Lý luận về giá trị - lao động của Karl Marx được xây dựng từviệc kế thừa lý luận của những người khổng lồ đi trước, đồng thời lànhững sự cải tiến của riêng ông.. Nhiệm vụ của đề tài - Hệ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI
LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG CỦA KARL MARX VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
SV thực hiện: Lê Phương Anh
Mã sinh viên: 2212150004 Lớp chuyên ngành: Anh 03 – CLCKTĐN – K61 Lớp tín chỉ: TRIH115.1
GV hướng dẫn: Đặng Hương Giang
Hà Nội, 2023
Trang 2A PHẦN NÓI ĐẦU
I Lý do lựa chọn đề tài
II Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
1 Mục đích của đề tài
2 Nhiệm vụ của đề tài
III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1 Đối tượng nghiên cứu
2 Phạm vi nghiên cứu
B LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG CỦA KARL MARX
I Lý luận về giá trị - lao động trước Karl Marx
1 Lý luận của William Petty
2 Lý luận của Adam Smith
3 Lý luận của David Ricardo
4 Đánh giá chung
II Lý luận về giá trị - lao động của Karl Marx
1 Tiểu sử của Karl Marx
2 Lý luận giá trị - lao động của Karl Marx
C SỰ VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG CỦA KARL MARX VÀO THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 13
I Thực trạng hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay 13
1 Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tại Việt Nam 13
2 Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay 14
3 Vai trò của lý luận giá trị - lao động của Karl Marx với thực tiễn Việt Nam 14
II Sự vận dụng lý luận về giá trị - lao động của Karl Marx 14
1 Tăng giá trị cho các sản phẩm của Việt Nam 14
2 Tăng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam 16
D PHẦN KẾT 19
E TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 3LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG CỦA KARL MARX
VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
A PHẦN NÓI ĐẦU
I Lý do lựa chọn đề tài
Lao động là một phần không thể thiếu của cuộc sống con người,nếu không có lao động, nền văn minh hiện đại mà chúng ta đang sinhsống hiện nay sẽ không thể nào xuất hiện và phát triển Lao động đãxuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, và trong mỗi chúng ta, hẳn aicũng nhận thức được tầm quan trọng và những giá trị mà lao động đemlại cho con người Lao động không chỉ đem lại của cải vật chất, sự giàu
có mà còn là đời sống tinh thần phong phú cho con người Cùng với sựphát triển của xã hội loài người, lao động cũng ngày càng trở nên phứctạp hơn và chúng ta bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi về mối quan hệ giữalao động và giá trị Rất nhiều nhà khoa học, triết học, đã tham gianghiên cứu và đưa ra những lý luận của mình về mối quan hệ giá trị -lao động này, trong đó có Karl Marx - một con người vĩ đại của toànnhân loại Lý luận về giá trị - lao động của Karl Marx được xây dựng từviệc kế thừa lý luận của những người khổng lồ đi trước, đồng thời lànhững sự cải tiến của riêng ông
Lý luận về giá trị - lao động của Karl Marx đến ngày nay vẫn còntính đúng đắn và có khả năng được vận dụng vào đời sống hiện nay củacon người Câu hỏi đặt ra ở đây là, với một quốc gia đi theo con đường
xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, lý luận về giá trị - lao động của KarlMarx có thể được vận dụng hiệu quả như thế nào? Câu hỏi này khiến tôitrăn trở và cũng cảm thấy vô cùng hứng thú, và tôi quyết định chọn đề
Trang 4tài: lý luận về giá trị - lao động của Karl Marx và sự vận dụng vào
thực tiễn ở việt nam hiện nay cho tiểu luận kinh tế chính trị.
II Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
1 Mục đích của đề tài
Tìm ra được vai trò của lý luận về lao động - giá trị của KarlMarx và sự vận dụng của lý luận này vào thực tiễn doanh nghiệp vànguồn nhân lực Việt Nam hiện nay
2 Nhiệm vụ của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của lý luận lao động giá trị
Phân tích, đánh giá thực tiễn Việt Nam hiện nay (tình hìnhsản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và hiện trạng nguồn nhânlực)
- Nghiên cứu vai trò của lý luận về lao động - giá trị củaKarl Marx trong thực tiễn Việt Nam hiện nay (tình hình sản xuất, kinhdoanh của các doanh nghiệp và hiện trạng nguồn nhân lực) và sự vậndụng qua các ví dụ thực tế
III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1 Đối tượng nghiên cứu
- Lý luận về giá trị - lao động của Karl Marx
- Thực tiễn tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
và nguồn nhân lực Việt Nam
2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Việt Nam
- Về thời gian: Năm 2023
Trang 5B LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG CỦA KARL MARX
I Lý luận về giá trị - lao động trước Karl Marx
1 Lý luận của William Petty
William Petty (1623 - 1687) được mệnh danh là cha đẻ cũng nhưngười đại diện sáng giá nhất của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển
Bàn về sự nghiệp khoa học của William Petty, ta không thểkhông nhắc đến đóng góp của ông trong việc hệ thống hóa kinh tế họcbằng phương pháp lượng, thống kê cùng các dẫn chứng thực tế Các tác
phẩm gây tiếng vang của ông như “Số học chính trị” (Political
Arithmetick), “Bàn về thuế khóa và lệ phí” (A Treatise of Taxes and Contributions), đến ngày nay vẫn còn giá trị và có sức ảnh hưởng vô
cùng to lớn tới những nhà kinh tế học xuất sắc nhất của thời đại nhưAdam Smith, Karl Marx, John Maynard Keynes
Nói đến những cống hiến nổi bật của William Petty trong lĩnhvực kinh tế chính trị học, không thể bỏ qua việc ông chính là người tiênphong đưa ra những nguyên lý sơ khai cho cho lý luận về “giá trị - laođộng” Chính nhờ những lý luận này mà Karl Marx đã đánh giá WilliamPetty là “Cha đẻ của Kinh tế chính trị, nhà kinh tế học kiệt xuất và đặcsắc” Cụ thể, thông qua những luận điểm của mình về giá cả, WilliamPetty đã đưa ra những lý luận về “giá trị - lao động” Petty đưa ra ba
phạm trù, lần lượt là: giá cả tự nhiên - quyết định bởi lượng hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa; giá cả nhân tạo được coi là giá cả theo
thị trường của hàng hóa (chịu sự tác động của quan hệ cung - cầu và giá
cả tự nhiên); giá cả chính trị là một hình thái đặc biệt của giá cả tự
nhiên trong bối cảnh chính trị không thuận lợi Ông còn đưa ra quanđiểm rằng giá trị chỉ tạo ra trong những hoạt động như khai thác vàng,
Trang 6bạc giữ vai trò tiền tệ, còn những loại lao động khác chỉ sản xuất thêmcủa cải, không sản sinh ra giá trị Tuy nhiên, điểm này đã mâu thuẫn vớiquan điểm “Đất đai tạo ra giá trị” của chính ông.
2 Lý luận của Adam Smith
Adam Smith (1723 - 1790), tác giả của cuốn sách vĩ đại “Wealth
of Nation”, là một nhà triết học, một nhà kinh tế tiên phong trong lĩnhvực kinh tế chính trị và là một nhân vật then chốt trong thời kỳ Khaisáng ở Scotland Những tư tưởng của ông có một giá trị trường tồn, lànguồn cảm hứng cho vô số những nhà kinh tế chính trị xuất sắc củanhân loại, trong đó có David Ricardo, Karl Marx (thế kỷ 19) hay cảJohn Maynard Keynes và Milton Friedman (thế kỷ 20)
Bàn về lý luận “giá trị - lao động” của Adam Smith, điều đầu tiên
ta nói tới chính là sự tiến bộ rõ rệt khi so sánh với lý luận của WilliamPetty khi Smith đưa ra quan điểm rằng lao động giản đơn cũng tạo ragiá trị, lao động chính là thước đo cuối cùng kiểm tra giá trị, và trongchủ nghĩa tư bản, giá trị có vai trò là thu nhập Hơn nữa, Smith phân
biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi với giá cả Theo ông, giá trị
có hai ý nghĩa khác nhau, khi thì giá trị được tạo ra bởi lao động trong
các ngành sản xuất vật chất (giá trị - chi phí lao động), khi thì giá trị hàng hóa bằng số lượng lao động có thể mua được với hàng hóa đó (giá
trị - tiền công của lao động) Nhờ sự phân biệt này, ta đã giải thích
được rõ hơn giá trị sử dụng không liên quan gì đến việc giá trị trao đổilớn hay nhỏ Đồng thời, Adam Smith cũng chứng minh minh mối quan
hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi
Trang 7Những hạn chế của lý luận mà Adam Smith đưa ra bao gồm: thứkhông có giá trị sử dụng có thể có giá trị trao đổi, giá trị hàng hóa đượcphân thành “tiền lương, lợi nhuận, địa tô… nguồn gốc đầu tiên của mọithu nhập cũng như là của bất kỳ giá trị trao đổi nào” Ông dường như đãlẫn lộn giá trị với thu nhập, đồng thời chưa phân biệt được lao động vàsức lao động.
3 Lý luận của David Ricardo
David Ricardo (1772 - 1823) là một nhà kinh tế chính trị ngườiAnh, được coi là một trong những nhà kinh tế cổ điển vĩ đại nhất cùngvới Adam Smith, Thomas Malthus và James Mill Sau khi đọc cuốn
“Wealth of Nations” của Adam Smith, Ricardo trở nên vô cùng yêuthích kinh tế Ông viết bài luận kinh tế đầu tiên của mình năm 37 tuổi
và cống hiến những năm cuối đời mình cho sự nghiệp nghiên cứu kinh
tế chuyên nghiệp
Lý luận của David Ricardo về giá trị - lao động đã đạt tới đỉnhcao của kinh tế chính trị cổ điển Ông đã có sự kế thừa và phát triển,cũng như loại bỏ nhiều mâu thuẫn trong lý luận giá trị của Adam Smith
và được Karl Marx đánh giá là “đi xa hơn nhiều” so với Smith DavidRicardo đã phân tách hàng hóa gồm hai thuộc tính: giá trị và giá trị traođổi Ông cũng đưa ra quan điểm rằng giá trị sử dụng là điều kiện cầncho giá trị trao đổi, còn giá cả chính là biểu hiện bằng tiền của giá trịtrao đổi Tuy nhiên, giá trị sử dụng không phải thước đo kiểm tra giá trịtrao đổi Hơn nữa, David Ricardo còn nghiên cứu mối liên hệ giữa năngsuất lao động và giá trị hàng hóa
Trang 8Mặc dù lý luận của David Ricardo đã có những bước tiến vượtbậc so với những người đi trước, những lý luận ấy vẫn còn tồn tạinhững hạn chế nhất định như: lý luận nghiên cứu vẫn còn tính siêu hình,coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính của mọi vật hay vẫn chưalàm rõ được mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị hàng hóa, chưa xem xét hệthống hình thái của giá trị,
4 Đánh giá chung
Nhìn chung, những lý luận về giá trị - lao động của WilliamPetty, Adam Smith và David Ricardo đều có tính xây nền móng và tiênphong cho kinh tế chính trị phát triển, tuy nhiên trong những lý luận ấyvẫn còn tồn tại những hạn chế, sai sót nhất định so với lý luận của KarlMarx sau này
II Lý luận về giá trị - lao động của Karl Marx
1 Tiểu sử của Karl Marx
Karl Marx (1818 - 1883) được coi là một trong những nhà tưtưởng thiên tài, một lãnh tụ Cách mạng vĩ đại, có tầm ảnh hưởng vôcùng sâu rộng trên toàn thế giới Ông là một cái tên đại diện xuất sắc điliền với hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa
Karl Marx có rất nhiều những tác phẩm để lại tiếng vang lớn,trong đó có “Tư bản” - một tác phẩm ông đã cống hiến nhiều công sức,thời gian Đây là một tác phẩm về kinh tế chính trị kinh điển với nộidung chính là phân tích chủ nghĩa tư bản, phương thức sản xuất và quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
Trang 92 Lý luận giá trị - lao động của Karl Marx
Đặt lý luận giá trị - lao động của Marx lên bàn cân với nhữngngười đi trước ông, chúng ta có thể quan sát được những sự tiến bộ rõrệt, đáng kể Đầu tiên, Karl Marx đã chỉ ra được tính hai mặt của laođộng sản xuất hàng hóa Trước Marx, đã có David Ricardo phát hiệnđược các thuộc tính của hàng hóa là giá trị và giá sử dụng nhưng ôngkhông có cách nào lý giải cho sự tồn tại của hai thuộc tính này Giá trị
sử dụng của hàng hóa chính là công dụng của sản phẩm, có thể thỏamãn nhu cầu, mong muốn nào đó của con người, ví dụ: cốc đá xay sữadừa giúp con người giải nhiệt trong mùa hè, quần bông áo gió giúp conngười ấm áp vào mùa đông, điện thoại thông minh thỏa mãn nhu cầuliên lạc, kết nối mọi người… Còn về thuộc tính thứ hai của hàng hóa -giá trị, lại khó có thể giải thích hơn Karl Marx đã cho rằng hàng hóachính là sự thống nhất biện chứng của giá trị trao đổi và giá trị, và ôngchỉ ra điểm chung duy nhất của tất cả hàng hóa: chúng đều là sản phẩmcủa lao động Một lượng hao phí lao động bằng nhau đã được bỏ ra đểtạo ra số lượng các giá trị sử dụng trong quan hệ trao đổi hàng hóa Từ
đó, hàng hóa mang giá trị sử dụng khác nhau được trao đổi với nhautheo một tỷ lệ nhất định, và giá trị hàng hóa chính là lao động xã hội đã
bỏ ra để sản xuất hàng hóa, hay nói cách khác, chính là kết tinh laođộng xã hội của người sản xuất Ta có thể phân biệt được giá trị sử dụng
và giá trị qua một ví dụ đơn giản: máy bay Máy bay có giá trị sử dụng
là phương tiện vận chuyển người, hàng hóa, di chuyển trên bầu trời ởmột độ cao nhất định (an toàn, phù hợp); còn giá trị của chiếc máy baylại là hao phí lao động của những kỹ sư thiết kế máy bay (họ dành thờigian thiết kế bản vẽ, chỉ đạo việc sản xuất, xác định và sửa chữa lỗi nếu
Trang 10có, ), hao phí lao động của những công nhân lắp ráp máy bay, hao phílao động của phi công (phi công phải điều khiển máy bay trên bầu trờithì nó mới có giá trị sử dụng),
Và để giải thích cho việc tồn tại hai thuộc tính của hàng hóa, KarlMarx chính là người đầu tiên phát hiện ra rằng do lao động của ngườisản xuất hàng hóa cũng có tính hai mặt: cụ thể và trừu tượng Lao động
cụ thể chính là cái sinh ra giá trị sử dụng của hàng hóa, lao động cụ thểkhác nhau sinh ra giá trị sử dụng khác nhau Hiện nay xã hội ngày càngphát triển, xuất hiện thêm nhiều ngành, nghề phong phú, dẫn tới sựbùng nổ hình thức lao động cụ thể và giá trị sử dụng Ví dụ, trước đây ởViệt Nam, trong ngành dịch vụ giao thông công cộng, chỉ có vị trí lái xebuýt chạy tuyến, hiện nay, năm 2023, cụ thể là ở Hà Nội đã có thêm vịtrí lái xe buýt BRT, hay lái tàu điện trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông.Nhờ có sự phát triển thêm nhiều hình thức lao động cụ thể mà ngườidân có thêm sự lựa chọn khi tham gia giao thông công cộng Còn laođộng trừu tượng được coi là lao động xã hội của người sản xuất hànghóa (không tính đến hình thức cụ thể), là hao phí sức lao động nóichung (cơ bắp, thần kinh, trí óc) Lao động trừu tượng chính là cái sảnsinh ra giá trị của hàng hóa Ví dụ về lao động của người thiết kế game
và lao động của người thiết kế thời trang, nếu xét về mặt lao động cụthể, hai lao động này có hình thức hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên, vềmặt trừu tượng, chúng có điểm chung nhất chính là đều được sản sinh
từ trí óc, sự sáng tạo của con người
Nếu như lao động cụ thể cho thấy tính tư nhân của lao động sảnxuất hàng hóa(vì chủ thể sản xuất tự quyết định sản xuất cái gì, bằngcách nào) thì lao động trừu tượng lại phản ánh tính chất xã hội của lao
Trang 11động sản xuất hàng hóa bởi tất cả mọi người đều nằm trong bộ phận củalao động xã hội, trong hệ thống phân công lao động xã hội, không có ai
là tồn tại riêng biệt, sản xuất hoàn toàn tách biệt với xã hội Từ đó, sảnxuất và trao đổi phải được coi là một thể thống nhất trong nền kinh tếhàng hóa, người tiêu dùng và người sản xuất có lợi ích song hành vớinhau và đều phải thực hiện trách nhiệm xã hội của mình Ví dụ, trongbối cảnh biến đổi khí hậu, những hãng sản xuất ô tô trên thế giới phảithay đổi phương thức sản xuất, cải tiến sản phẩm để trở nên thân thiệnvới môi trường, với người tiêu dùng hơn (thực hiện trách nhiệm xã hội),đồng thời, người tiêu dùng cũng cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,hạn chế sử dụng hay tẩy chay những chiếc ô tô lỗi thời, phát thải quánhiều ô nhiễm ra môi trường, chính những ý thức đó có thể giúp thúcđẩy sự phát triển sản xuất của ô tô thân thiện với môi trường Giữa laođộng cụ thể và trừu tượng có thể xảy ra mâu thuẫn khi sản phẩm dongười sản xuất hàng hóa riêng biệt không đáp ứng nhu cầu của xã hội,dẫn đến việc không thể bán được hàng hóa, tiềm ẩn nguy cơ khủnghoảng
Karl Marx cũng đưa thêm quan điểm về lượng giá trị và nhữngnhân tố tác động đến lượng giá trị của hàng hóa Lượng giá trị của hànghóa là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hóa, và lượng lao độngnày được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết Người sản xuấtcần tích cực thay đổi, phát triển phương thức sản xuất, qua đó giảm haophí lao động cá biệt, thấp hơn mức hao phí trung bình cần thiết để giatăng lợi nhuận cho mình Điều này có thể thấy rõ ở các hãng thời trangnhanh trên toàn thế giới như SHEIN, H&M khi họ liên tục đẩy nhanh hệthống sản xuất, liên tục cho ra đời các mẫu mã với tốc độ nhanh và