1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài kinh nghiệm cải cách hành chính trong lịch sử và bài học kinh nghiệm Đối với cải cách hành chính Ở việt nam hiện nay

34 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 359,74 KB

Nội dung

NỘI DUNG CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC1.1 Khái niệmCó rất nhiều khái niệm khác nhau về cụm từ “Hành chính” nhưng theo Từđiển Pháp Việt, pháp luật- hành chính thì khá

Trang 1

PHÂN VIỆN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠI TP HỒ CHÍ MINH

KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

TÊN ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Cải cách hành chính nhà nước

Mã phách:………

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu 1

4 Phạm vi nghiên cứu 1

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu 2

7 Bố cục đề tài 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Những nội dung cơ bản của cải cách hành chính (Giai Đoạn 2021-2030) 4

1.2.1 Cải cách thể chế 4

1.2.2 Cải cách thủ tục hành chính 5

1.2.3 Cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước 5

1.2.4 Cải cách chế độ công vụ 6

1.2.5 Cải cách tài chính công 6

1.2.6 Xây dựng và phát triển hệ thống Chính phủ điện tử, Chính phủ số (Hiện đại hóa nền hành chính) 7

Tiểu kết chương 1 7

CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG LỊCH SỬ 8

2.1 Kinh nghiệm cải cách hành chính của một số nước Châu Âu 8

2.1.1 Đưa nền hành chính gần với người dân 8

2.1.2 Cải cách công vụ, công chức 11

Trang 3

2.2 Kinh nghiệm cải cách hành chính của một số nước ở Châu Á 12

2.2.1 Trung Quốc 12

2.2.2 Nhật Bản 14

2.2.3 Singapore 17

2.2 Kinh nghiệm cải cách hành chính của Việt Nam trong lịch sử 19

Tiểu kết chương 2 25

CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 27

Tiểu kết chương 3 30

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cải cách hành chính là một công việc, nhiệm vụ quan trọng trong việc điềuhành và quản lí nền hành chính của một quốc gia, dân tộc Việc cải cách một nềnhành chính diễn ra theo từng giai đoạn và phù hợp với tình hình kinh tế- chính trịcủa một quốc gia và phù hợp với xu thế của thế giới Cải cách hành chính Nhànước trải qua nhiều giai đoạn, thời kì và ngày càng đi lên, từ những thời kì đầu củaNhà nước đầu tiên cho đến hiện tại Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nóiriêng, đã trải qua nhiều đợt cải cách hành chính, trong đó có những cuộc cải cáchthành công của một số quốc gia dẫn đến sự phát triển của nền hành chính của quốcgia đó Song vẫn có nhiều cuộc cải cách thất bại vì chưa tìm được hướng đi đúngđắn và phù hợp với nền hành chính hiện tại Qua đó, rút ra được những bài họckinh nghiệm và biết cách chọn lọc những nội dung phù hợp để áp dụng vào côngcuộc đổi mới, cải cách nền hành chính của nước nhà

2 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu nhằm tìm hiểu những kinh nghiệm cải cách hành chính củacác quốc gia trên thế giới và của Việt Nam trong lịch sử, qua đó rút ra được bài họckinh nghiệm cho công cuộc cải cách hành chính nhà nước trong tương lai của quốcgia

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu gồm những nội dung, kinh nghiệm cải cách hànhchính nhà nước của các quốc gia trên thế giới mà của Việt Nam trong lịch sử

4 Phạm vi nghiên cứu

Những kinh nghiệm , bài học trong quá trình cải cách nền hành chính củamột số quốc gia trên thế giới và của Việt Nam trong lịch sử

Trang 5

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu bao gồm thu thập dữ liệu, sau đó chọn lọc và phântích phù hợp với chủ đề

6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này góp phần vào công cuộc đổi mới và hiệu quảtrong công cuộc xây dựng cải cách hành chính mới trong thời gian tới Nghiên cứuvấn đề này có thể áp dụng cho thực tiễn việc cải cách hành chính hiện nay

7 Bố cục đề tài

Gồm 3 phần:

Mở đầu

Nội dung: gồm 3 chương

Chương 1: Tổng quan về cải cách hành chính nhà nước

Chương 2: Kinh nghiệm cải cách hành chính trong lịch sử

Chương 3: Bài học kinh nghiệm đối với cải cách hành chính ở Việt Namhiện nay

Kết luận

Trang 6

NỘI DUNG CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC1.1 Khái niệm

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về cụm từ “Hành chính” nhưng theo Từđiển Pháp Việt, pháp luật- hành chính thì khái niệm về Hành chính được nêu rõràng và chi tiết hơn là: “Hành chính là tổng thể các tổ chức và quy chế hoạt độngcủa bộ máy hành pháp có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của Nhà nước

do các cơ quan có tư cách pháp nhân công quyền tiến hành bằng những văn bảndưới luật để giữ gìn trật tự công, bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu hàngngày của công dân Với ý nghĩa hành chính Nhà nước (Hành chính công, hànhchính quốc gia) là một hệ thống chức năng của Nhà nước bảo đảm thực thi quyềnhành pháp và hoạt động liên tục của bộ máy Nhà nước, các công sở”

Cải cách hành chính là một trong những nội dung cơ bản của nền hành chínhnói chung, đặc biệt là nghiên cứu khoa học hành chính quốc gia Đối với khái niệmcủa thuật ngữ “cải cách hành chính” ta có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau domỗi chế độ chính trị khác nhau, trình độ phát triển của kinh tế- xã hội của mỗi quốcgia khác nhau và do sự khác biệt về quan điểm và góc độ nghiên cứu Do đó có thểhiểu khái niệm cải cách hành chính theo hai phương hướng:

Đối với nghĩa rộng: “Cải cách hành chính là một quá trình thay đổi căn bản,

lâu dài, liên tục bao gồm cơ cấu của quyền lực hành pháp và tất cả các hoạt động có

ý thức của bộ máy Nhà nước nhằm đạt được sự hợp tác giữa các bộ phận và các cánhân vì mục đích chung của cộng đồng và phối hợp các nguồn lực để tạo ra hiệulực, hiệu quả quản lý và các sản phẩm (dịch vụ hàng hóa) phục vụ nhân dân thôngqua phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực” Theo nghĩa này, cải cách hànhchính là những thay đổi được thiết kế có chủ định nhằm cải tiến một cách căn bảncác khâu trong hoạt động quản lý của bộ máy Nhà nước: lập kế hoạch, định chế, tổchức, công tác cán bộ, tài chính, chỉ huy phối hợp, kiểm tra, thông tin và đánh giá

Trang 7

Đối với nghĩa hẹp: “Cải cách hành chính là một quá trình thay đổi nhằm

nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháphành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vựcquản lý của bộ máy hành chính Nhà nước”

Ở Việt Nam, theo Nghị quyết Trung ương tám, lần thứ VII, cải cách hànhchính được hiểu là “trọng tâm của công cuộc tiếp tục xây dựng và kiện toàn Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm những thay đổi có chủ địnhnhằm hoàn thiện thể chế của nền hành chính, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hànhcủa bộ máy hành chính các cấp và đội ngũ công chức hành chính để nâng cao hiệulực, hiệu quả hoạt động của nền hành chính công phục vụ dân”

1.2 Những nội dung cơ bản của cải cách hành chính (Giai Đoạn 2021-2030)

1.2.1 Cải cách thể chế

Cải cách thể chế tức là thay đổi cách quản lý, thay đổi cơ chế quản trị và các

cơ chế sử dụng, sở hữu để tạo ra động lực đột phá, phù hợp với thực tiễn cuộc sốngtrong từng thời kì xã hội Cải cách thể chế là chuyển đổi về đường lối, phươnghướng để phù hợp hơn

Mục tiêu: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành

chính nhà nước, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực; nâng cao chất lượng thể chế kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, trọng tâm

là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, khoa học,công nghệ; tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực để thúc đẩy phát triển đất nước; tổ chức thi hành pháp luật nghiêmminh, hiệu quả, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức và toàn

xã hội

1.2.2 Cải cách thủ tục hành chính

Cải cách hành chính là một quá trình nhằm khắc phục những hạn chế của hệthống thủ tục hiện hành theo hướng đơn giản hóa, minh bạch hóa, công khai hóa,tạo ra sự chuyển biến căn bản trong quan hệ giải quyết công việc giữa các cơ quanhành chính nhà nước với tổ chức, công dân

Trang 8

Mục tiêu: Cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành

chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơquan hành chính nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh,thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sởứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự dokinh doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảmcạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thựchiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người dân, doanhnghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau

Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để củng cố, tăng cường mố

i quan hệ giữa nhà nước với nhân dân và nâng cao sự tham gia của nhân dân vào quản lý Nhà nước Cải cách thủ tục hành chính được coi là một mốc son trong cải cách hành chính quốc gia, tức là chuyển đổi toàn bộ hệ thống hành chính Đặcbiệt, cải cách thủ tục hành chính sẽ thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống hànhchính Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện tất yếu của thực tế khách quantrong quá trình tái thiết Trước vai trò cực kỳ quan trọng này, Đảng và Nhà nước

ta đã xác định nó là trọng tâm của cải cách hành chính quốc gia

1.2.3 Cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước

Bộ máy hành chính Nhà nước là tổng thể các cơ quan hành chính Nhà nướcđược thành lập theo quy định của pháp luật, trong quá trình hoạt động có mối quan

hệ tương hỗ lẫn nhau, hợp thành hệ thống thống nhất nhằm thực hiện những chứcnăng, nhiệm vụ chung của Nhà nước

Mục tiêu: Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính

nhà nước các cấp, định rõ việc của cơ quan hành chính nhà nước; phân định rõ môhình tổ chức chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tếđặc biệt Tăng cường đổi mới, cải tiến phương thức làm việc nhằm nâng cao hiệulực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và sắp xếp, tinh gọn hệ thống tổ chức cơquan hành chính nhà nước các cấp theo quy định Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà

Trang 9

nước; tăng cường rà soát, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theohướng tinh gọn, có cơ cấu hợp lý và nâng cao hiệu quả hoạt động.

1.2.4 Cải cách chế độ công vụ

Chế độ công vụ là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ giao cho công chức, để

họ có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao trước Nhà nước và nhân dân trong côngtác quản lý Nhà nước

Mục tiêu : Xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động

và thực tài Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạchtrong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút ngườithực sự có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước

1.2.5 Cải cách tài chính công

Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiếnhành trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm phục vụcác chức năng kinh tế- xã hội của Nhà nước Tài chính công phản ánh hệ thống cácquan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội nãy sinh trong quátrình Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính

Mục tiêu: Đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước

cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với nhiệm vụ được giao vàsản phẩm đầu ra, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc đẩy sựsáng tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; kiểm soát tham nhũng tại các

cơ quan, đơn vị Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đổi mới cơchế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

1.2.6 Xây dựng và phát triển hệ thống Chính phủ điện tử, Chính phủ số (Hiện đại hóa nền hành chính)

Chính phủ điện tử là việc Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình hoạt động Từ đó, Chính phủ có thể nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của mình Đồng thời, sự hỗ trợ của các công nghệ mới sẽ giúp Chính phủ ph

ục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn Nói cách khác, Chính phủ điện tử là quá trình số hóa các hoạt động của chính phủ

Trang 10

Mục tiêu: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng

dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triểnChính phủ điện tử, Chính phủ số, góp phần đổi mới phương thức làm việc, nângcao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp có đủnăng lực vận hành nền kinh tế số, xã hội số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng cung cấp dịch

vụ công cho người dân, tổ chức

Tiểu kết chương 1

Cải cách hành chính là một khái niệm đa nghĩa nhưng chung quy lại là diễn

tả một sự thay đổi, cải tiến các phương pháp hành chính cũ nhằm nâng cao hiệuquả trong công tác xây dựng nền hành chính Trọng tâm cải cách hành chính trongthời gian tới bao gồm 6 nội dung: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy nhànước, cải cách tài chính công, cải cách chế độ công vụ và xây dựng và phát triển hệthống Chính phủ điện tử, Chính phủ số (Hiện đại hóa nền hành chính)

CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG LỊCH SỬ2.1 Kinh nghiệm cải cách hành chính của một số nước Châu Âu

2.1.1 Đưa nền hành chính gần với người dân

Các nước châu Âu đã đưa nền hành chính đến gần với người dân bằng nhiềuhình thức như phân cấp, giảm quan liêu trong bộ máy công quyền; đơn giản hóahoặc rút ngắn thủ tục hành chính; hay áp dụng mô hình chính quyền điện tử

Thứ nhất, xu hướng phi tập trung hóa: đó là vấn đề tái cấu trúc các cơ

quan trung ương thành các dịch vụ chuyên biệt và gần gũi hơn với người dân Hệthống hành chính ở các nước châu Âu có xu hướng tập trung hóa nên việc đưa nền

Trang 11

hành chính đến gần dân là một nội dung quan trọng của cải cách hành chính Đặcbiệt, trong những năm gần đây chính phủ Pháp đã đề xuất và thông qua những cảicách liên quan đến Hội đồng Kinh tế, Xã hội và Môi trường (trước đây trực thuộcvào chính phủ) nay là tổ chức phi chính phủ Họ cũng đã giảm một nửa các thànhviên của họ, tổ chức các cuộc tham vấn giữa người dân và chuyên gia về các dự ánliên quan đến tương lai của đất nước Đến năm 2021, Hội đồng Kinh tế, Xã hội vàMôi trường đã được chuyển đổi thành hội đồng phụ trách nhiệm về sự tham giacủa người dân.

Tại Vương quốc Bỉ, kể từ tháng 10 năm 2000, một sắc lệnh hoàng gia đãđược ban hành về cải cách chính phủ liên bang, với trọng tâm chính là bãi bỏ cácvăn phòng ở các bộ Các bộ trưởng được hỗ trợ bởi các thư ký riêng, một hội đồngchính sách, một ủy ban điều hành và một văn phòng chiến lược Hội đồng chínhsách do bộ trưởng đứng đầu là cầu nối giữa chính trị và hành chính Hội đồng nàybao gồm một số chuyên gia, hầu hết là từ bên ngoài hội đồng quản trị, chủ tịch hộiđồng quản trị, chủ tịch ban thư ký riêng của bộ trưởng và người đứng đầu vănphòng chiến lược Vai trò của cơ quan này là tham mưu cho Bộ trưởng về xâydựng chính sách và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật cũng như đánh giá kếtquả thực hiện Nhiệm vụ của văn phòng chiến lược là tư vấn cho bộ trưởng và chủtịch hội đồng quản trị, chuẩn bị các quyết định và đánh giá kết quả Bao gồmnhững người trong và ngoài khối hành chính được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ của bộtrưởng và căn cứ vào danh sách do phòng bầu cử công vụ lập Tại Bỉ, các dịch vụcông được tổ chức theo chiều dọc, bao gồm nội vụ, ngoại giao, tư pháp, quân sự vàtài chính; an ninh xã hội; lực lượng lao động; sức khỏe cộng đồng; an toàn thựcphẩm, bảo vệ môi trường và tiêu dùng, kinh tế; doanh nghiệp vừa và nhỏ; môitrường và năng lượng, giao thông vận tải Các dịch vụ chuyên nghiệp bao gồmnghiên cứu, phát thanh và truyền hình, hội nhập xã hội, xóa đói giảm nghèo và xãhội cho nền kinh tế; chính sách bình đẳng; phát triển bền vững, cải cách hànhchính, bảo vệ người tiêu dùng, quản lý di sản văn hóa

Trang 12

Dựa trên báo cáo của chính phủ năm 1991, một số tổ chức đã được thành lập

ở Hà Lan với mục đích cải thiện hoạt động của chính phủ và các bộ, đồng thời tănghiệu quả của các dịch vụ công Các tổ chức này chủ yếu giải quyết năm lĩnh vực:kinh tế, tài chính, môi trường, y tế, giáo dục và văn hóa Để ủy quyền các chứcnăng của bộ cho một tổ chức bên ngoài ở Hà Lan, các điều kiện sau phải được đápứng: Các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi tổ chức này phải được địnhlượng Nhận báo cáo từ một kiểm toán viên độc lập phê duyệt việc thành lập tổchức trước khi thành lập Có bằng chứng cho thấy việc thành lập tổ chức này sẽtăng hiệu quả và quyền tự chủ trong việc định giá các dịch vụ được cung cấp

Thứ hai, đơn giản hóa các thủ tục hành chính: ở Vương quốc Anh, hiện

đại hóa hành chính gắn liền với cải thiện chất lượng dịch vụ Mỗi bộ đều có dịch vụtiếp dân và đường dây trợ giúp, theo đó người dân có các thông tin cần biết trongmột thời hạn ngắn Các công chức thường luôn có mặt và có khả năng đáp ứng cácyêu cầu của người dân, sẵn sàng cung cấp thông tin và gửi các thông tin qua bưuđiện, email hay fax

Ở Ý có cơ chế tự chứng nhận đã giúp cắt giảm đáng kể các thủ tục hànhchính Từ năm 1997, 200 thủ tục hộ tịch đã được bãi bỏ hoặc đơn giản hóa, làmgiảm số lượng giấy tờ ban hành từ 7 0 triệu xuống còn 3,5 triệu Cộng hòa Italiacũng thành lập một ủy ban trung ương gồm các chuyên gia dưới sự chủ trì của Hộiđồng Bộ trưởng, có nhiệm vụ soạn thảo các quy định nhằm đơn giản hóa và đánhgiá tác động của các dự thảo chỉ thị và dự luật Sự ra đời của mô hình một cửa đãgiảm 43 loại thủ tục doanh nghiệp trước đây xuống một cấp, đặc biệt là các thủ tụcliên quan đến kinh doanh

Tại Vương quốc Bỉ, đơn giản hóa thủ tục hành chính là một nội dung quantrọng trong cải cách hành chính Cơ quan đơn giản hóa thủ tục Hành chính đượcthành lập năm 1999 đã xây dựng chương trình cắt giảm thủ tục hành chính với mụctiêu cắt giảm 10% thủ tục trong nửa đầu nhiệm kỳ quốc hội và 20% nữa trong nửacuối nhiệm kỳ Thủ tục cơ bản liên quan đến nghĩa vụ thuế; về đấu thầu công Dịch

vụ một cửa cho cả cá nhân và công ty Tại Na Uy, mỗi đơn vị hành chính cơ sở

Trang 13

cũng có một cơ quan công vụ Đây là những dịch vụ tập trung để xử lý các vấn đềthuộc thẩm quyền của nhà nước và địa phương có ảnh hưởng đến các cá nhân vàdoanh nghiệp Vương quốc Thụy Điển đã quyết định chuyển chính quyền trungương xuống cấp địa phương ở các tỉnh và thành phố cỡ trung.

Thứ ba Chính phủ điện tử: Chính phủ điện tử là xu hướng cải cách hành

được thực hiện ở các nước phát triển từ nhiều năm trước Kể từ những năm 2000,tất cả các cơ quan công quyền ở Hà Lan đều có trang web riêng Các dịch vụ củachính phủ được cung cấp trực tuyến ở bốn cấp độ khác nhau Cấp độ 1 - Cung cấpthông tin Bậc 2 – Các biểu mẫu trực tuyến có thể in được Cấp độ 3 - Có thể thựchiện "các phép tính" chẳng hạn như tính thuế Cấp độ 4 - Một dịch vụ công đầy đủ

có thể được ủy quyền hoặc thực hiện trên mạng Tuy nhiên, vào thời điểm đó, tất

cả bốn cấp dịch vụ của chính phủ trực tuyến chỉ có thể được triển khai ở cấp xã ỞĐan Mạch, từ năm 1998 đã có một dự án gọi là 'phục vụ và đoàn kết' cho phépnhận được nhiều phản hồi khác nhau về cải cách khu vực công Mạng Internet do

dự án này xây dựng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích, đánh giá vàthảo luận trực tuyến Bạn có thể tính toán chi phí và các chỉ số hiệu quả quản lý từmạng điện tử của mình Internet cũng cho phép nhiều công dân tham gia, bao gồmcác thành viên quốc hội, các quan chức được bầu và các quan chức cấp cao củachính phủ, cũng như các sinh viên và công dân muốn tham gia

2.1.2 Cải cách công vụ, công chức

Tuy nội hàm và phạm vi có khác nhau, song có một xu hướng chung trongcải cách hệ thống công vụ ở các nước châu Âu, đó là: nới lỏng quản lý công chức

Ở New Zealand, ranh giới giữa công và tư đang bị xóa nhòa trong dịch vụ công:42% công chức làm việc theo hợp đồng có thời hạn, tăng từ 17% cách đây 5 năm

Ở Hà Lan, địa vị của công chức tương tự như địa vị của hợp đồng lao động trongkhu vực tư nhân, mặc dù về mặt lý thuyết, họ cũng được hưởng địa vị công chứcsuốt đời và một số bảo đảm công chức cụ thể

Thụy Sĩ đã bãi bỏ quy chế công vụ được ban hành từ năm 1927 để thay thếbằng một đạo luật chung điều chỉnh về nhân viên của toàn Liên bang Đạo luật này

Trang 14

được thông qua tại Quốc hội vào tháng 3/2000, có phạm vi áp dụng rộng rãi, liênquan đến nhân sự của chính quyền liên bang, các cơ quan giúp việc của Quốc hội,bưu điện, đường sắt, các cơ quan hành chính tản quyền, các tòa án Đổi mới lớnnhất mà đạo luật này mang lại là việc áp dụng chế độ hợp đồng theo luật côngnhưng rất gần với quy chế của khu vực tư Các hợp đồng được ký không xác địnhthời hạn, công chức được bổ nhiệm lại bốn năm một lần tương ứng với nhiệm kỳcủa cơ quan lập pháp Đạo luật này cũng đưa ra hệ thống lương, thưởng mới nhằmthúc đẩy chất lượng cung ứng dịch vụ của công chức và đánh giá công chức.

Ở các quốc gia châu Âu khác có những cải cách theo hướng trên, đó là chínhsách phân cấp tiền lương (khoán lương); sự phân loại các vị trí việc làm tại các bộ

và cơ quan hành chính; thiết lập hệ thống trả công theo kết quả để có thể gắn thànhtích với việc trả lương Ví dụ, ở Italia áp dụng việc tuyển dụng các vị trí chuyên giahoặc công chức lãnh đạo đến từ khu vực tư, điều này cho phép khu vực công tậndụng được các chuyên gia giỏi từ bên ngoài vào làm cho công vụ trở nên hấp dẫnhơn Tuy nhiên, việc tuyển dụng này phải được phê chuẩn hàng quý bởi Hội đồng

Bộ trưởng và phải tuân thủ các giới hạn về mục tiêu, giá trị pháp lý, chỉ tiêu giảmbớt hàng năm 1% mức lương chung, nhằm chấm dứt xu hướng phình to các vị trícông chức và giảm bớt các khoản tiền chi trả lương công vụ Ở Hà Lan, để tăngtính hấp dẫn cho hoạt động công vụ, Bộ Nội vụ thường tổ chức khóa đào tạo 02năm cho các ứng viên thi vào các bộ Từ tháng 02/2001, Hà Lan tìm cách cân đốilại việc chi trả cho công chức để tăng tính hấp dẫn trong nền công vụ Tuy nhiên,khó khăn từ việc cắt giảm chi tiêu ngân sách nên Chính phủ sẽ ưu tiên đầu tư chocác lĩnh vực khó tuyển dụng như y tế, giáo dục, an ninh

Trong vấn đề xác định rõ trách nhiệm và tăng cường việc đánh giá hiệu quảcông việc, Na Uy đã đưa ra nhiều tiêu chí làm thước đo kết quả cải cách hànhchính, trong đó nổi bật là việc giảm số lượng viên chức bị coi là không đáp ứngnhu cầu, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục Ở Vương quốc Bỉ, quản lý theo hiệu quảthể hiện bằng việc giao nhiệm kỳ 06 năm cho các chức danh lãnh đạo trong hợpđồng đã được phê chuẩn bởi hội đồng chiến lược cùng với những nguồn lực và

Trang 15

mục tiêu cụ thể đề ra Công chức được đánh giá hàng năm và đánh giá toàn bộ ởcuối nhiệm kỳ Hợp đồng của công chức có thể bị chấm dứt nếu bị đánh giá khôngđáp ứng các yêu cầu đề ra.

2.2 Kinh nghiệm cải cách hành chính của một số nước ở Châu Á

2.2.1 Trung Quốc

Kể từ khi thực hiện cải cách, mở cửa năm 1978 đến nay, Trung Quốc đã trảiqua nhiều đợt cải cách hành chính theo chu kỳ cơ bản là 5 năm, trong đó nhiều đợttập trung vào mục tiêu tinh giản, giảm số lượng, nâng cao chất lượng và trẻ hóa độingũ cán bộ, công chức; vừa đơn giản hóa trang thiết bị vừa giảm thủ tục hànhchính

Năm 1982, Trung Quốc tập trung tái cơ cấu, tinh gọn bộ máy, giảm sốlượng cán bộ, nhân viên, nâng cao chất lượng hoạt động Các cơ quan trực thuộcQuốc vụ viện giảm từ 100 cơ quan xuống còn 61 cơ quan; các bộ giảm từ 52 xuốngcòn 43 bộ; cắt giảm 1/3 biên chế cán bộ, nhân viên của các cơ quan thuộc Quốc vụviện Trước đó, Trung Quốc đã quy định rõ số lượng chức danh, độ tuổi, trình độ,tiêu chuẩn đối với từng chức danh; tập trung giảm cấp phó, đồng thời thực hiện trẻhóa đội ngũ cán bộ cấp bộ trưởng, thứ trưởng với độ tuổi bình quân từ 64 giảmxuống còn 58 tuổi

Giai đoạn 1993-2002 Chính phủ giảm dần sự can thiệp vào kinh tế vi mô, đisâu tìm hiểu và xây dựng thể chế hành chính thích ứng với sự phát triển của kinh tếthị trường xã hội chủ nghĩa Sau Đại hội toàn quốc lần thứ 14 của Đảng Cộng sảnTrung Quốc năm 1992, Trung Quốc đã mở đường cho việc xây dựng nền kinh tếthị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc Vì vậy, mọi cải cách, trong đó cócải cách hành chính, cũng phải thích ứng với chế độ kinh tế mới Cuộc cải cách nàyđược chia thành hai giai đoạn với các mục tiêu cụ thể là tách rời chính phủ vàdoanh nghiệp và chuyển đổi các chức năng của chính phủ Phạm vi và trình tự cảicách đi từ trung ương đến địa phương, nâng cao hiệu quả quản lý hành chính trên

cơ sở hợp lý hóa 20% Tuy nhiên, do chưa quản lý đúng đắn mối quan hệ giữachuyển đổi chức năng và tinh giản biên chế nên trong lần cải cách này, mục tiêu

Trang 16

tinh giản các sở, bộ, ngành của bộ máy chính quyền ở Trung Quốc đã không đạtyêu cầu hệ thống bảo hiểm xã hội thống nhất và chưa hình thành được đề án nhân

sự mới nên khó sắp xếp lại số lao động bị cắt giảm, dẫn đến gánh nặng tài chínhkhông những không giảm mà còn tăng thêm một phần Mục tiêu cải cách tiếp theo

là xây dựng hệ thống quản lý hành chính nhà nước có hiệu quả cao, tác phongchuẩn mực, vận hành thông suốt, hoàn thiện hệ thống công chức nhà nước, xâydựng đội ngũ cán bộ quản lý hành chính chuyên nghiệp hóa chất lượng cao, từngbước hình thành nền hành chính hành chính thể chế quản lý nhà nước thích ứngvới sự phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Việc thực hiện thành công cácmục tiêu này, việc chuyển đổi chức năng của chính phủ cũng đạt được nhiều tiến

bộ đáng kể, trong đó có việc loại bỏ hầu hết các khu vực kinh tế công nghiệpchuyên nghiệp – sản phẩm của chính phủ Thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trungcao độ cản trở việc xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

Giai đoạn 2003-2012 Đây là giai đoạn xây dựng và hoàn thiện hệ thốngcông vụ, đặt nền móng vững chắc cho mô hình chính quyền phục vụ, đồng thời đisâu cải cách thể chế hành chính xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc Trong giaiđoạn này, Trung Quốc đặt mục tiêu từng bước hình thành thể chế quản lý hànhchính vận hành hài hòa, công bằng, trong sạch, liêm chính và hiệu quả cao Sốlượng các cơ quan ban ngành của Chính phủ đã được giảm xuống để các chứcnăng của Chính phủ phù hợp với thực tế xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủnghĩa, tập trung vào 4 mặt chính: điều tiết kinh tế, giám sát thị trường, quản lý xãhội và dịch vụ công, đạt được mục tiêu đề ra ban đầu Giai đoạn từ Đại hội ĐảngCộng sản Trung Quốc lần thứ 18 năm 2012 đến nay được coi là thời điểm TrungQuốc nỗ lực tìm cách hiện đại hóa quản trị chính phủ Nhiệm vụ trọng tâm của cảicách hành chính giai đoạn này là đẩy mạnh hợp lý hóa bộ máy, thẩm quyền, sự kếthợp giữa buông bỏ và quản trị, tối ưu hóa dịch vụ, v.v Nhờ đó, cải cách hành chínhngày càng đi vào chiều sâu

Trang 17

2.2.2 Nhật Bản

Mục tiêu cải cách của Nhật Bản là xây dựng một chính phủ có bộ máy gọnnhẹ, hiệu quả, có khả năng hoạch định các chính sách toàn diện, chiến lược,ứng phó với những thay đổi thường xuyên của tình hình, có quan điểm mềmdẻo, linh hoạt để quản lý tốt các vấn đề cấp bách, bất thường và có giải pháp rõràng. quan điểm, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với nhân dân Trên cơ sở

đó, nội dung cơ bản của cải cách hành chính ở Nhật Bản là tăng cường sựlãnh đạo của thủ tướng và nội các; sắp xếp lại các bộ theo hướng giảm số bộ, tăngcường vai trò tập trung quyền lực cho thủ tướng; thiết lập hệ thống cơ quan hànhchính độc lập Để làm được điều này, cách thức thực hiện là phân định rõ phạm vithẩm quyền của các bộ và thiết kế các quy trình phối hợp công việc chặt chẽ giữacác bộ; thiết lập một hệ thống tổ chức để đánh giá giá trị, đánh giá chính sách vàđặc biệt là tạo ra các dịch vụ thông tin mạnh mẽ; tách các bộ phận lập kế hoạch

và hoạch định chính sách khỏi các cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện và

tư nhân hóa công việc có thể tư nhân hóa

Tháng 10 -1996, Nhật Bản thành lập hội đồng cải cách hành chính và cảicách cơ cấu để tiến hành nghiên cứu, soạn thảo một báo cáo để trình lên chính phủ.Hơn một năm sau, tháng 12 - 1997, bản báo cáo cuối cùng của hội đồng đã hoàn tất

và được thính phủ thông qua Để thể hiện cải cám, Nhật Bản đã xây dựng một hệthống văn bản pháp luật và chính sách: Luật Xây dựng văn phòng nội các (1999Luật Cải cách chính phủ (6 -1998), 17 luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quantrung ương và cơ quan hành chính độc lập (7 - 1999), 61 luật quy định vai trò, chứcnăng của các bộ và các cơ quan mới dự kiến sẽ thành lập (12 - 1999) và 90 nghịđịnh của chính phủ về tổ chức bên trong của các bộ , các hội đồng và các tổ chúckhác (5 - 2000)

*Thành tựu:

1 Hợp lý hóa   bộ máy hành chính

Quá trình cải cách bộ máy hành chính của Nhật Bản bắt đầu từ ngày

6 tháng 1 năm 2001 và dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: tách chức năng soạn

Ngày đăng: 02/12/2024, 20:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w