1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài quy luật giá trị của karl marx và sự ảnh hưởng đến nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay của việt nam

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGHĨA HIỆN NAY CỦA VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện : Đàm Hoàng Phương ThảoMã sinh viên : 2311710090

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Hoàng Văn Vinh

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM VÀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 31.1 Thị trường và vai trò của thị trường 3

1.1.1 Khái niệm thị trường 4

1.1.2 Vai trò của thị trường 4

1.2 Khái quát về cơ chế thị trường 4

1.3 Khái quát những vấn đề lí luận chung về nền kinh tế thị trường 4

1.3.1 Định nghĩa nền kinh tế thị trường 4

1.3.2 Đặc trưng nền kinh tế thị trường 4

1.3.3 Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường 5

1.4 Nền kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 4

1.4.1 Những đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 4

1.4.2 Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta41.5 Quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường 4

1.5.1 Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị 4

1.5.2 Tác động của quy luật giá trị 4

Trang 3

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM12

2.1 Khái quát thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 42.2 Tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay 14

2.3 Vai trò Nhà nước trong việc vận dụng quy luật giá trị vào xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.14

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC HOÀN THIỆN TOÀN DIỆN, ĐỒNG BỘ THỂ CHẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNGĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA 15KẾT LUẬN 17DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU



Đối với mỗi một quốc gia trong quá trình xây dựng và đổi mới thì vấn đềtiên phong và có vai trò quan trọng nhất chính là việc phát triển nền kinhtế của quốc gia đó Đối với Việt Nam ta, sau hơn 35 năm thực hiện côngcuộc đổi mới, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thànhnước đang phát triển có thu nhập trung bình với một nền kinh tế thị trườngnăng động , hội nhập mạnh mẽ, kinh tế tăng trưởng khá cao và liên tục.Nhưng nhìn lại những năm trước thời kì đổi mới, kinh tế nước ta hoàntoàn trì trệ, kéo theo đó là sự hạn chế về nguồn nhân lực, nhân công vớitrình độ chuyên môn chưa cao Điều này được lí giải bởi vì trước thời kìđổi mới, chúng ta phủ nhận việc sản xuất hàng hóa và quy luật giá trị, nênkhông khai thác được các nguồn lực dẫn đến nền kinh tế kém phát triển vàrơi vào tình trạng khủng hoảng.

Trong thời kì đổi mới, chúng ta phát triển nền sản xuất hàng hóa, khi đó,quy luật giá trị hoạt động, tạo nên sự cạnh tranh và phát triển kinh tế Xuất phát từ thực tế đó, người viết lựa chọn đề tài “Quy luật giá trị củaKarl Marx và sự ảnh hưởng đến nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa hiện nay của Việt Nam” nhằm giúp người đọc hình dung mộtcách bao quát và cụ thể về sự hoạt động của quy luật giá trị đối với việcphát triển kinh tế, cũng như cách vận dụng quy luật giá trị vào thị trườngtrong nước góp phần tăng trưởng kinh tế của nước ta trong giai đoạn đổimới hiện nay.

Trang 5

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM VÀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1 Thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường

1.1.1 Khái niệm thị trường

Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hànghoá giữa các chủ thể kinh tế với nhau Tại đó, người có nhu cầu về hàng hoá, dịchvụ sẽ nhận được thứ mà mình cần và ngược lại, người có hàng hoá, dịch vụ sẽnhận được một số tiền tương ứng.

Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến traođổi, mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử,kinh tế, xã hội nhất định.

1.1.2 Vai trò của thị trường

Một là, thị trường là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển

Hai là, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội,tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.

Ba là, thị trường gắn kết nền kinh tế thành 1 chỉnh thể, gắn kết nền kinh tếquốc gia với nền kinh tế thế giới

1.2 Khái quát về cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang đặc tính tự điều chỉnh cáccân đối của nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật kinh tế.

Dấu hiệu đặc trưng của cơ chế thị trường là cơ chế hình thành giá cả mộtcách tự do Người bán, người mua thông qua thị trường để xác định giá cả củahàng hóa, dịch vụ.

Cơ chế thị trường là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các

Trang 6

nguồn vốn, tài nguyên, công nghệ, sức lao động, thông tin, trí tuệ…

1.3.Khái quát những vấn đề lí luận chung về kinh tế thị trường

1.3.1 Định nghĩa nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường Đó lànền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đềuđược thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử: từ kinh tế tự nhiên,tụ túc, kinh tế hàng hóa rồi từ kinh tế hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường.Kinh tế thị trường cũng trải qua quá trình phát triển ở các trình độ khác nhanh từkinh tế thị trường sơ khai đến kinh tế thị trường hiện đại hiện nay Kinh tế thịtrường là sản phẩm của văn minh nhân loại.

1.3.2 Đặc trưng nền kinh tế thị trường

Thứ nhất, kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế,nhiều hình thức sở hữu.

Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồnlực xã hội.

Thứ ba, giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh tranh vừalà môi trường, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.

Thứ tư, động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi íchkinh tế - xã hội.

Thứ năm, nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước đốivới các quan hệ kinh tế, đồng thời nhà nước thực hiện khắc phục những khuyết tậtcủa thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sựổn định của toàn bộ nền kinh tế.

Thứ sáu, kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn

Trang 7

liền với thị trường quốc tế.

1.3.3 Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường

Không tự khắc phục được xu hướngcạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo,suy thoái môi trường tự nhiên, môitrường xã hội.

Luôn tạo ra các phương thức để thỏamãn tối đa nhu cầu của con người, từđó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.

Không tự khắc phục được hiện tượngphân hóa sâu sắc trong xã hội.

1.4.Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

1.4.1 Những đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước tacó một sốđiểm như sau:

Thứ nhất , quá trình chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trườngđồng thời cũng là quá trình thực hiện nền kinhtế mở, nhằm hoà nhập với thịtrường thế giới.

Thứ hai, bản chất của quá trình chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tếthị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình chuyển nền kinh tế cònmang nặng tính chất tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá tiến tới nền kinh tếthị trường và qua trình chuyển cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thịtrường có sự quản lý của nhà nước.

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã khẳng định nền kinh tế hàng hoá đã

Trang 8

làm cho thị trường dân tộc gắn bó và hoà nhập với thị trường thế giới Chính giaolưu hàng hoá đã làm cho quan hệ quốc tế được mở rộng khỏi phạm vi quốc gia,thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách nhanh chóng

Trong quan hệ quốc tế chúng ta có nhiều đổi mới quan trọng Chúng ta đãchuyển quan hệ quốc tế từ đơn phương sang đa phương, quan hệ với tất cả cácnước không phân biệt chế độ chính trị, theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi vàkhông can hệ vào chuyện nội bộ của nhau

1.4.2 Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nướcta

Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là pháttriển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật củachủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân lao động và tất cả các thành viêntrong xã hội Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quanhệsản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối.

Về sở hữu sẽ phát triển theo hướng còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khácnhau, nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong đó kinh tế nhà nước giữ vai tròchủ đạo Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiệnđời sống nhân dân và thực hiện công bằng xã hội nên phải từng bước xác lập vàphát triển chế độ sở hữu công cộng vềtư liệu sản xuất chủ yếu một cách vữngchắc, tránh nóng vội xâydựng ồ ạt mà không tính đến hiệu quả như trước đây.

Về quản lý trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải có sựquản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa Nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ quản lý nềnkinh tế bằng pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chính sách đồng thời sử dụng cơ chếthị trường, các hình thức kinh tế và phương thức quản lý kinh tế thị trường đểkích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy tính tích cực và hạn chế

Trang 9

những mặt tiêu cực, khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích nhân dân laođộng và toàn thể quần chúng nhân dân.

Về phân phối kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiệnphân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phốitheo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thôngqua phúc lợi xã hội Cơ chế phân phối này vừa tạo động lực kích thích các chủthểkinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đông thời hạn chếnhững bất công trong xã hội Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với côngbằng xã hội ngay trong từng bước phát triển

Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường nước ta cònthể hiện ở chỗ tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá, giáo dục xâydựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩaMác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thầncủanhân dân, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con nguời, xây dựng và phát triểnnguồn nhân lực của đất nước.

1.5 Quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường

1.5.1 Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hànghóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tácdụng của quy luật giá trị

Yêu cầu của quy luật giá trị:

Thứ nhất, theo quy luật này, sản xuất hàng hóa được thực hiện theo haophí lao động xã hội cần thiết, nghĩa là cần tiết kiệm lao động (cả lao động quá khứvà lao động sống) nhằm: đối với một hàng hóa thì giá trị của nó phải nhỏ hơnhoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức làgiá cả thị trường của hàng hóa

Trang 10

Thứ hai, trong trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phảiđảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (tất nhiên chi phí đó phải dựatrên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết, chứ không phải bất kỳ chi phí cábiệt nào) và đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng

1.5.2 Tác động của quy luật giá trị

a Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa cácngành các lĩnh vực của nền kinh tế.

Điều tiết lưu thông của quy luật giá trịcũng thông qua giá cả trên thịtrường Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từnơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hoá thông suốt.

b Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động,thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.

c Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoáthành người giàu, người nghèo.

* Kết luận: Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoácó ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn: một mặt quy luật giá trị chi phối sựlựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực pháttriển; mặt khác, phân hoá xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bìnhđẳng trong xã hội.

Trang 11

CHƯƠNG 2:ẢNH HƯỞNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TỚI NỀNKINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆTNAM

2.1 Khái quát thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaở Việt Nam

b Những mặt tồn tại và nguyên nhân của chúng

Kinh tế thị trường còn sơ khai, chưa đạt trình độ của nền kinh tế thị trườnghiện đại Do những nguyên nhân sau:

Cơ sở vật chất còn ở trình độ thấp, trình độ trang thiết bị kỹ thuật côngnghệ ở trong các doanh nghiệp còn lạc hậu và cũ kĩ Dẫn đến hiệu quả lànăng suất thấp, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí cao, giá cao Kết quả lànăng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta trên thị trường quốc giavà quốc tế rất kém Theo UNDP, Việt Nam đang ở trình độ công nghệ lạchậu của thế giới, lao động thủ công chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số lao động

Trang 12

xã hội.

Kết cấu hạ tầng (hệ thống giao thông, bến cảng, hệ thống thông tin liênlạc…) còn lạc hậu, kém phát triển, làm hạn chế giao lưu kinh tế giữa cácvùng trong nước, giữa trong và ngoài nước.

Do cơ sở vật chất kỹ thuật còn ở trình độ thấp làm cho phân công lao độngkém phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm Nền kinh tế nước tachưa thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ Nông nghiệp vẫn sửdụng khoảng 70% lực lượng lao động, nhưng chỉ sản xuất trên 20% GDP,các ngành kinh tế công nghiệp cao chiếm tỉ trọng thấp

2.2 Tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiệnnay

Trước thời kỳ đổi mới, chúng ta phủ nhận sản xuất hàng hóa và quy luật giá trị, nên không khai thác được các nguồn lực, nền kinh tế kém phát triển, rơi vào khủnghoảng.

Trong thời kỳ đổi mới, chúng ta phát triển nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị hoạt động, tạo nên sự cạnh tranh, phát triển kinh tế… Bên cạnh đó, cũng nảy sinh những mặt trái như: phân hóa giàu - nghèo, buôn bán gian lận…

Hiện nay nước ta đang hội nhập theo nền kinh tế thế giới với chính sách mở cửa

hợp tác với các nước Đảng ta đã đưa ra quan điểm "Một nền kinh tế phát triển theo mô hình nền kinh tế nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa và dưới sự quản lý của nhà nước" Trong quá trình phát triển nền kinh tế, nước ta chịu

tác động của nhiều nhân tố khách quan, một trong những nhân tố khách quan chủ yếu là quy luật giá trị.

Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, dưới tác động của quy luật giá trị và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu

Trang 13

nhất định trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho pháttriển dài hạn và bền vững.

Trong đó, tăng trưởng kinh tế với tốc độ khá cao trong khu vực và trên thế giới Năm 2017, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,81%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây.Lạm phát được kiểm soát tốt giúp kinh tế vĩ mô phát triển ổn định.

Ngày đăng: 21/06/2024, 14:53

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w