1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) lý luận về giá trị lao động của karl marx và sự vận dụng vào thực tiễn ở việt nam hiện nay

21 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Luận Về Giá Trị - Lao Động Của Karl Marx Và Sự Vận Dụng Vào Thực Tiễn Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Lê Hoàng Mai
Người hướng dẫn TS. Dương Đức Đại
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,99 MB

Nội dung

Chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa, trong đó lao động được công nhận, tôn trọng và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nướ

Trang 1

Hà Nội, tháng 06/2023

MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG CỦA KARL MARX

VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện: Lê Hoàng Mai

MSSV: 2111210070

Lớp tín chỉ: TRI115(GD2-HK2-2223).1

Giảng viên hướng dẫn: TS Dương Đức Đại

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 2

-*** -Đề tài: Lý luận về giá trị - lao động của Karl Marx và sự vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

Chương I: Lý luận về giá trị - lao động của Karl Marx 2

1.1 Lực lượng sản xuất 2

1.2 Hàng hóa - Sức lao động 2

1.2.1 Điều kiện cần thiết để sức lao động trở thành hàng hóa 2

1.2.2 Giá trị và giá trị sử dụng 3

1.3 Giá trị thặng dư 3

1.4 Ý nghĩa của học thuyết giá trị - lao động của Karl Marx 4

Chương II: Vận dụng giá trị - lao động của Karl Marx vào thực tiễn tại Việt Nam hiện nay 6

2.1 Sự vận dụng giá trị - lao động của Karl Marx vào tiền lương cho người lao động ở Việt Nam hiện nay 6

2.1.1 Thực trạng chính sách tiền lương ở Việt Nam 6

2.1.2 Đề xuất giải pháp cải thiện, hoàn thiện chính sách tiền lương ở Việt Nam 8

2.2 Liên hệ thị trường hàng hoá sức lao động tại Việt Nam hiện nay 9

2.2.1 Thực trạng thị trường hàng hoá sức lạo động tại Việt Nam hiện nay 9

2.2.2 Liên hệ với vấn đề hàng hoá sức lao động tại Việt Nam hiện nay 10

2.2.3 Đề xuất các giải pháp để cải thiện thị trường hàng hoá sức lao động của Việt Nam 12

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong lịch sử triết học xã hội, Karl Marx đã để lại một di sản vô cùng quan trọng

về lý luận về giá trị và lao động Những ý tưởng của ông không chỉ có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực triết học mà còn lan rộng vào các lĩnh vực xã hội, kinh tế và chính trị Hiện nay, Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, đã chọn áp dụng một số nguyên tắc

lý luận của Karl Marx vào thực tiễn để định hướng phát triển kinh tế và xã hội Marx đã xây dựng một lý thuyết đặc biệt về giá trị và lao động, theo đó, giá trị của một hàng hóa không phải là một khái niệm tĩnh, mà được xác định bởi lượng lao động

xã hội trung bình cần thiết để sản xuất nó Ông cho rằng, lao động là nguồn gốc của mọi giá trị và tài sản, và lợi nhuận của một xã hội nên được chia sẻ công bằng giữa tất cả các thành viên trong xã hội

Ở Việt Nam, những nguyên tắc lý luận của Karl Marx đã được áp dụng một cách đồng bộ và linh hoạt vào quá trình phát triển kinh tế và xã hội Chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa, trong đó lao động được công nhận, tôn trọng và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước Việt Nam hiện nay đã xây dựng một hệ thống kinh tế có sự tham gia chủ đạo của Nhà nước, song song với việc thúc đẩy tư nhân và đầu tư nước ngoài Qua việc tổ chức sản xuất, các nguyên tắc lý luận của Karl Marx về lao động và giá trị đã được áp dụng vào việc quản lý và phân phối nguồn lực, nhằm đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trong quá trình phát triển kinh tế

Trang 4

NỘI DUNG Chương I: Lý luận về giá trị - lao động của Karl Marx

1.1 Lực lượng sản xuất

Để hiểu học thuyết giá trị lao động của Marx theo nghĩa rộng thì phải nắm được

sự hình thành một số quan điểm tương ứng của ông Việc phân tích khía cạnh biện chứng của cách hiểu duy vật về lịch sử cho thấy, ở Marx đã có sự mở rộng khái niệm lực lượng sản xuất Nếu chỉ thoáng nhìn lực lượng sản xuất bao gồm sức lao động và tư liệu sản xuất, song xem xét kỹ lại cho thấy, các chức năng của lực lượng sản xuất có thể (và đã) được thực hiện bởi các yếu tố khác của xã hội, mà theo ý kinh điển của chủ nghĩa Marx, gồm 4 cấu trúc gắn kết với nhau theo chức năng: nhu cầu (NƯỚC) > lực lượng sản xuất (LLSX) > quan hệ sản xuất (QHSX) > thượng tầng chính trị (TTCT)>các hình thái ý thức xã hội (HTKTXH) Nói riêng, LLSX gián tiếp bao gồm cả các quan hệ tổ chức sản xuất (ví như hợp tác), quan hệ sở hữu (khi nó phù hợp với LLSX), Nhà nước (khi chính sách của nó thúc đẩy sự phát triển LLSX), khoa học, và các nhu cầu nảy sinh Theo đó, đại lượng giá trị hàng hóa được xác định bởi thời gian lao động cần thiết

để sản xuất ra hàng hóa Đến lượt mình, thời gian lao động đó lại được xác định bởi năng suất lao động; năng suất lao động lại được quyết định bởi trình độ khéo léo trung bình của công nhân, mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và hiệu suất của

tư liệu sản xuất, và các điều kiện thiên nhiên Do vậy, cùng với sự tăng hoặc giảm của năng suất lao động thì cũng tăng hoặc giảm số lượng hàng hóa được sản xuất trong thời gian lao động

1.2 Hàng hóa - Sức lao động

Sức lao động là khả năng lao động của con người, bao gồm toàn bộ thể lực (sức khỏe, thể hình, sức bền…), trí lực (tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, ), tâm lực (đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức, kỷ luật lao động, ) của con người, có thể được sử dụng để tiến hành quá trình lao động sản xuất

1.2.1 Điều kiện cần thiết để sức lao động trở thành hàng hóa

Người có sức lao động được tự do về thân thể: Một hàng hóa muốn đem ra bán, trước hết người bán phải có quyền sở hữu đối với hàng hóa ấy Người có sức lao động muốn đem nó đi bán sức lao động phải có quyền sở hữu sức lao động đó Vì vậy, việc bán sức lao động có thể thực hiện được, những việc bán này chỉ có thể trong một thời gian nhất định còn không sẽ mất đi quyền tự do

Người lao động không có tư liệu sản xuất :Sức lao động và tư liệu sản xuất là 2 yếu tố cơ bản của LLSX Nhưng khi người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất thì buộc họ phải bán sức lao động của mình như hàng hóa để đổi lấy nhu cầu cho bản

Trang 5

thân.Từ đó ta thấy chỉ trong chủ nghĩa tư bản thì hai điều kiện này mới xuất hiện đầy đủ

và phổ biến nên chỉ dưới chủ nghĩa tư bản, lao động mới là hàng hóa

1.2.2 Giá trị và giá trị sử dụng

Giá trị của hàng hóa – sức lao động do lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất

và tái sản xuất ra nó quyết định Bao gồm những bộ phận hợp thành:

Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao động của bản thân người lao động

Chi phí đào tạo người lao động ở một trình độ nhất định

Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để nuôi sống con cái người lao động.Giá trị sử dụng của hàng hóa - sức lao động là công dụng của sức lao động, là tính hữu ích thể hiện ở chỗ có thể thỏa mãn nhu cầu của người mua là sử dụng vào quá trình lao động Điều đó có nghĩa là, quá trình người mua tiêu dùng hàng hóa - sức lao động đồng thời cũng là quá trình sản xuất ra hàng hóa Trong quá trình sản xuất, người lao động sử dụng tư liệu sản xuất của nhà tư bản để tạo ra hàng hóa cho nhà tư bản.Từ đó xuất hiện sự chênh lệch của giá trị sức lao động và giá trị do sức lao động tạo

ra Sự chênh lệch này chính là nguồn gốc của GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

1.3 Giá trị thặng dư

*Khái niệm

Giá trị thặng dư (m): là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do người công nhân tạo ra và bị tư bản chiếm không

*Quá trình sản xuất giá trị thặng dư

Đặc điểm sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa:

Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản

Sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của chủ tư bản

Sản xuất giá trị thặng dư:

Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là quá trình sản xuất ra giá trị vượt khỏi điểm

mà tại đó đã tạo ra một lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động Vừa là quá trình lao động, vừa là quá trình tạo ra và làm tăng giá trị

Nguồn gốc: người công nhân tạo ra trong lĩnh vực sản xuất Lưu thông là điều kiện cần thiết và là phương tiện thực hiện giá trị thặng dư

Cụ thể, người công nhân sử dụng tư liệu sản xuất để tiến hành lao động Dưới góc

độ sản xuất, lao động của anh ta có tính 2 mặt:

Lao động cụ thể: Thay đổi hình thái ban đầu của nguyên liệu, đưa nguyên vẹn tư liệu sản xuất vào trong sản phẩm

Lao động trừu tượng: Tạo ra một lượng giá trị mới bao gồm: một bộ phận bằng với sức lao động (v) và một bộ phận mới tăng thêm (m)

Trang 6

m không sinh ra trong lưu thông: Quá trình H > H’, quá trình này là quá trình từ tư liệu sản xuất chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm

m không nằm ngoài lưu thông: m là phần giá trị dôi ra của T’ so với T Muốn T chuyển thành IT’ thì bắt buộc phải có quá trình lưu thông

- Tư bản bất biến (c): Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất, mà giá trị của nó được bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm

- Tư bản khả biến (v): Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên, tức là biến đổi về số lượng trong quá trình sản xuất

Vạch rõ nguồn gốc duy nhất của giá trị thặng dư là do lao động không công của công nhân tạo ra

Tư bản bất biến tùy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, quyết định năng suất lao động của công nhân.□ Công thức tính giá trị hàng hóa: GTHH (W) = c + v + m

1.4 Ý nghĩa của học thuyết giá trị - lao động của Karl Marx

Thứ nhất, đối với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nếu cả lao động được tích lũy (tư bản) cũng tham gia vào việc tạo ra giá trị (chứ nó không chỉ giản đơn mang giá trị phần hao mòn vô hình của người công nhân trong quá trình sản xuất hàng hóa mới được tạo ra), thì rõ ràng tồn tại “phần lợi nhuận hợp pháp” có nguồn gốc từ lao động sống tự thân, từ hoạt động của sức công nhân, mà tư liệu sản xuất thuộc về nhà tư bản

Về lý thuyết, rất phức tạp để xác định “phần hợp pháp” đó Điều đó cũng cho thấy vẻ bề ngoài của tư bản sẽ không thể hiện ra sự bóc lột giá trị thặng dư Đối với người công nhân, họ được tư bản trả tiền lương – thứ mà họ cảm tưởng là toàn bộ thành quả do sức lao động họ làm ra, những nhà tư bản có quyền định đoạt hoàn toàn sản phẩm của họ, trong đó có cả sản phẩm thặng dư Xác định được “phần hợp pháp” đó lại có ý nghĩa then chốt giúp Nhà nước mới có thể thực hiện sự điều tiết hạn mức lợi nhuận Ngoài ra còn hướng tới việc chống lại chính sách tự do kinh tế mà trên thực tế chỉ kích thích sự hỗn loạn của sở hữu tư nhân

Trang 7

chính trị 100% (2)

14

KTCT - On thi KTCTKinh tế

chính trị 100% (2)

16

Ôn tập Kinh tế Chính trị cuối kì

Kinh tế

chính trị 100% (2)

18

Bài tập ktct mac lenin - hay lắm nhaKinh tế

chính trị 100% (1)

9

Tiểu luận KTCT - Tiểu luận Kinh tế chính tr…Kinh tế

chính trị 100% (1)

11

Trang 8

Thứ hai, sự tồn tại của sản phẩm thặng dư và giá trị thặng dư đối với Marx là không thể tranh cãi, hay Marx thẳng thắn thừa nhận sự tồn tại của chúng Nếu những suy ngẫm

về giá trị thặng dư là đúng, thì ngoài lao động sống là nguồn gốc của giá trị thặng dư, còn phải kể thêm các phương tiện sử dụng trong quá trình sản xuất ra nó Như vậy, không phải toàn bộ giá trị thặng dư đều thuộc về người chủ sở hữu phương tiện sản xuất Một phần của nó, dưới dạng thuế khoán, sẽ được chi dung để thỏa mãn nhu cầu chung của xã hội Một phần nữa, dành để trả cho những yếu tố có thể coi là nguồn bổ sung thêm cho giá trị tạo ra (như lợi tức từ những khoản vay ngân hàng) Phần nữa buộc phải dành để mở rộng sản xuất Một phần dành cho quỹ bảo hiểm hay dự trữ Một phần chi phí cho quản lý sản xuất, nếu nhà tư bản không trực tiếp là doanh nhân, đây là phần trả cho lao động quản lý phức tạp

Chức năng của tiền tệ

Kinh tếchính trị 100% (1)

2

Trang 9

Chương II: Vận dụng giá trị - lao động của Karl Marx vào thực tiễn tại Việt Nam hiện nay

2.1 Sự vận dụng giá trị - lao động của Karl Marx vào tiền lương cho người lao động ở Việt Nam hiện nay

2.1.1 Thực trạng chính sách tiền lương ở Việt Nam

vụ Chính phủ đã xác định lộ trình thực hiện việc xây dựng hệ thống vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, phấn đấu đến năm 2015, 50% cơ quan hành chính Nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

tách dần tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành chính Nhà nước (HCNN) và khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công; chính sách tiền lương với chính sách bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội Đó là bước ngoặt rất quan trọng cải cách tiền lương trong điều kiện mới theo định hướng thị trường

chú ý gắn cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) với cải cách hành chính và xây dựng nền công vụ, tinh giảm biên chế khu vực HCNN, phát triển khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công theo nhu cầu phát triển của xã hội Tuy phải tiến hành dần từng bước nhưng là hướng đi đúng đắn Một số ý kiến cho rằng cần tiếp tục cắt giảm 40% cán bộ công chức hiện nay để có nguồn bổ sung cho cải cách tiền lương, nếu không cải cách tiền lương khó thành công

tiếp tục đổi mới cơ chế tiền lương, mở rộng và làm rõ trách nhiệm, quyền

tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập trong việc xếp lương, trả lương gắn với chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công theo tinh thần xã hội hóa Đây cũng là định hướng rất quan trọng trong cải cách và trong cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương CBCCVC

*Những mặt hạn chế còn tồn đọng

duy trì quá lâu một chính sách tiền lương thấp đối với CBCCVC Các lần cải cách vừa qua luôn bị chi phối tuyệt đối bởi khả năng của ngân sách Nhà nước

Trang 10

(NSNN), do đó, Nhà nước đã thực hiện một chính sách tiền lương quá thấp đối với CBCCVC và gắn chặt với tiền lương tối thiểu chung vốn rất thấp (chỉ đáp ứng 65% - 70% nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao động) Hơn nữa, chính sách tiền lương thấp này đã lại ngày càng thấp xa so với khu vực sản xuất kinh doanh, chưa bảo đảm cho CBCCVC sống chủ yếu bằng tiền lương Đó là một bất cập, nghịch lý và mâu thuẫn lớn trong nền kinh tế hiện nay Theo kết quả điều tra của Công đoàn Viên chức Việt Nam, tiền lương cứng của CBCCVC khá thấp, phần lớn là hưởng lương ở mức cán sự

và chuyên viên, chiếm khoảng 73% (cán sự chiếm 32% và chuyên viên 41%), còn ở mức chuyên viên chính là 24% và chuyên viên cao cấp là 3%

quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa cũng chưa hợp lý, nhất

là hệ số trung bình quá thấp trong quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa nên không cải thiện được đời sống và khuyến khích được CBCCVC có hệ số lương thấp; tiền lương trả cho CBCCVC được quy định bằng hệ số được tính trên cơ sở tiền lương tối thiểu chung; tiền lương chưa được trả đúng với vị trí làm việc, chức danh và hiệu quả công tác, chất lượng cung cấp dịch vụ công Theo Bộ Nội vụ, giai đoạn 2016 – 2020

đã thực hiện mở rộng quan hệ mức lương tối thiểu - trung bình - tối đa từ mức 1 - 2,34

đã tạo “đất sống” cho tham nhũng, tiêu cực ngày càng nhức nhối trong xã hội Việt Nam

tiền lương Nhà nước quy định trả cho CBCCVC mặc dù còn rất thấp, nhưng tổng quỹ lương và trợ cấp do NSNN bảo đảm lại chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi NSNN, cho nên buộc phải “gọt chân cho vừa giày” Đó là một trong những nút thắt khó gỡ nhất trong cải cách chính sách tiền lương đối với CBCCVC vừa qua Theo Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính), hiện nay mức độ đảm bảo từ NSNN cho trả lương và các khoản có tính chất lương là khá cao và liên tục tăng nhanh Cụ thể, năm 2011, lương, phụ cấp nước chiếm 51% chi thường xuyên của NSNN, đạt gần 9,6% GDP Trong khi năm 2010, con số này chỉ là 6,7% GDP Ngoài ra, 21 ngành được hưởng

ở 16 loại phụ cấp ưu đãi khác nhau đang có xu hướng mở rộng hơn, khiến NSNN dành cho lương tối thiểu ngày càng bị mỏng đi

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w