1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN NAY VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 đến nay và định hướng phát triển
Tác giả Nguyễn Trần Thục Anh, Lê Quỳnh Hương, Duangmixay Khamphanlaovar, Tống Ái Linh, Lương Thị Lê Na, Bùi Trần Diễm Quỳnh, Phạm Thủy Tiên, Đoàn Thu Trang, Phạm Minh Trang
Người hướng dẫn GS.TS Ngô Thắng Lợi
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế Phát triển
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 406,24 KB

Nội dung

Ngành nông nghiệp không chỉ tạo ra các sản phẩm để bảo đảm cho sự tồn tại của con người, mà sự phát triển của nó còn góp phần tạo việc làm, tạo thu nhập cho người dân nông thôn, tạo ra l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN

BÀI TẬP NHÓM

HỌC PHẦN KINH TẾ PHÁT TRIỂN 2

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN 2011 ĐẾN NAY VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

LỚP HỌC PHẦN: PTKT1111(223)_03 GVHD: GS.TS NGÔ THẮNG LỢI

NHÓM 4

Hà Nội, tháng 04/2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NÔNG NGHIỆP 1

1.1 Khái niệm ngành nông nghiệp 1

1.2 Đặc điểm ngành nông nghiệp 1

1.3 Vai trò của ngành nông nghiệp 1

II THỰC TRẠNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011 ĐẾN NAY 1

2.1 Thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam từ 2011 - nay 1

2.2 Nguồn lực cho sự phát triển ngành nông nghiệp 3

III ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TỪ 2011 ĐẾN NAY 6

3.1 Thành tựu 6

3.2 Hạn chế 7

IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 9

4.1 Định hướng phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam 9

4.2 Giải pháp triển khai thực hiện định hướng 10

KẾT LUẬN 12

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ở Việt Nam hiện nay, nông nghiệp là một trong 3 ngành chính của nền kinh

tế, dù ở bất kỳ ở một quốc gia, hay địa phương nào, bất kỳ trong giai đoạn phát triển nào thì nông nghiệp vẫn có một vai trò hết sức quan trọng Ngành nông nghiệp không chỉ tạo ra các sản phẩm để bảo đảm cho sự tồn tại của con người, mà sự phát triển của nó còn góp phần tạo việc làm, tạo thu nhập cho người dân nông thôn, tạo

ra lợi thế sự phát triển cho ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội nông dân Việt Nam lần thứ VIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định:

"Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể tách rời; có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"

Tuy nhiên, hiện nay ngành nông nghiệp Việt Nam cũng còn có một số mặt hạn chế cản trở sự phát triển ngành và cần phải khắc phục Do đó với mong muốn tìm hiểu thực trạng nền nông nghiệp nước nhà và đề xuất một số giải pháp để phát triển tốt hơn ngành nông nghiệp, nhóm chúng em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam thời gian qua (từ 2011 đến nay) và định hướng phát triển” với 4 phần chính:

Phần I Cơ sở lý thuyết về nông nghiệp

Phần II Thực trạng phát triển nông nghiệp ở Việt Nam từ 2011 đến nay Phần III Những thành tựu và hạn chế trong phát triển nông nghiệp Việt Nam

Phần IV Định hướng và giải pháp để phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045

Do còn hạn chế về trình độ và thời gian nên trong bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm chúng em rất mong được sự đóng góp thêm của thầy để có thể hoàn thiện thêm hiểu biết của mình

Trang 4

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NÔNG NGHIỆP

1.1 Khái niệm ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp là tập hợp những đơn vị kinh tế sản xuất vật chất, sử dụng đất đai làm tư liệu sản xuất chính và các tư liệu khác để canh tác, trồng trọt và chăn nuôi nhằm tạo ra sản phẩm là lương thực thực phẩm và những nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ thương mại

1.2 Đặc điểm ngành nông nghiệp

 Sản phẩm của ngành là sản phẩm thiết yếu, sản phẩm thô, mang tính tự nhiên cao

và giá trị gia tăng thấp

 Kỹ thuật sản xuất: phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, mang tính thời vụ và thủ công

 Xã hội: Người nông dân cần cù, chịu thương chịu khó nhưng kỷ luật kém, trình

độ nhận thức thấp, dễ bị lôi kéo

1.3 Vai trò của ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp mang sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực cho mọi người dân, là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và tạo ngành xuất khẩu lớn cho quốc gia

II THỰC TRẠNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2011 - NAY 2.1 Thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam từ 2011 - nay

2.1.1 Tăng trưởng ngành nông nghiệp

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản từ 2011 – sơ bộ 2022 có mức tăng trưởng trung bình gần 3,1% Trong đó, giai đoạn 2011 - 2016 tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm dần và đạt mức thấp nhất là 1,65% vào năm 2016 Giai

Trang 5

đoạn 2017 - sơ bộ 2022 có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khá cao là 3,37% và cao hơn toàn giai đoạn là 3,1%

Về cơ cấu GDP trong giai đoạn, trung bình nông nghiệp chiếm 13,88% với

xu hướng chính là giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ

Bảng 2.1 Đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp vào GDP và tăng trưởng kinh tế

Việt Nam từ 2011 – 2022

Năm nghiệp Nông nghiệp Công Dịch vụ Năm GDP nghiệp Nông nghiệp Công Dịch vụ

Sơ bộ

2022 11,96 38,17 41,32 Sơ bộ2022 8,12 3,48 7,87 10,11

Trung

Trung

Nguồn: Niên giám thống kê 2022

2.1.2 Giá trị kim ngạch xuất khẩu của lĩnh vực nông nghiệp

Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2017-2022

Năm Việt Nam

(Tỷ USD)

Nông, Lâm, Thuỷ sản (Tỷ USD)

Tỷ trọng (%)

Tăng trưởng bình quân TKNXK Việt Nam (%)

Tăng trưởng bình quân KNXK nông, lâm, thủy sản (%)

Trang 6

2020 282,63 41,2 14,58

Nguồn: Bộ Công thương và tính toán của tác giả

Giá trị kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp tăng lên qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lại có xu hướng giảm Điều này là dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng chung của tổng xuất khẩu cả nước Tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2017-2022 đạt 9,87% thấp hơn so với mức tăng trưởng bình quân tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017-2022 là 14,62%

2.2 Nguồn lực cho sự phát triển ngành nông nghiệp

2.2.1 Vốn đầu tư cho nông nghiệp

Đầu tư trong ngành nông nghiệp tăng đều qua từng năm, tuy nhiên với tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội có xu hướng giảm dần, từ 4,76% năm 2018 xuống 4,33% sơ bộ 2022 cho thấy đầu tư vào nông nghiệp không được ưu tiên so với đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ

Bảng 2.4 Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội cho Nông nghiệp

giai đoạn 2018 - sơ bộ 2022 theo giá hiện hành Năm Tổng (Tỷ đồng) Nông nghiệp (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%)

Hiệu quả đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chưa có nhiều cải thiện khi ICOR tăng từ 4,04 (năm 2018) lên 4,48 (năm 2022), cao nhất là 6,11 (năm 2019) Tuy

Trang 7

nhiên trong năm 2020 và năm 2021 - dưới sự tác động của đại dịch COVID-19, ICOR khu vực nông nghiệp vẫn giảm mặc dù ICOR cả nước tăng đột biến Điều này cho thấy sự ổn định và sự nỗ lực kiểm soát hiệu quả sử dụng đầu tư trong nông nghiệp

2.2.2 Khoa học công nghệ trong sản xuất Nông nghiệp

Phát triển nền nông nghiệp hiện đại, công nghệ cao góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đồng thời mở ra triển vọng to lớn cho xuất khẩu nông sản

Trong lĩnh vực trồng trọt, năng suất một số cây trồng của Việt Nam đạt cao

so với các nước trong khu vực và trên thế giới Cụ thể, năng suất lúa cao nhất trong các nước ASEAN (trong đó cao hơn gấp rưỡi Thái Lan), cà phê có năng suất đứng thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Brazil), năng suất hồ tiêu đứng đầu thế giới, cao su đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Ấn Độ) Các ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong trồng trọt nổi bật như : Ứng dụng tưới tiêu trên Smartphone; Cảm ứng đo nồng độ Nitơ được gắn các cảm biến quang học đo sức khỏe của cây, giúp nhà nông sử dụng lượng phân bón phù hợp

Trong chăn nuôi, thời gian qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại lớn ở nhiều địa phương trong cả nước đã tiếp tục đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường Một số ứng dụng công nghệ mới được áp dụng thành công trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao tiêu biểu như: Nuôi

bò sữa công nghệ cao; Công nghệ nuôi chuồng lạnh quy trình khép kín; Công nghệ

vi sinh hữu hiệu - EM

Trong nuôi trồng thủy sản, Việt Nam đã vươn lên Top 4 quốc gia sản xuất và cung ứng thực phẩm thủy sản hàng đầu trên thế giới Hoạt động điều phối các chương trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực thủy sản ở các cấp đã phát huy tốt Một số công nghệ cao đang được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản hiện nay là Công nghệ Biofloc; Công nghệ nuôi thâm canh; Nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP, GlobalGAP

2.2.3 Lao động sử dụng trong ngành Nông nghiệp

Quy mô lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn chiếm đông đảo trong tổng lực lượng lao động xã hội, số lượng lao động trong ngành Nông nghiệp năm

Trang 8

2021 đạt 13,93 triệu người, chiếm 27,54% tổng lao động của cả nước, tuy nhiên chất lượng lao động còn chưa cao, năng suất lao động thấp

Đơn vị: %

Hình 2.5: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua

đào tạo ngành Nông nghiệp

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn chung cả giai đoạn 2011-2022, tỷ lệ lao động trong ngành Nông nghiệp

đã qua đào tạo đã tăng, từ 2,7% năm 2011 lên 4,08% năm 2022 nhưng đây vẫn là một con số thấp Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, việc nâng cao chất lượng nguồn lao động là điều cấp thiết để có thể ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao sản lượng, chuỗi giá trị và tiết kiệm chi phí

Giai đoạn 2011-2018, năng suất lao động ngành nông nghiệp ước tính chỉ bằng 1/4,5 năng suất ngành công nghiệp và khoảng 1/3,4 năng suất ngành dịch vụ Tuy nhiên tới giai đoạn 2019-2022, năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng mạnh, đạt 81,07 triệu đồng/người năm 2022 Điều đó cho thấy hiệu quả trong việc

sử dụng lao động và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Đơn vị: triệu đồng/người

Hình 2.6: Năng suất lao động ngành Nông nghiệp giai đoạn 2011-2022

Nguồn: Tổng cục thống kê

Trang 9

III ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TỪ 2011 ĐẾN NAY

3.1 Thành tựu

Giai đoạn 2011 đến nay, nông nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu đáng

kể và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trở thành lĩnh vực phát triển thành công nhất của nền kinh tế

 Bất chấp những khó khăn về thị trường, thiên tai và dịch bệnh, nông nghiệp duy trì tăng trưởng ở mức tương đối khá Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp năm 2023 là 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng 5,05% của nền kinh tế

 Bên cạnh đó, nông nghiệp đã góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu với giá trị xuất khẩu tăng bình quân 14,62%/năm Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về các mặt hàng như: gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, sản phẩm gỗ và các sản phẩm thuỷ sản Trong năm 2011 ngành nông nghiệp có 4 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD là thủy sản (6,1

tỷ USD), đồ gỗ (4,1 tỷ USD), cao su (3,3 tỷ USD) Tính chung trong năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu nông – lâm – thủy sản đạt gần 25 tỷ USD, tăng 29% (tăng trên 5 tỷ USD) so với năm 2010 Thặng dư thương mại toàn ngành đạt trên 9,2 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu cho cả nước Nhờ xuất khẩu tăng mạnh nên nông, lâm, thủy sản trong nước, nhất là những loại nguyên liệu phục vụ xuất khẩu được tiêu thụ khá thuận lợi với giá cao

 Khu vực nông nghiệp đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, tiếp tục là ngành chính tạo ra thu nhập cho người nghèo

 Ngành đã phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản theo hướng chế biến sâu, giá trị cao Nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đổi mới; nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành

3.2 Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phát triển nông nghiệp Việt Nam vẫn còn một số những hạn chế, đó là:

Trang 10

 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản chưa theo kịp tốc

độ tăng trưởng chung của tổng xuất khẩu cả nước Tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2017-2022 đạt 9,87% thấp hơn so với mức tăng trưởng bình quân tổng kim ngạch xuất khẩu là 14,62%

 Đầu tư vào nông nghiệp không được ưu tiên so với đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ Hiệu quả đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chưa có nhiều cải thiện

 Quy mô nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, diện tích quy mô trang trại của hộ gia đình nông nghiệp Việt Nam vào loại nhỏ nhất ở Đông Nam Á và trên thế giới, khó

có thể cơ giới hóa, hiện đại hóa và tiến hành thực hiện nền sản xuất lớn

 Khoa học công nghệ trong nông nghiệp tuy đã được cải tiến nhưng vẫn thiếu, thiết bị và công nghệ chế biến sau thu hoạch còn lạc hậu, kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản chế biến còn chưa phát triển

 Nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp có chất lượng không cao nhưng vẫn bị các khu vực khác cạnh tranh mạnh mẽ Tình trạng đô thị hóa đã “hút” nguồn nhân lực trẻ, khỏe từ nông thôn ra thành thị, dẫn đến tình trạng lao động ở lại nông thôn chủ yếu là những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động, không có sức khỏe hoặc đang đi học Điều này làm sâu thêm những lỗ hổng về đội ngũ nhân lực khu vực nông thôn vốn đã yếu kém về mặt chất lượng

 Hạn chế trong cải cách đất đai và quyền sử dụng đất: Luật Đất đai năm 2013 được ban hành nhằm tăng cường sự phát triển của thị trường đất đai, duy trì thời hạn quyền sử dụng đất, diện tích đất cho mỗi hộ gia đình nhằm bảo đảm bình đẳng

về tiếp cận đất đai giữa những người dân nông thôn, nhưng dẫn đến hạn chế khả năng tích tụ đất đai và gây trở ngại cho đầu tư dài hạn

 Hạn chế tiếp cận tín dụng nông nghiệp, nông dân ít được tiếp cận các chính sách

hộ trợ về tài chính Mặc dù các ngân hàng hợp tác xã là các Quỹ tín dụng nhân dân (PCFs) và các tổ chức tài chính tư nhân khác đã được thành lập, đến nay các tổ chức này không chiếm được vai trò đáng kể về tài chính nông thôn Thực tế này hạn chế tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng chính thức ở khu vực nông thôn và lãi suất cao Thiếu tài sản thế chấp cũng hạn chế tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân quy mô nhỏ Kết quả là, một nửa số hộ gia đình nông thôn vẫn không thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng và tín dụng phi chính thức vẫn là nguồn tín dụng quan trọng nhất ở nông thôn

 Thiếu kết cấu hạ tầng ở các khu vực nông thôn Kết cấu hạ tầng nông thôn ở Việt

Trang 11

quyền địa phương triển khai chậm, dẫn đến cạnh tranh giữa các địa phương, cản trở

sự phát triển toàn diện về kết cấu hạ tầng và kết quả là các dự án kết cấu hạ tầng bị phân tán, không được sử dụng tối ưu với tỷ lệ sử dụng thấp

Những hạn chế trong phát triển nông nghiệp Việt Nam là do những nguyên nhân cơ bản sau:

 Chất lượng sản phẩm chưa cao, một số sản phẩm chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trường nhập khẩu, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh; chưa xây dựng được thương hiệu mạnh; xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn chủ yếu dưới dạng thô

 Thay đổi cấu trúc lao động nông thôn dẫn đến tình trạng lao động ở lại nông thôn chủ yếu là người già, trẻ em, phụ nữ và những người không có sức khỏe, trình độ học vấn và kỹ năng thấp, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tình trạng đô thị hóa, di cư gây thiếu lao động trong một số ngành nghề

 Cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp chưa rõ ràng, thiếu tính đột phá Chính sách tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn cần làm rõ vai trò trung tâm trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp để áp dụng các phương thức cho vay và cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp

 Đầu tư từ ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông

dân, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

 Công tác quy hoạch kết cấu hạ tầng cho các vùng sản xuất nông nghiệp chưa đầy đủ Quy hoạch kết cấu hạ tầng nông thôn chưa bảo đảm cho nhu cầu phát triển, cơ giới hóa, hiện đại hóa (quy mô đồng ruộng, giao thông nội đồng); Kết cấu hạ tầng nông thôn còn nhiều yếu kém, chưa tạo điều kiện ứng dụng máy móc trong sản xuất

IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

4.1 Định hướng phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Một là, cần đổi mới tư duy về quản lý, quản trị nông nghiệp: Phát triển nông

nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp có trách nhiệm, nông nghiệp đa giá trị Tuy duy kinh tế nông nghiệp Nhà nước kiến tạo phát triển, tập trung vào một số nhiệm vụ chính và tạo môi trường

Ngày đăng: 30/05/2024, 13:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w