1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận trình bày những điểm tương đồng và khác biệt trong quan điểm của karl marx, chủ nghĩa marx với nhân quyền hiện đại

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Quyền con người thể hiện ở “quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”[1], bao gồm quyền dân sự - chính trị và quyền về kinh tế, văn hóa xã hội; nó vừa mang tính cá nhân, tính g

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

1 Quan điểm của Karl Marx về nhân quyền

2 So sánh quan điểm của chủ nghĩa Marx với nhân quyền hiện đại

2.1 Sự tương đồng của chủ nghĩa Marx với nhân quyền hiện đại

2.2 Sự khác biệt của chủ nghĩa Marx với nhân quyền hiện đại

3 Vận dụng quan điểm chủ nghĩa Marx về quyền con người ở Việt Nam hiện nay

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

2

Trang 3

MỞ ĐẦU

Quyền con người được hiểu là những phẩm giá, nhu cầu, lợi ích, năng lực vốn có và chỉ có ở con người – với tư cách là thành viên của cộng đồng nhân loại, được thể chế trong pháp luật của mỗi quốc gia và pháp luật quốc tế Theo đó, quyền con người là sự thống nhất giữa đặc trưng tự nhiên vốn có và đặc trưng xã hội của con người – Sinh vật xã hội Với tính chất là đặc trưng tự nhiên vốn có, quyền con người là tổng thể những giá trị chung nhất, phổ biến nhất đối với mọi xã hội, quốc gia, dân tộc Với tính chất là đặc trưng xã hội, quyền con người mang tính đặc thù của chế độ chính trị, xã hội, đặc trưng văn hóa và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn lịch sử xã hội quy định Quyền con người thể hiện ở “quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”[1], bao gồm quyền dân sự - chính trị và quyền về kinh tế, văn hóa xã hội; nó vừa mang tính cá nhân, tính giai cấp, tính lịch sử, tính nhân loại và tính dân tộc.

Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Trình bày những điểm tương đồng và khác

biệt trong quan điểm của Karl Marx, chủ nghĩa Marx với nhân quyền hiện đại”

làm đề tài nghiên cứu cho môn học này.

NỘI DUNG1 Quan điểm của Karl Marx về nhân quyền

Các nhà triết học duy tâm và duy vật trước Mác đều quan niệm duy tâm và siêu hình về con người, xem con người là con người trừu tượng, phi hiện thực Do đó, ở họ, quyền con người là trừu tượng, phi hiện thực, thoát ly khỏi đời sống xã hội Theo quan điểm của Chủ Nghĩa Mác con người là “động vật xã hội”[2], là con người hiện thực với “tổng hòa các mối quan hệ xã hội” cụ thể Mác cho rằng, con người là một bộ phận vốn có của tự nhiên và là bộ phận cao nhất của giới tự nhiên, rằng: “con người không phải là sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ngoài thế giới” mà “con người chính là thế giới con người, là Nhà nước, là xã hội”[3] loài người Về bản chất, Mác cho rằng: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”[4], Mác

3

Trang 4

khẳng định: Quyền con người phát sinh từ những quan hệ vật chất giữa người với người và sự đấu tranh giữa người với người do chính những quan hệ đó tạo ra.

Từ quan điểm biện chứng về con người và hiện thực của sự tha hóa con người trong xã hội tư bản, theo Mác, cần phải có một cuộc cách mạng để giải phóng con người khỏi sự tha hóa đó, đồng thời, chỉ ra con đường hiện thực để giải phóng con người – Con đường cách mạng vô sản, để xây dựng một xã hội mới – Xã hội Cộng sản chủ nghĩa Do đó, quyền con người vừa là điểm xuất phát, đồng thời cũng là mục tiêu cuối cùng của Chủ nghĩa xã hội, gắn với nó là bản chất của một chế độ chính trị xã hội mới, một nhà nước kiểu mới.

Xuất phát từ quan điểm “con người hiện thực”, Chủ nghĩa Mác đã xem xét một cách tổng quát, toàn diện vấn đề quyền con người, quyền công dân theo quan điểm mới, khoa học và cách mạng.

Phê phán quan điểm xem xét một cách tách biệt độc lập về quyền con người và quyền công dân, Mác cho rằng: Cái gọi là nhân quyền khác với quyền công dân chẳng qua chỉ là những quyền của thành viên xã hội công dân, nghĩa là, con người vị kỷ tách khỏi bản chất cộng đồng người Mác không tách biệt độc lập và đối lập giữa quyền con người và quyền công dân mà đặt chúng trong mối quan hệ thống nhất nhau ở quyền con người, trong đó bao hàm cả quyền công dân, đó là sự phản ánh tổng thể nhu cầu của con người hiện thực trong điều kiện tồn tại xã hội, tồn tại Nhà nước Tuy nhiên, trong quan niệm của mình, Mác cũng có sự tách biệt tương đối về quyền con người và quyền công dân, xem đây là hai bộ phận khác nhau trong cùng một thể thống nhất Mác cho rằng: Quan sát cái gọi là nhân quyền và hơn thế nữa quan sát nhân quyền dưới hình thức thực chất của chúng, thì một phần nhân quyền là quyền chính trị, là tham gia vào cộng đồng chính trị và tham gia nắm giữ quyền lực chính trị Nhà nước Phần khác của bản chất nhân quyền là quyền tự do của con người về đặc quyền tín ngưỡng, tôn giáo được thừa nhận trực tiếp, đó cũng là một trong những quyền cơ bản của con người - quyền công dân.

Trong tư tưởng của Mác, không có sự đối lập tuyệt đối, cũng như không có sự đồng nhất thuần túy giữa quyền con người và quyền công dân, mà đó là sự

4

Trang 5

đối lập và thống nhất tương đối của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan của xã hội hiện thực Nghĩa vụ của con người là phải đòi quyền con người và quyền công dân, không những cho bản thân mình mà còn cho bất kỳ người nào thực hiện nghĩa vụ của mình Không có quyền lợi nào mà không có nghĩa vụ, không có nghĩa vụ nào mà không có quyền lợi.

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác, quyền con người là một phạm trù mang tính lịch sử và do trình độ phát triển kinh tế - xã hội quy định và quyết định Quyền con người theo đó muốn được bảo vệ và phát triển phải được quy định thành luật và ghi nhận trong luật, luật là “kinh thánh” cơ bản của quyền con người và bảo vệ quyền con người Quyền con người phải gắn với nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân; và quyền con người theo đó, luôn mang tính giai cấp và tính nhân loại (tính xã hội).

Trước hết, Theo Mác, con người là con người xã hội, bản chất con người “trong tính hiện thực của nó, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” Do đó xét về khía cạnh xã hội, thì “quyền con người, ngay từ khi có xã hội loài người, bên cạnh bản tính tự nhiên còn in đậm bản tính xã hội”[5] Theo Mác: “Quyền con người là những đặc quyền chỉ có ở con người mới có, với tư cách là con người, là thành viên xã hội loài người”[6] Vì vậy, trong xã hội có giai cấp, quyền con người mang tính giai cấp sâu sắc, thể hiện ở chổ, tự do của một giai cấp là sự mất tự do của giai cấp đối lập Trong xã hội có giai cấp, không thể có sự bình đẳng của các giai cấp đối lập Sự bình đẳng chỉ tồn tại trong nội bộ của giai cấp có cùng lợi ích, “những quan hệ cộng đồng mà những cá nhân của một giai cấp tham gia trong đó, những quan hệ được quy định bởi những lợi ích chung của họ chống lại một giai cấp khác… đó là những quan hệ mà họ đã tham gia, không phải với tư cách là những cá nhân, mà với tư cách là thành viên của giai cấp” “Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị” Vì vậy, Thực chất nhân quyền trong xã hội tư bản chỉ là “quyền tự do chiếm hữu tư liệu sản xuất”, “quyền bóc lột một cách công nhiên”, “quyền vị kỷ chủ nghĩa” của giai cấp tư sản; và rằng “đó không phải là pháp luật mà là đặc quyền, người này có quyền làm cái việc mà người kia không có quyền

5

Trang 6

làm” Tính giai cấp của quyền con người là một trong những đặc tính cơ bản quy định bản chất của quyền và hàm nghĩa giai cấp khác nhau của tự do Trong xã hội có đối kháng giai cấp, quyền con người là đặc quyền của giai cấp thống trị và cũng là sự mất quyền của giai cấp bị trị Trong xã hội ấy, sự bình đẵng bị khúc xạ bởi quyền lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Bên cạnh tính giai cấp, quyền con người còn mang tính nhân loại, đó là thành quả đấu tranh lâu dài của lịch sử nhân loại, do vậy, nó mang dấu ấn sâu sắc, rõ nét của giá trị nhân loại và nhân văn, “sự tồn tại có tính lịch sử thế giới của các cá nhân, có nghĩa là sự tồn tại của những cá nhân trực tiếp gắn liền với lịch sử toàn thế giới” Sự giải phóng cá nhân riêng lẻ sẽ được thực hiện theo chừng mực lịch sử và biến thành lịch sử thế giới, lịch sử đấu tranh cho quyền con người là lịch sử đấu tranh của những người lao động và các dân tộc bị áp bức, bóc lột, giành quyền và tự do chân chính của con người, giải phóng cá nhân và phát triển toàn diện nhân cách con người.

Trong thời đại ngày nay, quyền con người không chỉ được thực hiện trong phạm vi một quốc gia, một dân tộc mà phải là sự nghiệp giải phóng nhân loại, “giai cấp vô sản chỉ có thể phục sinh lại bản thân mình bằng cách hoàn toàn phục sinh lại con người” và “yêu sách về bình đẳng phải mang một tính chất chung, vượt ra ngoài ranh giới của quốc gia riêng biệt, là tự do và bình đẳng phải được tuyên bố là những quyền con người”.

Trong xã hội có giai cấp, do lợi ích giai cấp chi phối đã làm cho nhân thức về quyền con người trở nên phức tạp và bị che đậy bởi ý chí và lợi ích giai cấp, giai cấp cầm quyền đã biến lợi ích đặc thù của mình và tuyên bố đó là lợi ích phổ biến của toàn xã hội; và như vậy, lợi ích phổ biến của toàn xã hội chỉ tập trung một cách đặc quyền vào lợi ích đặc thù của một số cá nhân Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì lợi ích phổ biến chỉ có thể đứng vững với tư cách là lợi ích đặc thù chống lại lợi ích đặc thù, chừng nào cái đặc thù tự đối lập với cái phổ biến, với tư cách là cái phổ biến.

Muốn giải phóng con người, hiện thực hóa quyền con người cho tất cả các tầng lớp nhân dân lao động thì phải xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột, xây dựng một

6

Trang 7

xã hội mới, với chế độ nhà nước dân chủ thực chất, cũng tức là tạo ra cơ sở cho sự thống nhất giữa tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người.

Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về tính giai cấp, tính nhân loại, tính phổ biến và tính đặc thù về quyền con người xuất phát từ con người hiện thực và xem xét chúng trong các mối quan hệ giữa cá nhân – cộng đồng – Nhà nước Trên cơ sở khẳng định quyền con người theo quan điểm khoa học và cách mạng, Chủ nghĩa Mác – Lênin đã phê phán sâu sắc và bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa tư bản về “nhân quyền”.

2 So sánh quan điểm của chủ nghĩa Marx với nhân quyền hiện đại

2.1 Sự tương đồng của chủ nghĩa Marx với nhân quyền hiện đại

Quan điểm của Karl Marx và nhân quyền hiện đại đều đặc trưng cho những quan tâm sâu sắc về con người và xã hội Mặc dù có những khác biệt quan trọng, nhưng cũng có những điểm tương đồng giữa chủ nghĩa Marx và nhân quyền hiện đại.

Đầu tiên, cả hai đều coi trọng quyền con người Trong chủ nghĩa Marx,

quyền con người thường được xem là quyền lao động và quyền kiểm soát sản phẩm lao động của họ Ông nhấn mạnh rằng công nhân phải giữ quyền lợi của họ trong quá trình sản xuất Tương tự, nhân quyền hiện đại cũng nhấn mạnh quyền con người, bao gồm quyền tự do, quyền bảo vệ cá nhân và quyền công bằng Cả hai đều đánh giá cao vai trò quyết định của cá nhân trong xã hội và kêu gọi bảo vệ quyền lợi cơ bản của họ.

Thứ hai, cả hai chủ nghĩa Marx và nhân quyền hiện đại đều phản đối áp

đặt và áp bức Trong chủ nghĩa Marx, Marx phê phán tình trạng tư sản áp đặt quyền lực của mình lên công nhân, dẫn đến sự chia rẽ xã hội Nhân quyền hiện đại cũng đặt nặng vấn đề này, chống lại mọi hình thức áp bức và đảm bảo mọi người đều được đối xử bình đẳng Cả hai đều nhìn nhận rằng tự do và công bằng chỉ có thể đạt được khi không có sự áp đặt bất công.

Thứ ba, cả hai chủ nghĩa đều coi xã hội có sự chia rẽ giai cấp là vấn đề cơ

bản Trong chủ nghĩa Marx, ông nhấn mạnh sự chia rẽ giai cấp giữa tư sản và công nhân, là nguồn gốc của mọi xung đột xã hội Nhân quyền hiện đại cũng

7

Trang 8

chú trọng đến việc giảm bất bình đẳng xã hội, nhấn mạnh quyền lợi của nhóm yếu đuối và đảm bảo mọi người đều có cơ hội và quyền lợi bình đẳng.

Tuy nhiên, giữa chủ nghĩa Marx và nhân quyền hiện đại cũng có những sự khác biệt đáng kể Trong khi chủ nghĩa Marx tập trung vào khía cạnh kinh tế và xã hội của bất bình đẳng, nhân quyền hiện đại cũng đặt nặng vào quyền tự do cá nhân và bảo vệ các quyền lợi cá nhân.

Do vậy, mặc dù có những điểm tương đồng giữa chủ nghĩa Marx và nhân quyền hiện đại về quan tâm đến quyền con người, phản đối áp đặt và chú trọng giảm bất bình đẳng, nhưng cũng cần nhận ra sự khác biệt quan trọng trong phạm vi và tiêu chí của họ.

2.2 Sự khác biệt của chủ nghĩa Marx với nhân quyền hiện đại

Quan điểm của Karl Marx và chủ nghĩa Marx có những điểm khác biệt quan trọng với nhân quyền hiện đại, tạo ra sự đối lập trong cách tiếp cận vấn đề xã hội và con người Những điểm khác biệt giữa chủ nghĩa Marx và nhân quyền hiện đại được kể đến như:

Thứ nhất, một trong những điểm đặc trưng của chủ nghĩa Marx là quan điểm về giai cấp và cuộc cách mạng Marx nhấn mạnh sự chia rẽ xã hội dựa trên mối quan hệ sản xuất, đặc biệt là giữa tư sản và công nhân Ông cho rằng, để giải quyết bất công và bất bình đẳng, cần có một cuộc cách mạng xã hội, nơi công nhân lấy lại quyền kiểm soát sản phẩm lao động của mình Trong khi đó, nhân quyền hiện đại thường coi quyền con người và tự do cá nhân là trọng tâm, không nhất thiết đặt vấn đề vào cấu trúc xã hội hoặc cuộc cách mạng Nhân quyền hiện đại thường nhấn mạnh việc bảo vệ quyền lợi và tự do cá nhân mà không đặt ra yêu cầu cấp cứu cấu trúc xã hội lớn.

Thứ hai, cả hai quan điểm có quan tâm khác nhau đối với vai trò của nhà nước Karl Marx thường xem nhà nước là công cụ của tư sản để duy trì sự chia rẽ giai cấp và bảo vệ lợi ích của họ Trong “Chủ nghĩa Cộng sản,” Marx thậm chí mô tả mục tiêu cuối cùng của cuộc cách mạng là loại bỏ nhà nước Ngược lại, nhân quyền hiện đại thường coi nhà nước là một tổ chức cần thiết để bảo vệ

8

Trang 9

quyền con người và duy trì trật tự xã hội Nhà nước trong ngữ cảnh nhân quyền thường đóng vai trò như bảo vệ quyền tự do, công bằng và an ninh cá nhân.

Thứ ba, chủ nghĩa Marx đặt nặng vào quan hệ kinh tế và sản xuất, trong khi nhân quyền hiện đại mở rộng tầm nhìn của mình đến các quyền khác như quyền tự do ngôn luận, tôn giáo và hòa bình Marx coi bất bình đẳng kinh tế là nguồn gốc của mọi xung đột, trong khi nhân quyền hiện đại nhìn nhận rằng tự do cá nhân và quyền lợi không chỉ bị đe dọa bởi vấn đề kinh tế mà còn bởi các hạn chế ngôn luận, tôn giáo và quốc gia.

Thứ tư, một điểm khác biệt quan trọng khác là quan điểm về tư nhân và tư sản Karl Marx đặt nặng vào việc phê phán tư sản, xem chúng như nguyên nhân chính của bất bình đẳng và áp bức xã hội Ông coi tư sản làm nguyên nhân của sự mất mát tự do cá nhân và coi cải cách xã hội là việc loại bỏ tư sản Ngược lại, nhân quyền hiện đại thường coi tư sản và quyền sở hữu cá nhân là quan trọng để bảo vệ tự do và sự đa dạng trong xã hội.

Vì vậy, mặc dù cả chủ nghĩa Marx và nhân quyền hiện đại đều quan tâm đến quyền lợi con người và tự do, nhưng cách tiếp cận của họ đối với nguồn gốc của bất bình đẳng, vai trò của nhà nước, quan hệ sản xuất và quyền sở hữu cá nhân là đối lập Những khác biệt này làm nổi bật sự đa dạng và đối đầu trong các triết lý xã hội và chính trị.

3 Vận dụng quan điểm chủ nghĩa Marx về quyền con người ở Việt Nam hiện nay

Trong xã hội ta hiện nay, quyền con người – quyền công dân có xu hướng ngày càng được mở rộng, nó không chỉ dừng lại ở những quyền thiết yếu của con người, mà trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị tư tưởng kinh tế -văn hóa – xã hội và các quyền đó được ghi nhận, bảo vệ trong các -văn bản pháp luật của Nhà nước và trong thực tiễn của việc thực hiện và bảo vệ quyền con người trên thực tế Thông qua quá trình dân chủ hóa trên các lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội, quyền con người được bảo đảm bảo vệ và phát triển, tạo động lực to lớn cho sự phát triển của đất nước qua các thời kỳ cách mạng Trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã đề cao

9

Trang 10

vai trò của con người, đặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế -xã hội Nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở nước ta được phát triển và hoàn thiện theo hướng thực chất và toàn diện, tạo điều kiện cho nhân dân ngày càng làm chủ trên các lĩnh vực và tham gia ngày càng nhiều vào các quá trình xã hội.

Với cơ chế, chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đảng ta đã khơi dậy, phát huy quyền làm chủ, khả năng và sức sáng tạo, tinh thần nhiệt tình lao động sản xuất của mọi người, làm cho mọi người tự do, tự chủ, tự giác và tích cực tham gia vào các quá trình sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, tạo ra điều kiện và cơ hội về việc làm cho người lao động.

Với chủ trương “xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng”[7], chúng ta đã tập trung được sức mạnh trí tuệ của toàn dân tham gia vào hoạt động chính trị, tham gia xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền Nhà nước, tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở và phát huy cao quyền dân chủ của nhân dân trong quá trình tham gia vào quản lý Nhà nước và xã hội.

Với chủ trương “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”[8], đã tạo ra được sự ổn định của xã hội, tạo ra khả năng và sức sáng tạo của con người trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, tạo điều kiện cho mọi người có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân loại và làm cho văn hóa, cùng với chính trị tư tưởng ngày càng trở thành chổ dựa tinh thần vững chắc cho mọi người dân Thực hiện tốt chính sách xã hội, một mặt, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, mặt khác, góp phần vào giải quyết vấn đề bảo đảm, bảo vệ quyền con người - quyền công dân trong chế độ chính trị xã hội mới.

Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn dân, đưa loài người tới một kỷ nguyên mới, mở ra nhiều khả năng để tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương lai con đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Trong đời sống xã hội thực tiễn cơ sở vận dụng khoa học và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về con người tại hội nghị lần thứ tư của ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII đề ra

10

Ngày đăng: 08/04/2024, 12:46

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN