Việt Nam khá ổn định Do nhận thức về sức khỏe tăng lên và thu nhập cải thiện, cầu tăng Điều này dẫn đến lượng sữa tiêu thụ tăng Khi đại dịch bùng phát, điểm cân bằng bị dịch chuyển Lượng cung giảm do các trang trại gặp khó khăn trong sản xuất, trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng do người dân quan tâm đến sức khỏe hơn
2.1.4 Độ co giãn của cầu và cung
Trong giai đoạn này thị trường sữa tươi có các đặc điểm co giãn khác nhau:
Trang 12Độ co giãn của cầu theo giá: Sữa tươi là mặt hàng thiết yếu, nên độ co giãn của
cầu theo giá thường không cao Tuy nhiên, nếu giá tăng mạnh, một số người tiêu dùng có thể chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế như sữa bột, sữa thực vật
Độ co giãn của cung theo giá: Do sữa tươi là sản phẩm nông nghiệp, việc mở
rộng hoặc thu hẹp sản xuất không thể diễn ra nhanh chóng trong ngắn hạn Điều này làm cho cung sữa tươi tương đối ít co giãn, đặc biệt là trong bối cảnh chi phí sản xuất gia tăng
do tác động ngoại cảnh như lạm phát và biến đổi khí hậu
2.2 Tình hình cạnh tranh
Từ 2020-2024, thị trường chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài Các "ông lớn" nội địa như Vinamilk và TH True Milk cạnh tranh bằng cách mở rộng trang trại, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm Đồng thời, các thương hiệu quốc tế như Abbott và Nestlé cũng gia nhập thị trường với các dòng sữa nhập khẩu chất lượng cao, nhắm vào phân khúc khách hàng cao cấp Hiện có khoảng
200 doanh nghiệp hoạt động ở thị trường trong nước Các doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 75% thị phần, còn các doanh nghiệp nước ngoài chiếm khoảng 25% (GMP, 2023)
Ngoài ra, thị trường trong giai đoạn này là thị trường cạnh tranh độc quyền nhóm, chủ yếu do một số doanh nghiệp lớn như Vinamilk, TH True Milk, và Nutifood chi phối Các công ty này nắm giữ phần lớn thị phần, có khả năng ảnh hưởng đến giá cả và chất lượng sản phẩm Để duy trì cạnh tranh, họ liên tục đầu tư vào công nghệ, mở rộng trang trại chăn nuôi, và nâng cao chất lượng sữa
2.3 Tác động của chính sách công đến thị trường sữa tươi
Tác động đến sản xuất: Việc triển khai các chính sách hỗ trợ ngành chăn nuôi như khuyến khích mở rộng quy mô, cải thiện giống vật nuôi và áp dụng công nghệ hiện đại đã làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm
Tác động đến tiêu thụ: Các quy định nghiêm khắc về vệ sinh an toàn thực phẩm đã