TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
MÔN KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ ĐỀ TÀI:
“PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀNH SẢN XUẤT TRANG PHỤC TẠI VIỆT NAM”
Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Từ Thúy Anh TS Chu Thị Mai Phương
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT TRANG PHỤC TẠI VIỆT NAM 5
2.1 Khái niệm 5
2.2 Đặc điểm, vai trò của ngành sản xuất trang phục 5
2.3 Thực trạng ngành sản xuất trang phục Việt Nam giai đoạn 2020 – 2023 7
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 9
3.1 Tỷ lệ tập trung hóa (Concentration Ratio – CR) 9
3.2 Chỉ số Herfindahl Hirschman (HHI) 10
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH CHỈ SỐ 12
4.1 Mức độ tập trung ngành sản xuất trang phục tại Việt Nam 12
4.1.1 Mức độ tập trung ngành May trang phục (trừ trang phục từ da, lông thú) 12
4.1.2 Mức độ tập trung ngành Sản xuất trang phục dệt kim, may móc 13
4.2 Xác định mô hình hồi quy tuyến tính 14
4.2.1 Ngành May trang phục (trừ trang phục từ da, lông thú) 14
4.2.2 Ngành Sản xuất trang phục dệt kim, may móc 15
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Mức độ cạnh tranh và CR4 10
Bảng 2 Mã ngành 12
Bảng 3 Số lượng doanh nghiệp trong ngành 12
Bảng 4 Kết quả tính toán CR4 & HHI ngành 14100 giai đoạn 2015 – 2017 12
Bảng 5 Kết quả tính toán CR4 & HHI ngành 14300 giai đoạn 2015 – 2017 13
Bảng 6 Bảng kết quả chạy hồi quy dữ liệu ngành 14100 giai đoạn 2015 – 2017 14
Bảng 7 Bảng kết quả chạy hồi quy dữ liệu ngành 14300 giai đoạn 2015 – 2017 15
Trang 4CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế thị trường giảm sút và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải chủ động mở rộng phạm vi đối tượng khách hàng nhằm gia tăng thị phần, tạo cho mình những lợi thế về sản phẩm để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa để sớm hoàn thành mục tiêu đề ra
Luôn là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc gia, ngành sản xuất trang phục thuộc trong ngành dệt may, hàng năm tạo ra cả triệu việc làm cho công nhân trên khắp cả nước Đây cũng là ngành có nhiều tiềm năng phát triển, nhiều cơ hội thuận lợi và phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng Việt Nam
Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định tìm hiểu về thị phần và mức độ tập trung của ngành sản xuất trang phục, tương ứng Mã ngành 14100: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) và Mã ngành 14300: Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
Có thể nói những năm qua ngành sản xuất trang phục được đánh giá là ngành tạo ra nhiều sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu trên thị trường thế giới Ngành sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển như: nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, thị trường tiêu thụ trong nước lớn,…Với việc ngành dệt may Việt Nam tham gia tổ chức quốc tế WTO (vào năm 2007) và đã đang đàm phán 19 Hiệp định thương mại tự do (trong đó: 16 FTA đã ký kết và thực thi) Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất ký kết Hiệp định thương mại tự do với tất cả các đối tác kinh tế lớn trên toàn cầu như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Anh, Nga Tất cả đã tạo thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam phát triển, tiếp cận thị trường quốc tế, bình đẳng với các nước sản xuất khác
Dựa trên cơ sở những kiến thức đã được học ở bộ môn “Kinh tế học Quản lý”,
nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Phân tích thị trường ngành sản xuất trang phục
tại Việt Nam”, sử dụng phương pháp tính mức độ tập trung ngành và ước lượng hàm
sản xuất Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu này, nhóm đã sử dụng công cụ phân tích và xử lý dữ liệu của phần mềm Stata và tham khảo số liệu từ nhiều nguồn
Thông qua tiểu luận này, nhóm nghiên cứu mong muốn đưa ra báo cáo tổng quan về tình hình thị trường ngành sản xuất trang phục tại Việt Nam, và có những nhận định, đánh giá, khuyến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển
Trang 5CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT TRANG PHỤC TẠI VIỆT NAM
2.1 Khái niệm
Theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, ngành sản xuất trang phục gồm: Hoạt động may (may gia công hoặc may sẵn) bằng tất cả các nguyên liệu (ví dụ da, dệt, vải đan hoặc móc), tất cả các loại quần, áo (quần áo mặc ngoài hoặc quần áo lót của nam, nữ, trẻ em; quần áo đi làm, quần áo ở nhà hoặc quần áo của người thành thị ) và các đồ phụ kiện Sản xuất trang phục ở ngành này không có sự phân biệt giữa quần áo cho người lớn và quần áo cho trẻ em hay quần áo truyền thống hoặc hiện đại
❖ Mã ngành 14100: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
- Sản xuất trang phục, nguyên liệu sử dụng có thể là bất kỳ loại nào có thể được tráng, phủ hoặc cao su hoá;
- Sản xuất trang phục bằng da hoặc da tổng hợp bao gồm các phụ kiện bằng da dùng trong các ngành công nghiệp như tạp dề da;
- Sản xuất quần áo bảo hộ lao động;
- Sản xuất quần áo khoác ngoài từ vải len, vải đan móc hoặc không phải đan móc cho phụ nữ, nam giới, trẻ em như: áo khoác ngoài, áo jac ket, bộ trang phục, quần, váy , - Sản xuất quần áo lót hoặc quần áo đi ngủ làm từ vải len, vải đan móc, cho nam giới, phụ nữ hoặc trẻ em như: Áo sơ mi, áo chui đầu, quần đùi, quần ngắn bó, bộ pyjama, váy ngủ, áo blu, áo lót, coóc xê ,
- Sản xuất quần áo cho trẻ em, quần áo bơi, quần áo trượt tuyết; - Sản xuất mũ mềm hoặc cứng;
- Sản xuất các đồ phụ kiện trang phục khác: Tất tay, thắt lưng, caravat, lưới tóc, khăn choàng;
- Sản xuất đồ lễ hội;
- Sản xuất mũ lưỡi trai bằng da lông thú;
- Sản xuất giày, dép từ nguyên liệu dệt không có đế; - Sản xuất chi tiết của các sản phẩm trên
❖ Mã ngành 14300: Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
- Sản xuất trang phục đan móc và các sản phẩm may sẵn khác, đan móc trực tiếp thành sản phẩm như: Áo chui đầu, áo len, áo gile và các đồ tương tự;
- Sản xuất hàng dệt kim như áo nịt, tất, soóc
2.2 Đặc điểm, vai trò của ngành sản xuất trang phục
Dệt may là ngành sản xuất và xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam Trong suốt nhiều năm, sản phẩm dệt may luôn đứng trong tốp đầu các mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu người lao động
Trang 6❖ Về đặc điểm sản xuất:
Ngành dệt may Việt Nam bao gồm 03 phân ngành nhỏ hơn là ngành xơ sợi, dệt nhuộm và cắt may Cắt may là phân ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu
Ngành cắt may (sản xuất trang phục) là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số lượng doanh nghiệp và kim ngạch xuất khẩu
Về nguồn nguyên phụ liệu, phần lớn nguồn cung vải và nguyên phụ liệu ngành cắt may là nhập khẩu từ nước ngoài (phần lớn là Trung Quốc): Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may chiếm tới 35- 40% tổng giá trị xuất nhập khẩu ngành dệt may; Vải nguyên liệu chiếm 60% giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu
Về phương thức sản xuất, phần lớn (khoảng 65% thị phần) hoạt động cắt may ở Việt Nam là gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài với nguyên phụ liệu, thiết kế do người đặt hàng cung cấp; hàng hóa sản xuất xong sẽ được xuất khẩu theo chỉ định của khách hàng
Ngành cắt may Việt Nam hiện mới cung ứng khoảng 30-35% nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc trong nước Một phần lớn thị trường hàng may mặc nội địa đang bị chiếm lĩnh bởi hàng may mặc nước ngoài nhập khẩu (trong đó chủ yếu là hàng Trung Quốc, chiếm khoảng 50% thị trường hàng may mặc Việt Nam)
❖ Cơ cấu sản phẩm:
Sản phẩm chủ lực của ngành dệt may Việt Nam là quần áo may mặc (chiếm 82 % tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam) Sản phẩm may mặc Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu, với các nhóm sản phẩm chủ đạo là:
- Áo jacket, áo thun, quần dài sơ mi, trẻ em, áo sơ mi chiếm khoảng 70% - Váy, đồ vest, sản phẩm cao cấp khác chỉ chiếm khoảng 10%
Thị phần của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường nội địa đã được cải thiện trong một thập kỷ trở lại đây (từ 23% năm 2010 đến 33% năm 2017) Mặc dù vậy, thị trường nội địa hiện vẫn đang phần lớn được cung ứng bởi hàng dệt may nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc)
❖ Về công nghệ sản xuất:
Việt Nam hiện sử dụng chủ yếu các máy móc thiết bị và công nghệ ngành dệt may có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc Trình độ công nghệ và mức độ tự động hóa khác nhau giữa các phân ngành dệt may, chủ yếu ở các khâu đơn giản:
- Ngành dệt nhuộm: Đa phần sử dụng thiết bị, công nghệ cũ, mức độ tự động hóa thấp - Ngành sơ xợi và cắt may: Công nghệ có nhiều cải tiến, đã tự động hóa tại các khâu sản xuất đơn giản (cắt, lựa chọn chỉ đơn/chỉ chập, thùa, khuyết…)
Với trình độ công nghệ này, thời gian sản xuất trung bình của hàng may mặc Việt Nam là 60 - 90 ngày, ngắn hơn so với Bangladesh và Campuchia (80 - 120 ngày) nhưng dài hơn so với Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan (40 - 90 ngày)
Trang 7(Theo Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI, 2020)
2.3 Thực trạng ngành sản xuất trang phục Việt Nam giai đoạn 2020 – 2023
❖ Xuất nhập khẩu:
Dệt may luôn dẫn đầu trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Năm 2015, dệt may giữ vững ngôi vị thứ 2, đạt kim ngạch 27 tỷ USD, tăng trên 10% so với năm 2014 Năm 2018 và 2019, sản xuất và xuất khẩu dệt may vẫn tiếp tục tăng, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Dệt May đạt 30,5 và 32,8 tỷ USD Các năm 2020,2021, các con số tương ứng là 29,8 - 32,8 tỷ USD Năm 2022, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 37,5 tỷ USD, đứng thứ 3 về quy mô, sau Trung Quốc và Bangladesh Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng, Việt Nam đứng thứ hai sau Bangladesh, với mức tăng 10,5-11%
Đến nay, hàng dệt may Việt Nam hiện đã có “chỗ đứng” tại hầu hết các thị trường trên thế giới Hoa Kỳ luôn dẫn đầu trong kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam, chiếm gần 42% (năm 2021), tiếp theo là Trung Quốc (11,04%), Hàn Quốc
(9,05%), Nhật Bản (8,58%), EU (8,56%) (Theo vneconomy.vn - 09/2022)
❖ Đóng góp vào thị trường lao động:
Ngành dệt may, với hơn 13.000 doanh nghiệp, là lĩnh vực xuất khẩu hàng đầu của cả nước Việt Nam xếp thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu hàng dệt may và có lực lượng lao động trong ngành khoảng trên 2 triệu người, trong đó 1,3 triệu người làm việc trực tiếp, tức chiếm 25% lao động của ngành công nghiệp chế biến chế tạo và chiếm
12,5% lao động của cả nước (Theo Bộ Công Thương - 06/2023)
Thu nhập bình quân lao động trong ngành khoảng 8,5 triệu đồng/người/tháng, tạo ra thu nhập 200.000 tỷ đồng/năm (khoảng 8,6 tỷ USD/năm), nếu tính cả thương mại
dịch vụ là 13 tỷ USD/năm (Theo vneconomy.vn - 09/2022)
Dệt may là ngành thâm dụng lao động, trong đó đa số là lao động nữ Ngành này đang góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm và thu hút lao động từ nông thôn Nguồn lao động dồi dào, có kỹ thuật tương đối tốt và giá nhân công rẻ vốn là
Trang 8thế mạnh của may mặc Việt Nam, và là yếu tố quan trọng thu hút các đơn hàng gia công từ nước ngoài
❖ Thách thức với ngành và quá trình “xanh hóa”:
Đóng góp lớn vào nền kinh tế, nhưng dệt may lại là ngành gây ô nhiễm môi trường hàng đầu Các nghiên cứu chỉ ra rằng để tạo ra 1 kg sợi, cần tới 200 lít nước Công đoạn có nhu cầu sử dụng nhiều nước trong quá trình sản xuất sợi bao gồm giặt sợi, tẩy màu, nhuộm màu và sau đó là làm sạch sản phẩm cuối cùng Bên cạnh đó, lượng khí thải và chất thải rắn cũng là vấn đề lớn của dệt may
Chính những ảnh hưởng tiêu cực này đã khiến một số quốc gia trên thế giới đã đặt ra tiêu chuẩn bền vững cho hàng dệt may nhập khẩu vào nước họ Điều này đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam phải thay đổi, “xanh hoá” để phát triển bền vững Từ thực tế đó, một trong những định hướng quan trọng của ngành dệt may Việt Nam là phát triển bền vững theo hướng kinh doanh tuần hoàn Từ năm 2017, ngành đã thành lập Uỷ ban Phát triển bền vững về môi trường và lao động, phối hợp với nhiều tổ chức trên thế giới để triển khai thực hiện
Theo Quyết định số 1643/QĐ-TTg: “Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” dự kiến kim ngạch xuất khẩu bình quân sẽ tăng từ 5% - 6%/năm trong giai đoạn đến năm 2030 (năm 2030 dự kiến 68 - 70 tỷ USD); tăng từ 2-3%/năm trong giai đoạn từ 2031 đến 2045 (năm 2045 đạt khoảng 95 - 100 tỷ USD) Tiến trình “xanh hóa” là mục tiêu mà ngành dệt may đã đưa ra trong suốt 5 năm qua Hiện nay, tỷ trọng chương trình phát triển xanh hoá trong lĩnh vực dệt may đã chiếm trên 50%; năm 2023 mục tiêu là đạt tỷ lệ trên 70%.
Trang 9CHƯƠNG 3: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
Đo lường tập trung thị trường là đo lường vị trí tương đối của các doanh nghiệp lớn trong ngành Tập trung thị trường ám chỉ mức độ mà sự tập trung sản xuất vào một thị trường đặc biệt hay là sự tập trung sản xuất của ngành nằm trong tay một vài hãng lớn trong ngành Mức độ tập trung thị trường biểu thị sức mạnh thị trường của những ngành lớn Điều này có nghĩa là, mức độ tập trung càng cao thì sức mạnh thị trường càng đổ dồn về các hãng lớn Nhờ vậy, khi đánh giá được mức độ tập trung thị trường thì sẽ mô tả được cấu trúc cạnh tranh thị trường ngành
Để đánh giá được mức độ tập trung thị trường, người ta thường sử dụng các chỉ số HHI, CR2-CR4 Mỗi chỉ số kể trên đều có phương pháp tính riêng, có những điểm mạnh và điểm yếu riêng nhưng đều được tính trên cơ sở mức thị phần cụ thể của doanh nghiệp tham gia thị trường và có chung ý nghĩa là nhằm đánh giá mức độ tập trung và thực trạng cạnh tranh trên thị trường liên quan đến một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định
3.1 Tỷ lệ tập trung hóa (Concentration Ratio – CR)
Trong kinh tế học, tỷ lệ tập trung được sử dụng để định lượng mức độ tập trung của thị trường và dựa trên thị phần của các công ty trong một ngành nhất định
Tỷ lệ tập trung (CR) là tổng của tỷ lệ phần trăm thị phần của (một số lượng được xác định trước) các công ty lớn nhất trong một ngành(Bethea, R M.; Duran, B S.; Boullion, T L, 1985) Tỷ lệ tập trung n - công ty là thước đo phổ biến của cấu trúc thị trường và cho thấy thị phần kết hợp của n công ty lớn nhất trên thị trường Ví dụ: nếu n = 4, CR4 xác định thị phần kết hợp của 4 công ty lớn nhất trong một ngành
Trong đó:
+ CRn : Chỉ số tập trung (Concentration ratio) + Ci: Thị phần doanh nghiệp thứ i
+ n: Số lượng doanh nghiệp trong nhóm
Với n = 4, mức độ tập trung của 4 công ty CR4:
Gọi S1, S2, S3, S4 là doanh thu của 4 công ty lớn nhất trong một Thị trường (ngành), và ST là tổng doanh thu của thị trường (ngành)
Tỷ lệ tập trung 4 công ty là tổng thị phần của 4 công ty hàng đầu: CR4 = C1 + C2 + C3 + C4
Trong đó C1 = S1/ST, C2 = S2/ST, C3 = S3/ST, C4 = S4/S
Trang 10Bảng 1 Mức độ cạnh tranh và CR4 CR4 Mức độ cạnh tranh
0 – 40 Cạnh tranh hiệu quả hoặc Cạnh tranh độc quyền 40 – 60 Cạnh tranh độc quyền hoặc độc quyền lỏng lẻo
> 60 Công ty độc quyền chặt chẽ hoặc công ty thống trị có lợi thế cạnh tranh
Nguồn: Maurizio Naldi, Marta Flamini, 2014
Tỷ lệ này càng tiệm cận 1 thì độ tập trung càng cao (dấu hiệu thị trường độc quyền) Tỷ lệ này càng tiệm cận 0 thì độ tập trung càng thấp (dấu hiệu thị trường cạnh tranh)
3.2 Chỉ số Herfindahl Hirschman (HHI)
Chỉ số Herfindahl (còn được gọi là Chỉ số Herfindahl–Hirschman , HHI) là thước đo quy mô của các công ty liên quan đến ngành mà họ tham gia và là một chỉ báo về mức độ cạnh tranh giữa các công ty đó Được đặt theo tên của các nhà kinh tế học Orris C Herfindahl và Albert O Hirschman , đây là một khái niệm kinh tế được áp dụng rộng rãi trong luật cạnh tranh (Maurizio Naldi, Marta Flamini, 2014)
Chỉ số này đầu tiên được sử dụng bởi Hirschman và sau này là Herfindahl, tính đến tất cả các điểm của đường cong tập trung, bằng cách tổng bình phương thị phần của tất cả các doanh nghiệp trong ngành
HHI xác định bằng tổng bình phương thị phần của mỗi doanh nghiệp trong toàn hệ thống
Công thức: HHI = ∑wi2
Trong đó: wi = Si/ST với Si là doanh thu của công ty i, ST là tổng doanh thu của thị trường
- wi: các mức thị phần của công ty i, tỉ lệ về sản lượng sản xuất hay sản lượng bán hoặc là chỉ số khác đo lường hoạt động kinh doanh như doanh thu, công suất… mà mỗi doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thị trường o n: tổng số doanh nghiệp tham gia thị trường
- Nếu: HHI = 0: có vô số các công ty nhỏ trong ngành - 0 < HHI < 0.01: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo - 0.1 ≤ HHI ≤ 0.18: Thị trường cạnh tranh trung bình
- 0.18 ≤ HHI: Mức độ tập trung thị trường cao và có xu hướng độc quyền Khi HHI càng lớn thì mức độ tập trung càng cao và ngược lại, HHI nhỏ thể hiện không có một doanh nghiệp nào có quyền lực nổi trội hơn trên thị trường (TS Chu Thị Mai Phương, 2023)
Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số HHI:
- Ưu điểm:
+ Phản ánh nhạy bén sự tham gia hay thoát ra của doanh nghiệp khỏi ngành tính đến + Dễ dàng tính toán và tính đến tất cả các điểm trên đường cong tập trung thị trường