Giáo dục đào tạo theo hướng nâng cao hàm lượng chất xám trong cấu thành sản phẩm...13 Trang 4 LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG CỦA KARL MARX VÀ SỰ VẬN DỤNGVÀO THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin Chủ đề: Lý luận về giá trị - lao động của Karl Marx và
sự vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
Họ và tên: Hà Thu Phương
Mã sinh viên: 2213790042 Lớp: TRIH115.7 Giáo viên hướng dẫn: Dương Đức Đại
Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU: 4
PHẦN NỘI DUNG: 5
I Thuyết giá trị - lao động của Karl Marx 5
1 Hai thuộc tính của hàng hoá 5
1.1 Hàng hoá 5
1.2 Hai thuộc tính cơ bản của hàng hoá 5
1.3 Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá 5
2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá 6
2.1 Lao động cụ thể 6
2.2 Lao động trừu tượng 7
2.3 Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá 7
3 Lượng giá trị của hàng hoá 8
4 Sự phát triển của hình thái giá trị 8
4.1 Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị 8
4.2 Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị 8
4.3 Hình thái chung của giá trị 8
4.4 Hình thái tiền tệ 9
5 Biểu hiện của giá trị lao động trong nền kinh tế thị trường 9
II Vận dụng học thuyết giá trị - lao động vào thực tiễn Việt Nam 9
1 Xu hướng vận động của nguồn lao động 10
1.1 Nguồn lao động sống 10
1.2 Nguồn lao động quá khứ 10
1.3 Những tác động từ thị trường 10
2 Những vấn đề đặt ra từ thực trạng sử dụng nguồn lao động 10
2.1 Thực trạng lao động tại Việt Nam 10
2.2 Một số vấn đề đặt ra 11
3 Các giải pháp cơ bản để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động 12
3.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng nền lao động sẵn có 12
3.2 Tận dụng nguồn lao động lành nghề với hiệu quả ngày càng cao 12
Trang 33.3 Sử dụng hợp lý nguồn lao động theo hướng “toàn dụng lao động” 12 3.4 Phát triển thị trường lao động theo cơ chế thị trường 12 3.5 Giáo dục đào tạo theo hướng nâng cao hàm lượng chất xám trong cấu thành sản phẩm 13
PHẦN KẾT LUẬN: 14 TÀI LIỆU KHAM KHẢO 15
Trang 4LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG CỦA KARL MARX VÀ SỰ VẬN DỤNG
VÀO THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Họ và tên sinh viên: Hà Thu Phương – 2213790042 Tiểu luận kinh tế chính trị Mác – Lênin
PHẦN MỞ ĐẦU
Học thuyết giá trị lao động là một trong những học thuyết kinh tế về giá trị:
“giá trị của hàng hóa là do lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định” Trước Marx cũng đã có những nhà kinh tế học đặt nền móng và phát triển học thuyết giá trị - lao động như William Petty, Adam Smith và David Ricardo, tuy nhiên Karl Marx mới là người hoàn thiện học thuyết này khi đưa ra một số quan điểm mới như chỉ ra tính hai mặt của lao động sản xuất, lượng giá trị hàng hoá, lượng giá trị sử dụng… Theo Marx, sản xuất của cải, vật chất là nền tảng của đời sống xã hội Vì thế nền kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với một quốc gia bởi kinh tế là kết quả của quá trình lao động sản xuất của cải, vật chất Không nằm ngoài quy luật khách quan
ấy, nền kinh tế cũng là điều kiện để nước ta tồn tại và phát triển Trải qua bao khó khăn thử thách, nhà nước và nhân dân ta đã và đang xây dựng được nền kinh tế ổn định và trên đà phát triển Đó là quá trình chuyển mình quan trọng và tất yếu từ nền kinh tế hàng hóa sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Kinh tế thị trường thực chất là sự phát triển cao hơn của nền kinh tế hàng hóa Vì vậy, việc nghiên cứu và hiểu rõ học thuyết giá trị - lao động sẽ cung cấp cho chúng ta kiến thức điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, hiểu rõ hơn nguyên nhân của việc lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa cũng như nguyên nhân của sự phân hóa xã hội thành người giàu, người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội để có phương hướng, giải pháp khắc phục Từ đó ta có thể vận dụng vào thực tiễn và phất triển ở thị trường Việt nam hiện nay
1
Trang 5PHẦN NỘI DUNG
I Thuyết giá trị - lao động của Karl Marx
1 Hai thuộc tính của hàng hoá
1.1. Hàng hoá
Hàng hóa là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng hóa, đồng thời sản phẩm lao động mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn mong muốn, nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay mua bán
Theo định nghĩa của Karl Marx, hàng hóa là sản phẩm của lao động, thông qua trao đổi, mua bán có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người Hàng hóa
có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất
1.2. Hai thuộc tính cơ bản của hàng hoá
Trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng một vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái là hàng hóa thì đều
có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người (ví dụ : gạo để ăn, vải để mặc, xe đạp để đi,……) Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quy định, nó là nội dung vật chất của của cải Giá trị sử dụng của hàng hóa không phải cho bản thân người sản xuất hàng hóa, mà là cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi, mua bán Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị thay đổi
Giá trị hàng hóa: Muốn hiểu giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi Giá trị
trao đổi là quan hệ tỉ lệ về số lượng trao đổi giữa các giá trị trao đổi khác nhau Hai sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi được với nhau theo một tỉ lệ nhất định, vì chúng đều là sản phẩm lao động, đều có cơ sở chung là đều có hao phí sức lao động của con người Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa ẩn giấu trong hàng hóa chính là cơ sở để trao đổi Vậy, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa Giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa
1.3. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá
Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau
Thống nhất
Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa Nếu một vật có giá trị sử dụng (tức có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội), nhưng không có giá trị (tức không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động) như không khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hóa Ngược lại, một vật có giá trị (tức có lao
2
Trang 6động kết tinh), nhưng không có giá trị sử dụng (tức không thể thỏa mãn nhu cầu nào của con người, xã hội) cũng không trở thành hàng hóa
Đối lập
Với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa khác nhau về chất (vải mặc, sắt thép, lúa gạo…) Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất
về chất, đều là “những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”, tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hóa ( vải mặc, sắt thép, lúa gạo… đều
do lao động tạo ra, kết tinh lao động trong đó)
Quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau cả về mặt không gian và thời gian
Người sản xuất quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú ý đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm tới giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình
Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó Nếu không thực hiện giá trị sẽ không có giá trị sử dụng Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa
2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá
Hàng hóa có hai thuộc tính không phải là do có hai thứ lao động khác nhau kết tinh trong nó, mà là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt: vừa mang tính chất cụ thể (lao động cụ thể), lại vừa mang tính chất trừu tượng (lao động trừu tượng)
2.1. Lao động cụ thể
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng Chính những cái riêng
đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa Trong xã hội có nhiều loại hàng hóa với những giá trị sử dụng khác nhau là do có nhiều loại lao động cụ thể khác nhau Nếu phân công lao động xã hội càng phát triển thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của xã hội
Ví dụ: lao động của người thợ may và lao động của người thợ mộc là hai loại lao động cụ thể khác nhau Lao động của người thợ may có mục đích là làm ra quần áo chứ không phải là bàn ghế, còn phương pháp là may chứ không phải là bào, cưa, có công cụ lao động là kim, chỉ, máy may chứ không phải là cái cưa, cái bào và lao động của người thợ may thì tạo ra quần áo để mặc, còn lao động của người thợ mộc thì tạo ra ghế để ngồi và tương tự như thế là thợ hồ và thợ máy
2.2. Lao động trừu tượng
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ
những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động
3
Trang 7Discover more
from:
TRIE115
Document continues below
Kinh tế chính trị
Trường Đại học…
414 documents
Go to course
KTCT - On thi KTCT
Kinh tế
chính trị 100% (2)
16
Ôn tập Kinh tế Chính trị cuối kì
Kinh tế
chính trị 100% (2)
18
Bài tập ktct mac lenin - hay lắm nha
Kinh tế
chính trị 100% (1)
9
Tiểu luận KTCT - Tiểu luận Kinh tế chính tr…
Kinh tế
chính trị 100% (1)
11
Chức năng của tiền tệ
Kinh tế
chính trị 100% (1)
2
Trang 8(tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa nói chung Chính lao động trìu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của hàng hóa Như vậy,
có thể nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Đó cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa Lao động trừu tượng mang phạm trù lịch sử
2.3. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ảnh tính chất tư nhân
và tính chất xã hội của lao động của người sản xuất hàng hóa Như trên đã chỉ ra, mỗi người sản xuất hàng hoá sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào là việc riêng của họ Vì vậy, lao động đó mang tính chất tư nhân, và lao động cụ thể của họ là biểu hiện của lao động tư nhân
Đồng thời, lao động của người sản xuất hàng hóa là lao động xã hội vì nó là một
bộ phận của toàn bộ lao động xã hội trong hệ thống phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất hàng hóa Họ làm việc cho nhau, thông qua trao đổi hàng hóa Việc trao đổi hàng hóa không thể căn cứ vào lao động cụ thể mà phải quy lao động cụ thể về lao động chung đồng nhất - lao động trừu tượng Do đó, lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội
Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau Mâu thuẫn đó được biểu hiện cụ thể trong hai trường hợp sau:
- Sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra có thể không ăn khớp với nhu cầu của xã hội (hoặc không đủ cung cấp cho xã hội hoặc vượt quá nhu cầu của xã hội ) Khi sản xuất vượt quá nhu cầu của xã hội, sẽ có một số hàng hóa không bán được, tức không thực hiện được giá trị
- Mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa cao hơn so với mức tiêu hao mà xã hội có thể chấp nhận, khi đó hàng hóa cũng không bán được hoặc bán được nhưng không thu hồi đủ chi phí lao động bỏ ra
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hoá Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hoá vừa vận động phát triển, vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng
3 Lượng giá trị của hàng hoá
Thước đo lượng giá trị của được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết Là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định
Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi nên lượng giá trị của hàng hóa cũng là một đại lượng không cố định Sự thay đổi này phụ thuộc vào năng suất lao động và mức đọ phức tạp hay đơn giản của lao động Lương giá trị của hàng hóa thay đổi theo năng suất lao động: quan hệ tỉ lệ nghịch Lao động giản đơn là sự hao phí sức lao động mà bất kỳ một người bình thường có khả năng lao động cũng có thể thực hiện
4
Ôn tập cuối kì mac 2
- Đề cương ôn tập…
Kinh tế chính trị 100% (1)
19
Trang 9được Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình
4 Sự phát triển của hình thái giá trị
4.1. Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị
Hình thái này xuất hiện khi xã hội nguyên thủy tan rã, và “chỉ thường gặp ở những mầm mống đầu tiên của trao đổi, khi mà các sản phẩm lao động chỉ biến thành hàng hóa trong những hành vi đơn nhất và ngẫu nhiên”
Mặc dù, lúc đầu quan hệ trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, nhưng dần dần nó trở thành quá trình xã hội đều đặn, thường xuyên thúc đẩy sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển Khi đó, xuất hiện hình thái thứ hai
4.2. Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị
Hình thái này xuất hiện trong thực tế khi mà một sản phẩm lao động nào đó được trao đổi với nhiều hàng hóa khác một cách thông thường, phổ biến Tỷ lệ trao đổi không còn mang tính chất ngẫu nhiên nữa mà dần dần do lao động quy định, bởi vì ngay từ đầu người ta đã sản xuất ra những vật phẩm trên với mục đích là để mang trao đổi Do đó, trong trao đổi họ phải tính toán đến mức lao động đã hao phí
Tuy nhiên, hình thái này cũng có những nhược điểm của nó như: giá trị hàng hóa được biểu hiện còn chưa hoàn tất, thống nhất mà bằng một chuỗi vô tận của các hàng hóa khác; đồng thời vẫn là trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng, do đó khi nhu cầu trao đổi giữa những người chủ hàng hóa không phù hợp sẽ làm cho trao đổi không thực hiện được Chẳng hạn, người có vải cần đổi lấy áo, nhưng người có áo lại không cần vải mà cần chè… Do đó, khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung, khi đó xuất hiện hình thái thứ ba
4.3. Hình thái chung của giá trị
Ở đây, giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung, “vật ngang giá phổ biến” Tức, các hàng hóa đều được đổi lấy vật ngang giá chung trước, sau đó mới mang đổi lấy hàng hóa cần dùng, do đó khắc phục được nhược điểm của hình thái trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng và vật ngang giá chung trở thành môi giới, thành phương tiện trong trao đổi hàng hóa Tuy nhiên, ở hình thái này vật ngang giá chung chưa cố định ở một hàng hóa nào
cả, khi thì là hàng hóa này, khi thì là hàng hóa khác, và “bất kỳ hàng hóa nào cũng có thể có được hình thái đó”, miễn là nó được tách ra làm vật ngang giá chung
Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn nữa, đặc biệt là khi nó được mở rộng giữa các vùng đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thống nhất, thì vật ngang giá chung được “gắn một cách vững chắc với một số loại hàng hóa đặc thù, khi đó xuất hiện hình thái thứ tư:
5
Trang 104.4. Hình thái tiền tệ
Lao động sản xuất phát triển, năng suất lao động nâng cao nên yêu cầu có một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung thống nhất để đáp ứng được sự phát triển của xã hội và lưu thông hàng hóa Ở đây, giá trị của tất cả mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò tiền tệ
Lúc đầu, có nhiều loại hàng hóa đóng vai trò tiền tệ như lông cừu, vỏ sò… và
“những dân du mục là những người đầu tiên phát triển hình thái tiền” Nhưng dần dần vai trò tiền tệ được chuyển sang các kim loại quý (tiền kim loại) như đồng rồi bạc và cuối cùng là ở vàng
Khi hai vật ngang giá, ví dụ, bạc và vàng, đồng thời làm chức năng vật ngang giá thì chế độ tiền tệ được gọi là chế độ song bản vị Khi chỉ còn một vật ngang giá là vàng độc chiếm vai trò tiền tệ thì chế độ tiền tệ được gọi là chế độ bản vị vàng
5 Biểu hiện của giá trị lao động trong nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày nay (cũng như hầu hết các nền kinh tế hiện đại ngày nay) là một nền kinh tế chịu sự chi phối của cả bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình tức là có sự phối hợp điều tiết giữa cơ chế thị trường và các kế hoạch của chính phủ để nền kinh tế vận hành một cách có hiệu quả nhất Cơ chế thị trường là cơ chế vận động mà hệ thống quy luật trung tâm là giá trị Các quy luật khác nhau như quy luật cung cầu, quy luật giá cả, cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ chỉ là những biểu hiện của giá trị Giá trị còn là cơ sở để chính phủ điều tiết nền kinh tế thông qua thuế, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ… Tất cả những công cụ, phương tiện quy luật trên chính là cách thức biểu hiện của hoạt động và vận dụng giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
II Vận dụng học thuyết giá trị - lao động vào thực tiễn Việt Nam
Bất cứ một chương trình phát triển kinh tế xã hội nào của một nước, một địa phương hay một doanh nghiệp thì sự thành hay bại thường xuất phát từ một số yếu tố
cơ bản như vốn, công nghệ và lao động trong các yếu tố quan trọng này, việc phát triển kinh tế - xã hội đó chính là nhân tố con người Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có đội ngũ lao động kĩ thuật với chất lượng và số lượng ngày càng cao Vì vậy, bài tiểu luận này sẽ tập trung vào hướng khai thác học thuyết giá trị - lao động vào thực tiễn phân công lao động ở Việt Nam hiện nay
1 Xu hướng vận động của nguồn lao động
1.1 Nguồn lao động sống
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đang chuyển sang sự phân công xã hội mới, với đặc trưng dựa hẳn vào công nghệ trí tuệ, mà người ta gọi là nguồn văn minh trí tuệ Sự thay đổi về chất của lao động, đang chuyển dần từ lao động giản đơn sang lao động phức tạp, lao động chất xám, lao động trí tuệ, lao động trực tiếp được thay sang thành lao động gián tiếp, lao động điều khiển, tự động hoá Tỷ trọng lao động các ngành kinh tế dịch vụ chiếm ưu thế trong tổng lao động xã hội
6